MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 35 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, báo chí (BC) Việt Nam nói chung và báo chí cấp tỉnh (BCCT) ở nước ta nói riêng đã chủ động, tích cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Có thể nói BCCT đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước một cách toàn diện trên mọi bình diện như: kinh tế, văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; nhà nước pháp quyền tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc tế của Việt Nam ở khu vực và thế giới. Để BCCT có được những thành công to lớn đó, trước hết phải là do công tác quản lý hoạt động BC của Đảng và Nhà nước ta vẫn là mô hình khá thống nhất và ổn định trong quá trình đổi mới và hội nhập. Theo đó: Đảng hoạch định chủ trương và chính sách phát triển, quản lý hoạt động BC; ban hành các chỉ thị, nghị quyết về BC; Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước với BC. Đây là những định hướng và cơ sở pháp lý để hoạt động BCCT và các hoạt động liên quan đến hoạt động BC phát triển vượt bậc; quyền tự do BC, tự do ngôn luận trên BC của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật BC; BC Việt Nam phát triển mạnh mẽ phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về mặt lý luận, quản lý hoạt động BCCT là đòi hỏi tất yếu khách quan, là phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của BCCT vào mục đích phát triển của địa phương, của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động BCCT là làm cho sức mạnh của BC được phát huy cao nhất vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Về mặt thực tiễn, sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, đặc biệt là lĩnh vực báo chí truyền thông (BCTT). Chính vì vậy quản lý nhà nước về BCTT nói chung và BCCT nói riêng phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong tình hình mới. Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng hiện nay, tiêu biểu như tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động BCCT dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở TTTT về cơ bản không chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân, mà còn góp phần to lớn đối với việc xây dựng, bảo vệ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ Tổ quốc, nâng cao dân trí, văn hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tích là cơ bản, công tác quản lý hoạt động BC trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế như: vẫn còn một số cơ quan BC có những hoạt động BC xa rời tôn chỉ mục đích, chưa chú trọng việc nêu gương, biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt”, sa đà vào thông tin về mặt trái của xã hội, thiếu nhân văn, phản giáo dục; một bộ phận người làm báo lợi dụng danh nghĩa BC để vụ lợi, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, một số nhà báo tham gia mạng xã hội thiếu chuẩn mực và thiếu trách nhiệm; một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng “báo hóa tạp chí và trang thông tin điện tử” vẫn còn, làm vẩn đục môi trường thông tin, gây nhiều tác hại đối với xã hội; cơ chế chính sách chưa theo kịp thực tiễn của BCTT hiện đại. Chính vì những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên nên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động báo chí ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng hiện nay” (Khảo sát báo chí tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2021) làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động BCCT nói riêng và quản lý hoạt động báo chí Việt Nam nói chung.
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong 35 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, báochí (BC) Việt Nam nói chung và báo chí cấp tỉnh (BCCT) ở nước ta nóiriêng đã chủ động, tích cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc đưađường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàocuộc sống Có thể nói BCCT đã góp phần không nhỏ trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước một cách toàn diện trên mọi bình diện như: kinh
tế, văn hóa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hệ thống chính trị tiếptục được củng cố; nhà nước pháp quyền tiếp tục được xây dựng và hoànthiện, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc tế của Việt Nam ởkhu vực và thế giới Để BCCT có được những thành công to lớn đó, trướchết phải là do công tác quản lý hoạt động BC của Đảng và Nhà nước ta vẫn
là mô hình khá thống nhất và ổn định trong quá trình đổi mới và hội nhập.Theo đó: Đảng hoạch định chủ trương và chính sách phát triển, quản lý hoạtđộng BC; ban hành các chỉ thị, nghị quyết về BC; Nhà nước thể chế hóa, cụthể hóa và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước với BC Đây
là những định hướng và cơ sở pháp lý để hoạt động BCCT và các hoạt độngliên quan đến hoạt động BC phát triển vượt bậc; quyền tự do BC, tự do ngônluận trên BC của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiếnpháp và Luật BC; BC Việt Nam phát triển mạnh mẽ phục vụ có hiệu quả sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Về mặt lý luận, quản lý hoạt động BCCT là đòi hỏi tất yếu khách quan,
là phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của BCCT vàomục đích phát triển của địa phương, của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhấtnhững hiệu ứng ngoài mong đợi Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản
Trang 3lý nhà nước về hoạt động BCCT là làm cho sức mạnh của BC được phát huycao nhất vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về mặt thực tiễn, sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại
ngày nay đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, đặcbiệt là lĩnh vực báo chí - truyền thông (BC-TT) Chính vì vậy quản lý nhànước về BC-TT nói chung và BCCT nói riêng phải góp phần thúc đẩy sự pháttriển của xã hội trong tình hình mới
Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng hiện nay, tiêu biểu như tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, trong thời gian qua công tác quản lý hoạt
động BCCT dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở TTTT
về cơ bản không chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân, mà còn góp phần to lớnđối với việc xây dựng, bảo vệ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhànước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc,nâng cao dân trí, văn hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế ở địa phương
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tích là cơ bản, công tácquản lý hoạt động BC trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số khuyếtđiểm, hạn chế như: vẫn còn một số cơ quan BC có những hoạt động BC xarời tôn chỉ mục đích, chưa chú trọng việc nêu gương, biểu dương, cổ vũnhân tố mới, điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt”, sa đà vào thông tin
về mặt trái của xã hội, thiếu nhân văn, phản giáo dục; một bộ phận ngườilàm báo lợi dụng danh nghĩa BC để vụ lợi, vi phạm pháp luật, vi phạmđạo đức nghề nghiệp, một số nhà báo tham gia mạng xã hội thiếu chuẩnmực và thiếu trách nhiệm; một số văn phòng đại diện, phóng viên thườngtrú hoạt động trên địa bàn tỉnh không đúng chức năng, nhiệm vụ; tìnhtrạng “báo hóa tạp chí và trang thông tin điện tử” vẫn còn, làm vẩn đụcmôi trường thông tin, gây nhiều tác hại đối với xã hội; cơ chế chính sáchchưa theo kịp thực tiễn của BC-TT hiện đại
Trang 4Chính vì những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên nên tác giả đã chọn
nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động báo chí ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng hiện nay” (Khảo sát báo chí tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình từ
tháng 01 đến tháng 12 năm 2021) làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động BCCT nói riêng và quản lý hoạt độngbáo chí Việt Nam nói chung
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Báo chí là một hoạt động đặc biệt mang tính chính trị - xã hội, đi đầutrên mặt trận tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn dân chủ của nhân dân, có trách nhiệmnâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, tăng cường sự đồng thuận của xãhội Chính vì vậy, các vấn đề về BC-TT nói chung và quản lý BCCT nói riêngluôn giành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà quản lý, các học giả,nên có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về báo chí - truyền thông:
Cuốn “Giáo trình lý luận báo chí truyền thông” của tác giả Dương
Xuân Sơn, (2015) Nhà xuất bản Giáo dục đã giới thiệu khái quát về truyềnthông và quá trình truyền thông Trình bày những vấn đề chung và vấn đề cụthể của báo chí như: các loại hình, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc hoạtđộng của báo chí, luật pháp và đạo đức báo chí, hiệu quả, lao động sáng tạotrong hoạt động báo chí và nhà báo
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của Nguyễn Văn Dững (2012), Nxb
Lao động đã làm rõ hệ thống các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí vàtruyền thông, cũng như các đặc điểm của BC-TT, bản chất hoạt động củaBC-TT Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả còn làm
rõ các chức năng cơ bản của BC cũng như các nguyên tắc trong hoạt độngBC
Trang 5Cuốn “Lao động nhà báo” của Lê Thị Nhã (2016), Nxb Lý luận chính
trị đã cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động BC, những người thamgia vào hoạt động sáng tạo tác phẩm BC, quy trình sáng tạo tác phẩm BC vàmột số vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo Đặc biệt, tác giả đã làm rõ vàtrình bày khái niệm, đặc điểm lao động nhà báo; Tổ chức lao động trong cơquan BC; Lao động nhà báo trong quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩmBC; Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhà báo
Tác giả Hà Huy Phượng (2015), “Báo chí - công cụ lãnh đạo, quản lý hiệu quả”, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số
