1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

203 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Đặng Thị Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Huỳnh Việt Khải
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 4,39 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU (17)
    • 1.1 Đặt vấn đề (17)
      • 1.1.1 Tính cấp thuyết về lý thuyết (0)
      • 1.1.2 Tính cấp thuyết về thực tiễn (0)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (21)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (22)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (23)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 1.4.2 Phạm vi không gian (24)
      • 1.4.3 Phạm vi thời gian (24)
      • 1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu (24)
    • 1.5 Cấu trúc của luận án (25)
    • 1.6 Đóng góp của luận án (26)
    • 1.7 Hạn chế của luận án (26)
  • Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (28)
    • 2.1 Hiện trạng khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (28)
      • 2.1.1 Qui mô khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (28)
      • 2.1.2 Cơ cấu nghề khai thác thủy sản (30)
      • 2.1.3 Ngư trường và mùa vụ khai thác thủy sản (32)
      • 2.1.4 Sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long (36)
    • 2.2 Hiệu quả sản xuất của hoạt động khai thác thủy sản (39)
      • 2.2.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (39)
      • 2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong hoạt động khai thác thủy sản (42)
      • 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản (53)
        • 2.2.3.1 Đặc điểm của lao động khai thác thủy sản (53)
        • 2.2.3.2 Đặc điểm của tàu và ngư cụ khai thác thủy sản (53)
        • 2.2.3.3 Đặc điểm của ngư trường và tổ chức sản xuất khai thác thủy sản (54)
    • 2.3 Tình hình tiêu thụ và phân phối sản phẩm thủy sản khai thác (54)
  • Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 3.1 Khái niệm liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản (57)
      • 3.1.1 Ngư cụ lưới kéo (57)
      • 3.1.2 Khai thác thủy sản (58)
      • 3.1.3 Vùng khai thác thủy sản (58)
      • 3.1.4 Phân loại sản phẩm thủy sản hải sản (59)
    • 3.2 Cở sở lý luận về hiệu quả sản xuất (59)
      • 3.2.1 Lý thuyết về sản xuất (59)
        • 3.2.1.1 Hàm sản xuất (59)
        • 3.2.1.2 Hiệu quả sản xuất (60)
        • 2.2.1.3 Hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản (65)
      • 3.2.2 Đo lường và dạng hàm hiệu quả sản xuất trong khai thác thủy sản (66)
        • 3.2.2.1 Cách đo lường hiệu quả sản xuất (66)
        • 3.2.2.2 Dạng hàm hiệu quả sản xuất (68)
        • 3.2.2.3 Hiệu quả kỹ thuật (68)
        • 3.2.2.4 Hiệu quả chi phí ước lượng từ hàm chi phí biên (73)
        • 3.2.2.5 Hiệu suất thay đổi theo quy mô (75)
        • 3.2.2.6 Phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho hoạt động KTTS (77)
        • 3.2.2.7 Hàm phi hiệu quả kỹ thuật và chi phí trong khai thác thủy sản (81)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (82)
      • 3.3.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu (0)
      • 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu (0)
        • 3.3.2.1 Số liệu thứ cấp (0)
        • 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp (83)
      • 3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (85)
        • 3.3.3.1 Phương pháp xử lý (85)
        • 3.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu (85)
  • Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (103)
    • 4.1 Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (103)
      • 4.1.1 Đặc điểm về lao động của nghề lưới kéo (103)
      • 4.1.2 Đặc điểm về tàu và ngư cụ khai thác (106)
      • 4.1.3 Đặc điểm về ngư trường, mùa vụ và sản lượng thủy sản khai thác (107)
      • 4.1.4 Thành phần loài hải sản khai thác của nghề lưới kéo đơn (110)
      • 4.1.5 Thông tin về tổ chức sản xuất của nghề khai thác thủy sản (111)
    • 4.2 Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản khai thác (112)
    • 4.3 Hiện trạng quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (115)
      • 4.3.1 Chính sách quản lý về ngư cụ trong khai thác thủy sản ở Việt Nam (115)
      • 4.3.2 Nhận định về quản lý nguồn lợi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (116)
        • 4.3.2.1 Các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (116)
        • 4.3.2.2 Sự thay đổi nguồn lợi thủy sản (116)
        • 4.3.2.3 Những khía cạnh phát triển và quản lý để bảo vệ NLTS (117)
        • 4.3.2.4 Những rủi ro trong hoạt động khai thác thủy sản (118)
    • 4.4 Phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL (119)
      • 4.4.1 Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (119)
        • 4.4.1.1 Chi phí hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL (119)
        • 4.4.1.2 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (123)
        • 4.4.1.3 Thu nhập của lao động khai thác thủy sản (126)
        • 4.4.1.4 Cá tạp trong khai thác thủy sản (126)
      • 4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo đơn (127)
        • 4.4.2.1 Mô tả các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mô hình hiệu quả kỹ thuật (127)
        • 4.4.2.2 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo ngoài yếu tố trữ lượng (128)
        • 4.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề lưới kéo (140)
        • 4.4.2.4 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật với trường hợp có yếu tố trữ lượng (146)
      • 4.4.3 Hiệu quả chi phí nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (148)
        • 4.4.3.1 Các yếu tố đầu vào và đầu ra của hàm ước lượng hiệu quả chi phí (148)
        • 4.4.3.2 Kiểm định các tham số của mô hình hàm chi phí (149)
        • 4.4.3.3 Hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo (152)
        • 4.4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của nghề lưới kéo (156)
    • 4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (161)
      • 4.5.1 Thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo ở ĐBSCL (161)
      • 4.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL (0)
        • 4.5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân (162)
        • 4.5.2.2 Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long (163)
        • 4.5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm (164)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (165)
    • 5.1 Kết luận (165)
    • 5.2 Kiến nghị (166)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)

Nội dung

Hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu LongHiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

1.1.1 Tính cấp thiết về lý thuyết

Quản lý nghề cá là quản lý theo nhiều mục tiêu, bao gồm mục tiêu về kinh tế, nguồn lợi thủy sản (NLTS), xã hội, và chính trị (Mardle et al., 2002) nên một số mục tiêu dẫn đến mâu thuẫn như là giữa mục tiêu kinh tế và NLTS hoặc xã hội Ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam có đặc điểm quản lý tài nguyên mở và tiếp cận quản lý nghề cá đa mục tiêu, trong đó trọng yếu là mục tiêu xã hội, tức là quan tâm đến thu nhập và việc làm của cộng đồng ngư dân (Quang et al., 2019) Nên quản lý nghề cá có thể gặp khó giữa tăng nỗ lực khai thác để đạt được hiệu quả kinh tế và hạn chế nỗ lực khai thác để giảm chi phí khai thác (Ward et al., 2004) Việc cân bằng giữa các mục tiêu là thách thức đối với nhà quản lý Một khi quản lý nghề cá có hiệu quả thì góp phần gia tăng sản lượng khai thác và giải quyết tốt việc làm, thu nhập của ngư dân cũng như giảm áp lực lên NLTS, đặc biệt là vùng khai thác có NLTS suy giảm (ví dụ là vùng biển ven bờ ở Việt Nam).

Quản lý nghề khai thác thủy sản (KTTS) sử dụng nhiều công cụ kiểm soát, trong đó là công cụ quản lý được áp dụng phổ biến là kiểm soát các hoạt động của ngư dân (Quang et al., 2019) thông qua cách tiếp cận kiểm soát các yếu tố đầu vào và đầu ra, hạn ngạch khai thác (Pascoe et al., 2003) Cách kiểm soát nỗ lực khai thác chủ yếu là giảm công suất đánh bắt, thông qua các chỉ tiêu như là số ngày đánh bắt, công suất máy, ngư cụ, chiều dài tàu, trọng tải tàu (Pascoe & Coglan, 2000; Quang et al., 2019). Đo lường hiệu quả trong hoạt động KTTS là xem xét mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004), tương ứng với mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào được sử dụng với sản lượng đầu ra trong một quá trình sản xuất (Beattie & Taylor, 1993) Tuy nhiên, nỗ lực khai thác là một khái niệm phức tạp, có thể được đo lường bởi các yếu tố đặc trưng bao gồm thời gian đánh bắt, số lượng tàu, lực lượng lao động (Pascoe & Coglan, 2000; Anderson, 2004; Song & Thụy,

2006) Vì thế, nổ lực khai thác thủy sản là một biến số được kiểm soát bởi nguồn lực con người (Anderson, 2004) Thông tin về hiệu quả sản xuất và các yếu tố tác động đến hiệu quả của các tàu KTTS có giá trị trong việc giải quyết cả tình trạng khai thác NLTS quá mức và giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định (Guttormsen & Roll, 2011). Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sản xuất trong KTTS có vai trò quan trọng cho ngư dân và người quản lý trong ngành thủy sản Nó góp phần cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động KTTS của tàu, các nhà quản lý có cơ sở đưa ra hoặc xây dựng các công cụ chính sách quản lý nghề cá, đánh giá lại sự phù hợp việc thực hiện các chính sách quản lý và ngư dân có thể xem xét mức đầu tư (Rose et al., 2000).

Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm Một số nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả theo ngư cụ khai thác (Squires et al., 2003; Truong et al., 2011; Duy & Flaaten, 2016; Quang et al., 2019), một số nghiên cứu theo hướng cách tiếp cận của nghiên cứu (Fousekis, 2002; Herrero et al., 2006; Tingleg et al., 2005) hoặc đối tượng loài đánh bắt (Pascoe et al., 2017;

Kompas et al., 2004) và cũng như chỉ đánh giá về khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hoạt động khai thác (Sinh & Long, 2011; Vẹn và ctv, 2014; Hùng & Quỳnh, 2020). Điều này cho thấy đo lường hiệu quả KTTS được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau và tùy thuộc vào dữ liệu nghiên cứu và đặc điểm của hoạt động KTTS Có hai cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất phổ biến trong KTTS là cách tiếp cận biên ngẫu nhiên và phân tích màng bao dữ liệu Đặc điểm chung của hai kỹ thuật đo lường là phương pháp ước lượng biên, một đường biên sẽ được xác định và điểm hiệu quả sẽ được xác định dựa trên đường biên đó (Lewin & Lovell 1990) Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sản xuất, bao gồm kỹ thuật và kinh tế điển hình trong KTTS là Kirkley et al (1995); Sharma & Leung (1999); Pascoe & Coglan (2002); Kompas & Che (2005); Herrere et al (2006); Quang et al (2019); Vinary et al (2022). Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong KTTS được ứng dụng ở một vài nghiên cứu liên quan đến ngư cụ khai thác, điển hình là lưới rê ở Đà Nẵng (Truong et al., 2011); lưới kéo ở Nha Trang (Ngoc et al., 2009) và lưới kéo ở Quảng Ninh và

Bến Tre (Quang et al., 2019), nhưng nghiên cứu ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng với KTTS là hoạt động sinh kế quan trọng của cộng đồng ven biển (Sinh & Long, 2011) Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích về hiệu quả sản của nghề KTTS, đặc biệt nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL thông qua cách tiếp cận hàm sản xuất ngẫu nhiên, nhằm góp phần đưa ra một số hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề KTTS ở ĐBSCL.

1.1.2 Tính cấp thiết về thực tiễn

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với đóng góp 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu (VASEP, 2021) trong đó có sự góp phần của hoạt động KTTS Sản lượng hải sản khai thác từ 3,1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu là 2,2 tỷ USD trong năm

2015 (VASEP, 2018) và tăng đến 3,92 triệu tấn, mang lại giá trị xuất khẩu là 3,4 tỷUSD trong năm 2021 (VASEP, 2022) Ngoài ra, KTTS đã tạo ra một nguồn thực phẩm lớn cho tiêu thụ trong nước và trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho cộng đồng dân cư vùng ven biển (Pomeroy et al., 2009; Sinh & Long, 2011) Đồng bằng sôngCửu Long là vùng có dân số 17,3 triệu người, chiếm 17,7% tổng dân số của cả nước(Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021) với hơn 74,2% dân số sống ở vùng nông thôn.Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hơn 38,4% tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của Việt Nam, trong đó sản lượng hải sản là 26,1% (Tổng cục Thống kê ViệtNam, 2021) ĐBSCL là vùng có tám tỉnh tiếp giáp biển và phát triển mạnh về hoạt động khai thác thủy sản (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021), trong đó tỉnh Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đóng góp khoảng 70% sản lượng thủy sản khai thác và chủ yếu là hải sản Nghề khai thác thủy sản của vùng thì khá đa dạng. Lưới kéo, lưới rê và lưới vây là ba loại nghề khai thác phổ biến, chiếm khoảng 60% tổng lượng tàu của vùng Qui mô khai thác thủy sản ở ĐBSCL trong năm 2018 là qui mô nhỏ và khai thác gần bờ, chiếm khoảng 53,3% số tàu đánh cá Ngoài ra, thu nhập của hộ ngư dân khai thác được tích lũy chính từ hoạt động khai thác thủy sản với hơn 80% tổng thu nhập của hộ (Hiền và ctv., 2019) Vì vậy, cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thủy sản và NLTS ven bờ đang bị áp lực (Pomeroy et al, 2009).

Nghề lưới kéo (còn gọi nghề cào) ở ĐBSCL là một trong những nghề khai thác thủy sản phổ biến, có thể phân thành hai loại là nghề lưới kéo đơn và lưới kéo đôi (Long và ctv., 2019) Lưới kéo đơn hay còn gọi là nghề lưới kéo một tàu, lưới được mở ngang bằng hai ván lưới và ngư trường khai thác là vùng ven bờ và vùng lộng (vùng biển ven bờ) và vùng khơi (vùng biển xa bờ) Lưới kéo đôi là nghề lưới kéo hai tàu kéo một lưới và ngư trường khai thác chủ yếu là vùng khơi Nghề lưới kéo được đánh giá là nghề có tính chọn lọc thấp, do khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ thủy sản Lưới kéo khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Nghề lưới kéo đơn ở ĐBSCL là nghề hoạt động với quy mô nhỏ, là tàu khai thác nhỏ, sử dụng số lao động trên tàu ít, công suất máy tàu không lớn, vùng khai thác ven bờ (Wagenaar et al., 2007; Madau et al., 2009; Sinh & Long, 2011), nên sản lượng khai thác trên đơn vị đánh bắt nhỏ, tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và trong nước (Hauck, 2008; Madau et al., 2009) Năng suất khai thác của lưới kéo ven bờ đạt

530 kg/CV/năm Tổng chi phí sản xuất của nghề lưới kéo khoảng 307-376 triệu đồng/năm/tàu và mang lại lợi nhuận 19,9 triệu đồng đối với lưới kéo (Sinh & Long, 2011; Vẹn và ctv, 2013).

Mặc khác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là ngư dân quy mô nhỏ Các nghiên cứu trước cho thấy ngư dân bán sản phẩm qua các khâu trung gian như là vựa thu mua, sơ chế và chế biến và cuối cùng được cung cấp đến người tiêu dùng (Ardjosediro & Neven, 2008; Porras et al., 2017; Duy và ctv., 2012; Duy và ctv., 2014) Ngư dân bán sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là tươi sống và kênh bán hàng truyền thống (Vẹn và ctv., 2013; Duy và ctv., 2014; Phượng và ctv.,

2018) Ngư dân là tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối và ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều rủi ro trong khai thác, thị trường đầu vào và đầu ra (Vẹn và ctv., 2013; Rosales et al., 2017; Purcell et al., 2017), do ngư dân khai thác với qui mô nhỏ thường ít thông tin về giá trên thị trường và nếu có thông tin thường do các vựa thu mua cung cấp. Ngoài ra, ngư dân thiếu dữ liệu tin cậy và thông tin về các tác nhân tham gia trong chuỗi KTTS. Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên

5 biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ Viện Nghiên cứu Hải sản (2018) thống kê tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ 2000-2014 và phần lớn sự giảm trữ lượng ở nhóm hải sản tầng đáy biển (41,7%) Hạn chế nghề khai thác hải sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL Các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đã và đang thực hiện theo chiến lược phát triển chung của ngành và quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu (2020) thống kê tốc độ giảm bình quân số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ là 1,1%/năm và tăng bình quân số lượng tàu xa bờ là 1,6%/năm trong giai đoạn từ 2016-2020 Tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tốc độ khai thác thủy sản tăng bình quân 2,03%/năm và 4,77%/năm tương ứng giai đoạn 2021-

2030, giảm khoảng 3%/năm và 5%/năm so với giai đoạn 2016-2020 (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016; Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017) Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu về quy mô khai thác có xu hướng là số lượng tàu khai thác công suất nhỏ giảm, phù hợp với chủ trương giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và phát triển số lượng tàu khai thác thủy sản vùng xa bờ Tuy nhiên, một trong những áp lực lớn cho các sở ban ngành của địa phương là chưa có chính sách hỗ trợ và kinh phí đầu tư chuyển đổi nghề khai thác, tạo sinh kế thay thế một số nghề khai thác thủy sản vùng ven bờ (Sở NN và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2020) Khó khăn này có thể làm giảm hiệu quả của chính sách tổ chức lại sản xuất khai thác trên biển Mặt khác, nghề lưới kéo vẫn thu hút ngư dân tham gia khai thác, đặc biệt là các tàu khai thác vùng ven bờ, do mức đầu tư phù hợp nguồn tài chính của ngư dân Một số ngư dân chấp nhận lựa chọn nghề này để sinh kế với hình thức trái phép Chính những lý do trên nghiên cứu để quản lý hiệu quả là góp phần cung cấp thông tin, các thể chế và quy định được xây dựng hiệu quả, ngư dân có thể cải thiện thu nhập và định hướng phát triển nghề nghiệp cho ngư dân thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất hàm ý chính sách quản lý khai thác ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

- Ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Ước lượng hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thỏa mãn những mục tiêu nghiên cứu, đề tài có những câu hỏi nghiên cứu như

- Mức hiệu quả kỹ thuật của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào?

- Mức hiệu quả chi phí của các tàu lưới kéo ở vùng ĐBSCL đạt ở mức độ nào?

- Yếu tố nào tác động đến mức hiệu quả kỹ thuật và chi phí của các tàu lưới kéo ở ĐBSCL?

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Củu Long Hoạt động khai thác được định nghĩa theo vùng thủy vực bao gồm khai thác thủy sản nội đồng và khai thác thủy sản biển (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016) Do vậy, đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung vào hoạt động khai thác biển, sau đây được gọi ngắn gọn là khai thác thủy sản và các quyết định đưa ra trong quá trình khai thác thủy sản của ngư dân ở ĐBSCL.

Ngư cụ khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng, trong đó có nghề lưới kéo đơn Lưới kéo đơn là ngư cụ khai thác chủ động, vùng khai thác rộng, mùa vụ quanh năm và khai thác chủ yếu các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Đặc điểm của nghề lưới kéo là chọn lọc đối tượng khai thác thấp nên khai thác đa dạng thành phần loài và kích cỡ thủy sản Quy mô khai thác thủy sản của ngư dân sử dụng lưới kéo đơn ở ĐBSCL chủ yếu là quy mô nhỏ Trong khi đó, tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam giảm 13,9% từ năm 2000 đến 2014 và sự giảm trữ lượng ở nhóm thủy sản tầng đáy biển là phần lớn, chiếm 41,7% tổng trữ lượng thủy sản (Viện Nghiên cứu Hải sản, 2018) Định hướng phát triển ngành khai thác thủy sản các tỉnh ven biển ở ĐBSCL đến năm 2020 và năm 2030 là tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là hạn chế áp lực khai thác vùng biển ven bờ và tăng khả năng khai thác vùng biển xa bờ Hạn chế nghề khai thác thủy sản ở tầng đáy và gần đáy biển (ví dụ nghề lưới kéo đơn) là chính sách được quan tâm ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung khảo sát trên loại ngư cụ là lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m, là nhóm ngư cụ khai thác thủy sản từ vùng lộng trở vào vùng ven bờ và không khai thác ở vùng khơi.

Nghiên cứu tập trung khảo sát nghề lưới kéo đơn ở bốn tỉnh thuộc ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Trong đó, tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Đông (ĐNB) và tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đại diện cho vùng biển khai thác ở phía Tây (TNB) Các tỉnh này phát triển mạnh về hoạt động KTTS, chiếm khoảng 70% về sản lượng thủy sản khai thác của ĐBSCL Thêm vào đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tàu lưới kéo đơn khai thác ở vùng ven bờ và vùng lộng, tương ứng chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 12 m và 12 m đến dưới 15 m. Luật Thủy sản Việt Nam năm 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ năm 2019 đã sửa đổi và quy định quản lý vùng khai thác thủy sản ở vùng biển là vùng khai thác bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi, tương ứng với tàu có chiều dài từ 6 – dưới 12 m, 12- dưới 15 m và trên 15 m, thay cho quy định vùng khai thác thủy sản trước đó (Luật Thủy sản 2003) là vùng gần bờ và vùng xa bờ, tương ứng với tàu có công suất máy tàu từ dưới 90 CV và từ 90 CV trở lên.

Nghiên cứu này sử dụng thông tin từ hai loại số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu là số liệu thứ cấp và sơ cấp Thứ nhất là thông tin dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021 để phân tích trong luận án Thứ hai là thông tin dữ liệu sơ cấp các thông tin về hoạt động khai thác của các tàu lưới kéo đơn tại địa bàn nghiên cứu; hoạt động kinh doanh và sản xuất của các cơ sở vựa và thương lái thu mua, hộ sơ chế và chế biến; hộ kinh doanh bán lẻ các mặt hàng thủy sản Nhằm đảm bảo thống nhất với hai nhóm tàu ở hai vùng nghiên cứu Nghiên cứu này, tác giả chọn phân tích đánh giá hiệu quả khai thác bình quân trên chuyến với thời gian hoạt động sản xuất trong năm 2019 Ở các tàu có chiều dài từ 6 m đến dưới 15 m, công nghệ và trang thiết bị trên tàu trang bị khai thác thủy sản không quá khác biệt giữa các tàu. Nghiên cứu cũng giả định trong năm 2019, ngư dân bán sản phẩm khai thác không biến động lớn bởi sự tác động của thị trường và mùa vụ khai thác thủy sản.

1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo có chiều dài từ 6- dưới 15 m, với ngư trường là vùng ven bờ và vùng lộng Đây là một trong những ngư cụ khai thác thủy sản phổ biến và được quản lý chặt chẽ của cơ quan ban ngành.

Nội dung 1: Phân tích hiện trạng khai thác, quản lý của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long Các nội dung 1 được trình bày như là (1) Hiện trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Nội dung 2: Hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Các nội dung 2 bao gồm (1) Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (2) Phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kém hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Nội dung 3: Đề xuất hàm ý chính sách quản lý phát triển ổn định nghề lưới kéo ở ĐBSCL Nội dung 3 được trình bày là (1) Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo; (2) Giải pháp quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long; và (3) Giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Cấu trúc của luận án

Nội dung của luận án gồm có 5 chương, nội dung cụ thể của các chương được trình bày như sau:

Chương 1: Giới thiệu Nội dung của chương trình bày tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu của luận án, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu Đồng thời, nội dung của chương này còn trình bày cấu trúc của luận án, một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn và điểm mới cũng như một số hạn chế của luận án.

Chương 2: Tổng quan tài liệu Nội dung của chương 2 gồm có một số nội dung chính được trình bày như: Khái quát về hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, nó cung cấp những thông tin cơ bản về lĩnh vực nghiên cứu và khái quát các công trình nghiên cứu liên quan.

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này trình bày một cách tổng thể cơ sở lý luận, các khái niệm, đánh giá lý thuyết về hiệu quả trong khai thác thủy sản Trên cơ sở lý thuyết và lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận án này được xây dựng nhằm đáp ứng với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.

Chương 4: Kết quả và thảo luận Nội dung chương 4 bao gồm các nội dung sau:

(1) Nghiên cứu mô tả hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long; (2) Tình hình tiêu thụ và phân phối của sản phẩm thủy sản khai thác ở ĐBSCL;

(3) Hiện trạng quản lý của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; (4) Phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL; và (5) Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nội dung chương 5 được tác giả trình bày kết luận về các kết quả đạt được của nghiên cứu theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những hạn chế của nội dung nghiên cứu, tác giả kiến nghị những định hướng nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản ở ĐBSCL.

Đóng góp của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực trạng khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kết quả luận án có một số đóng góp cho thực tiễn và khoa học như sau:

Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động khai thác, tình hình tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Từ đó góp phần cung cấp và bổ sung thông tin liên quan cho nhà quản lý và ngư dân Đồng thời, thực trạng khai thác thủy sản này góp phần bổ sung thông tin về nguồn tài liệu tham khảo cho đào tạo giáo dục.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin sự kém TE và CE trong KTTS là một phần do sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình khai thác Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định các yếu về đặc điểm tàu, ngư cụ và kinh tế- xã hội của ngư dân tác động sự kém hiệu quả sản xuất Từ đây, ngư dân nắm được hiện trạng phối hợp sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm góp phần cho ngư dân điều chỉnh và định hướng KTTS đạt hiệu quả tối ưu Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là cơ sở vận dụng xây dựng chính sách trong việc quản lý phát triển ngành khai thác thủy sản trên địa bàn nghiên cứu.

Luận án áp dụng phương pháp ước lượng tham số, với phương pháp ước lượng biên ngẫu nhiên để đo lường TE và CE cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

TE và CE trong KTTS Phương pháp ước lượng tham số được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng thực hiện. Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật ước lượng đồng thời giữa hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả nhằm để đạt được các ước lượng vững Ngoài ra, luận án còn tính toán hiệu suất quy mô của hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân làm nghề lưới kéo đơn.

Luận án góp phần làm giàu phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất trong hoạt động KTTS với nhiều đầu ra sản phẩm Cụ thể là phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật với biến đầu ra là doanh thu và sản lượng tổng hợp dựa trên tỷ trọng doanh thu các loài và nhóm loài thủy sản đóng góp Ngoài ra, tác giả đã ứng dụng phương pháp hồi quy logigit thứ bậc (Ordered logistic regression) cho các nhân tố tác động đến chỉ số phi hiệu quả kỹ thuật và chi phí Từ đó tác giả xác định được xác suất hiệu quả của từng nhóm, góp phần đưa ra kiến nghị cho ngư dân nâng cao hiệu quả KTTS. Địa bàn nghiên cứu là bốn tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và KiênGiang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng có hoạt động khai thác thủy sản trọng điểm và trong định hướng phát triển kinh tế biển Do đó, cần có nhiều nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển ngành khai thác thủy sản trong thời gian tới.

Hạn chế của luận án

Nghiên cứu đã phân tích được thực trạng, hiệu quả sản xuất, các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như sau:

- Giá sản phẩm thủy sản khai thác được giả định là ổn định trong thời gian nghiên cứu, tức là doanh thu hoạt động khai thác của ngư dân phần lớn phụ thuộc vào sản lượng thủy sản khai thác Tuy nhiên, giá cả sản phẩm biến động rất lớn giữa các chuyến biển, vùng nghiên cứu và mùa vụ khai thác, nhưng nghiên cứu này chưa được đo lường đầy đủ Do vậy, kết quả nghiên cứu có thể giải thích tốt trong điệu kiện được giả định trên.

- Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả sự phối hợp các yếu tố đầu vào trong khai thác của ngư dân Trong khi đó, nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên nên hiệu quả khai thác của ngư dân còn phụ thuộc vào yếu tố trữ lượng NLTS Tức là phân tích về mặt sinh học chưa được quan tâm bởi yêu cầu số liệu phải có các thông số về mặt sinh học của các loài cá cũng như số liệu theo thời gian (tháng, quý, năm) Hơn nữa, số liệu của nghiên cứu là số liệu sử dụng các giá trị bình quân và dựa vào ước đoán của người phỏng vấn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả.

- Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân rất đa dạng về ngư cụ và ngư trường khai thác, nhưng nghiên cứu chỉ tập trung các tàu lưới kéo đơn với chiều dài tàu từ 6m đến dưới 15 m ở ngư trường khai thác vùng ven bờ và vùng lộng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái niệm liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản

Nghề lưới kéo (còn gọi là lưới cào) là nghề khai thác thủy sản quan trọng ở Việt Nam (Long và ctv., 2019) Lưới kéo đơn và lưới kéo đôi là hai loại lưới kéo chủ yếu ở ĐBSCL Tàu lưới kéo đơn là một tàu kéo một lưới, lưới được mở ngang bằng hai ván lưới Phần giữ cá là đụt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ nhất (Hình 3.1).

Hình 3.1: Lưới kéo đơn Nguồn: Long và ctv., 2019

Ngư trường khai thác ở ĐBSCL chủ yếu là vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Nghề lưới kéo có thời gian khai thác quanh năm, trừ thời gian thời tiết xấu và sửa chữa tàu Lưới kéo thuộc nhóm ngư cụ khai thác chủ động, làm việc theo nguyên lý lọc nước bắt cá Lưới kéo có dạng túi lưới Ở phần miệng lưới kéo là cánh lưới, kế đến là thân lưới và cuối cùng là đụt lưới, nơi chứa cá Cánh lưới có kích thước mắt lưới 2a lớn nhất, kế đến là thân lưới và đụt lưới Đụt lưới có kích thước 2a nhỏ nhất.Kích thước 2a ở đụt lưới quyết định kích cỡ cá đánh bắt được Mắt lưới càng nhỏ thì lưới bắt nhiều cá có kích cỡ nhỏ Theo quy định của Bộ NN và PTNT (2022) mắt lưới ở phần đụt cá đối với tàu có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m là 34 mm Nghề lưới kéo đánh bắt tất cả các loài thủy sản sinh sống ở vùng nước lưới kéo qua Chủ yếu là các loài thủy sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy biển Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo đa dạng về loài thủy sản và kích cỡ, trong khi đó cá tạp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 30% (Long và ctv., 2019) Năm 2023, nghề lưới kéo chỉ được cho phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng lộng, tương ứng tàu khai thác có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m và vùng khơi, tương ứng với tàu có chiều dài từ 15 m trở lên.

Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản (Luật Thủy sản, 2017) Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên Hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân được chia thành hai nhóm là khai thác biển và khai thác nội địa (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016). Trong đó, khai thác biển là hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân từ cửa biển trở ra vùng khơi Khai thác nội địa là hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân ở các thủy vực là các sông lớn, kênh và rạch, ao mương vườn hoặc theo mùa vụ khai thác là mùa nước lũ và mùa nước cạn (Sở NN và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2017).

3.1.3 Vùng khai thác thủy sản

Luật Thủy sản 2017 đã nêu là Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam bao gồm ba vùng khai thác là vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 định nghĩa ba vùng biển KTTS bao gồm: (1) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến

06 hải lý; (2) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng; và (3) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam (Hình 3.2). Đồng thời, quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam cũng được nêu rõ trong Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 như sau: (1) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng; (2) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15m hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ; và

(3) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 m hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi Tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó, trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

Trực quan có thể phân biệt tàu khai thác thủy sản thông qua màu sắc từ cabin tàu.Trong quản lý đăng kiểm đăng ký ngư cụ và tàu thuyền khai thác thì màu xanh là tàu khai thác ở ven bờ với thân dài tàu nhỏ hơn 12 m; màu vàng là tàu khai thác ở vùng lộng với thân tàu dài từ 12 m đến dưới 15 m; và màu xám là tàu khai thác ở vùng khơi với thân tàu dài từ 15 m trở lên.

Hình 3.2: Cắt lược sơ đồ vùng biển Việt Nam Nguồn: Hải quân nhân dân Việt Nam, 2020

3.1.4 Phân loại sản phẩm thủy sản hải sản

Sản phẩm hải sản được phân phối dưới hình thức các dạng như (1) các dạng sản phẩm thủy sản xử lý thủ công, nghĩa là ngư dân bảo quản sau khi đánh bắt và bán dưới dạng tươi sống; (2) các sản phẩm thủy sản được xử lý, là các sản phẩm được tẩm ướp hoặc sản phẩm dạng khô; (3) sản phẩm đông lạnh và (4) dạng đóng hộp (Christensen et al., 2014) Ngoài ra, một số lượng thủy sản khai thác không sử dụng để làm thức ăn cho con người, được tận dụng làm nguồn thức ăn trong NTTS hoặc phân bón cho cây trồng (Sinh & Long, 2011).

Cở sở lý luận về hiệu quả sản xuất

3.2.1 Lý thuyết về sản xuất

Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất (Beattie & Taylor, 1993) Hàm sản xuất tổng quát của một yếu tố đầu ra (y) và các yếu tố đầu vào được viết dưới dạng tổng quát như sau:

Trong đó: y là sản lượng đầu ra, là các yếu tố đầu vào, x 1 , x 2 ,….,x n là các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, bao gồm các yếu tố cố định và các yếu tố biến đổi. Các giá trị của x lớn hơn hoặc bằng không và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất.

Trong khai thác thủy sản, hàm sản xuất được mô tả là mối quan hệ giữa nỗ lực khai thác và sản lượng thủy sản đánh bắt (Anderson, 2004) Sản lượng đánh bắt thay đổi theo mức nỗ lực khai thác và ngư dân có thể kiểm soát nỗ lực khai thác Nỗ lực khai thác (còn được gọi là nỗ lực đánh bắt hay mức cố gắng khai thác) được đo lường bằng số lượng tàu khai thác, thời gian đánh bắt, lực lượng lao động hay số lượng lưới (Anderson, 2004; Flaaten, 2020) Ngoài ra, nỗ lực khai thác còn được đo lường bởi các đặc tính vật lý của tàu khai thác như là công suất tàu, trọng tải hoặc là thời gian khai thác được đo lường bởi số ngày khai thác hay số chuyến khai thác (Pascoe & Robinson, 1998; Kirkly et al., 2003) Về lý thuyết, hàm sản lượng khai thác được hàm số phụ thuộc vào mức cố gắng khai thác (E) và trữ lượng thủy sản (X) và được viết tổng quát như sau:

Trong ngắn hạn, hàm sản lượng khai thác, H, chịu tác động bởi mức cố gắng khai thác tại mức trữ lượng thủy sản nhất định (Anderson, 2004; Flaaten, 2020; Duy & Flaaten, 2016) Do vậy, sản lượng khai thác là một hàm số phụ thuộc vào mức nỗ lực khai thác của tàu, khi tăng mức nỗ lực khai thác góp phần làm tăng sản lượng đánh bắt nhưng không bắt buộc sự tăng này cũng một tỷ lệ (Flaaten, 2020).

Một số nghiên cứu đã ứng dụng hàm sản xuất để xem xét mối quan hệ của các yếu tố sản xuất và yếu tố đầu ra như là sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và chi phí của các tàu khai thác thủy sản Các nhà nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong nghề cá với đa dạng các dạng hàm Hàm sản xuất bao gồm hàm sản xuất Cobb-Douglas (Hannesson, 1983), hàm sản xuất dạng translog (Pascoe & Robinson,

1998), hàm sản xuất dạng hồi quy tuyến tính (Campbell & Lindner, 1990).

Hiệu quả sản xuất đề cập đến hiệu quả liên quan trong khâu sản xuất sản phẩm. Hiệu quả sản xuất được các nhà kinh tế như Farrell (1957), Aigner & Chu (1968), Aigner et al (1977), Meeusen et al (1971), Coelli et al (2005) định nghĩa là tỷ lệ giữa năng suất, sản lượng và lợi nhuận đạt được của người sản xuất so với mức tiềm năng tối đa mà họ có thể đạt được Theo Farrell (1957) hiệu quả sản xuất gồm có hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE) và hiệu quả kinh tế (EE) Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định (Farrell, 1957; Coelli et al., 2005; Thông và ctv., 2011) Hiệu quả phân phối là quá trình phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào với giá các yếu tố đầu vào và đầu ra hiện tại (Kumbhaker & Lovell, 2000) hay nói cách khác là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó (Thông và ctv, 2011) Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Coelli et al., 2005; Khai & Yabe, 2011; Thông và ctv, 2011) Do vậy, hộ khai thác thủy sản được gọi là có hiệu quả kỹ thuật cao hơn ngư dân khác khi khai thác được nhiều thủy sản hơn ứng với một lượng đầu vào cho trước Ngư dân thu được nhiều lợi nhuận hơn ứng với những lượng đầu ra và giá đầu vào cho trước được gọi là có hiệu quả kinh tế cao hơn ngư dân khác và đạt được hiệu quả phân phối nếu thu được lợi nhuận tối đa.

Hiệu quả kỹ thuật trong khai thác thủy sản là thước đo khả năng sản xuất tối đa đầu ra có thể từ một tập hợp đầu vào nhất định ứng với công nghệ sản xuất, nguồn tài nguyên thủy sản và điều kiện thời tiết nhất định (Kirkley et al., 1998) Quản lý nghề cá là cách thức làm giảm thiểu hoặc kiểm soát nỗ lực khai thác NLTS để đạt được sự phân bổ nguồn lực khai thác hiệu quả (Pascoe & Robinson, 1998) hay là quản lý thông qua quản lý và kiểm soát nỗ lực khai thác và đầu ra trong KTTS (Pascoe et al, 2003). Thuật ngữ về nỗ lực khai thác cũng được hiểu là sự kết hợp các yếu tố đầu vào như là số lượng tàu khai thác; thời gian đánh bắt; đặc điểm vật lý về tàu, ứng với các đặc điểm đo lường như là chiều dài tàu, công suất máy, ngư cụ; và các kỹ năng liên quan đến nguồn lực lao động trên tàu bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên (Anderson, 2004; Flaaten, 2020; Pascoe & Robinson, 1998; Kirkly & Squire, 2003). Trong khai thác thủy sản, ngư dân sử dụng một số yếu tố đầu vào giống nhau để đánh bắt và chế biến sản phẩm, các yếu tố đầu vào là tàu, nhiên liệu, ngư cụ, mồi và lao động Trong khi đó, hoạt động khai thác giữa các ngư dân sự khác biệt đáng kể bởi hiệu quả sự phối hợp các đầu vào trong khai thác thủy sản của ngư dân và yếu tố NLTS (trữ lượng nguồn lợi thủy sản) Cho nên, ngư dân có thể chủ động thay đổi số lượng các yếu tố đầu vào phù hợp theo quy mô khai thác, nhưng không thể kiểm soát yếu tố về trữ lượng (Flaaten, 2020).

Hiệu quả kinh tế trong khai thác thủy sản là yêu cầu ngư dân phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và phân phối, bao gồm đầu vào và đầu ra (Pascoe et al., 2001) Hiệu quả kinh tế có thể được ước lượng bởi hàm lợi nhuận hoặc hàm chi phí Hiệu quả kinh tế là khả năng thu được lợi nhuận tối đa ứng với các mức giá của đầu ra và đầu vào, lượng đầu vào cố định và trình độ công nghệ nhất định (Yotopoulos & Lau, 1973; Thông &Phượng, 2015) Hiệu quả chi phí có thể được hiểu là ước tính hiệu quả theo tiếp cận đầu vào, tức là thước đo khả năng sản xuất tối thiểu hóa lượng các yếu tố đầu vào với đầu ra cho trước Grafton et al (2000) định nghĩa hiệu quả chi phí trong khai thác thủy sản là trình độ khai thác, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí thấp nhất Kompas (2005) cho rằng hiệu quả kinh tế trong nghề cá là đạt được khi sản lượng khai thác hoặc nỗ lực khai thác bền vững ở mức lợi nhuận đạt tối ưu, tức là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khai thác đạt lớn nhất tại mức nỗ lực khai thác nào đó Hay hiểu cách khác là sự phối hợp các đầu vào trong nghề cá (gồm tàu khai thác, nhiên liệu, lao động, ngư cụ khai thác) hợp lý để giảm thiểu mức chi phí khai thác với mức sản lượng nhất định.

Có hai cách để đo lường hiệu quả sản xuất là hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu vào và hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu ra Hình 3.3 và Hình 3.4 thể hiện hai cách đo lường về hiệu quả sản xuất Do vậy, phân tích hiệu quả sản xuất có thể xem xét dưới dạng cách tiếp cận đầu vào là cách tiếp cận tối ưu các đầu vào để đạt được một mức đầu ra nhất định hoặc cách tiếp cận đầu ra là cách tiếp cận đầu ra tối ưu có thể được tạo ra với một tập hợp các đầu vào (Coelli et al., 2005).

 Hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận đầu vào:

Hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu vào của một hộ sản xuất là việc kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhỏ nhất, chi phí thấp nhất nhằm để tạo ra một lượng đầu ra nhất định Giả định, sản phẩm đầu ra là sản phẩm đơn (Y) và đầu vào có hai yếu tố đầu (x 1 , x 2 ) vào thì hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối được minh họa như Hình 3.3 Giả định hàm sản xuất là hàm có hiệu suất theo quy mô không đổi. Đường đẳng lượng YY ’ là đường với tập hợp các điểm trên đường này thể hiện sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật Những điểm ở trên bên phải đường YY’ thể hiện tập hợp các yếu tố đầu vào kém hiệu quả kỹ thuật vì cần có nhiều đầu vào hơn mức tối thiểu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Cụ thể, một hộ sản xuất tại điểm A là kém hiệu quả kỹ thuật và độ dài BA là mức kém quả của hộ sản xuất tại điểm A Do vậy, mức hiệu quả kỹ thuật sẽ là:

Thông tin về giá của các yếu tố đầu vào, ta có w là vector giá của yếu tố đầu vào và x tương ứng với vector lượng đầu vào được sử dụng sản xuất tại A Gọi x * là vector chi phí sử dụng đầu vào nhỏ nhất tại C Hiệu quả chi phí của hộ sản xuất được ước lượng được định nghĩa như là tỷ lệ giá của yếu tố đầu vào tại điểm A và C như sau:

Tỷ giá giữa hai đầu vào được cho bởi độ dốc của đường đẳng phí pp' Hiệu quả phân phối được tính toán như sau:

Việc giảm chi phí sản xuất với khoảng cách từ điểm B đến C thì vừa đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối tại điểm C thay vì chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật tại điểm B Hiệu quả tổng cộng về chi phí được tính toán như sau:

Các mức TE, AE và CE nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1.

 Hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận đầu ra: Đánh giá hiệu quả sản xuất theo tiếp cận đầu ra là việc kết hợp các yếu tố đầu vào với lượng cố định để tạo ra lượng đầu ra tối đa Đường giới hạn khả năng sản xuất được minh họa bằng đường cong ZZ’ ở Hình 3.4, thể hiện các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ đạt được hiệu quả kỹ thuật với lượng đầu ra là y lớn nhất ứng với một lượng đầu vào (X) nhất định Giả định hàm sản xuất trong trường hợp này có năng suất biên giảm dần nên đọc dốc của đường sản lượng giảm dần khi lượng đầu vào tăng, tương ứng y = f(X) Khi đó, hộ sản xuất kém hiệu quả tại điểm P, ta có:

Hiệu quả kỹ thuật theo tiếp cận đầu ra là TE  DP

0 (x, y) là hàm khoảng cách sản lượng tại vec-tơ đầu vào được quan sát x và vec-tơ đầu ra được quan sát y Độ dốc của đường đẳng phí pp' biễu diễn tỷ giá giữa đầu vào và đầu ra (P x /P y ). Hiệu quả phân phối được tính toán như sau

Hiệu quả phân phối là

Hiệu quả kinh tế là EE 

Các mức hiệu quả này có giá trị nằm từ 0 đến 1, giống như cách tiếp cận đầu vào.

Hình 3.3: Đo lường hiệu quả theo đầu vào Hình 3.4: Đo lường hiệu quả theo đầu ra (Nguồn: Coelli et al., 2005)

2.2.1.3 Hiệu quả sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản

Dựa trên lý thuyết hàm sản lượng thủy sản khai thác (Công thức 2), hàm sản lượng là mối quan hệ giữa sản lượng và nỗ lực khai thác ứng với trữ lượng NLTS cho trước (Anderson, 2004) Mức nỗ lực thấp góp phần trữ lượng cao và sản lượng khai thác thấp và ngược lại (Flaaten, 2020) Để đảm bảo quy mô đàn cá tăng trưởng ở mức không âm, sản lượng đánh bắt yêu cầu nhỏ hơn khả năng mức tăng trưởng tự nhiên (Flaaten, 2020) Do vậy, sản lượng thủy sản khai thác bền vững là mức sản lượng được ngư dân đánh bắt bằng với mức tăng trưởng tự nhiên (Anderson, 2004) Từ đây có thể hình dung là trữ lượng là một hàm số phụ thuộc vào nỗ lực khai thác và từ công thức (2) sản lượng tại điểm cân bằng chính là hàm nỗ lực khai thác (Flaaten, 2020; Duy & Flaaten, 2016) Hình 3.5 cho thấy sản lượng thủy sản thay đổi theo mức nỗ lực khai thác Mức sản lượng có thể đạt cao nhất khi sản lượng đạt được tại mức nỗ lực E3 và tại điểm này sản lượng đạt mức cao nhất, gọi là sản lượng bền vững tối đa- Maximum Sustainable yield – MSY(Anderson, 2004; Flaaten, 2020).

Hình 3.5: Sản lượng và nỗ lực khai thác

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu

Trên nền tảng kế thừa các nghiên cứu trước và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nghiên cứu này vận dụng cách tiếp cận đo lường hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957), phương pháp tiếp cận lý thuyết hệ thống (Đầu vào – sản xuất – Đầu ra); hiệu quả khai thác thuỷ sản (Flaaten, 2020) và kế thừa một số kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực khai thác thủy sản trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, khung phân tích của nghiên cứu này được đề xuất ở Hình 3.7.

Nguồn lực Khai thác Tiêu thụ Hiệu quả-Tác động

Hình 3.7: Khung phân tích của nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2021

Thu thập từ hoạt động khai thác lưới kéo đơn

Phân tích hiện trạng KTTS, tiêu thụ sản phẩm và quản lý ngư cụ

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và chi phí của nghề lưới kéo Đo lường hiệu quả TE và CE

Phân tích SFA Ước lượng

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và CE

Hồi qui logit thứ bậc

Phân tích tác động biên của yếu tố đến TE và CE Đề xuất chính sách quản lý nghề lưới kéo

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài sử dụng gồm có hai dạng là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Niên giám thống kê Việt Nam, Cục thống kê các tỉnh ven biển ở ĐBSCL, các báo cáo tổng kết về hiện trạng khai thác và quản lý hoạt động khai thác từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản ở các tỉnh nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan vấn đề nghiên cứu đã được công bố.

Số liệu sơ cấp của nghiên cứu bao có (1) số liệu được thu thập chính từ tác nhân đầu tiên trong kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác là ngư dân khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo đơn và (2) số liệu thu thập từ các tác nhân sau tác nhân ngư dân khai thác, theo thông tin dòng chảy sản phẩm.

* Ngư dân: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân khai thác thủy sản bằng tàu lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m bằng bảng phỏng vấn được soạn sẵn Theo Luật thủy sản Việt Nam về việc phân phần vùng khai thác thủy sản, tàu có chiều dài từ 6- dưới 12 m là khai thác ở vùng ven bờ và tàu có chiều dài từ 12- dưới 15 m là khai thác ở vùng lộng và tàu từ 15 m trở lên là khai thác vùng khơi Số liệu sơ cấp của ngư dân khai thác nghề lưới kéo đơn được thu thập thông qua ba bước khảo sát như sau:

Khảo sát 1: Đây là giai đoạn khảo sát thử nghiệm và tổng hợp thông tin thứ cấp liên quan đến đối tượng nghiên cứu để xác định địa bàn và nhóm tàu được lựa chọn phỏng vấn cho nghiên cứu Nhóm nghiên cứu thực hiện các công việc như sau: Công việc thứ nhất là nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi mở để thu thập số liệu thứ cấp từ các cán bộ phụ trách quản lý ngành tại các địa phương nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác chung của địa bàn Đồng thời, các số liệu tổng kết về hoạt động ngành được thu thập trong đợt khảo sát này Cuối cùng là nhóm nghiên cứu tiếp cận phỏng vấn thử khoảng 10 tàu khai thác để kiểm tra và điều chỉnh thông tin từ bảng phỏng vấn.

Khảo sát 2: Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ngư dân sử dụng lưới kéo đơn để đánh bắt thủy sản với phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (Thông và ctv., 2022) Các ngư dân này được chọn lọc dựa vào số liệu danh sách tàu khai thác thủy sản của từng tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu, chọn lọc ra danh sách tàu khai thác thủy sản nghề lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m, từ đó chọn ngẫu nhiên theo phương pháp rút thăm từ danh sách các ngư dân nghề lưới kéo đơn trên địa bàn nghiên cứu Khi đi thực địa, nhóm nghiên cứu được sự hỗ trợ từ các cán bộ quản lý của Chi cục Thủy sản tại địa phương hướng dẫn và liên hệ để tiếp cận trực tiếp và phỏng vấn ngư dân nghề lưới kéo đơn Tổng số quan sát được thu thập là 223 tàu lưới kéo, trong đó tàu ở vùng biển Đông (ĐNB) là 118 và vùng biển Tây (TNB) là 105 Các thông tin chính được thu thập từ ngư dân bao gồm:

1) Thông tin về đặc điểm chung của hộ khai thác như là: kinh nghiệm của thuyền trưởng, trình độ học vấn của thuyền trưởng, số lao động tham gia khai thác.

2) Thông tin về tàu và ngư cụ khai thác: chiều dài tàu, trọng tải, chiều dài lưới, kích cỡ mắt lưới, số lượng lưới được chuẩn bị và những vật dụng trang bị trên tàu khác.

3) Thông tin về hoạt động khai thác thủy sản: số ngày khai thác, số tháng khai thác trong năm, sản lượng thủy sản khai thác bình quân mỗi chuyến biển, một số loài khai thác chủ yếu.

4) Khía cạnh chi phí và tài chính bao gồm số lượng, giá các yếu tố đầu vào và đầu ra trong chuyến biển, tổng chi phí khai thác, doanh thu, lợi nhuận

5) Nhận định của ngư dân về NLTS, chính sách quản lý nghề khai thác cũng như thuận lợi, khó khăn của ngư dân về hoạt động khai thác thủy sản.

Khảo sát 3: Thu thập thông tin các tác nhân tham gia kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác nghề lưới kéo đơn Thông tin của các tác nhân này được ghi nhận thông tin từ tác nhân tham gia kênh phân phối của một số sản phẩm chính khai thác

Biển phía Đông được từ vựa thu mua thủy sản; thương lái; cơ sở chế biến hoặc sơ chế sản phẩm thủy sản; hộ mua bán lẻ tại chợ bằng phiếu phỏng vấn được soạn sẵn Phương pháp thu thập dựa theo kênh phân phối dòng chảy sản phẩm, tức là thông tin nguồn bán sản phẩm thủy sản khai thác từ ngư dân, sau đó tiếp cận các tác nhân còn lại theo kênh phân phối sản phẩm Thông tin chính của các tác nhân này được thu thập là sản lượng mua vào và bán ra, giá mua và bán, nguồn cung cấp nguyên liệu, chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các cơ sở.

Tổng số quan sát phân theo nhóm của nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.1. Bảng 3.1: Số quan sát cần thu thập

Thông tin ĐNB TNB Tổng cộng

Vựa thu mua/thương lái 13 11 24

Cơ sở chế biến/sơ chế 5 5 10

3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Nghiên cứu này sử dụng phần mềm STATA 15.1 là công cụ để để mô tả hiện trạng khai thác thủy sản của nghề lưới kéo, mô tả tình hình tiêu thụ sản phẩm, nhận thức của ngư dân về quản lý nghề cá và ước lượng hàm sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

3.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích như sau:

3.3.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả với giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất xuất hiện, tỷ lệ phần trăm (%) để mô tả các chỉ tiêu về hiện trạng khai thác thủy sản, khía cạnh kỹ thuật và tài chính của các tác nhân tham gia trong kênh phân phối sản phẩm thủy sản khai thác của nghề lưới kéo ở ĐBSCL.

Công thức về hiệu quả tài chi phí và tài chính của nghề lưới kéo:

Sản lượng thủy sản tính trên năm (kg) Q  n

 q i i1 x số chuyến trong tháng x Số tháng khai thác trong năm, với qi là sản lượng thủy sản của lời và nhóm loài thứ i.

Sản lượng tính trên ngày thời gian khai thác (kg/ngày)= CPUE i = q , với q

Day là sản lượng bình quân trên chuyến biển và Day là số ngày khai thác bình quân trên chuyến biển.

Ngày đăng: 12/04/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w