Nỗi lo sợ về sức khoẻ, ảnh hưởng đến kết quả học tập qua trực tuyến và những thách thức xã hội mới đang tạo ra một thực tế đầy khác biệt và thách thức.Trong môn học Xã hội học đại cương
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUẢN
TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO CUỐI KỲ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
CỦA SINH VIÊN VĂN LANG
Môn: Xã hội học đại cương
Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Kim Liên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
1 Nguyễn Thiện Tâm- 207QT06010
2 Nguyễn Lâm Mỹ Tiên – 207QT06254 3
3 Nguyễn Lâm Mỹ Tiên – 207QT06254 3
4 Phan Ngọc Anh Thư - 207QT06220
Mã lớp: 231_DXH0050_01 Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 11 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
M c đ ứ ộ đóng góp
1 Nguy n Lâm Mỹ Tiênễ Ph n Iầ , II + t ng h pổ ợ
3 Ngô Nh Th oư ả Kh o sát ph n III, IVả ầ , V 207QT06072 100%
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“ Trong bối cảnh biến động toàn cầu do đại dịch Covid – 19, cuộc sống của mỗi người dường như đã trải qua những biến đổi đáng kể Đối với sinh viên của trường Đại học Văn Lang, hành trình học tập vvaf trải nghiệm đại học đã trở nên không thể hài lòng Nỗi lo
sợ về sức khoẻ, ảnh hưởng đến kết quả học tập qua trực tuyến và những thách thức xã hội mới đang tạo ra một thực tế đầy khác biệt và thách thức
Trong môn học Xã hội học đại cương này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tác động mà đại dịch Covid – 19 đã gây ra đối với đời sống sinh viên tại trường Đại học Văn Lang
Từ việ thay đổi cách thức học tập đến ảnh hưởng tâm lý và xã hội, chúng ta sẽ đi sauu vào những thách thức và cơ hội mà sinh viên phải đối mặt.”
Trang 4M C L C Ụ Ụ
B NG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN Ả 2
I) PH N M Đ U: Ầ Ở Ầ 5
A Đ Ặ T V N Ấ ĐỀ: 5
B M Ụ C TIÊU NGHIÊN C U Ứ : 5
II) PH N N I DUNG CHÍNH: Ầ Ộ 5
A NGUYÊN NHÂN VÀ H U QU C A Đ I D CH Đ I V I SINH VIÊN Ậ Ả Ủ Ạ Ị Ố Ớ 5
1 TÁC Đ NG Ộ TÂM LÝ VÀ TINH TH N Ầ : 5
2 THAY Đ I Ổ TRONG MÔI TR ƯỜ NG H C Ọ T P Ậ : 6
3 ẢNH H ƯỞ NG Đ N Ế CÁC M I Ố QUAN HỆ XÃ H I Ộ : 7
B S THÍCH NG VÀ H C H I: Ự Ứ Ọ Ỏ 8
1 PH N Ả Ứ NG VÀ SỰ THÍCH Ứ NG C A Ủ SINH VIÊN: 8
2 H Ọ C H I Ỏ VÀ PHÁT TRI N Ể CÁ NHÂN: 10
C VAI TRÒ C A TR Ủ ƯỜ NG Đ I H C VĂN LANG: Ạ Ọ 11
1 HỖ TRỢ VÀ GI I Ả PHÁP: 11
2 H ƯỚ NG PHÁT TRI N Ể T ƯƠ NG LAI: 13
D K T LU N Ế Ậ 14
1 TÓM T T Ắ : 14
2 NHÌN NH N Ậ T ƯƠ NG LAI: 14
Trang 5A Đặt vấn đề:
Năm 2020, đại dịch Covid – 19 đã nhah chóng trở thành một thách thức toàn cầu, tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống con người Với sự lan rộng nhanh chóng và ảnh hưởng sâu sắc, đại dịch Covid – 19 không chỉ là một vấn đề y tế mà còn có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội và giáo dục Trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng sinh viên trở thành một trog những đối tượng đặc biệt từ sự biến đổi
B Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích chi tiết về tác động của đại dịch Covid – 19 đối với cuộc sống và quá trình học tập của sinh viên Trường Đại học Văn Lang Chúng ta sẽ nghiên cứu cách mà đại dịch thay đổi cách sinh viên học, tương tác xã hội và xây dựng
sự nghiệp, đồng thời xác định những thách thức và cơ hội mà họ đối mặt Điều này giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết và đa chiều về hiệu ứng của đại dịch
II) PHẦN NỘI DUNG CHÍNH:
A NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1 Tác động tâm lý và tinh thần:
1.1 Sự lo ngại và áp lực tâm lý của sinh viên:
- Đại dịch Covid-19 không chỉ là một thách thức về sức khỏe mà còn đặt ra những vấn đề tâm lý và tinh thần đáng kể đối với sinh viên Lo ngại về sức khỏe cá nhân, lo sợ mất mát
về nguồn thu nhập hoặc cảm giác bất an về tương lai là những vấn đề mà sinh viên đang phải đối mặt hàng ngày Tất cả những yếu tố này có thể tạo ra áp lực tâm lý lớn, ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển cá nhân
- Lo lắng về sức khỏe cá nhân và nguy cơ lây nhiễm không chỉ là vấn đề về vật lý mà còn làm tăng cường sự lo lắng tâm lý Sinh viên có thể phải đối mặt với áp lực tâm lý lớn khi phải quyết định giữa việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và việc duy trì cuộc sống học thuật bình thường
Trang 61.2 Thay đổi trong tâm trạng và tinh thần học tập:
- Đối mặt với những biến động nhanh chóng và không chắc chắn của đại dịch, sinh viên trải qua sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng và tinh thần học tập Sự cô đơn do giãn cách
xã hội, sự mất mát của trải nghiệm học tập trực tiếp, và áp lực về sự không chắc chắn về tương lai là những yếu tố tăng cường tâm trạng tiêu cực
- Nhiều sinh viên báo cáo về việc gặp khó khăn trong việc duy trì tinh thần học tập cao Tâm trạng không ổn định, sự mất hứng thú và khả năng tập trung giảm sút là những dấu hiệu phổ biến Điều này có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình học tập và phát triển
cá nhân
2 Thay đổi trong môi trường học tập:
2.1 Chuyển đổi sang học trực tuyến và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục:
- Sự chuyển đổi từ học tập trực tiếp sang học trực tuyến đã đặt ra nhiều thách thức cho sinh viên Vấn đề về kết nối internet, thiếu giao tiếp trực tiếp với giáo viên và đồng học, cũng như sự gián đoạn của môi trường học tập truyền thống đã tạo ra một môi trường giáo dục mới có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập
- Học trực tuyến đòi hỏi sinh viên có khả năng tự quản lý thời gian và tự học cao Điều này tạo ra thách thức đối với những sinh viên có phong cách học thích sự tương tác và hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên Các vấn đề về kỹ thuật, sự tương tác giáo viên-sinh viên giảm sút,
và sự cô đơn trong quá trình học tập trực tuyến đều là những ảnh hưởng tiêu cực đối với trải nghiệm học tập của sinh viên
2.2 Mất mát cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế:
- Nhiều sinh viên dựa vào cơ hội thực tập để áp dụng kiến thức học được và phát triển kỹ năng nghề nghiệp Tuy nhiên, với việc hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội, nhiều chương trình thực tập đã bị hủy bỏ hoặc giảm thiểu, gây mất mát không chỉ về khía cạnh học thuật mà còn về mặt phát triển nghề nghiệp của sinh viên
- Thực tập hay trải nghiệm thực tế của sinh viên có bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch không?
Trang 7- Mất mát cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế có thể ảnh hưởng lớn đến sự chuẩn bị nghề nghiệp của sinh viên, khi họ không có cơ hội áp dụng kiến thức đã học trong môi trường thực tế Điều này có thể tạo ra một lỗ hổng kỹ năng giữa sinh viên mới tốt nghiệp
và yêu cầu của thị trường lao động
3 Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội:
3.1 Giảm sự tương tác xã hội và tình bạn:
- Giãn cách xã hội và các biện pháp phòng dịch đã làm giảm sự tương tác xã hội và gây gián đoạn đáng kể đối với các mối quan hệ cá nhân và tình bạn của sinh viên Khả năng gặp gỡ trực tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, và tương tác hàng ngày đã bị hạn chế, gây ra cảm giác cô đơn và tách biệt
- Sự giảm sút trong sự tương tác xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh viên phát triển
kỹ năng xã hội và mối quan hệ tương lai Các sinh viên đang phải thích ứng với việc xây dựng và duy trì mối quan hệ qua các phương tiện truyền thông và các nền tảng trực tuyến, điều này có thể không thay thế được sự tương tác trực tiếp
3.2 Tác động đến các hoạt động xã hội và văn hoá sinh viên:
- Những sự kiện xã hội, câu lạc bộ sinh viên, và các hoạt động văn hóa truyền thống đã bị gián đoạn hoặc hủy bỏ, tạo ra một khoảng trống trong cuộc sống sinh viên Các sinh viên không chỉ mất mát về trải nghiệm giáo dục mà còn không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội quan trọng để phát triển kỹ năng mềm và xây dựng mạng lưới xã hội
- Sự thay đổi trong môi trường xã hội và văn hóa đồng nghĩa với việc sinh viên phải thích
Trang 8ứng với một cách sống mới và hiểu rõ về cách họ xem xét và tham gia vào các giá trị xã hội và văn hóa Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và tư duy xã hội của sinh viên
B SỰ THÍCH ỨNG VÀ HỌC HỎI:
1 Phản ứng và sự thích ứng của sinh viên:
1.1 Biện pháp tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ tinh thần:
- Sinh viên Đại học Văn Lang đã tự chủ thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân và giữ gìn sức khỏe tinh thần Cụ thể, họ tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương, bao gồm việc đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, và duy trì khoảng cách xã hội Đồng thời, việc tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng được sinh viên chú trọng thực hiện
- Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tất cả quốc gia trên thế giới những diễn biến trở nên phức tạp, khó lường vậy nên việc tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ là điều rất cần thiết không chỉ sinh viên mà toàn thể người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ bản thân
Tuân thủ biện pháp phòng chống Covid: Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, tuân thủ khoảng cách và tránh tập trung nơi đông người
Hạn chế tiếp xúc tập trung: Tránh những hoạt động tập trung đông người, cân nhắc tránh
đi lại nếu không thực sự cần thiết
Tập thể dục nâng cao sức khoẻ: Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm áp lực căng thẳng
Bổ sung đầy đủ chất: Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nên ăn uống đều đặn tránh việc bỏ bữa
Cập nhật theo dõi thông tin: Tiếp cận thông tin ở các nguồn chính thống và tin cậy tránh rối loạn thông tin
Quan trọng nhất là cảm nhận cơ thể và giữ tinh thần của bản thân thật thoải mái tránh lo lắng không cần thiết, nếu cảm thấy bản thân có những triệu chứng bất thường hãy báo ngay cho trung tâm y tế gần nhất để được hổ trợ kịp thời
1.2 Sự sáng tạo và đổi mới trong học tập:
Trang 9- Sự chuyển đổi sang học trực tuyến đã đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới trong học tập của sinh viên Họ đã thích ứng nhanh chóng với môi trường học mới bằng cách tham gia tích cực vào các buổi học trực tuyến, sử dụng các công cụ công nghệ để tối ưu hóa quá trình học, và tìm kiếm nguồn tài nguyên trực tuyến để bổ sung kiến thức
Bạn cảm nhận như thế nào về chất lượng giáo dục trong học tập trực tuyến so với học truyền thống?
Trong đại dịch Covid-19 sinh viên phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong học tập Tình hình học tập đi xuống và khả năng tiếp thu bài kém hơn so với những giờ học đến lớp
Học trực tuyến: Sinh viên phải chuyển sang hình thức học trực tuyến qua các nền tảng như Google Classroom, MS Team, Zoom, Sinh viên sẽ tiếp tục học tập mà không cần đến trường đồng thời tận dụng công nghệ để truy cập tài liệu và tham gia các buổi học trực tuyến
Bạn có thấy sự thay đổi trong mức độ sáng tạo và tự chủ trong học tập của mình không?
Trang 10 Sáng tạo phương pháp học: Sinh viên đã tìm cách sáng tạo phương pháp học mới như tạo
ra các nhóm học tập tổ chức thảo luận qua video call để thúc đẩy tinh thần học tập và gắn kết giữ các thành viên
Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập: Sinh viên đã tận dụng các ứng dụng và công nghệ
hỗ trợ như Quizizz, Kahoot và Elearning để ôn tập kiến thức
Hỗ trợ trực tuyến: Tuy không thể gặp trực tiếp nhưng sinh viên có thể tương tác trên các diễn đàn, nhóm trò chuyện và mạng xã hội Điều này giúp cho việc trao đổi giải đáp các thắc mắc được dễ dàng hơn
2 Học hỏi và phát triển cá nhân:
2.1 Những bài học và kinh nghiệm tích luỹ từ đại dịch:
- Sinh viên đã rút ra những bài học quý báu từ đại dịch, bao gồm sự quan trọng của sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng trong môi trường biến động Họ nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe cá nhân và tinh thần, cũng như ý thức về trách nhiệm cộng đồng trong việc kiểm soát dịch bệnh
Theo bạn, sự thích ứng và học hỏi của sinh viên trong bối cảnh đại dịch là tích cực hay tiêu cực?
- Theo quan sát có 50% sinh viên đã thích ứng, học hỏi và tích luỹ được nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá như việc thích nghi với công nghệ phải tự quản lý thời gian và phát triển kỹ năng tự học một cách tích cực đây cũng là cơ hội giúp sinh viên có thể tự rèn luyện khả năng tự học độc lập Qua đó sinh viên cũng có thể tận dụng được các nguồn tài liệu trực tuyến để mở rộng được thêm kiến thức của bản thân Những kinh nghiệm này
Trang 11không chỉ giúp sinh viên trong giao đoạn dịch mà có thể áp dụng trong cuộc sống sau này
Sinh viên có gặp khó khăn trong việc thích nghi với học tập trực tuyến không?
- Có 63,6% sinh viên khó khăn trong quá trình học tập Vì sẽ có nhiều vấn đề như các bạn
ít tiếp xúc với công nghệ nên khó khăn trong việc tham gia các lớp học online và sinh viên phải tự quản lí sắp xếp được thời gian của bản thân tham gia đầy đủ tránh tình trạng mất bài ảnh hưởng đến quá trình học tập
2.2 Phát triển kỹ năng tự quản lý và đồng đội:
- Sinh viên Đại học Văn Lang không chỉ phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian học tập
mà còn thể hiện sự đồng đội trong quá trình học online Họ thường xuyên tổ chức các buổi học nhóm trực tuyến, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, từ đó xây dựng môi trường học tập tích cực
- Những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng cho mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục Toàn bộ sinh viên đều bị ảnh hưởng bởi các quy định đóng cửa trường học, Hệ lụy của việc ở nhà quá lâu sẽ gây sự bất lợi cho việc học của sinh viên mất khả năng học tập Vì vậy việc lập kế hoạch học tập hằng ngày rất quan trọng trong việc duy trì sự tiến
bộ Thiết lập một môi trường học tập yên tĩnh tại nhà để dễ dàng tập trung vào học tập Qua đó sinh viên nên hợp tác và chia sẻ thông tin với bạn bè về những vấn đề khó khăn đang mắc phải Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập tạo ra môi trường tích cực
C VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG:
1 Hỗ trợ và giải pháp:
Trang 121.1 Các biện pháp hỗ trợ tinh thần và tâm lý:
- Trường Đại học Văn Lang đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho sinh viên
Ủng hộ 10 tỷ đồng cho quỹ Vaccine phòng chống Covid-19,
Cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tham vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe tinh thần
Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển công tác tham vấn tâm lí và chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên
Theo bạn, mức độ lo lắng và áp lực tâm lý của sinh viên tăng cao hay giảm đi trong thời
kỳ đại dịch COVID-19?
Theo khảo sát sinh viên có thể gặp nhiều áp lực về tâm lý và tinh thần tăng cao qua ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.Về phía nhà trường sẽ nâng cao nhận thức và khả
năng thích ứng với dịch COVID-19 bảo đảm các hoạt động giáo dục không bị “đứt gãy” Bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho sinh viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp tại nhà trường.Đảm bảo hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm học bảo đảm chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho tất cả các đối tượng người học Tổ chức hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho sinh viên bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
1.2 Chính sách và biện pháp hỗ trợ học tập trong thời gian khó khăn:
- Trường đã hỗ trợ giảm học phí cho tất cả sinh viên, giúp giảm áp lực tài chính trong bối cảnh khó khăn Thêm vào đó, việc tổ chức học tập trực tuyến và cung cấp tư vấn tâm lý
Trang 13kịp thời là những biện pháp hỗ trợ quan trọng
Trường Đại học Văn Lang đã cung cấp hỗ trợ và thông tin cho sinh viên trong thời kỳ đại dịch không?
Trường đã áp dụng chính sách giảm học phí hoặc gia hạn học phí trong thời gian khó khăn để giảm gánh nặng tài chính đối với sinh viên và gia đình
Ngoài việc giảm học phí, nhà trường còn một số chính sách tài chính khác có thể được triển khai như cấp học bổng, hỗ trợ vay vốn, Cung cấp tài liệu và nguồn tư liệu miễn phí đễ hỗ trợ trong quá trình sinh viên học tập từ xa
Theo bạn, sau khi kết thúc đại dịch, chất lượng học tập của bạn như thế nào?
Đa số sinh viên đều cảm thấy sau khi đại dịch kết thúc đại dịch chất lượng học tập ngày càng tốt hơn Những bài tập thắc mắt chưa hiểu các bạn có thể thuận tiện trao đổi với giáo viên sau mỗi giờ học