1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết việc làm và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giải quyết việc làm và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ
Tác giả Nguyễn Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Năng Khánh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 48,45 MB

Nội dung

Thực tế cho thấy,chúng ta vẫn còn thiếu những chính sách đủ sức nặng dé khuyến khích đầu tư,huy động được mọi nguồn lực, phát triển thị trường; các quy định của phápluật còn nhiều bất cậ

Trang 1

NGUYÊN DIỆU LINH

PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾT VIỆC LAM VÀ THỰC TIEN

Trang 2

Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công trình nào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được

trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Linh

Trang 3

tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của các Thầy, Cô, cùng sự quantâm giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè, đồng nghiệp, em đã hoàn thành Luận vănThạc sĩ Luật kinh tế.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng Quý Thay, Cô trường Dai hoc Luật Ha Nội, các

Giáo sự, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến

thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội đã

thực hiện quản ly dao tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế dao tạo

cũng như chương trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoànthành luận văn này đúng tiến độ

Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ Năng Khánh, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luậnvăn.

Và lời cuối, xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Tac giả luận văn

Nguyễn Diệu Linh

Trang 4

NLD Người lao động

BLLD Bộ luật lao động

GQVL Giải quyết việc làm

Trang 5

VA QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE GIẢI QUYET VIỆC

MA rma mca as rem oO CR NR ROL a US TR ae a son eso 51.1 Khai quát chung về việc làm và giải quyết việc làm - 61.1.1 Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm - s5: 61.1.2 Các nguyên tắc về việc làm và giải quyết việc làm II1.1.3 Vai trò của giải quyết việc làm cho người lao động 13

1.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết việc làm 15

1.2.1 Trách nhiệm của các chủ thể hữu quan trong giải quyết việc làm 151.2.2 Các biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm 18.4518887.)89510/9))1c001015 27CHƯƠNG 2: THUC TIEN THUC HIỆN PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾTVIEC LAM TẠI TINH PHU THHỌ - 5 S1 3+2 1£ Esskrsesrersee 282.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 282.1.1 Về điểu kiện tự nhiên -c:©ccc:+cctcscxttsErisrrirrrrrrrrrirrree 282.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội cccccccccccxiisrrtrirrrrrrrrrirrrrrres 29

2.2 Thực trạng giải quyết việc làm tại tỉnh Phú Tho - 312.2.1 Xây dung va tổ chức thực hiện các chương trình việc làm 31

2.2.2 Sử dung quỹ giải quyết việc 1AM veceececcecsessesceseessstesestsseesesesessesseees 332.2.3 Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm + + ++s+cs+xets+x+xeẻ 35

2.2.4 Hoạt động của các tổ chức dịch vụ việc làm -cccccccscsca 39

2.2.5 Dua người lao động di làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 43KET LUẬN CHƯNG 2 ¿ S2 Sc St Set S323 1E2E25255555555E15155515 551515 cxe5 50

Trang 6

3.1 Các yêu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết việc làm ởN4Iuf ii ƯHHrddâaâaẩdida¬d¬—ầdẢŸỎÓỐỶ 513.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải

3.2.1 Đối với các quy định về Quỹ giải quyết việc làm -:-‹¿ a3.2.2 Doi voi quy dinh về dịch vụ việc làm, tổ chức và hoạt động của

l HE ( NHI CLEA WH WHEE HN ccc casement Stat I RT RN IE aE 180 543.2.3 Đối với quy định về đưa người lao động di lam việc ở nước ngoài553.2.4 Đối với các quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực7/27/27 573.2.5 Một só kiến MDE KhẮC c2 6813 18 E135 E111 Ekrree 58

3.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện giải quyết

việc làm tại tỉnh Phú ThhỌ - - - << << 5555 2 3333322222233 EEEEeEeeezzzzseeeeees 613.3.1 Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 613.3.2 Đẩy mạnh triển khai và thực hiện tốt các biện pháp trực tiếp hỗ trợIAT QUYEL VIEC TAM 80 nẼ85858e 633.3.3 Thực hiện tốt van dé dân số, kế hoạch hóa gia đình - 65

3.3.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường lao động -s- sc- 66

3.3.5 Tang cường phối hop tô chức thực hiện công tác giải quyết việc

làm giữa các CAP, CAC HØÀHÏ] - - c2 3383%91 1E EEEEEEEEESSeeEeeeeeeeerse 66

KET LUAN CHUONG B ii 68KET LUAN Wiecececccccccscecesscscsesesescscscecsvsvssusssssssacscacssstseseacscsescsvsvavsvavsnsnsseeeecees 69

Trang 7

Việc làm là một van dé mang tinh cấp thiết với mọi quốc gia bởi lẽ nókhông chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, với đời sống xã hội

nhân dân mà nó còn phản ánh được bộ mặt phát triển của quốc gia đó Tăngviệc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những mục tiêu hướng tới của

mỗi quốc gia dé có thé ôn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo pháttriên bên vững.

Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyên có việc làm

Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khang địnhtrong hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên thực tếđảm bảo quyền có việc làm cho người lao động là van đề thách thức, là bàitoán phức tạp và đầy khó khăn không những ở nước ta mà còn ở tất cả cácnước trên thế giới trong điều kiện hiện nay Vì vậy việc xây dựng kế hoạchgiải quyết việc làm (GQVL) là một trong những van dé cấp thiết cần được

quan tâm giải quyết

Xuất phát từ tam quan trọng của van đề GQVL, từ nguyện vọng và nhucầu của người dân, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt những chủ trương,chính sách và các biện pháp dé tạo việc làm, kiểm soát thất nghiệp Việc banhành hàng loạt các văn bản như: Bộ luật lao động, Luật việc làm, Luật doanh

nghiệp, Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm

việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng đã xác lập được khung pháp ly

khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển sản xuất,

thúc day quan hệ lao động và thi trường lao động, đáp ứng được phan nàonhững yêu cầu của xã hội Những nỗ lực đó đã góp phần đưa nước ta bướcsang giai đoạn phát triên mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.

Trang 8

động ước tính ở là 2,2%, tương đương 1,2 triệu người.! Thực tế cho thấy,

chúng ta vẫn còn thiếu những chính sách đủ sức nặng dé khuyến khích đầu tư,huy động được mọi nguồn lực, phát triển thị trường; các quy định của phápluật còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đếnquá trình tăng trưởng kinh té, tạo việc làm; bên cạnh đó, quá trình đô thị hóacũng đã đây nhiều người nông dân vào tình trạng ko có đất sản xuất, càng làmgia tăng sức ép đối với van dé việc làm

Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc vùng đông bắc Việt Nam, là một tỉnhnăm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với nhiều điều kiện tự nhiên thuậnlợi, lực lượng lao động phong phú Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng

tỉnh cũng vẫn phải chịu nhiều sức ép về vấn đề việc làm và GQVL Giải quyết

tốt van đề việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một vấn đề cấp thiết

đặt ra không chỉ giúp Phú Thọ phát triển mà còn là điều kiện phát triển cảvùng đông bắc Việt Nam Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài: “Pháp luật

về giải quyết việc làm và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Tho” làm luận vănthạc sỹ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều dé tài và các công trình nghiêncứu khoa học về vấn đề việc làm và GQVL

Các đề tài nghiên cứu khoa học có thé kê đến như là: “Nghiên cứu, đánh

giá tác động về lao động, việc làm và xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO

va đề xuất những giải pháp” của Cục Việc làm năm 2008; “Pháp luật lao động

"https://dantri.com.vn/viec-lam/ti-le-that-nghiep-dat-22-tang-nhe-trong-quy-3-2018-20180928131045673.htm

Trang 9

các luận văn thạc sỹ luật học như: “Pháp luật lao động về việc làm và giảiquyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Đinh Thị Nga

Phượng (2011); “Những vấn đề pháp lý cơ bản về việc làm và giải quyết việc

làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lâm

Thị Thu Huyền (2012); Các bài viết của các tác giả được đăng trên các tạp

chí mới được phát hành trong năm 2018 như: “Giải quyết việc làm và chuyển

đổi nghề cho hoạt động nông thôn” của tác giả Nguyễn Thị Phương Mai đăng

trên tạp chí Quản lý Nhà nước số 2/2018; bài viết “Giải quyết việc làm là chongười lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của tácgiả Nguyễn Công Lập đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2018

Ngoài ra phải kế đến nhiều công trình nghiên cứu từ cấp độ khóa luận tốt

nghiệp cho đến luận văn thạc sỹ nghiên cứu về thực tiễn giải quyết việc làmtại các địa phương cụ thê như: “Việc làm và giải quyết việc làm ở tỉnh Hà

Tĩnh — Thực trạng và giải pháp”, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hồ Thị Linh

(2012); “Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn

thực hiện tại vùng đồng bằng sông Hồng”, luận văn thạc sỹ của tác giả LưuThị Hoài Anh (2013); “Pháp luật về giải quyết việc làm và thực tiễn thi hànhtại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lâm Thanh Nhựt

(2016).

Có thé đánh giá rang các công trình nêu trên đã đưa ra được nhiều van đề

đáng lưu ý về việc làm và giải quyết việc làm Việc tiếp tục nghiên cứu dé cóthêm những góc nhìn mới là cần thiết và đặc biệt là khi chưa có công trìnhnào nghiên cứu chuyên sâu về một tỉnh đặc thù như tỉnh Phú Thọ

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 10

pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện giải quyếtviệc làm trên địa bàn tỉnh.

Việc làm là vấn đề có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau

Trong bài luận văn của mình, học viên xin đi sâu làm rõ những quy định vềgiải quyết việc làm, từ những khái niệm về việc làm, GQVL cho đến những

quy định hiện hành về các biện pháp pháp ly dé thực hiện hỗ trợ và GQVL

Từ nên tang lý thuyết đó sẽ chỉ ra thực tiễn thực hiện và áp dụng những quyđịnh đó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đưa ra một số những giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về GQVL và nâng cao hiệu quả thực hiện GQVL trên địabàn tỉnh.

4 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, học viên còn sử dụng cácphương pháp cụ thé như: phân tích, tong hợp, logic, thống ké, dé làm sáng

tỏ van dé cần nghiên cứu

5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- — Y nghĩa khoa học:

+ Luận văn đã làm rõ thêm khái niệm việc làm và GQVL, đồng thờilàm rõ những vấn đề pháp lý cơ bản về GQVL

+ Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện những

quy định hiện hành, những chính sách về van đề GQVL

+ Luận văn cũng đã đề cập đến một số kiến nghị bổ sung những quyđịnh của pháp luật nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về GQVL

Trang 11

GQVL đã soi chiếu đến những quy định trên thực tế và tình hình thực tiễnthực hiện pháp luật về GQVL tại tinh Phu Tho.

+ Đồng thời bên cạnh những kiến nghị hoàn thiện quy định của phápluật, luận văn cũng đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệnGQVL tại tỉnh Phu Tho.

6 Bồ cục (các chương) của luận văn

Về kết cấu thì ngoal phan mở dau, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo,

danh mục từ viết tắt, luận văn có nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về giải quyết việc làm và quy định củapháp luật Việt Nam về giải quyết việc làm

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm tại tỉnh

Phú Thọ.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết

việc làm và nâng cao hiệu quả thực hiện giải quyết việc làm tại tỉnh Phú Thọ

Trang 12

1.1.Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm

1.1.1 Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm

1.1.1.1 Khải niệm việc lam

Từ xa xưa, khi mới xuất hiện, con người đã phải lao động dé kiếm sống

Hoạt động lao động dé kiếm sống đối với con người không chỉ là những hànhđộng sinh vật đơn thuần mà qua đó còn cải tạo con người, biến con ngườithành những sinh vật xã hội có ý thức, có khả năng tham gia vào các quan hệ

xã hội, từ đó dần hình thành nên xã hội loài người Hoạt động lao động dé

kiêm sông đó cua con người được gọi chung là việc làm.

Cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự đa dạng của mỗi quốc gia

mà khái niệm việc làm cũng có thê hiệu theo những nghĩa khác nhau.

Tại hội nghị thống kê lao động quốc tế lần thứ 8 (1954) tại Gio ne vo, có

đưa ra định nghĩa về việc làm Định nghĩa này được ghi lại trong khuyến nghị

về thống kê lao động về Quốc tế năm 1975 Theo đó, những người có việclàm là những người thuộc một trong các loại sau đây: Thứ nhất là người đanglàm một công việc cụ thé được trả lương có thé là lương ngày, lương tuần,

lương tháng do hai bên thỏa thuận; thứ hai là người có một chỗ làm việc 6n

định nhưng có thời gian không đi làm, tạm thời vắng mặt trong một thời kỳ cụ

thé do: 6m dau, tai nạn lao động, tranh chấp lao động

Theo ngài phó cố van kinh tế Giang Muy — Tê (Văn phòng Lao động

quốc tế) thì: “Việc làm có thé được định nghĩa như một tình trạng trong đó có

Trang 13

niệm: “Việc làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hóa của sản xuât, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tê phụ của nông trang viên”.

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO)cũng coi việc khuyến nghị và xúc tiễn việc làm là một trong những mục tiêu

quan trọng trong các hoạt động của mình ILO đã có nhiều công ước và

khuyến nghị quan trọng liên quan đến vấn đề việc làm như: Công ước số 47

(1935) về duy trì tuần làm việc 40 giờ, Tuyên ngôn Philadenphia năm 1944,

Công ước số 88 (1948) về tô chức dịch vụ việc làm, Công ước số 122 (1964)

về chính sách việc làm, “Chương trình việc làm thế giới” năm 1969, Côngước số 168 (1988) về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống lại thất nghiệp, TaiHội nghị quốc tế lần thứ 13 của các nhà thống kê lao động ILO đã đưa ra khái

niệm người có việc làm và người thất nghiệp Người có việc làm là những

người làm việc gì đó được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiệnvật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc

làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện

vật Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đangtích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc Năm 2005, ILO đãđưa vào Từ điển chuyên ngành khái niệm việc làm: “Employment: workcarried out in return for payment Also refers to the number of people in paid

993

employment and self-employment’” (tạm dịch: Việc làm là công việc được tra

? Bộ Lao động — Thương binh và Xã Hội (1993), Tài liệu pháp luật nước ngoài, Tài

liệu nghiên cứu dự thảo Bộ luật lao động.

3 International Labour Organization, Bureau of Library and Ingormation Services,

ILO Thesaurus 2005 http://www.ilo.org/public/libdoc/ILO- Thesaurus/english

Trang 14

việc được giao cho va được trả công”.

Dưới góc độ pháp lý, trước năm 1986, trong nén kinh tế kế hoạch hóa

tập trung, quan niệm về việc làm rất hep Chỉ khi người lao động (NLD) được

biên chế vào làm việc trong các đơn vị quốc doanh và tập thể thì mới được coi

là có việc làm Pháp luật không thừa nhận những NLD tự do và cũng khôngthừa nhận hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, dư thừa lao động Bước

sang nền kinh tế thị trường, với sự đa dạng của hình thức sở hữu và thànhphân kinh tế, mọi công dân có quyên tự do kinh doanh, tự do thuê mướn lao

động NLD có quyền làm việc cho bất kỳ chủ sử dụng lao động nào Từ đó,quan niệm về việc làm cũng từng bước thay đôi cơ bản.

Bộ luật lao động (BLLĐ) 1994 đã lần đầu ghi nhận khái niệm việc làm

tại Điều 13 như sau: “Moi hoạt động lao động tạo ra nguon thu nhập không bi

pháp luật cam đều được thừa nhận là việc làm” Khái niệm về việc làm nàyvan được giữ nguyên qua các lần sửa đổi, bố sung BLLD các năm 2002,

2006, 2007 Ké thừa tinh than của BLLĐ 1994, Điều 9 BLLĐ 2012 và Khoản

2 Điều 3 Luật việc làm 2013 đã đưa ra khái niệm như sau: “Viéc lam là hoạt

động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cam’

Như vậy, có thể nhận thay rang, tai Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, việclàm được cấu thành bởi ba yêu tố cơ ban:

- Thứ nhất, việc làm phải là hoạt động lao động của con người Đây là

hoạt động thê hiện sự tác động của sức lao động con người vào tư liệu sản

* Viện ngôn ngữ học (2006), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,

tr.1076

Trang 15

dấu hiệu cơ bản của việc làm chứ không đồng nhất với việc lam Dé cau thành

nên việc làm thì hoạt động lao động cần phải có tính hệ thống, tính thường

xuyên và tính nghề nghiệp

- Thu hai, việc làm tạo ra thu nhập Thu nhập ở đây được hiểu theonghĩa rộng, không chỉ là khoản thu nhập trực tiếp mà còn bao hàm cả khả

năng tạo ra thu nhập Điều này thé hiện tính hữu ích của việc làm NLD đã

phải bỏ sức lao động đề thực hiện hoạt động lao động; vậy nên sự tiêu hao sức

lao động đó phải được đền bù bang một lượng giá trị xứng đáng dé NLD cóthé tái sản xuất sức lao động, tiếp tục tham gia vào quá trình lao động

- _ Thứ ba, việc làm phải hợp pháp, không bị pháp luật cấm Điều này

thé hiện rõ tính pháp lý của việc làm vì không phải mọi hoạt động lao động

của con người tạo ra thu nhập thì đều được coi là việc làm Và cũng tùy theo

từng thời kỳ, từng quốc gia mà có những hoạt động có thể được thừa nhận là

hợp pháp hay không.

Có thể thấy, khái niệm về việc làm theo quy định tại BLLĐ 2012 và Luật

việc làm 2013 là quan niệm mang tính khái quát cao và đã có sự tiếp thu,

chọn lọc từ các quan điểm khác trên thế giới Từ khái niệm này sẽ là cơ sở để

ban hành các chính sách đảm bảo việc làm và giải quyết việc làm tại ViệtNam.

1.1.1.2 Khái niệm giải quyết việc làm

Trên thế giới, vấn đề GQVL được các quốc gia đặc biệt quan tâm.Chương trình GQVL cho NLD thậm chí con được đặt ra trong cương lĩnhtranh cử của các đảng phái trong các kỳ bầu cử Tổ chức lao động quốc tếILO cũng đã thông qua nhiều công ước và khuyến nghị nhằm GQVL cho

Trang 16

NLD như: Công ước 88 và khuyến nghị 83 quy định về những tiêu chuẩnchức năng và tổ chức của các trung tâm dịch vụ quốc gia về việc làm; Côngước 122 về chính sách làm việc; Công ước 149 về việc làm và các điều kiệncủa việc làm và đời sống của nhân viên y tế; Công ước 163 về xúc tiến việclàm và bảo vệ chống nạn thất nghiỆp;

Ở Việt Nam, cùng với sự thay đổi trong nhận thức về khái niệm việc làmthì van đề GQVL cũng có những thay đổi qua từng thời kỳ của đất nước.Trong thời kỳ tập trung bao cấp, GQVL được coi là nhiệm vụ của Nhà nướcđược thé hiện qua Điều 59 Hiến pháp 1980: “Công dan có quyên có việc làm,người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật, Nhà nướcdựa vào kế hoạch phái triển kinh tế và văn hóa mà tạo thêm việc làm, sắp xếpcông việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cẩu xã hội”

Chính những quy định này đã tạo nên sức ép lớn lên Nhà nước thời bấy giờ

Hơn thế, điều này cũng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân vì người dânvới tâm thé y lại vào Nhà nước, không có sự hăng say làm việc, tìm tòi, sángtạo dân đên việc kinh tê gặp rât nhiêu khó khăn.

Sau năm 1986, sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự thay đổi lớn trong nhận thức về vấn đề

GQVL Hiện nay, chính sách về GQVL đã được thê hiện qua các quy định tại

Điều 9 BLLĐ 2012: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có tráchnhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng laođộng déu có cơ hội có việc làm” và Điều 5 Luật việc làm 2013:

«Điều 5 Chính sách của Nhà nước về việc làm

1 Có chính sách phat triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho ngườilao động, xác định mục tiêu giải quyết việc lam trong chiến lược, kế hoạchphái triển kinh tế - xã hội; bố trí nguôn lực dé thực hiện chính sách về việc

làm.

Trang 17

De Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việclàm có thu nhập từ mức lương toi thiểu trở lên nhằm góp phan phát triển kinh

tế - xã hội, phát triển thị trường lao động

3 Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phái triển thị trường lao động vàbảo hiểm thất nghiệp

4 Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn vớiviệc nâng cao trình độ kỹ năng nghẻ

5 Có chính sách wu đãi đối với ngành, nghé sử dung lao động có trình

độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiễu lao động phù hop với diéukiện phát triển kinh tế - xã hội

6 Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là ngườikhuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.”

Có thể thấy, vấn đề GQVL là vấn đề bao gồm cả việc phát triển kinh tế

-xã hội nhằm tạo việc làm và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát

triên kinh tê nhăm tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

Như vậy có thể khăng định, giải quyết việc làm là một chính sách lớncủa Nhà nước thông qua hàng loạt cơ chế, chính sách, biện pháp dé nhằm tạoviệc làm, hạn chế thất nghiệp hướng tới phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn

đề xã hội

1.1.2 Các nguyên tắc về việc làm và giải quyết việc làm

- Nguyên tắc cắm cưỡng bức, ngược đãi NLD trong việc làm vàGQVL.

Trong quan hệ lao động, NLD thường yếu thé hơn so với người sử dung

lao động Chính vì vậy, nguyên tắc này được đặt ra để bảo vệ quyền choNLD, tránh việc NLD bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức, bịđánh đập hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm Điều 8 BLLĐ 2012 đã đưa ra

Trang 18

những hành vi bị nghiêm cam trong quan hệ lao động bao gồm: “Ngược đãi

người lao động, quay rồi tình duc tại nơi làm việc”; “Cuong bức lao động”

- Nguyên tắc bình đăng trong lĩnh vực việc làm và GQVL

Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa quy định tại Điều 16 Hiến pháp 2013:

“Moi người đều bình dang trước pháp luật" Theo đó, mọi người khi tham giavào quan hệ lao động đều có quyền bình đăng về cơ hội có việc làm, được

làm việc và được trả công ngang nhau khi làm những công việc ngang nhau

mà không bị phân biệt đối xử về bat cứ tiêu chí nào Điểm 1 Khoản 1 Điều 5

BLLĐ 2012 cũng quy định: NLĐ có quyền “Làm việc, tự do lựa chọn việclàm, nghệ nghiệp, học nghệ, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân

biệt đối xử” và tại Điều 8 BLLD 2012 cũng đưa ra một trong những hành vi bịnghiêm cam gồm: “Phân biệt đối xử về giới tinh, dân tộc, màu da, thành phan

xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc

vì ly do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn ”.

- _ Nguyên tắc đa dạng hóa việc làm và GQVL

Đa dạng hóa việc làm là một trong những nguyên tắc góp phần tạo rangày càng nhiều việc làm hơn cho xã hội Trong cơ chế thị trường, lao động

vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Nhà nước không có trách nhiệmphải đảm bảo việc làm cho từng cá nhân mà chỉ tổ chức và thực hiện quản lýcác hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhăm tạo thêm cơ hội việc làm cho

NLD đồng thời Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện cho NLD tự tạo việc làm chomình và cộng đồng Khoản 3 Điều 4 BLLĐ 2012 có đưa ra một trong nhữngchính sách của Nhà nước về lao động là: “Tao điều kiện thuận lợi đối với hoạt

động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm;hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động” Ngoài các chính sách

về lao động thì dé dam bảo nguyên tắc này, Nhà nước còn đặt ra và kết hop

với các chính sách về tài chính, dat dai, môi trường, Nguyên tac này vừa

Trang 19

thé hiện trách nhiệm của Nhà nước vừa thé hiện trách nhiệm của xã hội, củaNLD trong van đề GQVL.

- _ Nguyên tac ưu tiên đôi với một sô đôi tượng đặc thu

Lao động là một hoạt động được tạo ra và phụ thuộc vào những đặc điểmriêng của chủ thé lao động Mỗi chủ thé lao động với các van đề về tâm sinh

lý như: giới tính, sức khỏe, tuổi tác, sẽ có khả năng lao động cũng khác

nhau Chính vì vậy mà cơ hội tìm kiếm việc làm của những đối tượng đặc thù

có những điểm đặc biệt về tâm sinh lý như: người khuyết tật, lao động nữ,

sẽ có những khó khăn hơn các đối tượng khác Vì vậy, cần phải có những ưu

tiên đối với họ trong lĩnh vực việc làm nhằm hỗ trợ cho họ những cơ hội việclàm giúp họ khắc phục những yếu thế đặc thù để hòa nhập với cộng đồng

1.1.3 Vai trò của giải quyết việc làm cho người lao động

1.1.3.1 Dưới góc độ kinh tế - xã hội

Việc làm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống con người,

làm cho xã hội luôn phát triển Đối với bản than NLD thì việc làm giúp họ cóthu nhập, đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời đóng gópcho xã hội Việc lam là một van đề gan chặt với trình độ học van, trình độ tay

nghề của mỗi cá nhân Việc tham gia vào quá trình lao động sẽ giúp NLD trau

rèn được năng lực của mình Đối với mỗi quốc gia thì giải quyết tốt vẫn đề

việc làm sẽ là điều kiện và cơ sở dé phát triển các chính sách xã hội khác góp

phân đảm bảo an toàn, ôn định xã hội

Về kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vẫn đề sản xuất Giải quyết vẫn đềviệc làm tốt cũng sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản

xuất được nâng cao thì kinh tế cũng sẽ phát triển, ngược lại lại tạo thêm nhiềuviệc làm mới Cứ như vậy, nên kinh tê mới có thê phát triên bên vững.

Trang 20

Về xã hội, thì bảo đảm GQVL là một chính sách xã hội có hiệu quả lớntrong việc phòng chống và hạn chế các tiêu cực xã hội Bởi lẽ khi mọi cá nhântrong xã hội có việc làm thì xã hội sẽ được duy trì ồn định và phát triỀn.Ngược lại, khi nên kinh tế không được đảm bảo, tình trạng không có việc làmxảy ra tràn lan cũng sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được các tệ nạn xã hội.

Thất nghiệp, không có việc làm, thu nhập thấp sẽ là tiền đề của đói nghèo,

chậm phát triển và các tiêu cực khác Trong điều kiện Việt Nam hiện nay thìvẫn đề GQVL còn gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ, tạo điềukiện cho người nghèo có việc làm, được tiếp cận với các cơ hội việc làm khác

nhau, đảm bảo giúp người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo

1.1.3.2 Dưới góc độ pháp lý

Việc làm không chỉ là một vẫn đề kinh tế - xã hội đơn thuần mà còn làvấn đề mang tính chính trị - pháp lý Chính sách việc làm không phù hợp sẽ

làm gia tăng các tệ nạn xã hội, kéo theo sự mât ôn định của toàn xã hội.

Ở khía cạnh pháp lý, có việc làm là quyền cơ bản của con người Mọi

người có sức lao động đều có quyền có việc làm Hon thế, vấn dé việc làm

còn gắn với các quan hệ lao động Vấn đề tìm kiếm và bắt đầu việc làm là cơ

sở hình thành nên các quan hệ lao động Khi giao kết hợp đồng lao động, khi

bắt đầu việc làm thì các quan hệ lao động sẽ được thiết lập Khi không còn

việc làm, quan hệ lao động cũng theo đó mà mắt đi

1.1.3.3 Dưới góc độ quốc gia, quốc tế

Đối với mỗi quốc gia thì chính sách việc làm và vẫn đề GQVL có vị trírất quan trọng Nó là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của quốc gia Một quốc

gia phát triển bền vững phụ thuộc vào sự nỗ lực, quan tâm GQVL của cáccâp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn thê xã hội.

Trang 21

Trong thời đại ngày nay, vấn đề việc làm không chỉ dừng lại ở phạm vi

quốc gia mà còn mang tính toàn cầu hóa sâu sắc Trong xu thế hội nhập vớikinh tế khu vực và thế giới, áp lực về tiễn trình tự đo hóa thương mại, mở cửathị trường đối với mỗi quốc gia là không hề nhỏ Điều đó kéo theo việc cácquốc gia còn phải đối mặt với vấn đề chuyền dịch lao động quốc tế Vì vậy,việc các quốc gia cùng hợp tác, có những chính sách chung về trao đổi laođộng, tạo điều kiện đưa lao động di làm việc tai nước khác đang dần trở thành

một xu thế Thị trường lao động không chỉ bó hẹp trong biên giới quốc gia

nữa mà mở rộng không ngừng sang các quốc gia khác và trên phạm vi quốc

tế Từ góc độ pháp luật, trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoài cơ sở pháp luậtquốc gia, van dé lao động — việc làm còn được điều chỉnh và chịu sự ảnhhưởng của các công ước quốc tế về lao động

1.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết việc làm1.2.1 Trách nhiệm của các chủ thể hữu quan trong giải quyết việc làm

Khoản 2 Điều 9 BLLĐ 2012 có nêu rõ: “Nhà nước, người sử dụng lao

động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi

người có khả năng lao động déu có cơ hội có việc làm” Có thé thay, đảm bảo

GQVL là trách nhiệm không của riêng cơ quan hay cá nhân nào mà đòi hỏiphải có sự phối hợp của tat cả các chủ thé từ Nhà nước, người sử dung laođộng tới chính bản thân NLD.

- Trách nhiệm của Nhà nước

Điều 12 BLLĐ 2012 đưa ra các chính sách của Nhà nước trong việc hỗtrợ phát triển việc làm, gồm:

+ Thứ nhất, Nhà nước định ra các chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạchphát triên kinh tê - xã hội năm năm và hàng năm.

Trang 22

Chỉ tiêu việc làm mới ở đây có thể hiểu là số lao động mới cần tuyếnthêm vào làm việc tại các doanh nghiệp, t6 chức, đơn vi, Đây là bước đầutiên trong chính sách GQVL cho NLD Dựa vào đó có thé đánh giá được nhucầu của thị trường lao động; từ đó có thê đề ra các kế hoạch phát triển kinh tếtạo ra thêm nhiêu việc làm mới.

+ Thứ hai, Nhà nước có các chính sách hỗ trợ tạo ra việc làm cho NLD.Nhà nước có thê hỗ trợ NLD dé họ tự tạo việc làm, hỗ trợ NLD tìm kiếm

việc làm trong nước hoặc ngoài nước và thực hiện các chính sách vê bảo hiêm

thất nghiệp

Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng laođộng phát trién, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh dé tạo việc làm cho

NLD bằng các biện pháp như: hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao

động đặc thù như: lao động nữ, lao động khuyết tật, người dân tộc ít

người, ; khuyến khích và tạo điều kiện cho người sử dụng lao động mở rộngsản xuât kinh doanh, tìm kiêm thị trường ở nước ngoai;

+ Thứ ba, Nhà nước lập chương trình việc làm và Quỹ quốc gia về việclàm dé hỗ trợ tạo việc làm cho NLD

Chương trình việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định cácchính sách GQVL cho NLĐ Chương trình lao động sẽ do Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng cho địa phương mình và trình

Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Còn Quỹ quốc gia về việc làm đượcthành lập dé hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động

khác theo quy định của pháp luật.

+ Thứ tư, Nhà nước cho phép thành lập va phát triển hệ thống tổ chứcdịch vụ việc làm.

Trang 23

Tổ chức dịch vụ việc làm có vai trò rất quan trọng trong việc làm cầunối giữa NLĐ và người sử dụng lao động Việc Nhà nước cho phép thành lập

và phát triển hệ thống tô chức dịch vụ việc làm là một trong những giải phápgiúp cung gặp đúng cầu, đóng góp lớn giúp GQVL cho NLĐ

- Trach nhiệm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc GQVL

cho NLĐ bởi lẽ người sử dụng lao động chính là những người trực tiếp tạo raviệc làm va đảm bảo việc lam cho NLD Do vậy, bên cạnh việc đảm bảoquyền tự do kinh doanh cho người sử dụng lao động thì nhà nước cũng có

những quy định đảm bảo việc người sử dụng lao động có trách nhiệm trong GQVL cho NLD.

Trach nhiệm của người su dụng lao động được thé hiện qua việc phải

đảm bảo việc làm cho NLD theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng laođộng Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mà BLLĐ cho phép, người sửdụng lao động mới được phép điều chuyển NLĐ hay chấm dứt việc làm vớiNLD Tuy vậy, dé dam bảo tối đa quyền lợi của NLD thì những trường hợpnhư vậy đều được quy định chặt chẽ cả về nội dung và thủ tục thực hiện.Người sử dụng lao động còn có trách nhiệm đảm bảo việc làm đối với các đốitượng lao động đặc thù, NLD bi tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp Bên cạnh

đó, NLD còn có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho NLD trong trường hợpthay đôi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; sap nhập, hợp nhất, chia,

tách doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc chuyên quyên sở hữu, quyền sử dụng tàisản (theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 BLLĐ 2012)

- Trach nhiệm của NLD

Lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vu dé đảm bao cuộc sống cho NLDnên hơn ai hết, tự bản thân NLD phải cô gắng phấn dau dé tìm kiếm việc làm,

phục vụ cho chính bản than, gia đình và xã hội NLD có quyền “được làm

Trang 24

việc cho bat kỳ người sử dung lao động nào và ở bat kỳ nơi nào mà pháp luậtkhông cắm” và “trực tiếp liên hệ với người sử dung lao động hoặc thông quat6 chức dịch vụ việc lam dé tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độnghệ nghiệp và sức khoẻ của minh” (Điều 10 BLLD 2012) Cùng với cácquyền này, NLD phải có trách nhiệm chủ động trong việc tìm kiếm việc làm,nâng cao trình độ của mình dé đáp ứng với yêu cầu công việc Khi đã có việc

lam, NLD phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết về công việcphải làm trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thé, chấp hành

những yêu cầu hợp pháp của người sử dụng lao động trong quá trình làm việc

Như vậy mới đảm bảo công việc được thực hiện lâu dài, ôn định

1.2.2 Các biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm

2 Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vì nhiệm vụ, quyên hạncủa mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm `.

Việc xây dựng chương trình việc làm nham đảm bảo cho moi NLD cókhả năng lao động và nhu cau làm việc tiến tới có việc làm phù hop với điềukiện của mình Theo quy định của pháp luật lao động thì căn cứ vào điều kiện

kinh tế - xã hội từng thời kỳ và nhu cầu của từng địa phương mà Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình việc làmcủa địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Nội dung

Trang 25

chương trình việc làm bao gôm: mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguôn tài chính, tô chức thực hiện và quản

lý chương trình.

Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản:

+ Tạo việc làm mới thông qua thúc đây phát triển kinh tế, kết hợp hài

hòa giữa tăng trưởng kinh tế với GQVL Đây là hướng được xác định là cơbản và quan trọng nhất trong GQVL

+ Duy trì, bảo đảm việc làm cho NLĐ, chống sa thải nhân công hàng

loạt và từng bước thực hiện, xây dựng các chính sách về bảo hiểm thất

nghiệp.

- Quy øiải quyết việc làm

Quỹ giải quyết việc làm là một biện pháp pháp lý quan trọng của Nhà

nước trong triển khai thực hiện chương trình việc làm Theo quy định củapháp luật hiện hành, có ba loại Quỹ giải quyết việc làm là: Quỹ quốc gia vềviệc làm, quỹ việc làm cho người khuyết tật và quỹ hỗ trợ việc làm ngoài

nước.

Trước kia còn có quỹ giải quyết việc làm ở địa phương nhưng quỹ này

đã bị giải thể vào năm 2016 theo Công văn số 730/TTg-KTTH ngày06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thé Quỹ giải quyết việc làmđịa phương Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa

phương theo thâm quyên Thủ tướng Chính phủ còn lưu ý rằng, nguồn vốncòn lại tại thời điểm giải thể của Quỹ giải quyết việc làm địa phương thành

lập theo quyết định của cơ quan có tham quyên được tiếp tục thực hiện theohình thức chính quyền địa phương ủy thác vốn ngân sách địa phương thôngqua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm

Trang 26

theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính

phủ về tín dụng đôi với người nghèo và các đôi tượng chính sách khác.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việclàm thì nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: Ngân sách Nhànước; nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn hợppháp khác Quỹ quốc gia về việc làm sẽ được sử dụng cho các hoạt động sauđây: cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác,

hộ kinh doanh và NLĐ đề hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; hỗ

trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để hạn chế NLĐ mất việc

làm; hỗ trợ phát triển tổ chức dich vụ việc làm và hệ thống thông tin thi

trường lao động.

Quỹ việc làm cho người khuyết tật được hình thành từ các nguồn: ngânsách địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệpnộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động khuyết tật theo quy định, các tô

chức trong và ngoài nước hỗ trợ và các nguồn thu hợp pháp khác Quỹ việclàm cho người khuyết tật được sử dụng vào mục đích: cấp dé hỗ trợ hoặc cho

vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng laođộng khuyết tật, các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người khuyếttật

Theo Quyết định số 144/2007/QD-TTg ngày 31/8/2007 Quyết định củaThủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việclàm ngoài nước thì Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được sử dụng nhằm mục

đích phát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chấtlượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho NLD và doanh nghiệp

- To chức dich vu việc làm

Trang 27

Viéc thanh lap cac tô chức dich vụ việc làm được coi là một trong những

biện pháp nhằm hỗ trợ GQVL cho NLD Thông qua các tổ chức này mà các

quan hệ lao động có khả năng được hình thành cao hơn.

Theo quy định tại Điều 14 BLLĐ 2012, tô chức dịch vụ việc làm có chứcnăng tư van, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động: cung ứng vàtuyên lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động: thu thập, cung cấpthông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Tô chức dịch vụ việc làm gôm có trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vi sự nghiệp công lập, được thành lập

và hoạt động theo quy định của chính phủ Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do thủ tướng chính phủ phê duyệt và có

đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định Đúng

với cái tên của nó, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện nhiệm vu tư vấn choNLD và người sử dụng lao động xung quanh van dé hoc nghé, tìm việc và lựachọn việc làm, tuyên dụng và quan tri nguồn nhân lực Đồng thời thực hiện

việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước

có thâm quyền quyết định

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành

lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy

phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm

cấp tỉnh cấp Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.Các hoạt động của doanh nghiệp hoạt động việc làm được quy định tại Điều 3Nghị định 52/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 Nghị định quy định điều kiện, thủtục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động

Trang 28

dịch vụ việc làm Theo đó, các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp

được thực hiện bao gồm:

+ Tư van cho NLD và người sử dụng lao động

+ Giới thiệu việc làm cho NLD, cung ứng và tuyển lao động theo yêucầu của người sử dụng lao động

+ Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động + Tô chức đào tạo, tập huân nâng cao năng lực tìm kiêm việc làm và đào

tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm

Như vậy, sự có mặt của các tô chức dịch vụ việc làm tạo điều kiện choNLD và người sử dụng lao động tiếp cận thông tin về thị trường lao động, chủđộng hơn khi có nhu câu tìm kiêm việc làm hay tìm kiêm nhân công.

- Day nghé gan với việc làm

Dé GQVL cho NLD, một trong những biện pháp hiệu quả là tiến hành

dạy nghề cho NLD Có tay nghề là điều kiện tiên quyết đôi với NLD để có thénhanh chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ồn định BLLĐ 2012 đã đưa racác chính sách của Nhà nước về lao động tại Điều 4, trong đó có: “Tạo điều

kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tu tạo việc làm, dạy nghề vàhọc nghề dé có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều laođộng” và “Có chính sách phát triển, phân bố nguôn nhân lực; dạy nghề, đào

tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, wu đãiđối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cau

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Hiện nay, việc đàotạo nghề đã được chú trọng hơn và đã được chuyên giao cho Bộ Lao động —Thương binh và Xã hội nhằm thực hiện sự gan két lién thông van đề đào taonghề với nhu cau sản xuất của thị trường lao động nhằm GQVL

Trang 29

Van dé dạy nghé, nâng cao trình độ tay nghề cho NLD ngày càng trở nên

quan trọng nên BLLĐ 2012 cũng “khuyến khích người sử dụng lao động có

đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp? dạy nghề tại nơi làm việc

để đào tao, đào tao lại, nâng cao trình độ, kỹ năng nghệ cho người lao động”(Điều 59) và người sử dụng lao động cũng cần chủ động “đành kinh phí choviệc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghềcho người lao động đang làm việc cho mình” (Điều 60)

Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 là một bước tiễn đối với hoạt động

giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề gắn với việc làm Theo quy định tại Khoản 1Điều 3 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì giáo dục nghề nghiệp đượcxác định là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình

độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đăng và các chương trình đào tạonghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp

trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Giáo dục nghề nghiệp được thực hiệntheo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Mục tiêu của việc giáo dục nghề nghiệp được nêu rõ tại Điều 4 của Luật

giáo dục nghề nghiệp năm 2014 như sau: “Muc tiéu chung của giáo dục nghề

nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch

vụ, có nang lực hành nghệ tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sứckhỏe; có trách nhiệm nghệ nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi

trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năngsuất, chất lượng lao động; tạo diéu kiện cho nguoi hoc sau khi hoan thanh

khóa học có kha năng tìm việc lam, tự tao việc làm hoặc học lên trình độ cao

bb)

hon’.

Cùng với các quy định tai BLLĐ 2012, Luật giáo duc nghề nghiệp 2014,Chính phủ cũng đã thông qua nhiều dé án, chính sách nhăm thúc day công tácdạy nghề gắn với GQVL như: Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trang 30

năm 2020” (được phê duyệt tại Quyết định số 1956/2009/QD-TTg ngày27/11/2009 Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Dao taonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”);

- Dua NLD di làm việc có thời han ở nước ngoài

Đưa NLD Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một trong

những hoạt động quan trọng nhằm GQVL, tạo thêm thu nhập va nâng cao

trình độ lao động, thông qua đó góp phần nâng cao và phát triển nguồn nhânlực nước nhà.

Theo quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng 2006 thì NLD đi làm việc ở nước ngoài có thé làm

theo một trong các hình thức sau đây:

+ Hợp đồng đưa NLD đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạtđộng dịch vụ đưa NLD di làm việc ở nước ngoài, tô chức sự nghiệp đượcphép hoạt động đưa NLD đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng đưa NLD di làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúngthầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi

làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng dua NLD đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tapnâng cao tay nghề với doanh nghiệp dua NLD di làm việc dưới hình thức thựctập nâng cao tay nghé;

+ Hợp đồng cá nhân

Những quy định mới này so với trước đây có thêm hai hình thức đưa NLD đi làm việc ở nước ngoài mới hơn Đó là việc đưa NLD đi làm việc ởnước ngoài thông qua các tô chức sự nghiệp được phép hoạt động dua NLD

đi làm việc ở nước ngoài và các doanh nghiệp đưa NLD đi làm việc ở nướcngoài dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề Cả hai hình thức mới này

Trang 31

đều nhằm hướng tới việc phát triển nâng cao trình độ chuyên môn cho NLĐ,góp phan thực hiện chủ trương đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục

vụ cho phát triển đất nước

Hoạt động dịch vụ đưa NLD di làm việc ở nước ngoài là ngành nghềkinh doanh có điều kiện Chính vi vậy, doanh nghiệp hoạt động loại hình dịch

vụ này cũng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật Theo

quy định tại Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Nghị định

quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao độngViệt Nam di làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì loại hình doanh nghiệpđược cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ này là các doanh nghiệp được thànhlập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổchức, cá nhân Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động phát triển thị trường lao động nước ngoài cũngđược phát triển thông qua nghiên cứu, khảo sát thị trường , quảng bá thôngtin, với sự hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Nghị định

61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm

và quỹ quốc gia về việc làm Có thể thấy dù nhận được nhiều ưu đãi nhưnghoạt động đưa NLD di làm việc ở nước ngoài cũng tiềm ấn nhiều rủi ro nên

để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thểcác điều kiện của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng như cáchành vi bị nghiêm cam và các hình thức xử phạt đôi với các hành vi vi phạm.

- Cac biện pháp khác

Ngoài các biện pháp cơ bản nói trên, Nhà nước còn thực hiện đồng thời

hàng loạt các biện pháp khác dé GQVL như: hoàn thiện thể chế thị trường laođộng; tăng cường các chiến lược, chính sách lao động việc làm vào các chiếnlược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế; kếthợp với thực hiện các chính sách vê dân sô, phân bô dân cư, cơ câu lại lực

Trang 32

lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với GQVL; khai thác đất hoang đồi

trọc, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình;

Bên cạnh các biện pháp pháp ly nhăm thúc day việc làm thì một van décũng cần đặc biệt lưu ý, đó là vấn đề liên quan đến việc xử lý các vi phạmtrong lĩnh vực việc làm.

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực việc làm là một trong những biện phápnhằm trừng phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định liên quanđến lĩnh vực việc làm, đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đối vớicác tổ chức, cá nhân Tuy theo tính chất, mức độ vi phạm và tô chức, cá nhân

vi phạm mà ap dụng những biện pháp khác nhau như: Xử lý kỷ luật, xử phạt

vi phạm hành chính,

Xử lý kỷ luật là biện pháp áp dụng đối với người lao động làm việc theo

hợp đồng lao động vi phạm các quy định pháp luật Việc xử lý kỷ luật ở hìnhthức sa thải là một hình thức kết thúc việc làm của NLĐ, chính vì vậy, pháp

luật lao động đã có những quy định chặt chẽ về thủ tục khi áp dụng hình thức

ky luật sa thai.

Xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp có thể áp dụng đối với mọi tô

chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực việclàm Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bao hiểm xã hội, đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đưa ranhiều quy định xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi liên quan đếnlĩnh vực việc làm, như là các hành vi liên quan vi phạm về dịch vụ việc làm

(Điều 4); quy định về thử việc (Điều 6); quy định về đào tạo, bồi đưỡng, nângcao trình độ kỹ năng nghề (Điều 10); các quy định trong lĩnh vực đưa NLDViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng (Chương 4);

Trang 33

KET LUẬN CHUONG 1

Thông qua chương | của luận van, hoc viên đã làm rõ được những khái

niệm ban đầu về việc làm và GQVL Có thê thấy, việc làm là một vẫn đề có

vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Nó là van đề không thé thiếu vàxuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế

và xã hội.

Chương | của luận văn cũng đồng thời chỉ ra được những nguyên tắc đốivới việc làm, GQVL và đưa ra được vai trò của GQVL đối với NLD cũng nhưtrách nhiệm của Nhà nước, người sử dung lao động và bản thân NLD đối vớiquá trình GQVL Từ những vấn đề lý luận đó sẽ giúp có được cái nhìn kháiquát về những khái niệm này

Từ những van dé lý luận nêu trên, phan còn lại của chương | tập trung

vào những quy định hiện hành về các biện pháp pháp lý giúp hỗ trợ và

GQVL Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kế hoạch

GQVL không còn mang nặng tính chủ quan và bao cấp như trước mà đã phải

quan tâm tới các yếu tố thị trường va các quy luật thị trường, và chấp nhận

thực tế răng trong thị trường thì luôn tồn tại thất nghiệp Vai trò của Nhà nước

là phải điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các công cụ, các kế hoạch của

mình.

Trang 34

CHƯƠNG 2: THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE GIẢI

QUYÉT VIỆC LÀM TẠI TỈNH PHÚ THỌ2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh PhúThọ

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có tổng diện

tích tự nhiên là 3.519km? Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía

đông giáp tỉnh Vinh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Son La,phía nam giáp tỉnh Hòa Bình Phú Thọ là tỉnh năm trong quy hoạch vùng thủ

đô Hà Nội Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị vănhoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tếNội Bài 50 km về phía tây bắc Thành phố Việt Trì nằm đối diện vớihuyện Ba Vi, Hà Nội qua sông Hồng

Về khí hậu, Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới am, có mộtmùa đông khô và lạnh Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc

phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng

Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt,

được chia thành các tiêu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía tây và phía

nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ởvùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản

và phát triển kinh tế trang trại Tiêu vùng gò, đôi thấp bị chia cắt nhiều, xen

kẽ là đồng ruộng và dai đồng bang ven sông Hồng, hữu Lô, ta Day Vùng nàythuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực

và chăn nuôi Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng

phẳng rải rác trong tỉnh Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu

Bắc Bộ Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung duchiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích Điểm cao

Trang 35

nhât có độ cao 1.200m so với mực nước biên, diém thâp nhat cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biên.

Phú Thọ cũng có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn

là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua; có hệ thống giao thông đường sắt

Hà Nội — Lao Cai — Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên A là

cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và

các nước ASEAN.

Có thể thấy, về điều kiện tự nhiên, Phú Thọ là tỉnh có rất nhiều điều kiện

thuận lợi dé phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cũng nhưphát triển kinh tế về công nghiệp, từ đó tạo thêm việc làm mới và góp phần

thu hút lao động.

2.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội

Về hành chính, Phú Thọ có II huyện (1 huyện 30a), 1 thi xã va 1 thành

phố với 277 xã, phường, thi tran; trong đó 218/277 xã, thi tran miền núi; 41

xã đặc biệt khó khăn va ATK Dan số tới năm 2017 ước tính gần 1,4 triệu

người với hơn 20 dân tộc cùng chung sống: trong đó: nữ chiếm khoảng

50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8% Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt

11,60%.

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ có

nhiều chuyên biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạttrên 9%, cơ cầu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá.

Số người trong độ tuổi lao động là 858,1 nghìn người (khu vực nông

thôn chiếm trên 85%; khu vực thành thị chiếm gan 15%) Lao động từ 15 tuditrở lên dang làm việc trong các ngành kinh tế ước tinh đến năm 2017 là 759,8nghìn người, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6%

Trang 36

tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%; khu vực dịch vụchiếm 22,4% Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã quađào tạo ước đạt 26,7 nghìn người Đời sống của người nông dân, nông thônnhìn chung ôn định, ngày càng được cải thiện, các chính sách đầu tư, an sinh

xã hội tiếp tục được tăng cường; các lĩnh vực văn hoá, y tẾ, giáo dục và côngtác xã hội cũng đã có những tiễn bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhândân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế -

xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh

tê khu vực, quôc tê.

Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh

của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưuđãi hap dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùngđầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, cókhả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành

có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khaikhoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sảnxuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000 ha

đất dé ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía

Nam và phía Tây thành phó Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các

huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà,

Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá, công nghiệp nông

thôn.”

Đề đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyềntỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của

các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ

Š Giới thiệu về Phú Thọ,

http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/about/Gioi-thieu-ve-Phu-Tho/

Trang 37

trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, gop phan xây dung tinh

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu dep phon vinh và thịnh vượng

Bên cạnh những lợi thế và những thành tựu đạt được đó thì cũng có rấtnhiều khó khăn mà tỉnh gặp phải trong quá trình GQVL cho NLĐ Có thểthấy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cùng với sự gia tăng dân số cũngngày càng gia tăng, sức ép về vấn đề GQVL đã gây tác động không nhỏ tớiquá trình phát triển kinh tế của tỉnh Tính đến năm 2017, số người thất nghiệptrong độ tuôi lao động tại tỉnh ước tính đạt 12,1 nghìn người, tỷ lệ là 1,6%

tổng số lao động của tỉnh Vấn đề hiện nay là tỉnh chưa thực sự tạo được

nguồn cung việc làm có thu nhập cao và ồn định cho NLD, thi truong laođộng chưa thực sự gắn kết giữa các bên, chất lượng lao động còn thấp Đặc

biệt ở nông thôn tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, nhất là ở nhiều xã thuộc

các huyện Thanh Sơn, Tân Son,

Tuy những năm gần đây, Phú Thọ cũng đã đạt được nhiều thành tựu

trong quá trình GQVL cho người dân khi ngày càng đảm bảo về công việc đi

đôi với nâng cao trình độ lao động song vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc

GQVL cho lao động ở nông thôn, thu nhập còn rất nhiều bap bênh Trình độ

chuyên môn cho lao động tuy ở tỷ lệ cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu của công việc Dân số của tỉnh tuy trong độ tuổi lao động nhiều nhưngphân bố không đồng đều giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở các khu vựcnông thôn càng làm gia tăng tình trạng khó khăn trong công tác GQVL.

2.2 Thực trạng giải quyết việc làm tại tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình việc lam

Căn cứ vào Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển

6 Công thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ (2017), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 trên địa bàn tỉnh Phú

Tho”, http://www.phutho gov

vn/solieuthongke/Pages/TinTuc/201759/Tinh-hinh-kinh-te -xa-hoi-nam-2017-tren-dia-ban-tinh-Phu-Tho.html, ngay 03/01/2018

Trang 38

kinh tế - xã hội 5 năm 2016 — 2020 ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dântỉnh Phú Thọ; căn cứ Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND về kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm 2018 ngày 14/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnhPhú Thọ; căn cứ vào tình hình phát triển của tỉnh thì một số nhiệm vụ và giảipháp chủ yếu sau được đặt ra trong chương trình việc làm của tỉnh như sau:

- _ Một là tập trung khai thác và sử dung có hiệu quả mọi nguồn lực đểđây mạnh phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp và các làng nghé;phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, thâm canh nâng cao năng

suất và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi

- Hai là đây mạnh nâng cao tay nghề cho NLD, nâng cao chất lượngnguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển thị trường lao động;

xây dựng đồng bộ hóa hệ thống giao dịch thông tin trên thị trường lao động:đây mạnh hoạt động đưa NLD di làm việc ở nước ngoài; thực hiện có hiệuquả các dự án GQVL.

- Bala đây mạnh công tác tuyên truyên, phô biên, tạo chuyên biên vê nhận thức cho NLD, các doanh nghiệp, các cap, các ngành, các tô chức trên địa bàn tỉnh.

Thực tế thực hiện các chương trình việc làm trên địa bàn tỉnh đã đạt

được những kết quả hết sức khả quan Theo đó, tổng số lao động có việc làm

giai đoạn 2010 -2017 tăng thêm là hơn 16 nghìn người, trong đó số lao động

được tạo việc làm thông qua nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việclàm là 1,2 nghìn người; hoạt động đưa NLD di làm việc ở nước ngoài theo

hình thức hợp đồng đạt hơn 2,7 nghìn người Tỷ lệ lao động qua đảo tạo và

truyền nghề đạt 60,5%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 26,7% Số ngườiđược tư vấn giới thiệu việc làm 42,5 nghìn người Kết quả GQVL đã tácđộng làm chuyên dịch lao động theo hướng tích cực hơn: giảm dan ty trọng

Trang 39

lao động trong vùng nông nghiệp và tang tỷ trọng lao động trong các ngành

công nghiệp và dịch vu.’

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì theo đánh giá của SởLao động — Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ, việc thực hiện các chươngtrình việc làm còn gặp nhiều khó khăn như: kết nối cung - cầu về lao động,việc làm giữa doanh nghiệp và NLĐ chưa gắn kết, thông tin các chính sáchpháp luật lao động, chương trình hỗ trợ việc làm đến NLD còn hạn chế, chat

lượng nguồn lao động phan lớn là lao động phổ thông, việc mở rộng các thị

trường có thu nhập cao còn gặp nhiều khó khăn do yêu cau của thị trường đòihỏi trình độ chuyên môn tay nghề cao

Việc phát triển và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là

một trong những chủ trương đúng đắn dé phát triển công nghiệp Tuy nhiên,chủ chương này ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống NLĐ Bên cạnh đó,

do tốc độ đô thị hóa nhanh, số lao động nông nghiệp bị mất việc làm dochuyên đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn cũng làm tăng thêm sức ép

về GQVL đối với địa phương

2.2.2 Sw dụng quỹ giải quyết việc làm

Sau khi Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương bị giải thể vào năm 2016

thì trong hai năm trở lại đây, theo tinh thần mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra,

nguồn vốn tín dụng ưu đãi GQVL còn lại được ủy thác thông qua Ngân hàng

Chính sách Xã hội tinh Phú Thọ Nguồn vốn nay đã giúp cho hàng nghìn hộgia đình trên địa bàn tỉnh mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh

doanh Qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương góp phần nângcao thu nhập, giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương Trên

7 Minh Thư (2017), “Phú Thọ nghiêm túc thực hiện chương trình giải quyết việc

lam và ATVSLĐ”, quyet-viec-lam-va-atvsld-post250258.info, ngày 14/12/2017.

Trang 40

http:/infonet.vn/phu-tho-nghiem-tuc-thuc-hien-chuons-trinh-g1aI-thực tế, ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn vay từcác chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội rấtquan trọng đối với địa phương, giúp các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vốnvay sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo.

Theo số liệu của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ, tính đếnhết tháng 8/2017, số dư nợ của chương trình vay von GQVL đã đạt trên 84 tỷ

đồng với gần 2,9 nghìn hộ vay, giúp cho trên 30 nghìn lao động được vay vonGQVL Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Thọ phan đấu từ nay đến năm

2020, tông dư nợ đạt trên 100 tỷ đồng giải ngân thông qua nguồn vốn này.Tuy nhiên, đa số các hộ đã và đang vay vốn cho răng, ngân hàng cần tăng

thêm nguôn vôn cho vay và hạn mức.Š

Theo ông Lê Đình Thảo, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hộihuyện Đoan Hùng, thông qua nguồn vốn GQVL, ngân hàng đã giải ngân cho

hơn 150 hộ với tông số tiền hơn 6 tỷ đồng Tuy nhiên, do nguồn vốn củachương trình còn hạn chế nên còn nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa

tiép cận được nguôn von này.

Trên thực tế, theo đánh giá của chính quyên, hội đoàn thể các địa

phương cho thấy, thời gian qua cơ chế quản lý, cho vay nguồn vốn theochương trình quốc gia về GQVL có nhiều đổi mới đã tạo ra sự thông thoáng,hiệu quả đôi với chương trình cho vay vôn hô trợ việc làm.

Nhìn chung các dự án vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích,hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn, diện vay vốn rộng, von được quay nhiều vòng.Nhờ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đã góp phần GQVL cho

nhiêu lao động, hô trợ vôn cho các cơ sở sản xuât kinh doanh và hộ gia đình

8 Tạ Văn Toàn (2017), “Người dân Phú Thọ “khát” vốn mở rộng sản xuất kinh

doanh”, doanh-20171006102205228.htm, ngày 06/10/2017.

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w