chuyên đề 6/2015 tr 31- 34 Bài viết phân tích và chỉ ra BC là loại hìnhphương tiện truyền thông đại chúng hiện đại Trong xã hội có tổ chức, BCđóng vai trò là phương tiện truyền đạt hiệu quả các quyết định quản lý từ chủthể lãnh đạo đến khách thể quản lý; nó còn là diễn đàn dân chủ, công khai,đảm bảo tính khách quan, chân thật, góp phần giúp xã hội ngày càng pháttriển
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2015), “Báo chí góp phần hình thành và thực thi chính sách cho các đối tượng bị thiệt thòi”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, Học viện Hành chính Quốc gia, số 12/2015, tr 63 - 65 Tác giả nêunhững ảnh hưởng của BC đến chính sách cho các đối tượng bị thiệt thòi; vaitrò của BC trong quá trình hình thành và thực thi chính sách và một số giảipháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông với các đối tượng bị thiệtthòi
Tác giả Nguyễn Văn Dững (2017), “Báo chí giám sát, phản biện xã hội dưới cái nhìn của công chúng”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 2/2017, tr 78 - 84 Bài viết làm rõ vấn
đề BC giám sát và phản biện xã hội ngày càng được công chúng, dư luận xãhội quan tâm Thực tế BC đã từng bước phát huy năng lực, hiệu quả nhưng
Trang 6đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu nhận thức, thái độ công chúng với
BC một cách cơ bản và hệ thống Bài viết công bố kết quả nghiên cứu vàkhảo sát bước đầu phân tích kết quả điều tra công chúng với vấn đề BC giámsát, phản biện xã hội
Tác giả Lưu Văn An (2018), “Những vấn đề đặt ra đối với thông tin báo chí trong tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số
chuyên đề cơ sở 6/2018 tr 45 - 51 Bài viết nêu rõ thông tin BC là kênh quantrọng góp phần tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân trong xã hội bùng nổ thông tinhiện nay Bên cạnh những kết quả đạt được, thông tin BC nước ta thời gianqua còn nhiều hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết
Tác giả Nguyễn Tri Thức (2018), “Để báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận trong kỷ nguyên số hóa và bùng nổ mạng xã hội”, Tạp chí
Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số 6/2018, tr 73 - 77 Bàiviết nêu rõ trong vòng hơn một thập niên gần đây, mạng xã hội xuất hiệnbùng nổ trong kỷ nguyên số hóa tác động đến mọi lĩnh vực đời sống conngười BC chịu tác động mạnh mẽ, đi kèm cơ hội là các thách thức rất lớntrong hệ sinh thái truyền thông đa phương tiện dựa trên nền tảng internet
Để thích nghi điều kiện mới, BC cần thay đổi để tồn tại, phát triển, bảođảm đúng chức năng, vai trò cơ bản của mình, trong đó có việc góp phầnđịnh hướng dư luận xã hội
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về quản lý báo chí:
Cuốn sách “Truyền thông đại chúng” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (2004)
đánh giá cao sức mạnh của BC, cho rằng công tác truyền thông có sự lan tỏamạnh mẽ cả những thông tin trái chiều, đặc biệt là những vấn đề được dư luậnquan tâm Với những tác động như vậy của BC, tác giả cho rằng, việc đưa tintrên BC cần có định hướng, trong đó tập trung truyền thông về khía cạnh pháp
Trang 7lý, biểu dương những điển hình tiên tiến và đấu tranh, phê phán cái sai, cáitiêu cực, tránh thái độ nôn nóng, phê bình gay gắt.
Cuốn “Phương thức quản lý - cẩm nang dành cho các nhà quản lý báo chí” (2009), Ban quản lý dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam”;
Viện đào tạo nâng cao BC Fojo Kalmar Thụy Điển, Nxb Hà Nội Cuốnsách giới thiệu công cụ quản lý BC Bao gồm ba phần chính: Phần I: Lãnhđạo cơ quan BC, chỉ ra cho chúng ta ba công cụ căn bản của một nhà lãnhđạo, quản lý cơ quan BC; Sứ mệnh nhóm và bản thân Phần II: Công việcthường nhật trong một cơ quan BC, đó là lập kế hoạch và hội họp, là huấnluyện, là đối thoại về vấn đề nghiêm trọng Phần III: Phát triển một cơ quan
BC, phần này sẽ mang lại cho bạn ba công cụ quan trọng cho quá trình lãnhđạo đó là phản hồi (mô hình đưa và nhận phản hồi trong các hoàn cảnhkhác nhau trong một tòa soạn), sự sáng tạo và sự thay đổi có ý nghĩa quyếtđịnh cho sự thành công khi muốn trở thành những nhà quản lý BC có hiệuquả trong tương lai
Cuốn sách “Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Quốc Bảo (2010), Nxb Lý luận chính trị đã tập trung
vào việc luận giải sự cần thiết phải nâng cao vai trò của BC trong hoạt độngtham mưu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước đối với BC Ngoài ra, cuốn sách cũng đã làm rõ quan điểm củaĐảng về lãnh đạo và quản lý BC-TT, cách thức tổ chức hoạt động của cơquan BC, thực trạng hoạt động BC và lãnh đạo, quản lý hoạt động BCCTtrong sự nghiệp đổi mới đất nước
Tác giả Đỗ Quý Doãn (2014) trong cuốn sách “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam” tập hợp các bài viết về những vấn đề xung
quanh công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển BC cách mạng Việt Nam thamgia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế Tác giả khẳng định, các thông tin trên BC cần được kiểm soát chặt chẽ, BC
Trang 8phải trở thành công cụ quan trọng, là một kênh thông tin, giáo dục, giải tríphù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng.
Cuốn sách “Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành
sự nghiệp đổi mới” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ (2012) đi sâu nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động BC sau 25năm tiến hành đổi mới đất nước Tác giả chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cơbản đó là BC nước ta có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượngnhưng việc quản lý BC chưa sát với yêu cầu thực tiễn, các chức năng của BChiện đang thiên về giải trí hơn là chức năng định hướng Tác giả đề xuất giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý BC đáp ứng với yêu cầu thực tiễn pháttriển đất nước, trở thành công cụ quan trọng phục vụ cho việc tuyên truyềncác quan điểm của Đảng và góp phần đấu tranh chống lại các quan điểm saitrái
Thứ ba, các công trình nghiên cứu luận án, luận văn liên quan đến quản lý báo chí:
Tác giả Bùi Thị Vân (2021), “Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Báo chí học Trên cơ sở phân tích những
vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả luận án khảo sát, phân tích, đánh giá thựctrạng quản lý nhà nước về BC ở Việt Nam nói chung và BC đối ngoại hiệnnay nói riêng, từ đó nêu rõ những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp,khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về BC đối ngoại trong thờigian tới
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2010), “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo Đảng hiện nay”, Luận văn Báo chí học tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền Tác giả đi sâu nghiên cứu cách thức và nội dung quản lý nhànước (QLNN) với riêng đối tượng báo Đảng Luận văn này đà làm rõ sự cầnthiết QLNN đối với BC nói chung và báo Đảng hiện nay Nêu ra thực trạng
Trang 9hoạt động của các báo Đảng và thực trạng QLNN; những thành tựu, hạn chế,nguyên nhân của những mặt còn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra việcQLNN đối với các đơn vị BC này Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những đềxuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với báo Đảng tronggiai đoạn hiện nay.
Tác giả Đặng Đình Huân (2015), “Vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Cần Thơ hiện nay” Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản và
hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
BC và công tác QLNN đối với hoạt động BC Khảo sát thực trạng, từ đó phântích rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về hoạt động
BC ở Cần Thơ thời gian qua Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động BC ở thành phố Cần Thơ trongthời gian tới
Tác giả Trương Thị Ngọc Tú (2017), “Hoạt động quản lý nhà nước về Báo chí - truyền thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước” Luận văn thạc sĩ Báo
chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn xây dựng và làm sáng
tỏ những lý luận cơ bản về hoạt động BC và công tác quản lý đối với hoạtđộng BC; Vai trò và đóng góp của BC trong đời sống xã hội; Phân tích nhữngbất cập của công tác quản lý hoạt động BC hiện nay Trình bày ưu - khuyếtđiểm trong công tác quản lý đối với hoạt động BC của Nhà nước ta và tìm racác nguyên nhân Từ cơ sở trên, các tác giả đề ra những giải pháp mang tínhkhả thi cho công tác quản lý hoạt động BC cũng như kiến nghị tạo ra hànhlang pháp lý tích cực cho công tác quản lý đối với hoạt động BC; Đề xuất một
số giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò quản lý hoạt động BC tại địaphương, góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội
Trang 10Tác giả Đinh Quang Nam (2017), “Vấn đề quản lý nhà nước về báo chí của Thành phố Hồ Chí Minh (Kháo sát từ 01/2016 - 06/2017)” Luận văn làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động BC và quản lýhoạt động BC của Thành phố Hồ Chí Minh; Qua khảo sát thực trạng công tácquản lý về BC của Thành phố trong thời gian qua đề xuất những giải pháp,phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BC của Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
Tác giả Trương Văn Linh (2019), “Quản lý báo chí ở tinh Bắc Kạn hiện nay” Luận văn làm rõ cơ sở lý luận hoạt động quản lý BC ở nước ta
hiện nay; Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BC ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay;
Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý hoạtđộng BC của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới
Ngoài ra, còn rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài báo
đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Vũ Tiến (2005), “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ TTTT (2009), “Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông”, sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Tác giả Trương Tấn Sang (2007), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, tính tư tưởng, tính hấp dẫn, tính thuyết phục của báo chí”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày
Trang 11Tác giả Nguyễn Quang Vinh, “Tăng cường công tác quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, ngày 30/7/2014…
Như vậy, các công trình của các tác giả kể trên đã nghiên cứu và tiếpcận vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động báo chí Việt Nam nói chung vàBCCT nói riêng tương đối đầy đủ ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể và trực tiếp về
“Quản lý hoạt động báo chí ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng hiện nay” Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này đáp ứng được tính cấp thiết, tính mới và
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý BCCT ở tỉnh HảiDương, Hưng Yên, Thái Bình nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã nêu trên, tác giả sẽtiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động quản lý BC và BCCT của ViệtNam hiện nay như chủ thể quản lý, khách thể quản lý, nội dung quản lý,những tiêu chí đảm bảo cho hoạt động quản lý BCCT đạt hiệu quả tốt
- Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý BC ở tỉnh Hải Dương, HưngYên, Thái Bình Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những
ưu điểm, hạn chế đó
- Đề xuất một số khuyến nghị khoa học và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của hoạt động quản lý BCCT ở tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, TháiBình nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung