1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày ưu nhược điểm của mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử tiki đề xuất giải pháp cải thiện dịch vụ trực tuyến cho sàn tiki

36 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Con người tiến đến việc toàn cầu hóa nền kinh tế, điều đáng chú ý là họ tiến hành kinh doanh theo một phương thức mới, nhất là trong việc quản lý và giao dịch, đó chính là Thương mại điệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCHTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TIKI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN DỊCH

VỤ TRỰC TUYẾN CHO SÀN TIKI

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Bình Minh

Hà Nội – 2023

Trang 3

DANH SÁCH NHIỆM VỤ VÀ BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊNST

73 Nguyễn Hoàng Nhi Thành viên Thuyết trìnhNội dung B

78 Nguyễn Minh Oanh Thành viên Thuyết trìnhNội dung B

81 Đặng Việt Phú Thành viên Thuyết trìnhNội dung A

Trang 4

72 Nguyễn Thị Cao Nhân (NT) 22D100220 PowerPoint

73 Nguyễn Hoàng Nhi 22D100225 Thuyết trình, Chương I ý 3 74 Nguyễn Thị Yến Nhi 22D100227 Chương I ý 2b

75 Trần Thị Cẩm Nhung 22D100230 Chương I ý 3 76 Đinh Quỳnh Như (TK) 22D100231 Chương I ý 1

78 Nguyễn Minh Oanh 22D100234 Thuyết trình, Chương I ý 2a 79 Trần Thị Kiều Oanh 22D100235 Chương II

81 Đặng Việt Phú 22D100237 Thuyết trình, Chương I ý 1

5 Kết luận:

Trang 5

Cuộc họp đã diễn ra như mong đợi, mọi người đã tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý kiến, xây dựng bài.

Trang 6

- Đánh giá nội dung bài.

- Đánh giá điểm ý thức tham giá thảo luận nhóm.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: SÀN GIAO DỊCH TMĐT TIKI 9

1 Giới thiệu tổng quan về Tiki 9

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

1.2 Hệ sinh thái 10

1.3 Mô hình kinh doanh 11

2 Phân tích mô hình sàn giao dịch TMĐT Tiki 11

2.1 Giao diện, ứng dụng và những tiện ích của Tiki 11

3.2 Điểm yếu (Weakness) 24

3.3 Cơ hội (Opportunity) 27

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự chuyển biến to lớn của nhân loại, khi mà Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan trọng trong mọi hoạt động xã hội Sự ra đời của Internet là bước tiến vượt bậc của khoa học công nghệ kỹ thuật, liên kết toàn bộ thế giới thông qua máy vi tính

Như một tất yếu khách quan, mọi mặt của đời sống xã hội sẽ có sự thay đổi đáng kể Con người tiến đến việc toàn cầu hóa nền kinh tế, điều đáng chú ý là họ tiến hành kinh doanh theo một phương thức mới, nhất là trong việc quản lý và giao dịch, đó chính là Thương mại điện tử.

Thương mại điện tử (E – commerce) chính là công cụ hiện đại sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo giá trị giữa các tổ chức và giữa tổ chức với cá nhân Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm được chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh.

Bắt kịp với xu thế đó, mô hình kinh doanh thương mại điện tử cũng được áp dụng vào Việt Nam trong những năm gần đây Với sự tiện lợi trong trao đổi giữa người mua và người bán, thương mại điện tử đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người bận rộn, cư dân mạng.

Tại Việt Nam, các sàn giao dịch thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến và chiếm lĩnh thị trường, có thể nhắc đến một vài cái tên nổi bật như Shopee, Lazada, Tiki, … Để đi sâu vào nghiên cứu thương mại điện tử, nhóm đã lựa chọn Tiki làm đối tượng

nghiên cứu cho bài thảo luận của mình với đề tài: “Trình bày ưu nhược điểm của môhình sàn giao dịch thương mại điện tử Tiki Đề xuất giải pháp cải thiện dịch vụ trựctuyến cho sàn Tiki”.

Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Bình Minh – giảng viên học phần Thương mại điện tử căn bản, đã giúp chúng em có thể hoàn thiện bài

Trang 9

thảo luận một cách tốt nhất và tiếp cận với Thương mại điện tử trong thời gian bùng nổ của ngành này.

CHƯƠNG 1: SÀN GIAO DỊCH TMĐT TIKI1 Giới thiệu tổng quan về Tiki

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiki là viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của

website thương mại điện tử Việt Nam Tiki hiện đang là trang thương mại điện tử lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á.

(Nguồn: Internet) Thành lập năm 2010, khởi đầu của Tiki chỉ là một website bán sách trực tuyến (cụ thể là sách Tiếng Anh).

Giai đoạn năm 2011 – 2012, Tiki trở thành đơn vị kinh doanh sách hàng đầu tại Việt Nam Trong thời gian này, Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc đã quyết định đầu tư vào Tiki Với việc đầu tư này, Tiki dần mở rộng thành một sàn thương mại điện tử.

Giai đoạn năm 2013 – 2014, Tiki mở rộng lĩnh vực kinh doanh với rất nhiều ngành hàng khác Lúc này, ngoài hơn 51.000 đầu sách thì người mua hàng có thể tìm thấy các mặt hàng từ văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm đến điện tử, điện gia dụng,… ở Tiki Ở giai đoạn này, Tiki bắt đầu đưa vào hoạt động hết công sức nhà kho diện tích rộng lên đến 3.000m2, bắt đầu chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử đang phát triển thần tốc ở Việt Nam.

Năm 2015, Tiki lọt top 5 website thương mại điện tử nổi bật nhất tại Việt Nam, đánh dấu tên tuổi và minh chứng cho sức ảnh hưởng của Tiki trên thị trường thương mại điện tử cũng như đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Trang 10

Năm 2016, Tiki vươn lên trở thành công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam, có mặt ở 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.

Năm 2017 sau 7 năm thành lập, Tiki đánh dấu bước chuyển mình khi chuyển sang hình thức Marketplace, thu hút thêm nhà bán hàng gia nhập hệ thống website của Tiki.vn, mở rộng lên hàng chục ngành hàng với hơn 300.000 sản phẩm được bày bán.

Từ năm 2018 đến nay, Tiki duy trì vị thế đứng đầu, tiên phong cho xu thế mới Tiếp sau thành công sàn thương mại điện tử B2C, Tiki đã bắt đầu triển khai chiến lược sắp đến sẽ đẩy mạnh bán hàng xuyên biên giới “Thay vì mô hình xuất khẩu truyền thống mất quá nhiều công đoạn, khó kiểm soát thị trường, không có sự tương tác để hiểu hành vi mua hàng thì mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới rút ngắn các bước, tiếp cận và nắm bắt xu hướng thị trường”.

Vào tháng 6 năm 2020, Tiki đã huy động được khoảng 130 triệu USD từ một vòng tài trợ do công ty cổ phần tư nhân Northstar Group có trụ sở tại Singapore dẫn đầu Ban đầu dự kiến chỉ huy động được 75 triệu USD nhưng sau đó vòng gọi vốn được tăng quy mô nhờ sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư Thương mại điện tử khởi nghiệp Hàn Quốc.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%, thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự báo đạt 15 tỷ đô trong năm 2020 và nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, con số doanh thu sẽ lên tới 33 tỷ USD vào năm 2025, xếp thứ ba trong khu vực ASEAN, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

1.2 Hệ sinh thái

Tiki là một hệ sinh thái thương mại “tất cả trong một”, gồm các công ty thành viên như:

- Công ty TNHH TI KI (“Tiki”): là đơn vị thiết lập, tổ chức sàn thương mại điện tử Tiki (www.tiki.vn) để các Nhà bán hàng thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử

- TikiNOW (TikiNow Smart Logistic): là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics đầu – cuối, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu chính cho sàn Tiki (www.tiki.vn)

Trang 23

phát triển phần mềm linh hoạt, hiệu quả để sử dụng một tài nguyên nhỏ, từ đó dần dần phát triển hệ thống với tốc độ tương tự và được bảo trì thường xuyên.

Về dịch vụ trợ giúp kỹ thuật: Tổng đài hỗ trợ nhà bán hàng Tiki là một trong những cách yêu cầu hỗ trợ thường gặp nhất, người bán sẽ được trao đổi trực tiếp với chuyên viên của Tiki Từ đó, các vấn đề cũng được giải quyết nhanh chóng hơn Trong trường hợp khách hàng không liên hệ được với tổng đài hỗ trợ nhà bán hàng Tiki thì có thể với trực tiếp văn phòng Tiki để được hỗ trợ Trước khi đến, khách có thể gọi điện vào hotline Tiki hỗ trợ người bán để thông báo trước về sự cố gặp phải để nhân viên chăm sóc khách hàng chuẩn bị các phương án xử lý tốt nhất Ngoài ra còn có thêm một số lỗi phát sinh trong khâu đặt hàng, thủ tục đổi, gửi trả hàng, chính sách bảo hành, dịch vụ, tính năng mới của Tiki,… thì khách hàng gọi đến tổng đài hỗ trợ nhà bán để được bộ phận chăm sóc khách hàng tư vấn cũng như giải đáp và giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải.

3 Đánh giá mô hình sàn giao dịch TMĐT Tiki bằng mô hình SWOT3.1 Điểm mạnh (Strength)

- Có lịch sử hình thành lâu đời và bề dày hoạt động kinh doanh:

Tiki là doanh nghiệp thương mại điện tử có bề dày về hoạt động kinh doanh thành lập vào năm 2010, Tiki luôn hướng đến việc tạo niềm tin từ sớm cho khách hàng và luôn là một trong những sàn thương mại được lựa chọn đầu tiên khi mua hàng trực tuyến.

- Nhận diện thương hiệu tốt:

Với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, sau 9 năm hoạt động, Tiki.vn hiện đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành với 9 ngành hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” tốt cho thương hiệu của doanh nghiệp.

- Chiếm thị phần cao trong thị trường TMĐT:

Theo báo Nhà đầu tư, Tiki là một trong năm sàn thương mại điện tử lớn nhất, chiếm 90% thị phần Việt Nam, bên cạnh Shopee, Lazada, Sendo và TikTok Shop

Trang 24

- Có nguồn tài chính lớn, mạnh, rót vốn liên tục:

Đây là điểm quan trọng giúp các công ty trong đó bao gồm Tiki tồn tại và phát triển trong lĩnh vực Thương mại điện tử Trong giai đoạn 2012 – 2018, Tiki đã kêu gọi được rất nhiều vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước Trong đó có thể kể đến một số quỹ đầu tư như VNG, JD.com hay SparkLabs Ventures.

- Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng:

Tiki đã xây dựng và thực hiện điểm bán hàng độc đáo (USP) của mình cùng dịch vụ giao hàng nhanh với thời gian giao hàng trung bình toàn quốc chỉ 1,6 ngày, cho phép khách hàng nhận hàng trong 2 giờ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đến tay người dùng Không ngừng nỗ lực hoàn thiện các khâu logistic, trong năm 2018, Tiki cũng đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc mở rộng các kho hàng tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ.

- Sản phẩm tiện dụng, gần gũi với mọi đối tượng khách hàng:

Về niềm tin, có 85% khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ của Tiki Với 400.000 lượt khách mua hàng tại Tiki hàng tháng, tỷ lệ đổi trả hàng chỉ là 0,95%.

- Sử dụng chính sách hợp lý:

Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua - Bắt kịp xu hướng:

Tiki không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi và truyền thông đặc biệt để đẩy mạnh nhận biết về sự đa dạng, nhất là các sản phẩm gia dụng và công nghệ, liên tục cập nhật xu hướng nhu cầu khách hàng, liên tục thay đổi mình để tương tác tốt với khách hàng.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

- Thua lỗ nặng nề, khoản lỗ theo từng năm:

Về tình hình kinh doanh, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử, với các đối thủ như Shopee, Lazada, Sendo,… Tiki chưa có lãi và vẫn đang phải

Trang 25

“đốt tiền” để tranh giành thị phần

Giai đoạn 2016-2019, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần lần lượt đạt 62,3 tỷ đồng, 92 tỷ đồng, 240 tỷ đồng và 119 tỷ đồng Trong khi đó, Tiki báo lỗ sau thuế hàng năm tăng nhanh, với 178 tỷ đồng, 282 tỷ đồng, 756 tỷ đồng và 324 tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2019, Tiki đã lỗ lũy kế gần 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu hơn 354 tỷ đồng.

Để có nguồn lực hoạt động khi vốn chủ sở hữu bắt đầu âm từ năm 2017, Tiki đã đẩy mạnh chiếm dụng vốn bên ngoài, với nợ phải trả phình to nhanh chóng từ 336 tỷ đồng (2017) lên 991 tỷ đồng (2019), tức gần 3 lần.

Gần đây nhất, trong năm 2022, Tiki ghi nhận mức giảm 7% so với năm tài chính 2021

(Nguồn: Internet) - Giá cao, tung giá ảo trong các chiến dịch giảm giá, đội giá chiết khấu cao gây khó khăn cho người bán hàng:

Trang 26

So với các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam như Shopee, Lazada,… thì hàng hóa của Tiki có mức giá nhỉnh hơn Bên cạnh đó, giảm giá ảo là câu chuyện xảy ra trên Tiki đã khá lâu Có những sản phẩm được giảm đến 45-50% nhưng giá sau khi giảm cũng chỉ tương đương hoặc giảm một chút so với các nơi bán khác trên thị trường Đây là cũng là hạn chế do chi phí chiết khấu cao gây nên, khiến người bán và cả người mua đều đau đầu vì giá bán.

Nguyên nhân của việc chênh lệch giá này rất đơn giản Trước tiên, ngoài các loại phí sau mỗi đơn hàng đã được thanh toán như các sàn thương mại điện tử khác, thì Tiki có thêm khoản phí chiết khấu tùy thuộc vào danh mục hàng hóa đối tác kinh doanh Tức là mỗi mặt hàng mà bạn đăng bán, bạn phải trả một khoản phí cho Tiki dù cho bạn có bán được sản phẩm nào hay không Người bán buộc phải tăng giá để có lợi nhuận nhưng giá cả cao khiến cho khách hàng của họ lựa chọn nơi bán khác.

Một lý do khác là vì Tiki chưa có các chính sách giảm giá nhiều như các sàn khác, điều này khiến khách hàng hoàn toàn có thể chuyển hướng lựa chọn mua sản phẩm của họ, doanh thu của người bán ảnh hưởng đáng kể Bên cạnh đó, các voucher của Tiki rất ít, và rất hiếm khi Tiki hỗ trợ người bán, nhãn hàng những deal “xịn”, voucher “hời” để kích thích nhu cầu và tăng doanh thu, hoàn toàn ngược lại với các đối thủ , cụ thể hơn là Shopee

- Thông tin khách hàng bảo mật:

Nghe thì có vẻ chính sách này giúp khách hàng yên tâm tin tưởng mua sắm, tuy nhiên, việc bảo mật thông tin khách hàng của Tiki gây không ít khó khăn cho người bán trong khâu chăm sóc khách hàng Người bán khó có thể chăm sóc khách hàng chu đáo nhất, hạn chế trong việc tư vấn, giải đáp thắc mắc cho người mua và đặc biệt các đơn hàng lỗi, sai lệch mất rất nhiều thời gian để có thể xác minh cũng như xử lý

- Thời gian xét duyệt lâu, đăng hàng lâu, chi phí phạt cao:

Mỗi mặt hàng mà bạn muốn đăng lên sàn phải mất khoảng 48 giờ để xét duyệt, chưa kể đến thời gian đăng tải hình ảnh, cung cấp thông tin về mặt hàng

Trang 27

“Tiền phạt” là khái niệm mà mọi người bán trên tất cả các sàn thương mại điện tử đều muốn tránh né hết mức có thể và ưu tiên lựa chọn nơi bán có mức phạt thấp nhất Tuy nhiên, mức phạt của Tiki không chỉ có nhiều quy định mà còn “giá chát” Các trường hợp phát sinh phí phạt như:

 Chỉ số vâ •n hành: Khi nhà bán xác nhâ •n trễ đơn hàng sau 4 giờ phí phạt Tiki sẽ được tính trong trường hợp này là 50.000 đồng/ sản phẩm.

 Hàng hóa đổi trả của khách hàng.

 Xuất hóa đơn trễ hoă •c không xuất hóa đơn: Tiki sẽ áp dụng phí phạt 50.000 đồng/ đơn hàng đối với những trường hợp nhà bán hàng xuất hóa đơn trễ hoă •c không xuất hóa đơn cho khách hàng hoă •c có hành vi gian lâ •n trong viê •c xuất hóa đơn  Đăng tải nô •i dung không phù hợp:Hoă •c nô •i dung thông tin gây nhầm lẫn hoă •c

phản cảm phí phạt Tiki sẽ là 500.000 đồng/ lần vi phạm.

 Bán hàng nhái, kém chất lượng so với cam kết ban đầu.: Phí phạt Tiki sẽ áp dụng là 10.000.000 đồng/hàng hóa Hoă •c có thể sẽ là 100% giá bán hàng hóa tùy theo giá trị nào cao hơn.

3.3 Cơ hội (Opportunity)

- Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam tiềm năng:

Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô TMĐT dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát

- Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh:

Trang 28

Kể từ năm 2018, giao dịch mua sắm trực tuyến đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, đến năm 2020, hình thức mua sắm này lại tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết Các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), kế đến là mạng xã hội Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã nhanh chóng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển thuận lợi

Cụ thể, việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn khá nhiều Việc sử dụng internet cũng sẽ giúp người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hoá hơn đồng thời tìm kiếm được những loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với bản thân hơn Trong khi đó, mua sắm truyền thống lại gặp nhiều khó khăn ở chi phí và tốn khá nhiều thời gian Bên cạnh đó, khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc mua sắm trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức mua sắm truyền thống.

- Ngành TMĐT thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển:

Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm:

 Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng;

 Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử;

 Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững;

 Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử;

 Đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới;

 Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w