1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID- 19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

COVID- 19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và Tên: Phạm Huỳnh Kim Ngân MSSV: 202052699

Lớp: K05_QLNN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bưởi

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Phạm vi nghiên cứu 2 3 Mục tiêu nghiên cứu _ 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.1.2.Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước 4 1.2 Sự cần thiết của hình thức và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước 5 Chương 2: Thực trạng việc vận dụng hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh _ 6 2.1 Tình hình thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh _ 6 2.2 Đánh giá thực trạng việc vận dụng hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh 7 2.2.1.Những mặt mạnh trong việc vận dụng hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh 8 2.2.2.Những khó khăn, hạn chế trong việc vận dụng hình thức,phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh _10 2.3 Nguyên nhân của hạn chế 11 Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh _ 12 3.1.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng các hình thức,phương pháp quản lý hành chính trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh _ 12 3.2 Kiến nghị của bản thân nâng cao hiệu quả việc vận dụng các hình thức, phương pháp quản lý hành chính trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh 13 KẾT LUẬN 15

Tài liệu tham khảo

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Từ xa xưa, trong lịch sử loài người cũng đã tường xẩy ra vô số các trận đại dịch khiến cả Thế giới đều e ngại như: bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, Và đến cuối năm 2019, cả Thế giới một lần nữa phải điêu đứng trước trận đại dịch đang xẩy ra xuất phát từ loại viruss có tên Corona ( COVID-19) Đó là một loại virus xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, còn được gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người và có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng Tính đến 8h30 ngày 7/11/2021 ( theo giờ Việt Nam), toàn Thế giới đã ghi nhận 250.269.665 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.060.122 người không qua khỏi, số bệnh nhân bình phục là 226.543.867 người trong khi vẫn còn 18.665.676 bệnh nhân đang phải điều trị Kể từ khi dịch bùng phát tại Việt Nam từ đầu 2020 đến nay, nước ta đã ghi nhận khoảng 983.838 ca nhiễm, 842.800 người khỏi bệnh, 118.408 bệnh nhân đang điều trị và 22.686 ca tử vong Những con số được cập nhật liên tục, hàng ngày về số người bị nhiễm, số ca tử vong vì dịch bệnh đã dấy lên sự lo lắng, tâm trạng bất an không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn là đối với toàn nhân loại Covid-19 không chỉ còn là mối quan tâm của mỗi cá nhân, tổ chức, hay một cộng đồng, quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới Đại dịch COVID-19 đang trở thành chủ đề bàn luận của tất cả mọi người Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm bệnh đầu tiên, với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai phòng, chống dịch Một đất nước có thu nhập trung bình thấp, buộc phải bước vào cuộc chiến chống "giặc COVID-19" với tiềm lực kinh tế hạn chế, trong đó hệ thống y tế còn nhiều khó khăn Tuy nhiên, với những diễn biến nhanh chóng và phức tạp gần đây của dịch Covid-19, cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, đồng thời phải có sự đồng thuận, hợp tác của người dân trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, biện pháp chống dịch của Chính phủ Do vậy, để chiến thắng "giặc dịch" trong bối cảnh này việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 là công việc cấp bách, thiết thực góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam Thế nên việc kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh tại đây mang lại ý nghĩa to lớn đối với đất nước Tính đến thời điểm hiện tại, khi thực hiện theo các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, chủ trương, chính sách của Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cũng xem như đã có thể kiểm soát được dịch bệnh.

Trang 4

Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có lúc là một tâm dịch lớn nhất cả nước với số ca nhiễm mỗi ngày có thể lên đến vài nghìn ca nhiễm Tuy nhiên, hiện tại nhờ có sự kết hợp giữa các hình thức và phương pháp quản lý của các chủ thể quản lý nhằm phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh nên tình hình dịch tại thành phố đang dần được kiểm soát và tiến triển theo hướng tích cực mặt dù tình hình dịch bệnh vẫn còn đang rất phức tạp Chính vì thế, em đã chọn đề tài “ Đánh giá việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống dịch Covid- 19 tại thành phố Hồ Chí Minh.” nhằm đánh giá thực trạng những điểm mạnh, những khó khăn hạn chế trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như những kiến nghị của bản thân đến các chủ thể quản lý nhà nước giúp nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế.

2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: tại thành phố Hồi Chí Minh - Thời gian nghiên cứu: 03/2021 đến 11/2021.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá về những điểm mạnh, những khó khăn hạn chế trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận: Phương pháp tổng hợp các

lý thuyết, Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp thu thập tài liệu, thu thập

thông tin thông qua các báo cáo

5 Kết cấu đề tài:

Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần: - Phần mở đầu.

- Phần nội dung gồm 3 chương:

+Chương1:những vấn đề chung về hình thức,phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

+Chương2: Sự cần thiết của hình thức và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

+Chương3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phần kết luận.

Trang 5

Tài liệu tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về hình thức, phương pháp quản lý hành chínhnhà nước.

- Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tác

động có tổ chức và điều bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, đáp ứng các yêu cầu, nhu cầu chính đáng, hợp pháp cả công dân, tổ chức

1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của hình thức và phương pháp quản lý hànhchính nhà nước.

1.1.1 Hình thức quản lý hành chính Nhà nước.

- Hình thức Quản lý hành chính Nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các quan hệ xã hội như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp

- Trong quá trình hoạt động, mỗi chủ thể quản lý hành chính Nhà nước đều thể hiện các hình thức nhất định phù hợp với thẩm quyền của mình

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất phong phú, vì vậy để xác định được hình thức quản lý phù hợp với từng hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước là điều hết sức quan trọng Việc xác định phụ thuộc vào yếu tố tác động như: Nội dung và tính chất của những hoạt động, điều kiện về mặt khách quan, chức năng của quản lý, yêu cầu của chủ thể và đặc biệt là các quy định của pháp luật để áp dụng phù hợp trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

- Yêu cầu của hình thức quản lý hành chính Nhà nước:

+ Phù hợp với chức năng của Quản lý hành chính Nhà nước + Phù hợp với điều kiện cụ thể

+ Phù hợp với nội dung, tính chất của vấn đề cần giải quyết + Phù hợp với đối tượng cụ thể.

- Các hình thức Quản lý hành chính Nhà nước ( QLHCNN) :

Trang 6

+ Hình thức ban hành văn bản QLHCNN ( văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính thông thường) Đây là hình thức QLHCNN được các chủ thể QLHCNN sử dụng phổ biến, thường xuyên bởi: nó là phương tiện truyền tải thông tin trong hoạt động QLHCNN; là căn cứ để đối tượng thực hiện mệnh lệnh của chủ thể QLHCNN; là chứng cứ để chủ thể QLHCNN kiểm tra, truy cứu trách nhiệm đối với đối tượng thực hiện văn bản

+ Hình thức tổ chức hội họp, hội nghị ( theo quy định, theo quy chế, bất thường/ đột xuất ) là hình thức tổ chức hội họp để trao đổi, bàn bạc ý kiến tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề, quyết định các vấn đề trong hoạt động quản lý

+ Hình thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong QLHCNN ( camera, ghi âm, ghi hình ).Chủ thể quản lý sử dụng các phương tiện kỹ thuật để xử lý thông tin, ra quyết định và kiểm tra

+ Hình thức phối hợp, kết hợp là việc cơ quan, bộ phận, cá nhân liên kết lại để thực hiện nhiệm vụ quản lý chung ( các nhiệm vụ quản lý mang tính liên ngành giữa các địa phương và các cơ quan chức năng ).

+ Tác nghiệp xử lý các công việc mang tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật hành chính ( soạn thảo văn bản, quản lý hồ sơ ) nhằm điều phối công việc, duy trì nội quy, kỹ luật, kỹ cương công sở

+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quyết định QLHCNN các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm quyền của mình trong việc giám sát, kiểm tra việc chấp hành, triển khai các nhiệm vụ, nội dung quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, giúp cho chủ thể quản lý nắm được tiến độ thực hiện, đáp ứng đúng ưu, khuyết điểm để

có phương án xử lý kịp thời

1.1.2 Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước.

- Phương pháp Quản lý hành chính Nhà nước là tổng thể các biện pháp và cách thức tác động của chủ thể lên đối tượng nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hoặc của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.

- Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước gắn liền với quyền lực nhà nước, do các chủ thế Quản lý hành chính nhà nước là tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

- Yêu cầu của phương pháp quản lý hành chính Nhà nước: + Đúng quy định pháp luật, phù hợp với đối tượng quản lý + Phải có tính khả thi.

+ Đa dạng, linh hoạt , chủ động

- Các phương pháp quản lý hành chính Nhà nước:

Trang 7

+ Phương pháp giáo dục, thuyết phục: là cách thức tác động vào tâm lý, tư tưởng, nhận thức của đối tượng quản lý để họ nhận thức được đúng- sai, tốt- xấu ( Là phương pháp cơ bản, do chủ thể quản lý sử dụng phổ biến, thường xuyên, khi sử dụng phương pháp này không thành công thì mới tiến hành sử dụng các phương pháp quản lý khác ).

+ Phương pháp kinh tế: chủ thể QLHCNN sử dụng đòn bẩy kinh tế, lợi ích vật chất khác làm cho đối tượng quản lý phải suy nghĩ và thụ hưởng lợi ích thông qua hành vi thực hiện phương pháp mà không dùng mệnh lệnh hành chính hay cưỡng chế

+ Phương pháp hành chính: là sự tác động của chủ thể QLHCNN lên đối tượng quản lý bằng việc ban hành các quyết định mang tính mệnh lệnh đơn phương, bắt buộc phải thực hiện

+ Phương pháp tổ chức: là biện pháp mà chủ thể QLHCNN áp dụng để đưa đối tượng quản lý vào khuôn khổ, kỹ luật, kỷ cương thông qua việc ban hành các nội quy, quy chế Phương pháp này nhằm xây dựng được cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả, xây dựng được mối quan hệ để liên kết công việc, liên kết tổ chức.

+ Phương pháp cưỡng chế: là phương pháp mà chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý thực hiện nghĩa vụ pháp lý hoặc gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất/ tinh thần tương ứng với hành vi vi phạm hành chính đã gây ra

1.2 Sự cần thiết của hình thức và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước

trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động hành chính Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với xã hội, các chủ thể QLHCNN thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau và được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành và điều hành Phương pháp QLHCNN là cách thức mà chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý của mình Phương pháp QLHCNN là biểu hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng QLHCNN Chủ thể quản lý phải nắm vững đối tượng quản lý với những đặc điểm vốn có của nó để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng quản lý đó biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp quản lý để đạt mục tiêu quản lý đề ra Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước hết sức cần thiết đối với hoạt động QLHCNN Những hình thức cụ thể của hoạt động QLHCNN thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt động nhà nước nói chung Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể

Trang 8

của QLHCNNc cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong vấn đề thẩm quyền của mình; tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật, giải quyết những điểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự của các bên tham gia QLHCNN và áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định Phương pháp quản lý thể hiện ý chí của nhà nước và chính vì vậy mà nó có hình thức pháp lý nhất định Các phương pháp QLHCNN còn là cách thức tổ chức hoạt động của các chủ thể quản lý, thể hiện cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý Việc lựa chọn được phương pháp quản lý phù hợp, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đáp ứng lợi ích xã hội và của việc thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức được đặt lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp Phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước Phương pháp hành chính là rất cần thiết và khẩn trương, nhưng phải được sử dụng một cách đúng pháp luật Tóm lại, hình thức và phương pháp QLHCNN là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nó thể hiện ý chí, tính pháp lý của nhà nước Nó giúp cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước chặt chẽ hơn, minh bạch, linh hoạt, hoàn thiện hơn, có hiệu lực quản lý khi đã giải quyết được vấn đề, đạt được mục tiêu đề ra, góp phần xây dựng Nhà nước phát triển, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

CHƯƠNG 2: Thực trạng việc vận dụng hình thức, phương pháp quản lý hànhchính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1 Tình hình thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn, tuy nhiên hiện nay vẫn thường được dùng) là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội Nơi đây nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, với tổng diện tích 2.061 km² Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người

Thành phố Hồ Chí Minh "đầu tàu" nền kinh tế cả nước, đã trở thành tâm dịch "nước sôi lửa bỏng" và bị ảnh hưởng nặng nề Thật khó có thể tưởng tượng, số ca mắc

Trang 9

COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm gần 50% tổng số ca mắc trên cả nước trong đợt dịch này Tính đến ngày 04/11/2021, có 435.308 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại địa bàn Thành phố được Bộ Y tế công bố, trong đó có 434.777 trường hợp nhiễm trong nước, 531 trường hợp nhập cảnh Số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 28.621 người Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 4.711 người Mặc dù số ca tử vong đã giảm nhưng số ca nhập viện vẫn đang cao hơn số ca xuất viện Các khu phong tỏa đều được bố trí lực lượng chốt trực 24/24 Tất cả các F0 được phát hiện tại đây đều được phân loại, đưa vào các khu cách ly tập trung để theo dõi, điều trị Thành phố đã nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế thấp nhất trường hợp chuyển nặng, chuyển tuyến trên; bảo đảm chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm rau, củ, quả, trái cây, huy động tình nguyện viên tham gia nấu nước chanh, sả, gừng cho các F0 uống hàng ngày Các khu cách ly có không gian rộng để F0 vận động, tập thể dục, đi lại; đồng thời, trang bị hệ thống loa phát thanh vừa phục vụ giải trí bằng âm nhạc vừa có thêm kênh tuyên truyền, hướng dẫn F0 Cùng với công tác điều trị, thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định trong phòng, chống dịch để người dân hiểu và tự nguyện tuân thủ Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19: Các quận huyện tiếp tục nhận tiêm vét các trường hợp chưa tiêm mũi 1, đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian Các địa phương triển khai truyền thông rộng rãi lịch tiêm, địa điểm tiêm cho người dân được biết, tăng cường vét mũi 1 và tăng tốc tiến độ tiêm mũi 2 Đảm bảo độ bao phủ vắc xin cho người dân cư trú trên địa bàn Thành phố.

2.2 Đánh giá thực trạng việc vận dụng hình thức và phương pháp quản lý hànhchính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm bệnh đầu tiên, với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai phòng, chống dịch Trong thời gian dịch bệnh vừa qua Thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng các hình thức quản lý hành chính nhà nước trong công tác phòng chống dịch như ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước; tổ chức hội họp, hội nghị; phối hợp, kết hợp; kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước Cùng với đó các chủ thể quản lý kết hợp vận dụng các hình thức quản lý cùng với các phương pháp quản lý như phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp hành chính; phương pháp cưỡng chế tại địa bàn đã mang lại các hiệu quả nhất định trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh Tuy thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đã có thể tạm thời kiểm soát được dịch bệnh nhưng việc vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong hoạt động này cũng có những mặt tốt, những

Trang 10

thế mạnh, ưu điểm, những kết quả đạt được và bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt khó khăn, hạn chế, vướn mắt

2.2.1 Những mặt mạnh trong việc vận dụng hình thức và phương pháp quản lýhành chính nhà nước trong công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh với những chủ trương đúng đắn, quyết liệt, chúng ta đã và đang nỗ lực hết sức để dần khống chế, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh tại địa bàn Thành phố đã vận dụng rất tốt các hình thức quản lý hành chính nhà nước trong công tác kiểm soát dịch bệnh như ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước dựa trên các chỉ thị của Chính phủ như Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/7/2021 về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng,chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố hay Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh việc sử dụng hình thức ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước để ban hành các công văn, quyết định, chỉ thị đã đáp ứng được với yêu cầu khống chế, kiểm soát dịch bệnh, giúp cho các chủ trương chính sách càng chặt chẽ, rõ ràng hơn, thắt chặt việc kiểm soát dịch bệnh trên các quận, huyện trong thành phố Nhờ đó, các chủ thể quản lý tại thành phố có chứng cứ để kiểm tra, truy cứu trách nhiệm đối với đối tượng thực hiện văn bản, làm trái với văn bản để có thể thực hiện các phương pháp quản lý; đó cũng là phương tiện truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý hành chính và cũng là căn cứ để người dân có thể thực hiện mệnh lệnh của chủ thể QLHCNN góp phần đẩy lùi dịch bệnh Tuy nhiên, thời gian đầu bùng phát dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các chính sách vẫn nặng về hình thái của loại hình chống dịch ở giai đoạn đầu tiên năm 2020 nó không còn phù hợp với tình hình chống dịch hiện tại trên địa bàn thành phố hiện nay như việc cách ly tập trung F0 và F1 Với số ca nhiễm bùng phát cao như hiện nay thì chính quyền thành phố cần phải cập nhật và tăng cường các văn bản mới để phù hợp với tình hình thực tại Nhưng chiến lược kiểm soát, điều trị của thành phố đã thay đổi từ cách ly tập trung chuyển sang cách ly F0, F1 tại nhà, giảm số ca nhập viện bằng cách thiết lập các trạm y tế lưu động ở cơ sở, trang bị thêm oxy và trang thiết bị y tế; phát các gói thuốc A, B, C cho F0, từ đó, tận dụng tất cả nguồn lực y tế tại chỗ, được chi viện từ Trung ương và cả nước để tập trung chăm sóc F0 tại cộng đồng nhằm giảm số ca nhập viện, giảm chuyển nặng và tử vong, để đội ngũ nhân viên y tế tập trung sức lực điều trị cho các trường hợp nặng.

Ngày đăng: 11/04/2024, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w