Đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định" potx

58 303 0
Đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định" SV : TRẦNVĂNPHONG1LỚP :TCDN46Q 1 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP MỤC LỤC LỜINÓIĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang có những bước chuyển mình và thu được những thành tựu đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt mức tương đối cao. Đóng góp một phần quan trọng vào những thành tựu đó phải kểđến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với nhiệm vụ chính là cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã từng bước phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tạo đàđể nền kinh tế phát triển cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng theo mô hình hoạt động đa năng. Nhưng hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động chính của các ngân hàng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho mỗi ngân hàng nói riêng cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Thực tế, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếmtừ 70% đến 90% tổng lợi nhuận của ngân hàng và chính hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđãđạt được, hoạt động tín dụng trong thời gian qua đãđể lại cho ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh nói riêng những tồn tại không nhỏ. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, từ những ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế và khu vực cho đến những vấn đề của bản thân nền kinh tếđang gây cản trở rất lớn và chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho mỗi ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng đó cũng như của toàn hệ thống ngân hàng. Nếu những rủi ro này không được xử lý kịp thời, có thể dẫn tới hiện tượng dây chuyền mất khả năng thanh toán đó là sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng và doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế. Chính vì vậy, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại là bên cạnh việc mở rộng tíndụng phải có các biện pháp hữu hiệu để nhận biết, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro trong hoạt động tín dụng, làm lành mạnh hoá các hoạt động của ngân hàng. SV : TRẦNVĂNPHONG2LỚP :TCDN46Q 2 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Tháng 8/1998, Ngân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh tiền thân từ Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Nam Ninh ra đời vàđi vào hoạt động. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tháng 2/1992 tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà; tiếp đến tháng 1/1997, tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh NamĐịnh và Hà Nam. Ngân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh NamĐịnh cho tới nay. Mười bảy năm đi cùng đất nước trong sự nghiệp đổi mới, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường, trải qua bao thăng trầm đểđạt được những thành tựu quan trọng, Chi nhánh đã có những bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển. Với phương châm "Phát triển - an toàn - hiệu quả" của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến mới mẻ trong hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện ở việc luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất, giữ vững niềm tin với các bạn hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh NamĐịnh đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô và chất lượng tín dụng cũng có những chuyển biến đáng mừng. Làm thế nào để mở rộng hoạt động tín dụng với chất lượng tốt, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thương mại với mức độ rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được? Đây vẫn luôn là vấn đềđược các cấp lãnh đạo và các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ nhận thức này, trong thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam Định tôi đã nghiên cứu đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTtỉnh Nam Định", với hy vọng hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng để làm tốt công tác tín dụng sau này, nhằm góp phần vào việc sử dụng vốn có hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội. Đề tài tốt nghiệp của tôiđược kết hợp giữa các lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng với thực tế tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh NamĐịnh từ năm 2005đến năm 2007. Đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2:Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh SV : TRẦNVĂNPHONG3LỚP :TCDN46Q 3 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP CHƯƠNG 1: RỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦANHTM Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính tiền tệ trong nền kinh tế với các hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, trên cơ sởđó tiến hành các hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Thực tế hoạt động cho vay là nghiệp vụđem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng thương mại. 1.1. TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGTRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là hoạt động kinh tế ra đời từ rất sớm dưới hình thức tín dụng nặng lãi trong điều kiện sản xuất thấp kém. Cùng với sự phát triển của xã hội, tín dụng có các bước phát triển vượt bậc. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế hoạt động độc lập và giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua trao đổi, mua bán để hình thành một hệ thống kinh tế thống nhất. Ở mỗi tổ chức kinh tế có lúc thừa, có lúc thiếu vốn, nhưng đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì tại một thời điểm nhất định sẽ có một nhóm tổ chức kinh tế có vốn tạm thời chưa sử dụng, một nhóm khác lại có nhu cầu bổ sung vốn. Đây là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình sản xuất xã hội, đồng thời đó là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn. Chính điều này đòi hỏi tín dụng phải làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Tín dụng và sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Như vậy, thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Quá trình vận động của vốn được biểu hiện qua các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay Khi cho vay, người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị vốn tín dụng nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản - Giai đoạn 2: Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trịđóđể thoả mãn một mục đích nhất định. Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp nếu là hàng hoá hay được sử dụng để mua hàng hoá nếu là vay bằng tiền để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy nhiên, người đi vay không được quyền sở hữu về giá trịđó mà chỉđược tạm thời sử dụng trong một thời SV : TRẦNVĂNPHONG4LỚP :TCDN46Q 4 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP gian nhất định. Sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. - Giai đoạn 3: Sự hoàn trả vốn Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn. Sau khi vốn đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốnđược người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay kèm theo một khoản lợi tức trả cho việc sử dụng vốn. Đây chính là giai đoạn quyết định buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Như vậy, sự hoàn trả tín dụng làđặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, làđiểm khác biệt giữa tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Tín dụng là một phạm trù kinh tế không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra là người cần vốn có thể tìm kiếm vốn tín dụng theo con đường nào cho có lợi nhất. Có hai cách để bổ sung vốn tín dụng: - Theo con đường tài chính trực tiếp: Nguồn vốn có thể vận động thẳng từ người tích luỹ - là người cho vay cuối cùng đến người đi vay - người chi tiêu cuối cùng. - Theo con đường tài chính gián tiếp: Nguồn vốn vận động từ người cho vay đến người đi vay thông qua sự hoạt động có hiệu quả của các trung gian tài chính mà ngân hàng là tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng. Thông qua các nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có mà ngân hàng có khả năng chuyển các nguồn vốn tích luỹ sang tiêu dùng đểđem lại hiệu quả hơn. Nghiệp vụ nợ là nghiệp vụ tạo vốn. Thông qua các hình thức huy động này ngân hàng tập trung được những khoản tiền nhàn rỗi không sinh lời và tiến hành phân phối lại các nguồn vốn đó qua việc thực hiện cho vay đối với nền kinh tế. Quá trình huy động vốn diễn ra liên tục, nên ngân hàng có khả năng thoả mãn nhu cầu vay của mọi đối tượng vào bất cứ lúc nào và trong một chừng mực nhất định, vốn vay không bị hạn chế về mặt thời gian và không bị hạn chế về mặt số lượng. Ởđây, với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đã khắc phục được nhược điểm của hình thức tín dụng trực tiếp là sự không phù hợp về mặt số lượng cho vay và nhu cầu cần vốn, giữa thời gian tiền tệđược nhàn rỗi với thời gian cần vốn của người đi vay. Như vậy, thông qua con đường tín dụng ngân hàng, nhu cầu vốn trong nền kinh tếđược đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời vàđầy đủ nhất. 1.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Trước khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường, toàn bộ nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng chịu sự chi phối của cơ chếđó. Ngân hàng hoạt động theo cơ chế một cấp. Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhiệmchức năng quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng, vừa đảm nhiệm chức năng kinh doanh. Trên thực tế, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình hoàn toàn theo sự chỉđạo bằng kế hoạch của Nhà nước. Vốn hoạt động của ngân hàng phần lớn lấy từ nguồn cấp phát chứ không phải từ nguồn vốn huy động trong xã hội. Việc cho vay của ngân hàng thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước với các đối tượng cho vay theo SV : TRẦNVĂNPHONG5LỚP :TCDN46Q 5 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP chỉđạo. Chính vì vậy, việc cấp tín dụng chỉ dựa trên kế hoạch và sự chỉđạo cấp trên mà không cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng thu hồi vốn và lãi, các khoản cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng không hềảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại cùng hoạt động của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, "lời ăn, lỗ chịu". Nguồn vốn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại giờđây không còn do Nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhàn rỗi trong xã hội, tiến hành các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bùđắp các chi phíđầu vào, trên nguyên tắc phù hợp với các chếđộ, chính sách kinh tế - xã hội hiện hành của Nhà nước. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng các nguồn vốn mà ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay và nhu cầu về vốn tín dụng trong xã hội. Các khoản tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Lãi thu được không những bùđắp phần lãi mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác trong việc thực hiện khoản cho vay mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạt động tín dụng. Cũng như các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Và cạnh tranh là quá trình diễn ra liên tục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng. Ngược lại, điều đó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềmẩn những rủi ro, thất bại. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với áp dụng của cạnh tranh và hoạt động của nó chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của ngân hàng thương mại như rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái Trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra có thể tác động nặng nềđến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chíđe doạ sự tồn tại của chính ngân hàng thương mại đó. 1.1.3. Đặc trưng của tín dụng - Lòng tin: Là sự tin tưởng vào khả năng hoàn trảđầy đủ vàđúng hạn của người đi vay đối với người cho vay. - Tính thời hạn: Là thời gian người đi vay sử dụng tiền vay. - Tính hoàn trả:Đây làđặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Mặt khác, nếu không có sự hoàn trả thìđó là một quan hệ tín dụng không hoàn hảo. SV : TRẦNVĂNPHONG6LỚP :TCDN46Q 6 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng - Thứ nhất: Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Vấn đề thiếu vốn thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, do đó việc cấp vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động hay vốn cốđịnh của doanh nghiệp. Vì vậy, tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoáđi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đểđẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. - Thứ hai: Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là huy động vốn tạm thời chưa sử dụng thường nằm phân tán ở khắp nơi như trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, trong dân cưđể thực hiện cho các doanh nghiệp vay. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu của nền sản xuất hàng hoá, nên để tài trợ cho các ngành kinh tế tất yếu phải sử dụng tín dụng ngân hàng. - Thứ ba: Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ. Bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch dần theo hướng đã hoạch định. Tín dụng đã trực tiếp tham gia vào quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước. - Thứ tư: Tín dụng góp phần thúc đẩy chếđộ hạch toán kinh tế. Khi có sự tài trợ của ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện chếđộ hạch toán kinh tế và các định chế tài chính khác. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả lãi và nợ vay đúng hạn cũng như chấp hành các điều khoản khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Do vậy, khi vay vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Thứ năm: Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Ngay nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung, nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài đểđáp ứng vốn cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Tín dụng ngày nay còn là một công cụđể các nước giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong nước cóđủ năng lực để xâm nhập thị trường thế giới như tài trợ cho việc mua bán chịu hàng hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. - Thứ sáu: Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. SV : TRẦNVĂNPHONG7LỚP :TCDN46Q 7 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Thông qua hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng, Nhà nước sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưuđãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tập trung vốn tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành này phát triển sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển theo. - Thứ bảy: Tín dụng ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chiến lược kinh tế, góp phần chống lạm phát. Tín dụng ngân hàng sẽ tạo nên các nguồn vốn từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt vàđầu tư vào các công trình trọng điểm mà chiến lược kinh tếđãđề ra. Hình thức huy động vốn bằng tín dụng không làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên không ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ và giá cả. Ngược lại, nếu Nhà nước dùng biện pháp phát hành tiền để tạo nguồn vốn đầu tư cho các công trình kinh tế thì sẽ làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông, gây nên sự mất cân đối trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả vàđời sống kinh tế xã hội. 1.2. RỦIROVÀNGUYÊNNHÂNDẪNĐẾNRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀN GTHƯƠNGMẠI 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Rủi ro vàđặc biệt là rủi ro tín dụng là nỗi lo thường trực của các ngân hàng và các tổ chức tài chính .Trong thời đại toàn cầu hoá, các mối quan hệ kinh tế, đầu tư thương mại thế giới ngày càng trở nên tinh vi, nhạy cảm, phức tạp và ngày càng gắn kết phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động tài chính – ngân hàng cũng bị ràng buộc chặt chẽ bởi xu thế của những quan hệ này. Mỗi sự thành công hay thất bại hoặc chỉ một sự cố nghiêm trọng nào đó xảy ra đối với một hoặc một số ngân hàng- tổ chức tài chính của một quốc gia thì lập tức sẽ cóảnh hưởng dây chuyền tới các tổ chức ngân hàng- tài chính khác của quốc giađó. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểm đến hạn. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là loại rủi ro chủ yếu phát sinh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là hiện tượng khách hàng vay chậm trả hoặc không trảđược đầy đủ nợ gốc và lãi theo cam kết. Các khoản nợđến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sẽ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong thực tế, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là các trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện việc trả nợđối với người cho vay, dẫn đến các khoản nợ quá hạn. Các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gồm có : - Rủi ro đọng vốn: SV : TRẦNVĂNPHONG8LỚP :TCDN46Q 8 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm đáo hạn, như vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng vốn. Đối với bản thân ngân hàng thương mại, bất kỳ khoản nợ quá hạn nào cũng dẫn đến rủi ro ứđọng vốn. Thời hạn của các khoản tín dụng cấp cho khách hàng luôn được xác định rõ trong hợp đồng tín dụng, đó chính là thời gian của một vòng quay vốn tín dụng đối với ngân hàng thương mại. Các khoản nợ quá hạn, trước hết làm cho ngân hàng thương mại không thu hồi được vốn và lãi đúng thời hạn đặt ra trong hợp đồng. Nếu có thể thu lại được toàn bộ sau một thời gian quá hạn nhất định thìđiều đó cũng làm cho thời gian của một vòng quay vốn tín dụng thực tế lớn hơn vòng quay vốn tín dụng đã thoả thuận. Như vậy, nợ quá hạn đã làm giảm tốc độ chu chuyển vốn tín dụng của ngân hàng thương mại, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn gây nên hậu quả làm giảm khả năng thanh toán, thậm chí mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Mặt khác, ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc "đi vay để cho vay", nghĩa là nguồn vốn cấp tín dụng cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở vốn huy động được trong xã hội, nên ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm cân đối hoạt động cho vay sao cho có thểđảm bảo thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi với các chủ nợ của mình. Các khoản nợ quá hạn, một mặt làm kéo dài thời hạn của các khoản tín dụng, mặt khác có khả năng dẫn đến việc mất vốn của ngân hàng thương mại và do đó có thể làm cho ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng đến hạn phải trả cho người gửi tiền nhưng vẫn chưa nhận được nợ từ người vay, làm giảm khả năng thanh toán và thậm chí có thể làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Việc bị mất khả năng thanh toán tạm thời của ngân hàng thương mại sẽ làm giảm uy tín kinh doanh của ngân hàng một cách nghiệm trọng, có thể dẫn đến hiện tượng những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền, đẩy ngân hàng đến bờ vực sụp đổ phá sản. - Rủi ro mất vốn: Rủi ro không thu được nợ tức là ngân hàng mất vốn, lợi tức và cả chi phí trong kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản. Mặt khác, khi các doanh nghiệp không trảđược nợ thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp đảm bảo để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, rủi ro cũng tiềmẩn ngay cả trong các đảm bảo nợ vay như: + Rủi ro do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực, nghĩa làđánh giá giá trị của tài sản lớn hơn giá trị thực của tài sảnđó. + Tài sản đảm bảo không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên muốn thanh lý tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng rất khó. Mặt khác, một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình hay hữu hình, hơn nữa trong khi không bán được ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản, làm tăng thêm chi phí của ngân hàng. Do vậy, rủi ro tín dụng gây ra tình trạng đọng vốn hay mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng thương mại. Sự sụp đổ của một ngân hàng thương mại trong hệ thống các ngân hàng thương mại có tác động rất mạnh, đe doạ sự tồn tại của SV : TRẦNVĂNPHONG9LỚP :TCDN46Q 9 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP các ngân hàng thương mại khác, nhiều khi có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của nhiều ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống. Sự sụp đổ này sẽ làm rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, làm giảm giáđồng bản tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sự tác động này không chỉ cóảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi một quốc gia mà nó có thểảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước có liên quan, ảnh hưởng đến nền tài chính thế giới. 1.2. 2. Thiệt hại do rủi ro gây ra 1.2.2.1. Thiệt hại đối với ngân hàng Khi xảy ra rủi ro tín dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàng, dẫn đến rủi ro về thanh khoản, lợi nhuận ngân hàng giảm thấp và tuỳ theo mức độ rủi ro nặng hay nhẹ màảnh hưởng nhiều hay ít, tình hình xấu nhất là mất khả năng chi trả và dẫn đến phá sản. 1.2.2.2. Thiệt hại đối với khách hàng Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, tức là"lời ăn, lỗ chịu". Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vì mục đích cung cấp thêm vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo thêm nhiều sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do vậy, nếu rủi ro tín dụng xảy ra, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bịứđọng vốn, nếu nghiêm trọng có thểđi đến kinh doanh thua lỗ, dẫn đến giải thể, phá sản doanh nghiệp. 1.2.2.3. Thiệt hại đối với nền kinh tế Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó có khả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác,có thể dẫn đến phá sản toàn bộ hệ thống ngân hàng, do đóảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Có thểđo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại thông qua một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có. Dư nợ tín dụng Tổng tài sản có Các ngân hàng xem xét, phân tích chỉ số này nhằm mục đích tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trường hợp chỉ số Dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản có của ngân hàng so với chỉ số 1 Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động cóđộ chênh lệch tương đối lớn (chỉ số 1 lớn gấp đôi chỉ số 2) thìđiều đó có nghĩa là ngân hàng đang có nguồn vốn huy động khá cao so với vốn tự có. Trong trường hợp ngân hàng có chỉ số này so với chỉ số 1 Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động không chênh lệch lắm (chỉ số 2 không nhỏ hơn nhiều chỉ số 1) thì có thể khẳng định nguồn vốn huy SV : TRẦNVĂNPHONG10LỚP :TCDN46Q 10 [...]... phí và kết quả kinh doanh của NHCT tỉnh Nam ịnh qua các năm 2005 - 2007) Qua biểu trên ta thấy tổng thu nhập của NHCT tỉnh Nam ịnh luôn tăng trưởng đều qua các năm, và năm 2007 NHCT tỉnh Nam ịnh là một trong 14 ngân hàng xuất sắc của hệ thống NHCT Việt Nam 2.2 THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGVÀRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGCỦA NHCT TỈNH NAM ỊNH 2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam ịnh trong thời... tín dụng tại NHCT tỉnh Nam ịnh, chúng ta cần nghiên cứu thêm về thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam ịnh 18 SV : TRẦNVĂNPHONG18LỚP :TCDN46Q ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNGQUẢNLÝRỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦA NGÂNHÀNG CÔNGTHƯƠNGTỈNH NAM ỊNH 2.1 KHÁIQUÁTCHUNGVỀTÌNHHÌNHHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦA NHCT TỈNH NAM ỊNH 2.1.1 Hoạt động huy động vốn Xác định ý nghĩa quyết định của nguồn... việc phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ lựa chọn các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục các rủi ro tín dụng Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Để có thểđưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam ịnh, chúng ta cần... xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng 16 SV : TRẦNVĂNPHONG16LỚP :TCDN46Q ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP 1.3.5 Phân tán rủi ro Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. .. thế chấp và xử lý thế chấp tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản 13 SV : TRẦNVĂNPHONG13LỚP :TCDN46Q ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP 1.3 QUẢNLÝRỦIROTÍNDỤNG 1.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý Chính sách tín dụng là toàn bộ những sách lược mang tính định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Nó là kim chỉ nam, bảo đảm... quá nhiều vào hoạt động tín dụng và những cơ hội thực hiện đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng để tránh rủi ro đảm bảo lợi nhuận ngân hàng bị mất đi 1.2.4 Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và cơ bản nhất trong kinh doanh của ngân hàng, nhưng tín dụng cũng lại là nghiệp vụ chứa nhiều rủi ro và gây ra thiệt hại... mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam ịnh, chúng ta sẽ xem xét nợ quá hạn của ngân hàng theo một số tiêu thức như sau: A- NỢQUÁHẠNTHEOLOẠIHÌNHTÍNDỤNG Tình hình nợ quá hạn theo loại hình tín dụng của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam ịnh qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Tình hình nợ quá hạn tại NHCT tỉnh Nam ịnh 25 SV : TRẦNVĂNPHONG25LỚP :TCDN46Q ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP... ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP nợ Đây là kết quả áng khích lệ, thể hiện rõ sự chỉđạo sáng suốt, kịp thời của Ban lãnh đạo NHCT tỉnh Nam ịnh trên cơ sở những định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHCT Việt Nam Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc hạn chế bớt những rủi ro lớn xảy ra tại NHCT tỉnh Nam ịnh Kết quả này làm cho lợi nhuận của Chi nhánh đạt được ở mức cao Chi nhánh NHCT tỉnh. .. trong Chi nhánh Trên đây chúng ta mới chỉ xem xét về mặt số lượng của công tác tín dụng Đểđánh giá chính xác hiệu quả của công tác này, chúng ta cần xem xét cả về mặt chất lượng tín dụng của Chi nhánh 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT tỉnh Nam ịnh Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng Tuy nhiên, cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi. .. thuộc tất cả các thành phần kinh tế .NHCT Nam Định không ngừng tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn vốn cho vay bằng việc áp dụng các biện pháp phối hợp đảm bảo tăng trưởng tín dụng vững chắc an toàn – hiệu quả Kết cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay tại NHCT tỉnh Nam ịnh như sau: 22 SV : TRẦNVĂNPHONG22LỚP :TCDN46Q ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Cơ cấu dư nợ trong giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: Triệu . này, trong thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam Định tôi đã nghiên cứu đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTtỉnh Nam Định", với hy vọng hiểu rõ hơn về hoạt động tín. 2:Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Công thương tỉnh Nam ịnh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng. ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP Đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định" SV : TRẦNVĂNPHONG1LỚP :TCDN46Q 1 ĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂNCHUYÊNĐỀTỐTNGHIỆP MỤC LỤC LỜINÓIĐẦU Trong

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜINÓIĐẦU

  • CHƯƠNG 1:

  • 1.1. TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGTRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG

  • 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

  • 1.1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

  • 1.1.3. Đặc trưng của tín dụng

  • 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng

  • 1.2. RỦIROVÀNGUYÊNNHÂNDẪNĐẾNRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI

  • 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

  • 1.2. 2. Thiệt hại do rủi ro gây ra

  • 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

  • 1.2.4. Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

  • 1.3. QUẢNLÝRỦIROTÍNDỤNG

  • 1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

  • 1.3.2. Thực hiện tốt việc phân tích tín dụng

  • 1.3.3. Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng một cách chắc chắn, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi về mức độ an toàn

  • 1.3.4. Thực hiện tốt các quy trình tín dụng và giám sát tín dụng

  • 1.3.5. Phân tán rủi ro

  • 1.3.6. Nâng cao trình độ của cán bộ tác nghiệp và cán bộ quản lý

  • 1.3.7. Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan