1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ IN SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP IN LỤA VÀ IN CHUYỂN NHIỆT TRÊN VẢI

31 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt trên vải
Tác giả Nguyễn Thị Thảo, Trần Thị Thu Hà
Người hướng dẫn Trương Thế Trung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ in
Thể loại Đồ án công nghệ in
Năm xuất bản 2018
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 829,15 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (4)
    • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (4)
    • II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI (4)
    • III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI (5)
    • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (5)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (6)
    • Chương 1: Tìm Hiểu Khái Quát Về Phương Pháp In Lụa Và In Chuyển Nhiệt Trên Vải (6)
      • 1. Lịch sử phát triển (6)
        • 1.1. Lịch sử phát triển in lụa (6)
        • 1.2. Lịch sử phát triển in chuyên biệt (6)
      • 2. Khái niệm về in lụa và in chuyển nhiệt trên vải (7)
        • 2.1. Khái niệm in lụa trên vải (7)
        • 2.2. Khái niệm in chuyển nhiệt trên vải (7)
      • 3. Đặc điểm của 2 phương pháp in (7)
        • 3.1. Đặc điểm của phương pháp in lụa trên vải (7)
        • 3.2. Đặc điểm của phương pháp in chuyển nhiệt trên vải (8)
      • 4. Phân loại 2 phương pháp in (8)
        • 4.1. Phương pháp in lụa (8)
        • 4.2. Phương pháp in chuyển nhiệt (8)
      • 5. Các sản phẩm in trên vải (8)
        • 5.1. Các sản phảm in trên vải của in lụa (8)
        • 5.2. Các sản phẩm in trên vải của in chyển nhiệt (9)
    • Chương 2. Tiêu chí đặc điểm vật liệu của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt và rút ra ưu nhược điểm (10)
      • 1. Vải (10)
        • 1.1. Vải in lụa (10)
        • 1.2. Vải in chuyển nhiệt (11)
      • 2. Mực in (13)
        • 2.1. Mực in lụa (13)
        • 2.2. Mực in chuyển nhiệt (16)
      • 3. Ưu-nhược điểm về vật liệu của hai phương pháp (20)
    • Chương 3. Sự khác nhau về nguyên lý-đặc điểm công nghệ của 2 phương pháp. So sánh về chất lượng sản phẩm in (22)
      • 1. Nguyên lý –đặc điểm công nghệ của phương pháp in lụa (22)
        • 1.1. Nguyên lý in lụa (22)
        • 1.2. Đặc điểm công nghệ phương pháp in lụa (22)
      • 2. Nguyên lý –đặc điểm công nghệ của phương pháp in chuyển nhiệt (24)
        • 2.1. Nguyên lý in (24)
        • 2.2. Đặc điểm phương pháp in chuyển nhiệt (24)
      • 3. So sánh nguyên lý –đặc điểm công nghệ hai phương pháp (25)
      • 4. Lập bảng so sánh về chất lượng sản phẩm in (26)
    • Chương 4. Ưu, nhược điểm 2 phương pháp. Sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp và xu hướng thị trường (28)
      • 1. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt và sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp (28)
        • 1.1. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt 25 1.2. Sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp (28)
      • 2. Xu hướng thị trường (30)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (31)
    • 1. Những khó khăn gặp phải (31)
    • 2. Kết quả sau khi nghiên cứu đề tài (31)
      • 2.1. Kết quả đạt được (31)
      • 2.2. Kết quả chưa đạt được (31)
    • 3. Đề xuất của đề tài (31)

Nội dung

NỘI DUNG

Tìm Hiểu Khái Quát Về Phương Pháp In Lụa Và In Chuyển Nhiệt Trên Vải

1.1 Lịch sử phát triển in lụa

Vào thời nhà Thanh, người Trung Hoa “phát minh” ra cái “ In bằng màn lưới” tức in lụa như bây giờ Họ lấy một thỏi đồ nướng nóng, dập cán cho thật phẳng và mỏng 2,3 mm khéo léo đục khoét “ trổ” những chi tiết chữ hình ( theo bản mẫu maquette) để cho mực xuyên qua bên trái, gọi là cái “ RẬP” mực dậm phết lên chỗ “ trổ” , mực xuyên qua phía dưới dính vào tấm giấy, làm hết tấm này lại tới tấm khác Nhờ đó hàng loạt các văn bản , “ tấu sớ”, được ra đời với năng suất cao Không dừng lại ở đó, người Trung Hoa đã sáng tạo và cải tiến bằng cách tạo ra khung gỗ và có căng tấm lưới dệt bằng sợi tóc, rồi cắt chi tiết chữ, hình bằng giấy dán lên Tuy còn thô sơ, nhưng đó là bước đầu sơ khai hình thành nên “ in lụa “ như bây giờ

Năm 1885, ngành “In lụa” ngành in lụa bắt đầu lan truyền qua châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ Họ cải tiến cách đóng khung , cách căng lụa , gắn bản lề sao chắc chắn, đồng thời cách làm chế bản cũng được cải tiến sao cho bền chắc và sắc nét Đầu thế kỷ 20 các nước phát triển khắp thế giới đều biết đến in lụa, tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh, ngành in lại bị “ dậm chân tại chỗ”

Mãi đến năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, ngành in lụa bước vào công cuộc công nghệ hóa Đến năm 1950, ngành in lụa du nhập vào Việt Nam

1.2 Lịch sử phát triển in chuyên biệt

Khái niệm về in chuyển nhiệt có nguồn gốc từ thế kỷ 19, và công nghệ được phát triển đầu tiên rộng rãi trong đầu những năm 1950

Bắt đầu từ những năm 1970 máy in sử dụng hệ thống mực in chuyển nhiệt có thể tái tạo hình ảnh kỹ thuật số được tạo ra bởi máy tính đã được phát triển, chủ yếu là của Epson, Hewlett-Packard (HP), và Canon Trong thị trường tiêu dùng trên toàn thế giới, chiếm bốn nhà sản xuất đối với phần lớn doanh số bán hàng máy in phun màu Canon, HP, Epson, và Lexmark

2 Khái niệm về in lụa và in chuyển nhiệt trên vải

2.1 Khái niệm in lụa trên vải

In lụa trên vải là kiểu in mà các hình ảnh in được làm trên các khung lưới chuyên dụng Sau đó mực sẽ thấm qua lưới tại những vị trí có hình ảnh in để in lên bề mặt vải bởi trước đó một số mắt lưới có hình ảnh không in đã bị bịt kín bằng hóa chất Trong in lụa mỗi 1 màu sẽ được in bằng mỗi khung khác nhau Khi in trên vải tùy vào mẫu thiết kế người in sẽ in các bảng theo thứ tự khác nhau

2.2 Khái niệm in chuyển nhiệt trên vải

In chuyển nhiệt lên vải thực chất là bản in được in trước lên giấy in chuyển nhiệt bằng mực in chuyển nhiệt, sau đó dùng máy ép nhiệt để ép những hình ảnh in đó lên vải Lúc này mực in chuyển nhiệt trên giấy chuyển nhiệt sẽ được chuyển qua vải dưới áp lực của máy ép và sức nóng của nhiệt độ Thường với những loại vải khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về nhiệt độ ép, thời gian ép và áp lực của máy

3 Đặc điểm của 2 phương pháp in

3.1 Đặc điểm của phương pháp in lụa trên vải

 Chi phí thấp khi in số lượng nhiều

 Dễ tổ chức, có thể tiến hành được ở quy mô gia đình hay xí nghiệp nhỏ

 Mẫu in sắc nét, tạo hiệu ứng thị giác

 In được những mẫu vải có kích thước bất kì, kể cả những mẫu nhỏ

 In được những họa tiết tinh tế

 Lớp mực in dày nên không bị lệch màu

3.2 Đặc điểm của phương pháp in chuyển nhiệt trên vải

 Chi phí cho in chuyển nhiệt không quá đắt đỏ, phù hợp với sản phẩm in trên vải

 Kỹ thuật in đơn giản

 Hình ảnh trên sản phẩm sau khi in sống động, màu sắc tươi mới, hình ảnh giữ lại lâu phai, có thể giặc ủi trực tiếp lên vải

 Dễ dàng in được bất kỳ họa tiết hình ảnh nào trên vải

 Không yêu cầu số lượng nhiều

 Khi mặc áo không bị dính mực, phai mực hay lem mực sang những khu vực khác

 Có thể in được bất kỳ vùng nào trên vải, áo

4 Phân loại 2 phương pháp in

Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:

 In lụa trên bàn in thủ công

 In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác

 In lụa trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:

 In dùng khuôn lưới phẳng

 In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

4.2 Phương pháp in chuyển nhiệt

5 Các sản phẩm in trên vải

5.1 Các sản phảm in trên vải của in lụa

5.2 Các sản phẩm in trên vải của in chyển nhiệt

Vải khổ lớn, áo, mũ, túi vải,…

Tiêu chí đặc điểm vật liệu của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt và rút ra ưu nhược điểm

in chuyển nhiệt và rút ra ưu nhược điểm

Chất liệu vải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng in lụa trên vải, tác động trực tiếp đến chất lượng, màu sắc của hình in Chất liệu vải dày như vải thun cá sấu, vải thun cá mập,…gây nên khó khăn khi in ấn đặc biệt với công nghệ in kéo lụa, những loại vải dày bạn nên chọn thêu hoặc in nổi 3D sẽ tốt hơn hay chất liệu vải mỏng nếu sử dụng hình thức thêu sẽ dễ gặp phải tình trạng nhăn nhúm, chùn vải hay thậm chí là biến dạng form áo nếu hình thêu quá lớn Vì thế, tốt nhất nên sử dụng hình thức in lụa mỏng bám sát trên bề mặt vải

Các loại vải dùng cho in lụa:

 Vải Cotton: là các chất liệu vải được sử dụng phổ biến và dễ in nhất

 Vải áo gió tráng nhựa

Tiêu chí các loại vải cho in lụa: Độ thấm hút Độ bám mực Độ phẳng bề mặt Độ co giãn Độ bền vải

Cotton 100% Cao Cao Phẳng Tốt Cao Cao

Cao Cao Phẳng Tốt Khá cao Cao Tiêu chí

Cao Cao Phẳng Tốt Tốt Vừa phải

PE (Polyester) Thấp Thấp Phẳng Kém Cực cao Phù hợp

Vải Nylon Ít hoặc không thấm nước

Tốt Hơi thô Kém Tương đối cao

Tốt Thô Kém Tốt Phù hợp

Vải áo gió tráng nhựa Không thấm nước

 Chính vì độ thấm hút tốt nên các loại vải, cotton, TC, CVC đạt chất lượng hình ảnh cao nhất khi in lụa bởi nó có thể thấm hút mực tốt làm chi tiết thể hiện tốt và đầy đủ trên vải Còn đối với các loại vải polyester, nylon, áo gió tráng nhựa do độ bám dính mực không tốt nên trên vải có thể bị mất một vài chi tiết nhỏ làm giảm chất lượng hình ảnh

Vải dùng cho in lụa rất đa dạng, đa số các loại vải đều có thể sử dụng phương pháp in lụa được

9 Để vải in chuyển nhiệt có chất lượng in ra bền màu và chuẩn nhất thì loại vải đó phải có khả năng chịu nhiệt, chống nhăn và phải có tính bền dẻo Chỉ có như thế thì mới đáp ứng được yêu cầu của in chuyển nhiệt

Chất liệu vải càng tốt thì mực in càng thấm sâu hơn, cho màu sắc đẹp mắt và độ sắc nét rất cao

Các tiêu chí đặc điểm vật liệu vải in chuyển nhiệt:

Vải Cotton Vải có thành phần PE > 60% ( vải thun PE và Sufa, thun gân)

Tối màu Độ thấm hút Cao Cao Cao Thấp Độ phẳng bề mặt Phẳng, mịn Bóng láng Độ co giãn Tốt Ít co giãn Độ bền nhiệt Không bị biến đổi nhiều với nhiệt độ dưới 100 0 C Độ bền nhiệt cao

160 0 C Độ bền màu với hóa chất tẩy rửa

Chỉ bền với một số chất tẩy rửa nhẹ, dễ ra màu Trơ với chất tẩy rửa

Giá thành cao cao Phù hợp Rẻ

 Chất lượng in trên vải polyester là cao nhất

Hai loại vải thun được sử dụng tốt nhất cho in chuyển nhiệt đó là vải

10 thun PE và vải thun Sufa Đây đều là hai loại vải có đặc điểm chịu nhiệt tốt, ít nhăn khi in

In chuyển nhiệt là phương pháp in kén vật liệu, đặc biệt là đối với những vật liệu nhạy nhiệt,chất lượng hình in phụ thuộc vào cả yếu tố nền màu sáng hay tối, đồng thời bề mặt vật liệu in cũng phải bằng phẳng, ít bị nhàu thì chất lượng in mới được đảm bảo

Mực in lụa trên vải là vật tư rất quan trọng trong ngành in lụa trên vải Mực in lụa thường đậm đặc hơn mực in phun, in offset và có nhiều màu sắc ngoài CMYK Mực in vải cũng đa dạng vô cùng được điều chế dựa trên nhu cầu in và các chất liệu cần in khác nhau.

Hiện nay, có khoảng 3 loại mực in lụa trên vải phổ biến nhất là: mực gốc nước (water based ink), mực gốc dầu (plastisol ink) và mực tẩy vải (discharge ink) Trong đó, mực gốc nước và mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hơn

Các tiêu chí đặc điểm mực in lụa trên vải:

Tiêu chí đặc điểm Mực in gốc nước Mực in gốc dầu

Thành phần Mực trắng (dẻo), mực trong

(bóng), và pigment (cốt màu)

Dựa trên PVC (polyvinyl clorua) không sử dụng dung môi nước, là một loại mực in nhiệt dẻo

Mùi Nhẹ Có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại, mực Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn

11 Độ bám vải Tốt Tốt hơn so với mực gốc nước Đặc tính mực Dễ hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60ºC và khó tan dưới 25ºC) Được pha chế có màu trong và đặc tính trong, mềm mại như cao su

Mực này có đặc điểm là bề mặt đẹp, bám mực tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng Độ an toàn hóa chất khi sử dụng

An toàn cho người in và người sử dụng

Gây độc hại cho người sử dụng và người thợ in

Loại vải in Dùng in trực tiếp lên vải cotton, vải lụa, vải jean và các loại vải làm từ sợi thiên nhiên và in lên nền vải trắng hoặc màu nhạt

Vải Nylon, áo gió tráng nhựa, các loại vải khó bám mực gốc nước

Nhiệt độ khô mực Mực có thể tự khô theo nhiệt độ bình thường hoặc có thể sử dụng máy sấy để giúp mực nhanh khô hơn

Xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160ºC trở lên trong thời gian ít nhất là 10s tùy theo độ dày Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra Độ bền mực Kém Cao

Chất lượng hình ảnh sau khi in

Mềm mại, bền, không bị nứt

Hình ảnh có màu sắc tinh tế sắc nét, chất lượng cao

 Từ bảng trên, rút ra ưu và nhược điểm của mực in lụa trên vải:

Gốc nước Gốc dầu Ưu điểm

Mực sau khi in rất mềm mại

Do đặc tính không "tự khô" nên không gây ra hiện tượng bít bản (tắc bản) trên lưới in

An toàn sức khỏe cho người sử dụng Độ bám mực trên vải tốt hơn so với mực gốc nước

Mực gốc đước có độ bám cao, chất lượng in bền không bị nứt và tróc sau nhiều lần giặt

Hiệu ứng mực (độ bóng, in nổi, ) nhiều hơn so với mực gốc nước

Do đặc điểm tự khô theo thời gian, nên gây ra hiện bít bản (hay tắc bản)

Không tốt cho sức khỏe người sử dụng

Mực gốc nước có màu sắc không được sống động tạo vẻ bạc và cũ kỹ

Ngày nay, mực gốc dầu chia thành 3 cấp độ mực an toàn như:

Cấp 1: Không chì (Lead Free)

Cấp 2: Không Phthalate (Non- Phthalete)

Cấp 3: Không PVC (PVC Free) Không in được trên chất liệu vải nylon, 100% vải polyester

Có hiện tượng nhiễm màu vải lên mực

 Mực in lụa trên vải:

13 Đối với dòng mực nước thì độ bám dính là chỉ số quan trọng nhất Trong các loại nêu trên thì loại mực in trên nilon được coi là có độ bám dính tốt nhất Vậy nên mực in trên Nilon có thể in trên các loại vải khác dễ hơn Đối với mực dầu thì vấn đề về bám dính không quan trọng bằng vấn đề về mùi và giá cả

Như vậy không phải loại vải nào cũng chọn một loại mực và mực in vải cũng đa dạng vô cùng được điều chế dựa trên nhu cầu in và các chất liệu cần in Khi chọn mực in vải thì chất liệu vải cần in là một yếu tố rất quan trọng

Loại mực được sử dụng trong in chuyển nhiệt là loại mực đặc biệt, chỉ dùng cho công nghệ này Để làm được như vậy thì mực in chuyển nhiệt là loại mực có tính chất bốc hơi ở nhiệt độ cao và mực sẽ di chuyển lên bề mặt giấy Sau đó hơi thuốc nhuộm sẽ đi vào thông qua các lỗ nhỏ trên bề mặt giấy do mực in mở ra, làm cho hơi thuốc nhuộm đi từ bề mặt giấy sang bề mặt vải Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp, các lỗ nhỏ này sẽ bị bịt kín, mực in sẽ chuyển từ thể hơi sang thể rắn và bán chặt vào vật liệu vải Mực in chuyển nhiệt trên vải đơn giản chính là một loại mực nước, nhưng nó có điểm đặc biệt hơn là sử dụng máy in phun màu in lên giấy sau đó sử dụng nhiệt độ để ép lên bề mặt vải

Tiêu chí mỗi loại mực in chuyển nhiệt phải có:

Tiêu chí đặc điểm Mực in chuyển nhiệt

14 Độ thấm hút Ít bị thấm hút đối với các vật liệu làm từ cenllulose nhưng thấm hút tốt bởi các vật liệu polymer tổng hợp Tuy nhiên, khả năng thấm hút sẽ khác nhau tùy theo loại vải sử dụng cho nên các chất nhuộm phải có tỷ lệ bay hơi tương đương nhau, phù hợp đối với từng loại sợi vải nhất định Đặc tính mực

Có khả năng thăng hoa, thường khoảng từ

Sự khác nhau về nguyên lý-đặc điểm công nghệ của 2 phương pháp So sánh về chất lượng sản phẩm in

1 Nguyên lý –đặc điểm công nghệ của phương pháp in lụa

Ngày nay, kĩ thuật in lụa linh hoạt hơn bao giờ hết Nó có sẵn trong cả hai phiên bản thủ công và tự động In lụa là một phương pháp in xuyên qua lớp lưới (polyester, kim loại) đã tạo hình in theo yêu cầu trước đó và được căn trên một khung chữ nhật được làm bằng gỗ hoặc kim loại

Nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới , mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in để in xuống vật liệu bên dưới Người ta cho mực vào lòng khung khi in, gạt qua bằng lưỡi dao cao su, mực sẽ đi xuống các ô lưới và truyền lên vật liệu in bên dưới, tạo nên hình ảnh in

1.2 Đặc điểm công nghệ phương pháp in lụa Đặc trưng của in lụa khác với các phương pháp in truyền thống chính là: lớp lưới đóng vai trò như bản in cho phép mực xuyên thấu và dao gạt mực để tạo áp lực cho mực xuyên qua các ô lưới và truyền bề mặt vật liệu, tạo nên hình ảnh in

Trước khi in, khuôn và lưới phải trải qua quá trình trước in, nghĩa là nhũ tương được “vớt” trên lưới và các đơn vị tiếp xúc đốt

A: Mực in B: Dao gạc mực C: Hình ảnh D: nhũ tương hình ảnh E: Khung lưới

F: Hình ảnh đã được in Mặt khác, khi nói về vật liệu thì mực và lưới in cũng là một đặc trưng đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm Khi xem xét đến mực in, loại mực được chọn nhiều nhất để in lên vải là mực gốc nước Chọn mực in lụa dựa vào chất liệu vải, đối với áo bằng loại vải cotton, vải thun 3 chiều, vải lụa nên chọn mực gốc nước Ngoài ra còn một số loại mực khác như mực chướng nước, mực trắng dẻo, mực gốc dầu cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi pha mực in

Xét về vật liệu làm lưới, hiện nay trên trị trường đã xuất hiện rất nhiều vật liệu có khả năng để làm lưới để làm lưới in ví dụ như:

 Lưới làm từ sợi tơ tằm: có độ đàn hồi tốt nhưng độ bền không cao, khi gặp nước sợi nở nhiều Lưới được làm từ sợ tơ tầm ít bị sô lệch do các sợi lưới liên kết tương đối chặt, chủ yếu dùng in trên bề mặt gốm sứ

 Lưới làm từ sợi polyester: có độ bền cơ học cao, ổn định kích thước, có tính đàn hồi thấp, dùng để in trên vạt liệu PVC và PE

 Lưới làm từ sợi kim loại: chủ yếu là dùng sợi hợp kim đồng có độ bền cơ học cao, nhưng độ bền kém, ít được sử dụng trong sản xuất

Ngoài ra khi lựa chọn lưới in ta phải đặt biệt chú ý đến:

 Độ mịn độ nét của hình ảnh cần in Các thông số quan trọng của lưới là độ mịn của lưới (ký hiệu N (chỉ số) hay T (chỉ số).Khi in trên giấy, thông thường chọn lưới có ký hiệu T90 - T140; khi in bao bì PVC:

 Đường kính sợi lưới và độ rộng mắt lưới:

Lưới có số đường 100 sợi/cm có độ rộng mắt lưới là 0,06mm, đường kính sợi lưới 0,04 mm

Lưới 110 sợi/cm có độ rộng mắt lưới là 0,053mm, đường kính sợi 0,04mm

Lưới 130 sợi/cm có chiều rộng mắt lưới là 0,04mm, đường kính sợi 0,03mm

 Độ căng của lưới: độ căng của lưới phải đồng đều sao cho các sợi lưới phải song song nhau, các sợi dọc ngang phải vuông gốc nhau Khi in nhiều màu thì độ căng cửa các khuôn phải bằng nhau.

2 Nguyên lý –đặc điểm công nghệ của phương pháp in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt sử dụng nhiệt độ để tái tạo hình ảnh lên vật liệu cần in Đầu tiên hình ảnh sẽ được in trước lên một loại vật liệu trung gian - giấy chuyển nhiệt Bằng cách sử dụng nhiệt độ kết hợp với áp lực và thời gian ép để làm mực in thăng hoa - biến đổi từ thể rắn sang thể khí - chuyển hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt lên bề mặt vải

2.2 Đặc điểm phương pháp in chuyển nhiệt

Nhìn chung phương pháp tái tạo hình ảnh lên vải một cách gián tiếp thông qua khả năng thăng hoa của mực in dưới xúc tác nhiệt độ và áp lực cũng như sử dụng vật liệu trung gian khác ngoài bản kẽm Loại vật liệu này

22 về bản chất là màng hoặc giấy nên có thể dễ dàng in bằng các phương pháp truyền thống như offset, ống đồng hoặc kỹ thuật số,…

Vì sự có mặt của vật liệu trung gian nên trước khi cho ra sản phẩm cuối cùng cần phải trải qua công đoạn áp giấy chuyển nhiệt chứa hình ảnh đã in vào vải, sau đó, gia nhiệt bằng máy ép nhiệt để chuyển hình ảnh từ vật liệu này sang vật liệu cần in

Vì vậy, khi xét tới vật liệu ta sẽ nói tới hai thành phần đã tạo nên sự đặc biệt của phương pháp này chính là mực và vật liệu trung gian Giấy chuyển nhiệt có thể được in bởi các phương pháp khác nhau vì thế tính chất vật lý của mực in phải phù hợp với từng phương pháp in cụ thể và điều kiện môi trường xung quanh Điều này đã được nói rõ ở chương 2 phần mực in

Giấy chuyển nhiệt được chia làm 2 loại: giấy có chất kết dính để hạn chế độ trượt trong quá trình in trên vải kém chất lượng, in từng tờ và giấy không có chất kết dính được sử dụng cho các loại vải nhạy nhiệt như acrylic vì lúc này tốc độ thăng hoa của mực in là yếu tố quan trọng và yếu tố này sẽ bị hạn chế khi vật liệu có chất kết dính Ngoài ra còn có thể phân loại theo vật dụng được in hoặc màu sắc bề mặt vải: sáng và tối Bề mặt giấy lý tưởng nên được phủ một lớp hóa chất đặc biệt, xử lý cho bằng phẳng, không có gân và không chứa kim loại nặng Tùy vào đặc điểm, tính chất của bề mặt vải mà ta lựa chọn loại giấy in phù hợp Giấy in chuyển nhiệt phải có 3 đặc điểm chính là:

Tách rời dễ dàng qua khỏi lớp mực

Không cho lớp mực thấm sâu vào giấy khi tồn trừ

Không bị biến dạng trong môi trường ẩm thấp hay nóng bức

3 So sánh nguyên lý –đặc điểm công nghệ hai phương pháp

In lụa In chuyển nhiệt

Nguyên lý Quét mực lên bản in, những nơi phần tử in mực sẽ đi qua, phần tử không in giữ mực lại

In trên vật liệu trung gian trước sau đó ép nhiệt chuyển hình ảnh lên vải Đặc điểm công nghệ

- Lớp lưới đóng vai trò như bản in

- Dao gạt mực để tạo áp lực

- In trên giấy chuyển nhiệt trước khi tái tạo hình ảnh lên vải

- Có công đoạn ép nhiệt để tái tạo hình ảnh lên vải

4 Lập bảng so sánh về chất lượng sản phẩm in

In lụa In chuyển nhiệt Độ bám mực Ít bám dính hơn phương pháp in chuyển nhiệt

Nhiệt độ làm các sợi vải nở ra kết hợp với trạng thái khí của mực giúp mực dễ dàng đi sâu vào cấu trúc vật liệu Độ phân giải tram Hình ảnh dễ bị bở, không rõ nét khi in những chi tiết nhỏ

Hình ảnh chất lượng đẹp, sắc nét

Hình ảnh sẽ được tái tạo tốt nhất trên vải

24 nền sáng Chất lượng sẽ bị giảm nếu in trên vải tối màu ( đen, nâu, ) Độ dày lớp mực Dày hơn, có thể chịu được áp lực

Thấp hơn Độ mịn hình ảnh Thấp hơn Cao hơn

Màu sắc Ít màu sắc hơn vì tốn kém và tốn sức

Không thực hiện được các họa tiết có chuyển màu Gradient

Không in được phong cảnh và nền, nếu có chỉ in đơn sắc

Có thể in được nhiều màu sắc, đa dạng

 Ở bảng so sánh về chất lượng sản phẩm in, ta rút ra nhận xét:

Phương pháp in lụa: phù hợp với những loại sản phẩm số lượng nhiều, không có nét mảnh, số màu ít , không yêu cầu chất lượng sản phẩm cao

Phương pháp in chuyển nhiệt: phù hợp với những sản phẩm với số lượng in ít, in nhiều màu, đòi hỏi chất lượng hình ảnh tốt

Ưu, nhược điểm 2 phương pháp Sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp và xu hướng thị trường

cho mỗi phương pháp và xu hướng thị trường

1 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt và sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp

1.1 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt

Tiêu chí In lụa In chuyển nhiệt Ưu điểm Vật liệu Đa dạng

Chất lượng hình ảnh Hình ảnh in sắc nét, thể hiện rõ các chi tiết nét nhỏ trong bài in

Thiết kế Thiết kế phức tạp, nhiều màu

Tay nghề thợ in Ít phụ thuộc thợ in

Chi phí Giá vốn đầu tư thấp

Giá vốn đầu tư thấp

Số lượng In số lượng nhiều

Không gian Ít yêu cầu không gian Ít yêu cầu không gian

Nhược Vật liệu Giới hạn về vật liệu

26 điểm Hạn chế với vật liệu nhạy nhiệt Chất lượng hình ảnh Thấp

Thiết kế Thiết kế đơn giản , gồm những mảng Tay nghề thợ in Phụ thuộc vào tay nghề thợ in Chi phí

Số lượng In với số lượng ít, trung bình

Khổ in Hạn chế về kích cỡ in

Hạn chế về kích cỡ in

Môi trường Không thân thiện với môi trường

1.2 Sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp

Qua bảng so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp chúng ta rút ra sản phẩm phù hợp cho mỗi phương pháp:

Phương pháp in lụa phù hợp cho những sản phẩm: thiết kế ít màu, số lượng đặt hàng lớn, không yêu cầu cao về hình ảnh, độ phân giải Có ảnh hưởng tới mỗi trường vì có những hóa chất thải ra trong quá trình hiện bản, rửa bản, hay rửa mực in

Phương pháp in chuyển nhiệt phù hợp với những sản phẩm : in nhiều màu, thiết kế phức tạp, độ phân giải cao, số lượng đặt hàng trung bình và

27 ít.Chất lượng vải, màu vải cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm in

Cả hai phương pháp đều phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, gia đình

Có thể thấy cả hai phương pháp in lụa, in chuyển nhiệt đang ngày càng chiếm nhiều thị phần trong thị trường sản xuất ngành may mặc hiện nay Từ các thị trường nhỏ như in áo thun, đồng phục, áo nhóm, áo thể thao, giày, nón,… cho tới các thị trường lớn như các mặt hàng thời trang cao cấp cả hai phương pháp đều thể thiện được tính ứng dụng cực kỳ cao Hai phương pháp tồn tại song song, không triệt tiêu lẫn nhau mà có tác dụng bù trù những thiếu sót cho nhau

Ngoài ra, không chỉ ứng dụng trong may mặc, quần áo, cả hai phương pháp hoàn toàn có những khả năng phù hợp để in trên các loại vật liệu khác như in ly bằng phương pháp in chuyển nhiệt, in lon bằng phương pháp in lụa,

… thì có thể thấy tiềm năng phát triển của hai phương pháp này rất lớn trong tương lai

Ngày đăng: 11/04/2024, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w