NGUYÊN THỊ PHƯƠNG THẢO
DE TÀI
HOP DONG DỊCH VỤ PHÁT SONG QUANG CAO THEO PHAP LUAT VIET NAM VA THUC TIEN QUA
PHƯƠNG TIEN TRUYEN HÌNH
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội — 2018
Trang 2NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐÈ TÀI
HOP DONG DỊCH VỤ PHAT SÓNG QUANG CAO THEO PHAP LUAT VIET NAM VA THUC TIEN QUA
PHƯƠNG TIEN TRUYEN HÌNH
LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng Dân sự
Mã số: 24UD03045
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Huệ
Hà Nội - 2018
Trang 3riêng tdi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực cua Luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 4QC Quang caoTM Thương mại
BC Báo chí
HDDV | Hợp đồng dịch vu
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT
PHAN MO DAU sascmaiccninmananianninmanmannnunn mans 1
Chương 1: MOT SO VAN DE LY LUẬN VE HOP DONG DICH VU PHAT SONG QUANG CÁO o- 5 5° 5 s55 SE se csesscsesee 7
1.1 Khai niệm, đặc điểm của hợp đồng dịch vụ - 2 2+2+c++c++xezzszrssred 7 1.11 Khải niệm hop đồng ;/17/0 7E 7 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng ;/7/01⁄7PEREREREEREREREE 8 1.2 Khai niệm, đặc điểm của hợp đồng dich vu phát sóng quảng cáo 9 1.2.1 Khái niệm hop đồng dịch vụ phát sóng quảng CáO c- c©c+ce+escertexered 9 1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo :- 55s: 13 1.3 Phan loại hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo - 2s s+cz+secx2 15 1.3.1 Dựa vào mục đích thực hiện hop dong dich vu phát sóng quảng cáo trên /n12/7:,/7/PERRERERREEREERERERR 16 1.3.2 Dựa vào chủ thể sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình L7 1.3.3 Dựa vào các hình thức quảng cáo trên truyén hình -. :- 2 2+5 ©se‡ 17 1.4 _ Khái lược quy định pháp luật về hợp đồng dich vụ phát sóng quảng cáo 18 1.4.1 Pháp luật một SỐ qHỐC gÌA 52- 52-5 SE‡SE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrie 19
1.4.2 Phap luGit Viet NOM naốố.ố.ốố.ố 21
KET LUẬN CHUONG I - 5-5 s ssessesessesesses 22 Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIET NAM VE HOP DONG DỊCH VỤ PHÁT SONG QUANG CAO) <5 s5 %9 09 39 0 5900905 9s 23
2.1 _ Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng dịch vụ phát
SONG QUANG CÁO G Q9 TH và 23
2.1.1 Chủ thể của hợp đông dịch vụ phát sóng quảng COO s- 25s: 23 2.1.2 Nội dung của hop đồng dich vụ phát sóng quảng cáo -. : s-cs©cecs¿ ZT 2.1.3 Hình thức của hợp dong dich vu phát sóng quảng cáo 5-55: 49
Trang 6JU¡i309)0072):1 50v 55 56
2.2.1 3.1.2 nnwnnn n e.< 56 2.2.2 Một số hạn chế can khắc Jz/1/ 58 KET LUẬN CHƯNG 2 5- 5£ se <sess£sessesesesesses 60 Chương 3: THỰC TIEN THUC HIEN HOP DONG PHÁT SONG QUANG CÁO QUA PHƯƠNG TIEN TRUYEN HÌNH VA MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN
THIEN PHÁP LLUẬ T -.2- 2 <2 se se se =sessesees 61
3.1 Thue tiễn thực hiện hợp đồng dich vu phát sóng quảng cáo qua phương tiện truyền hình «s21 E9 x9 1211215115112111111211211111111111111111 1.11111111110111 61 3.1.1 Một số hợp đồng dich vụ phát sóng quảng cáo trong thực tỄ - 61 3.1.2 Đánh giá thực tiễn xác lap và thực hiện hợp đồng ẨIÊNH cc S1 x 63 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dich vụ phát sóng quảng
CAO ( ©ộŠẻ dd cndiirt 68
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 5-55 ©teSE‡+EeSESEEEEEEEEEEEErkrrrrsrrred 68 3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dung pháp luật -+©-s+ce+c+cscsa 73 KET LUẬN CHƯNG 43 - 5-5 <sesssessesessesesses 75
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gan đây, nền kinh tế - xã hội toàn cầu đang có nhiều chuyên biến, trong đó có sự dịch chuyên đáng ké trong cơ cấu nền kinh tế đã gây ra những ảnh hưởng, định hướng nhất định đối với các ngành kinh tế cụ thể Tại Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt ra chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2016 -2020 đưa tỉ trọng công nghiệp va dich vụ đạt 85% tong sản phẩm quốc nội (viết tắt GDP)' Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và các thành tựu của cuộc cách mạng này đã góp phần
làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực truyền hình Trong bối cảnh đó, dịch vụ truyền hình có thể xem là một loại hình dịch vụ đa dang, thú vi, được sử
dụng rộng rãi trên thực tế và có lượt tiếp cận vô cùng không lồ Như một lẽ tất yếu của quy luật cung — cầu, khi các đơn vị truyền hình ngày càng phát triển và tạo được thói quen sinh hoạt, giải trí gắn liền với chiếc TV, thì nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc được quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm, dịch vụ của mình trên phương tiện này ngày càng mạnh mẽ.
Như một công cụ pháp lý hữu hiệu, quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu và lợi ích khác nhau của tô chức, cá nhân trong xã hội về dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình, thi HDDV phat sóng quảng cáo được hình thành và ứng dụng rộng rãi Trong mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ với bên sử dụng dịch vụ thì HDDV phát sóng quảng cáo chính là cầu nối, là cơ sở pháp lý xác lập sự thỏa thuận một cách hợp pháp nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên.
Có thé nhận định, phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình là một loại hình dịch vụ không còn mới mẻ trên thị trường truyền thông, quảng bá, tuy nhiên khoa học pháp lý hiện nay chưa ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ phát sóng quảng cáo và HDDV phát sóng quảng cáo, quy định pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng
dịch vụ phát sóng quảng cáo bộc lộ nhiều điểm bất cap, học viên quyết định lựa
' Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam,
http://dangcongsan vn/xay-dung-dang/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-368870.html, ngày truy cập 15/5/2018.
Trang 82 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thé khang định hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào ở trong nước nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo qua phương tiện truyền hình Đa phần các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này chủ yếu tiếp cận đến ngành dịch vụ, hợp đồng dịch vụ hoặc đi sâu vào nghiên cứu một số loại hợp đồng dịch vụ cụ thé, như:
- Cuốn sách “Luật Dân sự Việt Nam lược giải — các hợp đồng dân sự thông dụng” của TS Nguyễn Mạnh Bách xuất bản năm 1997 có nội dung phân tích 13 hợp đồng dân sự thông dụng được quy định trong BLDS 1995, riêng về HĐDV, tác giả đã nghiên cứu và phân tích dưới quan điểm phân biệt HDDV với các hợp đồng có đối tượng là công việc khác.
- Cuốn sách “Bình luận về hợp đồng thông dụng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện xuất bản năm 2001 có nội dung tập trung nghiên cứu toàn điện về các hợp đồng dân sự thông dung, riêng đối với HDDV, tác giả đã thé hiện những quan điểm rõ nét và sâu sắc về khái niệm, phân biệt với các hợp đồng khác, giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, cham dứt hợp đồng.
- Cuốn sách “Phát triển ngành dịch vụ: Xu hướng và kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Mạnh Hùng xuất bản năm 2010 với nội dung chủ yếu phân tích xu hướng phát triển và kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển ngành dịch vụ Đặc biệt, tác phẩm đã chỉ ra hướng phát triển của dịch vụ trong tương lai khi dịch vụ tiệm cận gần đến các hình thức của hàng hóa vật chất, tức địch vụ có thé lưu trữ được dưới một dạng nhất định, từ đó chứng minh dich vụ là một hàng hóa đặc biệt, phố biến trên thị trường của nên kinh tế sản xuất hàng hóa.
- Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS Trần Thị Huệ đồng chủ biên xuất bản năm 2017: tại công trình nghiên cứu đồ sộ này, tập thể tac giả đã thé hiện quan điểm nghiên cứu băng phương thức phân tích làm rõ nội dung của từng điều luật, từ đó bình luận các
nội dung tích cực và phù hợp với thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy định của
BLDS 2015; phát hiện những nội dung còn hạn chế, chồng chéo, trùng lập, thiếu khuyết từ đó có định hướng hoàn thiện.
Trang 9quy định pháp luật về HDDV, thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp dé luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng này, đặc biệt trong bối cảnh BLDS 2015 có hiệu lực kế từ ngày 1/1/2017 thay thé cho BLDS 2005 nhưng các quy định của BLDS mới kế thừa gần như toàn bộ, trọn vẹn và không có sự sửa đổi đột phá về nội dung so với BLDS cũ.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình
ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Dung có nội dung tập trung nghiên cứu về pháp luật địch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình, trong đó chủ yếu đánh giá về các quy định pháp luật trên cơ sở soi chiếu với thực tiễn của thị trường quảng cáo truyền hình hiện nay.
Bên cạnh các sách, công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết tạp chí như “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ” của tác giả Kiều Thị Thùy Linh, Đèo Thị Thủy đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2017 phân tích các nội dung để xác định khái niệm của hợp đồng dịch vụ, từ đó đưa ra một số kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về hợp đồng dịch vụ phù hợp với bản chất này: bài viết “Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật Dau giá tài sản” của Nguyễn Thị Thu Hong đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề Thi hành Luật Đấu giá tài sản năm 2017 có nội dung phân tích về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản và chủ thê ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trên cơ sở các lý luận gốc về HDDV và các quy định về HDDV tại BLDS 2015.
Hau hết các công trình này không tập trung phân tích chuyên sâu về mang HĐDV phát sóng quảng cáo Bên cạnh đó, do Bộ luật Dân sự 2015 vừa có hiệu lực thi hành nên hau hết các công trình nghiên cứu có nội dung được xây dựng trên nền các quy định của BLDS 2005 Do đó, việc bổ sung các yếu tố cập nhật trong nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ nói chung và xây dựng công trình nghiên cứu riêng về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình là hết sức cần thiết 3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề
lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật của Bộ luật
Trang 10đề này Bên cạnh đó, tác giả chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật các nước, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thé dé bổ sung, sửa đổi các quy định còn bat cập trong Bộ luật Dân sự hiện nay.
