1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN địa lý THPT

43 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Và Sử Dụng Số Liệu Thống Kê Từ Nguồn Tài Liệu Tiếng Anh Để Phát Huy Phẩm Chất Năng Lực Của Học Sinh Trong Thực Hiện Chương Trình GDPT Mới Môn Địa Lí
Chuyên ngành Địa Lí
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

Việc sử dụng số liệu thống kê để rèn luyện kĩ năng Địa lí cũng như các năng lực cho học sinh dù là chương trình sách giáo khoa cũ hay chương trình Giáo dục phổ thông 2018 GDPT 2018 cũng

Trang 1

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Địa lí là môn khoa học tổng hợp, vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã

hội Để rèn luyện các kĩ năng Địa lí, việc sử dụng số liệu thống kê là vô cùng cần thiết Số liệu thống kê xuất hiện cả trong các vấn đề về tự nhiên (khí hậu, sông ngòi…) và gặp phổ biến hơn cả trong các vấn đề kinh tế xã hội Việc sử dụng số liệu

thống kê để rèn luyện kĩ năng Địa lí cũng như các năng lực cho học sinh dù là chương trình sách giáo khoa cũ hay chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) cũng đều là yêu cầu bắt buộc và có sự cần thiết cao độ Đối với Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình 2006, kĩ năng làm việc với số liệu thống kê được nhắc đến và

lặp lại thường xuyên trong các bài học Ở chương trình GDPT 2018, đây được coi

là một năng lực cần đạt của học sinh trong quá trình học

Việc sử dụng thống kê để hướng dẫn học sinh học tập mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt là môn Địa lí Quá trình rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống

kê xuyên suốt chương trình học từ THCS đến THPT, ở THPT được nhắc đến thường

xuyên từ lớp 10 đến lớp 12 Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giảng dạy và nghiên

cứu, chúng tôi nhận thấy không phải giáo viên nào cũng có đủ thời gian, tâm huyết

và năng lực để đưa vấn đề nêu ở trên vào bài học một cách đầy đủ và kĩ lưỡng Giáo viên thường sử dụng các bảng số liệu có sẵn trong các sách giáo khoa và chủ yếu tập trung cho các bảng số liệu ở lớp 12 để phục vụ cho các kì thi, nhất là kì thi Tốt ghiệp THPT chứ không phải dùng số liệu thống kê nhằm phát triển năng lực học sinh Việc

chạy theo các kì thi đã làm giảm đi rất nhiều vai trò của số liệu thống kê trong quá trình hướng dẫn học sinh tự học và phát triển tư duy Việc copy – paste các bảng số

liệu khiến giáo viên lười suy nghĩ, kéo theo nhiều hệ lụy khác trong việc nâng cao

chất lượng dạy và học Ngoài ra, cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan là các

số liệu thống kê phục vụ cho việc dạy và học Địa lí để giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo cũng rất hạn chế nguồn, hoặc là khó tìm, hoặc là không có cũng gây

ra những cản trở nhất định

Chương trình GDPT mới đặt ra nhiều yêu cầu mới từ cả giáo viên và học sinh

để có những cải cách và thay đổi lớn lao trong giáo dục Sự thay đổi cả hệ thống giáo dục yêu cầu phải từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao, nên cần có thời gian và cần nhiều yếu tố bao gồm chủ quan và khách quan Từ rất nhiều lí do khách quan nhưng chúng ta cần nhìn nhận vào thực tế, đó là đội ngũ giáo viên rất đông và không đồng đều Tuy nhiên, chúng ta cần có niềm tin vào việc “Thay đổi đến từ tôi”, tức là cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục bao gồm giáo viên, học sinh và phụ huynh đều

có thể làm cho chính bàn thân mình tốt hơn Sự thay đổi nhỏ mang tính cá nhân sẽ

cộng lực tạo ra sự thay đổi lớn bởi “Trở thành người tốt hay người giỏi có thể là

Trang 2

điều vô cùng khó, nhưng ai cũng có thể trở thành người giỏi hơn hay người tốt hơn,

- Hỗ trợ giáo viên các nguồn số liệu thống kê bằng tiếng Anh chính xác, khoa

học và cách khai thác số liệu thống kê từ những nguồn này, từ đó góp phần nâng cao

- Bước đầu xây dựng ngân hàng dữ liệu để giáo viên trao đổi và tận dụng sức

mạnh cộng đồng nhằm giàu thêm kho số liệu và tư liệu dạy học của bản thân

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến

Phần lớn giáo viên Địa lí đều say chuyên môn và tâm huyết với nghề Tuy nhiên, so với nhiều bộ môn khác, thời lượng dành cho môn Địa lí không nhiều Bên

cạnh đó, việc sử dụng môn Địa lí trong các tổ hợp xét tốt nghiệp, đại học không phổ

biến khiến cho học sinh có định kiến là “môn phụ” đã ảnh hưởng không nhỏ đến

hoạt động nghiên cứu và chuẩn bị của giáo viên và sự sẵn sàng tiếp nhận tri thức của

học sinh

Ngoài ra, thu nhập cũng là một phần nguyên nhân ảnh hưởng tới thời gian làm

việc tại nhà để chuẩn bị bài học của giáo viên Địa lí Do đặc thù “môn phụ”, thu

nhập không cao khiến cho giáo viên Địa lí thường phải xoay sở bằng các ngành nghề khác Vì vậy quỹ thời gian nghiên cứu tài liệu, soạn giảng của giáo viên giảm đi kéo theo các hệ quả: chất lượng bài học giảm, sự chủ động, sáng tạo của giáo viên – học sinh không được phát huy… Trong khi đó, giáo viên là nghề không chỉ “lên lớp đọc sách giáo khoa cho học sinh chép” mà để làm tốt, giáo viên cần quá trình nghiên

cứu, tìm tòi, tự học và sáng tạo, để trở thành một “nghệ sĩ” tỏa sáng trên sân khấu

của chính mình Những điều này không chỉ cần thời gian mà còn đòi hỏi tâm sức

Một tư liệu học sinh không thể thiếu khi học Địa lí là Atlat Địa lí Việt Nam,

có rất nhiều biểu đồ - một phương tiện trực quan hóa số liệu thống kê Tuy nhiên, do không được rèn luyện kĩ càng năng lực làm việc với biểu đồ - số liệu nên học sinh

Trang 3

thường bỏ qua nguồn tri thức quý giá này Các em chủ yếu tập trung nhiều hơn vào

phần hình ảnh bản đồ, sự phân bố các đối tượng mà “ngại” nhận xét, phân tích các

biểu đồ do khó Nguyên nhân chủ yếu là không được luyện tập kĩ càng, không được hướng dẫn cụ thể cách làm Đây thực sự là một thiếu sót lớn trong quá trình học tập Địa lí nói riêng và học tập ở nhà trường nói chung vì sẽ ảnh hưởng đến tư duy, cách làm việc sau này của các em

Mặc dù khi làm nghề, như đã nói đến ở mục I, hầu hết các ngành đều cần đến số

liệu, nhưng cả giáo viên Địa lí và học sinh đều không xác định được vai trò quan trọng

của chúng Do đó đã không dành đủ thời gian cần thiết để hình thành các năng lực làm

việc với số liệu Hiện tại, việc học ở các cấp chủ yếu vẫn hướng đến phục vụ cho các

kì thi khiến quá trình rèn luyện năng lực, phẩm chất tại các lớp học gặp nhiều khó khăn Giáo viên thường sử dụng các bảng số liệu có sẵn trong các sách giáo khoa, các đề thi, các số liệu thống kê trên báo chí hoặc các báo cáo, đôi khi nguồn tư liệu chưa chính xác

hoặc rõ ràng Bên cạnh đó, giáo viên chủ yếu tập trung cho các bảng số liệu ở lớp 12

để phục vụ cho các kì thi, nhất là kì thi Tốt ghiệp THPT chứ không phải dùng số liệu

thống kê nhằm phát triển năng lực học sinh Trong khi đó, trừ kì thi học sinh giỏi hoặc tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên yêu cầu đúng về kĩ năng số liệu thống kê, còn lại việc đánh giá năng lực này của học sinh trong các kì thi, các đề thi chỉ ở mức độ rất

hời hợt Điều này tác động ngược trở lại quá trình dạy và học trong các nhà trường, khiến nguồn tư liệu, phương pháp đều bị coi nhẹ

Các nguồn số liệu thống kê hiện tại cho việc giảng dạy rất thiếu và không chuyên biệt Ở mức độ thấp nhất, giáo viên sử dụng bảng số liệu từ sách giáo khoa

Mức độ cao hơn, giáo viên sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam nhưng cả 2

mức độ này, số liệu thống kê “cứng” nên rất nhanh chóng sẽ bị cũ kĩ, thiếu cập nhật

Mức 3, giáo viên sử dụng và tổng hợp số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước tùy theo từng đối tượng, tuy nhiên, ngoài nguồn của Tổng cục thống kê thì các nguồn khác khó tìm và không đầy đủ Ở mức 4, giáo viên có ngoại ngữ đã tìm hiểu thêm nguồn số liệu từ các trang web thế giới bằng tiếng Anh, điều này còn kèm thêm thời gian và tâm huyết, tuy nhiên số lượng giáo viên này không nhiều

Tất cả các hiện trạng được nêu ở trên không phải là “thiếu” mà là có nhưng không được giải quyết thấu đáo, triệt để Đặc biệt, chủ thể của quá trình này là “giáo viên” cần có sự thay đổi về tư duy, thái độ làm việc và cần được hỗ trợ về phương pháp, phương tiện Chương trình GDPT 2018 được triển khai đến giáo viên thông qua việc tập huấn các Module rất đúng quy trình nhưng thiếu cụ thể nên khó khăn

hầu như vẫn còn tồn tại

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Trang 4

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI 1.1 Số liệu thống kê

Số liệu thống kê là số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu

Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu

Trong môn Địa lí, số liệu thống kê chính là dữ liệu thống kê Chúng thường được biểu thị bằng bảng gồm các hàng, cột nhằm định lượng về các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp phù hợp

1.2 Số liệu thống kê trong môn Địa lí

Làm việc với số liệu thống kê thuộc thành phần năng lực tìm hiểu Địa lí, cụ thể

là học sinh cần thông qua các bài học có số liệu thống kê để hình thành được năng

lực sử dụng các công cụ Địa lí Đối với số liệu thống kê, học sinh cần thực hiện được

một số tính toán đơn giản, nhận xét và phân tích được bảng số liệu thống kê, xây

dựng được bảng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu… Thực tế, đối với sự phát triển, phân bố của các đối tượng Địa lí, số liệu thống

kê giúp hỗ trợ phát triển tất cả các năng lực cần hình thành thông qua môn Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (từ số liệu thống kê để có nhận định

về sự phân bố các đối tượng địa lí), giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (số liệu thống kê vừa nêu được hiện trạng, nhưng số liệu thống kê khác sẽ là nhân tố để tạo ra hiện trạng đó), sử dụng công cụ địa lí học (như đã trình bày ở trên), tổ chức học tập tại thực địa (số liệu thống kê tại thực địa), cập nhật thông tin và liên hệ thực

tế (số liệu thống kê là một dạng thông tin thực tế)… Do đó, xét trong tổng thể về tri thức và kĩ năng, kĩ xảo, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Địa lí, phương pháp dạy học số liệu thống kê có vai trò rất quan trọng:

- Tri thức địa lí: Đây là nguồn tri thức vô tận, được cập nhật liên tục, mang tính chân thực và khách quan Các số liệu trong địa lí rất đa dạng và phóng, phản ánh thông tin về đặc điểm các sự vật, hiện tượng địa lí, từ tự nhiên (lượng mưa, tốc độ gió, nhiệt độ, khí áp, lưu lượng nước, ô nhiễm môi trường…) đến kinh tế xã hội (dân

cư, các ngành kinh tế…) Đối với tri thức địa lí, đây là minh chứng và giúp khái quát hóa đặc điểm, quy luật Tuy nhiên cần sử dụng số liệu đúng lúc, đúng chỗ để tăng

hiệu quả

- Các kĩ năng, kĩ xảo: đây là khía cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thi, đề kiểm tra, trong quá trình đánh giá Việc rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống

Trang 5

kê giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có liên quan ở trong các bài kiểm tra, các đề thi suốt quá trình học Yêu cầu chủ yếu là:

+ So sánh số liệu thống kê giữa các đối tượng, hoặc của một đối tượng qua các

mốc thời gian để thấy sự khác biệt hoặc sự phát triển

+ Xử lí số liệu thống kê để tìm ra đối tượng mới

+ Tính toán để thấy được sự thay đổi của đối tượng theo không gian và thời gian…

- Các năng lực cần hình thành: Số liệu thống kê được sử dụng góp phần hình thành các năng lực của học sinh, ở đây chủ yếu nói về các năng lực chung (năng lực đặc thù đã nói ở trên)

+ Năng lực tự chủ và tự học: số liệu thống kê là một phương tiện giúp học sinh

tự học, nhằm phát triển các năng lực đặc thù của môn địa lí đồng thời tăng năng lực

tự nghiên cứu, năng lực làm việc độc lập Thứ nhất, đây là một dạng học tập dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế, học sinh có thể rút ra được bài học, quy luật từ các con số Bản chất quá trình đó chính là quá trình tự học, vì vậy bài học sẽ được nhớ lâu và sâu Thứ hai, số liệu thống kê mang tính định lượng Lợi thế này mang lại cho

học sinh trải nghiệm dễ chịu, nhất là đối với học sinh THCS và THPT đang bắt đầu quá trình nghiên cứu khoa học, nhằm cụ thể hóa các vấn đề trừu tượng Thứ ba, các

số liệu thống kê cũng là minh chứng cho các vấn đề lí thuyết, giúp học sinh hiểu rõ

nội dung học tập đồng thời rèn luyện tư duy logic Thứ tư, hầu hết các ngành nghề

hiện tại mang tính tri thức đều phải sử dụng số liệu thống kê Việc rèn luyện kĩ năng làm việc với số liệu thống kê tạo cho học sinh thói quen nhìn nhận vấn đề toàn diện,

sự nhạy cảm với con số và năng lực tư duy độc lập, chủ động, từ đó có ý nghĩa nhất định trong vấn đề hướng nghiệp cho tương lai Riêng đối với môn Địa lí, không chỉ

là một kĩ năng cần rèn luyện, số liệu thống kê còn là nguồn tri thức về tự nhiên và kinh tế xã hội giúp học sinh khám phá sự thú vị của môn học Trong các kì thi, kĩ năng này đều được đưa vào để đánh giá năng lực học sinh với các mức độ khác nhau + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua số liệu thống kê, học sinh

có thể nêu giả thuyết/giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa học,

giải quyết vấn đề mới và thách thức, tự học về lí thuyết và công cụ địa lí

+ Năng lực ngôn ngữ và năng lực tính toán: số liệu thống kê cần được xử lí và

so sánh trong quá trình làm việc, góp phần tăng năng lực tính toán đồng thời việc đưa ra nhận xét chính là rèn luyện các năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực khoa học, năng lực tin học: Thông qua số liệu thống kê, học sinh

cần khái quát hóa được quy luật địa lí, đây chính là góp phần hình thành năng lực khoa học của học sinh thông qua quá trình học tập Việc sử dụng công nghệ thông

Trang 6

tin để tìm kiếm, lựa chọn, xử lí thông tin tạo ra các số liệu thống kê phù hợp với yêu

cầu cũng góp phần nâng cao năng lực tin học của học sinh

- Về phương pháp dạy học: Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng số liệu thống kê là một trong những phương pháp quan trọng Các luận điểm, lí thuyết có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chứng minh Trong Địa lí kinh tế xã hội, nhờ số liệu mà học sinh xác định được cơ cấu các ngành, giải thích được tốc độ tăng tưởng, trình độ phát triển của các nước

Vì vậy, cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích số liệu

là một trong những biện pháp tăng vốn hiểu biết về thực tiễn Việc xử lí, nhận xét,

so sánh số liệu giúp học sinh có sự nhanh nhạy nhất định, tăng tư duy giải quyết vấn

đề Các số liệu hiện tại thường được biểu thị dưới dạng bảng hoặc biểu đồ, dù là

dạng nào thì tư duy mới là quan trọng nhất

Trang 7

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG

2.1 Thông tin chung về khảo sát

2.1.1 Mục đích khảo sát

Tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng số liệu

thống kê của giáo viên tỉnh Nam Định

2.1.2 Nội dung khảo sát

- Nhận thức giáo viên Nam Định về tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí

- Hiện trạng về việc khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí

gồm tần suất, thói quen… và một số nguyên nhân

- Câu 1: Thầy cô giảng dạy ở vùng nào?

- Câu 2: Thầy cô có thường xuyên sử dụng số liệu thống kê THẾ GIỚI trong

+ Rất cần thiết, có tính ứng dụng cao, rèn kĩ năng tốt

+ Bình thường, có hoặc không có cũng không sao

+ Không cần thiết, có thể dùng các phương tiện khác

- Câu 4: Khó khăn của các thầy cô khi khai thác và sử dụng số liệu thống kê

THẾ GIỚI trong dạy học là gì?

Trang 8

+ Không có nhiều thời gian để tìm số liệu

+ Không biết nguồn để tìm số liệu

+ Không thông thạo tiếng Anh để tìm số liệu

+ Năng lực HS hạn chế, áp dụng không hiệu quả

+ Khác

- Câu 5: Thầy cô mong muốn điều gì nếu được hướng dẫn khai thác số liệu

thống kê từ nhiều nguồn?

+ Tặng hệ thống bảng thống kê

+ Được hướng dẫn chi tiết bằng văn bản

+ Được hướng dẫn bằng video

+ Có thể liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn

2.2 Phân tích kết quả khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 93/400 giáo viên toàn tỉnh bao gồm THCS và THPT năm học 2022 – 2023, có chú ý đến điều kiện dạy học chia theo địa bàn thành

phố, nông thôn Kết quả chi tiết dược thể hiện ở link Bảng khảo sát về thực trạng sử

dụng số liệu thống kê trong dạy học ĐL.xlsx

Bảng 2.1: Phân bố đối tượng khảo sát theo vùng miền

dụng số liệu thống kê trong dạy học Ta có thể loại bỏ nguyên nhân này trong nghiên

cứu và sẽ xét đến các nguyên nhân khác để đưa ra giải pháp hợp lí Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật và sự kết nối đã lan

Trang 9

tới mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội

học tập chưa từng có

Bảng 2.3: Quan điểm, nhận thức về vai trò của việc sử dụng

số liệu thống kê trong Địa lí Quan điểm về tầm quan trọng Tổng số Tỉ lệ phần trăm

Bảng 2.4: Nguyên nhân của việc hạn chế sử dụng số liệu thống kê

nước ngoài trong dạy học Địa lí

Qua bảng 2.3 và 2.4, đại đa số giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc

sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí, chiếm 98% tổng số giáo viên được

hỏi Tuy vậy, việc sử dụng ở mức độ thường xuyên chỉ chiếm hơn 50%, tức là giáo viên chưa có động lực để thay đổi chính mình Gần 50% giáo viên chỉ sử dụng các

bảng số liệu có sẵn trong sách cho thấy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên đối với

việc tìm tòi, khai thác số liệu thống kê để tạo hứng thú cho học sinh và tăng hiệu quả

dạy học là rất yếu Nguyên nhân của sự việc này được giáo viên tự nhận định là

“không có thời gian tìm số liệu”, “không thông thạo tiếng Anh” và “không biết nguồn” Trên thực tế, lí do “không thông thạo tiếng Anh” và “không biết nguồn” được quy về một nguyên nhân là “hạn chế tự thân”, còn lí do “không có thời gian tìm số liệu” chỉ là cái cớ, nguyên nhân này mâu thuẫn với việc nhận thức vai trò quan trọng của số liệu thống kê “Không có thời gian” thực ra là “không được ưu tiên”, đằng sau đó có thể là sức ép từ giấy tờ sổ sách của giáo viên, áp lực thi cử và thành tích nên cần chạy số lượng bài học và đề ôn tập, các công việc khác để kiếm thêm thu nhập…

Trang 10

Bảng 2.5: Đề xuất của giáo viên để cải thiện và tăng hiệu quả sử dụng

số liệu thống kê nước ngoài trong dạy học Địa lí

Hướng dẫn cách lấy số liệu thống kê chi

Bảng 2.5 là các lựa chọn của giáo viên về giải pháp để cải thiện và tăng hiệu

quả sử dụng số liệu thống kê nước ngoài trong dạy học Địa lí Từ bảng trên có thể

chỉ ra nhiều điều, không hoàn toàn là giải pháp để mong muốn cải thiện thực trạng

sử dụng số liệu thống kê trong nhà trường:

- Gần 50% số lượng giáo viên được khảo sát chọn giải pháp “được tặng hệ

thống bảng thống kê” thể hiện sự “ăn sẵn”, “lười biếng” đã trở thành thói quen của nhiều giáo viên cả ở THCS và THPT Đây cũng là thực trạng chung trong các nhà trường, khi giáo viên có quá nhiều mối lo và có nhiều cản trở để có thể tâm huyết

với nghề Mặt trái của mạng Internet và việc chia sẻ thông tin được thể hiện rõ ở đây, khi các sản phẩm tri thức có thể “mua bán”, “đặt hàng” hoặc chia sẻ miễn phí trong cộng đồng giáo viên Điều này đã làm giáo viên – những lao động có trình độ, được đào tạo bài bản bị thui chột đi rất nhiều năng lực và sở trường Xét ở mặt tích

cực, việc xây dựng kho tư liệu trong mỗi tập thể giáo viên giúp hỗ trợ nhau để nâng cao hiệu quả trong dạy học, lại tiết kiệm thời gian Tuy nhiên cần nghiên cứu ở khía

cạnh “giáo viên đã làm gì với kho tư liệu đó?” – Người chia sẻ có thực sự chia sẻ

sản phẩm tốt? – Người được nhận chia sẻ có thực sự đánh giá được chất lượng sản

phẩm chia sẻ? – Người được chia sẻ có biết sử dụng linh hoạt sản phẩm chia sẻ nhằm

phục vụ cho mục tiêu dạy học phù hợp với bản thân và học sinh? Vì vậy, đối với

những giáo viên tâm huyết và cầu thị sẽ luôn tìm ra cho mình những sự đặc sắc, khác

biệt Mặc dù không hoàn toàn đồng tình lắm với giải pháp này nhưng tác giả cũng xin có một hệ thống bảng số liệu đại diện cho từng chương của sách để các thầy cô

có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình dạy học của mình

- “Hướng dẫn cách lấy số liệu thống kê chi tiết bằng văn bản” và “Được hướng

dẫn bằng video” thực ra chỉ là một dạng giải pháp khác với giải pháp số 1, thể hiện

mức độ cầu thị và chủ động của giáo viên Số lượng giáo viên khảo sát chọn phương

án này chiếm gần 50% và “thật may” là nhiều hơn giải pháp trên một chút Giống

Trang 11

như quá trình tự học ở học sinh, việc được hướng dẫn và tự làm mới nhớ sâu, nhớ lâu và bền vững, mới là cơ sở cho sự sáng tạo và đột phá Việc hướng dẫn bằng video có khác biệt hơn một chút so với bằng văn bản là có thể cụ thể hơn, tuy nhiên,

do hạn chế về sự tiếp cận nên chúng tôi sử dụng việc cap màn hình để thầy cô dễ hình dung và thuận lợi hơn khi thực hiện Nhóm tác giả hi vọng rằng với những thầy

cô có ít thời gian hoặc hạn chế về tiếng Anh, về nguồn số liệu thì giải pháp của chúng tôi sẽ hỗ trợ được các thầy cô giải quyết những khó khăn trên

