thạc sĩ luật học của Lê Thị Nhàn năm 2012; “G/ảá¡ quyết tranh chấp thươngmại bằng trọng tài vụ việc tại Việt Nam ” — luận văn thạc sỹ luật học của TrầnThị Thắm năm 2013; “N;ững nguyên tắ
Trang 1BK OS
NGUYEN PHAN LINH
LUAN VAN THAC SY LUAT HOC
(Dinh hướng nghiên cứu)
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2NGUYÊN PHAN LINH
LUAN VAN THAC SY LUAT HOC
(Định hướng nghiên cứu)
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Lan Anh
HÀ NOI, NAM 2018
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được công bố tỏ lòng cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đãđược ghi rõ nguôn gôc.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Phan Linh
Trang 4của các thây cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, đông nghiệp và gia đình Học viên xin được bày tỏ lòng biệt ơn tới các tô chức và các cá nhân
sau đây:
- Ban Giám hiệu; Ban chủ nhiệm Khoa Dao tạo Sau dai học — Trường Đại học Luật Hà Nội;
- C6 giáo PGS TS Vũ Thị Lan Anh, giáo viên hướng dẫn Luận văn này;
- Ban lãnh đạo Cục thi hành án dân sự Thành phó Hà Nội
- Ban lãnh đạo Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Học viên
Nguyễn Phan Linh
Trang 5TTTM Trọng tài thương mại
THADS Thị hành án dân sự
THA Thi hanh an
VIAC Trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài -s <scscsecseseeseesesersesersessesers 1
2 Tinh hình nghiên cứu của đề tài 5-2 se sese<sesesessesee 3
3 Mục dich, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4
A Kết cầu của Luận văn -s °s< 5° s sessessEssEseEsessessessesersersee 5 CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE THI HANH PHÁN QUYET TRONG TÀI THUONG MẠI .- 5-5 5° 5s 7
1.1 Khái niệm trọng tài thương IẠÌ o5 <5 5 55 959 55999 95 7
1.2 Khái niệm, đặc điểm phán quyết trọng tài thương mại 101.2.1 Khải niệm phán quyết trọng tài thương mại - 2-5 5s 55c: 101.2.2 Đặc điểm phán quyết trọng tài thương mạii s- +55 sse: 121.3 Khái niệm, các nguyên tắc, vai trò của thi hành phán quyết trọng
CCE | i 14
1.3.2 Nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài thương mại - 161.3.3 Vai trò của thi hành phản quyét trọng tài c5 s5ss5s+ssc: 181.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thi hành phán quyết trọng tài201.4.1 Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tranhCRAP _ ĂĂSĂ CS E111 2110111111111 Eerrreg 201.4.2 Truyền thong văn NOG? - 2-5 ©k+S+k‡E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrreei 211.4.3 Mức độ hoàn thiện cua hệ thống pháp luật ‹« 5s s<+<<<+2 211.4.4 Cam két qHỐC téseececccscessssessessessesssssssesesssssssssssssssssssssssssssnssessesesseees hs1.4.5 Điễu kiện kinh tế xã hội -ccccccct series 22
; 1.4.6 Năng lực của đội ngũ cán bộ TH ]Š .« 5s +++<++ss+s 23 Ket luận Churong Í 0< G55 6 5S 999 999 9999 9994.9905 96909 9698999986 23CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN THIHANH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE THI HANH PHÁN QUYETTRỌNG TÀI THUONG MẠI VIET NAM 5 s-scsscsscsesse 25
Trang 7trong tài thương mại VIỆT ÏNam 0G G55 S9 95.99.0990 985959 452.2.1 Tình hình thi hành quán quyết trọng tài thương mại - - 452.2.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong thi
; hành phán quyết Trọng tài thương ImqÌ - s-5s+ceck+xeteEerkerrrered 49Ket luận Churong 2 G55 6 S9 99 99 999 9.0.0 909099690996 586 55CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN VA NANG CAOHIEU QUA THUC THI PHAP LUAT THI HANH PHAN QUYETTRONG TÀI THƯƠNG MẠI VIET NAM 52s <<cses 563.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về thi hành
phán quyết trọng tài thương ImẠÌ <5 5 5< s5 95055985 559 56
3.1.1 Dam bảo tinh đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan 563.1.2 Đảm bảo nguyên tắc tự định AOA ccesecececcscssscscsvsvssssessssscsvsvsveveveseees 563.1.3 Đảm bảo tinh hội nhập quốc té và sự tương thích với Diéu ướcQUOC ẲỂ C52 SE EESEEE 1E E121 121111111121111.1111111.1111.111111.11 E111 n te 573.1.4 Đảm bảo tinh minh bạch, ồn định -:-c+c+cscscs: — 58
3.2 Một sô giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật vê thi hành phán quyết trọng tài thương ImẠÌ <5 55 5 S5 95.99555985 5ø 58
3.3 Một sô giải pháp nang cao hiệu qua thi hành pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương ImẠÌ o5 55 5 S5 95 5 95 5 985 959 623.3.1 Giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ Chấp hànhviên làm công tác thi hành phán quyết TTTÌM - s+cs+ce+ss+sscsee 623.3.2 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật vé thi hànhphán quyết TTTTÌM - + + +k+‡E+k$EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrred 653.3.3 Giải pháp quảng bá, nâng cao vị thé các Trung tâm Trọng tài 669000.000777 68
Trang 8Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trọng tài thương mại, với tư cách làmột cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án, đã và đang góp phần khôngnhỏ vào sự ôn định của hoạt động thương mại trên thế ĐIỚI Ở nước ta, tiễntrình hình thành và phát triển của trọng tài thương mại được thê hiện qua bagiai đoạn chủ yếu: giai đoạn sơ khai (trước năm 2003), giai đoạn chuyển tiếp(năm 2003 — 2010) và giai đoạn hội nhập (năm 2010 — nay) Nền kinh tế thịtrường nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanhchóng với sự tham gia của nhiều chủ thé khác nhau Hệ quả tất yếu của quátrình phát triển kinh tế là những tranh chấp trong kinh tế nói chung, trong kinhdoanh thương mại nói riêng, các tranh chấp này diễn ra ngày càng đa dạng vàphức tạp về cả tính chất và quy mô Do đó, dé bảo vệ quyền và lợi ich hợppháp của các chủ thể tham gia cũng như đáp ứng được môi trường lành mạnhcần thiết cho phát triển kinh tế, cần phải có các phương thức giải quyết tranhchấp phù hợp có hiệu quả Đóng vai trò là một trong các phương thức giảiquyết tranh chấp phô biến trên thế giới bên cạnh các phương thức như thươnglượng, hòa giải, tòa án, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cónhiều ưu việt với khả năng bảo mật thông tin, mức độ linh hoạt cao giữa cácbên có tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp thương mại băng trọng tài thương mại là xu thếngày càng phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Trong hoạt độngthương mại, tôn trọng quyên tự quyết định về tài sản, quyên lợi kinh tế là mộttrong những quyền quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp và Luật Trọng
tài thương mại đã khắc phục khá triệt dé những han ché cua hoat động giải
quyết tranh chấp trước đây, đảm bảo phù hợp với pháp luật trọng tài thươngmại quốc tế Vụ trưởng Vụ Bồ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Đỗ Hoàng Yến chobiệt: “Sô lượng xét xử các vụ án kinh tê của toàn ngành Tòa án những năm
Trang 9tranh chấp thương mại còn hồng ở nhiều chỗ Nếu có tranh chấp thì việc phảiđưa vụ việc ra tòa án là chuyện “cực chang đã” đối với tất cả các doanhnghiệp Mà quan trọng là mắt uy tín với thị trường, với bạn hàng Chưa biết
sự việc đúng sai ra sao, nhưng doanh nghiệp đã phải ra tòa an thì cơ hội hợptác với các doanh nghiệp khác sẽ bi ảnh hưởng it nhiều Bên cạnh đó, thủ tục
để giải quyết một vụ tranh chấp thương mại tại tòa án thời gian qua cũngkhiến nhiều doanh nghiệp nản lòng bởi phải tốn nhiêu thời gian dé hoàn thiệncác thủ tục, nhiều khi các vụ tranh chấp thương mại còn luân chuyên từ tòakinh tế - tòa dân sự - tòa hành chính khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiềukhó khăn.”" Trái ngược han với phương thức giải quyết tranh chap bằng conđường Tòa án, việc lựa chọn phương thức Trọng tài thương mại có thé “linh
hoạt” trong việc tự do, lựa chọn hình thức trọng tài, lựa chon trọng tài viên,
quyền lựa chon địa diém , không những đảm bảo được bí mật giữa các bên
có tranh chấp mà còn giữ được uy tín với các bạn hàng, tránh được những sức
ép từ bên ngoài, góp phần hạn chế tối đa những nguy cơ đến từ các tác độngbên ngoài khiến phát quyết trọng tài thiếu khách quan
Tuy có nhiều ưu điểm là vậy nhưng trên thực tế, phương thức giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài dường như chưa thật sự được các chủ thétrong quan hệ kinh doanh thương mại ưu tiên lựa chọn khi có tranh chấp xảy
ra Nguyên nhân dẫn tới hạn chế này phan vi tâm lý của các thương nhân đềucho rằng các phán quyết của TTTM sẽ không có giá trị thực thi do vậy họ vẫnchưa lựa chọn sử dụng TTTM như là một trong những phương thức giải quyếtcác tranh chấp ưu thế so với tòa án Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là
do các quy định pháp luật thi hành phán quyết của Trọng tài hiện nay vẫn cònchưa thích hợp, dẫn đến hiệu quả thi hành chưa cao Phán quyết Trọng tài sẽ
'https://baomoi.eom/vai-tro-cua-trong-tai-thuong-mai-chua-duoc-hieu-day-du/c/9836368.epi, truy cập ngày
10/7/2018
Trang 10trực tiếp đến lòng tin của các thương nhân nói riêng, của các chủ thê tham gianên kinh tế thị trường nói chung vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Với những lý do trình bày nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Phápluật về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại Việt Nam” làm luậnvăn thạc sỹ của mình với mong muốn sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về
lý luận cũng như thực tiễn thi hành các phán quyết của trọng tài thương mạiViệt Nam, qua đó có những đề xuất xây dựng một cơ chế thi hành phán quyếtTrọng tài thương mại phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn tại Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc thi hành phánquyết của trọng tài là vấn đề khá phức tạp, nhận được nhiều sự chú ý, quan
tâm, theo dõi từ phía các học giả, nhà nghiên cứu, giới luật g1a trong và ngoài
nước, đặc biệt là các chuyên gia và những người làm công tác thực tiến
Không nam ngoai xu thé đó, trên nhiều dién đàn, sách báo, tạp chí, các buổi
hội thao đã có nhiều bài viết, các buổi trao đổi, các công trình nghiên cứu về
hoạt động Trọng tài thương mại Tuy vậy, nhìn chung, các công trình, sách
báo, bài viết này đều chỉ tập trung phân tích làm rõ các quy định chung của
Trọng tài thương mại dưới giác độ lý luận hoặc thực trạng hoạt động của các
trung tâm trọng tài ở Việt Nam hay những hạn chế bất cập của pháp luật vềTrọng tài thương mại, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản đề hoàn thiện.Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình về Trọng tài và giải quyết tranh chấpbang trọng tài mà tiêu biểu là các công trình: “Giải quyết tranh chấp thươngmại bằng trọng tài - Thực tiên hoạt động của các trung tâm trọng tài thươngmại trên địa bàn thành pho Hà Nội ”¬ luận van thạc si luật hoc cua NguyễnMạnh Linh năm 2015; “Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh,thương mại bang trọng tài và toà án đưới góc độ so sánh ”¬ luận văn thạc sĩ
Trang 11thạc sĩ luật học của Lê Thị Nhàn năm 2012; “G/ảá¡ quyết tranh chấp thươngmại bằng trọng tài vụ việc tại Việt Nam ” — luận văn thạc sỹ luật học của TrầnThị Thắm năm 2013; “N;ững nguyên tắc giải quyết tranh chap bằng trongtài thương mại ” — luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Hiền năm 2013.Tuy vậy, các công trình này chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích, nghiên cứu
cơ cau tô chức và hoạt động của Trọng tài, cách thức, thâm quyền giải quyếttranh chấp bằng trọng tài thương mại, còn vẫn đề pháp luật về thi hành phánquyết của Trọng tài thương mại Việt Nam ít được đề cập tới, hoặc có nhưng
đã không còn phù hợp với tình hình thực tế vốn có nhiều biến động như hiệnnay Về cơ bản pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài vẫn chưa được thực
sự quan tâm và như vậy cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu
cơ sở lý luận một cách cơ bản và toàn diện về vấn đề này
3 Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, lập luận dé làm rõ một số van dé lý luận và thựctiễn về pháp luật thi hành phán quyết trọng tài thương mại Việt Nam, mụcđích của luận văn là đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềthi hành phán quyết Trọng tài thương mại và bảo đảm hiệu quả hoạt động thihành phán quyết Trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay nhằm tạo mộthành lang pháp lý an toàn chung, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của cácchủ thể kinh doanh, hướng các quan hệ kinh doanh phát triển tích cực, đặtchúng trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích chung của nên kinh tế - xã hội
Đề đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn này bao gồm:a) Nghiên cứu, làm rõ khái niệm và các đặc điểm của phán quyết trọngtài; những van dé lý luận về thi hành phán quyết trọng tài thương mạib) Phân tích thực trạng quy định pháp luật về thi hành phán quyết trọng tàithương mại về trình tự, thủ tục thi hành phán quyết trọng tài thương
Trang 12chế nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hànhphán quyết trọng tài thương mại Việt Nam.
c) Phân tích thực trạng thi hành phán quyết trọng tài thương mại ViệtNam hiện nay, những hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức thihành phán quyết Trọng tài thương mại, làm rõ những nguyên nhân củathực trạng nói trên dé từ đó dé xuất các giải pháp nâng cao hiệu quathực thi pháp luật về thi hành phán quyết Trọng tài thương mai
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật về thihành phán quyết Trọng tài thương mại và thực tiễn thi hành phán quyết Trọng
tài thương mại ở Việt Nam hiện nay Pham vi nghiên cứu giới hạn ở các quy
định hiện hành về Trọng tài thương mại, chủ yếu được ghi nhận tại LuậtTTTM 2010, Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đôi bố sung năm 2014
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của triết họcMacxit chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử, kết hopcác phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê, điều tra,phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo cứu tài liệu để làm sáng tỏ các khíacạnh của vấn đề pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại Việt
Nam.
4 Kêt cầu của Luận văn
Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo, Luận văn
có nội dung được chia thành 3 chương, cụ thé như sau:
Chương 1: Một số van dé co bản về thi hành phán quyết trọng tai
thương mại
Trang 13Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thihành phán quyết trọng tài thương mại Việt Nam.
Trang 14TRONG TAI THUONG MAI
1.1 Khái niệm trong tài thương mai
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó bên mua và bên bán thiếtlập quan hệ với nhau theo quy luật cung cau, giá trị để xác định giá cả và sốlượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Doanh nghiệp cũng là chủ thể cấuthành của nền kinh tế, chúng được thành lập và hoạt động dưới nhiều hìnhthức da dạng phong phú như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phan hay công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên Nhằm đápứng được nhu cau phát triển kinh tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp nàyngày càng trở nên phô biến với những giao kết thương mại mang lại lợi íchcho các bên tham gia Tuy vậy, bên cạnh những giao dịch “thudn buém xuôigió ”, vẫn luôn tiềm an những nguy cơ gây phát sinh mâu thuẫn, bat đồng giữacác bên dẫn tới các tranh chấp thương mại Tranh chấp thương mại có một sốđặc điểm như được phát sinh từ hoạt động thương mại — hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi nhuận gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúctiễn thương mại ; chủ thể chủ yếu là các thương nhân; nội dung là những
mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích vật chất của các bên trong hoạt động
thương mại, thường là giá trị vật chất với giá trị lớn mà các bên hướng tới
Trên thực tế, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mạinhư giải quyết bằng phương thức hòa giải, thương lượng, trọng tài hay tòa án.Mỗi phương thức đều có ưu, — nhược điểm riêng Nếu phương thức giải quyếttranh chấp bang tòa án mang tính quyền lực Nhà nước, — quyền tư pháp, —biện pháp mà cực chang đã các bên mới lựa chọn dé bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình thì dường như phương thức giải quyết tranh chấp bangtrọng tài thương mại lại linh hoạt, kín đáo và được nhiều bên tranh chấp lựachọn Trên thế giới, Trọng tài thương mại là một khái niệm “than thuộc ”
Trang 15trường, “Trọng tài là một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụtranh chap Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những van
đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử,phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên ”” Còn
theo Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ: “7rọng tài thương mai là cách thức giải
quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một sốngười xem xét, giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt
GO Việt Nam, pháp luật tiếp cận kháibuộc các bên tranh chấp phải thi hành
niệm “Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp như hầu hết phápluật các nước nhưng sử dụng thuật ngữ “Trọng tài thương mại” để gọi tên chophương thức này Khoản 1, Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (sauđây gọi tat là Luật LTTTM ) quy định “L7TT7M là phương thứcgiải quyếttranh chấp do các bên thoả thuận và được tiễn hành theo quy định cua Luật
a3
này ”.
Bên cạnh phương diện là phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tàithương mại còn được hiểu là cơ quan giải quyết tranh chấp Với cách hiểunày, trọng tài sẽ bao gồm những cá nhân được các bên lựa chọn để giải quyếtcác tranh chấp phát sinh giữa họ hoặc trọng tài là cơ quan trung gian được cácbên đương sự giao tranh chấp để xét xử Về mặt tổ chức, Trọng tài có thé làcác trung tâm trọng tài thương mại — các cơ quan chuyên biệt hoạt độngthường xuyên, có trụ sở làm việc, danh sách trọng tài viên và điều lệ hoạtđộng riêng của mình hoặc chỉ là cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lậptheo vụ việc và tự giải tán sau khi hoàn thành việc giải quyết tranh chấp
Trang 16quyết tất cả các tranh chấp thương mại gồm: Tranh chấp giữa các bên phátsinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ítnhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên màpháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài (Điều 2, Luật TTTM) Khicác bên tham gia tranh chấp đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọngtài, các chủ thé này có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp này tại trong taithường trực (quy chê) hoặc trong tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏathuận thành lập dé giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và Trọng tài sẽ tựcham dứt sự ton tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp Bản chất của Trọng tài
vụ việc được thé hiện qua các đặc trưng cơ bản như: Trọng tài vụ việc chỉđược thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự cham dứt hoạt động (tự giải thé)khi giải quyết xong tranh chấp; Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực,không có bộ máy điều hành (vì chỉ được thành lập dé giải quyết vụ tranh chấp
theo sự thỏa thuận của các bên) và không có danh sách Trọng tài viên riêng.
Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thê là người có têntrong danh sách Trọng tài viên của bất cứ trung tâm nào hoặc không phải làtrọng tài viên của trung tâm nào; Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tungdành riêng cho mình Trọng tai quy chế là hình thức giải quyết tranh chap tạitrung tâm trọng tài thành lập theo quy định của Luật trọng tài thương mại.Theo pháp luật về TTTM, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng các
Trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có chức năng
tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và hỗ trợTrọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trongquá trình tố tụng Trọng tài.Trung tâm TTTM được thành lập theo sáng kiến
của các Trọng tài viên, sau khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có
thâm quyền, do đó, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước Hoạt động
Trang 17của Trung tâm TTTM dựa trên nguyên tắc tự trang trải trên cơ sở thu phí từcác vụ giải quyết tranh chấp chứ không được cấp kinh phí hoạt động từ ngânsách Nhà nước Phán quyết của trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà
nước.
1.2 Khái niệm, đặc điểm phán quyết trọng tài thương mại
1.2.1 Khải niệm phan quyết trọng tài thương mại
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài đối với việc giải quyếttranh chấp giữa các bên,một bên khởi kiện tại trọng tài và Trọng tải sẽ thụ lý
để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy định Kếtthúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa raquyết định giải quyết vụ việc dé các bên thi hành
Dưới giác độ ngôn ngữ hoc, Từ dién tiếng Việt nêu rõ phán quyết đượchiểu là “quyết định dé mọi người phải tuân theo” hay theo Dai từ điển kinh tếthị trường, “phán quyết trọng tài là quyết định mà trọng tài viên hoặc cơ quantrọng tài, theo trình tự luật định, sau khi xét xử, đưa ra đối với vụ việc đôi bênđương sự tranh chấp”
Dưới giác độ luật học, để hiểu phán quyết trọng tài thì trước hết cầnlàm rõ các loại quyết định của trọng tài Các quyết định trong tài có thé đượcphân thành ba loại đó là: quyết định cuối cùng, quyết định từng phần và tạm
thời, và quyết định dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên Quyết định cuối
cùng là quyết định do hội đồng trọng tài ban hành, giải quyết mọi vấn đề(hoặc các vấn đề còn lại) đã được đưa ra trọng tài Quyết định từng phần vàtạm thời là quyết định do hội đồng trọng tài ban hành dé giải quyết một hoặcmột số vấn đề riêng rẽ trong quá trình trọng tài trước khi ban hành quyết địnhcuối cùng Quyết định trên cơ sở thỏa thuận là quyết định do hội đồng trọngtài đưa ra trên cơ sở thỏa thuận hòa giải mà các bên tranh chấp đạt được trong
* Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, 2010, tr 809
5 Viện nghiên cứu và phô biên tri thức Bách Khoa, Đại từ dién kinh tê thi trường, 1998, tr.850
Trang 18khi đang tiến hành tố tung trọng tài.” Về co ban, quyết định trong tài cuốicùng sẽ được đưa ra sau cùng, sẽ giải quyết hết tất cả các mâu thuẫn, xung độtđang tồn tai, là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài đồng thời chấm dứtthâm quyền của hội đồng trọng tài bởi khi quyết định cuối cùng được banhành, hội đồng trọng tài sẽ hết trách nhiệm và đã hoàn thành nhiệm vụ củamình Theo luật mẫu UNICITRAL, quyết định của hội đồng trọng tài giảiquyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tung trọng tài được gọi
là phán quyết trọng tài Trong khi đó Công ước New York — Công ước điềuchỉnh việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài đưa ra định nghĩa:
“Thuật ngữ các phán quyết trọng tai bao gồm không chỉ những phán quyếtdua ra bởi các trọng tài được chỉ định cho từng vụ mà con bao gom cac phanquyết dua ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực được các bên dua vụ việc
ra giải quyết ”
Ở Việt Nam, về khái niệm phán quyết Trọng tài, trong quá trình tiếpthu các ý kiến góp ý để chỉnh lý, hoàn thiện Luật TTTM, có ý kiến đề nghịkhông sử dụng khái niệm “Phán quyết Trọng tài” mà dùng khái niệm “Quyếtđịnh Trọng tài” Tuy nhiên, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dựthảo Luật TTTM số 320/BCUBTVQHI2 ngày 12/5/2010, Ủy ban thường vụ
Quốc hội nhận thấy, “trong quá trình t6 tung Trọng tài, Hội đồng Trọng tài có
thâm quyền ban hành các quyết định về tố tụng, quyết định áp dụng biện phápkhân cấp tạm thời, quyết định giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp vàcham dứt tố tung trọng tài Các quyết định nêu trên được gọi chung là quyếtđịnh Trọng tài và được thi hành và điều này trái với quy định của các nướctrên thế giới về các quyết định của Hội đồng trọng tài Vì vậy, Uy ban thường
vụ Quốc hội thấy rằng việc sử dụng khái niệm “Phán quyết Trọng tài” trong
dự thảo Luật là “để phân biệt giữa phản quyết cudi cùng của vụviệc với cácquyết định khác của Hội đồng trọng tài ”.Vì thé, tại Khoản 10, Điều 3 Luật
° Nguyễn Thị Phượng (2013), Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ luật học, tr 7
Trang 19TTTM năm 2010 quy định “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội dongTTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và cham dứt tô tung trọng tài buộccác bên tranh chấp phải thực hiện ”.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm: Phán quyếtTTTM là quyết định của Hội đồng TTTM băng văn bản giải quyết toàn bộ vụtranh chấp thương mại giữa các bên tranh chấp và cham dứt tô tụng trọng tai,
có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện
1.2.2 Đặc điểm phản quyết trọng tài thương mại
Phán quyết TTTM (sau đây gọi tắt là phán quyết trọng tài) mang một
sô đặc điêm cơ bản sau:
Thứ nhất, phán quyết trong tài có giá trị chung thẩm buộc các bêntranh chấp phải thực hiện
“Phan quyết của trọng tài có giá trị chung thâm” — đây là một trongnhững nguyên tắc hoạt động nền tảng của TTTM, mang ý nghĩa sống còntrong tô tụng trọng tài Với ý nghĩa là sau khi TTTM đưa ra phán quyết thicác bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc tòa án nào(trừ quyền yêu cầu Tòa án có thâm quyền hủy phán quyết trọng tài nếu có đủcăn cứ) — một lợi thé đáng kể xuất phat từ bản chất của TTTM khi so sánh vớiphương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Tòa án bởiphán quyết TTTM là do một chủ thé (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tai)được xác định theo sự lựa chọn của các bên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng đưa
ra, do đó, vì thế, các bên tranh chấp không bị kéo vào vòng kiện tụng liênmiên nhiều cấp xét xử, tốn kém tiền bạc, thời gian, thậm chí ảnh hưởng đáng
kể tới uy tín trên thương trường Cu thé hon, tại Khoản 2, Điều 32 Bản quytắc trọng tài UNCITRAL năm 1976 quy định “Phán quyết sẽ được lập bằngvăn bản và sẽ là chung thẩm và ràng buộc các bên, các bên cam kết thực thiphán quyết không chậm trễ” Với cùng tinh thần như vậy, Điều 45 Luật Trọngtài Nhật Ban quy định “Phán quyết trọng tài có hiệu lực như bản án chung
Trang 20thấm ”” hay Điều 8 Luật Trọng tài Trung Quốc cũng có quy định “7rọng tai
sẽ tiễn hành việc ra phán quyết một cấp và chung thẩm Nếu một bên dua raTrọng tài hoặc Tòa án nhân dân về cùng một vụ tranh chấp đã có phán quyếtTrọng tài, Hội đồng trong tài hoặc Toa an nhân dân sẽ không thu lý vukiện ”Š
Không phải ngẫu nhiên mà các “đầu tầu” kinh tế thế giới đều quy địnhphán quyết Trọng tài có giá trị chung thâm, sở di các nước này quy định vậy
là bởi Trung tâm trọng tài là một loại hình tổ chức xã hội — nghé nghiệp, với
đặc điểm thủ tục xét xử một cấp, các Trung tâm trọng tài độc lập với nhau,
không có sự phân cấp, phân vùng xét xử; bên cạnh đó, việc đưa tranh chấp ragiải quyết tại Trọng tài là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên, trọng tàiviên do các bên lựa chọn cho nên, Hội đồng trọng tài hình thành trên cơ sở ýchí tối cao của các bên đương sự Do vậy, các bên phải có nghĩa vụ tôn trọngkết quả giải quyết của Hội đồng đó Các bên không có quyền kháng cáo màchỉ có nghĩa vụ thực hiện phán quyết
Thứ hai, phán quyết Trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranhchấp và cham ditt to tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài
Đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tàithì quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp được tính từ thời điểm “Trungtâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn” còn đối với trườnghợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc thì được tính từ thờiđiểm bị đơn nhận được đơn khởi kiện đến khi Trọng tài họp phiên cuối cùngđưa ra quyết định về giải quyết tranh chấp Kết thúc quá trình này, một phánquyết được ban hành, tuân theo trình tự thủ tục luật định, phán quyết đó làchung thâm Phán quyết này giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, giữa các
bên trong vụ kiện, là kết quả của một chuỗi những tranh luận cân thận, thấu
đáo, hợp tình hợp lý của Hội đồng trọng tài Khi phán quyết Trọng tài được
7 Luật Trọng tài Nhật bản, điều 45
Š Luật Trọng tài Trung Quốc, điều 8
Trang 21đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã được giải quyết toàn bộ, cho đùphán quyết đó chấp thuận toàn bộ, một phần hay không chấp thuận yêu cầucủa bên khởi kiện, yêu cầu phản tố và thủ tục trọng tài chấm dứt Như Vậy, cóthé hiểu phán quyết của Trọng tài là sản phâm cuối cùng của quá trình tố tụngtrọng tài Với ý nghĩa là phán quyết của một cơ quan tài phán, phán quyếtTrọng tài kết thúc quá trình tố tụng Về hình thức, phán quyết Trọng tài tạo ramột sự kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm dứt Về nội dung, phánquyết Trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về tranh chấp, quy định quyền
và nghĩa vụ mà các bên tranh châp phải thực hiện.
Như vậy, phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng, mang tínhchung thâm và buộc các bên phải thi hành, tạo điều kiện để tranh chấp đượcgiải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bêntranh chấp, đồng thời phán quyết trọng tài cũng phải đảm bảo là kết quả củamột quá trình xét xử công minh, vô tư, phải tuân theo các nguyên tắc giảiquyết tranh chấp bằng Trọng tài và phải được tuyên bố theo đúng thủ tục raphán quyết Trọng tài mà pháp luật về TTTM quy định
1.3 Khái niệm, các nguyên tắc, vai trò của thi hành phán quyết trọng
tài thương mại
1.3.1 Khải niệm
Như đã phân tích ở trên, phán quyết Trọng tài là văn bản có giá trị pháp
lý chung thâm, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ phải thi hành Theo Từđiển Tiếng Việt thi hành có nghĩa là “Jam cho thành có hiệu lực điều đã được
10 Điều nay có nghĩa là khi một quyết định được banchính thức quyết định
hành thì phải làm cho nó trở thành hiện thực, không chỉ là phán quyết
“miệng”, tuyên xong để đây hoặc chỉ như những “giấy tờ” không có giá trịpháp lý Nếu hoạt động tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã
diễn ra đê trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyêt vụ việc theo quy trình hêt sức
10 Viện ngôn ngữ hoc, Tu điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Ttừ điển Bách Khoa, năm 2010,
tr 1060
Trang 22chặt chẽ và phải bảo đảm các nguyên tac như bình dang, công khai, dân chủ,tôn trọng quyên và lợi ích của người tham gia tố tụng thì hoạt động thi hành làquá trình tiến hành các hoạt động nhăm thực hiện các phán quyếtcủa TTTM
đã có hiệu lực pháp luật Quá trình này có thể do các chủ thể bị thi hành tựgiác thi hành hoặc do các cơ quan có thâm quyền buộc các chủ thé đó phải thihành Vì các quán quyết của trọng tài có tính chất chung thâm, các chủ thểtham gia tranh chấp không thé kháng cáo trước bat kỳ một t6 chức, Tòa ánnao và cũng không thé bị co quan nao kháng nghị, do đó, không có lý do gi để
nó không được thi hành trên thực tế Tuy vậy, từ thực tiễn thi hành xảy ra ba
trường hợp cơ bản như sau:
Thứ nhất, cả hai bên đều tự nguyện thi hành phán quyết Trọng tài.Trường hợp này thì rất đơn giản vì điều quan trọng nhất là phán quyết TTTM
đã được thi hành trên thực tê mà không cân có sự can thiệp của Nhà nước.
Thứ hai, cả hai bên đều phản đối phán quyết Trọng tài Trường hợp nàyhiếm khi xảy ra, tuy nhiên không phải là không thé xây ra Trong trường hợpnày, rõ ràng phán quyết sẽ không được thực hiện
Thứ ba, chỉ một bên không đồng ý với phán quyết Trọng tài, bên khôngđồng ý là bên thua trong phán quyết TTTM và phải thi hành phán quyết đó.Trong trường hợp này nếu bên thua không có đủ căn cứ yêu cầu Tòa án hủyphán quyết Trọng tài và cũng không tự nguyện thi hành phán quyết Trọng tàithì sẽ bi co quan Nhà nước có thắm quyên theo quy định của pháp luật ápdụng biện pháp cưỡng chế thi hành Trong trường hợp này, việc thi hành phánquyết TTTM đã có sự can thiệp của Nhà nước
Có thé khang định rang, không có kết quả của hoạt động tổ tụng trọngtài thì không thể có hoạt động thi hành phán quyết Trọng tài Song thi hànhphán quyết Trọng tài là một dạng hoạt động hành chính - tư pháp, là hoạtđộng có tính chấp hành chứ không phải là hoạt động tổ tung Từ những phantích nêu trên, có thé định nghĩa rang thi hành phán quyết TTTM là “hành vi
Trang 23tự nguyện thực hiện phan quyết TTTM cua các bên tranh chấp hoặc hành vicủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyên buộc các bên tranh chấp phải thực hiệnphán quyết Trọng tài theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định ”.
1.3.2 Nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài thương mai
Thực tiễn chứng minh, để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanhthương mại đều phải dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm định hướnghoạt động vào khuôn khổ nhất định Thi hành phán quyết trọng tài cũng vậy,các nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài là những quan điểm chi đạo, địnhhướng tư duy trong toàn bộ quá trình tổ chức thi hành phán quyết Trọng tàithương mại, thể hiện tính đặc thù của hoạt động này
*Nguyên tắc về thẩm quyên thi hành của cơ quan thi hành án dan sựkhi bên phải thi hành phán quyết TTTM không tự nguyện thi hành phan quyết
Nguyên tắc này không những thé hiện sâu sắc tính chuyên trách củahoạt động thi hành phán quyết trọng tài mà còn thể hiện vai trò của Nhà nướctrong việc hỗ trợ đối với quá trình thi hành phán quyết trọng tài Với vi thé làmột tô chức xã hội — nghề nghiệp do các Trọng tai viên tự thành lập nên hoặc
do các bên đương sự thỏa thuận thành lập nham giải quyết các tranh chapthương mại, lúc này, Trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mànhân danh sự công bằng, lẽ phải, công lý để ra các phán quyết Do vậy, cácphán quyết này mang tính “guyén lực tw” nhiều hơn và khi bên có nghĩa vụthi hành phán quyết trọng tài không thi hành thì Nhà nước cần phải có sự canthiệp, hỗ trợ dé đảm bảo giá trị pháp lý của phán quyết trong thực tế cũng nhưkhăng định vai trò , vị thế của TTTM trong quá trình hội nhập Vì lẽ đó, tạiĐiều 66 Luật TTTM Việt Nam quy định: “Hét thoi hạn tự nguyện thi hànhphán quyết Trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thihành và cũng không yêu cau hủy phán quyết Trọng tài theo quy định tai Điễu
69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết Trọng tài có quyên làm donyêu cau cơ quan THADS có thẩm quyên thi hành phan quyết Trọng tai” Như
Trang 24vậy, thâm quyền của cơ quan THADS chỉ phát sinh khi bên phải thi hành án:(i) không tự nguyện thi hành, (ii) cũng không yêu cầu hủy phán quyết tại Toaán; (iii) có đơn yêu cầu thi hành Thiếu bat cứ điều kiện nào thì không làmphát sinh thâm quyền của cơ quan THADS Ngoài ra, về thâm quyền thi hànhphán quyết trọng tài thuộc về cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết và ngoài cơ quan này ra,không có bất kỳ cơ quan nào khác có thâm quyền thi hành, đảm bảo tối đatính thống nhất khi thi hành các phán quyết của TTTM.
*Nguyên tắc vẻ hiệu lực thi hành phản quyết trọng tài
Tương tự như các quốc gia văn minh trên thế giới, việc tôn trọng triệt
để và thi hành nghiêm chỉnh phán quyết Trọng tài là điều kiện tiên quyếtnhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp.Giá trị pháp lý của “phán quyết Trọng tài” ngang với bản án của Tòa án dùchi là cơ quan tài phan tư, đều có thé do cơ quan Nhà nước có thâm quyên thihành, điều này không những giảm thiểu tối đa thiệt hại của các bên trongtranh chấp mà còn góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa Với vai trò
là nguyên tắc hiến định, hiệu lực thi hành phán quyết TTTM phải được tuyệtđối thi hành mà không có bắt kỳ sự chống đối, cản trở nào
*Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa giáo dục, thuyết phục và áp dụngbiện pháp cưỡng chế
Thực tiễn công tác THADS đã khắng định rằng công tác vận động,thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án là một trong những công tác rấtquan trọng, cần phải được Cơ quan THADS, chấp hành viên, công chứcTHADS tôn trọng và bảo đảm thực hiện bởi khi làm tốt công tác vận động,thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành phán quyết không những bảo đảmcho các mỗi quan hệ xã hội trở hiện trạng tốt đẹp hài hòa ban đầu của nó màcòn nhằm khôi phục lại quan hệ xã hội đã bị xâm phạm, vi phạm, bao đảmtính nhân văn, cao ca của nên pháp chế xã hội chủ nghĩa Điều 65 Luật TTTM
Trang 25quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phan quyếtcủa Trọng tài”, bởi biện pháp ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt quá trình thihành phán quyết trọng tài vẫn là biện pháp giáo dục và thuyết phục Tuy vậy,trong nhiều trường hợp, khi biện pháp giáo dục thiếu tính khả thi, rõ ràng, lúc
đó cơ quan THADS mới áp dụng biện pháp cưỡng chế, tức là việc cơ quanTHADS có thâm quyền sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho dé buộcbên phải thi hành phán Trọng tài thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên đượcthi hành phán quyết Trọng tài mà nghĩa vụ đó đã được ấn định trong phán
quyết để đảm bảo phán quyết Trọng tài được thi hành trên thực tế, đảm bảo
quyên, lợi ích các bên cũng như uy quyền của Nhà nước Hài hòa giữa giáodục thuyết phục và áp dụng cưỡng chế khi cần thiết không những giúp choquá trình thi hành phán quyết Trọng tài thuận lợi, đạt hiệu quả cao mà còngóp phần nâng cao ý thức pháp luật của các thương nhân, doanh nghiệp, hạnchế tối đa những thiệt hại về vật chất và những hệ lụy về mặt tinh thần đối vớicác bên tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan
*Nguyên tắc về trình tự, thủ tục thi hành phán quyết Trọng tài
Khi một trong các bên tham gia tranh chấp không tự nguyện thi hànhphán quyết TTTM thì Chấp hành viên co quan THADS - người được Nhànước giao nhiệm vụ thi hành án bản án có hiệu lực pháp luật phải tổ chức kịpthời, đầy đủ, theo đúng quy định của pháp luật và tuyệt đối không được tùytiện thay, sửa đổi nội dung phán quyết cũng như trì hoãn hoặc kéo dài thờigian giải quyết mà không có căn cứ pháp luật, đồng thời phải tuân thủ nghiêmngặt trình tự thủ tục tổ chức thi hành phán quyết Trọng tai và phải chịu tráchnhiệm trước chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và duocpháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín Nguyêntac này chống những tiêu cực có thé phát sinh trong quá trình thi hành phán
quyét Trọng tai cũng như bảo vệ được quyên và lợi ích của các đương sự.
1.3.3 Vai trò của thi hành phan quyết trọng tai
Trang 26* Bảo vệ quyên, lợi ích của người được thi hành án, góp phan giữ gìntrật tự, ki cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Với vai trò là cơ quan “tài phán tư”, các phán quyết của TTTM thườngtôn trọng cơ chế thỏa thuận và trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên tranhchấp có quyền thỏa thuận, định đoạt các van đề liên quan tới bản thân mình vàchỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế thông qua cơ quan THADS khi thực sự cầnthiết, pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài đường như đảm bảo tối đa lợiích, quyền của các bên trong tranh chấp Bên cạnh đó, thi hành phán quyếtTrọng tài còn có ý nghĩa là công lý đã được đảm bảo trên thực tế Nếu côngtác thi hành phán quyết Trọng tài không được quan tâm đây đủ và không đạthiệu quả như mong muốn thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộhoạt động tố tụng của Trọng tài, làm giảm uy tín của các Trung tâm trọng tàihay các Hội đồng trọng tài vụ việc được các bên tranh chấp lựa chọn giảiquyết vụ việc, làm mất niềm tin vào công lý và hoạt động trọng tài của bênđược thi hành phán quyết và các tô chức, cá nhân có liên quan
* Nâng cao vị thé của TTTM
Từ thực tiễn của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, cáctranh chấp phát sinh trong kinh doanh thương mại bởi các thương nhânthường được giải quyết bằng phương thức TTTM Tuy vậy, ở Việt Nam, dù
đã có sự tác động tích cực từ các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như sựthay đôi các cơ chế chính sách, tư duy kinh doanh nhưng dường như phươngthức giải quyết tranh chấp bằng TTTM vẫn chưa phô biến Phan đông các chủthé thường lựa chọn con đường Tòa án để giải quyết các tranh chap của mình
vì cho rằng Tòa án là cơ quan Nhà nước, nhân danh Nhà nước để ra Bản án,quyết định, và do vậy khả năng thi hành phán quyết đó trên thực tế sẽ cao hơnnhiều Vì thế, thi hành phán quyết trọng tài để đảm bảo tính hiệu quả của phánquyết, từ đó uy tín, vị thế của các Trung tâm TTTM, các Trọng tài viên sẽ
được nâng cao không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quôc tê, các thương
Trang 27nhân sẽ “mặn mà” với TTTM trong việc lựa chọn phương thức giải quyếttranh chấp thương mại, và như thế TTTM sẽ được lựa chọn nhiều hơn, thườngxuyên hơn khi xảy ra tranh chấp.
* Tuyên truyền, pho biến giao duc pháp luật về TTTM
Phan quyết trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọngtài, trong đó phản ánh rất nhiều các quy phạm pháp luật về TTTM cũng nhưnhững đặc thù tố tụng trọng tài Thông qua hoạt động thi hành phán quyết
TTTM, các bên tranh chấp, các tô chức, cá nhân có liên quan hoặc các chủ thê
khác có nguy cơ bị cuốn vào tranh chấp sẽ hiểu biết nhiều hơn về hoạt độngTTTM và tố tụng trọng tài, cũng như ý thức được hậu quả pháp lý nếu khôngchấp hành phán quyết TTTM, dé từ đó góp phan nâng tam ý thức chấp hànhpháp luật nói chung và pháp luật về thi hành phán quyết TTTM của thương
nhân, của tô chức, cá nhân.
1.4 Những yếu tổ ảnh hưởng tới hiệu quả thi hành phán quyết trọng
Trang 28thanh toán và có nguy cơ bị xử ly tài sản nên họ cố tình chống đối việc thihành án băng nhiều cách (như không nhận quyết định thi hành án, thay đổihiện trạng tài sản, cản trở việc xác minh, kê biên, định giá, bán dau gia tai san
dé thi hành án ) Việc các chủ thé trong tranh chap không thi hành phánquyết Trọng tài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phán quyết trênthực tế, làm mắt niềm tin của xã hội đối với công tác thi hành phán quyết của
Trọng tài thương mại.
1.4.2 Truyền thong văn hóa:
Xuất phát từ lối sống, tập tính sinh hoạt, sản xuất có từ lâu đời đã tạo
nên truyền thống trọng tình, duy tình của người Việt Nam, nó tạo sự đoàn kết,tạo nên sức mạnh cộng đồng dé xây dựng va bảo vệ xóm làng Tuy vậy, xéttheo phương diện này, người dân dễ dị ứng với pháp luật, trong tư duy củamình, người dân chỉ coi pháp luật là giải pháp “cuối cùng”, rằng pháp luật gầnvới “hình phạt” hơn là gần với công lý, không coi pháp luật như phương tiện
để bảo vệ chính mình, chưa coi pháp luật là công cụ đề điều tiết xã hội và bảo
vệ con người Quan niệm này von đã “ăn sâu” vào tâm thức người dân, không
dé gì thay đổi, cần kiên trì tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nângcao nhận thức người dân để họ tiếp nhận và thi hành pháp luật một cách tự
nguyện và tích cực.
1.4.3 Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Nhìn chung, hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay đã đáp ứng ngàycàng tốt hơn các yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên, vẫn còn cóthiếu sót nhất định và chưa đồng bộ Các quy định về thi hành phán quyết của
cơ quan tài phan công (Tòa án) cũng như cơ quan tài phán tư (TTTM) còn
nhiều hạn chế, vướng mắc nên trên thực tế, không chỉ ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động thi hành các phán quyết mà còn khiến cho số lượng vụ việckhông thi hành được còn tồn đọng ngày càng tăng Ngoài ra, việc Việt Nam là
thành viên của nhiêu tô chức quôc tê, tham gia ký kêt nhiêu Điêu ước quôc tê,
Trang 29nhất là trong lĩnh vực thương mại đã làm cho pháp luật của chúng ta có độ
“vênh” nhất định với pháp luật quốc tế và trong thời gian ngắn khó có thể
thích ứng theo được.
1.4.4 Cam kết quốc tế
Tính tới tháng 1/2017'', Việt Nam đã có cam kết mở cửa thị trườngdịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ WTO và nhiều Hiệpđịnh song phương hoặc đa phương, trong đó đáng ké là Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương (TPP), nay là CPTPP ” và Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam — Liên minh châu Âu (EVFTA) Trên thực tẾ, pháp luật ViệtNam về mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệtphức tạp về cả số lượng văn bản lẫn cách thức, điều kiện mở cửa trong từnglĩnh vực dịch vụ, cần rà soát các quy định pháp luật Việt Nam với các cam kếtWTO, EVFTA và CPTPP trong các lĩnh vực thể chế quan trọng như minhbach, đầu tư, mua sam công, sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường dich vụ, hảiquan và tạo thuận lợi thương mại nhằm minh bạch hóa hiện trạng mở cửa.Tuy vậy, việc gia nhập các tô chức quốc tế, tham gia các điều ước, cam kếtquốc tế đồng nghĩa với chấp nhận những thách thức, rủi ro về xung đột phápluật và vì vậy, cần đảm bảo pháp luật được tôn trọng, pháp luật gan liền vớiđời sống mỗi người dân, các chủ thể áp dụng pháp luật cần đặc biệt chú ý tớicác lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế, doanh nghiệp tự giác chấp hành phápluật là yếu t6 quan trọng dé thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp phan taolên một hành lang pháp lý vững chắc, linh hoạt để nhà đầu tư nước ngoài tin
tưởng.
1.4.5 Điều kiện kinh tế xã hội
''http:/www.trunetamwto.vn/tpp/bao-cao-ra-soat-phap-luat-viet-nam-voi-cac-cam-ket-wto-evfta-va-tpp-ve-mo-cua-dich-vu-cho-dau-tu, truy cập ngày 20/5/2018
! Hiện nay hiệp định TPP đã được đổi tên thành CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) vi sự “rút lui” của Mỹ dẫn tới những khác biệt về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và những nguyên tắc
Trang 30Tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh chuyển biến chậm, thị trườngbất động sản trầm lắng nên nhiều tài sản đã kê biên đưa ra bán đấu giá nhiềulần vẫn không bán được Theo thống kê của Tổng cục, toàn quốc hiện có tới4.674 việc thuộc diện này, tương ứng với số tiền là 25.095 tỷ 145 triệu 699ngàn đồng (chiếm 33,65% về việc, 47% về tiền trên tông số việc, tiền phải thihành cho các tô chức tín dụng ngân hàng)” Day là nguyên nhân cơ bản ảnhhưởng tới thi hiệu lực thi hành phán quyết của Trọng tài, dẫn tới nhiều tài sản
kê biên để thi hành án “đã giảm giá nhiều lần” nhưng không bán được, đặc
biệt là các tài sản có giá tri lớn, tài sản là bat động san
1.4.6 Năng lực cua đội ngũ can bộ THADS
Trường hợp việc thi hành phán quyết TTTM thuộc thấm quyền của cơquan THADS, việc thi hành hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào nănglực đội ngũ cán bộ THADS từ lãnh đạo tới các chấp hành viên Do tính chấtphức tạp và khó khăn của THADS, lãnh đạo cơ quan THADS cần thực sựquan tâm sát sao, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, toàn diện đối với công tácthi hành án Các chấp hành viên cần có tinh thần trách nhiệm trong việc xácminh điều kiện thi hành án, đôn đốc va áp dụng các biện pháp cần thiết dé thihành dứt điểm các phán quyết có điều kiện giải quyết Bên cạnh đó, chấphành viên cần có năng lực chuyên môn đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác,tránh dẫn đến trường hợp dù người phải thi hành án có điều kiện thi hành án(có tài sản thé chấp) nhưng việc thi hành án vẫn bị chậm chễ hoặc không được
tổ chức thi hành
Kết luận Chương 1Theo các quy định pháp luật về TTTM hiện nay thì TTTM là một trongnhững phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, theo đó các bên tranhchấp thông qua một Hội đồng Trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm trọng tài để
quan đến các tô chức tin dụng, ngân hàng, khó khăn vướng mắc và một số giải pháp — Hà Nội, 2015, tr 257
Trang 31giải quyết và được tiến hành theo trình tự thủ tục theo pháp luật về TTTM.Quá trình này được gọi là tố tụng trọng tài, kết thúc quá trình sẽ là phán quyếttrọng tài — văn bản pháp lý có giá trị cao nhất nhăm giải quyết, toàn bộ tranhchấp thương mại giữa các bên Phán quyết đó là chung thâm và buộc các bêntranh chấp phải thực hiện và phán quyết này được tô chức thi hành theo trình
tự, thủ tục luật định, phải tuân theo những nguyên tắc tố tụng nhất định Phánquyết Trọng tài được thi hành trên thực tế có ý nghĩa, vai trò rất quan trọngđối với các bên tham gia tranh chấp, với xã hội, phù hợp với công cuộc cảicách tư pháp theo đúng đường lỗi của Dang và Nhà nước
Trang 32CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THUC TIEN THI HANH CÁC QUYĐỊNH PHAP LUAT VE THI HANH PHAN QUYET TRONG TÀI
THUONG MAI VIET NAM
2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về thi hành phan quyết
trọng tài thương mại
Pháp luật về thi hành phán quyết TTTM hiểu đơn giản là tổng thể cácquy phạm pháp luật do Nha nước ban hành va bao đảm thực hiện nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tô chức thi hành phán quyếtTrọng tài thương mại Các quan hệ xã hội phát sinh gồm quan hệ giữa cơquan Nhà nước có thâm quyền thi hành phán quyết Trọng tài với các đươngsự; giữa bên được thi hành phán quyết Trọng tài với bên phải thi hành phánquyết Trọng tài; giữa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan (bao gồmcác cá nhân, cơ quan, tô chức xã hội) trong quá trình tổ chức thi hành phánquyết Trọng tài
Pháp lệnh TTTM năm 2003 lần đầu tiên quy định về sự hỗ trợ của cơquan THADS đối với hoạt động Trọng tài, theo đó Điều 57 Pháp lệnh quyđịnh: “1 Sau thời hạn ba mươi ngày, ké từ ngày hết thời hạn thi hànhquyếtđịnh Trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầuhuỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyếtđịnh Trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có
trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tai sản của bên phải thi hành, thi hành quyết
định Trọng tài Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷquyết định Trọng tài thì quyết định Trọng tài được thi hành ké từ ngày quyếtđịnh của Toà án không huỷ quyết định Trọng tài có hiệu lực” Với quy định
đó, Cơ quan THADS là cơ quan hỗ trợ hoạt động thi hành quyết định Trọngtài, để phán quyết mang tính cưỡng chế thi hành Lần đầu tiên, Pháp lệnhTTTM quy định về van đề cưỡng chế thi hành quyết định Trọng tài (quy định
Trang 33gián tiếp “Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định Trọng tài theo quyđịnh của pháp luật về THADS”) Những quy định của Pháp lệnh Trọng tàithương mại đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho sự phát triển của Trọng tàithương mại ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thươngmại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Toà án Đồng thời, cùng với các quyđịnh pháp luật khác, pháp luật về trọng tài đã góp phần tạo nên một hệ thốngpháp luật trong sạch, vững mạnh, phục vụ yêu cầu quản lý xã hội băng phápluật của Nhà nước Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Pháp lệnh đã bộc lộnhững bắt cập, vướng mắc trong cơ chế thực thi, vì thế, ngày 17/6/2010, Quốchội đã thông qua Luật TTTM, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2011thay thế Pháp lệnh TTTM 2003 Với 13 chương, 82 điều, Luật TTTM đã thểchế hoá một cách đồng bộ cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tàiở nước
ta Bên cạnh đó, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM có nhiều quy định mớinhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnhvực giải quyết tranh chấp thương mại, trong đó có các quy định về thi hànhphán quyết TTTM Luật đã dành hắn chương X với 3 Điều, từ Điều 65 đếnĐiều 67, so với Pháp lệnh TTTM năm 2003 chỉ có một điều (Điều 57) quyđịnh về thi hành phán quyết Trọng tải
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định thêm về việc đăng ký phán quyết của
Trọng tai vụ việc, theo đó “Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp,
phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọngtài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu cơ quan THADS có thấm quyền tổchức thi hành phán quyết Trọng tài đó Việc đăng ký hoặc không đăng kýphán quyết Trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý củaphán quyết Trọng tài” (Điều 62 Luật TTTM năm 2010) Quy định này nhằmràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa các bên và trách nhiệm của Trọng tài
viên đối với phán quyết của mình, tạo cơ sở để cơ quan nhà nước, tô chức, cá
nhân có trách nhiệm thi hành phán quyết này Cùng với sự ra đời của LuậtTHADS năm 2008 với nhiều bước đột phá về cơ cấu tổ chức, trình tự thủ tục
Trang 34THADS và các văn bản pháp luật khác tạo thành hệ thống văn bản pháp luật
về thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam
Như vậy, hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thi hành phán quyếttrọng tài gồm:
- _ Luật TTTM năm 2010 (Chương X, từ Điều 65 đến điều 67)
- - Luật Thương mại năm 2005
- Luat Thi hành án dân sự năm 2008
- _ Luật Thi hành án dân sự sửa đôi, b6 sung năm 2014
- Nghi định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về
thủ tục thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 nam 2009.
- Nghi định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chitiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự sửađổi, bố sung năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 09 năm
2015
- Thong tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Toa án nhân dân tôi cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTCngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THADS và phối
hợp liên ngành trong THADS.
Phán quyết của TTTM có tính chất chung thấm, do đó, các bên buộc
phải thi hành, nếu không tự nguyện thi hành sẽ có sự can thiệp của nhà nước
nhằm đảm bảo trật tự xã hội, quyên, lợi ích của các chủ thé có liên quan theo
quy định tại Điều 66 Luật TTTM 2010: “Hết thời hạn tự nguyện thi hànhphán quyết Trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thihành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài theo quy định tại Điều
69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết Trọng tài có quyền làm đơnyêu câu cơ quan THADS có thâm quyên thi hành phán quyết Trọng tài” Bên
Trang 35cạnh đó, tại Điều 32 Luật TTTM 2010 Việt Nam cũng quy định về trườnghợp tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài: “Nhà nước khuyến khích cácbên tự nguyện thi hành phán quyết TTTM”, các bên trong quan hệ dựa trên sựthỏa thuận mà tự nguyện thi hành, tránh được sự can thiệp từ phía nhà nướcbởi các biện pháp cưỡng chế Từ những phân tích nêu trên, có thé chia việcthi hành phán quyết trọng tài thương mại làm 02 trường hợp:
Truong hợp bên phải thi hành phán quyết Trọng tài không tự nguyện
thi hành hoặc tự nguyện thi hành phan quyêt Trọng tài thương mai.
Khi bên phải thi hành phán quyết trọng tài nhưng không tự nguyện thihành thì có 2 khả năng xảy ra: bên đó không yêu cầu hủy phán quyết trọng tàihoặc có yêu câu hủy phán quyết trọng tài
Trường hợp 1: Không yêu cau hủy phán quyết trọng tai
Dù trên thực tế, Nhà nước khuyến khích các chủ thé tham gia tranhchấp trong quan hệ kinh doanh thương mại tự nguyện thi hành phán quyếtnhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ các chủ thé không tự nguyện thi hànhphán quyết, và do vậy, Nhà nước phải dùng công cụ pháp luật dé buộc phảithi hành phán quyết của Trọng tài, để đảm bảo nguyên tắc bản án, quyết định
đã tuyên phải được thi hành trên thực tế.Trường hợp bên phải thi hành khôngyêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì áp dụng Điều 67 Luật TTTM, theođó,“phán quyết Trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về
THADS”.
* Tham quyển thi hành phán quyết trọng tài
Với vai trò là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về thihành phán quyết trọng tài thương mại, thầm quyền thi hành phán quyết trongtài thuộc về cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngnơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết (Khoản 1, Điều 8 Luật TTTM) Cơ quanTHADS có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 14 Luật THADS
Trang 36năm 2008 và một trong những nhiệm vị hết sức đặc biệt, quan trọng, thể hiệntính đặc thù ngành THADS là “trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định
theo quy định tại Điều 35” của Luật THADS Cụ thể đó là các bản án, quyết
định:
- Bản án, quyét định sơ thâm của Toà án cap tỉnh trên cùng dia bàn;
- Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơquan THADS cấp tỉnh;
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyêt định của Trọng tài
nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Quyét dinh cua Trong tai thuong mai;
- Quyét định xử lý vu việc cạnh tranh của Hội đông xử lý vụ việc cạnh
- Ban án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cân phải uỷ thác tư pháp về thi hành an.
Như vậy, thi hành phán quyết TTTM là một trong những nhiệm vụ của
cơ quan THADS.Với nhiệm vụ, quyền hạn như đã nêu trên, có thé thay hoat
động thi hành án là dạng hoạt động chấp hành, quản lí và thê hiện rõ tính chất
hành chính, vì vậy, nó phải thuộc chức năng của quyên hành pháp Là dạnghoạt động chấp hành vì thi hành án chỉ được tiễn hành trên cơ sở các bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trong khuôn khô luật định; toàn bộ quátrình thi hành án với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đềunhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong các bản án, quyết định
Trang 37của toà án và theo các quy định cụ thé của pháp luật Day cũng là dạng hoạtđộng quản lí vì thi hành án là sự tác động tới đối tượng phải thi hành án dé họ
tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ
đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án; phải tuân theo cácquy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng
lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỉ luật nhà nước và trở thành người lương thiện
(đối với những người bị kết án phạt tù)
Ở cơ quan THADS, người thực hiện công tác THADS chính là cácchấp hành viên Luật THADS 2008 khang định nguyên tắc chỉ có Chấp hànhviên cơ quan THADS là có thâm quyền THADS; Điều 17 Luật này nêu rõ:
“Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án,quyết định theo quy định của pháp luật”; “phải tuân theo pháp luật, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín” Bên cạnh đó, pháp luật cũngxác định rõ trách nhiệm của Chấp hành viên bằng quy định “những việc Chấphành viên không được làm” như: Tư van cho đương sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật; Thực hiện việc thihành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân; Cô ýthi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dai thời gian giảiquyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật (Điều 21 Luật
THADS).
* Quyển yêu cau thi hành phán quyết Trọng tai
Điều 66 Luật TTTM quy định bên được thi hành phán quyết trọng tài
có quyền làm đơn làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thâm quyền thi hànhphán quyết Trọng tài nếu “hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết Trọngtài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng khôngyêu cầu hủy phán quyết Trọng tài theo quy định tại Điều 69 Luật này” Nhưvậy, Luật quy định về hai “điều kiện” để bên được thi hành phán quyết Trọng
Trang 38tài yêu cầu co quan THADS có thâm quyên thi hành phán quyết Trọng tai, đó
là bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và không yêu cầuhủy phán quyết Trọng tài theo quy định của pháp luật
* Thủ tục thi hành phán quyết Trọng Tai
Pháp luật TTTM Việt Nam quy định tại Điều 67 Luật TTTM 2010 rằng
“phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành
án dân sự” Pháp luật THADS quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành ándân sự Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước THADS do
cơ quan THADS có thâm quyên thực hiện tính từ thời điểm co quan THADS
có thâm quyên thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành ántheo đơn yêu cau của người được thi hành án đến khi thi hành xong toàn bộnội dung án dân sự và đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ Quá trình này đượcChấp hành viên cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra phánquyết — người được Nha nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết địnhtheo quy định của pháp luật - t6 chức thi hành Trinh tự này gồm các bước
sau:
Bước 1: Yêu cầu THADS
Trọng tài thương mại có trách nhiệm giải thích cho đương sự (Người
được thi hành phán quyết, người phải thi hành phán quyết, người có quyền lợinghĩa vụ liên quan) về các nội dung trong phán quyết như quyền yêu cầu thihành phán quyết, nghĩa vụ thi hành phán quyết, thời hiệu yêu cầu thi hànhphán quyết va cấp cho đương sự quyết định có ghi “Dé thi hành” Hết thờihạn tự nguyện thi hành phán quyết mà người phải thi hành phán quyết chưathi hành thì người được thi hành phán quyết có quyền làm đơn yêu cầu cơquan THADS có thâm quyên thi hành phán quyết của Trọng tài Theo quyđịnh tại Khoản 13 Điều 1 Luật THADS sửa đổi b6 sung 2014 thì yêu cầu thi
hành án gôm các nội dung chính sau:
- Họ, tên, dia chi cua người yêu câu;
Trang 39- Tén co quan thi hanh an dan sy noi yéu cau;
- Họ, tên, dia chỉ cua người được thi hành án; người phải thi hành
an;
- Nội dung yêu câu thi hành án;
- Thông tin vê tài sản, điêu kiện thi hành án cua người phải thi hành án, nêu có;
- Ngay, thang, nam lam don;
- Chữ ky hoặc điểm chi của người làm đơn; trường hợp là phápnhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp
nhân, nêu có.
Luật sửa đổi đã thay đổi quy định “đơn yêu cầu thi hành án” bang thuậtngữ có nghĩa chung hơn là “yêu cầu thi hành án” dé thé hiện việc yêu cau thihành án không chỉ băng đơn mà còn bằng hình thức khác và cũng phù hợp vớithông lệ quốc tế không bắt buộc chỉ bằng đơn yêu cầu thi hành án Đáng chú
ý hơn cả là điểm không bắt buộc yêu cầu thi hành án phải có thông tin về điềukiện thi hành án; khi người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quanthi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung cụ thể; biên bản này cógiá trị như đơn yêu cau; khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án thì phải thông báobăng văn bản chi người yêu cầu thay cho việc cấp giấy xác nhận đã nhận donnhư trước đây Các quy định về ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầuđược chuyên lên trước quy định về chủ động ra quyết định thi hành án thểhiện rõ sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dântheo Hiến pháp 2013
Bước 2: Thụ lý hoặc từ chối yêu cầu THADSKhi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải
kiêm tra nội dung yêu câu và các tài liệu kèm theo, vào sô nhận yêu câu thi
Trang 40hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu Trường hợp cơ quanthi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bảncho người yêu cau trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêucầu thi hành án trong các trường hợp: Người yêu cầu không có quyền yêu cầuthi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án,quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các
đương sự theo quy định của Luật này; Cơ quan thi hành án dân sự được yêu
cầu không có thẩm quyền thi hành án; Hết thời hiệu yêu cau thi hành án
Bước 3: Ra quyết định THADSViệc ra quyết định thi hành án theo yêu cầu được thực hiện theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 36 Luật THADS và Điều 7 Nghị định số 62/2015/ND-
CP với nội dung quy định trường hợp nhiều người được nhận chung một
khoản tiền, tài sản theo bản án quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một s6
người có yêu cầu thi hành án Trường hop này cũng được xử lý giỗng nhưtrường hợp “nhiều người được nhận chung một tài sản cụ thể” Theo đó, thủtrưởng cơ quan THADS ra quyết định THA đối với những người đã có yêucầu, đồng thời thông báo cho người được thi hành án khác theo bản án, quyếtđịnh đó biết để yêu cầu THA trong thời hạn 30 ngày, ké từ ngày được thôngbáo hợp lệ Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu THAthì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản, tài khoản đó cho người đã có yêu cầuhoặc đại điện của những người đã có yêu cầu để quản lý Quyền và lợi íchhợp pháp của những người được THA đối với tài sản đó được giải quyết theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phạm nhân là người phải THA, thân nhân của họ hoặc
người được họ ủy quyền yêu cầu THA tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành ánkhi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định số62/2015/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện cho người phải thi hành án là phạm nhân
có thể được xem xét giảm chấp hành hình phạt xem xét đặc xá theo quy định