3.2 Đối twong nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Quang cáo 2012 về hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ về phat sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình nói riêng, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó thông qua các bản án, số liệu được công bố của các cơ quan, tổ chức và một số quy định pháp luật của quốc tế dé rút ra các kết luận nghiên cứu.
3.3 Pham vi nghién cứu
Như đã dé cập, với sự bùng nỗ của thi trường truyền thông, quảng cáo, dich vụ quảng cáo có nhiều biến thé và hình thức thé hiện khác nhau mà trên thực tiễn học viên khó có thé nghiên cứu và đánh giá toàn diện Không ké đến các quảng cáo
truyền thống như tờ rơi, biển hiệu, đăng báo, v.v., chỉ tính riêng về hình thức quảng
cáo được phát sóng thì đã có phát sóng quảng cáo trên hệ thống phát thanh và phát sóng quảng cáo trên hạ tầng truyền hình Trên cơ sở thực tiễn công tác tại cơ quan truyền hình, học viên tập trung nghiên cứu và xây dựng đề tài theo hướng tiếp cận các HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình, bởi lẽ phát sóng quảng cáo trên truyền hình là phương thức truyền thông có những ưu điểm lớn mà không một phương tiện thông tin đại chúng nào có được như sức lan tỏa rộng lớn, tỷ lệ sở hữu
ít nhất một chiếc TV tại các hộ gia đình ở Việt Nam là 83%, đáp ứng việc sở hữu
các tính chất thu hút cơ bản là âm thanh, màu sắc và hình ảnh chuyền động.
Trong khuôn khô Luận văn này, học viên sẽ tập trung nghiên cứu các van dé lý luận liên quan đến HDDV nói chung, HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình nói riêng; phân tích các quy định pháp luật về HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình và đưa ra các nhận xét, đánh giá và giải pháp hoàn thiện HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình trên cơ sở thực tiễn Trong đó, mặc dù tiếp cận đầy
? Hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam — VietnamTAM (2016), Khán giả dành bao
nhiêu thời gian dé xem truyện hình?, http://vietnamtam.vn/bao-cao-phan-tich/item/162-khan-gia-danh-bao-nhieu-thoi-gian-de-xem-truyen-hinh, ngày truy cập 04/6/2018.
Trang 11liên quan trực tiếp đến thực tiễn của hoạt động quảng cáo trên truyền hình hơn so
với các nội dung về hình thức, hiệu lực hay chấm dứt hợp đồng, bên cạnh đó nếu
tập trung phân tích cả các vấn đề này sẽ không thể đáp ứng yêu cầu giới hạn về dung lượng của công trình nghiên cứu.
Vẻ mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về HDDV phát sóng quảng cáo theo các quy định hiện hành, phân tích và bình luận thực tiễn thiết lập và thực hiện HDDV phat sóng quảng cáo thông qua các hop dong thực tế trong khoảng thời gian gần đây, các quảng cáo thực tế trên truyền hình tại thời điểm này.
Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về HD DV nói chung, HD DV phat sóng quảng cáo trên truyền hình
nói riêng, do đó các quy phạm pháp luật, các vụ việc thực tiễn là trên phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới sự kết hợp của nhiều phương pháp Ngoài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác — Lê Nin, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp chứng minh, phương pháp so sánh, phương pháp tong hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp dự báo khoa học dé làm sáng tỏ các van dé cần được nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu Cụ thé:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của Luận văn để thực hiện mục đích của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của Luận văn, và tập trung chủ yếu sử dụng ở Chương 2 nhằm so sánh các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Quảng cáo 2012 với quy định của pháp luật quốc tế.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng hầu hết các chương của luận văn, nhằm đưa ra các dẫn chứng (quy định, tài liệu, số liệu, vụ việc thực tiễn ) dé làm rõ các vẫn đề nghiên cứu ở từng Chương.
- Phương pháp tổng hợp được sử dung chủ yếu trong việc rút ra các kết luận nghiên cứu.
Trang 12phat sóng quảng cáo dé từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Quảng cáo 2012.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu một cách có hệ thống một số van đề lý luận về hợp đồng dich vụ nói chung, hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên phương tiện truyền hình nói riêng.
- Có sự so sánh, đối chiếu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với Bộ luật Dân sự năm 2005 dé tìm ra những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo.
- Đánh giá những điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Quảng cáo 2012 về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo theo hai tiêu chí: thực tiễn áp dụng các quy định tại Việt Nam và so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật quốc tế.
- Thông qua việc đánh giá những điểm bat cập của pháp luật hiện hành về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo từ đó đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về loại hình hợp đồng này.
6 Bố cục của Luận văn
Luận văn ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 03 Chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về hợp đồng dich vụ phát sóng quảng cáo Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện hợp đồng phát sóng quảng cáo qua phương tiện truyền hình và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trang 131.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dich vu 1.1.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ
Trong cơ cấu của nền kinh tế quốc gia, dịch vụ thường được xem là hoạt động kinh tẾ - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông — lâm — ngư nghiệp, công nghiệp — xây dựng co bản Với vai trò thúc đây các ngành sản xuất vật chất phát triển, tạo sự chuyên dịch trong cơ cau nền kinh tế, dịch vụ được hiểu là hoạt động của con người nhằm thực hiện công việc nhất định đáp ứng các nhu cầu của chủ thể trong xã hội Hoạt động dịch vụ là chuỗi các hành vi mang tính chuyên môn của con người, có thé được hỗ trợ bởi máy móc, khoa học kỹ thuật với mục tiêu tiên quyết là thực hiện một công việc theo nhu cầu của người sử dụng dịch vụ C Mác cho rằng : "Dịch vụ là con đẻ của nên kinh té sản xuất hàng hóa, khi mà kinh té hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suối, trôi chảy, liên tục dé thoả man nhu can ngày càng cao đó của con người thì dich vụ ngày càng
phát triển"` Như vậy, nguồn gốc ra đời của dich vụ là nền kinh tế sản xuất hàng
hóa và giữa sự phát triển kinh tế hàng hóa với sự phát triển dịch vụ có quan hệ tương hỗ, mật thiết.
Hợp đồng dịch vụ (HDDV) là thuật ngữ khái quát có nhiều ý nghĩa bao ham Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thé xem xét HDDV dưới góc độ là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và cũng có thê thuật ngữ dé chỉ các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cung ứng, sử dụng dịch vụ Dưới góc độ quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, HDDV mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật dân sự với các yếu t6 cầu thành là chủ thé, khách thé và nội dung, cụ thé:
- Chủ thé của HPDV bao gôm: bên cung ứng dich vụ và bên sử dung dich vu Bên cung ứng dịch vụ là các cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu luật định, thực hiện các công việc theo từng mảng chuyên môn phù hợp với năng lực, kinhnghiệm, điêu kiện của mình Bên sử dụng dịch vụ là cá nhân, tô chức có nhu câu
3 Cao Minh Nghia (201 1), “Tổng quan lý thuyết về ngành kinh tế dịch vụ - Phần 1”,
https://tinyurl.com/hids-hochiminhcity-gov-vn, ngày truy cập 04/6/2018.
Trang 14— sử dụng dich vụ là sự thỏa thuận trên tinh thần thống nhất ý chí, sự bình đăng về
địa vị pháp lý.
- Khách thể của HĐDV là các lợi ích mà chủ thé hướng đến trong quá trình cung ung dịch vụ Lợi ích mà bên sử dụng dịch vụ hướng đến là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính mình hoặc cho người thứ ba Lợi ích mà bên cung ứng dịch vụ hướng đến chủ yếu là tiền dịch vụ Ngoài ra, bên cung ứng dịch vụ còn hướng đến các lợi ích về thương hiệu, uy tín hoặc sự hài lòng của khách hàng v.v.
- Nội dung của HĐDV là sự thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Nội dung của HDDV là sự thống nhất ý chí các bên về những yếu tố pháp lý cơ bản tạo nền tang cho quá trình thực hiện hợp đồng như đối tượng hợp đồng, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ, tiêu chuẩn của kết quả công việc, các trường hợp chấm dứt hợp đồng v.v.
Trên cơ sở các phân tích trên, có thé định nghĩa HPDV là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc nhất định theo yêu cẩu của bên sử đụng dịch vụ để đem lại lợi ich cho bên sử dụng dịch vụ và bên sứ dung dich vụ có nghĩa vu tra tiền theo khuôn khổ các quy định chi tiết tại hợp dong hoặc theo quy định của pháp luật.
Dưới góc độ pháp luật điều chỉnh, HDDV là tổng hợp các quy phạm pháp luật bao gồm các quy định chung dành cho mọi hợp đồng dân sự, quy định riêng dành cho HDDV và các quy định chuyên ngành điều chỉnh từng dịch vụ cụ thé trong quá trình cung ứng, sử dụng dịch vụ.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ
Bên cạnh các đặc điểm chung như một hợp đồng dân sự thông dụng, HDDV còn mang các đặc điểm riêng biệt nhất định do chính các đặc tính của dịch vụ, cụ thé như sau:
- HPDV là hợp đông ưng thuận: Dựa trên góc độ tiêu chí thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì có thé xác định HDDV là hợp đồng ưng thuận Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ phát sinh ngay sau
Trang 15- HĐDV có tính chất dén bù: Dựa trên tiêu chí có đi có lại về lợi ích vật chat, hợp đồng dân sự thường được phân loại thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù Với tính chất của dich vụ là một dang hàng hóa đặc biệt trao đôi trên thị trường nên HDDV phản ánh rõ nét tính chất đền bù, theo đó, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ để chủ thể này thực hiện công việc theo thỏa thuận Do đó, vi phạm nghĩa vụ trả tiền là căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lý của bên sử dụng dịch vụ hoặc là căn cứ dé bên cung ứng dịch vụ chấm dứt hợp đồng.
- HDDV là hợp dong song vụ: Dưới góc độ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng thì hợp đồng dân sự được chia thành hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ Hợp đồng song vu là “hop đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ Hay nói cách khác, mỗi bên chủ thé của hop đông song vụ là người vừa
z A ` z ~ A 904
có quyên vừa có nghĩa vụ dan sự Theo cách phân loại này, HDDV mang đặc điểm của hợp đồng song vu, trong đó, bên cung ứng dich vụ có các nghĩa vụ chính
như thực hiện công việc cụ thé do các bên thỏa thuận va ghi nhận tại hợp đồng,
chuyên giao kết quả thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ hoặc cho người thứ ba; bên sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ nhất định tương ứng, như nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết theo yêu cầu và thống nhất giữa các bên; nghĩa vụ tiếp nhận kết quả bàn giao và nghĩa vụ trả tiền dịch vụ v.v Do đó, việc một bên vi phạm nghĩa vụ cũng là cơ sở dé bên kia có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc chấm dứt hợp đồng.
1.2 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dịch vụ phat sóng quảng cáo 1.2.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo
Trong thời đại bùng nồ thông tin truyền thông, quảng cáo là một trong những phương thức ấn tượng và hiệu quả để truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp, phục vụ mục đích quảng bá kinh doanh thông qua việc tạo ấn tượng, gây tò mò và các phương thức so sánh khác để thuyết phục khách hàng Có nhiều phương thức, phương tiện truyền thông khác nhau dé thực hiện quảng cáo, từ các
* Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam — tập II, Nxb Công An Nhân Dân,
Hà Nội, tr.120.
Trang 16phương thức truyền thống như quảng cáo trên báo giấy, tờ rơi, biển hiệu; đến các phương thức tân tiến hơn như quảng cáo trên hệ phát thanh, truyền hình truyền thống, website, các ứng dụng trên điện thoại v.v Các hoạt động quảng cáo này nhìn chung được thực hiện trên cơ sở các HDDV quảng cáo, riêng chỉ có các hoạt động quảng cáo được phát trên các sóng tần số truyền hình thì mới được điều chỉnh bởi các HDDV phát sóng quảng cáo.
Khái niệm HDDV phat sóng quảng cáo là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, cần được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau Theo phương diện khách quan, có thé tiếp cận HDDV phát sóng quảng cáo dưới góc độ là các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành liên quan đến lĩnh vực cung ứng, sử dụng dịch vụ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyền các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau Theo phương diện chủ quan, có thé xem HĐDV phat sóng quảng cáo là một quan hệ xã hội về giao dich dân sự thông dụng mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau về dịch vụ phát sóng quảng cáo cụ thê nham đi đến thỏa thuận dé cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định.
Dưới góc độ là một quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, HĐDV phát sóng quảng cáo cũng được nghiên cứu trên cơ sở ba yêu tố cơ bản cấu thành quan hệ pháp luật là chủ thể, khách thé và nội dung Các yếu tố này được thê hiện như
(i) Chủ thé của HDDV phát sóng quảng cáo gôm có bên cung ứng dịch vu phái sóng quảng cáo và bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo.
Bên cung ứng là các cơ quan, tô chức được thành lập theo quy định của pháp luật và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền, có lĩnh vực hoạt động đáp ứng điều kiện, yêu cầu để thực hiện việc phát sóng quảng cáo trên hạ tầng truyền hình Còn bên sử dụng dich vụ là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng bá hình ảnh, thông tin sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình nhăm thúc đây hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả thông qua việc phát sóng quảng cáo của bên cung ứng dịch vụ Quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ được thiết lập trên cơ sở bình đăng, tự nguyện và không bị lừa dối giữa các bên trong quá trình đàm phán và đi đến thống nhất các điều khoản chỉ tiết trong văn bản hợp đồng Như vậy, dưới góc độ là một quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, HDDV phát sóng quảng cáo
Trang 17luôn có sự tham gia của bên cung ứng dịch vu phat sóng quảng cáo và bên sử dungdịch vụ phát sóng quảng cáo.
(ii) Khách thé của HĐDV phát sóng quảng cáo là các lợi ích mà mỗi bên hướng đến trong quá trình cung ứng dịch vụ phát sóng quảng cáo.
Lợi ích mà hoạt động phát sóng quảng cáo mang lại cho bên sử dụng dịch vụ có thé là các lợi ích về tinh thần, như khang định thương hiệu, truyền thông các thông điệp của cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan Tuy nhiên mục tiêu chính yếu mà bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo hướng đến là việc truyền thông, quảng bá đến rộng khắp khán, thính giả về các sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó tạo thói quen mua sắm, sử dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ này, tạo sự khác biệt đối với các sản phâm khác tương tự trên thị trường Trong khi đó, lợi ích mà hoạt động phát sóng quảng cáo mang lại cho bên cung ứng dịch vụ chủ yếu là lợi ích về kinh tế, phát sinh từ việc thu tiền dich vụ phát sóng quảng cáo sau khi bù trừ các chi phí về hạ tầng truyền dẫn phát sóng, chi phí về nhân công và các chi phí có liên quan khác Tuy nhiên cũng tồn tại không ít các các HDDV phát sóng quảng cáo không vì mục đích lợi nhuận, theo đó, bên cung ứng dịch vụ không hướng đến lợi ích là lợi nhuận mà hướng đến lợi ích tỉnh thần, xã hội.
(iii) Nội dung của HĐDV phát sóng quảng cáo là sự thỏa thuận về quyên và nghĩa vụ của môi bên.
Tương tự HDDV, nội dung của HDDV phát sóng quảng cáo là tong hợp các điều khoản mà các chủ thé tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thé liên quan đến quá trình thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo Các nội dung này được khái quát thành các
A Ầ A 5van dé cu thé sau”:
- Đối tượng HPDV phát sóng quảng cdo: Đỗi tượng của HDDV phat sóng quảng cáo là hoạt động dịch vụ phát sóng quảng cáo Đây là công việc đích mà các bên hướng đến nhằm đạt được lợi ích của mình, do đó, điều khoản ghi nhận đối tượng của HDDV phát sóng quảng cáo cần được quy định khái quát nhưng đảm bao tính cụ thể, rõ rang Chỉ khi HDDV phát sóng quảng cáo xác định rõ đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng mới được thực hiện một cách nhất quán và thuận tiện.
° Kiéu Thi Thuy Linh (2017), Hop đông dịch vu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành —
Một số van đề ly luận và thực tiên, tr.22.
Trang 18- SỐ lượng, chất lượng: Mặc dù không phải là hợp đồng trong các lĩnh vực mua bán, gia công, vận chuyên, v.v nhưng HDDV phát sóng quảng cáo là một trong những loại hình hợp đồng cần được xác định rõ về số lượng và chất lượng Bởi lẽ quy định này là hình thức thé hiện và ghi nhận quyên, ý chí của bên sử dụng dịch vụ về việc phát sóng quảng cáo một cách chỉ tiết về số lượng, chất lượng; đồng thời cũng là cơ sở dé bên cung ứng dịch vụ sắp xếp khung chương trình, thực hiện việc phát sóng quảng cáo theo đúng mong muốn của bên kia đã được quy định tại hợp đồng Đồng thời, số lượng và chất lượng của dịch vụ phát sóng quảng cáo là một trong những yếu tô thiết yếu quyết định giá trị hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và bên thực hiện dịch vụ: Tại văn bản HDDV phát song cụ thé, các bên có thể quy định quyền và nghĩa vụ theo các hình thức thé hiện khác nhau, tuy nhiên cần đảm bao tinh cụ thé và khúc chiết Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ phát sóng quảng cáo, mong muốn và kì vọng của bên sử dụng dịch vụ, khả năng của bên cung ứng dịch vụ, các điều kiện, quy trình về kiểm duyệt, biên tập khác theo quy định của pháp luật, theo quy định riêng của bên cung ứng dịch vụ hoặc theo thỏathuận của các bên.
- Truong hop cham ditt hop dong dich vu: Tuong tu cac HDDV khac, HDDV phát sóng quảng cáo có thé được cham dứt theo các căn cứ quy định trong hợp đồng (hết thời hạn hợp đồng, các bên thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc đơn phương cham dứt hợp đồng) hoặc hủy bỏ hợp đồng Thông thường, các bên sẽ không áp dụng quy định của pháp luật về hủy bỏ hợp đồng đối với HDDV phát sóng quảng cáo bởi hậu quả pháp lý là các bên sẽ phải trao trả lại cho nhau những gi đã nhận Đối với dich vụ phát sóng quảng cáo nói riêng và với các dịch vụ khác nói chung, thì việc trao trả lại cho nhau những gì đã nhận là khó thực hiện Bên cung ứng dịch vụ đã phải thực hiện một chuỗi các công việc nghiệp vụ dé thực hiện được công việc đích (phát sóng quảng cáo), do đó nếu xảy ra trường hợp hủy bỏ hợp đồng, bên sử dụng dịch vụ sẽ phải hoàn trả lại bằng một khoản tiền tương ứng với công sức, hao phí khác dé thực hiện chuỗi các công việc đó Hủy bỏ hợp đồng chỉ thường được áp dụng đối với các hợp đồng đã giao kết và đã có hiệu lực nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng chưa bắt đầu.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp hợp đông xảy ra: Các bên trong HDDV phát sóng quảng cáo có thé thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp
Trang 19trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn Thông thường, các bên sẽ tiễn hành thương lượng, hòa giải khi xảy ra tranh chấp Trong trường hợp các bên không hòa giải được hoặc không được hòa giải thì có thể giải quyết băng các cơ chế tài phán khác bao gồm khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thắm quyền hoặc khởi kiện ra Trọng tài thương mại.
Từ các phân tích nêu trên, có thé nhận định: HDDV phát sóng quảng cáo là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc phát sóng quảng cáo yêu cẩu của bên sử dụng dịch vụ dé dem lại lợi ích cho bên sử dung dich vu va bên sử dung dịch vụ có nghĩa vu trả tiền quảng cáo theo khuôn khổ các quy định chỉ tiết tại hợp dong hoặc theo quy định của pháp luật.
Các quy định của pháp luật điều chỉnh các van đề liên quan đến cung ứng, sử dụng dich vu phát sóng quảng cáo (bao gồm quá trình xác lập, thực hiện, cham ditt quyền và nghĩa vụ giữa các bên) do Nhà nước ban hành, có tính áp dụng bắt buộc hoặc định hướng, tham khảo đối với các cá nhân, tổ chức của quan hệ pháp luật cung ứng, sử dụng dịch vụ này Các quy định của pháp luật về dịch vụ phát sóng quảng cáo bao gôm:
(i) Thứ nhất, các nguyên tắc chung về hợp đồng dân sự HDDV phat sóng quảng cáo có đối tượng là dich vụ phát sóng quảng cáo — một công việc phải thực hiện, do đó HDDV này cũng phải chịu sự điều chỉnh của các nguyên tac chung về hợp đồng dân sự.
(11) Thứ hai, các quy phạm pháp luật được quy định tại Chương XVI, Mục 9, từ Điều 513 đến Điều 521 về HDDV với tư cách là một loại hợp đồng dân sự thông dụng.
(iii) Thứ ba, các quy phạm pháp luật nằm trong các luật chuyên ngành riêng điều chỉnh về dich vụ phát sóng quảng cáo, cụ thé là dich vụ phát sóng quảng cáo trên hạ tầng truyền hình cần tuân thủ các quy định của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Luật Quang cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012, Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016 va các văn bản hướng dan thi hành Các luật riêng này chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình.
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo
Trang 20La một loại hình cụ thé của HDDV, HDDV phát sóng quảng cáo cũng có một sô đặc điêm như sau:
- HĐDV phát sóng quảng cáo có đối tượng là công việc phải thực hiện: Công việc cụ thể ở đây là việc phát sóng quảng cáo của bên sử dụng dịch vụ lên kênh sóng truyền hình của bên cung ứng dịch vụ So với các công việc phi dịch vụ và các công việc là dịch vụ khác, thì công việc phát sóng quảng cáo có một số điểm đặc trưng như sau:
Thứ nhất, dịch vụ phát sóng quảng cáo là công việc được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các chủ thể có tính chất nghề nghiệp đặc thù theo giấy phép hoạt động của họ Không phải mọi chủ thé đều có thé cung ứng dich vụ phat sóng quảng cáo Dé được cung cấp dịch vu phat sóng quảng cáo, chủ thể đó cần đáp ứng nhiều điều kiện quan trọng khác nhau như điều kiện về hạ tầng truyền dẫn phát sóng, điều kiện về giấy phép kênh chương trình truyền hình, điêu kiện về thời lượng quảng cáo môi ngày, v.v.
Thứ hai, thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo là nghĩa vụ cơ bản của bên cung ứng dịch vụ sau khi HĐDV phát sóng quảng cáo được ký kết và có hiệu lực.
Thứ ba, việc bên cung ứng không thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo là một trường hợp vi phạm nghiêm trọng HDDV, khiến cho bên sử dụng dịch vụ không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
- HPDV có tinh chất dén bù: Trên cơ sở cách hiéu tinh chất đền bù trong quan hệ hợp đồng là việc nhận lợi ích vật chất từ bên kia và thanh toán lại băng một số tiền hoặc một tài sản do các bên thỏa thuận, có thé khăng định HDDV phat sóng quảng cáo là hợp đồng có đền bù Khoản tiền mà bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo phải trả cho bên cung ứng dịch vụ là khoản đền bù về việc được phát sóng quảng cáo (dưới hình thức tùy thỏa thuận) trên các kênh truyền hình của bên sử dụng dịch vụ.
- HDDV phát sóng quảng cáo là hợp đông song vụ: Mỗi bên trong quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ quảng cáo đều có quyền và nghĩa vụ với nhau trong quá trình giao kết và thực hiện HDDV phat sóng quảng cáo Trong hợp đồng này, bên sử dụng dịch vụ có quyền được phát sóng quảng cáo trên kênh sóng của bên cung ứng dịch vụ theo nội dung, phương thức do hai bên quy định cụ thể tại hợp đồng; đồng thời bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ phát sóng quảng
Trang 21cáo cho bên cung ứng Bên cung ứng có quyền được nhận phí dịch vụ phát sóng quảng cáo và có nghĩa vụ phát sóng quảng cáo của doanh nghiệp theo đúng nội dung thỏa thuận Ngoài ra, tính song vụ còn thể hiện ở góc độ nếu một trong hai bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì đó là cơ sở để bên kia hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng.
- HPDV phát sóng quảng cáo là hop đông ưng thuận: Tại thời điềm các bên trong quan hệ HDDV phát sóng quảng cáo tiễn hành thủ tục giao kết hợp đồng bang việc hoàn thiện thủ tục ký kết vào văn bản hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên đã phát sinh Lúc này, bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc phát sóng quảng cáo, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ gửi lịch phát sóng, gửi các tài liệu chứng minh chất lượng sản phẩm quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh các đặc điểm chung nêu trên, HDDV phát sóng quảng cáo còn mang đặc điểm riêng đó là HDDV phát sóng quảng cáo gắn lién với sự phát triển của thị trường truyền thông, truyền hình HDDV phat sóng quảng cáo ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của dịch vụ quảng cáo và hạ tầng kỹ thuật truyền hình Bên cạnh nguồn gốc hình thành, sự phát triển của thị trường truyền thông, truyền hình còn chi phối trực tiếp đến nội dung của HDDV phát sóng quảng cáo Theo đó, khi thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu quảng cáo ngày càng đa dạng và có nhiều biến thé, thì nội dung của HDDV phát sóng quảng cáo cũng trở nên đa dang hơn, như bên cạnh các quảng cáo TVC truyền thống, truyền hình còn tôn tại các quảng cáo “nhanh” như pop-up, logo, v.v Hơn nữa, sự biến động của thị trường cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện HDDV phát sóng quảng cáo Cụ thé, khi thị trường truyền thông, truyền hình truyền thống dan mắt đi vị thế độc tôn và lượng khán giả do sự phát triển của internet và các dịch vụ xem phim theo yêu cầu, thì kéo theo việc thực hiện HDDV phát sóng quảng cáo cũng gặp nhiều trở ngại như bên sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải tăng thêm các khung giờ quảng cáo hoặc giảm giá trị hợp đồng Nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu đã thực hiện các chính sách cắt giảm quảng cáo trên truyền hình, điều này cũng chi phối không nhỏ đến việc cung ứng dịch vụ phát sóng quảng cáo của các bên cung ứng.
1.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo
Trang 22Trong khoa học pháp ly, phân loại hợp đồng nhằm tìm ra các đặc điểm chung của một số hợp đồng nhất định và trên cơ sở các đặc điểm chung này, nhà làm luật xây dựng các cơ chế điều chỉnh luật riêng biệt phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng HDDV phát sóng quảng cáo có thé được phân loại theo những căn cứ khác nhau Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung phân loại HDDV phat sóng quảng cáo dựa vào một số căn cứ cụ thé sau:
1.3.1 Dựa vào mục đích thực hiện hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình
Mục đích thực hiện HDDV phat sóng quảng cáo là lợi ích cụ thể mà mỗi bên hướng đến trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng Căn cứ vào mục đích thực hiện, HDDV phát sóng quảng cáo có thé phân thành HDDV phát sóng quảng cáo có mục đích lợi nhuận và HĐDV phát sóng quảng cáo không có mục đích lợi nhuận Cách phân loại này nhăm hướng đến chỉ ra sự khác biệt về bản chất giữa hai nhóm đối tượng HDDV phát sóng quảng cáo nêu trên.
- HDDV phát sóng quảng cáo có mục dich lợi nhuận:
Dưới góc độ kinh tế học, lợi nhuận “/a phần tài sản mà nhà dau tu nhận thêm nhờ dau tu sau khi đã trừ di các chỉ phí liên quan đến dau tư đó, bao gom cả
chi phí cơ hội; là phan chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí” Dưới góc
độ pháp lý, lợi nhuận là “khoản thang du phat sinh trong qua trình kinh doanh cua doanh nghiệp và thuộc đối tượng bị đánh thuế, trích lập để lại doanh nghiệp và phân chia cho người góp vốn”” Trên cơ sở đó, có thé hiểu mục đích lợi nhuận ma các bên hướng đến trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng là khoản tiền hoặc các tài sản khác tăng thêm do việc phát sóng quảng cáo mang lại Đối với bên cung ứng dịch vụ, mục đích lợi nhuận thê hiện rõ băng việc được nhận khoản tiền dịch vụ phát sóng quảng cáo Đối với bên sử dụng dịch vụ, mục đích lợi nhuận thê
hiện băng việc quảng cáo, truyền thông một cách rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ của
mình để thu hút nhu cầu mua sắm, sử dụng của khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho chính mình.
- HDDV phát sóng quảng cáo không có mục dich lợi nhuận:
5 https://vi wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3i_nhu%E1%BA%ADn, ngày truy cập 30/5/2018.
7 Vũ Thị Tuyết Nhung (2014), Những van dé pháp lý về huy động, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận trongcông ty cô 2 phan, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.25.
Trang 23Không phải toàn bộ quảng cáo đều nhằm mục đích thu hút khách hàng mua
săm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ sinh lợi, mà thực tế tồn tại không ít quảng cáo
mang tính tuyên truyền, xây dựng ý thức và thói quen tích cực thông qua các sản
phẩm, dịch vụ không nhằm mục đích sinh lợi, ví dụ như các quảng cáo về dịch vụ
cấp nước sạch kèm thông điệp tiết kiệm nước, dịch vụ thu gom rác thải và phân loại rác thải, dịch vụ cấp điện kèm thông điệp tiết kiệm điện, v.v Vì vậy, khi bên sử dụng dịch vụ có nhu cầu được phát sóng các quảng cáo phi lợi nhuận này và bên cung ứng dịch vụ cũng đồng thời không thực hiện thu tiền dịch vụ hoặc chỉ thu tiền dịch vụ đáp ứng các chi phí cần thiết không nhằm mục đích sinh lời thi hợp đồng đó là HDDV phát sóng quảng cáo không có mục dich lợi nhuận.
1.3.2 Dựa vào chủ thể sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình Bên cung ứng dịch vu phát sóng quảng cáo luôn là một tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện khách quan, chủ quan có thê thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo Tuy nhiên, nhằm mục đích nhân mạnh về sự đa dạng của bên sử dụng dịch vụ, quyền của cá nhân, pháp nhân tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ với vai trò là bên sử dụng dịch vụ, đồng thời tạo tiền đề làm rõ sự khác biệt của hai nhóm chủ thể này, bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
- HPDV phát sóng quảng cáo có chủ thé sử dung dich vụ là cá nhân:
Một cá nhân có thể tham gia giao kết và thực hiện các HĐDV phát sóng
quảng cáo khi cá nhân đó có các sản phẩm, dịch vụ do chính mình tạo nên và có
nhu cầu cần được phát sóng quảng cáo hoặc khi cá nhân đó được ủy quyền thực hiện ký kết các HDDV phat sóng quảng cáo thì HDDV phát sóng quảng cáo chủ thé sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo là cá nhân.
- HPDV phát sóng quảng cáo có chủ thể sử dụng dich vụ là pháp nhân: Da phan các HDDV phat sóng quảng cáo đều có bên sử dung dịch vụ là pháp nhân Các pháp nhân này được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cụ thể, các quảng cáo mà chủ thể này mong muốn phát sóng có nội dung đề cập đến các sản phẩm, dịch vụ của chính các chủ thể này Bên cạnh các pháp nhân trực tiếp sản xuất đó, bên sử dung dich vụ phat sóng quảng cáo còn có thé là các doanh nghiệp trung gian chuyên nghiệp trong việc thực hiện các khâu kết nối giữa bên có nhu cầu quảng cáo và bên thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo.
1.3.3 Dựa vào các hình thức quảng cáo trên truyền hình
Trang 24Dựa trên tiêu chí hình thức của quảng cáo, có thể chia HĐDV phát sóng quảng cáo thành một số loại cơ bản sau:
HDDV phát sóng quảng cáo TVC quảng cáo: TVC quảng cáo là hình thức quảng cáo khá cơ bản và quen thuộc đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay Bằng việc truyền tải thông tin chứa thông điệp quảng cáo thông qua một đoạn phim ngắn giúp người xem dé dàng nam bắt các thông tin và ghi nhớ thông tin về sản phẩm thông qua âm thanh và hình ảnh Đây được xem là HDDV phát sóng quảng cáo phố biến nhất trong thị trường quảng cáo hiện nay.
HDDV phát sóng quảng cáo pop-up: Hình thức quảng cáo này được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và sử dụng bởi ưu điểm của hình thức quảng cáo này mang lại Pop-up quảng cáo được phát trực tiếp trong chương trình, không phản cảm và không gây gián đoạn chương trình Các chủ thé ký kết HDDV phát sóng quảng cáo pop-up này thường là các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan đến chương trình đang được phát sóng.
HDDV phát sóng quảng cáo logo: Day là hình thức quảng cáo dành riêng cho các doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu, bằng việc gắn các logo của doanh nghiệp vào góc màn hình, vật dụng lên chương trình (cốc, bàn, ghế, ô, xe, v.v.) khi chương trình được phát sóng.
Hình thức phân loại này nhằm hướng đến phản ánh thực tế giao kết hợp đồng của các bên trên cơ sở nhu cau trong quan hệ phát sóng quảng cáo trên truyền hình, đồng thời cũng là cách thé hiện tính da dạng của dich vụ này.
Bên cạnh các tiêu chí lớn nêu trên, HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình còn có thể được phân loại trên cơ sở phạm vi phát sóng quảng cáo, theo đó bao gồm HDDV phát sóng quảng cáo trên phạm vi toàn quốc và HDDV phát sóng quảng cáo trên phạm vi khu vực Tiêu chí này phụ thuộc vào nhu cầu quảng bá của bên sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ phát sóng quảng cáo của bên cung ứng dịch vụ, cụ thé là hạ tầng truyền dẫn phat sóng của bên cung ứng dịch vụ.
1.4 Khái lược quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo Hiện nay qua khảo sát của học viên, không có quốc gia nào có những quy định riêng về HĐDV phát sóng quảng cáo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Dưới góc độ luật định, các nhà
Trang 25làm luật chỉ dừng lại ở các quy định về HDDV và quy định về hoạt động quảng cáo trên truyền hình Do đó, dé trình bày khái lược quy định pháp luật về HDDV phat sóng quảng cáo trên truyền hình, học viên sẽ triển khai nghiên cứu theo hướng các quy định về HDDV nói chung và các quy định nổi bật về hoạt động quảng cáo trên truyền hình, từ đó có mang lại góc nhìn khái quát về HDDV phát sóng quảng cáo của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam.
1.4.1 Pháp luật một số quốc gia 1.4.1.1 Pháp luật Hoa Kỳ
Hoa Kỳ ghi nhận pháp luật về HDDV tại nhiều văn bản khác nhau như Bộ luật thương mại thống nhất (UCC), Công ước Viên, luật riêng của từng bang của Hoa Kỳ và các án lệ Nói cách khác, pháp luật Hoa Kỳ không có quy định chung dành cho HDDV thống nhất trên toàn lãnh thổ Đối với khái niệm dich vụ, pháp luật Hoa Kỳ tiếp cận với một góc độ rất rộng và đa dạng Điều này được thé hiện rõ nét tại định nghĩa dịch vụ được quy định tại Điểm B, tiểu mục 3, Điều 1, Chương 3 của
Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ là “các địch vụ bao gom bat ky dich vu
nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, trừ các dịch vu được cung cấp khi thi hành thẩm quyên của chính phi” Qua định nghĩa này cho thay phạm vi dịch vụ được xác định trong Hiệp định song phương giữa hai quốc gia rất rộng, chỉ loại trừ các dịch vụ mang quyền lực công Điều này cũng đồng nghĩa chứng minh, đối với Hoa Kỳ, dịch vụ là đối tượng hợp đồng được quan niệm rộng, đa dạng Pháp luật Hoa Kỳ có ghi nhận một số nghĩa vụ cơ bản của bên sử dụng dịch vụ với bên cung ứng dịch vụ Nghĩa vụ của bên sử dụng như “tiếp nhận kết quả dịch vụ cụ thể đã lựa chọn và trả
phi dich vu cho người thực hiện” Bên cung ứng thực hiện công việc phải tuân thủ
theo sự chỉ dẫn và giám sát của người thuê dịch vụ Về cơ bản, các nghĩa vụ của chủ thé HDDV cũng tương ứng với các quy định của một số quốc gia, trong đó có Việt
Dưới góc độ pháp luật quảng cáo, Hoa Kỳ có Quốc hội Hoa Kỳ và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) — cơ quan độc lập trong Chính phủ Hoa Kỳ chuyên
môn về những van đề truyền thông — ban hành một số đạo luật, quy tắc đối với việc
phát sóng quảng cáo trên truyền hình Có thé kế đến một số đạo luật, quy tắc nồi bật như đạo luật CALM (Commercial Advertisement Loudness Mitigation Act) ban
Š Kiều Thi Thùy Linh, tldd số 5, tr.50.
Trang 26hành ngày 30/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 13/12/2012” quy định về hạn mức âm lượng của các chương trình quảng cáo trên truyền hình Theo đó, các quảng cáo trên truyền hình có âm lượng không được vượt quá âm lượng của chương trình truyền hình đang phát sóng Bên cạnh đó, FCC còn ban hành nhiều quy tắc ứng xử khác trong lĩnh vực phát sóng quảng cáo trên truyền hình, như quy tắc về quảng cáo của các ứng cử viên chính tri (quy định các ứng cử viên phải được dam bảo thời lượng quảng cáo và các quyền lợi truyền thông khác công bằng với nhau trong khuôn khổ các quảng cáo tuyên truyền miễn phí do Nhà nước thực hiện; quy định về việc phải thông báo đầy đủ thông tin và làm rõ cho khán giả xem truyền hình về các quảng cáo do ứng cử viên chi trả thêm tiền dich vụ dé được phát sóng thêm), quảng cáo trong chương trình truyền hình của trẻ em (quy định không được sử dụng các người
dẫn chương trình của các chương trình trẻ em làm diễn viên tham gia đóng quảng
cáo; quy định về hạn mức thời gian quảng cáo đối với chương trình truyền hình dành cho trẻ em là 10,5 phút/giờ vào cuối tuần và 12 phút/giờ vào các ngày trong
tuần), quảng cáo trên truyền hình về rượu bia”, v.v.
1.4.1.2 Pháp luật Vương quốc Anh
HDDV trong pháp luật Anh được quy định trực tiếp trong Luật về cung cấp
hang hóa va dịch vụ năm 1982 (Supply of Goods and Service Act 1982)” Mục 12
của đạo luật này quy định về dich vụ theo phương pháp loại trừ, theo đó, HDDV là văn bản xác lập và ghi nhận quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này Điểm b, mục 3, Điều 12 quy định về “tính chất bắt buộc của tiền thù lao đối với việc cung ung dich vụ”, theo đó, pháp luật Anh cũng xác định HDDV có tinh chất đền bù Vì quy định theo cách thức loại trừ, Mục 12 cũng tập trung ghi nhận các quy định phân biệt giữa dich vụ có thé được vật chất hóa và không được vật chất hóa; phân biệt giữa HDDV với hợp đồng lao động, hợp đồng làm thuê.
Nếu như ở Hoa Kỳ có FCC thì ở Vương quốc Anh có CAP - Ủy ban về Quảng cáo và Ofcom — Cơ quan giám sát truyền thông Bộ luật Quang cáo của Anh có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/9/2010, trong đó quy định về phạm vi áp dụng rất rộng, nhưng không áp dụng đối với hình thức quảng đăng trên các phương tiện
? https://en.wikipedia.org/wiki/Television_advertisement#Popularity, ngày truy cập 02/6/2018.
© Tác giả tự dịch và tổng hợp tai tài liệu Gerald Hanks (2013), 7V Advertising Rules,
https://smallbusiness.chron.com/tv-advertising-rules-64245 html, ngày 08/4/2013, ngày truy cập 10/6/2018.
"" https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1982/29, ngày truy cập 10/6/2018.
Trang 27thông tin đại chúng như truyền hình và đài phát thanh Phần này được điều chỉnh bởi các quy tắc của Ofcom, trong đó quy định về phát sóng quảng cáo trên truyền hình được điều chỉnh bởi Bộ luật về lịch phát sóng quảng cáo trên truyền hình (Code on the scheduling of television advertising).
1.4.2 Pháp luật Việt Nam
Dưới góc độ HDDV, pháp luật Việt Nam đã có quy định về HDDV từ BLDS 1995 Theo đó, các quy định của BLDS 1995 tuy đã hết hiệu lực nhưng những quy định của bộ luật này được kế thừa gần như toàn bộ trong BLDS 2005 và BLDS 2015 Nội dung các quy định này sẽ được học viên nghiên cứu và phân tích tạiChương II của Luận văn này.
Dưới góc độ dịch vụ quảng cáo, pháp luật Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận hoạt động quảng cáo từ Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thé Việt Nam Tiếp đó, Bộ Văn hóa — Thông tin đã ban hành Thông tư số 37/VHTT-TT ngày 01/7/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 194/CP Hai văn bản này được xem là những văn bản pháp lý quan trọng cho hoạt động quảng cáo tại Việt Nam thời điểm đó, cho các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý cũng như cho các chủ thé tham gia vào quan hệ dich vụ phát sóng quảng cáo Ngày 16/11/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 đã thông qua Pháp lệnh Quảng cáo gồm 7 chương, 35 Điều, trong đó có dé cập cơ bản về hoạt động quảng cáo trên báo hình (truyền hình) dưới góc độ điều chỉnh nội dung, hình thức, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường, Pháp lệnh quảng cáo cũng trở nên lạc hậu với các quy định nhìn chung còn sơ khởi, do đó, ngày 21/6/2012, Luật Quảng cáo được ban hành với hệ thống các quy phạm pháp luật day đủ và chi tiết hơn quy định về các van dé của hoạt động quảng cáo, trong đó có tiếp cận dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình với nhiều định nghĩa, điều cắm và các quy định khung khác nhau.
Trang 28KET LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh thị trường truyền thông, truyền hình phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhu cầu thúc đây quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, thì dịch vụ phát sóng quảng cáo trở thành một dịch vụ mũi nhọn mà nhiều đơn vị truyền hình, truyền dẫn phát sóng lựa chọn để thúc đầy.
Dưới góc độ pháp lý, HDDV phat sóng quảng cáo là cơ sở và công cụ ghi nhận, thực hiện quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ này giữa các chủ thể trong xã hội Với Chương 1, Luận văn đã làm rõ các van dé lý luận về HDDV phát sóng quảng cáo bao gồm các khái niệm dịch vụ “là hoạt động thực hiện công việc nhất định dap ứng nhu cầu của con người, được thực hiện có tính chuyên môn hóa, có tô chức, là một loại hang hóa luôn gắn liền với thị trường, chịu sự chi phối của quy luật thị trường và luôn có tính chất đền bù”; đưa ra khái niệm HDDV là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc nhất định theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ dé dem lại lợi ich cho bên sử dung dịch vụ và bên sử dụng dịch vu có nghĩa vu trả tiền theo khuôn khô các quy định chi tiết tại hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật; HDDV phát sóng quảng cáo là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sửdụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc phát sóng quảng cáo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ dé đem lại lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền quảng cáo theo khuôn khổ các quy định chỉ tiết tại hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Từ việc xác định rõ định nghĩa về HDDV nói chung và HDDV phat sóng quảng cáo nói riêng, tác giả cũng đã tập trung phân tích các đặc điểm của HĐDV phát sóng quảng cáo, đó là (i) có đối tượng là công việc phải thực hiện, (ii) có tính chất đền bù, (iii) là hợp đồng song vụ va (iv) gắn liền với sự phát triển của thị trường truyền thông, truyền hình.
Trên cơ sở hiểu rõ bản chất của HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình, tác gia cũng đồng thời xây dựng các tiêu chí dé phân loại các HDDV này và khảo sát sơ lược quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam dé tạo góc nhìn đa chiều đối với vân đê nghiên cứu.
Trang 29Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE HỢP DONG DỊCH VỤ PHÁT SONG QUANG CÁO
2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp dong dịch vụ phát sóng quang cáo
Như đã phân tích dưới góc độ lý luận, HĐDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình vừa phải tuân thủ các quy định chung về hợp đồng dân sự, vừa được điều chỉnh riêng bởi các quy phạm về HDDV với tư cách là một hợp đồng dân sự thông dụng Trong khuôn khô luận văn này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình dưới góc hợp đồng dân sự thông dụng dé làm sáng tỏ tính chất riêng so với các hợp đồng dân sự khác; đồng thời phân tích và bình luận các quy phạm pháp luật chuyên ngành về phát sóng quảng cáo trên truyền hình nhằm xây dựng góc nhìn toàn diện và khác biệt về loại HDDV này so với các HDDV khác.
So với BLDS 2005, các quy định về HDDV tại BLDS 2015 gần như được kế thừa toàn bộ về tinh thần và nội dung quy định Khác biệt đáng kể nhất là việc thay đổi thuật ngữ “bên thué” thành “bên sử dung dich vụ” đề tương ứng với “bên cung ứng dịch vụ”, ngoài ra, các thay đối khác chỉ xoay quanh các cụm từ như “không vị pháp luật cấm” sửa thành “không vi phạm diéu cam của pháp luật", “nếu không có
thỏa thuận khác” sửa thành “trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. 2.1.1 Chủ thể của hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo
Tư cách chủ thể của cá nhân, pháp nhân khi tham gia HDDV phát sóng quảng cáo được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân, pháp nhân đó Năng lực chủ thé của cá nhân, pháp nhân tham gia quan hệ dịch vụ phát sóng quảng cáo bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Chiu thé có năng lực pháp luật dan sự, năng lực hành vi dan sự phù hop với giao dich dansự được xác lập”.
Trên tinh thần quy định tại khoản 1, Điều 16 và khoản 1 Điều 86 BLDS 2015, có thé hiểu năng lực pháp luật dân sự của chủ thé trong HDDV phát sóng quảng cáo là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự về dịch vụ phát sóng quảng cáo Năng lực pháp luật dân sự là điều kiện cân đâu tiên đê một chủ thê tham gia vào quá trình cung ứng, sử dụng dịch vụ
Trang 30phát sóng quảng cáo Nói cách khác, một chủ thể chỉ có quyền tham gia dịch vụ phát sóng quảng cáo khi được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gan liền với sự tồn tại của cá nhân, là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tỉnh thần, độ tuổi Moi chủ thé đều bình dang về năng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và chấm dứt khi pháp nhân đó không còn tôn tại Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của chủ thé trong HDDV phat sóng quảng cáo là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ dân sự mà đương sự có được theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh năng lực pháp luật thì năng lực hành vi dân sự là một bộ phận không thể thiếu, là điều kiện đủ cau thành nên năng lực chủ thé của đương sự trong quá trình tham gia vào quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo. Theo quy định tại Điều 19 “ndng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự" Nang lực hành vi dân sự của chủ thé trong HDDV phát sóng quảng cáo là khả năng của chủ thê được xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thê đó và bởi tính chất, yêu cầu của việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự Quá trình cung ứng, sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo là một quá trình bao gồm nhiều thủ tục, giai đoạn khác nhau, mà xét về tong thé là tương đối phức tạp Do đó, muốn tham gia một cách chủ động, hiệu quả vào quá trình này thì yêu cầu các chủ thé phải có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Vì vậy, một cá nhân chỉ
được coi là có năng lực hành vi dân sự khi cá nhân đó đã thành niên và không bi mat năng lực hành vi dân sự Đối với HDDV phát sóng quảng cáo, nếu một bên là pháp nhân thì người tham gia giao kết hợp đồng phải là cá nhân đại điện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của pháp nhân đó Cá nhân trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng phải thỏa mãn điều kiện về năng lực hành vi dân sự theo ghi nhận tại Điều ló, 20, 21, 22, 23, 24 BLDS 2015.
Pháp luật có các quy định cụ thê đối với bên cung ứng và bên sử dụng trong HDDV nói chung, HDDV phát sóng quảng cáo nói riêng Năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của các chủ thể này thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định trong nội dung hợp đồng, năng lực hành vi dân sự của bên cung ứng và bên sử dụng được hiểu như sau:
2.1.1.1 Bên sử dụng dich vụ phát sóng quảng cáo
Trang 31Khoản 5, Điều 2 Luật QC 2012 định nghĩa “Người quảng cáo là tô chức, cd nhân có yêu câu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vu của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó” Do đỗi tượng của quảng cáo có thé là hàng hóa, dịch vu sinh lời hoặc thông tin, dịch vụ không sinh lời (khoản 1, Điều 2) nên người quảng cáo có thê là thương nhân hoặc không phải thương nhân, là cá nhân hoặc là pháp nhân.
Tùy thuộc vào loại chủ thể, năng lực hành vi dân sự của bên sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau:
(i) Bên sử dụng dịch vụ là ca nhân:
Cá nhân tham gia vào HĐDV phát sóng quảng cáo với tư cách là bên sử dụng phải đáp ứng yêu cầu năng lực hành vi như chủ thê tham gia vào một giao dịch dân sự nói chung, quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo nóiriêng Do đó, năng lực hành vi dân sự của bên sử dụng được chia thành các trườnghợp:
- Trường hợp bên sử dụng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 BLDS 2015, cá nhân là người chưa thành niên không thuộc trường hợp mat năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền tham gia mọi giao dịch dân sự Cá nhân có năng lực hành vi dân sự có quyền tham gia vào các HDDV phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình.
- Trường hợp bên sử dụng có năng lực hành vi dân sự một phan: Trên cơ sở quy định tại Điều 20 BLDS 2015, cá nhân từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi không được tự mình tham gia HDDV phát sóng quảng cáo mà phải tham gia thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp HDDV đó phục vụ nhu cầu hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác Tuy nhiên, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có quyền giao kết HĐDV phát sóng quảng cáo, trừ trường hợp trực tiếp giao kết vào các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Trên cơ sở quy định tại Điều 24 BLDS 2015, cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được tham gia vào các HDDV phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như HDDV vận chuyên bằng xe buýt, DV viễn thông Các HDDV không phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì phải được người đại diện đồng ý Trong trường hợp này, có thê nhận thấy dịch vụ phát sóng quảng cáo không phải là dịch vụ phục vụ nhu cầu
Trang 32sinh hoạt hang ngày, do đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự muốn tham gia và quan hệ HDDV phát sóng quảng cáo cần có sự đồng ý của người đại diện.
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự: Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21, Điều 22
BLDS 2015, cá nhân không có năng lực hành vi dân sự hoặc mat nang luc hanh vi
dân su không được phép tự minh tham gia giao kết, thực hiện các HDDV (ii) Bên sử dung dich vụ là pháp nhân:
BLDS 2015 hiện chỉ quy định về hai loại chủ thê tham gia quan hệ dân sự là cá nhân và pháp nhân, loại bỏ quy định về tổ chức không có tư cách pháp nhân Trên thực tế quan hệ HDDV phát sóng quảng cáo, bên sử dụng dich vụ không phải là cá nhân thì sẽ là pháp nhân, và đây là trường hợp phổ biến nhất của loại hình HDDV nay Bởi lẽ, các tổ chức tham gia vào quan hệ cung ứng, sử dung dịch vụ phát sóng quảng cáo phải được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có cơ cau tổ chức rõ ràng, có tài sản độc lập và nhân danh chính mình tham gia các quan hệ sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo Pháp nhân dưới vai trò là bên sử dụng địch vụ phát sóng quảng cáo có thể là pháp nhân thuương mại hoặc pháp nhân phi thuương mại theo quy định tại Điều 75 và Điều 76 của BLDS 2015.
Pháp nhân tham gia vào HDDV phat sóng quảng cáo dé đạt được lợi ích truyền thông Tuy nhiên, do pháp nhân là một tô chức nên chủ thé trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng phải là cá nhân Cá nhân là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của pháp nhân Riêng đại điện theo ủy quyền phải tuân thủ theo các điều kiện pháp luật quy định dành cho loại đại điện này.
2.1.1.2 Bên cung ứng dịch vụ phát sóng quảng cáo
Bản thân dịch vụ đã là một loại công việc không phải cá nhân, tô chức nào cũng có thể thực hiện mà chủ thê đó phải đáp ứng các điều kiện nhất định liên quan đến dịch vụ mà mình cung ứng Tuy nhiên, dịch vụ phát sóng quảng cáo còn là một loại hình dịch vụ đặc biệt yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ có những điều kiện theo các quy định cụ thé dé được trở thành chủ thé cung ứng dich vụ phát sóng quảng cáo Nói cách khác, năng lực hành vi dân sự của bên cung ứng phải được xác định dưới góc độ sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thầm quyền.
Theo quy định tại Luật QC 2012, phát sóng quảng cáo trên truyền hình được hiểu là phương thức quảng cáo được thực hiện bởi cơ quan báo chí Đối tượng được
Trang 33thành lập co quan báo chi là các cơ quan của Dang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 1, Điều 14 Luật BC 2016) Khi đáp ứng các điều kiện và hoàn tất các thủ tục được quy định, một cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực truyền hình (báo hình) sẽ được cấp giấy phép hoạt động truyền hình (theo quy định tại Điều 18 Luật BC 2016 và Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT) Các cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được gọi là các đài phát thanh, truyền hình Bên cạnh các đài truyền hình, tồn tại số ít các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng có giấy phép hoạt động truyền hình, giấy phép sản xuất kênh truyền hình cũng có thể cung cấp dịch vụ phát sóng quảng cáo Chỉ những chủ thể có đầy đủ điều kiện về hạ tầng truyền dẫn phát sóng, điều kiện về giấy phép hoạt động truyền hình, giấy phép kênh truyền hình thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo Nói cách khác, chỉ những chủ thé (bao gồm các đài truyền hình và các doanh nghiệp) có ha tầng truyền dan và có kênh truyền hình riêng mới có thê thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo Các đài truyền hình bao gồm các đài truyền hình trung ương như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và các đài truyền hình ở 63 tỉnh thành của Việt Nam như Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Đài Phát thanh — Truyền hình Hà Nội, Dai Phát thanh — Truyền hình Da Nẵng, v.v Hiện nay, các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng có kênh truyền hình riêng để có thể cung cấp dịch vụ phát sóng quảng cáo chỉ bao gồm Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) và Công ty cô phần Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab).
2.1.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ phát sóng quảng cáo 2.1.2.1 Đối tượng của hợp đồng
Như đã dé cập và phân tích đưới góc độc lý luận, đối tượng của HDDV phat sóng quảng cáo là việc phát sóng quảng cáo trên hạ tầng truyền hình Công việc này cần đáp ứng các điều kiện chung nhất định của pháp luật dân sự về HĐDV, được quy định tại Điều 514 BLDS 2015.
(i) Công việc có thể thực hiện được:
Yêu cầu đầu tiên của một công việc bat ky là có thê thực hiện được trên thực
tế Khả năng thực hiện được hay không thé hiện dưới hình thức các hành vi cụ thé
Trang 34của con người dé lên kế hoạch, triển khai và hoàn thành công việc đó trên thực tế Công việc phát sóng quảng cáo có thể thực hiện được hay không cần xem xét dưới các góc độ, bao gồm: khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của bên cung ứng dịch vụ, các điều kiện khách quan như trình độ khoa học kỹ thuật tại thời điểm thực hiện việc phát sóng quảng cáo, điều kiện thời tiết, v.v Chang hạn, hiện nay các quảng cáo trên hệ thống website, ứng dụng của các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng) trở thành xu hướng bởi thói quen người dùng đang dần dịch chuyên từ truyền hình truyền thống sang hệ thống internet, app Quảng cáo trên hạ tầng internet, app có đặc điểm ưu việt đó là giới thiệu các quảng cáo gần nhất với nhu cầu gan đây của người dùng, chi cần người dùng thực hiện việc tìm kiém một sản pham nào đó trên internet, lập tức có nhiều quảng cáo về sản pham đó được giới thiệu ngay khi người dùng không tìm kiếm nữa (các banner nhỏ khi đang đọc báo online, các popup khi đang xem phim, v.v.) Tuy nhiên, nếu bên sử dụng dịch vụ đòi hỏi phát sóng các quảng cáo trên truyền hình theo tần suất và nội dung chọn lọc dựa trên nhu cầu gần đây của người dùng thì có thé xem là công việc không thể thực hiện được Bởi lẽ khán giả xem TV không thực hiện tương tác, tìm kiếm mà chỉ tiếp nhận đơn thuần, một chiều các chương trình trên TV đang phát sóng.
Qua phân tích trên cho thấy, việc phát sóng quảng cáo trên truyền hình chỉ trở thành đối tượng của HDDV phat sóng quảng cáo khi công việc này có thê thực hiện được trên thực tế Đây cũng là yêu cầu đầu tiên pháp luật dân sự đặt ra đối với công việc mà bên cung ứng dịch vụ thực hiện cho khách hàng.
(ii) Không vi phạm điều cắm của pháp luật:
Nếu điều kiện loại trừ đầu tiên của đối tượng HDDV phát sóng quảng cáo là những công việc không thực hiện được, thì điều kiện loại trừ thứ hai là những công việc không được thực hiện.
Điều 123 BLDS 2015 quy định “Điểu cẩm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thé thực hiện những hành vi nhất định”.
Những công việc không được thực hiện là những công việc đã bị pháp luật cấm, nói cách khác, các chủ thé có quyền thực hiện toàn bộ những công việc không thuộc những công việc, hành vi cam đã được luật hóa Trong lĩnh vực công việc phát sóng quảng cáo trên truyền hình, các trường hợp cắm bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cắm quảng cáo (Điều 7) và các hành vi bị cắm trong hoạt động quảng cáo (Điều 8 và khoản 3 Điều 22).
Trang 35- Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bi cấm quảng cáo Theo quy định này, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cam quảng cáo gồm hai nhóm, đó là (a) các hàng hóa, dịch vụ bi cam kinh doanh theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 7), và (b) các hàng hóa, dịch vu không bi pháp luật cấm kinh doanh, mua bán trên thị trường, nhưng lại bị cắm quảng cáo (khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Điều 7).
Các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm (a) được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bố sung tại Luật sửa đôi, bố sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư Theo đó, các nhóm hàng hóa, dịch vụ bị cam đầu tư kinh doanh bao gồm kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang da, nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Công ước Quốc tế về buôn bán các loại đông, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; kinh doanh pháo nô Như vậy, các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này vì mang tính chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, xã hội, sức khỏe cộng đồng và các van dé xã hội, môi trường khác nên không thé trở thành đối tượng của HDDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình.
Nhóm (b) đa phần bao gồm các hàng hóa, dịch vụ thuộc các nhóm ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014 hoặc các mặt hàng bị kiểm duyệt nghiêm ngặt vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, chăng hạn như thuốc lá, rượu
có nồng độ cao, các loại súng săn, vũ khí thể thao, sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tudi, thuốc kê đơn, v.v.
- Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo Căn cứ quy định tại Điều này, đối với hoạt động phát sóng quảng cáo trên truyền hình, pháp luật cấm các nhóm hành vi như sau:
(a) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cam tại Điều 7 (khoản 1
Diéu ổ): Theo đó, trên tinh thần danh mục các nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã được cam đích danh tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, hành vi quảng cáo các hàng hóa, dich vụ này được xem là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Trang 36(b) Quảng cáo làm xâm phạm tôn nghiêm dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội (khoản 2, 3, 4, 5, 6, l4 Diéu 8): Truyén hinh noi riéng va
các phương tiện quảng cáo khác nói chung đều có sức lan tỏa đặc biệt lớn, vi vậy nếu nội dung quảng cáo có đề cập một cách sai lệch, xúc phạm, ảnh hưởng đến tôn nghiêm dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ mang đến hậu quả vô cùng to lớn và khó lường Do đó, các quy định thuộc nhóm này đã quy định rõ các hành vi cam trong quảng cáo dé bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, xã hội, như: cắm các hành vi làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; cắm hành vi quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; gây anh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cam các quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật, v.v.
(c) Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự và quyên hình ảnh của cá nhân, tổ chức (khoản 7, 8 Diéu 8): Quyền cá nhân đối với hình ảnh, quyền cá nhân, tổ chức đối với uy tín, danh dự, nhân phâm là một trong những quyên nhân thân quan trọng nhất mà pháp luật Việt Nam luôn chủ trương đề cao và tạo các hành lang pháp lý để quản lý, bảo vệ Việc sử dụng quảng cáo dé xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tô chức, cá nhân thông qua các thông điệp có tính so sánh và hạ bệ, hoặc các quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết cá nhân một cách tùy tiện là những trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương này của pháp luật Do đó, các hành vi quy định tại khoản 7 va 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 là các hành vi bị cắm trong dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình nói riêng và hoạt động quảng cáo nói chung.
(d) Quang cáo vi phạm pháp luật cạnh tranh (khoản 9, 10, 11, 12): Bên cạnhcác quy định chuyên ngành tại Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019), Luật Quảng cáo 2012 cũng có những quy định cắm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nội dung quảng cáo được phat sóng Theo đó, cắm các hành vi không đúng hoặc gây nhằm lẫn về kha năng
kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa,
Trang 37dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dung sản phẩm, hàng hóa, dich vụ cùng loại của tô chức, cá nhân khác; quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, v.v.
(e) Quảng cáo vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ (khoản 13): Ngoài việc cắm các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật cạnh tranh, thì Luật Quang cáo 2012 cũng cắm các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, như quảng cáo sử dụng nhạc nên là một bản phối chưa được sự đồng ý của tác giả, sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn, v.v.
(g) Ep buộc cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn (khoản 15 Điêu 8): Trên tinh thần hoạt động phát sóng quảng cáo là một giao dịch dân sự, được thể hiện dưới hình thức HĐDV phát sóng quảng cáo trên truyền hình, nên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
không có sự tự nguyện của một bên và có sự ép buộc của bên còn lại sẽ khiến hợp
đồng này vô hiệu Dé nhẫn mạnh sự tự nguyện của các bên, khoản 15 Điều 8 Luật Quảng cáo đã cắm hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
- Bên cạnh các quy định cam trong hoạt động quảng cáo nói chung tại Điều 7 và Điều 8, hoạt động phát sóng quảng cáo trên truyền hình còn có quy định riêng về các điều cắm tại khoản 3 Điều 22 Theo đó, bên cung ứng dịch vụ không được phát sóng quảng cáo trong chương trình thời sự và chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, bởi lẽ đây đều là những chương trình mang tính chính sự, có ý nghĩa chính trị và dân tộc, do đó việc phát sóng quảng cáo sẽ không phù hợp với nội dung chương trình hoặc dễ gây hiểu nhằm cho công chúng về các sản phâm, hàng hóa, dịch vụ trong quảng cáo được phát sóng là các sản phâm, hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước khuyến khích sử dụng.
(iii) Không trai đạo đức xã hội
Điều 123 BLDS 2015 quy định “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng dong thừa nhận và tôn trọng” Việt Nam là quốc gia dé cao thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, do đó không ít các chuân mực ứng xử “bất thành văn” đã được luật hóa thành các quy phạm pháp luật nghĩa vụ bắt buộc (như cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái; con cháu có nghĩa vụ
Trang 38phụng dưỡng ông bà, cha mẹ ) hoặc các quy phạm pháp luật cắm thực hiện các hành vi nhất định (như dịch vụ mại dâm, dịch vụ in ấn, xuất bản văn hóa phẩm đôi trụy ) Tuy vậy, khả năng thay đổi, bắt kịp với những chuẩn mực, quy tắc xã hội đó là khó có thể thực hiện được đối với hệ thống pháp luật vốn dĩ cần được xây dựng và ban hành qua nhiều trình tự, thủ tục chặt chẽ Do đó, bên cạnh việc quy định đối tượng của HDDV phát sóng quảng cáo cần có thé thực hiện được, không vi phạm điều cắm của pháp luật, thì pháp luật về HDDV nói chung và HDDV phát sóng quảng cáo nói riêng cũng buộc đối tượng của hợp đồng không được trái với đạo đức xã hội, chăng hạn như các bên không được ký kết và thực hiện HDDV phát sóng quảng cáo sữa tam, trong đó có diễn viên ăn mặc phản cảm, thiếu vải.
Yêu cầu đối với đối trong HDDV phát sóng quảng cáo có ý nghĩa pháp lý to lớn Chính các yêu cầu do pháp luật đặt ra sẽ buộc các chủ thé khi giao kết hợp đồng không chỉ quan tâm việc đem lại lợi ích cho mình mà phải quan tâm đến sự ảnh hưởng của nó tới lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thê khác Do vậy, các yêu cầu này của pháp luật tạo nên hành lang pháp lý buộc bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo tuân thủ trong quá trình giao kết hợp đồng Hơn nữa, các quy định này cũng góp phần bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của xã hội trong quá trình cung ứng, sử dụng DV phát sóng quảng cáo trên truyền hình.
Liên quan đến các quy định của pháp luật về đối trong của HDDV phát sóng quảng cáo, người viết cho rằng cần bàn thêm về trách nhiệm pháp lý của các bên trong trường hợp HDDV phát sóng quảng cáo có nội dung quảng cáo vi phạm điều cam của pháp luật (như phân tích tại điểm (i) mục này) hoặc trai đạo đức xã hội (như phân tích tại điểm (ii) mục này) Theo đó, quảng cáo thuộc đối tượng của một HDDV phát sóng quảng cáo có nội dung vi phạm điều cắm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, như quảng cáo máy nghe nhạc sử dụng một đoạn nhạc chưa có sự đồng ý của tác giả, quảng cáo sữa tắm có diễn viên ăn mặc phản cảm, v.v hiện được pháp luật dân sự và pháp luật quảng cáo quy định rõ về trách nhiệm của mỗi bên Cụ thể, theo quy định tại điểm a, điểm c, khoản 2, Điều 12 và khoản 2, Điều 14 LỌC 2012, thì bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ phát sóng quảng cáo đều phải chịu trách nhiệm nhất định khi xảy ra trường hợp vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội Đặc biệt, thực tiễn áp dụng pháp luật thường có những chế tài cứng rắn với bên cung ứng dịch vụ, bởi phát sóng quảng cáo trên truyền hình là loại hình
Trang 39quảng bá, truyền thông có sức ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu, nếu bên cung ứng dịch vụ không nghiêm túc trong công tác kiểm tra, kiểm duyệt thì thiệt hại với người thứ ba là không thé lường được Còn dưới góc độ thực tiễn thực hiện pháp luật, thông thường các bên sẽ có thỏa thuận trong HDDV phát sóng quảng cáo về việc bên sử dụng dịch vụ sẽ chịu mọi trách nhiệm phát sinh với người thứ ba liên quan đến nội dung quảng cáo Thực tiễn này xuất phát từ cách hiểu của các bên liên quan đến dịch vụ phát sóng quảng cáo, theo đó bên cung ứng dịch vụ chỉ đơn thuần là người tiếp nhận các thông tin, yêu cầu và file quảng cáo của bên sử dụng dịch vụ để thực hiện phát sóng trên truyền hình, không thể hoặc khó có thể kiểm soát toàn bộ nội dung trong quảng cáo Tuy nhiên, dựa trên hành lang pháp lý đã định thì khi xảy ra các trường hợp gây thiệt hại cho người thứ ba thì bên cung ứng dịch vụ có thể vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm.
2.1.2.2 Giá địch vụ và phương thức thanh toán
Trên cơ sở lý luận về HDDV phát sóng quảng cáo là hợp đồng có đền bù, BLDS 2015 quy định trả tiền địch vụ là một trong những nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ và quyền tương ứng của bên cung ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 515 và khoản 3 Điều 518); đặc biệt pháp luật cũng có quy định riêng dành cho việc trả tiền dich vụ tại Điều 519 BLDS 2015.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định về giá dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình tuy nhiên có quy định chung về cách thức xác định tại khoản 2 Điều 519 BLDS 2015, cụ thé: “Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dich vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bat kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dich vụ thì gia dịch vụ được xác định căn cứ vào gid thị trường cua dịch vu cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng” Vì vậy, giá dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình — một dạng đặc biệt của hàng hóa — phải được hiểu theo bản chất kinh tế của giá cả hàng hóa Nói cách khác, giá dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình là giá trị bằng tiền của dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình.
Công thức tính giá dich vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình bao gồm chi phí thực hiện dịch vụ phát sóng quảng cáo trên hạ tầng truyền hình cụ thể của bên cung ứng dịch vụ (chi phí nhân công, chi phí máy móc, chi phí truyền thông, v.v.) và số tiền lợi nhuận mà bên cung ứng đặt ra Đối với các HDDV phát sóng quảng cáo không nhằm mục đích sinh lợi thì giá dịch vụ chỉ bao gồm các chi phí nhân
Trang 40công, hạ tang truyền dẫn phát sóng, điện và các chi phi cần thiết khác dé có thé thực hiện việc phát sóng quảng cáo đó trên hệ thống.
Giá dịch vụ phát sóng quảng cáo trên truyền hình thường được niêm yết theo bảng giá cụ thể hoặc được niêm yết công thức tính cụ thê.
Đối với hình thức niêm yết theo bảng giá, bên cung ứng dịch vụ thường ban hành bảng giá phát sóng quảng cáo theo từng loại quảng cáo (TVC, banner, popup, v.v.), theo thời lượng (10 giây, 15 giây, 20 giây, 30 giây), theo các kênh truyền hình và theo vị trí khung giờ phát sóng của từng kênh truyền hình.
Ví dụ: Theo Bảng giá niêm yết của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình — Đài Truyền hình Việt Nam” vị trí quảng cáo trong chương trình “Gương mặt thương hiệu” từ 20h00 đến 21h00 trên Kênh VTC3 là 125.000.000 đồng/10 giây, 150.000.000 đồng/15 giây, 187.500.000 đồng/20 giây và 250.000.000 đồng/30 giây.
Đối với hình thức niêm yết công thức tính giá dịch vu, trên thực tế có 02 dạng công thức tính giá dịch phát sóng quảng cáo như sau:
(i) Công thức tinh giá dịch vụ theo vị trí quảng cáo trên sóng truyền hình: Gia dịch vụ = Thời lượng quảng cáo x Don giá quảng cáo x (100% - tỷ lệ giảm gia)
Ví dụ: Công ty sữa N muốn phát sóng một đoạn TVC quảng cáo có thời lượng 30 giây trong chương trình phim truyện trên Kênh TTV (Kênh Truyền hình Tuyên Quang) lúc 19h00 đến 21h30 Kênh TTV ban hành bang giá đối với quảng cáo trong khung giờ này là 150.000 đồng/giây'” và áp dụng tỉ lệ giảm giá 5% đối với công ty sữa N vì đã ký kết HDDV phát sóng quảng cáo tháng Vậy giá dịch vụ được tính theo công thức niêm yết như sau:
Giá dịch vụ = 30 x 150.000 x (100% - 5%) = 4.275.000 đồng (ii) Công thức tính giá dich vụ theo phương thức do rating:
Gia dịch vụ = GRP đăng ky x Don giá của 1 CPP
Trong đó, GRP: là tổng số rating đạt được của một quảng cáo hay một trong một khoảng thời gian xác định trên một kênh (được xác định thông qua phần mềm của công ty cung cấp dich vụ đo rating mà hai bên lựa chọn trong hợp đồng).
CPP: là don giá tính cho 1 rating đạt được.
'? Xem Phu lục 1'S Xem Phụ luc 2