1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN địa lý THPT

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng số liệu thống kê trong dạy và học Địa lí THPT
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường Phổ Thông Chưa Được Ghi Rõ
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản Không rõ năm
Thành phố Không rõ thành phố
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 762,88 KB

Cấu trúc

  • Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ (3)
    • 1- Lý do chọn đề tài (3)
    • 2- Lý luận chung (4)
    • 3. Thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường chúng tôi đang giảng dạy (5)
    • 4- Mục đích (5)
  • Phần II: NỘI DUNG (7)
    • 1- Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê (7)
    • 2- Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê (8)
    • 3- Các số liệu riêng biệt trong sách giáo khoa địa lí 12 (8)
    • 4- Các bảng số liệu (12)
    • 5- Các loại biểu đồ (27)
    • 6- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm (33)
  • Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT (33)
    • 1. Về phía nhà trường (34)
    • 2. Về phía sở GD&ĐT (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc "Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí 12 nói riêng là rấ

NỘI DUNG

Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê

Để khai thác số liệu thống kê có hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: a) Xác định mục đích phân tích số liệu: Để tiến hành phân tích số liệu thống kê thì người giáo viên cần phải xác định rõ mục đích phân tích, thống kê nhằm đạt được những nội dung gì

Khi phân tích số liệu thống kê ta có thể phân tích một hiện tượng nào đó từ mọi mặt hoặc có thể một khía cạnh nào đó của hiện tượng, điều này hoàn toàn do mục đích phân tích quyết định

Trong thực tiễn của công tác phân tích số liệu, nếu không xác định được mục đích phân tích thì về căn bản sẽ không sử dụng hết giá trị của số liệu Nên khi phân tích số liệu, số liệu thống kê phần quan trọng nhất là phải xác định được mục đích, yêu cầu và nội dung của việc phân tích và sử dụng như thế nào trong bài giảng, về truyền thu kiến thức hay rèn luyện kỹ năng địa lí b) Đánh giá các số liệu thống kê:

Qua phân tích mục đích đã được xác định trên, khi tiến hành phân tích số liệu thống kê trong địa lí, giáo viên cần lưu ý việc sử dụng nguồn tài liệu: Nên sử dụng tài liệu chính là SGK là chính (các số liệu ở sách giáo khoa được các tác giả biên soạn chọn lọc theo các nội dung) Nhưng do số liệu kinh tế - xã hội thay đổi thường xuyên, các số liệu ở SGK nhiều lúc không phù hợp với các vấn đề, cần thu thập thêm các nguồn số liệu khác bổ sung Giáo viên cần lưu ý việc các tài liệu đó có phù hợp với nội dung, vấn đề của bài học hay không? Nếu dùng số liệu không phù hợp, không đáng tin cậy thì kết luận không đúng, sai lầm về các vấn đề đưa ra

Vậy việc đánh giá số liệu thống kê như thế nào? Vấn đề này cần chú ý trong quá trình thu thập số liệu và trong việc xử lý, tính toán số liệu cũng như xác định nguồn gốc, xuất xứ của số liệu đó c) Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu, sử dụng một phép toán đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết:

Sau khi tiến hành chọn lọc các số liệu cần phải so sánh, đối chiếu để hiểu được số liệu, để rút ra kết luận cần thiết

+ Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng các đồ thị, biểu đồ thống kê, xây dựng các số liệu biểu đồ - bản đồ, số liệu thống kê được thể hiện bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật (máy tính), …): Đối với số liệu thống kê được sử dụng trong bài giảng nhằm minh hoạ và nêu bật được ý nghĩa của kiến thức địa lí Ngoài ra còn có tác dụng cụ thể, các khái niệm, rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng địa lí

Trong dạy Địa lí kinh tế - xã hội để có hiệu quả, gây hứng thú học tập và giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc, gây tính thẩm mĩ trong quá trình học tập là không thể thiếu trong việc thể hiện các số liệu thống kê bằng hình thức như: Biểu đồ, bản đồ,…

+ Nêu kết luận và giá trị của nó đối với việc thực hiện nội dung bài giảng (truyền thụ kiến thức hay rèn luyện kỹ năng):

Trong quá trình khai thác số liệu thống kê, bước quan trọng cuối cùng là kết luận một cách rõ ràng, tỉ mỉ, khoa học Đây là vấn đề phân tích số liệu thống kê cần đạt tới Nhất là những dạng số liệu thống kê về tình hình kinh tế hay xã hội của một nước, một vùng miền nên trong quá trình rút ra kết luận, giáo viên cần lưu ý để rút ra những kết luận cần thiết, ngắn gọn, khoa học, … Góp phần bỗ trợ kiến thức cho bài giảng thêm sinh động, gắn liền với thực tế.

Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê

a) Thu thập số liệu thống kê b) Xử lý số liệu thống kê c) Phân loại số liệu thống kê d) Phân tích số liệu thống kê

* Các số liệu trong chương trình Địa lí 12 thường được biểu hiện dưới các dạng sau:

- Các số liệu riêng biệt

- Số liệu ở các biểu đồ, lược đồ.

Các số liệu riêng biệt trong sách giáo khoa địa lí 12

Các số liệu riêng biệt trong SGK Địa lí 12 chiếm một tỷ lệ rất lớn, chúng được phân bố rải rác từng phần, từng nội dung, từng bài cụ thể

Với đặc trưng của chương trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam nên các số liệu đưa ra được xử lý khá kĩ cũng như tinh lọc từng vấn đề ở các nội dung để học sinh dễ ghi nhớ, dễ nắm bắt và so sánh với nhau

Khi đưa ra các con số, giáo viên nêu đặt câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, để học sinh tìm ra các mối quan hệ cần thiết

Phần lớn trong đề tài này tôi chủ yếu sử dụng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 12 đề hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác số liệu

Trong quá trình sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các số liệu thống kê cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau: a) Biết đọc được nội dung các loại số liệu:

Số liệu đó thể hiện nội dung gì? Có tác dụng gì với phần kênh chữ của sách giáo khoa? Thể hiện ở dạng nào? Thô (%) hay dạng số liệu tinh (triệu người, tấn, km 2 , tỉ USD … ) ?

Ví dụ 1: Bài 16, trang 67 "Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc" Dân số Việt Nam năm 2006: 84.516 nghìn người ,năm 2020: 97582,7 nghìn người

((Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

 Việt Nam là một nước đông dân trên thế giới

Ví dụ 2: Bài 22, trang 93 "sản xuất lương thực"

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 6,04 triệu ha (1990); 7,5 triệu ha (2002), sau đó giảm nhẹ còn 7,3 triệu ha (2005)

- Năng suất Lúa tăng mạnh Hiện nay năng suất Lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm

(năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng Lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn (năm 1980), lên 19,2 triệu tấn (năm 1990) và hiện nay đạt trên 43 triệu tấn

“ diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2018”

Diện tích (nghìn ha) 7666,3 7445,3 7324,8 7489,4 7571,8 Sản lượng (nghìn tấn) 32493,0 36148,2 35818,3 39993,4 43992,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

 Qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy tình hình sản xuất lương thực của nước ta phát triển mạnh

 Từ đây học sinh sẽ thấy được: Để có được những thành tựu này đó là do chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực nói riêng của Nhà nước và nhân dân ta b) Biết làm tròn số liệu :

Do tính chất và nhiệm vụ của bộ môn và chương trình Địa lí kinh tế - xã hội ở phổ thông, những số liệu đó với mục đích là làm dẫn chứng, không yêu cầu học sinh phải nhớ, song có những số liệu yêu cầu phải nhớ, tuy không nhiều đó là những số liệu cơ bản đã được chọn lọc Đối với các con số phức tạp khi không cần yêu cầu học sinh phải nhớ thật chính xác thì cần phải làm tròn để tránh tình trạng học sinh ghi nhớ một cách máy móc, không hiểu được ý nghĩa của các con số đó nói lên vấn đề gì Đối với chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 12, tuy có điểm chung với chương trình Địa lí kinh tế - xã hội lớp 11 nhưng về mặt số liệu ở sách giáo khoa Địa lí 12 thì có nhiều điểm khác biệt Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên yêu cầu học sinh ghi nhớ một cách máy móc các loại số liệu, cần lựa chọn loại số liệu nào cần ghi nhớ, loại nào nên giảm lược hay làm tròn số liệu một cách khoa học để dễ nhớ nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác của các số liệu

Trong quá trình làm tròn số liệu cần chú ý cách làm tròn như sau :

- Đối với hàng tỉ nên lấy hai số lẻ (2282 triệu thay bằng 2,28 tỉ)

- Đối với hàng triệu nên lấy một số lẻ (17,075 triệu thay bằng 17,1 triệu)

- Đối với hàng nghìn nên lấy một số lẻ đến hàng trăm (38.489 USD thay bằng 38.500 USD)

- Hoặc cũng có một số cách khác, chẳng hạn :

- Diện tích nước ta : 331.212 km 2 thì có thể làm tròn thành trên 331.000 km 2 hoặc hơn 33,1 triệu ha để giúp học sinh dễ nhớ

- Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 97582,7 nghìn người (2020)  làm tròn hơn 97,6 triệu người

- Năng suất Lúa tăng mạnh Năm 2018 năng suất Lúa đạt khoảng 58,1 tạ/ha (năm

1980 mới đạt 21 tạ/ha, năm 1990 là 31,8 tạ/ha)  Phần này vừa cho học sinh so sánh giữa các năm với nhau để học sinh dễ nhớ nên có thể lược bỏ năm 1980 và làm tròn số liệu năm 2018 là hơn 58 tạ/ha

10 c) Biết cách so sánh giữa các con số với nhau :

Trong quá trình so sánh các số liệu với nhau cần phải là những số liệu cùng loại với nhau, có thể là khác thời gian nhau

Thông qua so sánh giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực của các số liệu đó nói lên điều gì về một vấn đề của ngành kinh tế (Nông nghiệp, công nghiệp, …

), một sản phẩm (Cà phê, Cao su, Lúa, … ) hay một vấn đề lớn của một vùng ở nước ta (Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng hay Đồng Bằng Sông Cửu Long), cả nước và giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới

Ví dụ 1: "Năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong Nông nghiệp (chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên), trung bình hơn 0,1 ha trên đầu người Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng, ở Đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi hoang hoá nặng" - SGK Địa lí

- Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân thông qua gợi mở của giáo viên để rút ra được kết luận sau:

 Diện tích đất có rừng (12,7 triệu ha) của nước ta còn ít so với một nước có diện tích là đồi núi (75%) và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ

 Với 9,4 triệu ha đất Nông nghiệp là quá ít cho một nước có số dân hoạt động sản xuất Nông nghiệp đông (57,3%), bình quân đất Nông nghiệp trên đầu người cũng rất thấp

 Từ những so sánh trên, giáo viên cần cho học sinh thấy được trước thực trạng của nguồn tài nguyên đất của nước ta không chỉ bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, dân số tăng nhanh, khả năng mở rộng rất ít mà hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng nên cần phải có chính sách khai thác, sử dụng đất có hiệu quả về mọi mặt

Ví dụ 2: "Nước ta có khoảng 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Austraylia, … ” - Bài 16 CB Trong giai đoạn hiện nay, với lực lượng dân số đông sinh sống ở nước ngoài đó có những thuận lợi nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhất là thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá?

Các bảng số liệu

Các bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 12 rất nhiều, chủ yếu dạng số liệu về kinh tế - xã hội Với các bảng số liệu được dùng để chứng minh, minh hoạ trong quá trình giải thích các hiện tượng, quy luật kinh tế - xã hội tương tự như cách dùng số liệu riêng biệt đã đề cập ở phần trên Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác có thể cập nhật thêm các số liệu mới

Tuy nhiên, việc sử dụng bảng số liệu có tác dụng lớn hơn cả là khi dùng làm phương tiện hướng dẫn cho học sinh khai thác kiến thức Thông qua các số liệu trong bảng, học sinh có thể vận dụng các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra mối liên hệ, những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, khu vực hoặc sự phát triển của từng ngành cụ thể

Trước khi sử dụng bảng số liệu, giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân loại theo từng vấn đề, nội dung, ví dụ: Các bảng trình bày về cơ cấu (cơ cấu lao động, cơ cấu ngành), về sự phát triển (phát triển dân số, một ngành kinh tế, sản lượng qua các mốc thời gian … ) hoặc về sự phát triển kinh tế chung của một nước, một vùng (gồm các ngành sản xuất và các hoạt động cụ kinh tế)

Nói chung, các bảng số liệu thống kê được sử dụng rộng rãi, có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Địa lí kinh tế - xã hội của giáo viên và học tập của học sinh Tất cả các chương, bài của chương trình Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng đều sử dụng bảng số liệu Để khai thác có hiệu quả thì học sinh phải có một số kỹ năng, các kỹ năng này học sinh được rèn luyện từ chương trình lớp dưới, đến đây giáo viên cần hoàn thiện cho học sinh Tuy nhiên, không phải bất kỳ một học sinh nào cũng có kỹ năng phân tích, xử lý và khai thác bảng số liệu tốt mà đa số kỹ năng này học sinh xem thường hoặc hoàn thiện chưa tốt nên giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau: a) Hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu trong sách giáo khoa địa lí 12

* Đọc tên bảng số liệu

* Chú ý xem con số trong bảng được biểu thị theo đơn vị nào ? Tài liệu đưa ra năm nào ?

* Đọc nhanh đề hàng dọc (cột), hàng ngang (dòng)

* Đối chiếu số liệu theo cột và dòng

* Đưa ra nhận xét về các đặc điểm, hiện tượng được biểu thị qua số liệu

* Xử lý số liệu để thể hiện qua các dạng khác như vẽ biểu đồ, …

“Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

- Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc tên bảng số liệu : “Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010 - 2019

- Số liệu được biểu thị dưới dạng thô, tương đối hay %

- Hàng : Diện tích gieo trồng từng loại cây công nghiệp lâu năm qua các năm

- Cột : Diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp lâu năm trong từng năm

- Đối chiếu số liệu theo cột và dòng

Qua bảng trên hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi diện tích gieo trồng, tốc độ tăng trưởng một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010 - 2019

 Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh theo các năm để thấy được sự thay đổi trên Cụ thể :

- Nhận xét từng năm diện tích của 3 loại cây

+ Năm 2010 diện tích cây cao su lớn nhất 748,7 nghìn ha, thứ hai đến cây cà phê 554,7 nghìn ha , cây chè có diện tích nhỏ nhất 129,9 nghìn ha

+ Tương tự năm 2013, 2015, 2017, 2019 HS nhận xét

- Nhận xét sự thay đổi diện tích của từng loại cây giai đoạn 2010 – 2019

+ Cây chè diện tích có sự biến động và giảm 6,6 nghìn ha

+ Cây cà phê có diện tích tăng 129,1 nghìn ha

+ Cây cao su có diện tích tăng nhanh nhất 173,3 nghìn ha

- Từ bảng số liệu trên nhận xét tốc độ tăng một số cây công nghiệp lâu năm

+ Cây chè có tốc độ tăng trưởng giảm 5,1%

+ Cây cà phê và cây cao su có tốc độ tăng trưởng khá nhanh lần lượt là 23,3% và 23,1%

- Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam thay đổi giai đoạn 2010 - 2019 b) Các bước đọc bảng số liệu trong sách giáo khoa địa lí 12

Khi nêu lên các bước đọc bảng số liệu, giáo viên nên lưu ý học sinh sử dụng không phải là một mà là một vài số liệu

* Trong một số trường hợp thì cần đọc và đối chiếu các số liệu theo cột dọc

Ví dụ 1 : Bảng 22.2 : "Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 - 2005" trang 74, bài 17 Đơn vị : %

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,5 57,3 Công nghiệp – Xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2

Qua bảng trên hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta

 Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh theo các năm để thấy được sự thay đổi trên Cụ thể :

- Năm 2000 lao động có việc làm trong KVI vẫn chiếm tỷ lệ cao : 65,1%, trong khi đó KVII chiếm tỷ lệ thấp nhất : 13,1%

- Năm 2003, tuy có sự thay đổi nhưng tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực I vẫn chiếm tỷ lệ cao : 60,3%, KVII và KVIII đang có xu hướng tăng lên

- Năm 2005, sự thay đổi thể hiện rất rõ rệt, lao động có việc làm trong KVI đã giảm mạnh so với năm 2000 vẫn chiếm tỷ lệ khá cao : 57,3%, trong khi đó KVII tăng lên 18,2% và KVIII tăng lên 24,5%

Ví dụ 2 : Bảng 24.1 CB : "Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua một số năm"

Năm Sản lượng và giá trị thuỷ sản

Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994) 8.135 13.524 21.777 38.726,9

Hướng dẫn học sinh so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua một số năm của nước ta, trong quá trình so sánh cần lưu ý học sinh về đơn vị của sản lượng (nghìn tấn) và giá trị sản xuất (tỉ đồng - giá so sánh 1994) Cụ thể :

+ Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng nuôi trồng tới 566,4 nghìn tấn

+ Giá trị sản xuất trong lĩnh vực khia thác cũng cao hơn rất nhiều so với nuôi trồng tới 2983 tỉ đồng

+ Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng nuôi trồng tới 509,9 nghìn tấn

+ Giá trị sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng cao hơn so với khai thác tới 7.082,9 tỉ đồng

 Như vậy từ năm 1990 đến năm 2005 sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta có nhiều thay đổi

- Hầu hết đều tăng nhưng sản lượng nuôi trồng tăng mạnh nhất, chiếm 43% - Năm 2005 so với 19% - Năm 1990

- Sự thay đổi mạnh nhất là giá trị sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng từ 32% năm 1990 lên 60% năm 2005

 Thông qua đây giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò ngày càng lớn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản Trong ngành thuỷ sản thì nuôi trồng ngày càng được chú ý phát triển, nhiều loại thuỷ sản trở thành đối tượng nuôi trồng, trong đó quan trọng như tôm - nghề nuôi tôm phát triển mạnh, từ quãng canh sang thâm canh Trên các địa phương có thế mạnh về nuôi tôm thì phát triển mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật là các tỉnh ven biển Ngoài ra hiện nay nước ta đã đưa vào nuôi trồng nhiều loại thuỷ, hải sản có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước khác nhau như : Tôm thẻ chân trắng, Cá chim trắng hay cá hồi (nuôi ở Đà Lạt, SaPa) và các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như : Ngọc trai, Tôm hùm, Sò huyết, Cá mú, Rong biển, Hình thức nuôi trồng thuỷ sản cũng rất đa dạng, Từ nhỏ lẻ theo hộ gia đình kết hợp trồng Lúa và nuôi cá, tôm đến hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật cao,

 Qua phần so sánh này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ với tình hình ngành thuỷ sản ở địa phương

Ví dụ 3 : Bảng 29.2 CB : "Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo lãnh thổ" Đơn vị : %

Vùng 1996 2005 Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7

Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6

Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7

Tây Nguyên 1,3 0,7 Đông Nam Bộ 49,6 55,6 Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8

Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta

Tiếp tục hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo cột (cơ cấu), sau đó nhận xét theo hàng Cụ thể:

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng:

+ Năm 1996: Chiếm tỉ trọng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ: 49,6% và đồng bằng sông Hồng: 17,1%; các vùng còn lại chiếm 33,3%; trong đó thấp nhất là vùng Tây Nguyên: 1,3%

+ Năm 2005: Vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước với 55,6% và đồng bằng sông Hồng: 19,7%; các vùng còn lại chiếm 24,7%; trong đó thấp nhất là vùng Tây Nguyên: 0,7% và ngày càng có xu hướng giảm mạnh

 Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng …

 Từ trên đây học sinh thấy được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp của nước ta thể hiện ngày càng rõ, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam tỉ trọng công nghiệp ngày càng tăng mạnh; các vùng khác ngày càng giảm Hai vùng này ngày càng thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào trong tất cả lĩnh vực Trong đó, công nghiệp thu hút mạnh mẽ nhất vì đây là vùng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp

* Trong trường hợp đối chiếu theo hàng ngang:

Ví dụ 1: Bảng 21.1: "Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính" – Bài

Xây dựng Dịch vụ Hộ khác

Qua bảng 21.1 rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta

 Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng để thấy được kinh tế ở khu vực nông thôn đang chuyển dịch rõ nét, cụ thể:

- Nông thôn thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm từ 80,9%

- Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng từ 5,8%

- Dịch vụ chiếm 10,6% (2001) tăng lên 14,8% (2006)

- Thấp nhất là các hộ khác 2,7% (2001) tăng lên 4,2% (2006)

- Có sự chuyển dịch từ tỉ trọng Nông, Lâm, Thuỷ sản sang Công nghiệp - Xây dựng; Dịch vụ và các hộ khác

 Thông qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy kinh tế nông thôn ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá trong sản xuất, chuyển dịch từ nền kinh tế thuần nông sang hoạt động phi công nghiệp, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến Đây là kết quả của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, góp phần Công nghiệp hoá nông thôn ở nước ta

Ví dụ 2: Bài tập 3 : "Sản lượng Cà phê (nhân) và khối lượng xuất khẩu qua một số năm" - Bài 22 CB Đơn vị: Nghìn tấn

Sản lượng Cà phê (nhân) 8,4 12,3 92 218 802,5 752,1 Khối lượng Cà phê xuất khẩu 4,0 9,2 89,6 248,1 733,9 912,7

Phân tích sự phát triển sản lượng Cà phê (nhân) và khối lượng Cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005

 Hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích theo hàng về sản lượng Cà phê và khối lượng Cà phê xuất khẩu:

- Sản lượng Cà phê tăng không liên tục từ 8,4 nghìn tấn (1980) lên 752,1 nghìn tấn (2005)

- Khối lượng Cà phê xuất khẩu tăng liên tục từ 4,0 nghìn tấn (1980) lên 912,7 nghìn tấn (2005)

- Từ năm 1980 đến 1985, sản lượng Cà phê tăng khoảng 1,5 lần

- Từ năm 1985 đến 1990, sản lượng Cà phê tăng khoảng 7,5 lần

- Từ năm 1990 đến 1995, sản lượng Cà phê tăng khoảng 2,4 lần

- Từ năm 1995 đến 2000, sản lượng Cà phê tăng khoảng 3,7 lần

- Từ năm 2000 đến 2005, sản lượng Cà phê giảm 50,4 nghìn tấn

- Sản lượng Cà phê tăng đáng kể vào những năm sau của thập kỷ 80 có liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cây Cà phê ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ

 Sau khi so sánh xong, giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh biết để có được những thành quả đó là nhờ vào sự kết hợp của nhiều nhân tố về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội Trong đó thị trường đầu ra của sản phẩm được mở rộng cũng như giá thành tăng cao đã làm cho diện tích Cà phê tăng mạnh  cũng làm cho sản lượng tăng

Các loại biểu đồ

a) Hướng dẫn HS lựa chọn biểu đồ phù hợp

Số liệu trong các biểu đồ, bản đồ, ở SGK Địa lí 12 rất phong phú về số lượng và các loại biểu đồ Biểu đồ là một kênh hình, được chuyển tải từ số liệu nên tên biểu đồ thường đi kèm với số liệu

Các số liệu được thể hiện trong biểu đồ, lược đồ được sử dụng chức năng minh hoạ và làm nguồn tri thức nhưng có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng nguồn tri thức

Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, HS cần làm quen dần với các số liệu từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng tự biết cách khai thác chúng để tìm ra những tri thức mới

Với chức năng minh hoạ, giáo viên có thể sử dụng các số liệu và hình thức biểu hiện của chúng bằng cách vừa giảng vừa minh hoạ để học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học Để khai thác được tri thức, học sinh buộc phải qua một quá trình làm việc tích cực với các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp thì mới tìm ra được ý nghĩa bên trong của chúng như mối liên hệ giữa các hiện tượng cần tìm hiểu

Những dạng biểu đồ sau thường hay xuất hiện nhất trong đề thi THPT Quốc gia

- Biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng)

- Biểu đồ cột (đơn, gộp, chồng)

- Biểu đồ kết hợp (cột – đường)

* Cách nhận dạng các loại biểu đồ

BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI NHẬN BIẾT

Biểu đồ 1 hình tròn Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm

- Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau)

Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau

- Bảng số liệu tương đối (%)

- Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm

Biểu đồ 2, 3 hình - Bảng số liệu tuyệt đối

28 tròn có bán kính khác nhau hoặc chưa qua xử lí

- Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm

- Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu

- Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên

+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối

- Bảng số liệu 4 năm trở lên

+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối

- Bảng số liệu 4 năm trở lên

Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong 1 năm

- Đơn vị có dấu: “ /” (tạ/ha; kg/ người; người/ km 2 )

- Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…

- Bảng số liệu thường có

2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau

Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm;

- Bảng số liệu có dạng tổng số

- Bảng số liệu có thường có nhiều năm

Cột đơn – đường Cột chồng – đường

- Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển

- Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”,

- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;

- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; - - Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường)

* Chọn dạng biểu đồ tròn khi:

- Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”…

- Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số

- Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”,

- Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”…

* Chọn dạng biểu đồ miền khi:

- Trong lời dẫn có từ “cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”…

- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số

* Chọn dạng biểu đồ đường khi:

- Trong lời dẫn có từ “tốc độ tăng trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”…

- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;

- Bảng số liệu thường có nhiều đối tượng với đơn vị có thể khác nhau

- Lưu ý: biểu đồ đường nhưng đơn vị phải %

* Chọn dạng biểu đồ kết hợp khi:

- Trong lời dẫn có từ “tình hình phát triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”,

“sản lượng”, “diện tích”, A và B

- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;

- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường);

Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác

(2 cột – 1đường)…; Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau

- Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên:

+ Sản lượng: (Tấn – nghìn tấn, triệu tấn; tỉ KWh – điện….)

+ Giá trị: (USD - Tỉ USD, nghìn USD; VNĐ - nghìn đồng…

+ Diện tích: (ha – nghìn ha, triệu ha….)

+ Dân số: (người – nghìn người, triệu người….)

* Chọn dạng biểu đồ cột (gộp, chồng) khi :

+ Chọn dạng biểu đồ cột đơn khi: Từ khóa chỉ số lượng cụ thể, được đo bằng đơn vị thực: giá trị, qui mô, diện tích, sản lượng, năng suất, dân số, mật độ dân số, bình quân lương thực, bình quân GDP, thu nhập bình quân

+ Chọn dạng biểu đồ cột gộp (ghép) khi:

- Trong lời dẫn có từ “so sánh”, “ tình hình” “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”

- Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…

- Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau

+ Chọn dạng biểu đồ cột chồng khi:

- Bảng số liệu có dạng tổng: (Thể hiện 2 hoặc nhiều thành phần trong 1 tổng qui mô)

Tổng dân số ( thành thị+ nông thôn; dân số nam + nữ);

Diện tích cây công nghiệp (cây hàng năm + lâu năm);

Diện tích lúa (đông xuân + hè thu + mùa…)

Sản lượng thủy sản (nuôi trồng + khai thác)…

- Bảng số liệu có thường có nhiều năm

- Các đối tượng có cùng một đơn vị

Cho bảng số liệu: “Diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2018”

Năm Tổng số Cây lương thực có hạt

Cây công nghiệp hàng năm

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Miền B Kết hợp C Đường D Tròn

Cho bảng số liệu: “Quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế”

Cơ cấu (%) Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân khu vực kinh tế năm 2000 và 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Tròn B Miền C Kết hợp D Cột

Cho bảng số liệu: “Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2017”

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Cho bảng số liệu: “Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2010 – 2018”

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Tròn B Đường C Kết hợp D Miền

Cho bảng số liệu: “Diện tích gieo trồng và năng suất lúa của nước ta qua các năm”

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Đường B Kết hợp C Tròn D Miền

Cho bảng số liệu: “Sản lượng muối biền và nước mắm của nước ta giai đoạn

Muối biển (nghìn tấn) 975,3 905,6 1 061,0 982,0 854,3 Nước mắm (triệu lít) 257,1 334,4 339,5 372,2 380,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Cột B Kết hợp C Miền D Đường

Cho bảng số liệu: “Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm”

Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9

(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Đường B Miền C Tròn D Kết hợp

Cho bảng số liệu: “Sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta”

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Cột B Đường C Kết hợp D Miền

Cho bảng số liệu: “Diện tích và sản lượng lúa ở một số vùng của nước ta năm

Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 999,7 6 085,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ 631,2 3 590,6

Tây Nguyên 245,4 1 375,6 Đông Nam Bộ 270,5 1 423,0 Đồng bằng sông Cửu Long 4 107,4 24 441,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở một số vùng nước ta năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Miền B Kết hợp C Tròn D Cột

TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tổng số dân và số dân thành thị của nước ta, giai đoạn

1995 – 2019, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?

A Cột B Miền C Tròn D Kết hợp

Tình hình phát triển ngành Bưu chính, viến thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015

Doanh thu Bưu chính và viến thông (tỉ đồng)

Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao)

Cố định Di động Tổng số

2015 366812,0 5900,0 120324,1 126224,1 Để thể hiện tình hình phát triển ngành Bưu chính, viến thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A Biểu đồ đường B Biểu đồ cột chồng – đường

C Biểu đồ kết hợp cột ghép – đường D Biểu đồ cột

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trong quá trình áp dụng và thực hiện SKKN bản thân tôi có ôn thi tốt nghiệp

THPT môn Địa lí và bồi dưỡng HSG dự thi cấp tỉnh và đạt được những kết quả sau:

- Ôn thi tốt nghiệp từ năm 2016 đến 2022

- Bồi dưỡng HSG năm học 2022 – 2023 dự thi cấp tỉnh với 1 giải nhất, 1 giải nhì,

1 giải khuyến khích, đồng đội xếp thứ 7/45 trường công lập trong toàn tỉnh

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN