Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
GIỚITHIỆU
Đặtvấnđề
1.1.1 Tính cấp thiết về lýthuyết
Quản lý nghề cá là quản lý theo nhiều mục tiêu, bao gồm mục tiêu về kinh tế, nguồn lợi thủy sản (NLTS), xã hội, và chính trị (Mardleet al., 2002) nên một số mục tiêu dẫn đến mâu thuẫn như là giữa mục tiêu kinh tế và NLTS hoặc xã hội Ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam có đặc điểm quản lý tài nguyên mở và tiếp cận quản lý nghề cá đa mục tiêu, trong đó trọng yếu là mục tiêu xã hội, tức là quan tâm đến thu nhập và việc làm của cộng đồng ngư dân (Quanget al., 2019) Nên quản lý nghề cá có thể gặp khó giữa tăng nỗ lực khai thác để đạt được hiệu quả kinh tế và hạn chế nỗ lực khai thác để giảm chi phí khai thác (Wardet al., 2004) Việc cân bằng giữa các mục tiêu là thách thức đối với nhà quản lý Một khi quản lý nghề cá có hiệu quả thì góp phần gia tăng sản lượng khai thác và giải quyết tốt việc làm, thu nhập của ngư dân cũng như giảm áp lực lên NLTS, đặc biệt là vùng khai thác có NLTS suy giảm (ví dụ là vùng biển ven bờ ở ViệtNam).
Quản lý nghề khai thác thủy sản (KTTS) sử dụng nhiều công cụ kiểm soát, trong đó là công cụ quản lý được áp dụng phổ biến là kiểm soát các hoạt động của ngư dân (Quanget al., 2019) thông qua cách tiếp cận kiểm soát các yếu tố đầu vào và đầu ra,hạn ngạch khai thác (Pascoeet al., 2003) Cách kiểm soát nỗ lực khai thác chủ yếu là giảm công suất đánh bắt, thông qua các chỉ tiêu như là số ngày đánh bắt,công suất máy, ngư cụ, chiều dài tàu, trọng tải tàu(Pascoe & Coglan, 2000; Quanget al., 2019) Đo lường hiệu quả trong hoạt động KTTS là xem xét mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004), tương ứng với mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào được sử dụng với sản lượng đầu ra trong một quá trình sản xuất(Beattie & Taylor, 1993) Tuy nhiên, nỗ lực khai thác là một khái niệm phức tạp, có thể được đo
2 lường bởi các yếu tố đặc trưng bao gồm thời gian đánh bắt, số lượng tàu, lực lượng lao động
2006) Vì thế, nổ lực khai thác thủy sản là một biến số được kiểm soát bởi nguồn lực con người (Anderson, 2004) Thông tin về hiệu quả sản xuất và các yếu tố tác động đến hiệu quả của các tàu KTTS có giá trị trong việc giải quyết cả tình trạng khai thác NLTS quá mức và giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định (Guttormsen &
Roll, 2011) Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sản xuất trong
KTTS có vai trò quan trọng cho ngư dân và người quản lý trong ngành thủy sản Nó góp phần cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động KTTS của tàu, các nhà quản lý có cơ sở đưa ra hoặc xây dựng các công cụ chính sách quản lý nghề cá, đánh giá lại sự phù hợp việc thực hiện các chính sách quản lý và ngư dân có thể xem xét mức đầu tư (Roseet al.,2000).
Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm Một số nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả theo ngư cụ khai thác (Squireset al., 2003; Truonget al., 2011; Duy & Flaaten, 2016; Quanget al., 2019), một số nghiên cứu theo hướng cách tiếp cận của nghiên cứu (Fousekis, 2002; Herreroet al., 2006; Tingleget al., 2005) hoặc đối tượng loài đánh bắt (Pascoeet al.,2017; Kompaset al.,2004) và cũng như chỉ đánh giá về khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hoạt động khai thác (Sinh
& Long, 2011; Vẹn vàctv, 2014; Hùng & Quỳnh, 2020) Điều này cho thấy đo lường hiệu quả KTTS được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau và tùy thuộc vào dữ liệu nghiên cứu và đặc điểm của hoạt động KTTS Có hai cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất phổ biến trong KTTS là cách tiếp cận biên ngẫu nhiên và phân tích màng bao dữ liệu. Đặc điểm chung của hai kỹ thuật đo lường là phương pháp ước lượng biên, một đường biên sẽ được xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó (Lewin
& Lovell 1990) Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sản xuất, bao gồm kỹ thuật và kinh tế điển hình trong KTTS là Kirkleyet al (1995); Sharma & Leung (1999); Pascoe & Coglan (2002); Kompas & Che (2005); Herrereet al (2006); Quanget al (2019); Vinaryet al (2022). Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được ứng dụng ở một vài nghiên cứu liên quan đến ngư cụ khai thác, điển hình là lưới rê ở Đà Nẵng (Truonget al.,
2011); lưới kéo ở Nha Trang (Ngocet al., 2009) và lưới kéo ở Quảng Ninh và Bến Tre (Quanget al., 2019), nhưng nghiên cứu ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng với KTTS là hoạt động sinh kế quan trọng của cộng đồng ven biển (Sinh & Long, 2011) Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích về hiệu quả sản của nghề KTTS, đặc biệt nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL thông qua cách tiếp cận hàm sản xuất ngẫu nhiên, nhằm góp phần đưa ra một số hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề KTTS ở ĐBSCL.
1.1.2 Tính cấp thiết về thựctiễn
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với đóng góp 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu (VASEP, 2021) trong đó có sự góp phần của hoạt động KTTS Sản lượng hải sản khai thác từ 3,1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu là 2,2 tỷ USD trong năm 2015 (VASEP, 2018) và tăng đến 3,92 triệu tấn, mang lại giá trị xuất khẩu là 3,4tỷUSD trong năm 2021 (VASEP, 2022) Ngoài ra, KTTS đã tạo ra một nguồn thực phẩm lớn cho tiêu thụ trong nước và trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho cộng đồng dân cư vùng ven biển (Pomeroyet al., 2009; Sinh & Long, 2011) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số 17,3 triệu người, chiếm 17,7% tổng dân số của cả nước (Tổng cục Thống kê Việt Nam,
2021) với hơn 74,2% dân số sống ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hơn 38,4% tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Việt Nam, trong đó sản lượng hải sản là 26,1% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021) ĐBSCL là vùng có tám tỉnh tiếp giáp biển và phát triển mạnh về hoạt độngk h a i t h á c t h ủ y s ả n ( T ổ n g c ụ c T h ố n g k ê V i ệ t N a m , 2 0 2 1 ) , t r o n g đ ó t ỉ n h
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đóng góp khoảng 70% sản lượng thủy sản khai thác và chủ yếu là hải sản Nghề khai thác thủy sản của vùng thì khá đa dạng Lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề khai thác phổ biến, chiếm khoảng 60% tổng lượng tàu của vùng Qui mô khai thác thủy sản ở ĐBSCL trong năm 2018 là qui mô nhỏ và khai thác gần bờ, chiếm khoảng 53,3% số tàu đánh cá Ngoài ra, thu nhập của hộ ngư dân khai thác được tích lũy chính từ hoạt động khai thác thủy sản với hơn 80% tổng thu nhập của hộ (Hiền vàctv., 2019) Vì vậy, cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thủy sản và NLTS ven bờ đang bị áp lực (Pomeroyet al,2009).
Nghề lưới kéo (còn gọi nghề cào) ở ĐBSCL là một trong những nghề khai thác thủy sản phổ biến, có thể phân thành hai loại là nghề lưới kéo đơn và lưới kéo đôi (Long vàctv.,
2019) Lưới kéo đơn hay còn gọi là nghề lưới kéo một tàu, lưới được mở ngang bằng hai ván lưới và ngư trường khai thác là vùng ven bờ và vùng lộng (vùng biển ven bờ) và vùng khơi (vùng biển xa bờ) Lưới kéo đôi là nghề lưới kéo hai tàu kéo một lưới và ngư trường khai thác chủ yếu là vùng khơi Nghề lưới kéo được đánh giá là nghề có tính chọn lọc thấp, do khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ thủy sản Lưới kéo khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL là nghề hoạt động với quy mô nhỏ, là tàu khai thác nhỏ, sử dụng số lao động trên tàu ít, công suất máy tàu không lớn, vùng khai thác ven bờ (Wagenaaret al., 2007; Madauet al., 2009; Sinh & Long, 2011), nên sản lượng khai thác trên đơn vị đánh bắt nhỏ, tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và trong nước (Hauck, 2008; Madauet al., 2009) Năng suất khai thác của lưới kéo ven bờ đạt 530 kg/CV/năm Tổng chi phí sản xuất của nghề lưới kéo khoảng 307-376 triệu đồng/năm/tàu và mang lại lợi nhuận 19,9 triệu đồng đối với lưới kéo (Sinh & Long, 2011; Vẹn vàctv,2013).
Mặc khác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là ngư dân quy mô nhỏ Các nghiên cứu trước cho thấy ngư dân bán sản phẩm qua các khâu trung gian như là vựa thu mua, sơ chế và chế biến và cuối cùng được cung cấp đến người tiêu dùng (Ardjosediro & Neven, 2008; Porraset al.,2017; Duy vàctv., 2012; Duy vàctv., 2014) Ngư dân bán sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là tươi sống và kênh bán hàng truyền thống (Vẹn vàctv., 2013; Duy vàctv., 2014; Phượng vàctv., 2018) Ngư dân là tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối và ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều rủi ro trong khai thác, thị trường đầu vào và đầu ra (Vẹn vàctv., 2013; Rosaleset al., 2017; Purcellet al.,2017), do ngư dân khai thác với qui mô nhỏ thường ít thông tin về giá trên thị trường và nếu có thông tin thường do các vựa thu mua cung cấp Ngoài ra, ngư dân thiếu dữ liệu tin cậy và thông tin về các tác nhân tham gia trong chuỗiKTTS. Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ Viện Nghiên cứu Hải sản (2018) thống kê tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ 2000-2014 và phần lớn sự giảm trữ lượng ở nhóm hải sản tầng đáy biển (41,7%) Hạn chế nghề khai thác hải sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đã và đang thực hiện theo chiến lược phát triển chung của ngành và quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu (2020) thống kê tốc độ giảm bình quân số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ là 1,1%/năm và tăng bình quân số lượng tàu xa bờ là 1,6%/năm trong giai đoạn từ 2016-2020 Tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tốc độ khai thác thủy sản tăng bình quân 2,03%/năm và 4,77%/năm tương ứng giai đoạn 2021- 2030, giảm khoảng 3%/năm và 5%/ năm so với giai đoạn 2016-2020 (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016; Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017) Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu về quy mô khai thác có xu hướng là số lượng tàu khai thác công suất nhỏ giảm, phù hợp với chủ trương giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và phát triển số lượng tàu khai thác thủy sản vùng xa bờ Tuy nhiên, một trong những áp lực lớn cho các sở ban ngành của địa phương là chưa có chính sách hỗ trợ và kinh phí đầu tư chuyển đổi nghề khai thác, tạo sinh kế thay thế một số nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ (SởNNvà PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2020) Khó khăn này có thể làm giảm hiệu quả của chính sách tổ chức lại sản xuất khai thác trên biển Mặt khác, nghề lưới kéo vẫn thu hút ngư dân tham gia khai thác, đặc biệt là các tàu khai thác vùng ven bờ, do mức đầu tư phù hợp nguồn tài chính của ngư dân Một số ngư dân chấp nhận lựa chọn nghề này để sinh kế với hình thức trái phép Chính những lý do trên nghiên cứu để quản lý hiệu quả là góp phần cung cấp thông tin, các thể chế và quy định được xây dựng hiệu quả, ngư dân có thể cải thiện thu nhập và định hướng phát triển nghề nghiệp cho ngư dân thông qua nâng cao hiệu quả sảnxuất.
Mục tiêunghiêncứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
-Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ước lượng hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông CửuLong.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông CửuLong.
- Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏinghiêncứu
Để thỏa mãn những mục tiêu nghiên cứu, đề tài có những câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Mức hiệu quả kỹ thuật của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độnào?
- Mức hiệu quả chi phí của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độnào?
Phạm vinghiêncứu
1.4.1 Đối tượng nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Củu Long Hoạt động khai thác được định nghĩa theo vùng thủy vực bao gồm khai thác thủy sản nội đồng và khai thác thủy sản biển (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Do vậy, đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt động khai thác biển, sau đây được gọi ngắn gọn là khai thác thủy sản và các quyết định đưa ra trong quá trình khai thác thủy sản của ngư dân ở ĐBSCL.
Ngư cụ khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng, trong đó có nghề lưới kéo đơn Lưới kéo đơn là ngư cụ khai thác chủ động, vùng khai thác rộng, mùa vụ quanh năm và khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Đặc điểm của nghề lưới kéo là chọn lọc đối tượng khai thác thấp nên khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ thủy sản Quy mô khai thác thủy sản của ngư dân sử dụng lưới kéo đơn ở ĐBSCL chủ yếu là quy mô nhỏ Trong khi đó, tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ năm 2000 đến 2014 và sự giảm trữ lượng ở nhóm thủy sản tầng đáy biển là phần lớn, chiếm 41,7% tổng trữ lượng thủy sản (ViệnNghiên cứu Hải sản, 2018) Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ Hạn chế nghề khai thác thủy sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo đơn) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL Chính vì thế,nghiên cứu này tập trung khảo sát trên loại ngư cụ là lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m, là nhóm ngư cụ khai thác thủy sản từ vùng lộng trở vào vùng ven bờ và không khai thác ở vùngkhơi.
Nghiên cứu tập trung khảo sát nghề lưới kéo đơn ở bốn tỉnh thuộc ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Trong đó, tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Đông (ĐNB) và tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Tây (TNB) Các tỉnh này phát triển mạnh về hoạt động KTTS, chiếm khoảng 70% về sản lượng thủy sản khai thác của ĐBSCL Thêm vào đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tàu lưới kéo đơn khai thác ở vùng ven bờ và vùng lộng, tương ứng chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 12 m và 12 m đến dưới 15m.Luật Thủy sản Việt Nam năm 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ năm 2019 đã sửa đổi và quy định quản lý vùng khai thác thủy sản ở vùng biển là vùng khai thác bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi, tương ứng với tàu có chiều dài từ 6 – dưới 12 m, 12- dưới 15 m và trên 15 m, thay cho quy định vùng khai thác thủy sản trước đó (Luật Thủy sản 2003) là vùng gần bờ và vùng xa bờ, tương ứng với tàu có công suất máy tàu từ dưới 90 CV và từ
Nghiên cứu này sử dụng thông tin từ hai loại số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu là số liệu thứ cấp và sơ cấp Thứ nhất là thông tin dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021 để phân tích trong luận án Thứ hai là thông tin dữ liệu sơ cấp các thông tin về hoạt động khai thác của các tàu lưới kéo đơn tại địa bàn nghiên cứu; hoạt động kinh doanh và sản xuất của các cơ sở vựa và thương lái thu mua, hộ sơ chế và chế biến; hộ kinh doanh bán lẻ các mặt hàng thủy sản Nhằm đảm bảo thống nhất với hai nhóm tàu ở hai vùng nghiên cứu Nghiên cứu này, tác giả chọn phân tích đánh giá hiệu quả khai thác bình quân trên chuyến với thời gian hoạt động sản xuất trong năm
2019 Ở các tàu có chiều dài từ 6 m đến dưới 15 m, công nghệ và trang thiết bị trên tàu trang bị khai thác thủy sản không quá khác biệt giữa các tàu Nghiên cứu cũng giả định trong năm 2019, ngư dân bán sản phẩm khai thác không biến động lớn bởi sự tác động của thị trường và mùa vụ khai thác thủysản.
1.4.4 Phạm vi nội dung nghiêncứu Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo có chiều dài từ 6- dưới 15 m, với ngư trường là vùng ven bờ và vùng lộng Đây là một trong những ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến và được quản lý chặt chẽ của cơ quan ban ngành.
Nội dung 1: Phân tích hiện trạng khai thác, quản lý của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long Các nội dung 1 được trình bày như là (1) Hiện trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.
Nội dung 2: Hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Các nội dung 2 bao gồm (1) Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kém hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ởĐBSCL.
Nội dung 3: Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở ĐBSCL Nội dung 3 được trình bày là (1) Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo; (2) Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long; và (3)Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Cấu trúc củaluậnán
Nội dung của luận án gồm có 5 chương, nội dung cụ thể của các chương được trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu Nội dung của chương trình bày tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu của luận án, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu Đồng thời, nội dung của chương này còn trình bày cấu trúc của luận án, một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn và điểm mới cũng như một số hạn chế của luậnán.
Chương 2: Tổng quan tài liệu Nội dung của chương 2 gồm có một số nội dung chính được trình bày như: Khái quát về hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, nó cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu và khái quát các công trình nghiên cứu liênquan.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này trình bày một cách tổng thể cơ sở lý luận, các khái niệm, đánh giá lý thuyết về hiệu quả trong khai thác thủy sản Trên cơ sở lý thuyết và lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận án này được xây dựng nhằm đáp ứng với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.
(1) Nghiên cứu mô tả hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long;(2)TìnhhìnhtiêuthụvàphânphốicủasảnphẩmthủysảnkhaithácởĐBSCL;
(3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (4) Phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (5) Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nội dung chương 5 được tác giả trình bày kết luận về các kết quả đạt được của nghiên cứu theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những hạn chế của nội dung nghiên cứu, tác giả kiến nghị những định hướng nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản ở ĐBSCL.
Đóng góp củaluậnán
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực trạng khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kết quả luận án có một số đóng góp cho thực tiễn và khoa học như sau:
Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động khai thác, tình hình tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Từ đó góp phần cung cấp và bổ sung thông tin liên quan cho nhà quản lý và ngư dân Đồng thời, thực trạng khai thác thủy sản này góp phần bổ sung thông tin về nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo giáo dục.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin sự kém TE và CE trong KTTS là một phần do sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình khai thác Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định các yếu về đặc điểm tàu, ngư cụ và kinh tế- xã hội của ngư dân tác động sự kém hiệu quả sản xuất Từ đây, ngư dân nắm được hiện trạng phối hợp sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm góp phần cho ngư dân điều chỉnh và định hướng KTTS đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là cơ sở vận dụng xây dựng chính sách trong việc quản lý phát triển ngành khai thác thủy sản trên địa bàn nghiêncứu.
Luận án áp dụng phương pháp ước lượng tham số, với phương pháp ước lượng biên ngẫu nhiên để đo lường TE và CE cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và CE trong KTTS Phương pháp ước lượng tham số được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng thực hiện Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật ước lượng đồng thời giữa hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả nhằm để đạt được các ước lượng vững Ngoài ra, luận án còn tính toán hiệu suất quy mô của hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân làm nghề lưới kéođơn.
Luận án góp phần làm giàu phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất trong hoạt động KTTS với nhiều đầu ra sản phẩm Cụ thể là phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật với biến đầu ra là doanh thu và sản lượng tổng hợp dựa trên tỷ trọng doanh thu các loài và nhóm loài thủy sản đóng góp Ngoài ra, tác giả đã ứng dụng phương pháp hồi quy logigit thứ bậc (Ordered logistic regression) cho các nhân tố tác động đến chỉ số phi hiệu quả kỹ thuật và chi phí Từ đó tác giả xác định được xác suất hiệu quả của từng nhóm, góp phần đưa ra kiến nghị cho ngư dân nâng cao hiệu quả KTTS. Địa bàn nghiên cứu là bốn tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và KiênGiang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,đâylà vùng có hoạt động khai thác thủy sản trọng điểm và trong định hướng phát triển kinh tế biển Do đó, cần có nhiều nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển ngành khai thác thủy sản trong thời giantới.
Hạn chế củaluậnán
Nghiên cứu đã phân tích được thực trạng, hiệu quả sản xuất, các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như sau:
- Giá sản phẩm thủy sản khai thác được giả định là ổn định trong thời gian nghiên cứu, tức là doanh thu hoạt động khai thác của ngư dân phần lớn phụ thuộcvàos ả n l ư ợ n g t h ủ y s ả n k h a i t h á c T u y n h i ê n , g i á c ả s ả n p h ẩ m b i ế n đ ộ n g r ấ t l ớ n g i ữ a c á c c h u y ế n b i ể n , v ù n g n g h i ê n c ứ u v à m ù a v ụ k h a i t h á c , n h ư n g n g h i ê n c ứ u n à y c h ư a đ ư ợ c đ o l ư ờ n g đ ầ y đ ủ D o v ậ y , k ế t q u ả n g h i ê n c ứ u c ó t h ể g i ả i t h í c h t ố t t r o n g đ i ệ u k i ệ n đ ư ợ c g i ả đ ị n h trên.
- Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong khai thác của ngư dân Trong khi đó, nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên nên hiệu quả khai thác của ngư dân còn phụ thuộc vào yếu tố trữ lượng NLTS Tức là phân tích về mặt sinh học chưa được quan tâm bởi yêu cầu số liệu phải có các thông số về mặt sinh học của các loài cá cũng như số liệu theo thời gian (tháng, quý, năm) Hơn nữa, số liệu của nghiên cứu là số liệu sử dụng các giá trị bình quân và dựa vào ước đoán của người phỏng vấn nên có thể ảnh hưởng đến kếtquả.
- Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân rất đa dạng về ngư cụ và ngư trường khai thác, nhưng nghiên cứu chỉ tập trung các tàu lưới kéo đơn với chiều dài tàu từ 6m đến dưới 15 m ở ngư trường khai thác vùng ven bờ và vùnglộng.
TỔNG QUAN TÀILIỆU
Hiện trạng khai thác thủy sản ở Đồng bằng sôngCửuLong
2.1.1 Qui mô khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông CửuLong Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong hoạt động khai thác thủy sản Sản lượng thủy sản khai thác của vùng thời gian qua không ngừng gia tăng, đóng góp khoảng 41% sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam Năm
2021, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản là 21.331 tàu, song với đó nhiều địa phương trong vùng đã đầu tư xây dựng trên 20 cảng cá, bến cá và hằng trăm cơ sở đóng sửa tàu thuyền cùng với các chợ và vựa thu mua thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2022) Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 10.355 tàu đánh cá xa bờ, chiếm khoảng 48,5% số lượng tàu đánh bắt Điều này có thể nói là qui mô KTTS ở ĐBSCL thuộc qui mô vừa và nhỏ, khoảng 51,5% số tàu đánh cá có qui mô nhỏ và khai thác ven bờ Tuy nhiên, số lượng tàu đánh cá xa bờ có phát triển trong những năm qua nhưng tỉ lệ còn hạn chế Tỷ trọng phát triển số lượng tàu khai thác xa bờ tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2015-2021 (Tổng Cục Thống kê,2022).
Bảng 2.1: Số lượng tàu khai thác thủy sản ở ĐBSCL (Đơn vị tính: tàu)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022) Đồng bằng sông Cửu Long có tám tỉnh ven biển đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế biển của vùng, trong đó tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng là những tỉnh phát triển mạnh về khai thác biển và là ngành phát triển kinh tế mũi nhọn Tổng số lượng tàu khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng chiếm khoảng 75% tổng lượng tàu khai thác và 65% tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn vùng Chính vì thế việc quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản ổn định là một trong những mục tiêu quan trọng để quản lý nghề cá ở các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL này.
Ngư trường khai thác thủy sản ở ĐBSCL ở cả vùng ven bờ, vùng lộng (hai vùng này được gọi chung là vùng ven bờ) và vùng khơi (xa bờ) Giai đoạn 2015-2021, số lượng vùng khai thác thủy sản ven bờ có xu hướng giảm, được thay thế có số lượng tàu khai thác vùng xa bờ (Hình 2.1) Tỷ trọng giảm và tăng của số lượng tàu khai thác thủy sản ở hai vùng khai thác là 2%/năm và 2,3%/năm tương ứng (Tổng cục Thống kê, 2022) Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu khai thác vùng ven bờ chiếm khoảng 60% năm 2015, giảm còn 51% vào năm 2021, đây là hiệu quả tích cực của chiến lược chính sách phát triển ngành, giảm số lượng tàu khai thác ven bờ, đặc biệt là các ngư cụ khai thác không thân thiện với môi trường Đồng thời, số lượng tàu khai thác xa bờ có xu hướng tăng trong giai đoạn này, từ 40%, tăng lên là khoảng 49%, dù có sự giai tăng nhưng không đáng kể và sự gia tăng này cần được phát huy hơn nữa trong thời gian sau Mặc dù là có xu hướng tích cực nỗ lực giảm tải áp lực khai thác ven bờ, nhưng số lượng tàu nghề khai thác ven bờ, do người dân chưa có điều kiện chuyển đổi nghề như là thiếu vốn và kỹ thuật cũng như e ngại rủi ro trong đầu tư khai thác xa bờ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Trà Vinh,2017).
Hình 2.1: Cơ cấu lượng tàu khai thác ven bờ và xa bờ (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)
Hình 2.2 cho thấy công suất tàu khai thác vùng xa bờ ở ĐBSCL có xu hướng tăng ở năm từ 2015 đến 2017 và sau đó tổng công suất của đội tàu này tăng nhẹ và ổn định trong khoảng thời gian đến 2021 Tổng công suất tàu khai thác thủy sản có sự chênh lệch rất lớn ở hai vùng khai thác là ven bờ và xa bờ Mặc dù, số lượngt à u
KTTS vùng ven bờ lớn hơn so với đội tàu khai thác xa bờ, nhưng tổng công suất của đội tàu xa bờ lớn hơn rất nhiều so với đội tàu khai thác ven bờ Đối với đội tàu xa bờ, tổng công suất bình quân là 4 triệu CV, bình quân 400 CV/tàu, lớn hơn gấp nhiều lớn so với đội tàu ven bờ (0,31 triệu CV và 26 CV/tàu).
Hình 2.2: Công suất tàu khai thác thủy sản (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)
2.1.2 Cơ cấu nghề khai thác thủysản
Hoạt động khai thác thủy sản ở ĐBSCL có sự đa dạng về loại nghề khai thác Theo số liệu thống kê của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang cho thấy các tỉnh ven biển này đều có các nghề như nghề lưới rê, lưới kéo, lưới vây, nghề câu, ngư cụ cố định Nghề lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề khai thác thủy sản chính ở ĐBSCL (Hình 2.3) với tỷ trọng là 64,8% tổng số lượng tàu khai thác của vùng Trong giai đoạn 2015-2021, tổng số lượng tàu KTTS nghề lưới kéo chiếm 40,4%, kế đến là nghề lưới rê là 20,4% và nghề lưới vây là 4% Lưới vây là nghề khai thác chỉ tập trung khai thác ở ngư trường xa bờ, trong khi đó nghề lưới kéo và rê có thể đánh bắt ở ngư trường gần bờ và xa bờ Điều này cho thấy, nghề lưới kéo có xu hướng tăng nhẹ và ổn định trong thời gian từ 2015-2019 và sau thời giannàysố lượng tàu lưới kéo có xu hướng giảm đến
2021, trong khi đó nghề lưới rê có xu hướng ổn định và tăng trong khoảng thời gian trên tươngứng.
Tỉnh Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng tàu khai thác lớn nhất vùng ĐBSCL, trong đó tỷ trọng nghề lưới kéo chiếm khoảng 40% tổng số lượng tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2022), kế đến là tỉnh Cà Mau chủ yếu phát triển nghề lưới rê từ năm 2015 đến 2021, số lượng tàu lưới rê chiếm tỷ trọng từ 25,7% tổng số lượng tàu năm 2015 tăng lên khoảng 30% ở năm 2021 Tuy nhiên, số lượng tàu lưới kéo có xu hướng giảm, tỷ trọng từ 35% còn khoảng 12% tổng số lượng tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Cà Mau, 2022) Tỉnh Sóc Trăng, nghề lưới kéo và lưới rê là hai nghề có số lượng tàu lớn và tập trung loại tàu công suất nhỏ, chiếm khoảng 70% tổng số lượng tàu khai thác thủy sản (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2022). Nghề khai thác này chủ yếu tập trung ở Cảng cá Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng (Nhiên & Định, 2012).
Hình 2.3: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản chính ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)
Hình 2.4 cho thấy số lượng tàu lưới kéo ở ĐBSCL có xu hướng giảm trong 2015-
2021 Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ Viện Nghiên cứu Hải sản (2018) thống kê tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ năm 2000 đến năm 2014 và phần lớn sự giảm trữ lượng ở nhóm hải sản tầng đáy biển (41,7%) Hạn chế nghề khai thác hải sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đã và đang thực hiện theo chiến lược phát triển chung của ngành và quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản Sở
NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu (2020) thống kê tốc độ giảm bình quân số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ là 1,1%/năm và tăng bình quân số lượng tàu xa bờ là 1,6%/năm trong giai đoạn từ 2016-2020 Tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tốc độ khai thác thủy sản tăng bình quân 2,03%/năm và 4,77%/năm tương ứng giai đoạn 2021-2030, giảm khoảng 3%/năm và5%/năm so với giai đoạn 2016-2020 (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016; Sở NN vàPTNT tỉnh Trà Vinh, 2017) Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu về quy mô khai thác có xu hướng là số lượng tàu khai thác công suất nhỏ giảm, phù hợp với chủ trương giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và phát triển số lượng tàu khai thác thủy sản vùng xabờ.
Hình 2.4: Số lượng tàu lưới kéo ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL,2022)
2.1.3 Ngư trường và mùa vụ khai thác thủysản
Ngư trường khai thác thủy sản ở ĐBSCL là vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ (Long vàctv., 2018) Ngư trường Đông Nam Bộ là vùng biển từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau và ngư trường Tây Nam Bộ tập trung là vùng biển Vịnh Thái Lan (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh, 2017) Vùng biển Đông Nam Bộ có diện tích thềm lục địa khoảng 297 ngàn km 2 , bờ biển có nhiều chỗ lồi lõm và nhiều cửa sông với lưu lượng nước đỗ ra biển rất lớn, độ dốc đáy biển nhỏ hơn vùng biển miền trung rất nhiều, đáy biển có dạng đồng bằng rộng lớn Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều với biên độ tương đối lớn đạt 2-4 m Trong khi đó, vùng biển Tây Nam Bộ có bờ biển dài 345 km, là vùng biển nông và tương đối kín, đáy biển thoải dần, ít khúc khuỷu, có dạng một elip được bao bọc chủ yếu là bờ biển Thái Lan Đáy biển rộng, khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây Địa hình vùng biển này thuận lợi cho nghề lưới kéo, lưới vây và nghề câu (Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2017) Nghề lưới kéo ở ĐBSCL có thể khai thác rải đều quanh năm và mùa vụ khai thác có thể chia thành hai vụ chính là vụ Bắc và vụ Nam Thời gian vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và vụ Nam là từ tháng 4 đến tháng 9 Ngư trường khai thác của nghề lưới kéo ở vụ Nam thì rộng hơn ở vụ Bắc (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009) Hùng vàctv(2020) nghiên cứu mùa vụ ở nghề khai thác thủy sản ven bờ tỉnh Bạc Liêu là đánh bắt chủ yếu ở độ sâu 30 m nước trở vào Các tháng trong năm đều có tổng số tàu tham gia đánh bắt đạt từ 60% đến 87,5 %, trong đó tháng tư là tháng khai thác thấp nhất với khoảng 60% và tháng 11 là cao nhất với 87,5% Nguyên nhân tháng tư ít nhất là do dòng chảy yếu, cá ít, nên sản lượng khai thác thấp, thu hoạch không đủ bù chi phí nên ngư dân thường ít đánh bắt vào thángnày.
Hình 2.5: Ngư trường khai thác vụ Bắc của lưới kéo (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009)
Hình 2.6: Ngư trường khai thác vụ Nam của lưới kéo (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009)
Báo cáo của Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau (2017) trích từ Viện nghiên cứu hải sản,
2016 cho thấy trữ lượng nguồn lợi thủy sản (NLTS) biển ở Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2000 đến 2014 Giai đoạn 2000-2005, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển Việt Nam đạt 5,1 triệu tấn vào giai đoạn 2000-2005 và khả năng khai thác bền vững là khoảng 2,1 triệu tấn Đến giai đoạn 2011-2014, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển Việt Nam giảm xuống là 4,25 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 1,75 triệu tấn Trữ lượng ước tính khai thác được phân theo vùng sinh thái biển là vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng 1.141 nghìn tấn và khả năng khai thác là 478 nghìn tấn; Vùng biển Tây Nam Bộ có trữ lượng 610 nghìn tấn và khả năng khai thác là 250 nghìn tấn Vùng giữa biển Đông, có trữ lượng 1.035 nghìn tấn và khả năng khai thác là 414 nghìn tấn Trong khi đó trữ lượng ước tính phân theo tuyến biển cho thấy trữ lượng NLTS ở vùng biển ven bờ ước tính khoảng 639 nghìn tấn với khoảng 23% tổng trữ lượng thủy sản và vùng biển xa bờ là 2.148 nghìn tấn, chiếm 76% tổng trữ lượng thủysản. Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, có đa dạng các loại nghề khai thác và việc quản lý nguồn lợi thủy sản hay quản lý khai thác thủy sản ven bờ cũng là một vấn đề quan trọng được các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương và trung ương quan tâm (Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2019) Những khó khăn trong công tác quản lý ngành như là khai thác thủy sản ở ĐBSCL chưa thiết lập được hệ thống quản lý nguồn lợi thủy thủy sản; chưa tổ chức cho tàu thuyền khai thác hợp lý tài nguyên tôm cá gắn với bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi hải sản (Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang, 2019) Nguồn lợi thủy sản vùng lộng và vùng khơi chưa được đánh giá và dự báo chính xác; nghề khai thác thủy sản có quy mô sản xuất nhỏ; việc sử dụng các phương pháp cấm khai thác có tínhhủydiệt còn khá phổ biến; tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, sai kích thước vẫn thường xuyên xảy ra (Sinh vàctv., 2010; Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, 2020) Nhìn chung, công tác quản lý nghề khai thác thủy sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức lớn như là năng lực quản lý, giám sát, kiểm tra, tuần tra khai thác thủy sản ven bờ còn yếu (Thưởng vàctv., 2014).
Bảng 2.2: Trữ lượng và khả năng khai thác NLTS vùng biển Đông và Tây Nam Bộ
Vùngbiển Vùng sinhthái Nhómnguồnl ợi Trữ lượng
Khả năng khai thác(nghìn tấn)
Vùng ven bờ Đông Nam Bộ Cá nổi 277 111
Tây Nam Bộ Cá nổi 202 80,6
Vùng xa bờ Đông Nam Bộ Cá nổi 614 246
Tây Nam Bộ Cá nổi 309 124
(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau, 2017 trích từ Viện nghiên cứu hải sản, 2016)
2.1.4 Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông CửuLong
Sản lượng thủy sản khai thác của ĐBSCL bao gồm sản lượng thủy sản khai thác biển và sản lượng thủy sản khai thác nội đồng, chiếm khoảng 39,8% tổng sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam Bảng 2.3 thể hiện sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL trong thời gian từ 2015 đến 2021.
Bảng 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL từ 2015-2021 (Đơn vị: 1.000 tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2022)
Bảng 2.3 cho thấy tổng sản lượng thủy sản khai thác của vùng tăng trong giai đoạn 2015-2021, sản lượng từ 1.232,2 ngàn tấn lên 1.515,7 ngàn tấn, sự gia tăngnàylà sự góp phần từ số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ tăng hằng năm và là kết quả chiến lược phát triển khai thác thủy sản theo hướng xa bờ Năm 2021, sản lượng thủy sản khai thác chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả nước, trong đó 67,5% sản lượng thủy sản khai thác được đóng góp từ bốn tỉnh trọng điểm của vùng là tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang (Tổng Cục Thống kê,2022).
Giai đoạn 2015-2021, sản lượng thủy sản khai thác biển tăng từ 765 ngàn tấn năm
2015 đến 1.071 ngàn tấn ở năm 2021, tăng khoảng 40% Sản lượng thủy sản khai thác biển chiếm khoảng 65,8% tổng SLTS khai thác của vùng và khoảng 26,2% tổng SLTS của Việt Nam Trong đó, SLTS khai thác biển của bốn tỉnh ven biển của vùng là Bạc Liêu và Sóc Trăng (đại diện vùng Biển Đông), Cà Mau và Kiên Giang (đại diện vùng Biển Tây) đóng góp bình quân 71,6% tổng sản lượng thủy sản khai thác biển của ĐBSCL trong giai đoạn 2015-2021 Năm 2015, SLTS khai thác biển của bốn tỉnh này đạt 552 ngàn tấn tăng lên 746,1 ngàn tấn ở năm 2021 Điều này cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản có vai trò quan trọng vào góp phần tăng sản lượng thủy sản của vùng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoàinước.
Hình 2.7: Sản lượng thủy sản khai thác ở ĐBSCL (Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2022)
Hiệu quả sản xuất của hoạt động khai thácthủysản
2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông CửuLong
Nghề lưới kéo với cách gọi khác là nghề giã cào hoặc nghề cào, đây là nghề đánh bắt chủ động Tổng hợp số liệu thống kê của Cục Thống kê các tỉnh ven biển ĐBSCL (2019) cho thấy nghề lưới kéo là một trong những nghề khai thác phổ biến ở ĐBSCL, khoảng 40% tổng số lượng tàu Trong đó, lưới kéo khai thác từ vùng lộng trở vào vùng bờ hay nói cách khác là số lượng tàu có chiều dài từ 15 m trở xuống ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang chiếm khoảng 21,9% tổng số lượng tàu lưới kéo ven bờ Tuy nhiên, nghề lưới kéo là nghề được đánh giá tác động đến NLTS, không thân thiện với môi trường (Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017; Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Vì vậy, chính sách phát triển chung của ngành thủy sản là hạn chế phát triển số lượng tàu đăng ký mới đối với nghề lưới kéo với chiều dài từ 6-dưới 12 m, nên ít nhiều ảnh hưởng đến sinh kế của nhóm ngư dân sử dụng đối với ngư cụ này và việc làm tại địa phương Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước cho thấy mỗi tàu khai thác thủy sản có từ 3 đến 5 thuyền viên với khoảng 1 đến 2 người là được chủ tàu thuê mướn Nghề KTTS có cường độ lao động và mức độ nguy hiểm, rủi ro nhiều hơn so với các nghề khác trên bờ nên lao động trên tàu thường là lực lượng trẻ với độ tuổi bình quân là 31,6 tuổi (Tuy vàctv., 2011, Vẹn vàctv.,
2013) và tuổi của thuyền trưởng là 40 tuổi với kinh nghiệm trong nghề đánh cá từ 12,7 - 14,1 năm (Sinh vàctv., 2010) Phần lớn thuyền trưởng có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học cơ sở, nguyên nhân là họ tham gia nghề KTTS sớm nên việc học trở nên khókhăn.
Tàu lưới kéo quy mô nhỏ có trọng tải trung bình là 9,2 tấn và công suất máy tàu là 51,5 CV Kích thước mắt lưới của ngư cụ có xu hướng thay đổi từ năm 2007 - 2019, kích thước mắt lưới 2a trung bình ở đụt lưới từ 35 mm vào năm 2007, giảm còn 21,4 mm năm
2019 và ở cánh lưới từ 80 mm xuống còn 40 mm Trong khi đó, kích thước mắt lưới ở đụt lưới nhỏ hơn qui định của Bộ Thủy sản (2006) và Bộ NN và PTNT (2019).Quyđịnh kích cỡ mắt lưới ở đụt lưới của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản đối với nghề lưới kéo đơn ven bờ là 28 mm và Bộ NN và PTNT (2019) đối với lưới kéo khai thác ở vùng lộng không nhỏ hơn 34 mm Điều này cho thấy ngư dân đã vi phạm quy định và đây là nguyên nhân làm suy giảmNLTS.
Tổng sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề lưới kéo ở ĐBSCL trong giai đoạn 2007-2019 có xu hướng tăng nhưng sản lượng tính trên công suất máy có xu hướng giảm Năm 2007, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề lưới kéo ở ĐBSCL là 19.441 kg/năm và năng suất khai thác là 583,7 kg/CV/năm (Sinh & Long, 2011) Đến năm
2014, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ của nghề này đạt trung bình 800 kg/chuyến với sản lượng bình quân trong năm là 25.400 kg và năng suất khai thác đạt 530 kg/CV (Long,
2014) Năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác bình quân năm dao động từ 12,4 tấn đến 39,4 tấn với năng suất từ 347 -883 kg/CV (Long vàctv., 2019) Đối với tỉnh Bạc Liêu, sản lượng thủy sản khai thác ven bờ trong năm 2014 của nghề lưới kéo là 33,9 tấn/tàu/năm (tương đương khoảng 349 kg/chuyến) và năng suất khai thác là 1.184 kg/CV/năm (Thưởng vàctv., 2014) Trong khi đó sản lượng thủy sản khai thác nghề lưới kéo ở tỉnh Sóc Trăng đạt sản lượng cao, trung bình 127 tấn/tàu/năm (Long, 2012) Riêng tỉnh Bến Tre, sản lượng khai thác của nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng là chủ yếu (86,8% sản lượng khai thác toàn tỉnh), trong đó sản lượng lưới kéo đánh bắt xa bờ chiếm 68,9% sản lượng TSKT ở các nghề Tuy nhiên, sản lượng có xu hướng giảm, đặc biệt là nghề lưới kéo đơn ven bờ, sản lượng bình quân năm từ 35.052 tấn giảm xuống còn 34.240 tấn từ năm 2014 đến năm 2016 (ChiCụcThủy sản tỉnh Bến Tre, 2017) Tỷ lệ cá tạp khai thác được ở nghề lưới kéo ven bờ ở ĐBSCL là 51,7% ở năm 2014 và giảm xuống 38,4% ở năm 2018 (Long, 2014; Long vàctv., 2018) Nguyên nhân là hiệu ứng tích cực từ chính sách bảo vệ NLTS, tăng kích cỡ mắt lưới ngư cụ khaithác.
Tổng chi phí hoạt động KTTS nghề lưới kéo ven bờ dao động từ 11,4 -11,6 triệu đồng/chuyến nhưng chi phí biến đổi có xu hướng tăng khoảng 0,5 triệu đồng/chuyến, phù hợp với xu hướng giá các đầu vào không ổn định Song song đó, tổng doanh thu cho chuyến biến của ngư dân cũng được tăng từ 12,2 triệu đồng đến 18,4 triệu đồng mang lại lợi nhuận từ 0,6 triệu đồng đến 7,1 triệu đồng Nhìn chung, hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ven bờ trong năm 2019 cao hơn so với năm 2014 do tỷ suất lợi nhuận đạt 0,6 lần so với 0,1 lần tương ứng.
Bảng 2.4: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo (triệu đồng/chuyến)
Tổng chi phí (triệu đồng/chuyến) 11,6 11,4 -0,2
Chi phí biến đổi (triệu đồng/chuyến) 9,2 9,7 0,5
Doanh thu (triệu đồng/chuyến) 12,2 18,4 6,2
Lợi nhuận (triệu đồng/chuyến) 0,6 7,1 6,5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022)
Nghề lưới kéo nói riêng và các nghề khai thác hải sản nói chung có những rủi ro chủ yếu nhất là trường hợp thiếu bạn ghe/tàu, do thu hút lao động từ các khu công nghiệp trên bờ và do lao động trên biển thường xuyên đối mặt với nhiều nguy hiểm, sóng gió, bão và thời gian ở trên biển nhiều hơn ở nhà lo cho gia đình nên một số lao động chọn làm việc trên bờ đôi khi có thu nhập ít hơn nhưng ổn định hơn Ngoài ra, ngư dân KTTS cũng thường xuyên đối mặt với nạn rách hoặc mất lưới, NLTS suy giảm, thời tiết thất thường, tàu bị hư máy và ngư trường không ổn định (Tuy vàctv., 2011) Bên cạnh đó, nghề lưới kéo đang được kiểm soát sự phát triển số lượng tàu và xu hướng chuyển các tàu khai thác qui mô nhỏ không hiệu quả sang các nghề khác hoặc nâng cao đầu tư khai thác xa bờ Ngư dân khai thác nghề lưới kéo đã và đang có sự cân nhắc phát triển nghề khai thác thủy sản của hộ cũng như của vùng theo định hướng phát triển ổn định và hiệu quả.
Nghề lưới kéo ven bờ ở ĐBSCL tương đối có hiệu quả về tài chính, do nhu cầu tiêu dùng thủy sản của con người ngày càng tăng nên giá cả sản phẩm thủy sản cũng có xu hướng tăng song song với sự tăng của giá cả của nguồn đầu Nhưng về khía cạnh sinh học thì có xu hướng giảm do sản lượng khai thác tính trên công suất tàu có xu hướng giảm Để nghề lưới kéo hoạt động có tỉnh ổn định và phù hợp với phát triển của ngành, các cơ quan ban ngành và ngư dân cần rà soát tất cả các tàu khai thác không hiệu quả và định hướng chuyển đổi sang các nghề khai thác hiệu quả hơn Chính vì vậy, việc tổ chức sản xuất và sắp xếp có hiệu quả, các nhà hoạch định cần dánh giá tính hiệu quả của nghề trên mỗi tàu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc kém hiệu quả của nghề khai thác Song song đó, nâng cao hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những giải pháp đem lại cho nghề khai thác của vùng phát triển ổn định hơn Từ đó, nhà hoạch định chính sách và quản lý có thể loại bỏ các tàu kém hiệu quả và tăng tính hiệu quả của các tàu khai thác thông qua hạn ngạch khai thác như là giảm số lượng tàu, hạn chế công suất, phù hợp với chính sách phát triển chung củangành.
Nghề lưới kéo là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước bắt cá nên đối tượng đánh bắt được tất cả các loài hải sản gồm cá, giáp xác và nhuyễn thể (Long vàctv, 2019) nên sản lượng hải sản non, chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ cao và đa số các loài khai thác không đạt kích thước tối thiểu cho phép khai thác (Triệu & Huy, 2022). Năm 2007, thành phần loài khai thác của nghề lưới kéo ven bờ ở ĐBSCL rất đa dạng với sản lượng các loại tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, với 39,5% tổng sản lượng; kế đến là cá tầng nổi là 32,3%; loài có giá trị thấp chiếm 20,1%; mực là 5% và còn lại là cá tầng đáy, cua và hai mảnh vỏ (Sinh vàctv., 2010) Đối tượng đánh bắt của nghề lưới kéo đơn ven bờ ở vùng biển Tiền Giang chủ yếu là các loài cá đáy như là tôm, ghẹ, cá đù, cá út và cá phân (Tuy vàctv, 2011) Thành phần loài chính khai thác lưới kéo ven bờ tỉnh Kiên Giang chủ yếu là mực, các loại tôm (tôm giang, tôm chì, tôm vằn) và cá mối với tỷ trọng chiếm khoảng 70% tổng sản lượng Tượng tự, thành phần loài thủy sản lưới kéo ven bờ ở tỉnh Trà Vinh cũng đa dạng với cá loài tôm (tôm sắt, tôm vằn,tômthẻ), cá đù và mực là chủ yếu, chiếm khoảng 58,7% tổng sản lượng thủy sản khai thác (Long vàctv., 2019) Báo cáo
Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre
Phân tích hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản có vai trò quan trọng cho ngư dân và người quản lý ngành thủy sản Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu giúp cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động khai thác thủy sản của tàu, các nhà quản lý có cơ sở đưa ra hoặc xây dựng các công cụ chính sách quản lý nghềcá,đánh giá lại sự phù hợp việc thực hiện các chính sách quản lý và ngư dân có thể xem xét mức đầu tư (Roseet al., 2000) Các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia, với phân tích liên quan ngư cụ khai thác cũng như cách tiếp cận của nghiên cứu Các khía cạnh nghiên cứu được phân thành hai nhóm cơ bản nhưsau: rất đa dạng, Các loại tôm chiếm tỷ trọng cao nhất (26,6%), kế đến là cá tạp chiếmtỷtrọng 25,7%; cá xô là 14,0% và mực là 8,3% Nhiên & Định (2012) thống kê được vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng có 36 loài cá biển có giá trị kinh tế thuộc 27 họ của 11 bộ được đánh bắt từ 3 nghề lưới rê, lưới kéo và đóng đáy, với bộ Perciformes (bộ cá vược) là chiếm ưu thế có 20 loài (55%), kế đến là bộ Siluriformes (bộ cá da trơn) với 6 loài (17%) và bộ Aulopiformes (bộ cá răng kiếm) có 2 loài (6%), còn lại 8 bộ khác mỗi bộ có 1 loài (22%). Riêng lưới kéo đánh bắt được đa dạng thành phần giống loài, với 34 loài cá có giá trị kinh tế Triệu & Huy (2022) nghiên cứu về thành phần loài khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy nhóm nghề lưới kéo đơn có số lượng loài bắt gặp đa dạng nhất là 342 loài, tiếp đến là nghề đáy 174 loài, nghề rập xếp là 144 loài, nghề lưới rê đáy là 109 loài, nghề lưới vây ven bờ là 62 loài, nghề lưới rê nổi là 57 loài và nhóm nghề khác là 42 loài Tương tự, Hùng & Triệu (2021) xác định ở vùng biển Trà Vinh cũng cho thấy nghề lưới kéo có số lượng loài bắt gặp cao nhất là 219 loài, tiếp đến là nghề nghề đáy 170 loài, nghề rập xếp 102 loài và nghề lưới rê là 95 loài Nên là nghề khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, trong khi các nghề khác thì thành phần đánh bắt được hạn chế hơn và kích cỡ cũng tương đối đồng đều (Vẹn vàctv.,2013).
2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong hoạt động khai thác thủysản
(i) Nghiên cứu tập trung việc ước tính mức hiệu quả sản xuất, chủ yếu là hiệu quả kỹ thuật và một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả phân phối Ngoài ra, một số nghiên cứu còn xem xét sự tác động của các yếu tố liên quan đến đặc điểm nguồn lực, tàu khai thác, ngư cụ khai thác và công cụ quản lý hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đến hiệu quả khai thác, từ đây đưa ra chỉ dẫn giúp ngư dân điều chỉnh, phối hợp và đánh giá các yếu tố đầu vào nhằm cải thiện hiệu quả khai thác Trước năm
2000, một số tác giả nghiên cứu điển hình đầu tiên về hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động khai thác thủy sản như là Kirkleyet al (1995); Kirkleyet al.(1998); Sharma & Leung (1999) Trước tiên, Kirkleyet al (1995) đã quan tâm đánh giá hiệu quả kỹ thuật của nghề khai thác sò điệp ở các bang phía Tây của nước Mỹ trong thời gian 1987-
1990 Nhóm tác giả sử dụng hàm sản xuất dạng translog để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và so sánh việc sử dụng đầu vào, kinh tế quy mô và ảnh hưởng từ các quy địnhchínhsách.KếtquảchothấytàukhaitháccómứcTEđạttừ75%trởlênchiếm khoảng 65%; mức TE từ 50 đến 75% chiếm khoảng 30,8% và phần trăm còn lại mức TE dưới 50% Hơn nữa, tác giả nhận định mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào với mức hiệu quả kỹ thuật thì không theo một qui luật chung, tức là tàu đạt TE cao được tìm thấy ở cả tàu có số ngày khai thác dài và ngắn hoặc là ở cả tàu có nhiều và ít số ngư dân trên tàu. Nhóm tác giả cũng nhận định những khó khăn trong quản lý hiệu quả kỹ thuật của nghề cá là do nguồn lợi thủy sản không ổn định và điều kiện môi trường Chính vì thế, quản lý TE trong nghề cá rất cần mô hình quản lý hiệu quả và chính sách điều tiết hợp lý Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đưa ra cách cải thiện TE trong khai thác thủy sản. Đến năm 1998, nhóm tác giả tiếp tục cách tiếp cận hiệu quả sản xuất và xem xét kỹ năng quản lý của người thuyền trưởng có vai trò quan trọng việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản Trình độ học vấn và kinh nghiệm của thuyền trưởng là hai đặc điểm được nhóm nghiên cứu lựa chọn và xem xét sự tác động của hai đặc điểm này đến hiệu quả kỹ thuật (Kirkleyet al., 1998) Kết quả cho thấy kỹ năng quản lý tốt từ người thuyền trưởng góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản Mặc dù vậy, hiệu quả khai thác chịu sự tác động rất nhiều yếu tố, ngoài đặc điểm của người lao động, thì cách thức tổ chức sản xuất và các đặc điểm về sử dụng vốn cũng là yếu tố cần xem xét trong đánh giá hiệu quả sản xuất Sharma & Leung (1999) nghiên cứu về TE cho nghề câu đường ở Hawaii và áp dụng phương pháp tiếp cận ước lượng đồng thời giữa hàm SPF và hàm phi hiệu quả kỹ thuật Dữ liệu phân tích của nghiên cứu là số liệu khai thác cho một chuyến biển khai thác Nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào bao gồm số ngày khai thác, số lao động và chi phí các đầu vào khác Kết quả cho thấy mức TE của các tàu câu đường được ước lượng đạt trung bình 84% Riêng các yếu tố cải thiện TE, nghiên cứu bao gồm đặc điểm của thuyền trưởng, đặc điểm về tàu khai thác và loài thủy sản là những yếu tố được phântích.
Tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm thủy sảnkhaithác
Thông tin về tiêu thụ và phân phối sản phẩm góp phần tăng hiệu quả trong việc quản lý và sản xuất của ngư dân, bởi thông tin được trao đổi kịp thời giữa các nhân tham gia. Rosaleset al (2017) nhận định phân tích chuỗi giá trị trong lĩnh vực khai thác thủy sản cung cấp dữ liệu và thông tin hỗ trợ quản lý NLTS hơn là quản lý thị trường Nghiên cứu đã nhận định đặc điểm chung kênh phân phối (KPP) sản phẩm thủy sản khai thác ở Philippines gồm các tác nhân chính tham gia như (1) ngư dân, là người đánh bắt thủy sản, sau đó bán và một phần nhỏ để lại sử dụng trong gia đình và có hạn chế trong việc chế biến; (2) Người buôn bán, là người mua thủy sản đánh bắt từ ngư dân, tổng hợp số lượng thủy sản khai thác từ nhiều con tàu, sau đó phân loại thủy sản theo kích cỡ, đóng gói và vận chuyển đến nhà máy chế biến và người bán lẻ tại các chợ; (3) Nhà máy chế biến có thể mua và tổng hợp thủy sản khai thác, sau đó chế biến và sơ chế, đóng gói, vận chuyển và cuối cùng là bán các sản phẩm chế biến hoặc sơ chế đến các người bán lẻ tại các chợ;
(4) Người buôn bán lẻ tại các chợ, là người vận chuyển, bảo quản và bán trực tiếp đến người tiêu dùng; và người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm thủy sản khai thác tại chợ địa phương, siêu thị hoặc nhàhàng.
Một nghiên cứu khác cho thấy chuỗi ngành hàng khai thác thủy sản biển tại Kenya có nhiều tác nhân tham gia trong toàn chuỗi bao gồm có dịch vụ cung cấp đầu vào; ngư dân khai thác; cảng cá neo đậu; vận chuyển; nhà máy chế biến; bảo quản sản phẩm; người bán sĩ; người bán lẻ và xuất khẩu hoặc người tiêu dùng nội địa (Ardjosoediro & Neven,
2008) Tương tự, Porraset al.(2017) phân chia các tác nhân tham gia kênh phân phối sản phẩm cá cháy ở Bangladesh với ba nhóm chính: Trước tiên là thị trường đầu tiên, nguồn gốc sản phẩm từ ngư dân khai thác từ biển và được họbảoquản;Hailàthịtrườngbánsỉ,cóthểlàcácvựathumuavàthương;vàcuối cùng là thị trường bán lẻ, các cơ sở bán lẻ và người bán lẻ tại địa phương hoặc các nhà máy sơ chế và chế biến để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu (Hình 2.9).
Khai thác Thị trườngbánsỉ Thị trường bán lẻ
Hình 2.9: Kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác
Một số nghiên cứu trong nước đưa ra một số đặc điểm kênh phân phối sản của sản phẩm thủy sản khai thác như là sản lượng thủy sản khai thác ven bờ ở ĐBSCL chủ yếu bán trực tiếp cho người bán tại địa phương như vựa thu mua và thương lái, với 97% tổng sản lượng khai thác, phần còn lại sử dụng trong gia đình và làm quà cho họ hàng và bạn bè (Sinh & Long, 2011).
Một nghiên cứu khác về cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa có các tác nhân tham gia trong kênh phân phối là ngư dân, vựa thu mua, công ty chế biến thủy sản, người bán sỉ và người bán lẻ Kênh phân phối chính từ ngư dân – vựa thu mua – công ty chế biến thủy sản (Duy vàctv, 2012) Sự phân phối sản phẩm khai thác thủy sản của tỉnh Sóc Trăng được tác giả Long (2012) khái quát khá giống kênh phân phối cá ngừ sọc dưa ở tỉnh Khánh Hòa Kết quả cho thấy phần lớn sản phẩm thủy sản khai thác được bán chủ yếu cho các cơ sở thu mua (chiếm 98%) và phần còn lại rất nhỏ bán trực tiếp cho người tiêu thụ và người bán lẻ. Tương tự, sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu có các tác nhân tham gia là ngư dân, vựa thu mua, các chợ đầu mối, người bán lẻ, các nhà máy sơ chế Kênh phân phối sản phẩm khai thác nghề lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu chủ yếu qua ba kênh: kênh 1: ngư dân - vựa thu mua hải sản - các chợ đầu mối (69,3%); kênh 2: Ngư dân- vựa thu mua – Người bán lẻ - Người tiêu dùng và kênh 3: ngư dân – vựa thua mua – Nhà máy sơ chế - các siêu thị và người bán khác (Phượng vàctv,2018).
Thông qua kênh phân phối là các vựa thu mua, ngư dân rất thuận tiện cho việc bán được sản phẩm nhanh nhưng bị phụ thuộc, do ngư dân hạn chế quyền quyết định giá bán.Ngoài ra, một bộ phân ngư dân gặp khó khăn về vốn đầu tư nên có sự hỗ trợ từ vựa thu mua Điều này ảnh hưởng ngư dân bị động trong việc bán sản phẩm khai thác và họ thường bị ép giá (Duy vàctv, 2014; Phượng vàctv, 2018) Các kết quả nghiêncứucũngchothấy lượngthủysảnkhaithácchủyếutiêuthụởthịtrườngtrong nước, chỉ có 26,3% tổng sản lượng được các cơ sở thu mua bán cho các nhà máy chế để xuất khẩu và chỉ tập trung ở một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao (mực, cá ngừ) và ngư trường khai thác xabờ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu trước nhận định là lợi ích biên giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị (CGT) sản phẩm thủy sản khai thác chưa đảm bảo tính công bằng. Ngư dân có được lợi ích biên thấp nhất so với các tác nhân tham gia trong CGT (Rosaleset al., 2017; Duy vàctv, 2014) Cụ thể, chuỗi giá trị cá ngừ vây vàng ở phía Nam Negros, nhóm người buôn bán tạo ra lợi ích biên lớn nhất trong chuỗi, trong khi đó chuỗi giá trị cua ở Bohol, nhóm nhà chế biến và xuất khẩu có được lợi ích cao nhất, kế tiếp là nhóm người buôn bán và cuối cùng là ngư dân (Rosaleset al., 2017) Tương tự, Purcellet al (2017) chứng minh các ngư dân khai thác với qui mô nhỏ có mức thu nhập không đồng nhất giữa các loài thủy sản được khai thác, cụ thể là giá bán sản phẩm của ngư dân thường thấp hơn so với giá trên thị trường Ngư dân nhận được lợi ích khoảng 50% giá trị đối với các loài có giá trị thấp và dưới 10% đối với cá loài thủy sản có giá trị cao Trường hợp chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa, Việt Nam cũng có đặc điểm tương tự, ngư dân đóng góp giá trị gia tăng thêm lớn nhất vào chuỗi nhưng lợi ích của họ mang về là thấp nhất (Duy vàctv, 2014) Nguyên nhân là ngư dân thường thiếu thông tin về thị trường giá cả (Purcellet al., 2017).
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Khái niệm liên quan đến hoạt động khai thácthủysản
Nghề lưới kéo (còn gọi là lưới cào) là nghề khai thác thủy sản quan trọng ở Việt Nam (Long vàctv., 2019) Lưới kéo đơn và lưới kéo đôi là hai loại lưới kéo chủ yếu ở ĐBSCL Tàu lưới kéo đơn là một tàu kéo một lưới, lưới được mở ngang bằng hai ván lưới Phần giữ cá là đụt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ nhất (Hình 3.1).
Hình 3.1: Lưới kéo đơn Nguồn: Long vàctv.,2019
Ngư trường khai thác ở ĐBSCL chủ yếu là vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ Nghề lưới kéo có thời gian khai thác quanh năm, trừ thời gian thời tiết xấu và sửa chữa tàu Lưới kéo thuộc nhóm ngư cụ khai thác chủ động, làm việc theo nguyên lý lọc nước bắt cá Lưới kéo có dạng túi lưới Ở phần miệng lưới kéo là cánh lưới, kế đến là thân lưới và cuối cùng là đụt lưới, nơi chứa cá Cánh lưới có kích thước mắt lưới 2a lớn nhất, kế đến là thân lưới và đụt lưới Đụt lưới có kích thước 2a nhỏ nhất Kích thước 2a ở đụt lưới quyết định kích cỡ cá đánh bắt được Mắt lưới càng nhỏ thì lướibắtnhiềucácókíchcỡnhỏ.TheoquyđịnhcủaBộNNvàPTNT(2022)mắtlưới ở phần đụt cá đối với tàu có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m là 34 mm Nghề lưới kéo đánh bắt tất cả các loài thủy sản sinh sống ở vùng nước lưới kéo qua Chủ yếu là các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo đa dạng về loài thủy sản và kích cỡ, trong khi đó cá tạp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 30% (Long vàctv., 2019) Năm 2023, nghề lưới kéo chỉ được cho phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng lộng, tương ứng tàu khai thác có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m và vùng khơi, tương ứng với tàu có chiều dài từ 15 m trở lên.
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản (Luật Thủy sản, 2017) Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân được chia thành hai nhóm là khai thác biển và khai thác nội địa (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Trong đó, khai thác biển là hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân từ cửa biển trở ra vùng khơi Khai thác nội địa là hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân ở các thủy vực là các sông lớn, kênh và rạch, ao mương vườn hoặc theo mùa vụ khai thác là mùa nước lũ và mùa nước cạn (Sở
NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017).
Luật Thủy sản 2017 đã nêu là Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam bao gồm ba vùng khai thác là vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 định nghĩa ba vùng biển KTTS bao gồm: (1) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý; (2) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng; và (3) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam (Hình3.2). Đồng thời, quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam cũng được nêu rõ trong Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 như sau: (1) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng; (2) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15mhoạtđộngtạivùnglộng,khôngđượchoạtđộngtạivùngkhơivàvùngvenbờ;và
(3) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 m hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi Tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó, trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
Trực quan có thể phân biệt tàu khai thác thủy sản thông qua màu sắc từ cabin tàu.Trong quản lý đăng kiểm đăng ký ngư cụ và tàu thuyền khai thác thì màu xanh là tàu
Vùng ven bờ Tuyến bờ
Vùng khơi khai thác ở ven bờ với thân dài tàu nhỏ hơn 12 m; màu vàng là tàu khai thác ở vùng lộng với thân tàu dài từ 12 m đến dưới 15 m; và màu xám là tàu khai thác ở vùng khơi với thân tàu dài từ 15 m trở lên.
Hình 3.2: Cắt lược sơ đồ vùng biển Việt Nam Nguồn: Hải quân nhân dân Việt Nam, 2020
3.1.4 Phân loại sản phẩm thủy sản hảisản
Sản phẩm hải sản được phân phối dưới hình thức các dạng như (1) các dạng sản phẩm thủy sản xử lý thủ công, nghĩa là ngư dân bảo quản sau khi đánh bắt và bán dưới dạng tươi sống; (2) các sản phẩm thủy sản được xử lý, là các sản phẩm được tẩm ướp hoặc sản phẩm dạng khô; (3) sản phẩm đông lạnh và (4) dạng đóng hộp (Christensenet al.,2014) Ngoài ra, một số lượng thủy sản khai thác không sử dụng để làm thức ăn cho con người, được tận dụng làm nguồn thức ăn trong NTTS hoặc phân bón cho cây trồng(Sinh & Long,2011).
Cở sở lý luận về hiệu quảsảnxuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất (Beattie & Taylor, 1993) Hàm sản xuất tổng quát của một yếu tố đầu ra (y) và các yếu tố đầu vào được viết dưới dạng tổng quát nhưsau: y=f(x 1 ,x 2 ,….,x n ) (1)
Trong đó:ylà sản lượng đầu ra, là các yếu tố đầu vào,x 1 , x 2 ,….,x n là các yếu tốđầu vào trong quá trình sản xuất, bao gồm các yếu tố cố định và các yếu tố biến đổi Các giá trị củaxlớn hơn hoặc bằng không và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất.
Trong khai thác thủy sản, hàm sản xuất được mô tả là mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004) Sản lượng đánh bắt thay đổi theo mức nỗ lực khai thác và ngư dân có thể kiểm soát nỗ lực khai thác Nỗ lực khai thác (còn được gọi là nỗ lực đánh bắt hay mức cố gắng khai thác) được đo lường bằng số lượng tàu khai thác, thời gian đánh bắt, lực lượng lao động hay số lượng lưới (Anderson, 2004; Flaaten, 2020) Ngoài ra, nỗ lực khai thác còn được đo lường bởi các đặc tính vật lý của tàu khai thác như là công suất tàu, trọng tải hoặc là thời gian khai thác được đo lường bởi số ngày khai thác hay số chuyến khai thác (Pascoe & Robinson, 1998; Kirklyet al., 2003).
Về lý thuyết, hàm sản lượng khai thác được hàm số phụ thuộc vào mức cố gắng khai thác(E)và trữ lượng thủy sản (X) và được viết tổng quát nhưsau:
Trong ngắn hạn, hàm sản lượng khai thác,H,chịu tác động bởi mức cố gắng khai thác tại mức trữ lượng thủy sản nhất định (Anderson, 2004; Flaaten, 2020; Duy & Flaaten,
2016) Do vậy, sản lượng khai thác là một hàm số phụ thuộc vào mức nỗ lực khai thác của tàu, khi tăng mức nỗ lực khai thác góp phần làm tăng sản lượng đánh bắt nhưng không bắt buộc sự tăng này cũng một tỷ lệ (Flaaten, 2020).
Một số nghiên cứu đã ứng dụng hàm sản xuất để xem xét mối quan hệ của các yếu tố sản xuất và yếu tố đầu ra như là sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và chi phí của các tàu khai thác thủy sản Các nhà nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong nghề cá với đa dạng các dạng hàm Hàm sản xuất bao gồm hàm sản xuất Cobb- Douglas (Hannesson, 1983), hàm sản xuất dạng translog (Pascoe & Robinson, 1998), hàm sản xuất dạng hồi quy tuyến tính (Campbell & Lindner, 1990).
Hiệu quả sản xuất đề cập đến hiệu quả liên quan trong khâu sản xuất sản phẩm Hiệu quả sản xuất được các nhà kinh tế như Farrell (1957), Aigner & Chu (1968), Aigneret al(1977), Meeusenet al(1971), Coelliet al (2005) định nghĩa là tỷ lệ giữa năng suất, sản lượng và lợi nhuận đạt được của người sản xuất so với mức tiềm năng tối đa mà họ có thể đạt được Theo Farrell (1957) hiệu quả sản xuất gồm có hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE) và hiệu quả kinh tế (EE) Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độcôngnghệnhấtđịnh(Farrell,1957;Coellietal.,2005;Thôngvàctv.,2011).Hiệu quả phân phối là quá trình phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào với giá các yếu tố đầu vào và đầu ra hiện tại (Kumbhaker & Lovell, 2000) hay nói cách khác là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó (Thông vàctv, 2011) Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối(Coelliet al., 2005; Khai & Yabe, 2011; Thông vàctv, 2011) Do vậy, hộ khai thác thủy sản được gọi là có hiệu quả kỹ thuật cao hơn ngư dân khác khi khai thác được nhiều thủy sản hơn ứng với một lượng đầu vào cho trước Ngư dân thu được nhiều lợi nhuận hơn ứng với những lượng đầu ra và giá đầu vào cho trước được gọi là có hiệu quả kinh tế cao hơn ngư dân khác và đạt được hiệu quả phân phối nếu thu được lợi nhuận tối đa.
Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản là thước đo khả năng sản xuất tối đa đầu ra có thể từ một tập hợp đầu vào nhất định ứng với công nghệ sản xuất, nguồn tài nguyên thủy sản và điều kiện thời tiết nhất định (Kirkleyet al., 1998) Quản lý nghề cá là cách thức làm giảm thiểu hoặc kiểm soát nỗ lực khai thác NLTS để đạt được sự phân bổ nguồn lực khai thác hiệu quả (Pascoe & Robinson, 1998) hay là quản lý thông qua quản lý và kiểm soát nỗ lực khai thác và đầu ra trong KTTS (Pascoeet al, 2003) Thuật ngữ về nỗ lực khai thác cũng được hiểu là sự kết hợp các yếu tố đầu vào như là số lượng tàu khai thác; thời gian đánh bắt; đặc điểm vật lý về tàu, ứng với các đặc điểm đo lường như là chiều dài tàu, công suất máy, ngư cụ; và cáckỹnăng liên quan đến nguồn lực lao động trên tàu bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên (Anderson, 2004; Flaaten, 2020; Pascoe & Robinson, 1998; Kirkly & Squire, 2003) Trong khai thác thủy sản, ngư dân sử dụng một số yếu tố đầu vào giống nhau để đánh bắt và chế biến sản phẩm, các yếu tố đầu vào là tàu, nhiên liệu, ngư cụ, mồi và lao động Trong khi đó, hoạt động khai thác giữa các ngư dân sự khác biệt đáng kể bởi hiệu quả sự phối hợp các đầu vào trong khai thác thủy sản của ngư dân và yếu tố NLTS (trữ lượng nguồn lợi thủy sản) Cho nên, ngư dân có thể chủ động thay đổi số lượng các yếu tố đầu vào phù hợp theoquymô khai thác, nhưng không thể kiểm soát yếu tố về trữ lượng (Flaaten,2020).
Hiệu quả kinh tế trong khai thác thủy sản là yêu cầu ngư dân phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và phân phối, bao gồm đầu vào và đầu ra (Pascoeet al., 2001) Hiệu quả kinh tế có thể được ước lượng bởi hàm lợi nhuận hoặc hàm chi phí Hiệu quả kinh tế là khả năng thu được lợi nhuận tối đa ứng với các mức giá của đầu ra và đầu vào, lượng đầu vào cố định và trình độ công nghệ nhất định (Yotopoulos & Lau, 1973; Thông & Phượng, 2015). Hiệu quả chi phí có thể được hiểu là ước tính hiệu quả theo tiếp cận đầu vào, tức là thước đo khả năng sản xuất tối thiểu hóa lượng các yếu tố đầu vào với đầu ra cho trước.Graftonet al (2000) định nghĩa hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản là trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí thấp nhất Kompas (2005) cho rằng hiệu quả kinh tế trong nghề cá là đạt được khi sản lượng khai thác hoặc nỗ lực khai thác bền vững ở mức lợi nhuận đạt tối ưu, tức là sự chênh lệch giữa doanhthu và chi phí khai thác đạt lớn nhất tại mức nỗ lực khai thác nào đó Hay hiểu cách khác là sự phối hợp các đầu vào trong nghề cá (gồm tàu khai thác, nhiên liệu, lao động, ngư cụ khai thác) hợp lý để giảm thiểu mức chi phí khai thác với mức sản lượng nhấtđịnh.
Có hai cách để đo lường hiệu quả sản xuất là hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu vào và hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu ra Hình 3.3 và Hình 3.4 thể hiện hai cách đo lường về hiệu quả sản xuất Do vậy, phân tích hiệu quả sản xuất có thể xem xét dưới dạng cách tiếp cận đầu vào là cách tiếp cận tối ưu các đầu vào để đạt được một mức đầu ra nhất định hoặc cách tiếp cận đầu ra là cách tiếp cận đầu ra tối ưu có thể được tạo ra với một tập hợp các đầu vào (Coelliet al.,2005).
Hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận đầuvào:
Hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu vào của một hộ sản xuất là việc kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ nhất, chi phí thấp nhất nhằm để tạo ra một lượng đầu ra nhất định. Giả định, sản phẩm đầu ra là sản phẩm đơn (Y) và đầu vào có hai yếu tố đầu(x 1 , x 2 ) vào thì hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối được minhhọa như Hình 3.3. Giả định hàm sản xuất là hàm có hiệu suất theo quy mô không đổi Đường đẳng lượng
YY ’ là đường với tập hợp các điểm trên đường này thể hiện sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật Những điểm ở trên bên phải đường YY’ thể hiện tập hợp các yếu tố đầu vào kém hiệu quả kỹ thuật vì cần có nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Cụ thể, một hộ sản xuất tại điểm A là kém hiệu quả kỹ thuật và độ dài BA là mức kém quả của hộ sản xuất tại điểm A Do vậy, mức hiệu quả kỹ thuật sẽ là:
Thông tin về giá của các yếu tố đầu vào, ta cówlà vector giá của yếu tố đầu vào vàxtương ứng với vector lượng đầu vào được sử dụng sản xuất tại A Gọi x * là vector chi phí sử dụng đầu vào nhỏ nhất tại C Hiệu quả chi phí của hộ sản xuất được ước lượng được định nghĩa như là tỷ lệ giá của yếu tố đầu vào tại điểm A và C như sau:
Tỷ giá giữa hai đầu vào được cho bởi độ dốc của đường đẳng phí pp' Hiệu quả phân phối được tính toán như sau:
Việc giảm chi phí sản xuất với khoảng cách từ điểm B đến C thì vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối tại điểm C thay vì chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật tại điểm B.Hiệu quả tổng cộng về chi phí được tính toán như sau:
Các mức TE, AE và CE nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1.
Hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận đầura: Đánh giá hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu ra là việc kết hợp các yếu tố đầu vào với lượng cố định để tạo ra lượng đầu ra tối đa Đường giới hạn khả năng sản xuất được minh họa bằng đường cong ZZ’ ở Hình 3.4, thể hiện các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ đạt được hiệu quả kỹ thuật với lượng đầu ra làylớn nhất ứng với một lượng đầu vào (X) nhất định Giả định hàm sản xuất trong trường hợpnàycó năng suất biên giảm dần nên đọc dốc của đường sản lượng giảm dần khi lượng đầu vào tăng, tương ứngy=f(X) Khi đó, hộ sản xuất kém hiệu quả tại điểm P, tacó:
Hiệu quả kỹ thuật theo tiếp cận đầu ra làTEDP
Phương phápnghiêncứu
3.2.1 Cách tiếp cận và khung nghiêncứu
Trên nền tảng kế thừa các nghiên cứu trước và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nghiên cứu này vận dụng cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp của
Farrell (1957), phương pháp tiếp cận lý thuyết hệ thống (Đầu vào – sản xuất – Đầura); hiệu quả khai thác thuỷ sản (Flaaten, 2020) và kế thừa một số kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực khai thác thủy sản trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, khung phân tích của nghiên cứu này được đề xuất ở Hình3.7.
Nguồn lực Khai thác Tiêu thụ Hiệu quả-Tác động
Hình 3.7: Khung phân tích của nghiên cứuNguồn: Đề xuất của tác giả, 2021
3.2.2 Phương pháp thu thập sốliệu
Số liệu của đề tài sử dụng gồm có hai dạng là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Niên giám thống kê Việt Nam, Cục thống kê các tỉnh ven biển ở ĐBSCL, các báo cáo tổng kết về hiện trạng khai thác và quản lý hoạt động khai thác từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản ở các tỉnh nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan vấn đề nghiên cứu đã được công bố.
Số liệu sơ cấp của nghiên cứu bao có (1) số liệu được thu thập chính từ tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác là ngư dân khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo đơn và (2) số liệu thu thập từ các tác nhân sau tác nhân ngư dân khai thác, theo thông tin dòng chảy sản phẩm.
*Ngư dân:Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân khai thác thủy sản bằng tàu lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m bằng bảng phỏng vấn được soạn sẵn Theo Luật thủy sản Việt Nam về việc phân phần vùng khai thác thủy sản, tàu có chiều dài từ 6- dưới 12 m là khai thác ở vùng ven bờ và tàu có chiều dài từ 12- dưới 15 m là khai thác ở vùng lộng và tàu từ 15 m trở lên là khai thác vùng khơi Số liệu sơ cấp của ngư dân khai thác nghề lưới kéo đơn được thu thập thông qua ba bước khảo sát như sau:
Khảo sát 1: Đây là giai đoạn khảo sát thử nghiệm và tổng hợp thông tin thứ cấp liên quan đến đối tượng nghiên cứu để xác định địa bàn và nhóm tàu được lựa chọn phỏng vấn cho nghiên cứu Nhóm nghiên cứu thực hiện các công việc như sau: Công việc thứ nhất là nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi mở để thu thập số liệu thứ cấp từ các cán bộ phụ trách quản lý ngành tại các địa phương nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác chung của địa bàn Đồng thời, các số liệu tổng kết về hoạt động ngành được thu thập trong đợt khảo sát này Cuối cùng là nhóm nghiên cứu tiếp cận phỏng vấn thử khoảng 10 tàu khai thác để kiểm tra và điều chỉnh thông tin từ bảng phỏng vấn.
Khảo sát 2: Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ngư dân sử dụng lưới kéo đơn để đánh bắt thủy sản với phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (Thông vàctv.,
2022) Các ngư dân này được chọn lọc dựa vào số liệu danh sách tàu khai thác thủy sản của từng tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, chọn lọc ra danh sách tàu khai thác thủy sản nghề lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m, từ đó chọn ngẫu nhiên theo phương pháp rút thăm từ danh sách các ngư dân nghề lưới kéo đơn trên địa bàn nghiên cứu Khi đi thực địa, nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ từ các cán bộ quản lýcủaChicụcThủysảntạiđịaphươnghướngdẫnvàliênhệđểtiếpcậntrựctiếpvà
Biển phía Đông phỏng vấn ngư dân nghề lưới kéo đơn Tổng số quan sát được thu thập là 223 tàu lưới kéo, trong đó tàu ở vùng biển Đông (ĐNB) là 118 và vùng biển Tây (TNB) là 105 Các thông tin chính được thu thập từ ngư dân baogồm:
1) Thông tin về đặc điểm chung của hộ khai thác như là: kinh nghiệm của thuyền trưởng, trình độ học vấn của thuyền trưởng, số lao động tham gia khaithác.
2) Thông tin về tàu và ngư cụ khai thác: chiều dài tàu, trọng tải, chiều dài lưới, kích cỡ mắt lưới, số lượng lưới được chuẩn bị và những vật dụng trang bị trên tàukhác.
3) Thông tin về hoạt động khai thác thủy sản: số ngày khai thác, số tháng khai thác trong năm, sản lượng thủy sản khai thác bình quân mỗi chuyến biển, một số loài khai thác chủyếu.
4) Khía cạnh chi phí và tài chính bao gồm số lượng, giá các yếu tố đầu vào và đầu ra trong chuyến biển, tổng chi phí khai thác, doanh thu, lợinhuận
5) Nhận định của ngư dân về NLTS, chính sách quản lý nghề khai thác cũng như thuận lợi, khó khăn của ngư dân về hoạt động khai thác thủysản.
Khảo sát 3: Thu thập thông tin các tác nhân tham gia kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác nghề lưới kéo đơn Thông tin của các tác nhân này được ghi nhận thông tin từ tác nhân tham gia kênh phân phối của một số sản phẩm chính khai thác được từ vựa thu mua thủy sản; thương lái; cơ sở chế biến hoặc sơ chế sản phẩm thủy sản; hộ mua bán lẻ tại chợ bằng phiếu phỏng vấn được soạn sẵn Phương pháp thu thập dựa theo kênh phân phối dòng chảy sản phẩm, tức là thông tin nguồn bán sản phẩm thủy sản khai thác từ ngư dân, sau đó tiếp cận các tác nhân còn lại theo kênh phân phối sản phẩm. Thông tin chính của các tác nhân này được thu thập là sản lượng mua vào và bán ra, giá mua và bán, nguồn cung cấp nguyên liệu, chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các cơsở.
Tổng số quan sát phân theo nhóm của nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.1. Bảng 3.1: Số quan sát cần thu thập
Thông tin ĐNB TNB Tổng cộng
Vựa thu mua/thương lái 13 11 24
Cơ sở chế biến/sơ chế 5 5 10
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích sốliệu
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm STATA 15.1 là công cụ để để mô tả hiện trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo, mô tả tình hình tiêu thụ sản phẩm, nhận thức của ngư dân về quản lý nghề cá và ước lượng hàm sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.
3.3.3.2 Phương pháp phân tích sốliệu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích như sau:
3.3.3.2.1 Phương pháp thống kê môtả
KẾT QUẢ VÀ THẢOLUẬN
Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sôngCửuLong
4.1.1 Đặc điểm về lao động của nghề lướikéo
Số lao động trên tàu (kể cả thuyền trưởng) của nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL dao động từ 3 đến 4 người Số lượng lao động tùy thuộc vùng khai thác và kích cỡ tàu, chủ tàu sẽ huy động số lượng lao động phù hợp cho mỗi chuyến biển Trong đó, vùng ĐNB có khoảng 2,9 lao động, ít hơn so với vùng TNB (3,6 lao động) Nhóm tàu có chiều dài từ 6 m đến dưới 12 m (D6-12) cần khoảng 2 đến 3 người, ít hơn so với nhóm tàu có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m (D12-15) khoảng 1 người Nguyên nhân là nhóm tàu D12-15 có lưới kéo và thu hoạch với sản lượng lớn hơn nên có nhiều công việc hơn (ví dụ: thu và thả lưới, phân loại thủy sản) Hơn nữa là do quy mô đánh bắt không lớn, lực lượng lao động gia đình được tận dụng tham gia khai thác nhằm tăng thu nhập cho hộ ngư dân và chủ yếu là lao động nam giới Số lao động gia đình tham gia khai thác thủy sản khoảng 1-2 người ở hai nhóm tàu nghiên cứu và số lao động còn lại là được thuê mướn Vùng TNB có xu hướng thuê mướn lao động nhiều hơn vùng ĐNB, với khoảng 55% và 35% tương ứng. Tuy nhiên, lao động thuê mướn có xu hướng ngày càng khó khăn và không được ổn định nên việc thiếu lao động diễn ra thường xuyên ở các tàu khai thác có nhu cầu thuê mướn lao động Nguyên nhân là phần lớn các lao động vùng ven biển chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, là nơi có việc làm với mức thu nhập ổn định, ít rủi ro và có điều kiện lao động tốt hơn so với làm thuê trong hoạt động khai thác thủysản.
Các nghiên cứu trước cho thấy thuyền trưởng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác thủy sản bởi vì họ am hiểu và kinh nghiệm với vùng đánh bắt, mùa vụ khai thác và điều kiện thời tiết Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của thuyền trưởng ở nghề lưới kéo đơn là 43,5 tuổi với số năm kinh nghiệm các thuyền trưởng tích lũy được trong khai thác thủy sản là khoảng16năm Trong khai thác thủy sản,kinhnghiệmkhaitháclàmộttrongnhữngyếutốcóvaitròquyếtđịnhđếnhiệuquả khaithác,tứclàthuyềntrưởngvớinhiềukinhnghiệmsẽcóquyếtđịnhnhanhvàhợplý, đặc biệt là điều kiện nguồn lợi thủy sản thay đổi (Pascoe & Coglan, 2002; Squiresetal., 2003) Số năm đến trường hay nói cách khác là trình độ học vấn của các thuyền trưởng nghề lưới kéo đơn ở hai nhóm tàu nghiên cứu là khoảng 6,0 năm Trong đó, có khoảng 9% tổng số các thuyền trưởng có trình độ học vấn ở từ lớp 10 trở lên và có 2% tổng số các thuyền trưởng là không tham gia đến trường Nguyên nhân là các thuyền trưởng tham gia vào khai thác khá sớm nên hạn chế trong việc đến trường Điều này làm cho các thuyền trưởng hạn chế trong việc ứng dụng các công nghệ khai khác hiện đại và ảnh hưởng tới nhận thức về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khai thác thủy sản có trách nhiệm Nghề lưới kéo là nghề khai thác được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là tàu lưới kéo có chiều dài tàu dưới 12 m là nghề cấm khai thác hoàn toàn vào đầu năm 2023 (Bộ NN và PTNT, 2022) Ngoài yếu tố về tài chính, học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề lưới kéo ven bờ sang nghề khác hoặc thay đổi quy mô khai thác Vì thế, thuyền trưởng với học vấn cao giúp cho việc tiếp thu nhanh trong các buổi tập huấn nghề nghiệp và khả năng ứng dụng trang thiết bị trong khai thác thủysản.
Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ khai thác của nghề lưới kéo ĐNB TNB Tổngchung
Thông tin ĐVT Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC
Lao động gia đình Người 1,8 0,6 1,3 0,7 1,6 0,7
Lao động gia đình Người 1,9 0,6 1,8 1,1 1,9 0,9
Lao động gia đình Người 1,9 0,6 1,6 1,0 1,8 0,8
4.1.2 Đặc điểm về tàu và ngư cụ khaithác
Do khác biệt về đặc điểm vùng khai thác và quy mô, nhóm tàu nghiên cứu có sự khác biệt khá lớn về đặc điểm của tàu.Trong đó, tàu lưới kéo đơn vùng biển TNB sử dụng tàu với công suất máy tàu lớn hơn so với tàu vùng ĐNB Chiều dài bình quân của tàu vùng TNB là 12,4 m với công suất và trọng tải tàu là 82 CV và 9 tấn tương ứng Tàu vùng ĐNB lần lượt là 11,8 m; 46 CV và 6,5 tấn Chiều dài bình quân của tàu D6- 12 là 10,4 m với công suất và trọng tải tàu là 38,5 CV và 5 tấn tương ứng Đối với tàu D12-15 có thân tàu dài bình quân 13,2 m, công suất máy tàu lớn hơn gấp đôi tàu D6- 12 m và trọng tải của tàu khoảng 9,5 tấn Thực tế, tàukhaithác cócôngsuất máy lớn sẽkéođượcnhanhvàcóthểthamgiaởvùngkhaithácrộngnênsảnlượngthủysảnkhaithácđược nhiều hơn Kompaset al (2004) nhấn mạnh công suất máycànglớn thì hiệu quảkhaithácthủysảncàngtăng.Tuynhiên,việcgiatăngcôngsuấtmáycònphụthuộc vàothiếtkếtàuvàvùngđánhbắt,mộtkhităngquámứcdẫnsựlãngphínhiênliệu.
Thời gian sử dụng của tàu hay còn gọi là tuổi của tàu có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác bởi vì tăng chi phí sửa chữa tàu và trang thiết bị trên tàu Các nghiên cứu trước cho thấy là tuổi tàu càng nhiều làm cho kém hiệu quả trong khai thác thủy sản có xu hướng tăng (Sharma & Leung, 1999; Truonget al., 2011) Kết quả khảo sát cho thấy tàu vùng TNB có thời gian sử dụng ít hơn so với tàu vùng ĐNB, trung bình 8,1 năm và 9 năm tương ứng Thực tế, do sự khác biệt về điều kiện kinh tế của hộ ngư dân mà việc đầu tư tàu khai thác lúc ban đầu có thểlàtàu đóng mới hoặc là tàu đã qua sử dụng và được sửa chữalại.
Tàu lưới kéo đơn có chiều dài ngư cụ (lưới) trungbìnhlà 22m,lưới được sửa chữa thường xuyên do dễ bị rách Chiều dài ngư cụ ở nhóm tàu ĐNB ngắn hơn so vớivùngTNB với khoảng 21 m và 23,5 mtươngứng Số lượng ngư cụ được trang bị trên tàu cho mỗi chuyến biển tùy thuộc vào số ngày khai thác trên biển Ngư dân trang bị lưới trung bình từ
2 đến 3lưới,phòng khi lưới bịráchhoặc có thể thay đổi ngư cụ khimuốnthayđổiđốitượngđánhbắtlàcáhaylàcácloàitôm.Lướikhaitháccáthườngcó mắt lưới to hơn so với lưới đánh bắt các loài tôm và được sử dụng vào banngày,còn lưới khai thác tôm được sửdụngvào ban đêm Đối với tàu có số ngày khai thác từ hai ngày trở lên thường trang bị nhiều hơn 1 ngư cụ Trong đó, nhóm D12-15 trang bị số ngưcụdaođộngtừ4- 6lướivớichuyếnbiểndàitrungbình5-6ngày,cònnhómD6-12 là 1-2 lưới với số ngàykhaithác dao động từ 1 đến 2 ngày Kích thướcmắtlưới có ảnhhưởngđếnkíchcỡhảisảnkhaithácvàtácđộngrấtlớnđếnnguồnlợihảisản.Quyđịnhkíchthước mắt lưới ở bộ phận tập trung cá (đụtlưới)của Thông tư số01/2022của Bộnôngnghiệp vàpháttriển nông thôn ngày 18 tháng 1 năm 2022 quyđịnhvới nghề lưới kéocóchiềudàitàutừ12mđếndưới15mlà34mm.Kếtquảnghiêncứuchothấykíchthướcmắt lưới nghề lưới kéo đơn trung bình là 26 mm, nhỏ hơn so qui định chung củaBộNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn.Điềunàylàmộttrongnhữngnguyênnhâncó thể ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lợi thủy sản nên cần tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân.
Bảng 4.2: Kết cấu của tàu và ngư cụ khai thác thủy sản ĐNB TNB Tổngchung
Thông tin ĐVT Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2021
4.1.3 Đặc điểm về ngư trường, mùa vụ và sản lượng thủy sản khaithác
Lưới kéo có ngư trường khai thác ở vùngbiểnĐông và Tây Nam bộ của Đồng bằng sông Cửu Long (Vẹn vàctv., 2013; Long vàctv., 2019) Mùa vụ khai thác của nghề lưới kéo là rải đều quanh năm, ngoại trừ thời gian có thời tiết không thuận lợi Đối với vùng ĐNB, bình quân mỗi chuyến khai thác, số ngày khai thác khoảng 3 ngày, thời gian ngắn hơn so với ở vùng TNB khoảng 1 ngày Sản lượng thủy sản khai thác được trung bình581,8 kg/chuyến biển, tương ứng khoảng 22 ngàn kg/năm và năng suất khai thác thủy sản được tính trên công suất máy tàu ở là 9,8 kg/CV/chuyến và410 kg/CV/năm Trong khi đó, tàu vùng ĐNB có sản lượng bình quân mỗi chuyến khoảng 415 kg, thấp hơn so với vùng TNB hơn 1,5 lần, nhưng sản lượng trên công suất máy không khác biệt Kết quả kiểm định trung bình cho thấy sự chênh lệch về thời gian khai thác và sản lượng thủy sản khai thác ở vùng nghiên cứu có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa thống kê5%.
Bảng 4.3: Thời gian và sản lượng thủy sản khai thác của nghề lưới kéo
Thông tin ĐVT ĐNB TNB
Trung Trung Trung bình ĐLC bình ĐLC bình ĐLC
Ngày khai thác Ngày/chuyến 1,7 1,1 1,3 0,6 0,4 ** 1,6 1,0
Chuyến khai thác Chuyến/tháng 12,9 6,5 9,9 5,5 3,0 ** 11,8 6,3
Số tháng khai thác Tháng 7,9 2,6 9,2 1,4 (1,3) ** 8,4 2,3
Sản lượng Kg/chuyến 180,7 172,7 192,7 113,5 (12,0) ns 185,1 152,9
Sản lượng Kg/CV/chuyến 6,3 6,0 5,2 4,7 1,02 ns 5,9 5,6
Ngày khai thác Ngày/chuyến 4,1 1,3 5,0 3,0 (0,9) ** 4,6 2,4
Chuyến khai thác Chuyến/tháng 3,9 1,5 5,2 2,5 (1,3) *** 4,6 2,2
Số tháng khai thác Tháng 8,4 2,0 8,4 2,3 0,0 ns 8,4 2,2
Sản lượng Kg/CV/chuyến 12,0 6,4 13,0 12,6 (1,0) ns 12,6 10,2
Ngày khai thác Ngày/chuyến 2,9 1,7 3,8 3,0 (0,9) *** 3,3 2,4
Chuyến khai thác Chuyến/tháng 8,3 6,5 6,7 4,3 1,6 ** 7,6 5,6
Số tháng khai thác Tháng 8,1 2,3 8,6 2,1 (0,5) ** 8,4 2,2
Sản lượng Kg/CV/chuyến 9,2 6,8 10,5 11,3 (1,3) ns 9,8 9,2
Ghi chú: ** và *** là có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5% và 1%; ns là không có ý nghĩa thống kê (> 10%)
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2021 Đối với nhóm D6-12, số ngày khai thác dao động từ 1 ngày đến 2 ngày ở vùng khai thác là ven bờ và là tàu khá nhỏ nên thời gian trên biển rất ngắn và có khoảng 12 chuyến biển trong tháng và số tháng trong năm có thể hoạt động khoảng 8 tháng Thực tế, thời gian khai thác thủy sản nhiều tương đương cường lực khai thác thủy sản lớn ở vùng ven bờ, gây áp lực đến NLTS, đặc biệt là mùa sinh sản thủy sản Sản lượng thủy sản khai thác được trung bình 181,5 kg/chuyến biển, tương ứng khoảng 13.742 kg/năm và năng suất khai thác thủy sản được tính trên công suất máy tàu ở là 5,9 kg/CV/chuyến Trong khi đó, sản lượng thủy sản khai thác ở nhóm D12-15 đạt trung bình là 860,4 kg/chuyến biển, tương đương 27.911 kg/năm và năng suất khai thác thủy sản đạt 12,6 kg/CV/chuyến, cao hơn so với nhóm D6-12 Pomeroyet al (2009) nhận định sản lượng thủy sản đánh bắt vùng biển ven bờ ở Việt Nam đã vượt mức sản lượng bền vững tối đa Chính vì vậy, chính sách giảm và hạn chế số lượng tàu khai thác có tác động tiêu cực đến nguồn lợi hải sản, trong đó nghề lưới kéo với chiều dài của tàu nhỏ hơn 12 m, cần được cân nhắc để chính sách này khi thực hiện phù hợp với từng địa phương mà còn có thể xem xét cho từng cá nhân làm nghềnày.
4.1.4 Thành phần loài hải sản khai thác của nghề lưới kéođơn
Nghề lưới kéo khai thác rất đa dạng thành phần loài thủy sản Do đặc điểm của nghề lưới kéo là loại ngư cụ có tính chọn lọc thấp (Nhiên & Định, 2012; Triệu & Huy, 2022) nên nghề này khai thác đa dạng thành phần loài và nhiều kích cỡ khác nhau cũng như giá bán phụ thuộc vào kích cỡ và loài thủy sản Lưới kéo khai thác tất cả các loài hải sản bao gồm giáp xác; cá và nhuyễn thể Đây là nghề khai thác ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi cá con, đặc biệt vùng bãi đẻ và cá con (Minh & Tính, 2020) Ngoài ra, lưới kéo có tỷ lệ cá tạp sản phẩm (bao gồm kể cả cá có kích cỡ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, cá dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản) chiếm khoảng 24,8% tổng sản lượng thủy sản khai thác Trong khi đó, lưới rê có tỷ lệ cá tạp sản phẩm thấp hơn so với lưới kéo (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Cho nên là chính sách của ngành được định hướng phát triển là khuyến khích các tàu lưới kéo có thể chuyển sang nghề lưới rê, do đây là nghề khai thác có tính chọn lọc, sản phẩm đánh bắt ít ảnh hưởng đến NLTS cácon.
Thành phần loài thủy sản nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ở Bảng 4.4 Lưới kéo khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ khác nhau nên việc phân loại hoặc chia nhóm loài tùy thuộc vào mục đích cũng rất khác nhau Ngư dân sau khi đánh bắt và sản phẩm thủy sản được mua bán thủy hải sản với nhiều cách phân nhóm các loài thủy hải sản như là nhóm loài cá kinh tế, nhóm loài cá giá trị thấp hoặc ngư dân phân chia thủy sản theo nhóm thành phần loài như là nhóm giáp xác, nhóm chân đầu, nhóm cá làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và phân bón (Sinh & Long, 2011 và Triệu
& Huy, 2022) Sản phẩm thủy sản ở nghề lưới kéo của nghiên cứu này được phân thành năm nhóm thủy hải sản khai thác bao gồm nhóm (1) Nhóm các loài tôm; (2) nhóm các loài cá; (3) nhóm chân đầu (mực và bạch tuộc); (4) nhóm cá phân; và (5) nhóm khác (cua, ốc, và các loài khác) Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn khai thác nhóm loài cá chiếm tỷ trọng cao nhất (49% tổng sản lượng khai thác); kế đến là nhóm các loài tôm (29,4%); nhóm cá phân và nhóm chân đầu chiếm tỷ trọng tương ứng là 12,9% và 7,1% tổng sản lượng khai thác Tỷ trọng giữa các nhóm thủy hải sản khai thác giữa hai vùng biển có sự khác nhau Nghề lưới kéo ở vùng ĐNB, tỷ trọngnhómcáchiếm52,1%vànhómtômlà32,9%.NghềlướikéoởvùngTNBcótỷ trọng nhóm cá và nhóm tôm chiếm phần lớn (71,1% tổng sản lượng khai thác), ngoài ra nhóm chân đầu chiếm tỷ trọng là 10,7%, lớn hơn so với vùng ĐNB khoảng6,8%.
Bảng 4.4: Thành phần loài thủy sản nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL ĐNB TNB Tổng
Thành phần Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC
+ Mực và Bạch tuộc (kg) 22,5 37,7 77,0 95,4 48,3 76,0
Chi chú: * là nhóm cá ngư dân bán xô, sau khi đã lựa chọn một số loài cá có giá trị kinh tế; Giá trị %về sản lượng thủy sản khai thác; Giá trị được tính toán bình quân trên một chuyến biển của ngư dân Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2021
Kết quả khảo sát cho thấy có 70% ý kiến của ngư dân là có tham gia các lớp tập huấn và tuyên truyền về quản lý và bảo vệ NLTS của các sở ban ngành thủy sản Các nội dung chính của buổi tập huấn và tuyên truyền là quy định về kích thước mắt lưới; ngư trường khai thác; an toàn và cứu hộ và hướng dẫn các kỹ thuật trong khai thác Số lần tham dự bình quân của mỗi ngư dân là 2-3 lần trong năm.
Liênkết trong hoạt động khai thác được hiểu như là một hoạt động với tổ nhóm của tàukhaithác với nhau, họ cùng ra khơi để hỗ trợ các sự cố trên biển và đây là hoạtđộngliênkếttựnguyệngiữacáctàu,thườnglàhọhàngvàbạnbè.Bêncạnhđó,liênkết ởđâycũngđượchiểulàgiữacáctàulướikéovớicácvựathumua,ngườiđầutưcác nguyênliệuđầuvàotrongchuyếnkhaithácnhưngsựràngbuộclàngưdânphảibánsản phẩmthủysảnchohọ.Phượng&Hiền(2015) nhậnđịnhcácngưdân thamgialiênkết, các tổ viên thường giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn như là chia sẻ thông tin về ngư trường; tham gia cứu hộ cứu nạn trên biển chiếm; cho mượn vật tư lẫn nhau; và chia sẻ phí tổn của từng chuyến biển Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 74,4%sốtàulướikéođơncóthamgialiênkếttrongkhaithácthủysản,trongđó82,9% số tàu liên kết ở vùng TNB và 66,9% tàu ở ĐNB Nhìn chung, liên kết trong khai thác thủysảncủacáctàulướikéođơnchỉđơnthuầnlàhỗtrợcungcấpđầuvàovàkhaitháctrênbiển Hiện nay, các tỉnh đã và đang pháttriểnsự liên kết trongkhaithác giữa các tàu đánh bắt và chủyếucho các tàu khai thác quy mô lớn (khai thác xa bờ) và tính chấtliênkết này chỉ chỉ dừng lại ở chổ là hỗ trợ sản xuất trên biển, trong khi liên kết về đầu ra sản phẩm vẫn còn là vấn đề cần giải quyết Truonget al (2011) cũng nhận định vai trò quan trọng của việc hợp tác trong khai thác thủy sản và có ảnh hưởng tích cực đếnhiệuquả kỹ thuật trongkhaithác.
Bảng 4.5: Thông tin tổ chức sản xuất của nghề lưới kéo đơn
Thông tin ĐVT ĐNB (n = 118) TNB (n= 105) Tổng (n = 223)
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2021
Tìnhhìnhtiêuthụvàphânphốicủasảnphẩmthủysảnkhaithác
Thủy sản khai thác được bán trực tiếp cho các vựa và thương lái thu mua (100%). Những nghiên cứu trước như là Tuy vàctv (2011) và Vẹn vàctv (2013) cho thấy sản phẩm thủy sản khai thác ở ĐBSCL chủ yếu được bán trực tiếp cho các vựa và thương lái thu mua và một phần nhỏ bán cho các tàu thu mua hải sản trên biển, riêng các tàu lưới kéo qui mô nhỏ chủ yếu bán cho các vựa và thương lái thu mua Giá bán sản phẩm thủy sản tùy thuộc vào thành phần loài và kích cỡ nên đa dạng các mức giá bán khác nhau Giá của một số loài thủy sản được mô tả ở Bảng 4.6 Giá bình quân giữa các loài thủy sản ở các loài tôm có giá dao động khá lớn, phụ thuộc vào kích cỡ và thành phần loài tôm đánh bắt được Nhóm mực và bạch tuột có giá dao động trong khoảng 60 đồng/kg Các loài cá đù giá khoảng 36-54 ngàn đồng/kg hoặc cá bổi hoặc cá xô có giá dao động từ 15-18 ngàn đồng/kg Cuối cùng, cá phân có giá khảng 3-4 ngàn đồng/kg Hình thức bảo quản thuỷ sản khai thác chủ yếu là ướp đá vàmuối.
Kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL chủ yếu làKPP truyền thống và sản phẩm dưới dạng tươi sống Christensenet al (2014) nhận định sản phẩm hải sản được phân phối dưới hai dạng chính là (1) sản phẩm thủy sản xử lý thủ công, nghĩa là ngư dân bảo quản sản phẩm thủy sản khai thác sau khi đánh bắt và được bán dưới dạng tươi sống và (2) sản phẩm thủy sản được sơ chế và biến biến, tức là các sản phẩm thủy sản được sơ chế như là sản phẩm làm sạch vẩy, bỏ ruột; sản phẩm được tẩm ướp; sản phẩm thủy sản sấy khô; sản phẩm thủy sản đông lạnh; và dạng đóng hộp Sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL có hai KPP chủ yếu là (1) Ngư dân khai thác – Vựa thu mua – Chợ đầu mối – Người bán lẻ - Tiêu dùng và (2) Ngư dân khai thác – Vựa thu mua – Người bán lẻ - Tiêu dùng Ngoài ra, một số kênh phân phối khác với tỷ trọng nhỏ Hình 4.1 thể hiện chi tiết về KPP sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.
Bảng 4.6: Giá bình quân một loài thủy sản chính (Đơn vị tính: 1.000 đồng/kg) ĐNB TNB Tổng
Thành phần Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2022
Kênh 1: Ngư dân→Vựa thu mua→ Chợ đầu mối → Bán lẻ → Tiêu dùng:Có 100% sản lượng thủy sản ngư dân nghề lưới kéo ở ĐBSCL bán cho vựa thu mua hải sản, sau đó vựa mua thu vận chuyển đến chợ đầu mối trung tâm thành phố như là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 56,5% về sản lượng thủy sản Tại chợ đầu mối, vựa thu mua phân phối lại cho nhóm bán lẻ với ước tính khoảng 44,2% tổng sản lượng thủy sản và 66,6% tổng sản lượng được cung cấp cho hộ tiêu dùng Đây là KPP quan trọng nhất trong các KPP của sản phẩm thủy sản khai thác nghề lưới kéo nói riêng và nghề khai thác thủy sản nóichung.
Kênh 2: Ngư dân → Bán lẻ → Tiêu dùng:Kênh này là kênh quan trọng thứ hai trong các kênh phân phối của sản phẩm thủy sản khai thác nghề lưới kéo ở ĐBSCL Ở kênh này, vựa thu mua sẽ phân phối lại cho người bán lẻ với khoảng 22,7% sản lượng
Khai thác Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng
5,0% Sơ chế và chế biến 2,0%
Ngư dân khai thác nghề lưới kéo
Vựa thu mua thủy sản khai thác 5,3%
Siêu thị và cửa hàng tiện
Nhà hàng và quán ăn
Người nuôi TS và tập trung cho người bán lẻ tại các điểm chợ địa phương và các vùng lân cận trong tỉnh và sản lượng này sẽ bán lại cho người tiêu dùng và khách du lịch đến địa phương Kênh này là phần lớn cung cấp sản phẩm thủy sản khai thác đến người tiêu dùng với dạng tươi sống chưa qua chế biến hoặc sơ chế.
Hình 4.1: Kênh phân phối sản phẩm thủy sản của lưới kéo
Ghi chú: % về tổng sản lượng thủy sảnNguồn: Số liệu khảo sát, 2021
Kênh 3: Ngư dân → Sơ chế và chế biến → Bán lẻ→Tiêu dùng:Kênh 3 là kênh chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng thủy sản khai thác nghề lưới kéo ở ĐBSCL Một số sản phẩm chính được các cơ sở sơ chế và chế biến là mực khô, cá đù khô, cá lưỡi trâu khô, tôm biển khô Sau khi chế biến, sản phẩm khô được bán lại cho người bán lẻ, các chợ đầu mối và người tiêu dùng và rất ít được bán trực tiếp cho nhà hàng và quán ăn Mặc dù là kênh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm thủy sản khai thác của ngưdân.
Ngoài ra, một số KPP trực tiếp từ Ngư dân→Vựa→Siêu thị và cửa hàng tiện lợi;Ngư dân→Vựa→ Nhà hàng/quán ăn hay Ngư dân→Vựa→ Hộ tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong KPP sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Riêng cá phân trong KTTS là loại thủy sản được sử dụng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nên ngư dân bán trực tiếp cho vựa thu mua, sau đó vựa thu mua phân phối trực tiếp các người nuôi trồng thủy sản với tỷ trọng về sản lượng thủy sản khai thác nghề lưới kéo đơn là 12,9% tổng sản lượng thủy sản.
Nhìn chung, kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL cho thấy vai trò quan trọng của tác nhân trung gian là vựa thu mua hải sản, do tác nhân này thu mua 100% tổng sản lượng thủy sản khai thác của ngư dân nghề lưới kéo và sau đó phân phối lại các tác nhân khác Sản phẩm thủy sản khai thác phần lớn thông quaKPP truyền thống và sản phẩm dưới dạng tươi sống là chủ yếu Kết quả nghiên cứu có điểm tương đồng với KPP sản phẩm thủy sản nghề lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu (Vẹn vàctv, 2013; Phượng vàctv, 2018) và sản phẩm thủy sản khai thác tại Khánh Hòa (Hằng &Duy, 2013; Duy vàctv., 2014).
Hiện trạng quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sôngCửuLong
4.3.1 Chính sách quản lý về ngư cụ trong khai thác thủy sản ở ViệtNam
Một trong những vấn đề quản lý về tàu trong khai thác thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung là phân vùng khai thác thông qua chiều dài tàu khai thác, thay cho việc quản lý phân vùng trước đây là công suất máy tàu (Luật Thủy sản 2003 và 2017) Có ba nhóm tàu được phân theo ba vùng khai thác là nhóm tàu có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 12 m; nhóm tàu từ 12 m đến dưới 15 m; và nhóm tàu từ 15 m trở lên với tương ứng vùng khai thác là vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi.
Bảng 4.7: Đăng ký ngư cụ khai thác Đăng ký ĐVT ĐNB (n = 118) TNB (n= 105) Tổng (n = 223)
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
Hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam nói chung và tàu lưới kéo ở ĐBSCL nói riêng chủ yếu dựa vào Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật thủy sản; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của BộNông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi; vàThông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 về sửa đổi, bổ sung thông tư trong lĩnh vực thủy sản một số điều Thông tư số 19/2018/TT- BNNPTNT Tuy nhiên, công tác quản lý của các sở ban ngành địa phương về bảo vệ nguồn lợi thủy sản(NLTS) vẫn còn nhiều khó khăn Cụ thể là công tác kiểm tra và kiểm soát đối với các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ còn hạn chế nên ngư dân chưa quan tâm chấp hành tốt các quy định trong quản lý tàu khai thác (Sở NN vàPTNTtỉnhSócTrăng,2019).Chínhsáchhỗtrợvàkinhphíđầutưchuyểnđổinghề khai thác, tạo sinh kế thay thế một số nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ là chưa có (Sở
NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu,2020).
Ngư dân khai thác lưới kéo chấp hành chưa tốt các quy định về quản lý và bảo vệ NLTS Một trong những vấn đề chưa chấp hành tốt là việc đăng ký ngư cụ khai thác, tức là ngư cụ chưa được đăng ký hoặc có đăng ký với ngư cụ khác Cụ thể là ngư cụ đăng ký là lưới rê nhưng thực tế khai thác là nghề lưới kéo Kết quả nghiên cứu cho thấy có 16,6% số tàu lưới kéo là không đăng ký khai thác với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do phổ biến nhất là tàu nhỏ và là nghề cấm (tàu lưới kéo có chiều dài tàu nhỏ hơn 12 m) nên không cho đăng ký mới hoặc ngư dân khai thác không khai báo Vấn đề chưa chấp hành tốt các quy định về quản lý và bảo vệ NLTS thứ hai là số lần vi phạm của ngư dân, có khoảng 12% số tàu lưới kéo cho rằng là có khoảng 1-2 lần vi phạm trong thực hiện các quy định và chính sách quản lý và NLTS của Nhà nước Các vi phạm chủ yếu là sử dụng kích cỡ mắt lưới không dung quy định; giấy đăng ký cho phép sử dụng lưới kéo KTTS và khai thác cá con Đối với các trường hợp vi phạm trong KTTS, các cơ quan ban ngành áp dụng hình thức xử lý là phạt hành chính và cảnh cáo cũng như nhắc nhở các ngư dân thực hiện nghiêm các quy định và chính sách về quản lý và bảo vệNLTS.
4.3.2 Nhận định về quản lý nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thủysản
4.3.2.1 Các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủysản
Bảng 4.8 cho thấy hầu hết ngư dân nghề lưới kéo đánh giá các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ NLTS hiện nay là hợp lý và rất hợp lý, với hơn 79% ý kiến. Chỉ có 11,9% ý kiến cho rằng là không hợp lý nhưng ngư dân không rõ nguyên nhân. Điều này có thấy các quy định hay chính sách của nhà nước về quản lý và bảo vệ NLTS thực thi được đồng thuận cao của ngư dân.
Bảng 4.8: Nhận định của ngư về về các quy định quản lý nguồn lợi thủy sản
Nhận định Số quan sát (n = 109) Tỷ lệ % ý kiến
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
4.3.2.2 Sự thay đổi nguồn lợi thủy sản
Nhận định của ngư dân về đa dạng thành phần loài thủy sản, kích cỡ loài và sản lượng thủy sản khai thác có xu hướng giảm so với khoảng thời gian năm 2015 Có hơn98% ý kiến của ngư dân đánh giá sự sụt giảm của NLTS về sản lượng với mức giảm khoảng 36,2% Trong khi đó, mức giảm về sự đa dạng thành phần và kích cỡ loài thủy sản dao động từ 27-28% so với thời gian 5 năm về trước Ngư dân nhận định nguyên nhân chính là sự tăng về số lượng tàu và lượng thủy sản khai thác; sự đa dạng ngư cụ khai thác; sự thay đổi thời tiết và ô nhiễm nguồn nước biển từ hoạt động nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy ngư dân có xu hướng tăng sản lượng thủy sản khai thác từ việc cố gắng khai thác nhiều hơn như là tăng thời gian thả lưới, tăng số ngàykhaithác và thậm chí sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định của ngành Thủy sản Một số ngư dân vi phạm quy định mặc dù họ có nhận thức là phải bảo vệ NLTS, nguyên nhân là áp lực về việc tăng của các chi phí đầu, sự suy giảm của sản lượng thủy sản khai thác và cải thiện cuộc sống của các thành viên trong gia đình Hùng & Quỳnh (2020) nhận định việc khai thác thủy sản quá mức là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm sản lượng và thành phần loài thủy sản, bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng bởi yêu tố biến đổi khí hậu, ngư dân sử dụng ngư cụ hủy diệt và sự ô nhiễm nguồnnước.
Bảng 4.9: Đánh giá của ngư dân về sự suy giảm nguồn lợi thủy sản
Thành phần Số quan sát % ý kiến đánh giá giảm Mức giảm (%)
Ghi chú: Năm cố định so sánh là năm 2015
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
4.3.2.3 Những khía cạnh phát triển và quản lý để bảo vệNLTS
Bảng 4.10 mô tả tỷ lệ phần trăm (%) ý kiến của ngư dân làm nghề lưới kéo theo mức độ (điểm) từ 0 đến 10 Kết quả cho thấy ngư dân quan tâm tất cả các khía cạnh phát triển và quản lý để bảo vệ NLTS và sự phân bố điểm rộng từ 0 điểm đến 10 điểm Trong đó, ngư dân quan tâm đến mô hình phát triển và quản lý NLTS theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch, với khoảng 84,4% ý kiến từ 5 điểm trở lên Kế đến là quản lý theo mô hình đồng quản lý, tức ngư dân và các bên liên quan cùng quản lý và khai thác NLTS (với 72,5% ý kiến từ điểm 5 trởlên).
Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) mức điểm của các khía cạnh về bảo vệ NLTS (n = 109) Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Xây dựng khu bảo tồn 18,3 4,6 2,8 2,8 3,7 14,7 9,2 10,1 12,8 7,3 13,8 Bảo tồn và phát triển du lịch 6,4 1,8 0,0 0,9 6,4 15,6 9,2 22,9 11,9 13,8 11,0 Đồng quản lý 11,9 0,9 0,9 8,3 5,5 17,4 11,0 8,3 17,4 7,3 11,0
Kết hợp nuôi và bảo tồn NLTS 14,7 2,8 3,7 6,4 5,5 12,8 11,9 15,6 11,0 6,4 9,2 Đào tạo và chuyển đổi nghề 17,4 1,8 2,8 5,5 7,3 16,5 7,3 9,2 11,0 11,0 10,1
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
Tương tự, có khoảng 65-67% ý kiến từ 5 điểm trở lên đối với các khía cạnh phát triển và quản lý còn lại Đặc biệt là số ý kiến của ngư dân không hoặc chưa quan tâm (mức điểm 0) đến mô hình xây dựng khu bảo tồn (18,3% ý kiến) và đào tạo và chuyển đổi nghề (17,4% ý kiến) Điều này có thể ảnh hưởng đến chính sách giảm số lượng tàu lưới kéo vùng biển ven bờ và vùng cửa sông ở ĐBSCL, đặc biệt ngư dân chuyển đổi nghề từ nghề lưới kéo sang nghề phi khai thác thủy sản.
4.3.2.4 Những rủi ro trong hoạt động khai thác thủysản
Nhận định của ngư dân về rủi ro trong KTTS ở nghề lưới kéo được phân theo các nhóm rủi ro (Sinh vàctv., 2011; Tuy vàctv, 2011) như là rủi ro về sản lượng và năng suất, thay đổi kỹ thuật và công nghề khai thác, sinh học và môi trường, thị trường, nhân lực trên tàu và không trên tàu lưới kéo và rủi ro liên quan đến các thể chế và quy định quản lý trong hoạt động KTTS Rủi ro được đánh giá với mức độ từ thấp đến cao, tương ứng thang điểm từ 1 đến 10 điểm Kết quả ngư dân đánh giá về mức độ rủi ro trong hoạt động khai thác nghề lưới kéo đơn được trình bày ở Hình4.2.
Hình 4.2: Rủi ro trong khai thác thủy sản
Nguồn : Số liệu khảo sát, 2021
Yếu tố về năng suất và sản lượng được ngư dân đánh giá là rủi ro nhiều nhất với 8,6 điểm, do họ nhận thấy lượng hải sản khai thác được giảm so với thời gian trước, thời tiết cũng diễn biến phức tạp Kế đến là rủi ro về mặt sinh học và môi trường (7,6 điểm), rủi ro về thay đổi kỹ thuật và công nghệ là 6,1 điểm Rủi ro về thị trường và các quy định và thể chế liên quan đến nghề khai thác được ngư dânđánhgiá ở mức độ là trung bình (tương ứng là 5,7 điểm và 5 điểm) Nhận định của ngư dân lưới kéo tương đồng với ý kiến đánh giá của ngư dân KTTS ở ĐBSCL (Vẹn vàctv, 2013) với yếu tố rủi ro năng suất khai thác là yếu tố cần được quan tâm trong hoạt động KTTS nói chung Nhìn chung là ngư dân lưới kéo có sự quan tâm nhất định đối với rủi ro về năngsuấtvàsảnlượng,rủirovềmặtsinhhọcvàmôitrườngvìhọnhậnthấy đượcsự ảnh hưởng khá rõ do hai loại rủi ro này gây ra như sản lượng khai thác giảm, thời tiết thất thường và khó đoán trước.
Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéoởĐBSCL
4.4.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông CửuLong
4.4.1.1 Chi phí hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ởĐBSCL
Chi phí hoạt động khai thác của nghề lưới kéo bao gồm (1) chi phí biến đổi cho mỗi chuyến khai thác như là chi phí nhiên liệu, chi phí lương thực phẩm, chi phí bảo quản thủy sản (nước đá, muối), chi trả tiền công lao động và các khoản chi phí sửa chữa; và (2) chi phí khấu hao về vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị hỗ trợ khai thác (máy định vị, máy điện đàm) và các khoản thuế và phí hằng năm (Bảng 4.11).
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí khai thác phân theo vùng khai thác
Chi phí biến đổi của nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí (chiếm 88,5%). Chi phí biến đổi bình quân của vùng ĐNB là 6,3 triệu đồng/chuyến, thấp hơn gấp khoảng hơn 2 lần so với vùng TNB (15,1 triệu đồng) Sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1% Nguyên nhân làsựkhác biệt về thời gian khai thác và quy mô tàu giữa hai vùng Chi phí biến đổi bình quân của nhóm D12-15 cao hơn gấp 5 lần so với nhóm D6-12 (15,8 triệu đồng và 2,7 triệu đồng tương ứng) Trong cơ cấu chi phí biển đổi của mỗi chuyến biển (Hình 4.3 và Hình 4.4), ngư dân của nghề lưới kéo đơn đã chi cho nhiên liệu (dầu và nhớt) là nhiều nhất với khoảng 54% tổng chi phí biến đổi ở cả hai vùng, kế đến là chi phí lao động dao động từ22%ở vùng ĐNB và 26,9% ở vùng TNB, do có sự chênh lệch số lượng lao động thuê mướn bên cạnh ngư dân tận dụng lực lượng lao động sẵn có của gia đình Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước cho thấy đặc điểm lao động có tác động rất lớn đến hiệu quả khai thác thuỷ sản Cụ thể là sử dụng lao động gia đình càng nhiều dẫn đến hiệu quả khai thác có xu hướng giảm là do sự phân công công việc và phân phối lợi ích (Quangetal., 2019), trong khi lao động thuê mướn góp phần mang lại hiệu quả cao hơn Việc này có thể lý giải rằng, thu nhập của họ phụ thuộc vào doanh thu của chuyến biển, tức là họ được chi trả thu nhập thông qua việc ăn chia sản phẩm với chủtàu.
Trong khi đó, chi phí nhiên liệu có sự chênh lệch khá lớn trong cơ cấu chi phí biến đổi ở hai nhóm tàu khai thác, với 61,2% ở nhóm D6-12 và 53,3% ở nhóm D12-
15 Kế đến là chi cho chi trả tiền công lao động thuê (khoảng 18,2% và 26,2% tương ứng). Điều này có thể giải thích là tàu càng lớn, nhu cầu sử dụng chi phí nhiều hơn so với tàu nhỏ bởi có thời gian trên biển nhiều hơn, công suất máy và tàu lớn hơn và cần nhiều lao động hơn Kết quả cho thấy sự tương đồng so với nghiên cứu của Sinh & Long (2011) là khoản chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu chi phí hoạt động khai thác thủy sản (66,6%) Điều này nói lên hoạt động khai thác thủy sản chịu chi phối lớn bởi yếu tố nhiên liệu và lực lượng lao động khai thác Sự thay đổi tăng hoặc giảm giá nhiên liệu đầu vào, đặc biệt là xăng và dầu tác động rất lớn đến hoạt động khai thác của ngư dân ởĐBSCL.
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí khai thác phân theo nhóm chiều dài tàu lưới kéo Mặt khác, tổng giá trị đầu tư cho vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị hỗ trợ khai thác cũng như các khoản phí và thuế giữa vùng khai thác và nhóm chiều dài tàu có sự chênh lệch khá lớn (Bảng 4.11) Đối với vùng khai thác, mức chi phí đầu tư tàu bình quân ở vùng ĐNB là 177,5 triệu đồng và TNB là 287,4 triệu đồng Đối với chiều dài tàu, mức chi phí đầu tư bình quân là 148,3 triệu đồng cho nhóm D6-12, thấp hơn khoảng 1/2 lần so với nhóm D12-15 Mặt khác, ngư dân đầu tư với tàu hoàn toàn mới có thể giá trị lên đến 1.173,5 triệu đồng ở nhóm D12-15 Nghiên cứu của Longvà ctv (2018) cho rằng chi phí đầu tư ban đầu của nghề lưới kéo chủ yếu là vỏ tàu, máy tàu và ngư cụ với giá trị dao động 150-160 triệu đồng Điều này cho thấy, ngư dân có thể xem xét mức đầu tư ban đầu trong trường hợp chuyển đổi ngư cụ khác hoặc đầu tư tàu đủ điều kiện KTTS ở vùng lộng hoặc xa bờ khi quy định của ngành thủy sản là tàu lưới kéo đơn với chiều dài tàu từ 6 đến dưới 12m không được phép hoạt động trong thời gian tới Bảng 4.11 cho thấy chi phí khấu hao mỗi chuyến khai thác ở nhóm D6- 12 và D12-15 chiếm khoảng 15,1% và 11,4% tổng chi phí khai thác của tàu lưới kéo, trong đó chi mua vỏ tàu và máy tàu chiếm khoảng 60%, kế đến là chi phí chi cho ngư cụ, thiết bị hỗ trợ khai thác và các khoản cố định khác.Trong khi đó, các tàu lưới kéo ở vùng TNB có khoảng 12,7 -13,1% trong tổng chi phí và tập trung cho đầu tư tàu, máy tàu và ngưcụ.
Bảng 4.11: Giá trị đầu tư và chi phí cố định của nghề lưới kéo ĐNB TNB Tổngchung
Thông tin ĐVT Trung Trung Trung bình ĐLC bình ĐLC bình ĐLC
Chi phí đầu tư Tr.đồng 149,2 89,2 146,7 128,9 148,3 104,9
+ Chi phí tàu Tr.đồng 106,9 72,9 103,3 106,4 105.3 86,3
+ Chi phí máy Tr.đồng 21,3 16,3 24,7 22,7 22,5 18,9
+ Chi phí ngư cụ Tr.đồng 14,0 11,8 8,8 6,7 12,1 10,5
+ Chi phí thiết bị Tr.đồng 7,4 3,4 7,6 2,5 7,5 3,1
+ Chi phí khác Tr.đồng 0,1 0,1 2,2 2,1 0,9 1,7
Tổng chi phí Tr.đồng/chuyến 3,5 3,6 2,6 1,2 3,2 3,0
Chi phí đầu tư Tr.đồng 204,8 146,1 354,8 207,3 286,1 196,1 + Chi phí tàu Tr.đồng 134,5 116,7 245,9 177,2 194,9 161,8
+ Chi phí máy Tr.đồng 45,4 25,3 75,7 37,0 61,8 35,5
+ Chi phí ngư cụ Tr.đồng 17,5 13,9 22,5 11,4 20,2 12,8
+ Chi phí thiết bị Tr.đồng 7,1 2,7 8,8 3,1 8,0 3,1
+ Chi phí khác Tr.đồng 0,4 0,7 1,8 3,2 1,2 2,5
Tổng chi phí Tr.đồng/chuyến 10,7 4,4 23,9 12,9 17,9 11,9
Chi phí đầu tư Tr.đồng 177,5 124,1 287,4 209,3 229,6 177,9
+ Chi phí tàu Tr.đồng 120,7 98,3 199,7 170,9 157,9 142,6
+ Chi phí máy Tr.đồng 33,5 24,5 59,2 40,8 45,65 35,5
+ Chi phí ngư cụ Tr.đồng 15,8 13,0 18,1 11,9 16,9 12,5
+ Chi phí thiết bị Tr.đồng 7,2 3,1 8,4 3,0 7,8 3,1
+ Chi phí khác Tr.đồng 0,3 0,6 1,9 2,9 1,1 2,2
Tổng chi phí Tr.đồng/chuyến 7,2 5,4 17,0 14,6 11,8 11,8
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
4.4.1.2 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chi phí hoạt động khai thác của ngư dân ở lưới kéo ở ĐBSCL trung bình là 11,8 triệu đồng/chuyến, tương ứng 456 triệu đồng/năm và 0,19 triệu đồng/CV, có sự chênh lệch khá lớn giữa các tàu do khác biệt về mức độ đầu tư và qui mô tàu Tàu ở vùng TNB có chi phí cao gấp khoảng 2,5 lần so với vùng ĐNB, do quy mô tàu với công suất máy lớn, số ngày trên biển dài ngày nên việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu, lao động và các khoản phí khác liên quan Kết quả cho thấy sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa thống kê là 1% Doanh thu bình quân của tàu là 19,9 triệu đồng/chuyến, tương ứng khoảng 806,4 triệu đồng/năm và 0,15 triệu đồng/CV Tàu ở vùng TNB có thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với các tàu ở vùng ĐNB với khoảng 2 lần và hơn 1,5 lần tương ứng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động khai thác của các tàu thông qua tỷ số lợi nhuận và chi phí khai thác (tỷ suất lợi nhuận) giữa vùng TNB và ĐNB không có sự chênh lệch lớn (0,9 lần).
Nhóm D12-15 có tổng chi phí bình quân là 17,9 triệu đồng/chuyến và 0,25 triệu đồng/CV, cao hơn gấp 5 lần so với nhóm D6-12 Tổng doanh thu đạt 20 triệu đồng/chuyến và mang về lợi nhuận khoảng 8,1 triệu đồng/chuyến (tương ứng 0,42 và 0,17 triệu đồng/CV) Trong đó tổng doanh thu và lợi nhuận ở nhóm D12-15 cao hơn so với nhóm D6-12 Tuy nhiên, nhóm D6-12 hoạt động có hiệu quả về mặt tài chính hơn so với nhóm D12-15 Cụ thể là tỷ suất lợi nhuận ở nhóm D6-12 đạt 1,2 lần trong khi nhóm D12-
15 là 0,8 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê(p< 0,05) Điều này cho thấy tàu lưới kéo ở nhóm D6-12 đã thu hút các ngư dân vùng nghiên cứu đầu tư vào hoạt động khai thác trong khi nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ bị ảnh hưởng lớn từ nghề này. Hơn nữa, nhóm D6-12 có thời gian khai thác ngắn nên việc quay vòng vốn đầu tư cho khai thác thủy sản là khá nhanh, chỉ mất khoảng 1 đến 2 ngày và lượng nguồn vốn khiêm tốn, phù hợp với các ngư dân hạn chế về nguồn tài chính Hiềnvà ctv (2019) cho thấy các nghề khai thác thủy sản vùng ven biển ĐBSCL đã đóng góp hơn 80% tổng thu nhập của các hộ khai thác thủysản.
Nhóm D6-12 ở vùng ĐNB có mức chi phí khai thác cao hơn chút so với ở vùng TNB, với 3,5 triệu đồng/chuyến và 2,6 triệu đồng/chuyến tương ứng Tuy nhiên, các tàu lưới kéo đơn mang về khoảng doanh thu không có sự chênh lệch nhiều Tỷ suất lợi nhuận đạt bình quân 1,6 lần ở vùng TNB và 0,9 lần ở vùng ĐNB Nguyên nhân là các tàu lưới kéo đơn ở vùng ĐNB có thời gian trên biển dài ngày hơn với khoảng 1,7 ngày, trong khi các tàu ở TNB có thời gian trên biển là 1,3 ngày, dẫn đến chi phí khai thác cao hơn, nhưng sản lượng khai thác không có sự chênh lệch nhiều (khoảng 180 kg và 190 kg tươngứng).
Ngược lại, nhóm D12-15 ở vùng TNB có mức đầu tư và doanh thu mang về cao hơn so với ở vùng ĐNB Ở TNB có thời gian trên biển và số chuyến khai thác trong tháng dài hơn so với các tàu ở ĐNB Đồng thời, tàu lưới kéo ở vùng TNB với công suấtmáyvàtrọngtảitàukhánêncóthểđánhbắtởngưtrườngrộng vàlưul ạ i trên biển thời gian dài hơn Chính vì vậy, các tàu ở ĐNB có sản lượng thủy sản khai thác thấp hơn hơn khoảng 38% tổng sản lượng các tàu ở TNB.
Bảng 4.12: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của nghề lưới kéo đơn
Chêch Thông tin ĐNB TNB lệch Tổng chung
Doanh thu (tr.đ/chuyến) 6,2 6,5 6,4 5,3 (0,2) ns 6,3 6,1
Lợi nhuận (tr.đ/chuyến) 2,7 3,6 3,8 4,9 (1,1) ns 3,1 4,1
Tổng chi phí (tr.đ/năm) 217,3 142,5 225,6 151,0 (8,6) ns 220,4 144,9 Tổng doanh thu (tr.đ/năm) 407,4 345,5 528,5 401,7 (121,1) * 452,1 369,8 Lợi nhuận (tr.đ/năm) 190,1 246,3 302,8 360,0 (112,7) ** 231,7 296,6
Tổng chi phí (tr.đ/CV) 0,13 0,15 0,06 0,04 0,07 ns 0,11 0,12
Tổng doanh thu (tr.đ/CV) 0,22 0,24 0,17 0,21 0,01 ns 0,20 0,23
Lợi nhuận (tr.đ/CV) 0,12 0,19 0,11 0,18 0,01 ns 0,12 0,18
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,9 0,8 1,6 1,6 (0,7) ** 1,1 1,2
Tổng chi phí (tr.đ/năm) 316,5 128,2 878,5 485,7 (562,0) *** 621,1 462,1 Tổng doanh thu (tr.đ/năm) 607,8 252,0 1433,2 889,5 (825,4) *** 1055,1 790,7 Lợi nhuận (tr.đ/năm) 291,4 172,7 554,6 501,2 (263,2) *** 434,1 407,6 Tổng chi phí (tr.đ/CV) 0,21 0,12 0,29 0,22 (0,08) *** 0,25 0,16 Tổng doanh thu (tr.đ/CV) 0,39 0,19 0,44 0,35 (0,05) ns 0,42 0,29
Lợi nhuận (tr.đ/CV) 0,18 0,11 0,16 0,17 0,02 ns 0.17 0,14
Tổng chi phí (tr.đ/năm) 267,7 143,7 667,1 510,2 (399,4) *** 455,8 415,6 Tổng doanh thu (tr.đ/năm) 509,3 316,7 1140,2 874,4 (630,9) *** 806,4 714,6 Lợi nhuận (tr.đ/năm) 241,6 217,2 473,1 473,5 (231,5) *** 350,6 378,6
Tổng chi phí (tr.đ/CV) 0,17 0,14 0,21 0,21 (0,04) ** 0,19 0,18
Tổng doanh thu (tr.đ/CV) 0,30 0,23 0,36 0,33 (0,06) * 0,33 0,29
Lợi nhuận (tr.đ/CV) 0,15 0,16 0,14 0,17 0,01 ns 0,15 0,16
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,91 0,7 0,94 1,1 0,02 ns 0,92 0,9
Ghi chú: * , ** và *** là có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%; ns là không có ý nghĩa thống kê (lớnhơn mức 10%)
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
4.4.1.3 Thu nhập của lao động khai thác thủysản
Thành phần lao động trên tàu lưới kéo bao gồm cả lao động gia đình và lao động thuê mướn và số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô tàu và thời gian khai thác Cho nên là cách thức chi trả tiền công lao động rất khác nhau giữa các tàu lưới kéo ở ĐBSCL. Thu nhập của lao động tùy thuộc vào cách thức ăn chia, sản lượng đánh bắt và thời gian của chuyến biển Hiện nay, các tàu KTTS có các hình thức ăn chia phổ biến như là ăn chia trên doanh thu, ăn chia theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận và trả công lao động theo ngày Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với ngư dân nghề lưới kéo có thuê thêm lao động có hai hình thức là chi trả theo ngày công và hình thức ăn chia trên doanh thu Nhóm tàu D6-12 thường lựa chọn trả công lao động theo ngày rất phổ biến, dù thu nhập không cao, nhưng khi trả công theo ngày thì lao động đảm bảo có thu nhập Nghề KTTS là nghề được đánh giá rủi ro rất cao nên mức thu nhập của lao động như hiện nay cùng với việc thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều trên biển điều này thật sự chưa hấp dẫn và giữ chân được lao động Do đó, nghề lưới kéo gặp phải vấn đề việc thiếu lao động hoặc tranh chấp lao động giữa các chủ tàu Để hạn chế tình trạng này, đồng thời khuyến khích lao động ở lại với nghề, thì nhiều chủ tàu đã chọn giải pháp tăng tỷ lệ ăn chia hoặc thưởng thêm cho laođộng.
Bảng 4.13: Thu nhập của lao động trên tàu lưới kéo đơn ĐVT ĐNB TNB Tổngchung
Thông tin Trung Trung Trung bình ĐLC bình ĐLC bình ĐLC
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
4.4.1.4 Cá tạp trong khai thác thuỷsản
Ngư dân khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ với mục đích cơ bản là nâng cao thu nhập cho nông hộ (Hiềnvà ctv., 2019), ngư dân đánh bắt chủ yếu là bán thay vì để lại làm thực phẩm cho gia đình Lưới kéo với thành phần khai thác đa dạng nên số lượng loài cá có giá trị kinh tế (loài cá có giá trị sử dụng và sản lượng cao) bắt gặp nhiều nhưng sản lượng không cao so với nghề lưới rê (Triệu & Huy, 2021) Trong khi đó, lưới kéo ven bờ là ngư cụ khai thác có ảnh hưởng đến ngư trường, huỷ diệt nơi cư trú sinhtrưởngcủacácloàithuỷsinhvật,làmsuygiảmNLTS(Sở NN&PTNTtỉnhTrà
Vinh, 2017) Chính vì vậy, tỷ lệ cá tạp là một trong những yếu tố đánh giá ngư cụ có tác động đến NLTS(SởNN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Cá tạp trong nghiên cứu này bao gồm cá có kích cỡ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, cá dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Bảng 4.3 cho thấytỷlệ cá tạp dao động từ 10% đến 50% tổng sản lượng thủy sản khai thác, trung bình là 24,8% Ở vùng ĐNB, các tàu lưới kéo cótỷlệ cá tạp trung bình là 27,1%, cao hơn so với vùng TNB (22,2%) Tỷ lệ cá tạp ở nhóm tàu D6-12 cao hơn so với nhóm D12-
15, tương ứng 25,4% và 24,3% tổng số lượng thuỷ sản khai thác trong chuyến biển So với nghiên cứu trước, tỷ lệ cá tạp ở nghề lưới kéo ven bờ giảm đáng kể (Long, 2014), bởi do chính sách bảo vệ NLTS có hiệu quả từ việc kiểm soát kích cỡ mắc lưới ở ngư cụ Kết quả cũng cho thấy mắt lưới ở đụt trung bình khoảng 24,5 mm và tàu có mắt lưới càng nhỏ thì tỷ lệ cá tạp càng tăng (Bàng 4.13) Đối với tàu có tỷ lệ cá tạp dưới 20% thì ngư cụ có mắt lưới là 26,8mm và tàu có tỷ lệ cá tạp trên 40% thì 19,9 mm Thực tế, ngư dân sử dụng kích cỡ mắt lưới nhỏ hơn so với quy định chung, đặc biệt là các tàu nhóm D6-12, đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ NLTS vùng venbờ.
Bảng 4.14: Tỷ lệ cá tạp trong khai thác thuỷ sản
Thông tin ĐVT Nhỏ hơn 20
Tổng chi phí Tr.đ/chuyến 12,2 13,0 11,2 5,3
Tổng doanh thu Tr.đ/chuyến 20,8 22,1 17,7 11,5
Tổng lợi nhuận Tr.đ/chuyến 8,6 9,1 6,5 6,2
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021
Bảng 4.14 cho thấy các tàu lưới kéo với tỷ lệ cá tạp trên 40% trở lên chiếm khoảng 7% tổng số mẫu khảo sát và tập trung chủ yếu ở nhóm D6-12 Có khoảng 45% số tàu có tỷ lệ cá tạp dao động từ 20-30%, kế đến là cá tàu có tỷ lệ cá tạp từ 30-40% và dưới 20% chiếm tỷ trọng khoảng 25% và 21% tương ứng Ngoài ra, sản lượng, chi phí, doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm với mức tăng của tỷ lệ cá tạp trong chuyến biển Điều này có thể giải thích là nhóm tàu D6-12 có tỷ lệ khai thác cá tạp cao, đặc biệt là ở vùng ĐNB với 29,8%, nhưng thời gian chuyến biến thường trong ngày, tận dụng lao động của gia đình sẵn có và sản lượng khai thác không quá nhiều Chính vì vậy, ngư dân ở nhóm này có chi phí khai thác mỗi chuyến biển không quá lớn và lợi nhuận mang về tương đối cao.
4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéođơn
4.4.2.1 Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mô hình hiệu quả kỹthuật
Bảng 4.15 cho thấy các giá trị của các biến số đầu vào có sự biến động tương đối lớn, được thể hiện qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến số này khá lớn so với giá trị trung bình Nguyên nhân sự chênh lệch về qui mô khai thác như là số ngày khai thác, kích cỡ tàu nên có sự biến động khá lớn.
Bảng 4.15: Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra sử dụng trong hàm sản xuất
Thông tin ĐVT Trung bình ĐLC
Tổng doanh thu Triệu đồng 19,9 18,5
Sản lượng tổng hợp * Kg 131,7 157,3
Số lao động trên tàu Người 3,2 0,9
Công suất Mã lực (CV) 63,13 38,52
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật
Lao động gia đình Người 1,76 0,84
Số miệng lưới trên tàu Lưới 2,73 1,25
Ngư trường (1- TNB; 0- ĐNB) Dummy 0,47 0,50
Khoảng cách ngư trường ** Hải lý 12,36 6,74 Đăng ký ngư cụ (1-Có; 0- Không) Dummy 0,83 0,37
Liên kết (1-Có; 0- Không) Dummy 0,74 0,44
Ghi chú: * Sản lượng tổng hợp được tính bởi công thức (14), ** 1 hải lý = 1,852 km
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021
4.4.2.2 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo ngoài yếu tố trữlượng
4.4.2.2.1 Kiểm định các tham số của mô hình hàm sảnxuất
Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản ở Đồng bằng sôngCửuLong
Đánh giá của ngư dân làm nghề lưới kéo ở ĐBSCL là có những thuận lợi nhất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy một trong những thuận lợi nhất của nghề lưới kéo mang lại là nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống cho các thành viên trong gia đình Có 53,5% ý kiến của ngư dân nhận định và ngư dân ở cả hai vùng nghiên cứu cũng nhận định giống nhau. Ngư dân cho rằng dù sản lượng thủy sản khai thác ngày càng giảm nhưng giá bán được tăng lên nên ngư dân nhận thấy rằng vẫn đủ bù chi phí bỏ ra, qua việc tiết giảm chi phí tối đa và tận dụng các phụ phẩm mà trướcđâyđã bị vứt bỏ đi Kế đến là ngư dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác thủy sản (27,3% ý kiến) giúp ngư dân có thể xử lý tốt những tình huống xảy ra trong quá trình khai thác, ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết, đảm bảo an toàn khai thác Hơn nữa là nghề lưới kéo đơn hoạt động ở ngư trường khai thác không xa (tập trung từ vùng lộng trở vào vùng gần bờ) nên thời gian cho chuyến biển không quá dài (bình quân khoảng 3 ngày đến 4 ngày) với 27,9% ý kiến đánh giá Ngoài ra, nghề lưới kéo đơn là nghề truyền thống của gia đình “cha truyền con nối”; lao động tham gia khai thác thủy sản trong gia đình sẵn có hay nghề này không cần quá nhiều lao động như nghề khai thác xa bờ là những thuận lợi được ngư dân nghề lưới kéo nhậnđịnh.
Bên cạnh đó, nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn và chủ yếu từ yếu tố mà ngư dân ít kiểm soát Một trong những khó khăn lớn nhất của nghề lưới kéo đơn là (1) nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ được đánh giá là suy giảm, với 62,5% ý kiến; kế đến là nghề khai thác chịu tác động từ điều kiện thời tiết (53,3% ý kiến) và là nghề có chi phí sửa chữa ngư cụ khá cao do thường xuyên bị hỏng (17,9% ý kiến) Ngoài ra, một số ngư dân còn gặp khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, thường nhờ vào sự hỗ trợ vốn từ vựa thu mua nên dẫn đến bị động trong việc phân phối sản phẩm khai thác và không chủ động về giá cả (12% ý kiến) Những khó khăn trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác thủy sản và nâng cao thu nhập của ngư dân nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL Tuy vậy, ngư dân vẫn phải bám biển đánh bắt vì đây là kế mưu sinh truyền thống củahọ.
Bảng 4.28: Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo ở ĐBSCL
Thuận lợi ĐVT ĐNB (n = 102) TNB (n = 70) Tổng (n = 172)
1 Thuận lợi n 102 70 172 Đảm bảo cuộc sống % 52,0 55,7 53,5
Lực lượng lao động gia đình % 12,7 21,4 16,3
Dễ làm/không cần chuyên môn % 5,9 14,3 9,3
Nguồn lợi thủy sản giảm % 71,3 50,0 62,5
Không chủ động về giá cả % 1,9 21,1 9,8
Nhiều chi phí sửa chữa ngư cụ % 27,8 3,9 17,9
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2021 Đối với các tàu lưới kéo đơn ở vùng ĐNB, bên cạnh vấn đề về sự ảnh hưởng của thời tiết và NLTS suy giảm, ngư dân còn nhận định việc tiêu tốn nhiều chi phí để sửa chữa ngư cụ (27,8%) và thiếu vốn đầu tư nhiên liệu và vật tư cho khai thác (18,5%) Trong khi đó, ngư dân ở vùng TNB có sự khó khăn về việc chủ động giá cả là vấn đề thứ ba, sau yếu tố về tác động của thời tiết và suy giảm NLTS Ngư dân cho rằng, sản lượng thủy sản khai thác của họ khá lớn, trong khi nguồn tiêu thụ chủ yếu thông qua các vựa thu mua nên ngư dân bị động trong việc thương lượng giá cả.
4.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của nghề lưới kéo ởĐBSCL
4.5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của ngưdân
Ngư dân nghề lưới kéo ở ĐBSCL có tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất, do chỉ có khoảng 34,1% số tàu khai thác kết hợp các yếu tố đầu vào trong khai thác đạt hiệu quả kỹ thuật từ 80% trở lên và chỉ tập trung ở nhóm D12-15 Khoảng 30% số tàu lướikéocònchưaphânphốihợplýnguồnlựcđầuvàolàmchophíphíkhaithácchưa hiệu quả Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo quy mô nhỏ ở ĐBSCL như sau:
Ngư dân cần đầu tư và sửa chữa tàu và ngư cụ khai thác để nâng cao hiệu quả khai thác Ngư dân nghề lưới kéo ở ĐBSCL có thể đầu tư và nâng cấp công suất máy tàu kết hợp với đánh bắt theo nhóm đội nhằm hỗ trợ khai thác có hiệu quả Đối với các ngư dân có điều kiện đầu tư tàu mới hoặc tàu lớn hơn để khai thác vùng xa bờ mang lại hiệu quả tốt hơn và phù hợp với chính sách phát triển của ngành là khuyến kích ngư dân chuyển đổi để khai thác thủy sản vùngkhơi.
Ngư dân có thể nâng cao thu nhập từ việc điều chỉnh hoạt động đánh bắt và phương thức đánh Tức là ngư dân cần phối hợp sử dụng nhiều loại ngư cụ khai thác và việc khai thác có tính chọn lọc các loài cá có giá trị kinh tế hoặc kích cỡ lớn Hạn chế sử dụng kích cỡ mắt lưới quá nhỏ do tác động đến sự tái tạo NLTS, đặc biệt vào mùa sinh sản Qua cách thức điều chỉnh hoạt động khai thác, ngư dân có thể nâng thu nhập từ các loài cá giá trị kinh tế cao cũng như loại sản phẩm thủy sản này có giá trị gia tăng so với sản phẩm tươi sống mà ngư dân đang bán hiệnnay.
Ngư dân khai thác thủy sản cần liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở mô hình liên kết cùng ra khơi từ các nhóm và tổ hợp tác cùng ra khơi Nhóm khai thác hoặc tổ khai thác có đại diện nối kết với nơi tiêu thụ để sản phẩm đầu ra thuận lợi và hiệu quả hơn Ngoài ra, số ngày lưu trên biển được dài hơn, ngư dân cùng hợp tác sản xuất phát triển đội tàu vận chuyển giống như là đội tàu khai thác xa bờ Từ đó, sản phẩm thủy sản khai thác được vận chuyển đến cảng hoặc vựa thu mua rút ngắn thời gian trữ lạnh, giúp giữ ổn định chất lượng sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm thủy sản khaithác.
4.5.2.2 Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông CửuLong
Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo và kết hợp kết quả các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nghề này, một số đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề khai thác nói chung và nghề lưới kéo nói riêng nhưsau:
Quản lý ngành tăng cường tiếp cận thông tin cho ngư dân thông qua tuyên truyền và tập huấn Nội dung tuyên truyền và tập huấn cần tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, lưu trữ hồ sơ và bảo vệ NLTS giúp nâng cao hiệu quả khai thác của ngư dân ở ĐBSCL.
Cán bộ chuyên trách địa phương hướng dẫn ngư dân thực hiện theo quy định về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển và hoạt động kiêm nghề để đảm bảo nguồn thu nhập của gia đình Hỗ trợ chi phí cho các khóa đào tạo phù hợp với điều kiện sẵn có của ngư dân Giám sát thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra, có thể phân bổ nguồn lực sản xuất hợp lý với giácả.
Nhà nước và quản lý ngành thủy sản xây dựng và xác định quyền sử dụng của ngư dân thông qua các biện pháp ngăn chặn và khuyến khích như là hạn chế thời gian khai thác; hạn chế thiết bị và ngư cụ; cấp hạn ngạch khai thác; thả rạn nhân tạo; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển; khu bảo tồnbiển.
Cán bộ quản lý ngành tăng cường giám sát và kiểm tra với các hoạt động KTTS, đặc biệt vùng biển hạn chế khai thác Thực hiện phân cấp quản lý, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước giữa các cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cũng như giữa chính quyền địa phương và cộng đồng ngưdân
Nhà nước và quản lý ngành thủy sản hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện, năng lực của hộ ngư dân và sự phát triển ngành nghề tại địa phương. Cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ để khuyến khích và hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề Mặt khác, xây dựng mô hình chuyển đổi nghề dựa vào NLTS tại địa phương thông qua phát triển các mô hình nuôi biển kết hợp với dịch vụ du lịch cộngđồng.
4.5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sảnphẩm
Kết quả phân tích KPP từ ngư dân đến người tiêu dùng cho thấy một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác ở ĐBSCL như sau:
Xây dựng mô hình liên kết ngang và liên kết dọc: Tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong cơ chế thị trường hiện nay Tổ chức nhóm ngư dân KTTS ven bờ hình thành tổ nhóm nhằm khai thác điểm mạnh là tạo ra lượng sản phẩm tập trung đủ lớn, có thể truy suất nguồn gốc và chất lượng tốt Liên kết với các vựa thu mua cung ứng theo từng loại sản phẩm thủy sản khai thác Đối với sản phẩm KTTS có giá trị cao (mực, tôm, cá đù, lưỡi trâu) thì liên kết với vựa thu mua sản phẩm giá trị cao phân phối cho thị trường chợ đầu mối và các siêu thị Đối với hàng hóa chuyên cung cấp thị trường là các chợ truyền thống ở các địa phương trong vùng thì liên kết với các thương lái thu mua để cung phân phối cho các thị trường này Từ đó có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giá bán tại vựa thu mua so với giá bán cho người tiêudùng.