Triệu chứng lâm sàng tai mũi họng tai mũi họng chuyên khoa lẻ Triệu chứng lâm sàng tai mũi họng tai mũi họng chuyên khoa lẻ Triệu chứng lâm sàng tai mũi họng tai mũi họng chuyên khoa lẻ Triệu chứng lâm sàng tai mũi họng tai mũi họng chuyên khoa lẻ
Trang 1VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH MỦTriệu chứng
Triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính mủ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của cơ thể Ở đây trình bày thể điển hình: viêm tai giữa cấp tính mủ thông thường ở trẻ nhỏ Bệnh diễn biến làm hai giai đoạn.
1 Giai đoạn khởi phát
- Có những triệu chứng của viêm mũi họng như: sốt, ngạt mũi, chảy mũi, ho
- Đau tai: có thể đau nhiều hoặc ít, ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng những dấu hiệu lắc đầu, vật vã, quấy khóc, chỉ nằm nghiêng một bên khi bú hoặc khi ngủ, tình cờ chạm vào tai bị viêm trẻ khóc thét
- Soi tai: màng nhĩ đỏ, sung huyết dọc theo cân xương búa hoặc ở màng chúng.
2 Giai đoạn toàn phát
Thường diễn biến qua hai thời kỳ: thời kỳ ứ mủ và thời kỳ vỡ mủ
- Thời kỳ ứ mủ:
+ Triệu chứng toàn thân:
Sốt cao 39 - 40°C và kéo dài Thể trạng nhiễm trùng: mệt mỏi, khó ngủ, sút cân có thể có co giật hoặc mệt lả Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng rất thường gặp, nhất là ở hài nhi: ta chảy, phân sống hoặc có đầy bụng, nôn trớ
+ Triệu chứng cơ năng:
Đau tại: đau tại dữ dội, ngày càng tăng, đau sâu trong tai, đau theo nhịp mạch đập Đau có thể lan ra sau tai, vùng thái dương hay vùng hàm, cổ Nghe kém: nghe kém rõ rệt, thể truyền âm Kèm theo có thể gặp ù tai hay chóng mặt.
+ Triệu chứng thực thể
Màng nhĩ dày lên, mất bóng, mất các hình ảnh giải phẫu bình thường như tam giác sáng, cán xương búa Lúc đầu có màu đỏ sẫm, sau bệch ra thành màu vàng nhạt, cuối cùng phồng lên (sắp vỡ mủ), có thể
Trang 2phòng toàn bộ màng nhĩ tạo nên hình ảnh mặt kính đồng hồ hoặc chỉ phồng một phần của màng nhĩ tạo nên hình ảnh vú bò
Ân nắp tại và vùng sào bào có phản ứng đau rõ - Thời kỳ vỡ mủ
Có thể do chích rạch màng nhĩ cho thoát mủ hoặc tự vỡ mủ Nếu lỗ thủng màng nhĩ rộng và thủng ở vị trí thấp, việc thoát mủ tốt, các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm đi rõ rệt: thể trạng khá lên, sốt giảm dần và có thể hết hắn, rối loạn tiêu hóa cũng thường giảm ngay Các triệu chứng cơ năng cũng giảm đi rõ rệt: đau tại hết hẳn hoặc dịu dần, đỡ ù tai, hết chóng mặt, có thể còn nghe kém nhẹ Nếu lỗ thủng màng nhĩ nhỏ hoặc lỗ thủng ở cao, việc dẫn lưu mủ khó khăn, các triệu chứng toàn thân và cơ năng nói trên còn tồn tại.
Soi tại: thấy có mủ ở ống tai, lúc đầu mủ loãng, màu vàng chanh, sau thành mủ đặc, màu vàng Lau sạch mủ thấy màng nhĩ có lỗ thủng: nếu mủ tự vỡ, lỗ thủng thường nhỏ, bờ dày Ngược lại, trong các bệnh nhiễm trùng lây (cúm hoặc sởi ) lỗ thủng màng nhĩ thường rộng, có
+ Nghe kém: thể truyền âm.
+ Ù tai: ù tiếng trầm, nhiều khi rất khó chịu Triệu chứng thực thể:
+ Soi tại: màng nhĩ có màu hồng, mạch máu nổi dọc cán xương búa Màng nhĩ sung huyết hoặc màng nhĩ lõm vào (thể hiện cán xương búa nằm ngang hơn bình thường) Có thể thấy có mức nước hay các bọt nước ở phía trong của màng nhĩ.
Trang 3+ Nghiệm pháp Valsalva âm tính.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng: thính lực đồ biểu hiện điếc thể dẫn truyền; nhĩ lượng đồ có những biểu hiện rối loạn chức năng của vòi nhĩ.
VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ NHẦYTriệu chứng
1 Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng toàn thân: không có gì đặc biệt.
Triệu chứng cơ năng rất ít triệu chứng, bệnh nhân thường không đau tai, không chóng mặt, sức nghe có thể bình thường hoặc giảm nhẹ (điếc thể dẫn truyền) Triệu chứng duy nhất là chảy mủ nhày ra tai với
các đặc điểm:
+ Mủ lày nhày, dính, giống như mũi + Màu mủ trong, trắng hay vàng nhạt.
+ Mủ không bao giờ có mùi thối (cũng nên chú ý nếu mủ ứ đọng lâu ở ống tai có thể có mùi hôi)
+ Mủ chảy thường nhiều nhưng chảy thành từng đợt, theo đợt viêm mũi họng.
- Triệu chứng thực thể:
Soi tai thấy lỗ thủng ở phần màng căng, thường nhỏ, hình hạt đậu, bờ đều đặn, đáy nhẵn, không bao giờ chạm đến bờ khung xương
2.Triệu chứng cận lâm sàng
X quang xương chũm: chụp phim Schüller có hình ảnh xương chũm kém thông bào, nhưng không có hình ảnh viêm xương.
Thính lực đồ: điếc thể dẫn truyền mức nhẹ
VIÊM TAI GIỮA MỦ MẠN TÍNH
Triệu chứng các thể lâm sàng
Viêm tai giữa mủ mạn tính có BA thể lâm sàng thường gặp 1 Viêm tai giữa mạn tính mủ thông thường
- Toàn thân: không có gì đặc biệt - Triệu chứng cơ năng:
Trang 4| + Chảy mủ tai là triệu chứng quan trọng nhất, có các đặc điểm chính như sau: mủ thường đặc, cũng có thể loãng nhưng lổn nhổn, có màu vàng hoặc xanh bẩn, có khi lẫn máu, mủ có mùi thối rõ, nêu lau hết mủ ứ đọng ở ống tai, mủ mới chảy trong tai giữa ra cũng có mùi thối, mủ thường chảy liên tục tuy lúc ít, lúc nhiều, trong mủ thường có nhiều loại vi trùng.
+ Nghe kém: thể truyền âm, nghe kém ngày càng nặng + Đau tai: ít thấy.
+ Ù tai, chóng mặt: có thể gặp ở mức độ nhẹ
- Triệu chứng thực thể:
Soi tai: lỗ thủng màng nhĩ thường khá rộng, bờ lởm chởm không đều, giáp vào khun nhĩ làm lộ xương, đáy lỗ thủng thường lùi sùi, không nhẵn, có chỗ lộ xương, có thể thủng to bộ màng nhĩ, có thể thấy polyp 2 Viêm tai giữa mạn tính thể có cholesteatoma
dương hoặc Viêm tai giữa mạn tính thường đi đôi với cholesteatoma ở xươn xương chũm Cholesteatoma là bọc u mềm, lớp vỏ bọc bên
ngoài có mầu trắng óng ánh như xà cừ, là một lớp biểu mô lát, dính sát vào tổ chức liên kết mỏng, có tính há hủy xương rất mạnh do tiết ra các enzym phân giải protein Bên trong chứa các tế bào biểu mô lẫn chất mỡ và cholesterin Ngày nay, giải thích sự xuất hiện của
cholesteatoma trong xương còn có những giả thuyết khác nhau.
Cholesteatoma ở tại thường thuộc loại ướt và có đặc điểm là rất thối, khi hòa vào nước thì tan ra thành những mảnh nhỏ nổi óng ánh trên mặt nước như vảy xà cừ.
Viêm tai giữa mạn tính thể có cholesteatoma hay gây ra những đợt hội viêm với những biến chứng nguy
3 Viêm tai giữa mạn tính đợt hồi viêm
Trên cơ sở của viêm tai giữa mạn tính, xuất hiện những dấu hiệu của một đợt hồi viêm cấp tính và đe dọa có các biến chứng.
- Triệu chứng toàn thân:
Bệnh nhân đột nhiên sốt cao, kéo dài, thể trạng mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt
- Triệu chứng cơ năng:
Trang 5+ Đau tai tăng lên dữ dội, đau buốt, tức, rất khó chịu, đau lan ra vùng thái dương
+ Nhức đầu: nhức nửa đầu hoặc vùng thái dương bên tai bệnh + Nghe kém tăng lên rõ rệt
+ Có thể có ù tai, chóng mặt - Triệu chứng thực thể:
+ Chảy mủ tại nhiều hơn lên, mủ đặc, mùi thối khẳn, nhưng cũng có khi mủ chảy ít đi hay ngừng chảy do bị bít tắc.
+ Da vùng xương chũm sưng nề, tấy đỏ
+ Khi ấn tay vào các điểm đau của xương chũm có phản ứng đau rõ rệt.
+ Soi tại: lỗ thủng màng nhĩ rông, bờ sát xương, đáy sùi bẩn, có thể thấy những mảnh cholesteatoma Thường thấy dấu hiệu điển hình: sụp thành sau trên ống tai do da vùng đó bị nề, bong ra, sa xuống làm che lấp một phần của màng nhĩ.
+ Trên cơ sở của đợt hội viêm này có thể dẫn tới các thể xuất ngoại 3.6 Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp phim Schüller: hình ảnh xương chũm mất thông bào, xưởng đặc ngà, ổ tiêu xương, trong xương chũm có những đám mờ bờ đa vòng, bên trong lởn vởn như những đám mây nếu có cholesteatoma Chụp phim CT Scanner thấy tổn thương chi tiết.
- Thính lực đồ: điếc thể dẫn truyền, khoảng cách giữa đường khí và đường xương trên 30 dB nếu có kèm tiêu hủy xương con.
VIÊM AMIDAN CẤP TÍNH
TRIỆU CHỨNG
1 Viêm amidan cấp tính
Thực chất đây là một viêm họng khu trú thường gặp ở trẻ em, là viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở lứa tuổi từ 3 - 4 tuổi trở lên, do vi trùng hoặc virus gây nên.
Trang 6 Triệu chứng toàn thân:
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét run, rồi sốt cao 38 - 39oC, có 1 mệt mỏi, chán ăn Nước tiểu ít và sẫm màu, đại tiện thường táo.
Triệu chứng cơ năng:
+ Cảm giác khô, rát, nóng trong họng nhất là hai bên thành hong , | trí
của amiđan, sau đó đau họng, đau ngày càng tăng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi họ Thở khò khè, đêm ngủ hay ngáy to, nói giọng mũi kín.
+ Trẻ nhỏ thường có kèm theo các triệu chứng của viêm V.A và viêm mũi ngạt mũi chảy mũi
+ Viêm nhiễm có thể lan xuống dưới gây viêm thanh quản, khí quản hoặc phế quản ho khàn tiếng
Triệu chứng thực thể:
+ Khám họng: lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ, hai amiđan khâu cái sưng to khi gần sát đường giữa một số tổ chức bạch huyết ở thành sau họng to và đỏ, đó là thể amiđan ban đỏ, thường do virus gây nên Có khi có châm mủ trắng trên bề mặt amiđan dÀ dân thành màng mủ, không lan đến các trụ, không dính chắc vào amiđan, dê bóc tách kh: bóc tách không chảy máu, để lộ niêm mạc amiđan đỏ, thường do liên cầu khuẩn hoặc tu bổ, khuẩn gây nên, thể này cần phân biệt với giả mạc bạch hầu
3.2 Viêm amiđan mạn tính - Triệu chứng toàn thân:
Triệu chứng nghèo nàn, có khi không có triệu chứng gì, có khi toàn tran cảm giác ngấy sốt về chiều Nhưng trong những đợt viêm cấp tính (đợt hồi hiện như viêm amidan cấp tính.
- Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng cơ năng thay đổi tùy thuộc từng người bệnh, không có biểu hiện cụ thể nào
+ Cảm giác vướng ở họng, nuốt vướng, có khi thở khò khè, đêm ngủ ngáy to (trong những thể amiđan quá phát).
+ Cảm giác nhứa rát trong họng, nhất là khi phải nói nhiều Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc amiđan.
Trang 7+ Ho khan từng cơn nhất là buổi sáng.
+ Giọng nói mất âm sắc hoặc thỉnh thoảng hơi khàn nhẹ - Triệu chứng thực thể:
+ Thế quá phát thường gặp ở thanh - thiếu niên: hai amiđan to, vượt qua trụ trước và trụ sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa Niêm mạc bóng, đỏ nhẹ, có nhiều hoc, có khi ứ đọng mủ và tổ chức bã đậu nhất là ở cực trên, trụ dày và đỏ.
-Thể xơ teo thường gặp ở người lớn: kích thước amiđan nhỏ, bề mặt không nhăn, gồ ghề lỗ chỗ, có nhiều dải xơ trắng, màu đỏ sẫm, mật độ chắc, ân vào amiđan có thể phòi ra mủ mùi hôi Trụ trước và trụ sau dày, đỏ sẫm
VIÊM HỌNG3 TRIỆU CHỨNG
3.1 Viêm họng cấp tính
- Triệu chứng toàn thân: Sốt vừa hoặc sốt cao, rét run hoặc gai rét, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi:
- Triệu chứng cơ năng:
+Lúc đầu có cảm giác khô, nóng trong họng, dần dần thành đau rát họng, đau giữa họng, nhất là khi ho.
+Thường có kèm theo tắc mũi, chảy mũi nhày trong do viêm mũi caP: + Có thể ho từng cơn, có ít đờm nhày, giọng nói khàn nhẹ do viêm nhiễm tiến triển dần xuống dưới |
- Triệu chứng thực thể:
+ Niêm mạc và tổ chức bạch huyết thành sau họng đỏ, mọng, cường huyết Có thể kèm theo hai amiđan sưng to, đỏ, có màng mủ phủ trên mặt amiđan.
+ Hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
Trang 8+ Nếu kèm theo viêm mũi: niêm mạc mũi sung huyết đỏ, cuốn dưới to, xuất tiết nhày trong hốc mũi Ở trẻ em, màng nhĩ có thể sung huyết, hơi lõm vào.
- Những yếu tố nghĩ tới viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: + Khởi phát rầm rộ: sốt cao 39 - 40°C, rét run hay ớn lạnh, mệt mỏi rõ + Bao giờ cũng có sưng hạch góc hàm hai bên
+ Đặc biệt không kèm theo các triệu chứng về mũi, thanh quản - Khám họng: niêm mạc họng đỏ, có châm ban đỏ sâm, đặc biệt là lưỡi gà sưng to, trên mặt amiđan hoặc cả thành sau họng có các bựa trắng nhợt, không dính , dàng, dưới bựa trắng không có loét.
- Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm công thức máu: tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
+ Định lượng ASLO tăng chậm và không liên tục
+ Lấy dịch ở họng nuôi cấy và phân lập vi khuẩn để xác định nguyên nhân và
3.2 Viêm họng mạn tính
- Triệu chứng toàn thân: Thường không có gì đặc biệt, nhưng trong những đợt viêm cấp thì có sốt, mệt mỏi
- Triệu chứng cơ năng:
Ngứa, ho, khô rát và nóng ở trong họng Vướng họng, phải khạc nhổ thường xuyên đờm nhày, có khi có cảm giác như có dị vật ở trong họng.
- Triệu chứng thực thể:
Tùy theo lứa tuổi, viêm họng mạn tính được xếp loại như sau:
+ Trẻ em thường hay bị viêm họng nang (follicular pharyngitis) với những hạt lồn nhổn ở thành sau họng.
+ Thiếu niên và người lớn thường hay bị viêm họng xuất tiết và viêm họng quá phát.
Trang 9+ Người cao tuổi hay bị viêm họng teo + Viêm họng mạn tính xuất tiết:
Thành sau họng có chất tiết nhày trắng, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống và chảy xuống hạ họng Chất nhày tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt, thấy rõ niêm mạc họng đỏ Dần dần chất tiết nhày này trở thành đặc và khá dính vào niêm mạc họng
+ Viêm họng mạn tính quá phát:
Niêm mạc họng đỏ, dày lên, có nhiều mạch máu tân tạo và dải xơ Tổ chức bạch huyết thành sau họng phát triển mạnh, thành từng đám to nhỏ không đều, làm cho niêm mạc họng có những chỗ lồi lên màu hồng hoặc đó gọi là hạt Có khi tổ chức bạch huyết tập trung lại thành một dải ở phía sau và dọc theo trụ sau (gọi là trụ giả).
+ Viêm họng teo:
Niêm mạc họng teo dần, trở nên mỏng, các trụ sau teo hơn Những tuyến nhày dưới niêm mạc cũng tạo đi, làm cho thành hông, nhợt, khô
+ Tùy bệnh cảnh và nguyên nhân mà biểu hiện lâm sàng khởi phát khác nhau Nếu do nhiễm khuẩn, bệnh thường bắt đầu với triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như sốt nhẹ, người mệt mỏi, khô rát họng, ho, chảy mũi, ngạt mũi Sau đó có các triệu chứng sau:
+ Các triệu chứng về giọng nói: Khàn tiếng ngày càng rõ, mức độ từ nhẹ đến nặng, có khi mất hẳn tiếng.
+ Các triệu chứng kích thích đường hô hấp: cảm giác ngứa rát, kích thích như kim châm hoặc cảm giác vướng ở họng, thanh quản, có thể có nuốt đau Họ từng tiếng hoặc từng con, lúc đầu ho khan, về sau có thể ho có đờm.
+ Các triệu chứng tại thanh quản qua soi thanh quản trực tiếp hay gián tiếp: niên mạc dây thanh sung huyết đỏ Niêm mạc sụn phễu, nẹp phễu thanh thiệt và băng thanh thất sung huyết đỏ Dây thanh nề, không còn
Trang 10tính chất mềm mại của niêm mạc bình thường Có xuất tiết nhày đọng ở tiền đình thanh quản, dây thanh, khe thanh môn, vùng liên phễu Có thể thấy hình ảnh khe thanh môn bị chít hẹp, hạ thanh môn phù nề, ứ đọng dịch nhày
Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
Triệu chứng: Thường gặp ở trẻ đang viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng có sốt, ho, khàn giọng Bệnh thường xuất hiện về đêm với các biểu hiện:
+ Khó thở: khó thở với đặc trưng của khó thở thanh quản (khó thở chậm, thì hít vào, khó thở có tiếng rít thanh quản và có co kéo hõm ức và các khoang liên sườn) Khó thở tăng nhanh do bít tắc đường thở, có thể đưa tới ngạt thở, tím tái.
+ Soi thanh quản trực tiếp có thể thấy thanh quản sung huyết đỏ, hạ thanh môn nề đỏ, thanh môn hẹp rõ.
+ Nghe phổi có thể phát hiện triệu chứng viêm ở phế quản
Viêm thanh quản bạch hầu
- Triệu chứng:
+ Các triệu chứng của bạch hầu thanh quản chủ yếu do: sự hình thành giả An thanh - khí quản có thể làm bít tắc hoàn toàn đường thở + Nội độc tố của trực khuẩn bạch hầu gây viêm cơ tim và các biến chứng thần kinh
+ Toàn thân: khởi phát thường âm thầm với sốt nhẹ hoặc vừa, Thể trạng nhiễm độc với nhịp tim nhanh và mạch nhỏ khó bắt, mặt xanh tái, chân tay lạnh.
+ Cơ năng: mệt mỏi, đau họng + Khàn tiếng, ho ông ổng.
+ Khó thở thanh quản: lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở liên tục tăng dần do bít tắc đường hô hấp Giai đoạn cuối nhịp thở nhanh nông, không đều, ngạt thở, tím tái, đờ đẫn
+ Thực thể: khám họng có thể thấy giả mạc trắng xám bám ở amiđan, họng, khẩu cái mềm Giả mạc bám chặt và khi lấy đi gây chảy máu bề mặt Soi thanh quản thấy giả mạc với tính chất tương tự xuất hiện ở
Trang 11thanh quản như băng thanh thất, dây thanh, có khi bịt gần kín thanh
+ Hạch cổ sưng to có thể gây sưng phồng vùng cổ trước - CLS: nuôi cấy và soi thấy trực khuẩn bạch cầu
Viêm thanh quản mạn tính
- Triệu chứng về giọng nói: các triệu chứng thường xuất hiện từ từ tăng dần trong thời gian dài có thể nhiều tháng: khàn tiếng kéo dài, liên tục Giọng thường ồm (trầm) Mất độ bền giọng: nói mau mệt, hụt hơi, chức năng phát âm bị ảnh hưởng làm cho bệnh nhân khó phát âm các cao độ cao, phải gắng sức khi nói Giọng yếu, không nói to được - Triệu chứng kích ứng đường hô hấp trên: cảm giác mỏi, căng, khó chịu, ngứa hoặc mắc trong họng đặc biệt sau khi nói Có thể có căng cơ, đau mỏi vùng cổ, vai, gáy nếu lạm dụng giọng kéo dài.
+ Triệu chứng tại thanh quản: có thể gặp các hình thái tổn thương như sau:
• Hai dây thanh sung huyết đỏ, giãn mạch dây thanh
• Niêm mạc dây thanh dày ở bờ tự do hoặc dày toàn bộ dây thanh • Phù nề dây thanh
• Dây thanh khép không kín khi phát âm do bờ tự do dày, không đều • Có thể có bạch sản dày, trắng và có dịch nhày trắng trên bề mặt dây thanh làm phát âm khó khăn hơn.
• Sụn phễu và băng thanh thất sung huyết, nề không đồng đều
Lao thanh quản
- Triệu chứng:
+ Triệu chứng cơ năng: phụ thuộc vào giai đoạn bệnh Giai đoạn đầu giọng yếu sau đó giọng trở nên khàn, nói mau mệt Đau họng có thể lan lên tai khi có loét thanh quan Nuốt đau, nuốt nghẹn trong giai đoạn muộn, tiến triển; có thể ho.
+ Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sụt cân, có thể sốt nhẹ về chiều