1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản chất và chức năng của thương mại

57 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 6,09 MB

Nội dung

Trình bày đặc điểm cơ bản của các nấc thang trên...3 Câu 3: Luận giải quan điểm cho rằng: “Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, thương mại ra đời không phủ địn

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG MẠI 2

Câu 1: Trình bày hai điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi Thương mại có ra đời ngay khi có hai điều kiện đó không? Tại sao nói “Sự xuất hiện của phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần của trao đổi”? 2 Câu 2: Hãy chỉ ra các nấc thang phát triển từ thấp đến cao của trao đổi Trình bày đặc điểm cơ bản của các nấc thang trên 3 Câu 3: Luận giải quan điểm cho rằng: “Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển” 5 Câu 4: Trình bày sự giống và khác nhau giữa trao đổi hàng hóa trực tiếp với lưu thông hàng hóa, giữa lưu thông hàng hóa với thương mại 6 Câu 5: Trình bày các góc độ tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của thương mại Từ đó nêu bản chất kinh tế của thương mại 6 Câu 6: Hãy cho biết các tiêu chí phân loại thương mại Trình bày phân loại thương mại theo các tiêu chí đó Lấy ví dụ theo từng tiêu chí Ý nghĩa của việc nghiên cứu phân loại thương mại trong quản lý nhà nước về thương mại 8 Câu 7: Phân tích chức năng chung của thương mại Biểu hiện chức năng cụ thể của thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ 11 Câu 8: Trình bày chức năng chung của thương mại Phân biệt chức năng của thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế, một ngành kinh tế và một khâu của quá trình tái sản xuất Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về TM? 11

CHƯƠNG 3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI 12

Câu 9: Hãy cho biết các tiêu chí phân loại tác động của thương mại Trình bày tác động của thương mại theo các tiêu chí trên Cho ví dụ Ý nghĩa nghiên cứu các cách phân loại tác động của thương mại trong quản lý nhà nước về thương mại ở Việt Nam 12 Câu 10: Trình bày tác động của thương mại về kinh tế Liên hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam Hãy cho biết một số giải pháp vĩ mô phát huy tác động tích cực của thương mại về kinh tế ở Việt Nam 14 Câu 11: Trình bày tác động về xã hội của thương mại Liên hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam Hãy cho biết một số giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực về xã hội của thương mại ở Việt Nam 18 Câu 12: Trình bày những tác động về môi trường của thương mại Liên hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam 21

CHƯƠNG 4 THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 22

Trang 2

Câu 13: Trình bày khái niệm về thương mại hàng hóa Hãy cho biết các tiêu chí phân loại thương mại hàng hóa Ý nghĩa của việc nghiên cứu các cách phân loại thương mại hàng

hóa trong hoạt động kinh doanh thương mại? 22

Câu 14: Trình bày những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa Ý nghĩa nghiên cứu các đặc điểm này với công tác quản lý nhà nước về thương mại và với công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp 23

Câu 15: Hãy cho biết các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa Trình bày đặc điểm của mua bán buôn và mua bán lẻ; mua bán trực tiếp và qua trung gian; mua bán qua môi giới và đại lý 25

Câu 16: Các phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế? 28

Câu 17: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại và trong quản lý nhà nước về thương mại Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa nhu cầu có khả năng thanh toán với quỹ mua, sức mua hàng hóa? 29

Câu 18: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa? 30

Câu 19: Trình bày khái niệm dự trữ hàng hóa trong lưu thông Sự cần thiết của dự trữ hàng hóa trong lưu thông Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự cần thiết của dự trữ hàng hóa trong lưu thông trong quản lý nhà nước về thương mại 31

Câu 20: Phân biệt dự trữ hàng hóa và hàng tồn kho Trình bày các cách phân loại dự trữ hàng hóa Ý nghĩa nghiên cứu của vấn đề này trong hoạt động kinh doanh TM 32

Câu 21: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ trong lưu thông Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại Hãy cho biết mối quan hệ giữa dự trữ hàng hóa và thời gian lưu thông hàng hóa? 33

Câu 22: Trình bày khái niệm chi phí lưu thông hàng hóa Các cách phân loại chi phí lưu thông hàng hóa? 34

Câu 23: Trình bày khái niệm tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa Ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa? 35

Câu 24: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lưu thông hàng hóa Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại? Hãy cho biết một số giải pháp giúp tiết kiệm chi phí lưu thông hàng hóa 35

Câu 26: Trình bày khái quát các xu hướng phát triển của thương mại hàng hóa Liên hệ các xu hướng này với thực tiễn ở Việt Nam Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam? 37

CHƯƠNG 5 THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 39

Câu 27: Trình bày bản chất của TMDV Cho biết các tiêu chí phân loại TMDV? 39

Câu 28: Phân loại TMDV theo tiếp cận của WTO? 39

Câu 29: Phân tích vai trò của thương mại dịch vụ Liên hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam Hãy cho biết một số giải pháp của nhà nước phát triển thương mại dịch vụ trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam 40

Trang 3

Câu 30: Trình bày các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ nói chung Cho ví dụ với từng phương thức Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Việt Nam 41 Câu 31: Trình bày các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ quốc tế Cho ví dụ với từng phương thức Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Việt Nam 42 Câu 32: Trình bày những đặc điểm có tính đặc thù của thương mại dịch vụ Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô và quản lý hoạt động kinh doanh 43 Câu 33: Trình bày các xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ Liên hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại? 45

Trang 4

CHƯƠNG 2 BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG MẠI

Câu 1: Trình bày hai điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi Thương mại có ra đời ngay khi có hai điều kiện đó không? Tại sao nói “Sự xuất hiện của phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần của trao đổi”?

1 Hai điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi.

Thứ nhất, sự xuất hiện phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.

3 Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau.

Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện thứ nhất chưa đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại C Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc

Trang 5

Ấn Độ thời cổ đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hoá bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu Ở đây không hình thành quan hệ trao đổi, do đó chưa đủ điều kiện để ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Vì vậy, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần, muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.

Câu 2: Hãy chỉ ra các nấc thang phát triển từ thấp đến cao của trao đổi Trình bày đặc điểm cơ bản của các nấc thang trên

1 Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp

Vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xuất hiện cũng là lúc trao đổi hàng hóa ra đời Tuy nhiên, lúc đầu trao đổi hàng hóa mang tính ngẫu nhiên và giản đơn, vì thế người ta gọi hình thái ban đầu của trao đổi là trao đổi hàng hóa trực tiếp hay trao đổi hàng hóa giản đơn, trao đổi hàng hóa ngẫu nhiên Hình thái trao đổi này được tiến hành trực tiếp theo hình thức hàng đổi hàng, theo công thức chung là: H - H’ Quá trình mua đồng thời cũng là quá trình bán Mục đích là trao đổi giá trị sử dụng Trao đổi hàng hóa trực tiếp có sự ràng buộc: người có hàng hóa cần trao đổi và có người cần trao đổi hàng hóa.

Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp ra đời không những đã góp phần thỏa mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người, trong đó phải nói đến sự thúc đẩy phân công lao động xã hội

2 Hình thái lưu thông hàng hóa

Lưu thông hàng hóa là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa, là hình thái trao đổi hàng hóa thông qua môi giới của tiền tệ Công thức chung của lưu thông hàng hóa là: H – T – H’ Mục đích là trao đổi giá trị sử dụng Lưu thông hàng hóa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho hoạt động trao đổi hàng hóa, nó khắc phục được những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp Đó là phạm vi hoạt động trao đổi được mở rộng, điều kiện trao đổi và khả năng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa cả về không gian, thời gian, số lượng thuận tiện hơn Lưu thông hàng hóa ra đời đã tạo ra sự tách rời quá trình mua và bán cả về không gian (người ta có thể mua ở nơi này, bán ở nơi

Trang 6

khác), về thời gian (có thể bán ở thời điểm này, mua ở thời điểm khác) và về số lượng (có thể bán nhiều lần, mua một lần hoặc ngược lại) … Do sự tách rời quá trình mua, bán này mà trong hình thái lưu thông hàng hóa đã xuất hiện mầm mống của mâu thuẫn giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng Bởi vậy, bắt đầu từ đây nảy sinh mầm mống của khủng hoảng sản xuất và tiêu thụ.

3 Sự xuất hiện và phát triển của thương mại

Với sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi mà một bộ phận lao động trong xã hội đã được tách ra khỏi sản xuất chuyên làm nhiệm vụ mua rồi lại bán nhằm mục đích kiếm lời Bộ phận lao động này được gọi là những thương gia Hoạt động kinh tế của những thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại Hoạt động đó thể hiện qua công thức: T – H – T’ (T’ = T + ΔT) Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, hoạt động thương mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán Mục đích của hoạt động thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, cụ thể là nhằm thu lợi nhuận

Với những đặc điểm hoạt động và vai trò của mỗi hình thái trao đổi hàng hóa ta có thể thấy: Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, song ngược lại thương mại ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưu thông hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn Như vậy, sự xuất hiện của hoạt động thương mại gắn liền với sự xuất hiện của thương gia Ngành thương mại ra đời và phát triển như là kết quả tất yếu của sự phát triển trao đổi và phân công lao động xã hội Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng trong phân công lao động xã hội Phân công lao động lần thứ nhất là việc tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt Quá trình này đã thúc đẩy sự phát triển của trao đổi hàng hóa, và tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn này Phân công lao động lần thứ hai là quá trình tách thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp, sản xuất hàng hóa hình thành Phân công lao động lần thứ ba với việc tách riêng chức năng tiêu thụ khỏi chức năng sản xuất và theo đó đã làm xuất hiện một ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua bán nhằm mục đích kiếm lời trong nền kinh tế – đó là ngành thương mại.

Trang 7

Câu 3: Luận giải quan điểm cho rằng: “Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển”.

Về mặt lịch sử, kinh tế loài người đã trải qua hai quá trình là Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa Xã hội loài người bắt đầu bằng kinh tế tự nhiên Trong nền kinh tế tự nhiên con người sản xuất ra các sản phẩm với mục đích phục vụ cho nhu cầu của bản thân họ, vì thế chưa có trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Trao đổi hàng hóa là sự trao đổi ngang giá giữa vật với vật, hàng hóa với hàng hóa đơn giản, trực tiếp giữa người mua và người bán Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ tư hữu hình thành Trong lịch sử phát triển loài người trao đổi hàng hóa xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ Lúc đầu trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được tiến hành trực tiếp theo hình thức hàng đổi hàng (H-H’).

Khi xã hội xuất hiện tiền tệ thì từ đó trao đổi được tiến hành thông qua môi giới của tiến tệ (H - T - H’) và lưu thông hàng hóa ra đời.

Lưu thông hàng hóa là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa, đó là sự trao đổi hàng hóa thông qua môi giới của tiền tệ Lưu thông hàng hóa ra đời làm cho quá trình mua bán trao đổi dễ dàng hơn, thuận tiện, mở rộng hơn về không gian và thời gian Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của trao đổi và đưa đến sự phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp.

Tuy nhiên sự tách rời giữa quá trình mua bán cũng làm xuất hiện mầm mống của mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng Do vậy cũng làm nảy sinh những điều kiện dẫn tới khủng hoảng sản xuất và tiêu thụ.

Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, chủ thể của hoạt động trao đổi là những người sản xuất và những người tiêu dùng, không có sự tham gia của những người trung gian (thương nhân) Mục đích của hoạt động trao đổi là giá trị sử dụng.

Sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới, đó là những người thương gia Khác với những người sản xuất trực tiếp và những người tiêu dùng trực tiếp, thương gia bỏ tiền ra mua hàng hóa của những người sản xuất, sau đó bán lại để kiếm lời trong hoạt động buôn bán Hoạt động kinh tế của những người thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại (T - H - T')

Trang 8

Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, hoạt động thương mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán mục đích của hoạt động thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cụ thể là nhằm vào lợi nhuận.

Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, ngược lạithương mại ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưuthông hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn.

Câu 4: Trình bày sự giống và khác nhau giữa trao đổi hàng hóa trực tiếp với lưu thông hàng hóa, giữa lưu thông hàng hóa với thương mại.

Điểm giống nhau: cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

Điểm khác nhau:

Lưu thông Thương mại Công thức H – T – H’ T – H – T’ Mục đích trao đổi Giá trị sử dụng Giá trị

Chủ thể trao đổi Người sản xuất, tiêu dùng Thương gia Trình tự mua bán Bán hàng hóa này để lấy tiền

mua hàng hóa kia

Lấy tiền mua hàng rồi bán với mục đích kiếm lượi nhuận

Giới hạn vận động

Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần Do đó sự vận động có giới hạn.

Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn Vai trò của tiền tệ

và hàng hóa

Hàng hóa đóng vai trò quan trọng hơn trong lưu thông

Tiền tệ đóng vai trò quan trọng hơn trong thương mại

Câu 5: Trình bày các góc độ tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của thương mại Từ đó nêu bản chất kinh tế của thương mại.

1 Tiếp cận thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế

Nếu xem xét dưới góc độ này, thương mại là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường Mọi hoạt động thương mại đều

Trang 9

bắt đầu bằng hành vi mua hàng và kết thúc bằng hoạt động bán Mục đích của hoạt động thương mại là nhằm tìm kiếm lợi nhuận Công thức: T – H – T’ Đối tượng của các hoạt động thương mại là các hàng hóa vá dịch vụ Chủ thể của hoạt động thương mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia) và những người mua (người sản xuất, thương gia, những người tiêu dùng) Bên cạnh đó còn có một số người khác như: người môi giới, đại lý thương mại

Hoạt động thương mại là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản là mua và bán Ngoài các hoạt động cơ bản còn có các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động mua bán, người ta gọi chung các hoạt động này là dịch vụ thương mại

Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và cùng có lợi Vì thế quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh vừa là quá trình hợp tác giữa người bán và người mua Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá trị nhằm mục đích lợi nhuận, người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng khác nhau Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối liền với nhau trong điều kiện của kinh tế hàng hóa.

2 Tiếp cận thương mại với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội Tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu cơ bản: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng

Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất Thương mại chính là khâu trao đổi nằm trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng Hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu lưu thông qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua => Vận chuyển => Dự trữ => Bán Kết thúc khâu lưu thông, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng Khâu lưu thông rất quan trọng, nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt là biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.

3 Thương mại - ngành kinh tế

- Cơ sở hình thành ngành do sự phân công lao động xã hội - Tiền đề ngành:

+ Sự xuất hiện của thương nhân

Trang 10

+ Có nguồn tài chính để bỏ ra mua hàng hóa + Cơ sở hạ tầng (chợ, trung tâm thương mại …)

+ Các phương tiện, xe cộ thực hiện việc chuyên chở hàng hóa, hay hệ thống các kho hàng, bến bãi cất trữ hàng hóa

+ Trình độ khoa học – kĩ thuật – công nghệ

+ Có hệ thông phân phối riêng: các đại lí, người môi giới, trung gian TM - Chức năng:

+ Tổ chức lưu thông hàng hóa

+ Cung ứng dích vụ mua – bán nhằm thu lợi nhuận

Câu 6: Hãy cho biết các tiêu chí phân loại thương mại Trình bày phân loại thương mại theo các tiêu chí đó Lấy ví dụ theo từng tiêu chí Ý nghĩa của việc nghiên cứu phân loại thương mại trong quản lý nhà nước về thương mại.

1 Theo phạm vi hoạt động thương mại

Người ta phân thành: Thương mại nội địa (nội thương) và Thương mại quốc tế (ngoại thương)

Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể kinh tế của một quốc gia Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong phạm vi của một quốc gia, chịu sự quản lí và điều tiết của nhà nước Thương mại nội địa có thể được phân thành: thương mại thành thị, thương mại nông thôn, thương mại vùng đặc biệt, thương mại biên giới, thương mại vùng sâu, vùng xa

Thương mại Quốc tế bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia có thể ở phạm vi toàn cầu (WTO), có thể ở phạm vi khu vực (EU, ASEAN ) hoặc thương mại song phương giữa 2 quốc gia Thương mại quốc tế phản ánh những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia với nhau Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ rất lâu, không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự trao đổi buôn bán với bên ngoài mà thực chất cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác, ngoại thương tham gia vào phân công lao động quốc tế

Thương mại nội địa diễn ra trên thị trường nội địa, ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế Thị trường thế giới và thị trường nội địa là những thị trường khác nhau vì vậy thương mại nội địa và ngoại thương được thực hiện theo những hình thức và phương pháp hoàn toàn không giống nhau

Trang 11

2 Theo các khâu/đặc điểm của quá trình lưu thông

Người ta phân thành Thương mại bán buôn và Thương mại bán lẻ

Thương mại bán buôn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm vật thể Chủ thể của hoạt động thương mại bán buôn là những nhà sản xuất và thương gia Chúng phản ánh các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa những nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với thương gia và giữa những người thương gia với nhau Khi hoàn thành các hoạt động mua bán buôn, hàng hóa vẫn chưa kết thúc quá trình lưu thông, chúng nằm lại trong khâu sản xuất để sau khi kết thúc sản xuất lại tiếp tục quay trở lại lưu thông hoặc vẫn nằm trong lưu thông để chờ bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Thương mại bán lẻ phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa và các dịch vụ giữa những nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ hoặc các thương gia với bên kia là những người tiêu dùng cuối cùng Khi hoàn thành các hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa sẽ kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của xã hội

Các hoạt động bán buôn diễn ra ở các chợ đầu mối, thị trường với trung tâm buôn bán trong nước và quốc tế… Ngược lại, hoạt động bán lẻ diễn ra ở các chợ, các cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp, các siêu thị, hội chợ thương mại…

3 Theo đối tượng của hoạt động thương mại

Người ta phân thành Thương mại hàng hóa và Thương mại dịch vụ

Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là trao đổi các sản phẩm hữu hình thì Thương mại dịch vụ là lĩnh vực trao đổi, mua bán các sản phẩm “vô hình” Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rất rộng và phức tạp Trong nền kinh tế hiện đại, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ Thương mại dịch vụ tồn tại song song cùng thương mại hàng hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của xã hội hiện đại

Thương mại hàng hóa gồm thương mại hàng tư liệu sản xuất và thương mại hàng tiêu dùng Người ta có thể phân chia thương mại theo từng nhóm hàng Ví dụ: Thương mại về hàng công nghiệp, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản, hay theo mặt hàng Ví dụ như: gạo, cà phê, chè hay sắt thép, máy nông nghiệp

4 Theo kỹ thuật giao dịch

Người ta phân thành Thương mại truyền thống và Thương mại điện tử.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w