Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
1,5 MB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đềtài : GiảiphápnângcaohiệtquảquảntrịrủirotíndụngtạingânhàngTMCPÁChâu - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đềQuá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, NH cũng không ngoại lệ. Khủng hoảng tíndụng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tíndụngtại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phải th ực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủirotài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động NH để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thị trường. Trong kinh doanh NH tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tíndụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các NH. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủiro cao, đặc biệt là ở các nước có nềns kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quảntrịrủiro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ NH chưa cao… Trong năm 2007, tình hình tăng nóng tíndụng đã chứa đựng nhiều nguy cơ rủirocao trong hoạt động của các NH. Năm 2008, tăng trưởng tíndụng có phần giảm, tuy nhiên những hậu quả của tăng trưởng nóng năm 2007 giờ bắt đầu có những dấu hiệu đáng lo ngại. RRTD luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ NH nào, kể cả các NH hàng đầu trên thế giới bởi có những rủiro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các NH có năng lực quảntrị RRTD là khả năngquảntrị nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quảntrịrủiro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những RRTD khác có thể kiểm soát được. Kiểm soát tốt RRTD là công việc cần thiết phải làm đối với các NH, song song với hoạt động tín dụng. NHTMCP ÁChâu là một trong những NH hàng đầu trong Khối NHTMCP về mọi mặt, tình hình kiểm soát tíndụng thời gian qua cũng được xem là khá tốt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, việc hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế là việc nên - 2 - làm đối với bất kỳ NH nào, và ACB cũng không ngoại lệ. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quảntrị RRTD có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủiro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quảntrịrủi ro, phù hợp với môi trường hội nh ập. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quảntrị RRTD tại các NHTM. - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quảntrị RRTD tại ACB, từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong thời gian qua. - Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giảipháp toàn diện phù hợp với tình hình hoạt động của ACB trong quảntrị RRTD theo thông lệ quốc tế, rút ngắn thời gian hội nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hệ thống lý luận về quảntrị RRTD, hệ thống pháp luật, hệ thống các chuẩn mực đánh giá, giám sát về quảntrịtín dụng. - Phạm vi: Trọng tâm nghiên cứu là các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại NH TMCPÁChâu trong giai đoạn 2006 – 2008, từ đó đề xuất các vấn đề về kỹ nă ng quảntrị RRTD tạiNgânhàngTMCPÁChâu theo chuẩn mực của Basel. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ qu ản lý, điều hành có liên quanđể hoàn thiện giải pháp. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về hoạt động tíndụng và rủirotíndụng Chương 2: Thực trạng quảntrịrủirotíndụngtại NHTMCP ÁChâu - 3 - Chương 3: Giảiphápnângcao hiệu quảquảntrịrủirotíndụngtại NHTMCP ÁChâu Sơ đồ 1: Tóm tắt và mô tả nội dung nghiên cứu của đềtài 6. Điểm nổi bật của luận văn Luận văn đưa ra các giảipháp nhằm nângcao hiệu quảquảntrị RRTD tại ACB trong giai đoạn hiện nay dựa trên các nguyên tắc về quảntrị RRTD theo Ủy ban Basel. Đồng thời, các giảipháp này có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động tíndụng và quảntrị RRTD của ACB. Lý do nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Thực trạng quảntrịrủirotíndụngtại ACB trong thời gian qua Một số giảiphápnângcao hiệu quảquảntrịrủirotíndụngtại ACB - 4 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG VÀ RỦIROTÍNDỤNG 1.1 Hoạt động tíndụng 1.1.1 Khái niệm về tíndụngngânhàng Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Tíndụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn. Tíndụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận. Tíndụngngânhàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời gian nhất định với một chi phí nhất định. 1.1.2 Bản chất của tíndụngTíndụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ này mà vốn tíndụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội. Đi sâu tìm hiểu có thể thấy rõ bản chất tíndụng chính là sự vận động của giá trị vốn tín dụng, lần lượt trải qua 3 giai đoạn: - Giai đo ạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sử dụng giá trị vốn tíndụng cho người vay trong một thời gian nhất định - Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tíndụng vào những mục đích đã được dự kiến trước - 5 - - Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người vay phải hoàn trả lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ thêm (lãi) Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan hệ tíndụng là tính hoàn trả. 1.1.3 Phân loại tíndụng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu h ướng tự do hóa, các NHTM hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tíndụng khác nhau, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút KH, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Phân loại tíndụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên những tiêu thức nhất định. Phân loại tíndụng mộ t cách khoa học là tiền đềđể thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nângcao hiệu quả QTRRTD. Tùy vào cách tiếp cận mà tíndụng NH được chia thành: Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Tíndụngngắn hạn: là loại tíndụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm). Tíndụngngắn hạn được sử dụngđể bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn. - Tíndụng trung hạn: là loại tíndụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, khoản tíndụng trung hạn thường được sử dụngđể đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nói chung là đầu tư theo chiều sâu. - Tíndụng dài hạn: là loại tíndụng có thời h ạn từ trên 5 năm, khoản tíndụng dài hạn thường được sử dụngđể đầu tư xây dựng các công trình mới. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: - Tíndụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tíndụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuấ t hoặc đáp - 6 - ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. - Tíndụng tiêu dùng: là loại tíndụng được sử dụngđể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: - Tíndụng có bảo đảm: là loại tíndụng mà theo đó ngh ĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba. - Tíndụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tíndụng mà theo đó NH chủ động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với NH, có năng lực tài chính và có phương án, d ự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: - Tíndụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tíndụng với NH. - Tíndụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tíndụng với NH. Theo phương thức cấp tín dụ ng: - Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho KH. Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là NH đã bỏ tiền ra mua thương phiếu theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp). - Cho vay: là vi ệc NH đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), cho vay gián tiếp. - Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh NH là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. - Cho thuê tài chính: là việc NH bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê. Sau một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH. Tài sản cho thuê thường - 7 - là tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tíndụng trung dài hạn. 1.2 Rủirotíndụngngânhàng 1.2.1 Khái niệm rủirotíndụngRủiro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Tíndụng NH là quan hệ tíndụng giữa NH, tổ chức tíndụng và tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tíndụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trịhàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tíndụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem RRTD cũng là rủiro kinh doanh nhưng được xem xét d ưới góc độ kinh doanh NH. RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tíndụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tíndụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.2.2 Phân loại rủirotíndụngngân hàng: Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách phân loại RRTD phù hợp: Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủiro thì RRTD được phân thành rủiro khách quan và rủiro chủ quan. - Rủiro khách quan là rủiro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách. - Rủiro chủ quan do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủiro thì RRTD được phân thành các loại sau: - 8 - Sơ đồ 1.1: Phân loại rủirotíndụng NH ¾ Rủiro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH. Rủiro giao dịch bao gồm rủiro lựa chọn, rủiro đảm bảo và rủiro nghiệp vụ: - Rủiro lựa chọn là rủiro có liên quan đến đánh giá và phân tích tíndụng khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quảđể ra quyết định cho vay. - Rủiro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo - Rủiro nghiệp vụ là rủiro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng r ủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. ¾Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân chia thành rủiro nội tại và rủiro tập trung - Rủiro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt độ ng hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay. - Rủiro tập trung là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều KH hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, … Ngoài ra, còn có nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ RủirotíndụngRủiro tập trung Rủiro nội tạiRủiro nghiệp vụ Rủiro bảo đảm Rủiro lựa chọn Rủiro giao dịch Rủiro danh mục - 9 - cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay, … 1.2.3 Ảnh hưởng của rủirotíndụng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng và nền kinh tế xã hội RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NH và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. 1.2.3.1 Ả nh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng - Khi RRTD xảy ra, NH không thu được vốn tíndụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tíndụng giảm làm cho NH kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng. - Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan r ộng sang các nước, kết quả kinh doanh của NH ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. 1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội - NH là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những NH bị thiệt mà quyền lợi của người g ửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Vả lại, khi một NH gặp phải RRTD sẽ có tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn. - Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của NH sẽ ảnh h ưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, … Tóm lại, RRTD của NH xảy ra ở những mức độ khác nhau. Nếu kéo dài NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quảntrị NH phải hết sức thận trọ ng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủiro trong khi cấp tín dụng. [...]... khách hàng của ngânhàng nhỏ Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau: - Lý luận cơ bản về tíndụng và rủi rotíndụngngân hàng: khái quát về tín dụng, rủirotíndụngngân hàng, ảnh hưởng của rủirotíndụng đến hệ thống ngânhàng và nền kinh tế - Quản trị rủirotíndụng và mô hình quản trị rủirotíndụng theo Ủy ban Basel - Đồng thời, Chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quảntrị rủi. .. - 1.3 Quản trị rủirotíndụng 1.3.1 Khái niệm quản trịrủiroQuảntrịrủiro là quá trình tiếp cận rủiro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủiro Nhiệm vụ của công tác quảntrịrủiro - Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủiro Dự đoán rủiro có thể xảy ra đến đâu, trong điều... những rủiro Kinh doanh NH là kinh doanh rủiro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng 1.3.3 Đo lường rủirotíndụng Trong công tác quảntrịrủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủiro trong hoạt động kinh doanh NH, từ đó có biện pháp cụ thể đểquảntrị tốt những rủiro ở các mức độ khác nhau Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh... trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, 1.3.4.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống - Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủiro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm tra kiểm soát, quảntrịrủiro Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo - Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng Quảntrị và Tổng giám đốc thì chỉ... chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay, hay tái xếp hạng KH 1.3.4.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủiro và tài trợ rủiro Kiểm soát rủiro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động đểngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủiro Căn cứ vào mức độ rủiro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài... với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền mà không phải bán tài sản thế chấp Mỹ và Châu Âu: cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngânhàng lớn đã mua lại các ngânhàng và tổ chức tíndụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngânhàng lớn áp dụng. .. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vô cùng khó khăn - Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủiro trên thị trường Tóm lại, khi ngânhàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủiro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến rủirotíndụng giảm Xác định tổn thất ước tính, NH sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau: - Tăng cường khả năngquảntrị nhân sự, cụ thể là đội ngũ cán bộ tín dụng. .. nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủiro 1.3.4.2 Tính toán, cân nhắc các mức độ rủiro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro: Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủiro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Đánh giá rủiro khách hàng vay - Hiệp ước Basel 2 cho phép NH lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “xếp loại nội bộ”... vấn đề Các chính sách RRTD của NH cần nêu cụ thể cách thức quản lý các khoản tíndụng có vấn đề, trách nhiệm đối với các khoản tíndụng này nên giao cho bộ phận tiếp thị hay xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tíndụng Các NH nên xây dựng hệ thống xếp hạngtíndụng nội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức độ RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi. .. cán bộ tíndụng 1.3.3.2 Mô hình lượng hoá rủirotíndụng Hiện nay, hầu hết các ngânhàng đều sử dụng mô hình định lượng để lượng hóa được rủiro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tíndụng Các mô hình thường được sử dụng là: Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s RRTD hay rủiro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu . động tín dụng và rủi ro tín dụng Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - 3 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu Sơ. VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : Giải pháp nâng cao hiệt quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa. Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB trong thời gian qua Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín