1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thực tiễn thi hành tại thành phố Hải Phòng

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Và Thực Tiễn Thi Hành Tại Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Hoàng Mỹ Linh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 56,04 MB

Nội dung

Khái niệm BHXH tự nguyện ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định tại Luậtbảo hiểm xã hội năm 2006: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham

Trang 1

HOÀNG MỸ LINH

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

HÀ NOI - 2018

Trang 2

HOÀNG MỸ LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học:

TS Đỗ Thị Dung

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của TS Đỗ Thị Dung, giảng viên chính Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại họcLuật Hà Nội Các tài liệu tham khảo, trích dẫn, các số liệu thực tiễn trình bày trong

luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng.

Hoàng Mỹ Linh

Trang 4

Người lao động

Ủy ban nhân dân

International Labour Organization

Trang 5

Bang 2.1: Số người tham gia BHXH tự nguyện - 2-5 2+c+szcecee: 42Bảng 2.2: Tổng số người tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2011 đến

BU/V 2/2017 eee 43

Bang 2.3: Số người tham gia BHXH tự nguyện tại thành phố Hải Phòng 45theo ngành nghề 2-2-5 sE E9 E219 15112181121111111111111111 111.1101111 1116 45Bảng 2.4: Độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện -2- 2 5s+secx+zczxerszzees 47Bảng 2.5: Số thu BHXH tự nguyện tính đến ngày 31/12/2017 theo khối quận,huyện (đơn vị tính: đồng) - - 2 2 SSE+EEEE E2 1211 1111211121111 1111111 xe 48

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

0981982710227 1CHUONG I: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT BẢO HIẾM XÃHỘI TỰ NGUYEN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆNHANH VE BẢO HIẾM XA HỘI TỰ NGUYỆN . -° 5< 5c csecsessesses 81.1 Một số van dé lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện va pháp luật bảohiểm xã hội tự nguyện ¿2 2 S+SE+ESEE#EEEEEE12112152121711111111 111.11 1e 81.1.1 Bảo hiểm xã hội tự HgHVỆH 5S ST E2 rre 81.1.2 Pháp luật bảo hiểm xã hội te NGUYEN cccccecceeee estes ee estes eeeeeees 131.2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội tự

TS 00107 px,

1.2.1 Quy định doi twong tham gia bảo hiểm xã hội tw nguyện 231.2.2 Quy định chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyỆN 5c, 251.2.3 Quy định mức phí và phương thức đóng phí bảo hiểm xã hội tự

1.2.4 Quy định thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện - 34KET LUẬN CHƯNG - 5- <5° 5£ ©s£ s2 E32 EsEsES£ E339 52532539 52523 37CHUONG II: THUC TIEN THI HANH PHÁP LUAT BẢO HIẾM XÃ HỘI

TỰ NGUYEN TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG -2- 5° 552 se 5<¿ 382.1 Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và bảo hiểm xã hội thành phố Hải

HỒN cscs cas si nọ tung ph ha ah A RE SH IE Đ9L5NB0081.104.305.10148001/8/9201 194388100105/108.81 38

2.1.1 Giới thiệu khái quá về tinh hình kinh té- xã hội của thành phố Hải

THÍ NH cca and 80:40 SACS SOAS AN CAA 3810403 380 RRO ASRS A ER 338-0053 381-185 EL SS 808 4 38

2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bảo xã hộithành phố Hải Phòng - 5 ST ET E112 101 211kg 382.1.2 Hoạt động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảohiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng, 402.2 Thực tiễn thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố

Hai PRONG 1 41

Trang 7

2.2.2 Một số vấn dé còn ton tai trong thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Hải Phòng và nguyên nhâh 552cc 31 KẾT LUẬN CHƯNG 2 2 ° 5° 2s s2 S3SsESSE3ESSEsEE3ES 3 355250323035 05eE 58 CHUONG III: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA NANG CAO HIỆU QUA THI HANH PHAP LUẬT BẢO HIEM XÃ HỘI TỰ NGUYEN TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG - 2-2 5° s2 se se<sessess2 59 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Hải Phòng - 2 552552 59 3.1.1 Khắc phục những bat cập trong quy định của pháp luật về bảo hiểm

SRE TEE GE HHHĐẨT tạ sess sien winx sts ts tH A AAW NS TW A A A 59

3.1.2 Bảo dam ngày càng tốt hon quyền loi cho người tham gia bảo hiểm

ME THỊI GE WY OIE sss thà phan 103 701 VA SIA HA Giác SR NO 3801401318883 TR A 61

3.1.3 Bảo đảm phù hop với sw phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 62

3.1.4 Bảo đảm phù hợp với xu hướng chung của pháp luật quốc tễ 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện 64

3.2.1 Về doi twong tham gia bảo hiểm bảo hiểm xã hội tự nguyện 65 3.2.2 Về chế độ bảo hiểm xã hội tee ngHỆN 5 S ScnEerrt 66 3.2.3 Về mức đóng bảo hiểm xã hội te nguyỆH - 5S 69 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Hải Phòng 2-2 SE S2 +E#EE+E£EE£EEEeEErEerxerered 70 KET LUẬN CHƯNG 4 -2- <5° << s£SsEs£SsEESEsEESESEsESEsEEsEseEsersrsrrsee 75 KET LUAN 017 +42H,L ÔỎ 76 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s2 ©ss£sseesssecss 1

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người cả về vật chất vàtinh thần càng đa dang và phong phú, những rủi ro xã hội có chiều hướng gia tăng,

do đó nhu cầu về bảo hiểm thu nhập cho cá nhân cũng tăng lên Chính vì vậy, việctiếp cận mạng lưới an sinh xã hội thông qua việc tham gia BHXH tự nguyện là nhucầu cấp bách đối với NLD

Ở Việt Nam, BHXH tự nguyện được chính thức quy định trong Luật bảohiểm xã hội năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008 Đến nay, BHXH

tự nguyện cụ thể trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Các quy định này đã tạo cơ

sở pháp ly quan trọng dé NLD tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm bao đảmthu nhập khi hết khả năng lao động và chết, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước

Tuy nhiên, trong quá trình thức hiện, các quy định của pháp luật về BHXH

tự nguyện dần bộc lộ những bất cập, dẫn đến số người tham gia BHXH tự nguyệncòn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu như định hướng của Đảng, Nhà nước Nguyênnhân được nêu là do NLĐ chưa xem BHXH tự nguyện là một nhu cầu cấp thiếttrong cuộc sống NLD có thu nhập thấp, chưa quen với việc tích lũy, tiết kiệm, dựphòng cho tương lai Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện dù đã được mở rộngnhưng còn hạn chế; điều kiện về thời gian được hưởng chế độ khi tham gia BHXH

tự nguyện dài; các chế độ của BHXH tự nguyện còn ít, nhiều chế độ cần thiết đốivới NLĐ lại chưa được ghi nhận, Theo Báo cáo tổng kết của BHXH Việt Namcho thấy cho đến năm 2016, số người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt 203.560người, chỉ chiếm 0,4% tổng lực lượng lao động

Tại thành phố Hải Phòng, thành phó trực thuộc Trung ương, có sự phát triểntoàn diện về kinh tế - xã hội Dé phát triển kinh tế một cách bền vững, ồn định, côngbăng, văn minh, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hải Phòng luôn chú trọng cácchính sách xã hội, trong đó có chính sách về BHXH tự nguyện

Trang 9

dân thi hành pháp luật về BHXH tự nguyện trên địa bàn Cùng với đó, thành phốthường xuyên tô chức các chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, phát triểnđối tượng tham gia BHXH tự nguyện Nhờ vậy, số lượng người tham gia BHXH tựnguyện tại Hải Phòng qua các năm tăng lên rõ rệt Tuy nhiên, việc tuyên truyền vàthực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện tại nhiều huyện vẫn còn hạn chế, ngườidân chưa hiểu hết được tầm quan trọng mà BHXH tự nguyện mang lại Đồng thời,quy định về quyền lợi BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến NLĐ còn e ngại với việc tham gia BHXH tự nguyện.

Ngoài ra, mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện còn ít, chưa thuận tiện cho NLD

tham gia NLD muốn tham gia BHXH tự nguyện nhưng không biết tham gia nhưthế nào, đóng ở đâu, mức đóng bao nhiêu,

Để góp phần khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật vềBHXH tự nguyện, đồng thời nâng cao công tác thi hành pháp luật về BHXH tựnguyện nhằm “bao phủ” BHXH tự nguyện ngày càng rộng khắp đến mọi NLD trênđịa bàn thành phố Hải Phòng, học viên lựa chọn van dé: “Pháp luật về bảo hiểm xãhội tự nguyện và thực tiễn thi hành tại thành phố Hải Phòng” dé làm đề tài

nghiên cứu ở bậc luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua khảo cứu, có thé thấy mặc dù đây là một van đề mới, song đã được cácnhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách với những cấp độkhác nhau Cu thé như sau:

Giáo trình, sách tham khảo: Đó là các Giáo trình luật an sinh xã hội của các

cơ sở đảo tạo luật học, như: Giáo trình luật an sinh xã hội của Trường Đại học Luật

Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2013; Giáo trình bảo hiểm xã hội của Trường

Đại học Lao động - xã hội, Nxb Lao động - xã hội năm 2011; Giáo trình Luật an

sinh xã hội do PSG.TS Nguyễn Hữu Chí chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012;

Giáo trình Luật an sinh xã hội của Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb Lao động - xã

Trang 10

Nội, 2007; “Hệ thống An sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam” của Dinh Công Tuấn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; “Pháp luật an sinh

xã hội - những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb Tư pháp năm 2010 của tác giảNguyễn Hiền Phương; “Bình luận một số nội dung của Luật bảo hiểm xã hội năm2014” do TS Nguyễn Hiền Phương chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2016

Bài viết đăng trên tạp chi: Có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyênngành đề cập đến BHXH tự nguyện Đó là bài viết: “Tổng quan về hệ thống an ninh

xã hội và bảo hiểm xã hội của Nhật Bản” của Từ Nguyễn Linh đăng trên Tạp chíbảo hiểm xã hội, số 2/2007; “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một sốnước trên thế giới” của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đăng trong Thông tin Khoa họcbảo hiểm xã hội, số 3/2014; “Giảm mức bảo hiểm xã hội tự nguyện: tín hiệu tốt chongười nghèo” của tác giả Nguyễn Hạnh, Báo công thương online; “Một số giải phápnhằm triển khai tốt hơn bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội quận Đống

Đa, TP Hà Nội”, Dai học Lao động — xã hội online; “Phân tích thực trạng tham gia

bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do” của Nguyễn Thị Thúy, BáoCông thương online, “Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện” của Nguyễn Xuân Thu,đăng trên Tạp chí Luật học, số 9 năm 2006;

Đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn: Đề tài nghiên cứu khoa họccấp cơ sở như: “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội” do Nguyễn Thị Kim Phụngchủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005; “Bình luận một s6 nộidung cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014” do TS Nguyễn Hiền Phương chủnhiệm đề tài, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015

Luận án: “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện khung

pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hiền Phương, Trường Đại

học Luật Hà Nội năm 2009.

Các luận văn của các cơ sở đào tạo luật, như: Luận văn “ Pháp luật về bảohiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phạm Thị Quỳnh

Trang 11

Quốc gia Hà Nội, năm 2014; Luận văn “Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm xãhội tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phan Võ Thị Hạnh Thủy, Đại họcQuốc gia Ha Nội, năm 2015; Luận văn “Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tựnguyện ở Việt Nam” của tác giả Võ Lan Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.Hội thảo, bdo cáo: Các hội thảo như: Hội thảo khoa học “Truyền thông về chínhsách BHXH và bảo hiểm y tế: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” doTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợpvới Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức; Tọa đàm khoa học “Cải cách chính sáchbảo hiểm và chính sách tiền lương” do Hội đồng lý luận Trung ương tổ chức:

Các báo cáo, gồm báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo trong các hội

thảo của World bank, của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, của các cơ quan có

thâm quyên Đó là: Báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của Bảohiểm xã hội Việt Nam năm 2010 Báo cáo tổng kết ngành BHXH năm 201 Icủa Baohiểm xã hội Việt Nam năm 2012; Báo cáo tổng kết thực hiện Luật BHXH của Bảohiểm xã hội Việt Nam năm 20133

Nhìn chung các công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu một số van đề lyluận về BHXH tự nguyện, thực trạng pháp luật BHXH tự nguyện và từ đó đưa ramột số kiến nghị hoàn thiện những bat cập trong quy định của pháp luật BHXH tựnguyện Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định của Luật BHXHnăm 2006 và các văn bản hướng dẫn Bên cạnh đó cũng có một số luận văn nghiêncứu về quy định BHXH tự nguyện trong Luật BHXH năm 2014 Song, cho đến nay,chưa có công trình nào nghiên cứu về thực tiễn thi hành BHXH tự nguyện tại thànhphố Hải Phòng

Như vậy, có thê thấy rằng, tuy là đề tài không mới, nhưng việc nghiên cứuđối tượng mới đó là quy định của pháp luật BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm

xã hội năm 2014, có hiệu lực từ năm 2016 và thực tiễn thi hành pháp luật BHXH tự

nguyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá và

Trang 12

tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu một số van đề lý luận về BHXH

tự nguyện Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trungphân tích thực trạng pháp luật về BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật hiệnhành và thực tiễn thi hành tại thành phố Hải Phòng Thông qua việc đánh giá nhữngđiểm bất cập của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH tại thành phốHải Phòng, luận văn đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định vềBHXH tự nguyện và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luậtBHXH tự nguyện tại thành phố Hải Phòng theo hướng phù hợp hơn với sự pháttriển về kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay

Từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:

Một là, nghiên cứu dé làm rõ hơn một số van dé lý luận về BHXH tự nguyện

Hai là, phan tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành

về BHXXH tự nguyện ở Việt Nam

Ba là, nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH

tự nguyện tại thành phố Hải Phòng Từ đó, rút ra những nhận xét về ưu điểm cũngnhư những van đề còn tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật BHXH tự nguyệntại thành phố Hải Phòng

Bốn là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về

BHXH tự nguyện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện tại

thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam vềBHXH tự nguyện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bảnhướng dẫn thi hành Cùng với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về

BHXH tự nguyện, luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật BHXH tự

Trang 13

gia trên thé giới có liên quan đến BHXH tự nguyện cũng là đối tượng, phạm vi

nghiên cứu của luận văn.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề: đối tượng tham giaBHXH tự nguyện; các chế độ BHXH tự nguyện; nguồn thực hiện BHXH tự nguyện,thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện và giải quyết khiếu nại về BHXH tự nguyện

Luận văn không nghiên cứu vấn đề:

- Quản lý nhà nước và quản lý quỹ BHXH, bao gồm các vấn đề về thanh tra,khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH tự nguyện, quan lý suiunghiệp về BHXh tự nguyện, vì đây là những van dé chung bao gồm cả bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chứ pháp luật không quy định riêng choBHXH tự nguyện.

- Giải quyết tranh chấp về BHXH tự nguyện, vì hiện nay chưa có quy địnhriêng về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này, hơn nữa thực tiễn thi hành BHXH

tự nguyện ở thành phô Hải Phòng cho thấy chưa có tranh chấp về BHXH tự nguyện

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung, vì mặc dù đây cũng là loại hình bảo hiểm mangtính tự nguyện, song do những đặc điểm riêng mà bảo hiểm hưu trí bổ sung được ápdụng như một hình thức bổ sung cho BHXH bắt buộc Vi thế, luận văn cũng khôngnghiên cứu vấn đề này

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết Mác Lênin bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử Theo

-đó, vấn đề pháp luật BHXH tự nguyện được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động

và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tô kinh tế, xã hội ở ViệtNam Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm, địnhhướng của Đảng và nhà nước về chính sách BHXH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dụng dé thực hiện luận văn baogồm các phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, so sánh, so sánh luật học,tổng hợp, dự báo khoa học

Trang 14

nguyện và khái quát các nội dung pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện Cùng vớiviệc đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật BHXH tự nguyện tại thành phố Hải Phòng,luận văn đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật vànâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXH tự nguyện ở thành phó Hải Phòng.

Y nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp kiến thức cho những người đang làmcông tác thực tiễn về BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng, cho người

tham gia BHXH tự nguyện Qua đó, giúp họ thực thi pháp luật BHXH tự nguyện

một cách chính xác, đảm bảo quyền lợi tối đa Bên cạnh đó, luận văn cũng là nguồntài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến pháp

luật BHXH tự nguyện nói riêng, pháp luật BHXH nói chung.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng vàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện vàquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thànhphố Hải Phòng

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thihành pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Hải Phòng

Trang 15

TU NGUYEN VA QUY DINH CUA PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH

VE BAO HIEM XA HOI TU NGUYEN

1.1 Một số van đề ly luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện va pháp luật bảo hiểm

xã hội tự nguyện

1.1.1 Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đốivới NLD khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mat khả năng laođộng hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập

trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động, NLD va sự bảo trợ cua Nha

nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và cho gia đình họ, góp phần bảo

đảm an toàn xã hội.

Trên thế giới, khi BHXH mới ra đời, các quốc gia chỉ quy định về BHXH bắtbuộc, áp dụng đối với một số đối tượng nhất định có tham gia quan hệ lao động.Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, tuổi thọ của NLĐ càng cao, nhu cầu về bảo hiểmthu nhập của NLD càng cấp thiết.' Trên thế giới hiện nay có hai mô hình BHXH tựnguyện: BHXH tự nguyện áp dụng như một hình thức bảo hiểm bổ sung cho BHXHbắt buộc và BHXH tự nguyện áp dụng cho NLD tự nguyện tham gia Mặc dù mangtính chất tự nguyện nhưng chính sách BHXH tự nguyện vẫn là chính sách do Nhà nướcban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia Nhà nước quy định mức đónggóp dé hình thành quỹ BHXH tự nguyện đủ lớn dé chi trả cho người tham gia BHXH

tự nguyện và xây dựng các chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện làloại hình bảo hiểm xã hội hình thành trên cơ sở kết hợp giữa tô chức, bảo trợ của

Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2018, tr.85.

Trang 16

chức và quản lý ma NLD tự nguyện tham gia, được lựa chọn tham gia, được lựa

chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân nhằm đảmbảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ và gia đình khi họ hết khả năng lao độnghoặc chết, góp phần dam bảo an toàn xã hội”

Khái niệm BHXH tự nguyện ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định tại Luậtbảo hiểm xã hội năm 2006: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã

hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương

thức đóng phù hợp với thu nhập của minh dé hưởng bảo hiểm xã hội” Kế thừa quyđịnh này, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tại khoản 3 Điều 3 đưa ra định nghĩa:

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người

tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của

mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người thamgia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”

Có thê thấy, định nghĩa về BHXH tự nguyện theo pháp luật Việt Nam năm

2014 đã có sự b6 sung so với Luật bảo hiểm xã hội 2006 Theo đó, định nghĩa đãnhân mạnh vai trò của Nhà nước trong BHXH tự nguyện, đồng thời định nghĩa cũngđưa ra 2 chế độ mà người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng đó là chế độ hưu trí

và chế độ tử tuất Có thé thay, định nghĩa về BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xãhội 2014 cụ thé hơn, rõ ràng hơn so với định nghĩa về BHXH tự nguyện trước đó, từ

đó giúp NLD dễ hiểu hơn về BHXH tự nguyện và có cái nhìn tổng quát nhất về loạihình bảo hiểm này Tuy nhiên việc quy định các chế độ BHXH tự nguyện trong kháiniệm này phần nào làm hạn chế việc mở rộng chế độ BHXH tự nguyện

Vì thế, từ những quan điểm trên, luận văn đưa ra cách hiểu về BHXH tựnguyện như sau: BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ

* Nguyễn Xuân Thu (2006), “Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Tạp chí luật học, (9), tr.49-55.

> Phạm Thị Định (2015), Giáo trình Kinh té Bảo hiểm, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Dai học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội, tr.53.

Trang 17

chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với

thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội déhưởng chế độ BHXH

Từ khái niệm BHXH tự nguyện nêu ra, có thé thay BHXH tự nguyện có cácđặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đôi tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là người laođộng không tham gia quan hệ lao động và có thu nhập Ổn định

Đây là điểm khác với BHXH bắt buộc, bởi BHXH bắt buộc chủ yếu áp dụngđối với NLĐ có tham gia quan hệ lao động, còn NLĐ tham gia BHXH tự nguyện,theo pháp luật Việt Nam, là người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc Bởi

vì, dù không tham gia quan hệ lao động song theo quy luật tự nhiên, họ cũng sẽ gia

và chết Khi về già, hết khả năng lao động, thu nhập của họ sẽ bị giảm sút hoặckhông còn làm việc dé có thu nhap, vi thé ho sẽ khó được bao đảm đời song, trongkhi nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh nhiều khi tăng lên Bởi vậy, khitham gia BHXH tự nguyện, họ sẽ có khoản trợ cấp đáp ứng nhu cầu của đời sống.Khi chết, BHXH tự nguyện sẽ trợ cấp tiền mai táng và trợ cấp một lần cho thânnhân của họ nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình ho

Hơn nữa, khi còn trẻ khỏe đi làm, có thu nhập, họ cũng phải có trách nhiệm

đối với bản thân mình Dé được hưởng chế độ BHXH tự nguyện, NLD phải cónghĩa vụ đóng phí vào quỹ BHXH Và để có tiền đóng phí vào quỹ, họ phải có thunhập ôn định Mức thu nhập này được quy định khác nhau ở các quốc gia Ở ViệtNam, NLD phải có thu nhập ít nhất bang mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn vàtối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở

Thứ hai, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn

mức phí và phương thức đóng phí vào quỹ BHXH.

Trên cơ sở thu nhập ôn định mà pháp luật quy định, NLD tự lựa chọn mứctiền phù hợp với thu nhập của mình để phí vào quỹ BHXH Mức phí này được thayđổi nêu mức thu nhập của NLD thay đổi va NLD được NLD lựa chọn

Trang 18

Điểm đặc biệt của BHXH tự nguyện nữa la NLD được lựa chọn phương thứcđóng phi chứ không mang tinh ấn định như BHXH bắt buộc Theo đó, NLD tùy vàothời điểm ôn định nguồn thu nhập của mình mà lựa chọn thời điểm đóng phí Có thétheo phương thức đóng hàng tháng, nhiều tháng hoặc nhiều năm đóng phí một lần.

Việc linh hoạt trong lựa chọn mức phí đóng và phương thức đóng phi cho NLD

tham gia BHXH tự nguyện chính là nhằm tạo điều kiện cho NLĐ được tham giaBHXH, được hưởng các quyền lợi về BHXH

Thứ ba, phạm vi của BHXH tự nguyện chỉ áp dụng với một số chế độ nhất định.Loại hình bảo hiểm này áp dụng chủ yếu ở một số chế độ có tính chất dài hạn do đốitượng của BHXH tự nguyện chủ yếu là người không tham gia quan hệ lao động hoặctham gia nhưng không 6n định, thường là những người lao động tự do, có công việc vàthu nhập bap bênh, do vậy họ chỉ quan tâm đến những loại hình có tính thiết thực phùhợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của họ Tùy vào quy định của pháp luật các quốcgia mà BHXH tự nguyện được thực hiện gồm những chế độ nào, song nhìn chung

so với các chế độ của BHXH bắt buộc thì các chế độ BHXH tự nguyện ít hơn ỞViệt Nam, chế độ BHXH tự nguyện bao gồm 2 chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tửtuất Bởi pháp luật chú trọng các chế độ khi NLĐ hết khả năng lao động Hơn nữa,

có thé do kinh nghiệm quản lý và thực hiện BHXH nên chưa triển khai các chế độkhác Ở nhiều quốc gia, như Trung Quốc, chế độ BHXH tự nguyện còn bao gồmchế độ thai sản được áp dụng đối với lao động nữ trong độ tuôi sinh đẻ

Thứ tw, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước

hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội

Nếu như BHXH bắt buộc hoàn toàn do NLD và NSDLD đóng phí BHXH thì

ở BHXH tự nguyện, khi NLD tham gia thì sé được nhà nước hỗ trợ thêm tiền đóng.Việc hỗ trợ này nhằm mục đích bảo đảm cho nguồn đóng BHXH tự nguyện đượctăng lên, theo đó bảo đảm được các chế độ cho NLD tham gia Mức hỗ trợ tùy thuộcvào quy định của pháp luật từng thời kỳ, đồng thời tùy thuộc vào mức đóng củaNLD Đối với những người có mức phí đóng thấp sẽ được hỗ trợ nhiều hon so vớitrường hợp ngược lại Đặc điểm này vừa thể hiện điểm riêng của BHXH tự nguyện,

Trang 19

đồng thời vừa thé hiện chính sách nhân văn của Dang và nhà nước trong việc pháttriển BHXH tự nguyện.

1.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có vai trò rất lớn, được thể hiện trên các mặt sau:Thứ nhất, bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phan 6n định đời sống của người

tham gia BHXH, đảm bảo an toàn xã hội.

Những người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế hoặc bù dap motphan thu nhap khi ho bi suy giam, mat kha năng lao động, chết do đối tượng thamgia BHXH tự nguyện là những NLD tự do, hầu như không có quan hệ lao động vớingười sử dụng lao động, thu nhập thường không 6n định như: nông dân, người kinh

doanh, buôn bán tự do, Việc tham gia BHXH tự nguyện còn giúp NLD có ý thức

trong việc tiết kiệm đầu tư những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cầnthiết chỉ dùng khi già yếu, mat sức lao động, góp phan ôn định cuộc sống cho bảnthân và gia đình Nhờ có sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời màngười tham gia BHXH tự nguyện được bảo đảm đời sống 6n định và lâu dài Từ đógóp phần bảo đảm an sinh xã hội của đất nước

Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần thực hiện công bằng xã hội.Phân phối trong BHXH tự nguyện là sự chuyền dịch thu nhập mang tính xãhội, là sự phân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xuhướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyên dich thu nhập củanhững người khỏe mạnh, may mắn có việc làm 6n định cho những người tuôi già,hết khả năng lao động BHXH tự nguyện góp phần tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nângcao tính cộng đồng xã hội, cùng truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa những NLĐtrong xã hội và góp phần thực hiện công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập xã hộitrên cơ sở sự tương trợ dé thiết lập hệ thống an sinh xã hội bền vững Ở các nướcphát triển và đang phát triển, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân hóa giàunghèo ngày càng gia tăng Chính phủ các nước đều đưa ra các chính sách dé giảmdan khoảng cách giàu, nghèo, chính vì vậy, chính sách BHXH tự nguyện là một

Trang 20

trong những chính sách tạo sự bình đắng cho NLĐ, góp phần làm giảm bớt khoảngcách giữa người giàu và người nghèo.”

Thứ ba, BHXH tự nguyện góp phần thúc day tăng trưởng và phát triển kinh

tế của đất nước

Trong nên kinh tế hàng hoá, vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn, các chủ thé có thé huyđộng vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ tiết kiệm, phát hành cô phiếu, đi vay Nguồn quỹ BHXH do NLD tham gia BHXH tự nguyện đóng góp tạo nên mộtkhoản tiền tạm thời nhàn rỗi được sử dụng cho hoạt động đầu tư sinh lời Nguồntiền này được cơ quan quản lý quỹ đem đầu tư sinh lời đồng thời góp phần vào côngcuộc đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước BHXH tự nguyện có vai tròphân phối, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ dự phòng, tạo cơ chế chia sẻ, nhằm giảmbớt những rủi ro, góp phần phòng tránh và hạn chế tốn thất, đảm bảo an toàn chosản xuất và đời song xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội Về cơ bản,nguồn kinh phí dé thực hiện chính sách BHXH tự nguyện do NLD tham gia đónggóp, Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo cho quỹ BHXH không bị phá sản đã giảm bớt

được “gánh nặng” cho Ngân sách Nhà nước, nhưng Nhà nước vẫn thực hiện được

mục tiêu an sinh xã hội lâu dài và bền vững, góp phan đảm bao sự 6n định và pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbăng, dân chủ, văn minh”.

1.1.2 Pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.1.2.1 Khải niệm pháp luật bao hiểm xã hội tự nguyện

Pháp luật BHXH tự nguyện là một bộ phận cầu thành pháp luật BHXH và làmột trong những nội dung thuộc chính sách an sinh xã hội, vì vậy nó phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia Xuất phát từ những nhu cầucủa cuộc sống là đảm bảo thu nhập khi NLĐ hết khả năng lao động hoặc chết màBHXH tự nguyện xuất hiện bên cạnh BHXH bắt buộc như một nhu cầu khách quan.Hiẹn nay, BHXH tự nguyện được thực hiện rộng rãi trên thế ĐIỚI Ở mỗi quốc gia

4 Nguyễn Hữu Chí, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Ha Nội, 2012, tr 84.

Trang 21

khác nhau, có trình độ phát triển dân trí khác nhau thì chính sách, pháp luật vềBHXH tự nguyện cũng có những điểm khác nhau Dù trình độ dân trí có khác nhau

nhưng loại hình BHXH tự nguyện là loại hình được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn

tự nguyện của người tham gia, bằng cách đóng góp một phần thu nhập của mình đểđược hưởng chế độ BHXH nhăm giảm bớt những khó khăn khi NLD hết khả nănglao động bị giảm hoặc mat thu nhập BHXH tự nguyện là một chính sách xã hội củaquốc gia nhưng đồng thời cũng là công cụ của Nhà nước nhăm tham gia vào việcphân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý giữa các tầng lớp xã hội, giúp thựchiện xây dựng chế độ an sinh xã hội lâu dài và bền vững, góp phần dam bảo sự 6nđịnh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ở Việt Nam, pháp luật BHXH được biết đến từ rất sớm, tuy nhiên các quyđịnh pháp luật về BHXH tự nguyện tại Việt Nam mới được cụ thể tại Luật BHXH

2006 va được sửa đổi, hoàn thiện hơn trong Luật BHXH 2014 Theo đó, pháp luậtBHXH tự nguyện điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động BHXH vàphải bao quát được hết các khâu từ quy định về đối tượng tham gia, mức đóng phí,mức hưởng bảo hiểm cho đến quy định về thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện, mứcphí và phương thức đóng phí BHXH tự nguyện và các vấn đề khác có liên quan

Từ đó, có thể hiểu pháp luật BHXH tự nguyện là hệ thống những quy định

do Nhà nước ban hành, quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, mức phí

và phương thức đóng phí, các chế độ BHXH tự nguyện, thủ tục hưởng quyền lợi,quản lý của nhà nước và vấn đề khác về BHXH tự nguyện

1.1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội của mỗi quốcgia Việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện đều tuân theo những nguyên tắcnhất định Cụ thể như sau:

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện

của người tham gia.

Đây là nguyên tắc quan trọng của BHXH tự nguyện Khác với BHXH bắtbuộc là loại hình BHXH mà NLD và người sử dụng lao động phải bắt buộc tham

Trang 22

gia theo quy định của pháp luật BHXH tự nguyện thực hiện hoàn toàn trên cơ sở tự

nguyện của NLĐ tham gia, họ được quyền tự quyết định có tham gia BHXH tựnguyện hay không Người tham gia được lựa chọn mức đóng bao nhiêu, đóng bằngphương thức nào phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của bản thân

Nguyên tắc này xuất phát từ đối tượng của BHXH tự nguyện, người thamgia BHXH tự nguyện thường là những NLD có thu nhập thấp va không ổn định nên

họ cần được tạo điều kiện phù hợp với nhu cầu đề thuận lợi hơn cho họ khi tham giaBHXH tự nguyện Chính nguyên tac nay tao diéu kién cho moi NLD trong xã hội,

dù giữa họ có sự chênh lệch về mức thu nhập Tuy nhiên, sự tự nguyện cua NLDphải trên cơ sở quy định của pháp luật Đây là điểm khác với bảo hiểm thương mại,Nhà nước chỉ ban hành những nội dung cơ bản nhất còn các chính sách, chiến lược

cụ thé là do các công ty bảo hiểm thực hiện Đối với BHXH tự nguyện, Nhà nướcquy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung về đối tượng

tham gia, giới hạn mức phí đóng và phương thức đóng phí, thủ tục thực hiện đóng

phí và chi trả quyền lợi Đặc biệt là, mặc dù có tính tự nguyện nhưng chế độ ápdụng lại có tính bắt buộc, chỉ 2 chế độ: hưu trí và tử tuất

Tứ hai, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập

của người lao động.

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở đối tượng của BHXH tự nguyện là thu nhậpcủa NLD Nếu thu nhập này bị biến động mà suy giảm hoặc mat đo suy giảm thunhập thi NLD được thay đổi mức phí đóng Mức thu nhập được bảo hiểm là mứcthu nhập do NLD lựa chọn trên cơ sở thu nhập thực tế của minh và trong khung quy

định của pháp luật.

Khác với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện hoàn toàn do NLĐ đóng Quyđịnh này xuất phát từ việc do NLD không tham gia quan hệ lao động hoặc có thamgia nhưng đã được người sử dụng lao động trả tiền BHXH vào tiền lương hằngtháng Ví dụ lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc theo hợp đồng lao động

có thời hạn dưới | tháng,

Trang 23

Thứ ba, mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tinh trên co sở thời gianđóng và mức đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng BHXH tự nguyện là khoảng thời gian được tính từ khi NLD

bắt đầu đóng BHXH tự nguyện cho đến khi dừng đóng Trường hợp NLĐ đóngBHXH tự nguyện không liên tục thì thời gian đóng BHXH tự nguyện dé hưởng chế

độ là tổng thời gian đã đóng BHXH Khi NLD có thời gian đóng BHXH tự nguyệnlâu hơn thì sẽ được hưởng quyền lợi nhiều hơn so với trường hợp ngược lại Ngoài

ra, mức hưởng BHXH tự nguyện còn tính trên cơ sở mức phí đóng vào quỹ BHXH.

Theo đó, NLD có mức thu nhập cao hơn, thì khi nghỉ hưu họ sẽ hưởng mức trợ cấpcấp cao hơn trường hợp ngược lại

Sở dĩ pháp luật BHXH tự nguyện chú trọng nguyên tắc này, bởi xuất phát từ

sự công bằng xã hội giữa đóng góp và hưởng thụ BHXH tự nguyện Đồng thời bảođảm khả năng chỉ trả của quỹ BHXH Bởi nếu NLĐ đóng góp trong thời gian ngắn

và mức phí đóng thấp sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn về tài chính của quỹ, đồng thờikhông bảo đảm công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ vì thế sẽ dẫn đến vỡ quỹ

Thứ tw, bảo đảm sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.Trên thực tế, tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của quan hệ lao động màNLD có thé có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH

tự nguyện Pháp luật Việt Nam đã quy định khá chi tiết về việc chuyên đổi giữa hailoại hình bảo hiểm nay va NLD trong cùng một thời điểm chỉ có thé tham gia đóngBHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện Nguyên tắc này nhằm dé đảm bảo quyềnlợi của NLĐ, khi quan hệ lao động luôn luôn có sự thay đổi không ngừng trong điềukiện kinh tế có nhiều biến chuyền

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường mà quan hệ lao động nói riêng vacác quan hệ kinh tế khác nói chung luôn có sự thay đổi không ngừng Đồng thời,yêu cầu càng cao về trình độ lao động kỹ thuật có thê làm NLĐ ở khu vực phi chínhthức chuyền sang khu vực chính thức và ngược lại Người lao động có quyên tham

gia BHXH tự nguyện khi không tham gia quan hệ lao động hoặc có tham gia quan

hệ lao động nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy địnhcủa pháp luật Nếu NLD vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian

Trang 24

tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trên cơ sở thời

gian đóng phí vào quỹ BHXH ở cả hai loại hình.

1.1.2.3 Nội dung pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của BHXH tự nguyện đối với đờisong NLD cũng như trong đời sống xã hội, nên hầu hết các quốc gia đều quy định

cụ thê về BHXH tự nguyện Tuy quy định của các quốc gia khác nhau, song nhìnchung đều bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện về nguyên tắc là mọi NLĐ có nhu cầutham gia, đó là những đối tượng lao động là công dân, đang trong độ tuôi lao động,

có thể là người không tham gia hoạt động kinh tế như: người làm nội trợ trong giađình hoặc đang tham gia hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực, ngành nghề như: laođộng tự do, lao động nông thôn, có nhu cầu và có khả năng tham gia BHXH tựnguyện Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người đóng góp phí BHXH để bảohiểm cho mình dé được BHXH Đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện chỉ

là NLD Người sử dụng lao động không đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện, đây la

điểm khác biệt so với BHXH bắt buộc

Ở một số nước trên thé giới, bên tham gia BHXH tự nguyện có thé là người

sử dụng lao động, NLD và có thể có sự tham gia của Nhà nước Ở Nhật Bản, chế độhưu trí toàn dan đã được hình thành vào năm 1961 Trong tổng số 69,89 triệu NLDđược chia thành 3 nhóm tham gia BHXH tự nguyện: Nhóm 1 là lao động cá thé,

nông dân, người không có việc làm, sinh viên, ; Nhóm 2 là lao động trong khu

vực tư nhân và Nhà nước tham gia chế độ hưu trí cho NLĐ; Nhóm 3, là nhữngngười ăn theo như vợ hoặc chồng sống dựa vào thu nhập của NLĐỶ

Ở Đức, những người tham gia BHXH tự nguyện bên cạnh BHXH bắt buộc lànhững người thực hiện lao động một cách độc lập và có thể đề nghị được tham gia

> Từ Nguyễn Linh (2007), Tổng quan về hệ thong an ninh xã hội và bảo hiểm xã hội của Nhật Ban, Tạp chí

bao hiém xã hội, (2), tr.5-8.

Trang 25

chế độ BHXH tuéi già với điều kiện đã làm việc không ít hơn 5 năm.” Trong trườnghợp này họ cũng hưởng chế độ như người làm công ăn lương Bên tham gia BHXH

tự nguyện là những người không thuộc diện tham gia BHXH bat buộc, đó là nhữngngười đóng phí vào quỹ BHXH tự nguyện do Nhà nước quản lý để hưởng quyền lợibảo hiểm Vai trò tham gia của NLĐ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và chủyếu trong co câu tham gia BHXH tự nguyện Xuất phát từ đặc điểm của đối tượngtham gia BHXH tự nguyện là những NLD có công việc không ổn định, thu nhậpbap bênh, có thé có sự hỗ trợ của Nha nước nham mục đích bảo vệ lực lượng laođộng trong xã hội, góp phần 6n định cuộc sống của NLD, thúc đây sự phát triểnkinh tế

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành hai tiểu hệ thống

là BHXH tự nguyện đối với lao động tự do và BHXH tự nguyện déi với nông dân

tự đo Đối tượng của BHXH tự nguyện đối với lao động tự do bao gồm: NLD độclập không có quan hệ lao động: vợ hoặc chồng thất nghiệp của lao động trong khuvực nông nghiệp; những người nội trợ; những người gốc Thổ có quốc tịch nướcngoài; vợ hoặc chồng trong khu vực nông nghiệp, thân nhân của những người Thổđịnh cư ở nước ngoài do điều kiện phải sống phụ thuộc và không có công việc 6nđịnh Đối tượng của BHXH tự nguyện đối với nông dân tự do gồm những người laođộng tự do không thuộc đối tượng của BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở Phan Lan là mọi nông dân từ 18 tuôitrở lên bắt buộc phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân, từ 14đến 17 tuổi có thể tham gia BHXH tự nguyện Ngoài ra, những người trên 65 tuổicũng được tham gia BHXH tự nguyện cho chế độ bảo hiểm tai nan.’

Còn ở Ba Lan, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm những ngườikhông đáp ứng được các điều kiện đối với BHXH bắt buộc, đó là những người làm

° Ủy ban các van đề xã hội của Quốc hội (2007), Pháp luật một số nước trên thé giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội,

tr.23.

7 Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số nước trên thế giới,

Thông tin Khoa học bảo hiém xã hội, (3), tr 9-13

Trang 26

việc trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đìnhhọ.Š

- Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ BHXH tự nguyện là những quyền lợi mà người tham gia nhận được

khi tham gia BHXH tự nguyện phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng của

người tham gia Theo quy định của ILO trong Công ước số 102 năm 1952, dé dambảo mức tối thiểu, thì trong quy định BHXH các nước thành viên cần lựa chọn ítnhất là ba trong chín chế độ Trong đó, phải có ít nhất một trong các chế độ: bảohiểm thất nghiệp, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật và tiền tuất.Như vậy, ILO không quy định rõ BHXH tự nguyện phải áp dụng chế độ nào Bởivậy, các chế độ BHXH tự nguyện được áp dụng linh hoạt tùy theo điều kiện củatừng quốc gia

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Pháp áp dụng các chế độ sau: Bảo hiểm hưu trí;Bảo hiểm 6m đau, sinh đẻ, thương tật; Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp; Bảo hiểm thấtnghiệp đối với những người làm công trong nông nghiệp; Trợ cấp gia đình.” Còn ở

Ba Lan, các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm tai nạn, ốm đau và thai sản `” Phápluật BHXH tự nguyện Thổ Nhĩ Ky ap dụng các chế độ mat sức lao động, chế độ bảohiểm tuổi già và chế độ tử tuất (chế độ tuất chỉ áp dụng đối với lao động tự do,không áp dụng đối với nông dân) Phần Lan là một nước phát triển và nông dân chỉchiếm 7% trong tổng số dân, thu nhập của người nông dân khá da dang và thu nhập

từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 50% trong tổng thu nhập Đây là điều kiện rất lýtưởng để người nông dân có thể tham gia BHXH tự nguyện Hệ thống BHXH tựnguyện đối với nông dân ở Phần Lan bao gồm BHXH dài hạn (hưu trí, tàn tật) vàBHXH ngắn hạn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)

Š Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số nước trên thé giới, Thông tin Khoa học bảo hiểm xã hội, (3), tr 9-13

? Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số nước trên thé giới, Thông tin Khoa học bảo hiểm xã hội, Hà Nội, tr 27

!° Định Công Tuấn (2008), Hệ thong An sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Khoa học

Xã hội, Hà Nội, tr 28

Trang 27

Trong pháp luật BHXH tự nguyện ở một số quốc gia có quy định nhiều chế

độ khác nhau cho NLD lựa chọn tuỳ vào khả năng và nguyện vọng của họ Trên thếgiới, đa số các nước đều thực hiện BHXH tự nguyện dưới hai dạng: Dạng thứ nhất,

áp dụng cho những đối tượng chưa có điều kiện tham gia BHXH bắt buộc như lao

động độc lập, lao động nông nghiệp nhỏ lẻ Dạng này thường chỉ là bước quá độ

cho BHXH bắt buộc vì khi kinh tế thị trường phát triển thì những lao động loại nàycàng có thu nhập 6n định và càng có điều kiện tham gia BHXH theo loại hình bắtbuộc Dạng thứ hai, thường áp dụng cho những đối tượng đã tham gia BHXH bắtbuộc nhưng có nhu cầu được bảo đảm cao hơn trong tương lai và hiện tại có khảnăng về thu nhập để đóng BHXH tự nguyện Ở Việt Nam, BHXH tự nguyện chỉthực hiện 2 chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tử tuat

Dé xây dựng hệ thống các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp, ngoài việc kếthừa những tri thức về BHXH của thế giới, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thê Bởi lẽ, trong kết cấu củamột chế độ của BHXH tự nguyện, bao giờ cũng xác định rõ đối tượng tham gia vàđối tượng được hưởng, mức đóng góp, các điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gianhưởng, Những van dé này phụ thuộc vào đường lối, chủ trương và điều kiện kinh

tế - xã hội của mỗi quốc gia

- Phương thức đóng và mức đóng bhxh tự nguyện của người lao động

Người lao động đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịutrực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyềnlợi của họ một cách chặt chẽ Người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ

BHXH cho người lao động một mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình

trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mặtkhác nó giảm bớt đi sự căng thắng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy nhữngmâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ Nhà nước tham gia đóng góp một phần vàoquỹ BHXH trên cương vị của người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích pháttriển kinh tế 6n định xã hội Do mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâuthuẫn mà hai bên không thể tự giải quyết được Nhà nước buộc phải tham gia nhằmđiều hoà mọi mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật

Trang 28

Không chỉ có như vay nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt

động BHXH được 6n định Phương thức đóng góp BHXH của người lao động vàngười sử dụng lao động hiện nay van còn tồn tại hai quan điểm Quan điểm thứnhất: là phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanhnghiệp Quan điểm thứ hai: Phải căn cứ vào thu nhập cơ bản của người lao độngđược cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế để xác định mức đóng góp BHXH.Mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịutoàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động Chính phủ tra chi phí y tế và trợ cấp giađình, các chế độ còn lại do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng gópmỗi bên một phần như nhau Một số nước khác lại quy định, chính phủ bù thiếu,

cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH Quỹ BHXH tự nguyện

là quỹ tài chính tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ tham gia

BHXH tự nguyện, sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác, được sử dụng chủyếu dé chi trả trợ cấp cho những trường hợp được BHXH tự nguyện quy định QuỹBHXH giữ vai trò là “xương sống” của cả hệ thống BHXH tự nguyện, bảo đảmnguồn tài chính cho mọi sự hoạt động của hệ thống này Tuy nhiên, ở mỗi nước quy

định tỷ lệ đóng góp khác nhau.

Chăng hạn, ở Ba Lan, quỹ BHXH tự nguyện hình thành từ đóng góp của chủtrang trại và nông dân Tuy nhiên, quỹ BHXH tự nguyện cũng chủ yếu do Nhà nướctài trợ (phần đóng góp của người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đảm bảo được 10%chi trả các chế độ và các hoạt động) Do vậy, việc đóng góp này chủ yếu mang tính

“trách nhiệm” của người muốn tham gia BHXH tự nguyện '' Ở Phần Lan, mức đóng

BHXh tự nguyện cho nông dân khá cao va tỷ lệ ngày càng tăng (trên 20% thu nhập cá

nhân) tuy nhiên 4/5 trong số này là do Nhà nước hỗ trợ Quỹ BHXH tự nguyện tạiPháp được hình thành trên cơ sở đóng góp của người tham gia bảo hiểm và được Nhànước hỗ trợ khi cần thiết ˆ Quá trình diễn ra các hoạt động thu - chi bằng tiền từ quỹBHXH được tiến hành trên cơ sở luật lệ của Nhà nước Quỹ BHXH là quỹ được hạch

!! Viên khoa học lao động và xã hội (2011), “Tổng quan về hệ thong an sinh xã hội của Trung Quốc - Nhận xét và kiến nghị của Đoàn công tác tại Trung Quốc”,

http: //ilssa.org.vn/NewsDetail.asp? NewsId=29 | &CatId=32,), ngày truy cập 12/8/2018.

? Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cua một số nước trên thé giới,

Thông tin Khoa học bảo hiểm xã hội, Hà Nội, tr.16

Trang 29

toán độc lập, đảm bảo nguyên tắc vững chắc, bảo toàn và phát triển, không được phépthâm hụt hoặc đồ vỡ và khi cần thiết nhà nước có thể bảo trợ.

Khác với BHXH bắt buộc, nguồn hình thành quỹ BHXH tự nguyện được hìnhthành chủ yếu từ sự đóng góp của NLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước Ngoài ra quỹBHXH tự nguyện còn có những nguồn thu khác Nguồn quỹ BHXH được sử dụngvào các mục đích: Chi trả các chế độ BHXH tự nguyện cho NLD theo quy định; chiquản ly; chi đầu tư dé bảo toàn và tăng trưởng quỹ; chi dự phòng Trong đó, chi trảcác chế độ BHXH tự nguyện là khoản chỉ quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong chỉBHXH tự nguyện, nhăm thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH tự nguyện

- Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện thường được quy định không giống nhau

ở các nước Phụ thuộc vào cơ cấu tô chức, các điều kiện về kinh tế - xã hội, dân cư,

mà các quốc gia sẽ có những quy định riêng biệt về thủ tục thực hiện BHXH tựnguyện cũng như cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục đó

Tại Đức, có sự phân chia ra việc quản lý và thực hiện các hình thức BHXH.

BHXH bắt buộc do Nhà nước quản lý và BHXH tự nguyện do tư nhân đảm nhiệm

Bởi vậy thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện tại Đức sẽ được thực hiện tại các công

Riêng ở Việt Nam, thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện được thực hiện tại các đại lý.

Người tham gia cần đến các đại lý thu BHXH tự nguyện tại bưu điện huyện, thị xã,thành phố dé mua BHXH tự nguyện và được hướng dẫn làm thủ tục đóng BHXH mộtlần để hưởng lương hưu Thủ tục gồm có: Tờ khai đăng ký tham gia BHXH (đăng kýlần đầu), số BHXH (nếu đã từng tham gia BHXH), tờ khai thay đổi thông tin ngườitham gia (nếu thay đổi mức đóng, phương thức đóng) Đối với các trường hợp có yêucầu đóng ngay một lần cho số tháng còn thiếu đề giải quyết ngay chế độ hưu trí thì có

Trang 30

thé đóng va nộp yêu cầu hưởng chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.

Còn thủ tục hưởng BHXH tự nguyện được thực hiện tại cơ quan BHXH.

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tham gia BHXH là nguyện vọng chính đáng của mọi NLĐ và nhu cầu thamgia BHXH tự nguyện là rất lớn Từ lâu các quy định về BHXH tự nguyện đã đượcmanh nha hình thành từ trong các quy định về BHXH bắt buộc, cụ thể là tại Quyếtđịnh số 292/BCNLĐ ngày 15/11/1982 kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độBHXH đối với xã viên các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất tiêu thủ công nghiệp

do Liên hiệp tiểu thủ công nghiệp Trung ương đã ban hành

Nhận rõ được tầm quan trọng của BHXH đối với người lao động và xã hội,tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đãban hành Luật bảo hiểm xã hội, trong đó đã dành chương IV (từ Điều 69 đến Điều79), Mục 2 Chương IV ( từ Điều 98 đến Điều 101) và một số điều khoản có liênquan để quy định về BHXH tự nguyện Quy định này có hiệu lực từ ngày01/01/2008 và được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướngdẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXHhướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 190/2007/NĐ-CP và Nghị định số134/2008/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH đối với

người tham gia BHXH tự nguyện.

Sau 6 năm thực hiện, Luật BHXH 2006 đã phát huy được những vai trò nhấtđịnh của BHXH đối với xã hội Tuy nhiên thực tế tình hình kinh tế, xã hội đất nước

đã có nhiều chuyền biến và thay đổi, đòi hỏi các quy định về BHXH tự nguyện cần

có sự sửa đồi, bố sung hợp lý hơn Chính vì vậy, ngày 20/11/2014, Quốc hội khóaXIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong đó có nhữngđiểm mới ưu việt hơn về BHXH tự nguyện Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực

từ ngày 01/01/2016 Các quy định về BHXH tự nguyện được cụ thê tại Nghị định số134/2015NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội vềBHXH tự nguyện và Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện.1.2.1 Quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trang 31

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 2Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH thì: Đốitượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên vàkhông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định pháp luật Tại khoản

1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định liệt kê rõ các đối tượngtham gia BHXH tự nguyện gồm: 1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao

động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động

làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01năm 2018 trở đi; 2) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng,

tổ dân phó, khu, khu phố; 3) Người lao động giúp việc gia đình; 4) Người tham giacác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương: 5) Xã viênkhông hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;6) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chứchoạt động lao động dé có thu nhập cho bản thân và gia đình; 7) Người lao động đã

đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng dé hưởng lươnghưu theo quy định của pháp luật về BHXH; 8) Người tham gia khác

So với Luật bảo hiểm xã hội 2006, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã có nhữngsửa đổi quan trọng về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đó là bỏ quy định vềtuổi trần tham gia BHXH tự nguyện Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theoquy định tại Luật BHXH 2006 là công dân Việt Nam, trong độ tudi lao động, nhưvậy người đã hết tudi lao động không được tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH

2014 đã bỏ quy định tuổi trần tham gia, chỉ qui định người tham gia BHXH tựnguyện là công dân Việt Nam, đủ 15 tuổi trở lên Đây là một điểm mới góp phan

mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Với cách quy định liệt kê rõ từng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác BHXH dễ dàng làm việc và giải thích

cụ thé cho người tham gia Đồng thời, quy định về đối tượng là người tham gia khác

là quy định mở, mang tính linh hoạt dé cập nhật và có bố sung phù hợp với sự phát

triên không ngừng của tình hình kinh tê xã hội và nhu câu của người tham gia

Trang 32

BHXH tự nguyện Tuy nhiên, việc liệt kê cụ thể, rõ ràng từng đối tượng tham giaBHXH tự nguyện sẽ đễ xảy ra việc thiếu sót đối tượng.

1.2.2 Quy định chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:

Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP

và Thông tư số 01/2016/TTBLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ hưu tríhàng tháng gồm:

- Nam từ 55 tuôi trở lên và nữ từ đủ 50 tudi trở lên đối với người tham giaBHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 nămtrở lên, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc hoặc làm việc nơi

có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên

- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở

xã, phường, thi tran tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu màbảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì đượchưởng lương hưu khi có yêu cầu

- Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tông thời gian đóngBHXH bat buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lênđược hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; có đủ 15 năm làm nghề hoặc côngviệc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên

- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuôi đối với nam, đủ

55 đối với nữ nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm so với thờigian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 10 năm đóng BHXH bắt

Trang 33

buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần, có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyệnthì được đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởngchế độ hưu trí

Như vậy, có thé thấy, pháp luật cũng đã có những quy định về vấn đề liênthông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết củangười tham gia BHXH Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nhưng thờigian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì sẽ không được hưởng chế độ hưu trí Như vậy,quy định chung của pháp luật về BHXH tự nguyện là người lao động được hưởng chế

độ hưu trí ít nhất là đủ 20 năm tham gia BHXH, điều này thiết linh hoạt so với cácquy định của BHXH bắt buộc Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế

độ BHXH khi đóng đủ các khoản phí và phải đạt đến độ tuổi nhất định

Về mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự

nguyện được quy định tại Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội Theo đó, mức lương hưuhàng tháng tính đến trước ngày 1/1/2018 đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độhưu trí được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập hàng tháng đóng BHXH mà

NLD đã lựa chọn đóng tương ứng 34 với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi

năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa băng 75% Từ ngày1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của NLĐ đủ điều kiện được tính bằng 45%

mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH ma NLD đã lựa chon đóng tương ứng

với sô năm đóng BHXH như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm,

năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở di

là 20 năm Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm Sau đó cứ thêm

mỗi năm NLĐ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện để làm căn cứ tính mức bình quânthu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện và tiền lương, tiền công tháng đóng BHXHđược điều chỉnh trên cơ sở chỉ số sinh hoạt của từng thời kỳ Lương hưu hàng thángcũng được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ

Lương hưu hàng tháng cũng được điêu chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ sô giá

Trang 34

sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế Người được hưởng lương hưu được cấp thẻ bảohiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo.

Ngoài ra, còn có một chế độ phụ trong chế độ lương hưu, đó chính là trợ cấpmột lần khi nghỉ hưu Trợ cấp một lần nghỉ hưu là khoản trợ cấp b6 sung cho lươnghưu hàng tháng khi người tham gia BHXH tự nguyện đóng BHXH theo số năm nhấtđịnh do pháp luật quy định Trợ cấp một lần nghỉ hưu được quy định tại Điều 75Luật bảo hiểm xã hội 2014, theo đó “Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xãhội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoàilương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần ” Như vậy, khi nghỉ hưu, ngoài lươnghưu, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần Quy định này đảm bảo quyềnlợi của người lao động phù hợp với thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ BHXH của họ.Chính sách này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lao động nữ vàphù hợp với quy định về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ

Đồng thời, pháp luật cũng quy định về mức trợ cấp một lần, Điều 75 Luậtbảo hiểm xã hội quy đinh: “ Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóngBHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi nămđóng BHXH thì được tính băng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóngBHXH” Việc quy định như vậy đảm bảo công bằng cho người tham gia BHXH với

số năm tham gia nhiều hơn so với quy định, qua đó đã tạo điều kiện cho người lao

động yên tâm công tác và thực hiện các nghĩa vụ tham gia BHXH theo quy định.

- Bảo hiểm xã hội một lan

Trợ cấp BHXH một lần áp dụng đối với người không đủ điều kiện hưởnglương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vàĐiều 7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP Theo đó, những đối tượng được hưởng trợcấp BHXH một lần phải có các điều kiện sau: 1) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tudinhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH; 2) Ra nướcngoài dé định cư; 3) Người dang bị mắc một những bệnh nguy hiểm đến tính mangnhư ung thư, bại liệt, xơ gan cô chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyên sanggiai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế

Trang 35

Quy định này nhằm tạo điều kiện và sự linh hoạt trong việc thực hiện cũngnhư đảm bảo quyên lợi cho người lao động khi họ không đủ số năm đóng BHXHtheo quy định Mức trợ cấp xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH.

Với những người đóng trước năm 2014 là 1,5 thang mức bình quân thu nhập thang đóng BHXH, với những người đóng từ năm 2014 trở đi là 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm

thì mức hưởng BHXH băng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình

quân thu nhập tháng đóng BHXH Trong đó, mức thu nhập tháng đã đóng BHXH

dé tính hưởng BHXH một lần được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theoquy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP Thời điểm tính hưởngBHXH một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH

Bên cạnh đó, quy định pháp luật cũng thể hiện sự linh hoạt khi đưa ra quyđịnh về bảo lưu thời gian đóng BHXH Theo đó NLD dừng đóng BHXH tự nguyện

mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa nhận BHXH một lần thì đượcbảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 78 Luật bảo hiểm

xã hội năm 2014 Quy định này đảm bảo cho người lao động được tiếp tục tham giaBHXH tự nguyện và hưởng những quyền đầy đủ hơn sau khi phát sinh sự kiện làm

gián đoạn quá trình đóng BHXH tự nguyện Tính liên thông của BHXH tự nguyện

và BHXH bat buộc cũng được thé hiện ở quy định này khi thời gian gián đoạn cóthê là khoảng thời gian chuyền tiếp giữa hai loại hình bảo hiểm, hay xuất phát từ đốitượng của BHXH tự nguyện, các đối tượng này thường có thu nhập không ổn định,

do đó quy định này cũng cần thiết và đáp ứng nhu cầu của người tham gia

Có thê thấy, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã có những quy định khá chỉ tiết cụthể, rõ ràng về chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện So với Luật bảo hiểm xã hội

2006, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã có những sửa đổi, bố sung phù hợp hon vớithực tế Đó là:

Về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được qui định chỉ tiết hơn với cácnhóm đối tượng, đặc biệt là nâng dan tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ hưu tríhang tháng với mức thấp hơn Cụ thé với đối tượng nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi,

Trang 36

có đủ từ 20 năm đóng BHXH trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở

lên, từ 1/1/2016 được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất nếu bị suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên thì nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi nămtăng thêm một tuôi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thìmới đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhóm thứ hai nếu bị suy giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi là được hưởng lương hưu.Đồng thời, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng qui định lại cách tính tỷ lệ lươnghưu hàng tháng theo hướng giảm dần Từ 1/1/2018, đối với lao động nam, số nămđóng BHXH dé được hưởng tỷ lệ 45% đầu tiên tăng dan; đối với lao động nữ, 15năm đầu đóng BHXH được hưởng 45%, sau đó thêm 1 năm đóng BHXH chỉ đượctính thêm 2% Đối với người lao động nghỉ hưu ở mức thấp hơn do suy giảm khảnăng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% (so với hiện tại là 1%)

Ngoài ra, Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng điều chỉnh lại cách tính mức bìnhquân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, đối với người chỉđóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tăng dần số năm tínhtiền lương bình quân Điều đó có nghĩa là tiền lương bình quân của những ngườinghỉ hưu sau sẽ thấp hơn so với người nghỉ hưu trước

- Trợ cáp mai tảng

Trang 37

Trợ cấp mai táng là khoản trợ cấp cho người lo mai táng khi người lao độngtham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết Căn cứ theo Điều

80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, những ngườisau đây khi chết thì ngươi lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp: 1) Người lao động có

thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên; 2) Người đang hưởng lương hưu; 3)

Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 thángtrở lên; 4) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp hằng thang đã nghỉ việc

Mức trợ cấp mai táng băng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đóchết Với mức lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2018 là 1.390.000đ thì hiện nay, ngườimai táng sẽ được nhận trợ cấp là 13.900.000đ Khi mức lương cơ sở thay đổi thìmức trợ cấp mai táng cũng thay đổi theo nhằm đảm bảo tương đối phù hợp với tỷ lệ

trượt giá theo từng thời kỳ.

Có thê thấy, theo quy định pháp luật thì những người từ đười 60 tháng trở lênđóng BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng trợ cấp mai táng Trong trường hợpnày thân nhân của người chết sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần Tuy nhiên, cónhững trường hợp người lo mai táng không han đã là thân nhân của người tham giaBHXH tự nguyện, nên họ chưa hắn đã được hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần Do

đó, pháp luật cần có quy định linh hoạt hơn về vấn đề này, để những người đóngBHXH tự nguyện dưới 60 tháng vẫn có thé được nhận trợ cấp mai táng sao chotương ứng với số tiền họ đã bỏ ra để đóng BHXH tự nguyện Có như vậy mới có thêthúc đây người lao động tích cực hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện

- Tro cap tuất

Trợ cấp tuất là khoản trợ cấp cho thân nhân của người lao động tham giaBHXH tự nguyện khi người lao động chết hoặc bi Tòa án tuyên bố chết Trợ cấptuất được phân thành hai loại là trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần

+ Trợ cấp tuất hàng tháng:

Về điều kiện hưởng, theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, các đốitượng sau khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hăng tháng gồm: Đã đóng

Trang 38

BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; Danghưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hăng tháng với mức suy giảm khả

năng lao động từ 61% trở lên; Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian

đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên

Về mức hưởng, mỗi thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50%mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi đưỡng thìmức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở Trường hợp một ngườichết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người;trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này đượchưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định trên Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàngtháng của thân nhân được tính từ tháng liền kề sau tháng đối tượng chết

Pháp luật đã có những quy định khá cụ thé, rõ ràng về điều kiện cũng nhưmức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng Tuy nhiên, có thể thấy, quy định về điều kiệnhưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với người lao động đóng BHXH tự nguyện là quákhắt khe đòi hỏi người lao động phải có 15 năm đóng BHXH bắt buộc và tiếp tụctham gia BHXH tự nguyện dé đủ thời gian quy định thì thân nhân của họ mới đượchưởng chế độ trợ cấp tuất hăng tháng Điều này dẫn đến lớn cho những người thamgia BHXH tự nguyện với số năm ít hơn 15 năm

+ Trợ cấp tuất một lần:

Theo quy định tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 những đối tượngsau được hưởng trợ cấp tuất một lần: NLD đang đóng BHXH; NLD đang bảo lưuthời gian đóng BHXH; Người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân

Mức trợ cấp tuất một lần đối với nhân thân người lao động đang đóng hoặcngười lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóngBHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng cho nhữngnăm đóng BHXH trước năm 2014, bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng

cho những năm đóng BHXH từ năm 2014 trở di Trường hop NLD có thời gian

đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng

Trang 39

nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;trường hợp NLD có ca thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởngtrợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhậptháng đóng BHXH Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởnglương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 thángđầu hưởng lương hưu thì tính băng 48 tháng lương hưu đang hưởng: nếu chết vàonhững tháng sau đó thì cứ hưởng thêm một tháng lương hưu, mức trợ cấp giảm đi

0,5 tháng lương hưu.

1.2.3 Quy định mức phí và phương thức đóng phí bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định hiện hành, pháp luật không tách riêng quỹ BHXH tự nguyện

mà quy định chung trong quỹ hưu trí và tử tuat cùng BHXH bắt buộc Quy định nhưvậy là hợp lý bởi cùng chung mục đích BHXH và bảo đảm công bằng, thống nhấtcho NLD hưởng lương hưu và cho thân nhân của ho hưởng chế độ tuất một cách ônđịnh, lâu dài Theo đó, pháp luật quy định cụ thẻ về mức phí đóng và phương thức

đóng BHXH tự nguyện.

1.2.3.1 Quy định về mức phí đóng của BHXH tự nguyện

Theo quy định, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện đóng theo quy định tại Điều

87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Theo đó, NLD “ hằng thang đóng bằng 22%mức thu nhập tháng do NLD lựa chon dé đóng vào quỹ hưu trí va tử tuất; mức thunhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất băng mức chuẩn hộ nghèo của khuvực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”

Hiện nay mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000đồng/người/tháng, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng (tính từ tháng 7/2018),trước đó mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng như vậy mức tối thiểu mà ngườitham gia BHXH tự nguyện đóng là 165.000 đồng/tháng va mức tối đa là 3.300.000đồng/tháng Theo quy định trên, việc xác định mức đóng BHXH tự nguyện trên cơ

sở thu nhập của NLD sẽ do họ lựa chọn trong khoảng mức thu nhập từ tối thiểu đếntối đa theo quy định của pháp luật Về thực tế, tâm lý chung của NLĐ khi tham giaBHXH tự nguyện thông thường là chọn mức đóng thấp nhất, mặc dù khi tham gia

Trang 40

BHXH tự nguyện họ phải có thu nhập ở ngưỡng nhất định để ngoài việc bảo đảmchi tiêu hàng ngày cho cuộc sống còn có thé tiết kiệm một khoản dé đóng BHXH.

Sự nhận thức của NLĐ trong việc đóng BHXH thấp sẽ ảnh hưởng đến việc hưởngthụ lương hưu sau này của chính họ và khả năng cân đối quỹ Thiết nghĩ, các vănbản hướng dẫn thi hành luật cần phải tính toán cụ thể, cần có ràng buộc nhất định đểlàm sao thu nhập do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn gần đúng hoặc sátvới thu nhập thực tế của họ Từ đó tránh quan niệm cho rằng, BHXH tự nguyện làmột hình thức BHXH chỉ dành cho những NLD có thu nhập thấp trong xã hội

Chính vì những khó khăn trong việc thực hiện BHXH tự nguyện nên Nhà

nước đã đưa ra chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tựnguyện bat đầu từ ngày 01/01/2018 Căn cứ Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-

CP, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ %trên mức đóng BHXH hang tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

Cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng25% đôi với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đốivới các đối tượng khác

Theo đó, mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tựnguyện trong giai đoạn 2018 là: 46.200 đồng/tháng với người nghèo, 38.500đồng/tháng với người cận nghèo, 15.400 đồng/tháng với các đối tượng khác Căn cứvào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từngthời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách

hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện

1.2.3.2 Quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định, người lao động được chọn một trong các phương thức đóng

sau đây: a) Hang tháng; b) 03 tháng một lần;c) 06 tháng một lần; d) 12 tháng mộtlần; đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặcmột lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quyđịnh, tuy nhiên việc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 nămmột lần Trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w