“Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử địnhdanh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin như chip điện tử, simđiện thoại di động,
TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ
Khái niệm ví điện tử
Ví điện tử (hay còn gọi là ví số) được hiểu là một tài khoản điện tử được kết nối với một hệ thống thanh toán trực tuyến và hệ thống tài khoản ngân hàng, được sử dụng trong thanh toán trực tuyến.
“Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin ( như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính, ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”.
(Theo Thông tư 39/2014 – Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán).
Theo Luật ngân hàng quy định: Mỗi một tổ chức phát hành ví điện tử chỉ được phát hàng 01 (một) ví điện tử cho một tài khoản thanh toán của khách hàng tại một ngân hàng; việc nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng; nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử không được cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, không được trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kì hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử.
Hình thức thanh toán này vô cùng đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm về cả thời gian, tiền bạc Ví điện tử hoạt động như một ví tiền thông thường Chỉ khác là không dùng tiền mặt mà dùng tiền trực tuyến Khách hàng có thể dùng ví số để thanh toán các khoản vay, mua sắm, tiền điện, nước, Internet, vé máy bay, vé tàu và nhiều tiện ích khác….
Một số loại ví điện tử phổ biến trong nước như: ví Ngân lượng (Nganluong.vn), ví Bảo Kim (Baokim.vn), ví VnMart (VnMart.vn), ví VinaPay (Vinapay.com.vn), ví Airpay, ví Moca, ví MoMo, ví ZaloPay, ví Vimo, hay các ví điện tử quốc tế phổ biến có thể kể đến là Paypal (Paypal.com), Alipay (Alipay.com), WebMoney, Liqpay, Moneybookers, Payza, Baidu,…
Một ví điện tử tốt phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Tính mở rộng (Extensible): Một ví điện tử có thể chứa và hoạt động với các cơ chế thanh toán khác nhau được sử dụng bởi người dùng Ví dụ một người sử dụng cả thẻ tín dụng và tiền điện tử thì tốt hơn là ví điện tử nên cho phép lưu trữ cả hai và thực hiện thanh toán sử dụng thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử khi cần thiết.
- Hướng khách hàng (Client-driven): Bất kì một hành động nào bởi ví điện tử nên được quản lí và điều khiển bởi khách hàng thay vì thương gia Thương gia không có khả năng tự động khởi chạy ví điện tử của khách hàng mỗi khi khách hàng truy cập trang web của thương gia để cung cấp sản phẩm để bán.
- Giao diện đối xứng (Symmetric interface): Một ví điện tử nên được tái sử dụng, bất kì khi nào có thể, với cơ sở hạ tầng tương tự và giao diện bên trong ví, nhà cung cấp và ngân hàng.
- Giao diện tổng quát (Generalized interface): Giao diện ví điện tử nên có giao diện tương tự như nhau với bất kể loại thiết bị nào mà nó chạy trên đó Một ví điện tử chạy trên thiết bị cá nhân cũng nên được ổn định như chạy trên máy tính hay thiết bị khác.
Chức năng của ví điện tử
Lưu trữ thông tin: Các thông tin mà ví điện tử lưu trữ bao gồm các thông tin cá nhân, thẻ thanh toán, tiền, ví điện tử có khả năng lưu giữ tiền trên mạng Internet Khi nạp tiền vào ví, số tiền được sử dụng trong hầu hết các giao dịch thanh toán trực tuyến Người dùng có thể duy trì số tiền này trong ví và sử dụng khi cần mà không e ngại về vấn đề an toàn và bảo mật của ví Nó cung cấp khả năng cho người dùng lưu trữ an toàn thông tin nhận dạng khách hàng (ví dụ: địa chỉ email), thông tin thanh toán (ví dụ: dữ liệu thẻ tín dụng) và chi tiết địa chỉ giao hàng Người dùng có thể chọn trước một phương thức thanh toán trong ứng dụng ví để thực hiện các giao dịch thương mại (tức là thanh toán cho người bán trực tuyến, trong ứng dụng hoặc tại cửa hàng) Với mục đích tạo ra ví điện tử có chức năng như ví truyền thống thông thường, và tạo ra sự thuận tiện cho người dùng khi mua sắm trên Internet, ví lưu trữ thông tin của người dùng khi thanh toán người dùng không cần phải điền bất cứ thông tin nào cả.
Nhận và chuyển tiền: Mỗi cá nhân sở hữu ví điện tử đều có thể giao dịch chuyển tiền cho nhau mà không phải đến ngân hàng hoặc truy cập website của ngân hàng với nhiều
Nghiên cứu rủi ro khi thanh toán bằng ví…
Thanh Toán Điện Tử None 3
Thanh Toán Điện Tử None 4
Câu hỏi thảo luận Nhóm 4…
Thanh Toán Điện Tử None 7
Tổng-hợp - thanh toán điện tử
11 bước thực hiện phức tạp Ví điện tử có khả năng giữ tiền cũng như tham gia các giao dịch chuyển khoản như tài khoản ngân hàng Người dùng có thể chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản ví điện tử hoặc tài khoản ví điện tử và tài khoản ngân hàng Nguồn tiền cho thanh toán qua ví có thể đến từ thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, thẻ trả trước, tài khoản ngân hàng, tài khoản tiền điện tử, tiền ảo hoặc bất kì kho lưu trữ giá trị nào khác.
Thanh toán trực tuyến: Đóng vai trò như một chiếc ví tiền, ví điện tử có khả năng thanh toán trong các giao dịch mua sắm trực tuyến của người dùng với một số thao tác Khi thanh toán, thay vì thao tác “rút tiền mặt” ra thanh toán, người dùng sẽ thực hiện thao tác
“chuyển tiền” để thực hiện thanh toán Điều này có nghĩa rằng khi đi ăn uống, shopping, cà phê hay đi siêu thị, bạn đã có thể thanh toán qua ví điện tử Ngoài ra bạn có thể nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim, mua vé máy bay – vé tàu – vé xe, thanh toán điện nước và các hợp động vay tín chấp Chỉ mất vài giây để thao tác trả tiền trên thiết bị di động kết nối wifi được hoàn thành mà không cần lấy tiền mặt Nạp tiền điện thoại, đăng ký các gói cước 4G online: Bạn có thể nạp tiền điện thoại trực tuyến qua ví điện tử, chỉ cần chọn mệnh giá và nhà mạng.
Lưu trữ được tiền trên mạng Internet với các tính chất trong bảo mật hiệu quả Giảm bớt được sự lưu thông của tiền mặt, giảm thiểu những rủi ro về lạm phát Đặc biệt khi có thể kết nối với các dịch vụ của ngân hàng để cung cấp đến nhu cầu cho khách hàng.
Khách hàng có thẻ gửi tiền vào ví điện tử để tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời một cách đơn giản Tích điểm, đổi thành tiền mặt và nhiều lợi ích cung cấp khác Hướng người dùng đến các nhu cầu trong quản lý, cất giữ và thanh toán không dùng tiền mặt.
Quy trình thanh toán của ví điện tử
Làm sao để có ví điện tử?
Trước tiên, bạn cần có smartphone kết nối mạng Internet (WiFi, 4G) để có thể tải về các ứng dụng ví điện tử như: MoMo, ShopeePay hay Moca (nằm trong ứng dụng gọi xe Grab) trên các kho ứng dụng di động chính thống (CH Play trên hệ điều hành Android, Apps Store trên iOS).
Tiếp đó, bạn dùng số điện thoại di động thường xuyên của mình để đăng ký tài khoản cá nhân trên ví Mỗi số điện thoại chỉ được mở một ví của một nhà cung cấp nên người
Thanh Toán Điện Tử None Thanh TOÁN Final
Thanh Toán Điện Tử None31 dùng có thể yên tâm ví điện tử trên smartphone của mình là duy nhất của riêng mình, không ai khác có thể đăng ký sử dụng được.
Bên cạnh đó, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo tính pháp lý của ví điện tử, người dùng cần cung cấp thêm giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân ) thì mới sử dụng ví để thanh toán Việc cung cấp này khá dễ dàng vì các ứng dụng ví đều có hướng dẫn rất cụ thể các thao tác chụp ảnh chân dung cũng như quét giấy tờ cá nhân để xác thực.
Bỏ tiền vào ví và giữ ví ra sao?
Sau khi đã tạo xong ví điện tử trên smartphone, việc tiếp theo là bạn cần làm "chìa khóa" để bảo vệ ví của mình, cũng như "bỏ" tiền vào ví để sử dụng cho các hoạt động giao dịch, thanh toán sau này.
Nếu "chìa khóa" bảo vệ những chiếc ví thật ngoài đời là bỏ trong túi quần thì với ví điện tử là mật khẩu, dấu vân tay hay nhận diện khuôn mặt… Điều này hoàn toàn giống với việc tạo mật khẩu bảo vệ chiếc smartphone mà bạn đang sử dụng
Việc tạo mật khẩu giúp bảo vệ ví an toàn, cũng là bảo vệ tiền của bạn an toàn, không lo bị kẻ xấu cướp mất Và vì nó là "chìa khóa" để bảo vệ ví nên bạn phải biết cách nhớ và giữ bí mật nó, không chia sẻ cho ai khác biết.
Tiếp theo đó, một chiếc ví sẽ không được gọi là ví tiền nếu không có tiền Ví điện tử cũng tương tự, bạn phải nạp tiền vào trong ví thì mới sử dụng để trả tiền được Cách nạp tiền phổ biến của hầu hết các ví điện tử hiện nay là từ tài khoản ngân hàng liên kết
Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn trong mỗi ví là có thể từng bước thực hiện liên kết với tài khoản ngân hàng của mình Sau đó, bạn muốn nạp bao nhiêu tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví điện tử tùy thích và tùy nhu cầu sử dụng của bạn
Bên cạnh cách nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, một số ví điện tử như MoMo còn cho phép người dùng nạp tiền mặt trực tiếp từ các điểm giao dịch ngoài đời
Sử dụng ví thanh toán như thế nào?
Trên mỗi ứng dụng ví điện tử, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các hoạt động giao dịch cũng như phạm vi mà ví cho phép bạn thanh toán Hầu hết các ví điện tử hiện nay đều cho
6 phép người dùng mua thẻ cào điện thoại di động, nạp tiền trực tiếp vào điện thoại; thanh toán những dịch vụ mang tính thiết yếu như: điện, nước, Internet…
Chẳng hạn, ví điện tử MoMo hỗ trợ rất nhiều hoạt động thanh toán như hóa đơn, vay, thẻ tín dụng; vé xem phim, dịch vụ giải trí và cả mua vé số Vietlott; các loại vé máy bay, tàu hỏa, xe khách; ủng hộ từ thiện; tour du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng…
Ví điện tử ShopeePay, ngoài hỗ trợ các thanh toán điện, nước, Internet, điện thoại, còn đặc biệt chuyên "trị" các hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee, ứng dụng đặt đồ ăn Now Trong khi đó, ví điện tử Moca tích hợp trong ứng dụng gọi xe Grab nên sẽ hỗ trợ rất nhiều hoạt động mang tính vừa đi vừa thanh toán của người dùng
Chẳng hạn việc di chuyển, đặt đồ ăn, giao hàng bằng ứng dụng Grab đều có thể thanh toán bằng Moca nhanh chóng và nhiều ưu đãi Ví Moca cũng cho phép thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, Internet, điện thoại… và các giao dịch giữa người dùng ví với nhau.
Phân loại ví điện tử
4.1 Phân loại ví điện tử theo công nghệ sử dụng
Mặc dù có nhiều loại ví khác nhau nhưng việc xem xét công nghệ phân phối sẽ giúp người dùng phân định rõ không gian sử dụng Về cơ bản ví điện tử có thể sử dụng một số công nghệ: NFC, mã QR Một ví điện tử có thể kết hợp nhiều loại công nghệ khác nhau tuy nhiên vẫn có công nghệ lõi.
Sự miêu tả Ví dụ Trường hợp sử dụng Điểm mạnh Hạn chế
Ví mã hóa kết hợp phần tử bảo mật được nhúng trong thiết bị hoặc sử dụng thẻ máy chủ giả lập (HCE) trên đám mây.
Apple Pay, Android Pay, Samsung Pay.
Cửa hàng có thiết bị hỗ trợ thanh toán, Web di động (HTML5), Trong ứng dụng.
Linh hoạt,dễ dàng tích hợp vào hệ sinh thái thanh toán toàn cầu;
Việc sử dụng thế giới vật lý chỉ giới hạn ở các thiết bị đầu cuối POS hỗ trợ NFC.
Sử dụng mã QR hoặc mã vạch được được tạo bởi POS của người bán hoặc thiết bị của khách hàng.
Ví WeChat, Chase Pay, Walmart Pay, Thanh toán di động Starbucks.
Cửa hàng có hỗ trợ thiết bị thanh toán. Ứng dụng đơn giản;
Phân phối rộng rãi máy đọc mã QR/ mã vạch với các thương gia, người bán.
Có thể khó khăn trong ánh sáng chói; Không có chức năng bảo mật gia tăng; Không tận dụng hệ sinh thái thanh toán toàn cầu.
Ví được thiết kế để sử dụng trực tuyến với ứng dụng hạn chế trong thế giới thực.
Thanh toán trực tuyến/ trong ứng dụng tại các thị trường được chỉ định; Thanh toán trực tuyến với
Cài đặt/ sử dụng giản đơn.
Việc sử dụng giới hạn đa phần cho những người bán trên website;Khả năng bị hạn chế trong thế8 những người bán có sử dụng ví điện tử để thanh toán;
Quyền truy cập thế giới thực bị hạn chế và thường chỉ thanh toán được bằng mã QR/ mã vạch hoặc thẻ nhựa. giới vật lý.
Nền tảng thanh toán dựa trên SMS với điện thoại di động hoạt động cả như thiết bị gửi và thiết bị đầu cuối
M-Pesa, MTN Mobile Money, Tigo, Orange Money.
Chuyển tiền P2P, tài khoản vãng lai trên điện thoại di động, mua hàng từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp trên thế giới thực.
Không yêu cầu điện thoại thông minh, hoạt động với bất kỳ thiết bị nào có thể gửi SMS;
Không cần hệ sinh thái thanh toán để triển khai.
Nền tảng vòng kín,không được tích hợp với mạng thanh toán; Hạn chế và không có khả năng tương tác giữa các chương trình.
4.2 Phân loại ví điện tử theo quy trình và công nghệ bảo mật
Ví điện tử cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán bằng thiết bị di động tại điểm bán (POS), trực tuyến hoặc trong ứng dụng Hiện có năm mô hình ví khác nhau sử dụng nhiều quy trình và công nghệ bảo mật
4.2.1.Ví di động lấy thiết bị làm trung tâm (Device-centric mobile proximity wallet)
Là một ví điện tử lưu trữ những thông tin thanh toán của người dùng trên thiết bị di động Những thông tin này được đăng nhập tại thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng công nghệ giao tiếp cận từ trường NFC (Near Field Communications) hoặc công nghệ truyền an toàn từ tính MST (Magnetic Secure Transmission) để cho phép thanh toán trong một khoảng cách gần.
Ví dụ: Apple Pay, Samsung Pay,…
Ví này được kích hoạt thông qua sự cho phép từ những tổ chức tài chính sở hữu tài khoản thanh toán và thực hiện xác minh, nhận dạng nhà phát hành trước khi mã thông báo thanh toán được cấp cho ví cho quá trình đăng ký của người tiêu dùng Ví được coi là ví mở vì nó chấp nhận mọi thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đủ điều kiện từ bất kỳ tổ chức tài chính tham gia nào để cấp vốn và nó có thể được sử dụng tại bất kỳ người bán nào hỗ trợ thanh toán phi tiếp xúc (hoặc nếu đã bật MST, bất kỳ POS nào chấp nhận thẻ).
Ví dành riêng cho hệ điều hành: ứng dụng ví trên điện thoại di động được tích hợp với hệ điều hành của thiết bị Apple Pay chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple, Android Pay và Samsung Pay chỉ hoạt động với các thiết bị di động Android và Samsung đủ điều kiện Ví loại này tuân theo “Khung kỹ thuật- Đặc điểm kỹ thuật thanh toán EMV” Mã thông báo thanh toán được thay thế cho số tài khoản chính và được cấp cho ví trong quá trình đăng ký của người tiêu dùng Ứng dụng thanh toán trong ví sẽ tạo một biểu đồ mật mã động được mang theo mã thông báo trong suốt giao dịch Thông tin đăng nhập mã hoá được lưu trữ trên thiết bị hoặc trên đám mây được truy cập bằng ứng dụng ví Ứng dụng ví cũng cung cấp bảo mật truy cập cho phép người dùng sử dụng phương thức thanh toán và dữ liệu được lưu trữ.
4.2.2 Ví trong ứng dụng di động lấy thiết bị làm trung tâm (Device- centric mobile in- app wallet)
Ví này là một ứng dụng để thanh toán tại những địa điểm mà thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ không khả thi (nơi không có đầu đọc thẻ) Ví này sử dụng mã token và các thông tin nhận dạng, xác minh của nhà phát hành để hoàn tất giao dịch mua trong ứng dụng Thông tin đăng nhập thanh toán được mã hóa có thể được lưu trữ trong điện thoại di động hoặc trên đám mây Mô hình ví trong ứng dụng tập trung vào thiết bị hoạt động với TMĐT
“trong ứng dụng” và thanh toán di động được mã hóa dựa trên trình duyệt thông qua các ứng dụng di động gốc hoặc trình duyệt di động của người bán tham gia, ví dụ: nút Apple Pay Người tiêu dùng tự xác thực và ủy quyền thanh toán bằng sinh trắc học hoặc mật mã.
Ví dụ: BIDV Smart banking, Agribank mobile banking,…
4.2.3 Ví không lộ thông tin thẻ, thông tin thẻ được lưu trữ trong hồ sơ (Card- not- present or card- on-file wallet)
Là ví kỹ thuật số sử dụng thông tin đăng nhập thanh toán đã được lưu trữ trước đó của người dùng, loại ví này không hề yêu cầu người dùng phải cung cấp thẻ để tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ Thuật ngữ Card-on- File đề cập đến việc lưu trữ ủy quyền thông tin thanh toán của người dùng bởi người bán hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) cho phép người tiêu dùng thực hiện thanh toán lặp lại hoặc tự động mà không cần nhập lại thông tin xác thực thanh toán mỗi lần Dữ liệu thanh toán được lưu trữ có thể được sử dụng bới một hoặc nhiều người bán đã tích hợp giải pháp ví PSP Người tiêu dùng được xác thực bằng một số loại phương pháp luận truy cập có thể xác minh, những phương thức thanh toán không được cung cấp bởi tổ chức tài chính đã phát hành thẻ hoặc tài khoản.
Ví dụ: Nganluong, Baokim, Momo,…
Ví card-on-File do PSP cung cấp được coi là ví mở, vì chúng là những thiết bị di động được sử dụng cho bất kỳ người bán nào tham gia thông qua trình duyệt di động và ứng dụng di động Cả ví của người bán và ví loại CoF đều chấp nhận nhiều phương thức thanh toán: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ quà tặng, ACH, thẻ khách hàng thân thiết, thẻ cửa hàng nhãn hiệu riêng.
Ngoài ra, người bán có thể sử dụng giao diện ứng dụng lập trình (API) để thêm víAmazon hoặc Paypal vào ứng dụng di động hoặc trang web di động của họ Sau khi tạo tài khoản ví PSP, người dùng đăng ký một phương thức thanh toán Để thanh toán, người tiêu dùng tùy chọn ví đó trên trang web di động của người bán hoặc trên ứng dụng di động của người bán, sau đó đăng nhập vào PSP để hoàn tất giao dịch mua Người dùng sử dụng ví CoF của người bán phải tạo tài khoản với người bán và đăng ký thẻ thanh toán để sử dụng cho các lần mua sau này.
Hầu hết các PSP và các thương gia lớn đều yêu cầu người dùng tạo tài khoản người dùng và mật khẩu để thiết lập và đăng nhập vào tài khoản PSP cũng có thể yêu cầu người dùng chọn và tạo câu trả lời cho các câu hỏi bảo mật dựa trên kiến thức có thể tham chiếu khi cần xác thực bổ sung Lần đầu tiên chủ thẻ sử dụng ví, chủ thẻ xác thực bằng thông tin đăng nhập PSP hoặc người bán đối chiếu tên với thẻ thanh toán trong hồ sơ để xác minh rằng giao dịch và hợp pháp PSP hoặc người bán cũng có thể yêu cầu mã bảo mật thẻ để xác định xem chủ thẻ có sở hữu thẻ vật lý hay không và sử dụng dịch vụ xác minh địa chỉ (VAS) để xác thực thêm
4.2.4 Ví điện tử mã QR
Là loại ví kỹ thuật số dựa trên những thiết bị điện tử và điện toán đám mây để thực hiện giao dịch Các mã QR được sửa dụng để hoàn thành giao dịch mua sắm tại thiết bị POS.
Mã QR cũng được các thương nhân kinh doanh xăng dầu sử dụng để xác định hoặc cấp phép cho các máy bơm nhiên liệu.
Ví dụ: ví điện tử Paytm, VN Pay…
Những nhà cung cấp dịch vụ ví loại này rất đa dạng, có thể là các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực thanh toán Không chỉ ngân hàng vào cuộc mà các công ty nền tảng cung cấp công nghệ dịch vụ cổng thanh toán điện tử cũng tham gia vào lĩnh vực này mang lại giải pháp mới giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và đảm bảo an toàn cao.
Hiện tại có hai cách để sử dụng mã QR để thực hiện thanh toán di động: Mã QR do người dùng xuất trình và mã QR do người bán xuất trình:
Với mã QR do người dùng xuất trình: ứng dụng dành cho thiết bị di động hiển thị mã
Những lợi ích của việc sử dụng ví điện tử trong thanh toán
Ví điện tử mang đến cho chủ nhân sở hữu nhiều lợi ích vô cùng đặc biệt như: Đảm bảo sự tiện lợi cho người tiêu dùng: Hạn chế số lượng thẻ và tiền mặt; quá trình thanh toán nhanh gọn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi Hơn nữa người dùng cũng có thể hạn chế tình trạng trộm cắp tiền mặt hay khó khăn khi thanh toán
Cung cấp quyền truy cập cho nhiều loại thẻ khác nhau: Ví điện tử là tổ hợp lưu trữ thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ.
Bảo mật tốt hơn: Nhập mã PIN, OTP thực hiện xác minh qua nhà cung cấp bên thứ ba giúp cho việc bảo mật thông tin và giảm thiểu rủi ro tốt hơn.
Dễ dàng theo dõi thói quen chi tiêu: Thông qua các báo cáo chi tiết các khoản chi tiêu cụ thể của người dùng trong ngày, tháng Từ đó, người dùng có thể kiểm soát tài chính của mình một cách hiệu quả.
Tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn với các phần quà ấn tượng: Khi sử dụng, người dùng có thể tận hưởng được những phần thưởng hấp dẫn từng ngày như:
- Giảm giá cho các giao dịch về đồ ăn, nước uống,…
- Mua hàng thoải mái mà không cần phải thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày
- Sử dụng nhanh hơn, đa dạng hơn.
Những rủi ro khi sử dụng ví điện tử trong thanh toán
Hiện nay, dịch vụ ví điện tử đã xuất hiện khá nhiều tại thị trường Việt Nam Hình thức trung gian thanh toán qua ví điện tử được xem là bước vào thời kỳ nở rộ khi các hình thức Fintech đang được quan tâm Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ với ứng dụng này vì trong quá trình triển khai và sử dụng, bản thân các phương tiện thanh toán di động cũng mang lại một số rủi ro nhất định.
Thứ nhất, hành lang pháp lý về ứng dụng chưa được thông qua hoàn toàn và chính thức Hay nói cách khác, chưa có một cơ quan chức năng nào đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi có tranh chấp Hiện tại chưa có chế tài hay bộ luật nào quy định về pháp lý của ví điện tử và những rủi ro.
Thứ hai, cộng đồng liên kết ví điện tử tại Việt Nam chưa có tính hợp tác Mặc dù có nhiều ví điện tử ra đời và thịnh hành hiện nay như Samsung Pay hay Apple Pay tuy nhiên, chưa có sự liên kết giữa các đơn vị, dẫn đến sự hỗn loạn trong các tài khoản ví điện tử Thực tế một người dùng có thể cùng lúc tạo tài khoản trên nhiều ví điện tử, tài khoản của khách hàng sẽ được quản lý bởi nhiều nguồn khác nhau Vô hình trung, khi có sự cố cũng rất khó quy trách nhiệm về một bên Ngoài ra, các ứng dụng ví điện tử còn thiếu tính cộng sinh với các ngân hàng dẫn đến việc luân chuyển dòng tiền còn hạn chế về tốc độ.
Thứ ba, rủi ro lớn nhất của ví điện tử đó là tính bảo mật Tất nhiên các đơn vị cung cấp ứng dụng đều cố gắng thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất cho các khách hàng Tuy nhiên những sự cố như mất điện thoại hoặc bị đánh cắp thông tin vẫn là điều khó tránh Bản thân khách hàng cần nâng cao ý thức trong việc bảo mật này Ngày nay xuất hiện nhiều hacker chuyên nghiệp luôn tìm mọi cơ hội phạm pháp dẫn đến những người dùng không biết cách bảo vệ thông tin cá nhân hay còn hạn chế hiểu biết về bảo mật có thể khiến tiền trong ví điện tử bị đánh cắp Một số ví điện tử không uy tín dẫn đến chứa đựng các rủi ro về bảo mật tài khoản: Nguy cơ mất an toàn thông tin đến từ các thiết bị có kết nối Internet, đặc biệt trong hạ tầng giao thông, tài chính ngân hàng và một số hệ thống điều khiển Chính vì thế, người sử dụng cần chú ý tới thiết bị của mình, cài các chương trình diệt virus, bảo mật, nâng cao cảnh giác đồng thời không nhấn vào các đường link lạ. Thứ tư, hầu hết mọi người vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt Một điểm yếu khác từ các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử đó là chưa xây dựng được một hệ thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh cung cấp sự linh động cho người có nhu cầu.
Thứ năm, chỉ thanh toán được trên các điện thoại thông minh đã có kết nối Internet : người sử dụng điện thoại không có năng lực để sử dụng ứng dụng hiện đại trên chính thiết bị của mình do thiết bị của họ không được kết nối mạng, họ sẽ mất thời gian để đăng ký quyền truy cập Internet.
Thứ sáu, mất chi phí khi thanh toán: Phí dịch vụ cho việc thanh toán qua ví điện tử còn cao so với các công cụ thanh toán khác ,trong khi thanh toán tiền mặt không mất phí. Bên cạnh đó, người dùng không thể thanh toán chéo với những trường hợp thanh toán bằng ví điện tử lại có các mã QR Code khác nhau cho các hệ thống điện tử khác nhau.
Thứ bảy, thông thường thì một tài khoản ngân hàng có thể liên kết với nhiều ví điện tử khác nhau với điều kiện là ví điện tử đó có liên quan đến ngân hàng của người dùng. Nhưng mà, với mỗi một tài khoản ngân hàng người dùng chỉ được phép liên kết với một tài khoản ví điện tử Ví dụ như tài khoản ngân hàng Agribank có thể liên kết được với các ví điện tử khác nhau như: MoMo, Zalopay, ShopeePay Tuy nhiên, một tài khoảnAgribank chỉ có thể liên kết được với một tài khoản MoMo duy nhất.
CÔNG NGHỆ THANH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VÍ ĐIỆN TỬ
Công nghệ NFC
1.1 Miêu tả về công nghệ NFC
Với những người đam mê công nghệ, và đặc biệt yêu thích những chiếc smartphone thông minh thì chắc chắn sẽ vô cùng quen thuộc với thuật ngữ NFC Công nghệ NFC – Near Field Communications là công nghệ giao tiếp trường gần, tầm ngắn vô cùng hiện đại với các thiết bị tương thích.
Công nghệ NFC dựa trên nguyên lý nhận dạng thông qua tín hiệu tần số vô tuyến có tốc độ truyền tải dữ liệu, với mức truyền tải tối đa cho phép là 424 Kbps Có thể hiểu đơn giản là khi đặt 2 thiết bị NFC lại gần nhau chúng sẽ có thể giao tiếp với nhau qua tần số sóng radio ngắn, chuyển đổi dữ liệu Công nghệ NFC được biết đến như một công cụ chia sẻ dữ liệu đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết Khoảng cách truyền tải dữ liệu qua công nghệ NFC khá ngắn chỉ khoảng 4cm cho nên các chia sẻ trên ứng dụng được đánh giá là an toàn, và thường được tích hợp trên các chiếc điện thoại thông minh. Ngày nay, công nghệ NFC đã và đang trở thành xu hướng thanh toán hiệu quả trên điện thoại di động được áp dụng nhiều tại các quốc gia phát triển.Công nghệ NFC gần như đã trở thành tiêu chuẩn chung cho những dòng điện thoại mới ra mắt, cao cấp nhằm tạo ra sức cạnh tranh và khẳng định được tính năng ưu việt của mình Sự ra đời và tích hợp của công nghệ NFC làm thay đổi nhiều thói quen trong mua sắm đặc biệt là thói quen thanh toán qua thẻ, tiền điện tử.
1.2 Nguyên lý hoạt động của công nghệ NFC
Cũng giống như nguyên lý hoạt động của Bluetooth, Wifi, hay các tín hiệu không dây khác, công nghệ NFC hoạt động dựa trên tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu không dây Công nghệ được sử dụng trong NFC dựa trên các ý tưởng RFID – nhận dạng tần số vô tuyến, sử dụng cảm ứng điện từ để truyền thông tin.
18 Điểm khác biệt của công nghệ NFC so với Wifi hay ứng dụng Bluetooth là có thể sử dụng để tạo ra dòng điện trong các thành phần thụ động cũng như chỉ gửi dữ liệu – các thiết bị thụ động không đòi hỏi cần nguồn điện riêng
Thẻ NFC không cần năng lượng để hoạt động, khi nó cần dùng sẽ lấy từ các thiết bị độc Đây là một điểm ấn tượng giúp chế tạo nên những tags, miếng dán, chìa khóa nhỏ gọn, không cần sử dụng pin.
Công nghệ NFC cho phép hai thiết bị có thể chạm để kết nối mà không cần khai báo quá nhiều thứ như trên ứng dụng Bluetooth Ứng dụng NFC trên điện thoại thường được sử dụng để gửi hình, link web hay các thông tin,…
1.3 Điểm mạnh và hạn chế của công nghệ NFC
1.3.1 Điểm mạnh của công nghệ NFC
Tính bảo mật cao: Một trong những vấn đề được đặc biệt chú trọng khi truyền tải dữ liệu đó chính là độ an toàn và tính bảo mật của thông tin Với công nghệ NFC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với công nghệ giao tiếp kết nối và truyền tải dữ liệu này Bởi, NFC có mức giới hạn phạm vi, chỉ cho phép giao tiếp nếu hai thiết bị đọc, thiết bị đích đặt cách nhau trong 4cm mà thôi Nếu nằm ngoài khoảng này thì các thông tin giao tiếp truyền tải sẽ không thực hiện được.
Cho phép các thiết bị truyền tải thông tin ngày càng nhỏ gọn: Cuộc sống hiện đại, ồn ào, vội vã, khiến con người ta thường tìm đến các giải pháp tối giản hơn Với thẻ NFC, chúng không cần năng lượng để hoạt động mà khi cần sẽ lấy trực tiếp từ thiết bị đọc để sử dụng Đây là xu hướng được ưa chuộng khi sử dụng các đồ dùng công nghệ hiện nay. Bởi điều này giúp các thẻ NFC vô cùng nhỏ gọn, có thể dễ dàng mang đi đến bất kỳ đâu mà không gặp khó khăn hay trở ngại gì Sự sáng tạo tuyệt vời của công nghệ NFC giúp bạn có thể kết nối 2 thiết bị với nhau chỉ thông qua một cú chạm nhẹ mà không cần quá trình khai báo, kết nối thủ công, rườm rà như các ứng dụng truyền thống.
Truyền tải thông tin, chia sẻ đa dạng: Công nghệ NFC được đánh giá cao bởi khả năng truyền tải đa dạng của nó NFC có thể truyền tải các định dạng dữ liệu khác nhau như hình ảnh, video, thông tin, link web,…Việc kết nối với loa hay tai nghe có tích hợp NFC cũng vô cùng đơn giản chỉ với một cú chạm nhẹ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
1.3.2 Điểm yếu của công nghệ NFC
Cái gì cũng vậy, cuộc sống có 2 mặt thì NFC cũng như thế Tuy hiện đại là thế, tiện ích là thế nhưng NFC vẫn còn có một số nhược điểm như sau:
Khá ít các thiết bị được tích hợp NFC.
Tốc độ truyền tải dữ liệu chậm, chỉ khoảng 424 Kbps và không thích hợp truyền tải tập tin lớn Phạm vi hoạt động cũng hạn chế trong vòng 4-10 cm.
Chip NFC không phải là được đặt ở cùng một vị trí trên mọi thiết bị, dẫn đến khả năng trầy xước khi tìm kiếm giữa các thiết bị.
Khả năng tương thích giữa các thiết bị sử dụng các phiên bản khác nhau vẫn chưa phổ biến, đặc biệt là đối với một số loại tập tin cụ thể.
Cần có một thời gian khá dài để phổ biến trên thế giới Đặc biệt là những nước nghèo,đang phát triển Với những lợi ích của nó đem lại thì sẽ xuất hiền nhiều tội phạm công nghệ cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng công nghệ này Phạm vi ứng dụng ngắn trong nhiều trường hợp cũng là một nhược điểm của công nghệ này.
Thực tế, tuy công nghệ NFC trở nên phổ biến nhưng người dùng vẫn nên có các phương thức thanh toán dự phòng khác, bởi thỉnh thoảng thiết bị sẽ hết pin hoặc bị hỏng, không thể giao dịch thông qua NFC Đây chính là nhược điểm của công nghệ này, tuy nhiên những ích lợi từ thanh toán một chạm mà NFC là điều không thể phủ nhận NFC đã làm cho việc thanh toán và cuộc sống công nghệ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Công nghệ sử dụng mã quang học/QR
2.1 Miêu tả về công nghệ QR
Mã QR (Quick Response code) là dạng mã vạch hai chiều có thể được quét bằng cách sử dụng điện thoại thông minh Kỹ thuật này được phát triển từ năm 1994 bởi Công ty Cổ phần Denso Wave, một công ty của Nhật Bản với mục đích chính ban đầu là để các nhà máy sản xuất xe hơi có thể quản lý phụ tùng tồn kho Mã QR là một biểu tượng ma trận được phát triển cho phép các tính ưu việt như: dung lượng dữ liệu lớn của PDF417, giảm không gian in ấn của Ma trận dữ liệu và tốc độ đọc nhanh của mã MAXI
Hình 2.2.1a Sự phát triển của mã QR
Về cấu tạo, thoạt nhìn, mã QR là một hình vuông lớn được sắp xếp bởi các hình vuông nhỏ, sắp xếp ngẫu nhiên, phức tạp khó thể đọc và hiểu được Tuy nhiên, mã QR có các cấu trúc nhất định để máy có thể nhận dạng được.
Hoa văn định vị (Finder pattern): Các hoa văn định vị nằm ở 3 góc của mã QR Mục đích của chúng là biểu thị hướng cho mã, giúp camera có thể xác định được phạm vi mã cũng như đọc thông tin ngay trong trường hợp mã bị biến dạng.
Thông tin định dạng (Format Information): Các mẫu định dạng có chức năng sửa lỗi, quyết định mức độ sửa lỗi của mã QR Để giúp cho việc cân bằng giữa các ô đen và trắng trên mã, chức năng Mask được thiết lập Dựa vào 8 loại nguyên tắc, các thông tin lưu trên mã QR vẫn đảm bảo sự toàn vẹn cũng như màu sắc của các ô đen trắng để bảo đảm sự cân bằng.
Ngoại trừ vùng thông tin định dạng và hoa văn định vị, các vùng khác của mã QR có thể tự thiết kế được.
Vùng dữ liệu (Data): Chứa những dữ liệu thực tế.
Mô-đun (Module): Các ô đen mã QR chứa các đoạn mã nhị phân và mang giá trị là 1, các ô trắng có giá trị là 0 Tập hợp các ô chính là các thông tin lưu trữ vào mã QR.
Ký hiệu căn chỉnh (Alignment pattern): Giúp định hướng mã QR, có thể giải mã từ mọi góc độ Ngay cả khi mã đang ngược hoặc ở một góc khác, máy vẫn có thể đọc được mã một cách dễ dàng.
Mẫu thời gian (Timing pattern): Khi sử dụng mẫu này, máy quét có thể biết được độ lớn của ma trận dữ liệu.
Thông tin phiên bản (Version pattern): Chỉ định phiên bản của mã QR, được xác định bởi số lượng mô-đun Hiện tại, có tất cả 40 phiên bản từ 1 đến 40 Phiên bản 1 gồm 21 mô-đun, mỗi phiên bản tiếp theo sẽ tăng thêm 4 mô-đun cho đến khi đạt đến phiên bản 40 với tổng số 177 mô-đun Càng nhiều mô-đun bên trong mã QR, nó sẽ có nhiều dung lượng lưu trữ hơn. Đối với mục đích tiếp thị, thường dũng mã QR với phiên bản từ 1 đến 7.
Vùng yên tĩnh (Quiet zone): Đây là không gian trống xung quanh mã, cho phép bộ đọc mã phân biệt mã QR với môi trường xung quanh.
Hình 2.2b Cấu tạo của 1 mã QR
Công nghệ QR trong thanh toán điện tử cho phép người dùng thanh toán an toàn và tiện lợi bằng cách sử dụng mã QR được tạo bởi POS của người bán hoặc thiết bị của khách hàng Người dùng sử dụng máy ảnh của thiết bị và hệ thống quét của ví để bắt đầu thanh toán.
Có hai loại mã QR trong thanh toán điện tử: QR tĩnh và QR động.
QR tĩnh: Mã QR tĩnh là loại mã vạch truyền thống mà thông tin trên mã được lưu trữ vĩnh viễn, không thể thay đổi Mỗi mã QR tĩnh chứa một đường dẫn URL riêng Do đó, khi quét mã QR tĩnh khách hàng sẽ ngay lập tức được điều hướng tới trang web/màn hình
22 thanh toán chứa mã URL đó Tại đây, khách hàng có thể nhập số tiền cần thanh toán, sau đó nhấn xác nhận và quy trình thanh toán sẽ được diễn ra ngay lập tức.
QR động: Mã QR động hay còn gọi là QR biến đổi, QR đa năng Đây là một loại mã QR cho phép người tạo có thể thay đổi nội dung, thông tin theo ý muốn Do đó, tùy theo từng thời điểm và mục đích mà người tạo có thể chỉnh sửa lại dữ liệu mã mà không cần phải thiết kế, in và triển khai lại mã vạch QR.
2.2 Nguyên lí hoạt động của công nghệ QR
Mã QR nói chung có mọi dữ liệu đều được mã hóa theo mã nhị phân Máy quét mã
QR sẽ dựa vào hình dáng, nhận diện 3 ô vuông trong mã từ đó định hình được hình dáng và vị ví nội dung có thể quét Tiếp đến nó sẽ bắt đầu phân tích Lúc đầu máy quét sẽ biến hình ảnh thành những ô vuông nhỏ khác nhau Mỗi ô vuông riêng lẻ này đều chưa một vùng dữ liệu riêng dựa trên việc nó trắng hay đen Và sau đó nó sẽ ghép những mảnh hình vuông nhỏ đó lại và tạo thành một vùng dữ liệu lớn hơn.
Trong thanh toán điện tử, quy trình thanh toán di động bằng quét mã QR là một hình thức thanh toán không đòi hỏi nhiều kĩ thuật Để thực hiện thanh toán bằng mã QR, người dùng cần trang bị điện thoại thông minh (có camera và kết nối Internet), cài đặt ứng dụng Mobile Banking hoặc ví điện tử trên điện thoại của mình và người dùng cần có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán Sau khi quét mã QR và xác minh số tiền cần thanh toán, hệ thống sẽ tự động trừ số tiền cần thanh toán cho giao dịch của người dùng. 2.3 Điểm mạnh và điểm hạn chế của công nghệ QR
2.3.1 Điểm mạnh của công nghệ mã quang học QR
Không cần các thiết bị đặc biệt: Phương thức thanh toán bằng mã QR giúp người sử dụng thanh toán dễ dàng với điện thoại thông minh có camera, có kết nối Internet và có cài đặt ứng dụng thanh toán.
Sử dụng đơn giản, nhanh chóng: Thay vì phải nhập thông tin về số tài khoản, tên chủ tài khoản giống như phương thức truyền thống, quét mã QR tích hợp tất cả thông tin về giao dịch, đảm bảo việc thanh toán diễn ra dễ dàng và nhanh gọn.
Công nghệ kỹ thuật số
3.1 Miêu tả về công nghệ kỹ thuật số
24 Định nghĩa công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) bao gồm tất cả các công cụ, thiết bị điện tử, hệ thống tự động, thiết bị công nghệ và tài nguyên tạo ra, xử lý hoặc lưu trữ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau.
Những ví dụ dễ thấy nhất cho công nghệ kỹ thuật số là ở khía cạnh xây dựng phần mềm: các phương tiện truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, dịch vụ mua sắm, thanh toán trực tuyến, các trò chơi trực tuyến Bên cạnh đó, công nghệ kỹ thuật số còn gắn liền với sự phát triển phần cứng như các thiết bị di động (smartphone, tablet, laptop), hệ thống tự động hóa, robot, VR/VA Việc lưu trữ, xử lý dữ liệu thông tin (Data), Big Data, Điện toán đám mây (Cloud), tiền kỹ thuật số (Cryptocurrency) hay Blockchain cũng là những ví dụ điển hình của công nghệ kỹ thuật số trong bức tranh công nghệ số hiện nay.
Thanh toán bằng công nghệ kỹ thuật số là một xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang được phát triển rộng rãi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội một cách nhanh.
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số là cách thức để thực hiện các giao dịch hoặc thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ thông qua một phương tiện kỹ thuật số, mà không sử dụng séc hoặc tiền mặt Với phương thức này, người tiêu dùng sẽ sử dụng tài khoản trực tuyến cá nhân qua các cổng thanh toán online Phương thức này hỗ trợ đa dạng các thao tác như: nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền… Nó bao gồm các hệ thống thanh toán trực tuyến của ngân hàng và các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty tài chính kỹ thuật số Fintech. Để thực hiện thanh toán kỹ thuật số, bạn chỉ cần đem theo một thiết bị điện tử di động (thường là điện thoại) có kết nối internet
3.2 Nguyên lý hoạt động của công nghệ kỹ thuật số
3.2.1 Ngân hàng hợp kênh (omni-channel) & không chi nhánh
Fintech giúp các ngân hàng truyền thống thực hiện chuyển đổi toàn bộ hệ thống ngân hàng trở thành những ngân hàng hợp kênh và những ngân hàng không chi nhánh Các quy trình trước đây dành riêng cho từng chi nhánh được chuyển dịch lên các kênh kỹ thuật số khác nhau như trực tuyến, mạng xã hội và di động. Điều này làm giảm thiểu những hạn chế hoạt động của các ngân hàng với các chi nhánh truyền thông vật lý, từ đó tăng tương tác với khoán kỹ thuật số hàng và giảm chi phí hoạt động ở mạng lưới các chi nhánh
3.2.2 Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trong việc đảm bảo an toàn, xác thực giao dịch, phát hiện gian lận và cảnh báo rủi ro các giao dịch gian lận tiềm ẩn, công nghệ AI và học máy (machine learning) đã được đưa và như một phần không thể thiếu trong quá trình cung cấp các dịch vụ fintech, bao gồm cả thanh toán kỹ thuật số Công nghệ này giúp phân tích và xác thực giao dịch và ngăn chặn các giao dịch một cách nhanh chóng
3.2.3 Công nghệ thẻ chip thông minh
Thẻ ATM với công nghệ chip thông minh đi kèm với công nghệ EMV (Europay, Mastercard, Visa) được nhúng trong chip đã làm giảm thiểu đáng kể các rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán Công nghệ này sử dụng chuỗi mã hoá dùng một lần cho mỗi giao dịch thực hiện Hay nói cách khác, thông tin mã hoá khi thẻ được quẹt tại thiết bị đọc chỉ có giá trị cho một giao dịch thực hiện
3.2.4 Công nghệ cảm biến sinh trắc học
Xác thực thanh toán bằng cảm biến sinh trắc học như mống mắt, vân tay, khuôn mặt, bàn tay… đang được triển khai nhờ sự tiện lợi, bảo mật, an ninh mà phương thức này đem lại trong giao dịch thanh toán kỹ thuật số, khách hàng có thể sử dụng vân tay để thực hiện các giao dịch một cách an toàn, tiện lợi hơn mà không cần phải nhớ và sử dụng đến mật khẩu.
Kể cả khi khách hàng bị mất thẻ, họ vẫn có thể truy cập vào tài khoản của mình và thực hiện các giao dịch thanh toán Bên cạnh đó, để củng cố mức độ an toàn và nhận diện chính xác hơn trong việc nhận diện khách hàng với sinh trắc học, các máy ATM được trang bị thêm các thiết bị nhận diện tĩnh mạch giúp loại bỏ hoàn toàn các lỗi nhận dạng khách hàng có thể xảy ra.
3.2.5 Ngân hàng di động (Mobile banking)
Mobile banking ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu giao dịch và thanh toán thuận tiện trực tiếp trên các ứng dụng di động của người dùng Hầu hết các ngân hàng hiện đều có
26 ứng dụng di động và thực hiện phát triển các ứng dụng di động với giao diện thân thiện người dùng cũng như phát triển các chức năng để đáp ứng các mong muốn giao dịch ngày càng đa dạng của họ.
Khi sử dụng các ứng dụng di động, ngân hàng cũng đưa vào chức năng nhận dạng, truy cập ứng dụng và thanh toán các giao dịch với sinh trắc học như vân tay và khuôn mặt của người dùng Ứng dụng thực hiện chức năng này mà không cần phải lưu trữ bất cứ phần cứng sinh học nào.
3.3 Điểm mạnh, hạn chế của thanh toán kỹ thuật số
3.3.1 Điểm mạnh của thanh toán kỹ thuật số
Gia tăng phát triển thương mại điện tử: Thanh toán kỹ thuật số giúp hoàn thiện nền thương mại điện tử thông qua các giao dịch mạng Với tính ưu việt về sự an toàn và tiện lợi, thanh toán kỹ thuật số sẽ thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu để đáp ứng thực tế dân số ngày càng gia tăng với nhu cầu mua sắm tiêu dùng ngày càng mở rộng.
Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và tiền tệ: Thanh toán kỹ thuật số giúp người bán và người mua hoàn thành giao dịch an toàn, nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên.
Hiện đại hóa thanh toán: Thanh toán kỹ thuật số đáp ứng các nhu cầu giao dịch từ cơ bản đến nâng cao với chi phí dịch vụ giảm đi đáng kể mà vẫn đảm bảo tính đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Đối với doanh nghiệp và ngân hàng
Công nghệ thanh toán bằng văn bản
4.1 Miêu tả công nghệ thanh toán bằng văn bản
Thanh toán ví điện tử thông qua công nghệ dựa trên văn bản là một hình thức thanh toán điện tử sử dụng các tin nhắn văn bản hoặc các dữ liệu ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện giao dịch tài chính Công nghệ này cho phép người dùng và hệ thống tài chính tương tác thông qua văn bản, giúp thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến và nhiều hoạt động tài chính khác mà không cần sử dụng các ứng dụng hoặc giao diện người dùng đồ họa phức tạp.
4.2 Nguyên lí hoạt động của công nghệ thanh toán bằng văn bản
Công nghệ thanh toán ví điện tử dựa trên văn bản hoạt động theo những cách thức sau:
Chuyển khoản ngân hàng qua SMS hoặc tin nhắn văn bản: Người dùng có thể sử dụng ví điện tử của họ để gửi tiền cho người khác bằng cách nhập số tiền và thông tin người nhận qua tin nhắn văn bản Sau đó, ngân hàng hoặc dịch vụ ví điện tử sẽ thực hiện chuyển khoản từ tài khoản của người gửi sang tài khoản của người nhận.
Thanh toán hóa đơn qua văn bản: Người dùng có thể thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng hoặc cá nhân bằng cách nhập thông tin hóa đơn và số tiền cần thanh toán vào ứng dụng ví điện tử của họ và gửi thông tin này qua văn bản hoặc ứng dụng.
Chuyển tiền qua email hoặc văn bản điện tử: Một số dịch vụ ví điện tử cho phép người dùng chuyển tiền bằng cách gửi email hoặc thông điệp văn bản chứa một liên kết hoặc mã QR code đến người nhận, người sau đó có thể sử dụng để nhận tiền.
Chuyển khoản qua ứng dụng trò chuyện: Một số ứng dụng nhắn tin và trò chuyện cung cấp tích hợp tính năng thanh toán, cho phép người dùng chuyển tiền cho bạn bè và người thân thông qua cuộc trò chuyện bằng cách nhập số tiền và thông tin liên quan.
4.3 Điểm mạnh và hạn chế của công nghệ thanh toán bằng văn bản
4.3.1 Điểm mạnh của công nghệ thanh toán bằng văn bản
Tiện lợi và nhanh chóng: Công nghệ thanh toán dựa trên văn bản cho phép người dùng thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua điện thoại di động hoặc thiết bị kết nối internet Không cần cài đặt ứng dụng hoặc truy cập giao diện người dùng đồ họa phức tạp.
Khả năng chia sẻ dễ dàng: Người dùng có thể chia sẻ thông tin thanh toán qua văn bản, email, hoặc các ứng dụng nhắn tin, giúp họ thanh toán hoặc nhận tiền một cách thuận tiện từ bạn bè và gia đình.
Rút tiền tại các điểm chấp nhận thanh toán: Một số ví điện tử cho phép người dùng rút tiền mặt từ các máy ATM hoặc cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng cách sử dụng mã văn bản.
Lịch sử giao dịch chi tiết: Các ứng dụng ví điện tử thường cung cấp cho người dùng một lịch sử giao dịch chi tiết, giúp họ theo dõi và quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả.
Khả năng truy cập rộng rãi: Công nghệ dựa trên văn bản không yêu cầu sử dụng điện thoại thông minh hoặc kết nối internet mạnh mẽ Điều này có nghĩa là nó có thể sử dụng trên điện thoại cơ bản hoặc máy tính và có khả năng tiếp cận ở các khu vực có mạng internet không ổn định.
Tiết kiệm chi phí: Không có phí cài đặt hoặc phí giao dịch cao như một số ứng dụng ví điện tử khác, do đó, nó có thể tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Sử dụng trên các nền tảng khác nhau: Công nghệ dựa trên văn bản không bị giới hạn bởi hệ điều hành hoặc nền tảng cụ thể Bạn có thể sử dụng nó trên điện thoại di động, máy tính cá nhân, hoặc bất kỳ thiết bị nào có khả năng gửi và nhận tin nhắn văn bản hoặc email.
4.3.2 Hạn chế của công nghệ thanh toán bằng văn bản
Bảo mật: Sử dụng văn bản trong các thông điệp hoặc tin nhắn có thể tạo ra rủi ro về bảo mật Thông tin có thể bị đánh cắp hoặc theo dõi nếu không được bảo vệ cẩn thận.
Sai sót người dùng: Do việc nhập thông tin bằng tay, có khả năng xảy ra lỗi gõ hoặc nhập sai thông tin gây ra các sai sót trong giao dịch.
Phụ thuộc vào kết nối Internet: Để sử dụng công nghệ thanh toán dựa trên văn bản,người dùng cần có kết nối internet ổn định Nếu mạng bị ngắt kết nối hoặc không ổn định, việc thực hiện thanh toán có thể bị gián đoạn.
QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ THEO CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
Quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ NFC
NFC là một giao thức truyền thông không dây dựa trên công nghệ tần số vô tuyến cho phép dữ liệu được trao đổi giữa các thiết bị cách nhau vài cm Giao dịch thanh toán NFC giữa thiết bị di động và thiết bị đầu cuối POS sử dụng cùng một giao thức giao tiếp tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 được sử dụng bởi thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ không tiếp xúc của EMV và Hoa Kỳ, cho phép thiết bị di động mô phỏng một thẻ không tiếp xúc
Hình 3.1 Mô hình quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ NFC
Các bước thanh toán ví điện tử tại NFC:
Bước 1: Người dùng đăng nhập vào trang web người bán thông qua trình duyệt trên điện thoại di động hoặc ứng dụng di động đã bật NFC/MST Khi thanh toán, người tiêu dùng đăng nhập vào ví điện tử để xác nhận thông tin vận chuyển và ủy quyền thanh toán. Bước 2: Thiết bị của người bán bật NFC/ MST gửi thông báo thanh toán và mật mã đến tổ chức tài chính/ bộ xử lý.
Bước 3: Tổ chức tài chính/ bộ xử lý gửi thông báo thanh toán và mật mã đến nhà cung cấp dịch vụ mã thông báo/ mạng thẻ
Bước 4: Nhà cung cấp dịch vụ mã thông báo/ mạng thẻ gửi số tài khoản thanh toán được mã hóa tới tổ chức phát hành thẻ.
Bước 5: Tổ chức phát hành thẻ gửi số tài khoản thanh toán được mã hóa đến nhà cung cấp dịch vụ mã thông báo/ mạng thẻ
Bước 6: Nhà cung cấp dịch vụ mã thông báo/ mạng thẻ gửi mã thông báo thanh toán đến tổ chức tài chính/ Bộ xử lý
Bước 7: Tổ chức tài chính/ Bộ xử lý gửi thông báo đến thiết bị của người bán bật NFC/MST.
NFC được sử dụng với mô hình thanh toán di động lấy thiết bị làm trung tâm trên nhiều hệ điều hành thiết bị di động Ví trên thiết bị di động hỗ trợ NFC là một ứng dụng phần mềm được lưu trữ trên điện thoại di động để quản lý và thực hiện thanh toán Ví di động truy cập thông tin thanh toán như thẻ thanh toán được mã hóa, tài khoản ngân hàng, phiếu thưởng, thẻ khách hàng thân thiết hoặc vé chuyển tuyến hoặc thông tin tài chính được lưu trữ trên điện thoại di động trong một môi trường đáng tin cậy Người tiêu dùng phải có điện thoại vật lý để thực hiện giao dịch thanh toán bằng cách chạm hoặc giữ thiết bị di động gần điểm bán hàng có hỗ trợ thiết bị POS.
Quy trình thanh toán bằng ví điện tử theo công nghệ sử dụng mã quang học/ QR
Hiện nay QR code đã được tích hợp với nhiều ngân hàng, thông qua ứng dụng Mobile Banking được cài trên các thiết bị thông minh của người tiêu dùng Với ưu điểm thanh toán nhanh, tiện lợi trên di động thông qua ứng dụng Mobile Banking, người dùng có thể mua hàng từ bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào mà không cần phải tới cửa hàng trực tiếp.
34 Để có thể ứng dụng QR Code trong giao dịch thanh toán, người dùng cần có một tài khoản ngân hàng đăng ký dùng Mobile Banking hoặc có đăng ký tài khoản với các tổ chức thanh toán trung gian Khi đăng ký sử dụng thì tài khoản thanh toán của người dùng sẽ được gắn với một mã thẻ và người dùng chỉ cần chụp mã QR này là có thể thanh toán được.
Mô hình sử dụng QR code trong thanh toán điện tử đề cập đến 02 đối tượng là người tiêu dùng và người bán hàng, mỗi đối tượng có quy trình sử dụng QR code trong giao dịch điện tử.
Khi tham gia vào mua hàng và dùng hình thức thanh toán có sử dụng QR code thì phải thực hiện theo các bước sau:
1 Tại màn hình chính chọn mục chuyển tiền
3 Nhập số tiền phải thanh toán.
4 Thông tin được xác thực.
5 Thông báo thanh toán thực hiện thành công.
Hình 3.2 Mô hình quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ mã quang học/QR
Tạo mã QR bằng các bước như sau:
1 Truy cập ứng dụng Mobile Banking và tiến hành đăng nhập.
2 Tại màn hình chính, tìm biểu tượng QR và nhấn chọn Nếu biểu tượng QR không hiển thị trên màn hình chính, nhấn chọn biểu tượng “ ” hoặc Home để cài đặt biểu ⋯ tượng QR hiển thị bên ngoài màn hình.
4 Nhập thông tin tạo mã QR, sau đó chọn Tạo mã QR.
5 Tạo mã QR thành công và lưu mã QR vào thư viện ảnh hoặc chia sẻ cho người chuyển.
Quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ kỹ thuật số
Bước 1: Đăng ký và tạo tài khoản: Người mua truy cập vào website của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử, tiến hành đăng ký tạo tài khoản ví điện tử và cung cấp thông tin cần thiết.
Bước 2: Nạp tiền vào ví: Người mua tiến hành nạp tiền vào tài khoản ví điện tử (nạp online hoặc nạp offline) từ các nguồn khác nhau như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương tiện thanh toán khác.
Bước 3: Lựa chọn sản phẩm và phương thức thanh toán: Người mua truy cập vào website hoặc ứng dụng bán hàng, lựa chọn sản phẩm và lựa chọn ví điện tử để tiến hành thanh toán, có thể thanh toán trực tiếp từ số dư ví, liên kết với thẻ ngân hàng.
Bước 4: Thực hiện giao dịch: Người mua thông qua một kết nối an toàn để truy cập vào cổng thanh toán trực tiếp (website của nhà cung cấp dịch vụ ví điện Người mua tiếp tục lựa anh toán qua một số a khuôn mặt. ến hành chuyển từ tài
Hình 3.3 Mô hình quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ kỹ thuật số
Cung cấp các hình thức thanh toán
Quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ dựa trên văn bản
Nền tảng thanh toán dựa trên SMS với điện thoại di động hoạt động cả như thiết bị gửi và thiết bị đầu cuối POS Quy trình thanh toán dựa trên văn bản cũng có thể được xem là vi thanh toán bằng tin nhắn SMS Đây là phương thức phù hợp với những giao dịch mua nội dung kỹ thuật số một lần và các giao dịch mua tự phát Quy trình gồm những bước sau:
Bước 1: Khách hàng người mua truy cập vào website bán hàng hóa, dịch vụ, lựa chọn sản phẩm và bắt đầu tiến hành thanh toán
Bước 2: Khách hàng người mua sử dụng ĐTDĐ để soạn tin nhắn theo mẫu, gửi tới một tổng đài được yêu cầu để nhận được mã thanh toán trên thiết bị di động của mình.
Bước 3: Trên các website bán hàng hóa dịch vụ, để tiến hành thanh toán khách hàng sẽ tiến hành nhập mã thanh toán đã nhận được vào ô xác thực.
Bước 4: Mã thanh toán sẽ được gửi tới nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Nếu mà thanh toán đúng Khách hàng sẽ nhận được thông báo “thanh toán thành công" và truy cập được vào các nội dung.
- Trường hợp 2: Nếu mã thanh toán sai Khách hàng sẽ được hướng tới một trang web thông báo lỗi
Khách hàng sử dụng ĐTDD gửi tin nhắn tới server cung cấp dịch vụ thanh toán Trong một vài giây sau đó, khách hàng sẽ nhận được mã truy nhập trên điện thoại của mình.
Trên website bán hàng hóa, khách hàng sẽ nhập mã của nhà cung cấp thanh toán.
Hình 3.4 Mô hình quy trình thanh toán ví điện tử bằng công nghệ dựa trên văn bản
Giao dịch qua ví điện tử là một trong những hình thức thanh toán mới và được dự đoán sẽ là một kênh thanh toán phổ biến, tồn tại bên cạnh hình thức thanh toán truyền thống trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Đây là một trong những hình thức thanh toán mới đã xuất hiện và sẽ phát triển trong thời gian tới, dần dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thống Khi sử dụng hình thức thanh toán này, khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua mạng online mà không cần phải đến nơi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
Do đó, hình thức thanh toán bằng ví điện tử sẽ tác động nhiều mặt đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam như giúp quá trình thanh toán trở nên dễ dàng, đơn giản và an toàn hơn, giúp người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận các dịch vụ trên nền tảng Internet như y tế, giáo dục, tài chính, việc làm và an sinh xã hội,…tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệptrong lĩnh vực kinh tế số từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, việc nghiên cứu hình thức thanh toán bằng ví điện tử nói riêngcũng như các hình thức thanh toán điện tử nói chung tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là một vấn đề lớn, cần phải được nghiên cứu lâu dài và cụ thể hơn.
Bài thảo luận với nội dung: “Tìm hiểu về các công nghệ được sử dụng trong thanh toán ví điện tử? Trình bày ưu, nhược điểm của từng loại công nghệ này Cách thức thanh toán từng loại?” được thực hiện bởi nhóm 4 lớp học phần 231_PCOM0111_03 Trường Đại
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán sẽ kiểm tra tính đúng đắn của mã truy nhập.
Nếu mã truy nhập đúng, khách hàng sẽ có quyền truy nhập vào các nội 3 học Thương mại Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhóm chúng em đã có những tiếp thu học hỏi những nội dung từ Giáo trình bộ môn Thanh toán điện tử của Trường Đại học Thương mại Chúng em xin chân thành cảm ơn nhóm tác giả đã biên soạn giáo trình.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và hoàn thành bài nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Huyền Trang đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài
Chúng em đã cố gắng vận dụng kiến thức đã được học đồng thời nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu bên ngoài để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất Nhưng do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài thảo luận sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của cô để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài thảo luận này.
Tập thể nhóm 3 – LHP 231_PCOM0111_03 xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] "Phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng," Tạp chí Ngân hàng, 13
[2] N T Hưng, Giáo trình Thanh toán điện tử, Nhà xuất bản Hà Nội, 2022
[3] T D Khang and P G Minh, "Nghiên cứu sự phát triển của công nghệ NFC," p Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 13
[4] Đ Thiện, "Đăng ký mở và xài ví điện tử như thế nào?," Tuổi trẻ online, 2021
[5] Đ Q Vinh, "Công nghệ NFC là gì?," 25 5 2020 [Online] [Accessed 10 2023].
[6] P Vũ, "Công nghệ NFC là gì? NFC có lợi ích đáng kể thế nào khi thanh toán hằng ngày," 23 9 2023 [Online] [Accessed 10 2023].
[7] T M Tuấn, "Triển khai và sử dụng ví điện tử, Mobile-Money góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam," p Tạp chí Ngân hàng, 10 12 2021
[8] L C Toàn, "TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG GÓP PHẦN CÙNG ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI TRÊN NỀN TẢNG KINH
TẾ SỐ," Kỷ yếu hoạt động khoa học & và giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà
[9] B T t v T thông, Công nghệ và xu hướng phát triển của ví điện tử tại Việt Nam và trên thế giới
[10] "Cuộc cách mạng kỹ thuật số trong ngân hàng: Khám phá tương lai của tài chính,"
[11] "Thanh toán kỹ thuật số và một số xu hướng nổi bật," FPT Digital, 10 11 2020
[12] "Thanh toán kỹ thuật số: tiện ích vượt trội cho người tiêu dùng," NEOX, 10 9 2022
[13] V T K Oanh, "Phát triển thanh toán di động QR CODE cho Công ty Cổ phần MISA," Khoá luận tốt nghiệp Khoa hệ thống Thông tin Kinh tế và Thương Mại Điện Tử, 2021
[14] T J Soon, "QR Code," Synthesis Journal, pp 59-78, 2008
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Mã SV Tên thành viên Công việc phân công
Làm đề cương chi tiết Sửa nội dung Tổng hợp word và hoàn thiện word
Viết biên bản họp nhóm Chương 3 (mục 3&4)
3 22D180087 Hoàng Thị Hồng Chương 2 (mục 1)
4 22D180092 Nông Gia Huy Chương 2 (mục 4)
5 22D180093 An Nguyễn Khánh Huyền Chương 2 (mục 2)
6 22D180094 Dương Diệu Huyền Chương 1 (mục 1,2&3)
7 22D180097 Lê Thị Thương Huyền Chương 2 (mục 3)
8 22D180103 Trần Lê Ngọc Huyền Chương 1 (mục 5&6)
9 22D180104 Vũ Minh Huyền Chương 1 (mục 4)
10 22D180107 Nguyễn Thị Mai Hương Chương 3 (mục 1&2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Thời gian: 21-21h30 ngày 20 tháng 9 năm 2023. Địa điểm: Google Meet.
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm 4 LHP 231_PCOM0111_03.
Nội dung: Đưa ra đề cương thảo luận và phân công nhiệm vụ.
Nội dung được phân công Thành viên được phân công Chương 1- 1,2 &3
Khái niệm, chức năng, cách thanh toán qua ví điện tử Dương Diệu Huyền
Các mô hình ví điện tử theo công nghệ sử dụng Vũ Minh Huyền
Lợi ích, rủi ro khi thanh toán bằng ví điện tử
Công nghệ NFC Hoàng Thị Hồng
Công nghệ sử dụng mã quang học QR
Công nghệ kỹ thuật số Lê Thị Thương Huyền
Công nghệ dựa trên văn bản Nông Gia Huy
Quy trình thanh toán ví điện tử theo công nghệ NFC và mã QR
Quy trình thanh toán ví điện tử theo công nghệ kỹ thuật số và dựa trên văn bản
Thuyết trình Lê Thị Thương Huyền &
Làm powerpoint Hoàng Thị Hồng
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023
Hoàng Thanh Hoài Lê Thị Minh Hòa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Thời gian bắt đầu: 22-22h30 ngày 31 tháng 10 năm 2023. Địa điểm: Google Meet.
Thành phần: Toàn bộ thành viên của nhóm 4- LHP 231_PCOM0111_03.
1 Nhóm trưởng tổng kết quá trình làm thảo luận của các thành viên, đánh giá ưu điểm và hạn chế.
2 Các thành viên tự cân nhắc quá trình làm thảo luận và điền vào cột “tự đánh giá” trong bảng đánh giá.
3 Nhóm đưa ra đánh giá về quá trình làm bài thảo luận của các thành viên, thống nhất ý kiến và điền vào cột “nhóm đánh giá” trong bảng đánh giá.
Tên thành viên Tự đánh giá Nhóm đánh giá
Hoàng Thanh Hoài (Nhóm trưởng) 10 9,5
Lê Thị Minh Hoà (Thư ký) 10 9,5
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm
Hoàng Thanh Hoài Lê Thị Minh Hòa
Nghiên cứu rủi ro khi thanh toán bằng ví…
Thanh Toán Điện Tử None 3
Thanh Toán Điện Tử None 4
Câu hỏi thảo luận Nhóm 4 231PCOM04…
Thanh Toán Điện Tử None7