Tiểu kết: Như vậy, thông qua việc phân tích các kết quả khảo sát, có thể thấy

rằng khó khăn chính của việc sử dụng số liệu thống kê, số liệu thống kê nước ngoài trong dạy học Địa lí xuất phát từ bản thân giáo viên Có nhiều giải pháp cho vấn đề này nhưng trước hết giáo viên cần có sự thay đổi, đặc biệt là quá trình tự học Giải pháp hướng dẫn khai thác số liệu thống kê nước ngoài của nhóm tác giả chủ yếu

nhằm giải quyết khó khăn “không biết nguồn số liệu” và “không thông thạo tiếng Anh”, đồng thời cũng sẽ phần nào giải quyết được khó khăn “không có nhiều thời gian” bởi các tác giả hi vọng với những hướng dẫn này sẽ giúp các thầy cô giảm bớt

thời gian tự mày mò và xử lí thông tin

Trang 12

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ

TỪ NGUỒN TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Có nhiều trang web nước ngoài có thể khai thác số liệu thống kê Trong phạm

vi sáng kiến kinh nghiệm này, nhóm tác giả xin hướng dẫn cụ thể cách khai thác số

liệu từ Ngân hàng thế giới World Bank, FAO và UNWTO là 3 trang web có nguồn

số liệu phong phú và dồi dào, phục vụ nhiều nhất cho môn Địa lí

3.1 World bank data

Bước 1: Vào trang chủ của World Bank https://databank.worldbank.org/home,

chọn DataBank

Bước 2: Chọn nội dung cần lấy số liệu ở bên phải

Trang 13

- Để khai thác số liệu chung của thế giới, các nhóm nước, quốc gia, khu vực thì

chọn phần “Indicator”

- Để khai thác số liệu của riêng một quốc gia thì chọn “Countries”

- Để tìm thêm nhiều nguồn dữ liệu khác thì chọn “View more indicator”

Trang 14

Giao diện của trang web sẽ hiện ra như hình dưới

Bước 3: Chọn các trường nội dung ở bên trái để tìm số liệu

- Database: nguồn thống kê số liệu

Trang 15

- Country: Quốc gia hoặc khu vực cần khai thác số liệu

- Series: Loại số liệu cần khai thác

Trang 16

- Time: thời gian cần sử dụng số liệu

Sau khi chọn xong các trường thông tin thì ấn vào “Aplly changes”

Trang 17

Chúng ta sẽ được bảng số liệu theo các trường nội dung mình đã chọn

Bước 4: Muốn tải bảng số liệu về chúng ta chọn “Download option”, chọn

“Excel”

Trang 18

Trong bảng này có đầy đủ các thông tin liên quan đến số liệu, thời gian cập

nhật, nguồn dữ liệu

Trường hợp chúng ta muốn khai thác biểu đồ hoặc bản đồ từ số liệu thống kê

vừa lựa chọn, chúng ta chỉ cần ấn chọn vào “Chart” hoặc “Map”

Trang 19

Lưu ý, nếu chọn “Map” thì các trường nội dung trước đó chỉ được chọn 1 loại

số liệu và 1 năm

Ví dụ 1: Lấy số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm

Bước 1: Vào trang web, tích chọn “GDP growth (annual %)”

Bước 2: Mục Database để mặc định là “World Development indicators”

Bước 3: Mục Country, nếu muốn chọn tất cả các quốc gia, khu vực thì tích vào

kí hiệu ; nếu muốn bỏ lựa chọn thì tích vào dấu X; nếu muốn tìm quốc gia/ khu

vực để tích thì đánh tên tiếng Anh vào ô tìm kiếm; hoặc có thể lọc các nhóm quốc gia/ khu vực bằng kí hiệu hình phễu bên phải ô tìm kiếm

Trang 20

Bước 4: Thực hành tương tự với mục Series và Time

Trang 21

Bước 5: Sau khi chọn xong tất cả các mục, ấn chọn “Aplly changes”, các thầy

cô sẽ được bảng số liệu như mong muốn; chỉ cần ấn chọn vào “Dowload options”,

chọn “Excel”

Nếu muốn tải về biểu đồ thì ấn chọn “Chart” và tải về

Ví dụ 2: Lấy số liệu chuyên đề của 1 quốc gia/ khu vực

Bước 1: Chọn “Countries”, sẽ hiện ra mặc định 1 số quốc gia Nếu muốn lấy thêm các quốc gia khác thì chọn “View more countries” Trong sáng kiến này, tác

giả xin lấy ví dụ về Việt Nam

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN