1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chuyên đề hậu quả của chất độc màu da cam

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ

72155010288Nguyễn Thị MinhThư

92155010350Nguyễn Nhật PhươngUyên102155010366Trần Phạm QuangVũ

Trang 2

Mục lục

Chuyên đề: Hậu quả của chất độc màu da cam 1

1 Khái quát Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 1

2 Hậu quả của chất độc màu da cam 3

2.1 Tác hại của chất độc màu da cam đối với môi trường

Trang 3

1 Khái quát Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập ngày 04/9/1975, hiện là thành viên hệ thống các Bảo tàng Việt Nam, các Bảo tàng vì Hòa bình thế giới (INMP) và Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Qua đó Bảo tàng kêu gọi công chúng nêu cao ý thức chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế giới.

Trang 4

Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM) Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.

Bảo tàng hiện có 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn ngày và triển lãm lưu động, tổ chức đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng với các nhân chứng chiến tranh Với gần 1 triệu khách tham quan hàng năm, Bảo tàng đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa - du lịch có sức thu hút đối với công chúng Việt Nam và Quốc tế.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

3 2 Hậu quả của chất độc màu da cam

Một trong những hậu quả để lại dư chấn nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta là hậu quả của việc rải chất độc màu da cam lên cả nước Với sự khốc liệt, tàn ác của đế quốc Mỹ, của chiến tranh và của chất độc màu da cam đã khiến rất nhiều đồng bào Việt Nam phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn Con mất cha, mẹ mất con, vợ mất chồng, dân tộc Việt Nam mất đi những người lính anh dũng, không ngại nguy hiểm, hy sinh mạng sống để bảo vệ độc lập đất nước Và không chỉ đau đớn, mất mát ngay sau chiến tranh mà hậu quả của của chất độc màu da cam còn kéo dài qua nhiều thế hệ đến tận những ngày tháng hòa bình.

Hội thảo quốc tế lần thứ II về chất độc hóa học diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại lâu dài của nó đối với thiên nhiên và con người (tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 15 - 18/11/1993) đã kết luận: “Chất độc da cam của Mỹ đã hủy diệt thiên nhiên cây cỏ; hủy diệt sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật nặng nề; gây nên những biến đổi gen di truyền qua mẹ hoặc bố, gây tai biến sinh sản, quái thai, dị dạng, dị tật của những đứa con sinh ra; gây các bệnh ung thư…”.

Phù hiệu chiến dịch Ranch Hand, chương trình phát quang miền Nam Việt Nam và Lào của Không quân Mỹ tháng 1/1962

đến tháng 2/1971

Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải

Trang 6

phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14 Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.

Bảnđồnhữngkhuvựcbịrảichấtđộcmàu dacamvàhìnhảnh máy bayđangphunrảichấtđộctrênkhông

2.1 Tác hại của chất độc màu da cam đối với môi trường thiên nhiên

MáybayC.123đangphunrải chấtdacam

Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng, trong đó, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải) Khoảng 86% lượng chất độc đã được phun rải lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại

Trang 8

được dùng để phá hủy ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi núi Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc hóa học là 150.000 ha, điển hình là khu rừng ngập mặn ở Cà Mau.

Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khối của rừng) bị chết Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển Đến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì

2.2 Tác hại của chất độc màu da cam đối với con người

Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định, chỉ phần tỷ gram dioxin có thể lập tức gây chết người, cần 85 gram/dioxin (bằng một thìa

English - huhu Led hiển thị 100% (3)

10

Trang 9

súp) có thể giết chết 8 triệu người dân của một thành phố và các Viện sỹ Hàn lâm Khoa học, viện Hàn lâm Y học Hoa Kỳ đã thừa nhận nhiều loại bệnh liên quan tới chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam Thảm họa da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết Vô số nạn nhân phải chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh ; gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản Các bệnh phổ biến ở con, cháu là nạn nhân chất độc da cam thường là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị dị dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn Đáng nói là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

BéPhạmThùyLinhvàđôichânkỳdiệukhôngcótayngaytừkhimới chàođờidầntrởthànhmộthọasĩđầytriểnvọng.ÔngcủabéLinhlà

phicôngthamgiarải chấtkhaiquangtừ1962đến1970

Theo số liệu thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học, bao gồm cả những người tham gia kháng chiến và người dân sinh sống trên địa bàn bị rải chất độc hóa học[1] Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận, theo số liệu khảo sát của tỉnh, quân đội Mỹ đã phun rải trực tiếp xuống 65.473 ha, chiếm 8,4% diện tích đất đai toàn tỉnh; gây phơi nhiễm chất độc da cam cho gần 6.000 người Hầu hết những người bị nhiễm chất độc da cam của tỉnh Bình Thuận là cán bộ kháng chiến, bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân sống trong vùng bị rải chất độc; một số là những người từng phục vụ trong chính quyền Sài Gòn cũng bị nhiễm chất độc da cam.

Trang 10

Những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao Con số những người tật nguyền do ảnh hưởng từ ông bà, bố mẹ còn cao hơn nữa Các nhà khoa học Nhật so sánh các vùng nhiễm độc và không bị nhiễm, đã rút ra kết luận ở các vùng nhiễm độc tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nguy cơ mắc chứng hở hàm ếch cao gấp 3 lần so với các vùng khác…hoặc sinh ra bị mắc chứng thừa ngón…Tỷ lệ mắc các bệnh về chậm phát triển trí tuệ cao gấp 3 lần Dưới đây là một số hình ảnh về chất độc màu da cam chúng tôi chụp được tại Bảo tàng:

Hình ảnh hai em bé bị nhiễm chất chất độc màu da cam khi sinh ra bị dính vào nhau.

Hình ảnh hai em bé bị nhiễm chất chất độc màu da cam khi sinh ra bị dính vào nhau.

Bé Thương 13 tuổi phải gánh chịu căn bệnh rối loạn hệ thần kinh

Do mẹ cô bé đã ăn cá ở dòng sông bị ô nhiễm dioxin chảy vào sông Đồng Nai (Biên Hòa, 2005).

Trang 11

“Hãy đến với nạn nhân chất độc da cam - đến với nỗi đau tột cùng của con người Nỗi đau của nạn nhân cũng là nỗi đau chung của nhân loại.”

Các hiện vật liên quan đến chất độc màu da cam bao gồm các bình xịt, thùng chứa, hộp đựng, và các mẫu đất, nước, và môi trường khác được thu thập từ các khu vực bị ảnh hưởng Dưới đây là một số hiện vật được nhóm chúng tôi chụp được tại Bảo tàng:

Trang 13

Mảnh thùng nhựa đựng chất hóa học

Dụng cụ nghề mộc: đục, bào của anh Lê Hồng Sơn

3 Cảm nhận của nhóm sau chuyến đi

Bảo tàng Chiến tranh giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về các sự kiện và diễn biến chiến tranh Việt Nam, đồng thời tôn vinh những người lính đã hy sinh cho đất nước và qua đó cũng giữ gìn ký ức về những người đã đánh đổi mạng sống để bảo vệ quyền tự do và độc lập của Việt Nam.

Mỗi chuyến đi, mỗi điểm đến luôn là một hành trình nhiều kỉ niệm và lưu giữ cho chúng ta nhiều khoảnh khắc Chuyến thực tế đi đến “ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” đã để lại cho chúng tôi nhiều điều hay mà trước giờ chưa được xem tận mắt Các hiện vật, chứng tích và các hình ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân ta lúc bấy giờ Dù là chiến tranh Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng cũng một phần nào đó do chiến tranh để lại những tàn tích vẫn còn mãi với thời gian Thật xót thương cho các hoàn cảnh gia đình đang phải chịu đựng căn bệnh quái ác này thật sự không kìm được những giọt nước mắt khi thấy những hình ảnh bi thảm từ người

Trang 14

già, lẫn trẻ con Có lẽ hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà tôi có thể nói với chính bản thân mình về cuộc sống của mình hiện tại, chúng tôi hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống Những thứ bạn nhìn thấy là một góc khuất nhỏ của sự bất hạnh, tuy bạn không phải là một trong những người hoàn hảo nhất nhưng thứ bạn có được là sự” lành lặn” Từ đó mà chúng tôi vô cùng biết ơn những người đã hy sinh cho thời chiến, chúng ta vô cùng may mắn khi được sống trong thời bình và tự do.

Tuy nhiên thì chúng tôi cũng nhận thấy rằng, chất độc màu da cam đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân và môi trường Việt Nam đến ngày nay Việc phòng chống và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất độc màu da cam vẫn còn là một thách thức lớn đối với Việt Nam và cả cộng đồng quốc tế.

Hìnhảnh nhómthamquan BảotàngChứngtíchchiếntranh

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w