MỤC LỤCIV.Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI I.Cơ sở lý luận về nhân sinh quan triết học Phật Giáo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Đề tài: Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đời sống tinh thần người Việt
Giảng viên: TS Đặng Minh TiếnMôn: Triết học
Lớp: CH29AMTM.N1
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 (CH29AMTM.N1)
8 Hoàng Nguyễn Trúc Quỳnh 16 Đặng Hoàng Trà
Hà Nội, 06/2023
Trang 2MỤC LỤC
IV.Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI
I.Cơ sở lý luận về nhân sinh quan triết học Phật Giáo 11
2.Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo 11
3.Nội dung cơ bản triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo 12
4.Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo 13
4.1.Nhân sinh quan phật giáo về sự sống của con người 14
4.2.Quan niệm về "khổ" trong nhân sinh quan Phật giáo 15
II.Cơ sở lý luận về đời sống tinh thần người Việt Nam 15
2.Cơ sở lý luận về đời sống tinh thần người Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 23
I.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đời sống tinh thần người Việt
1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đạo đức, lối sống người Việt
23
Trang 31.1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học phật giáo đối với văn hóa 28
1.1.1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật giáo qua ngôn ngữ 28
1.1.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật giáo qua ca dao, tục ngữ 29
1.1.3.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật giáo qua các tác phẩm thơ ca 301.1.4.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật giáo qua điêu khắc, hội họa 33
1.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học phật giáo đối với phong tục tập quán 34
1.2.1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng
III.Nhận xét về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đời sống tinh thần người Việt hiện nay 36
1.Một số nhận xét về ảnh hưởng tích cực 36
2.Một số nhận xét về ảnh hưởng tiêu cực 37
3.Những vấn đề đặt ra của ảnh hưởng nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đời sống
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 40
I.Phương hướng nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan triết học phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt 40
1.Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đồng bào Phật tử nhằm xa rời mê tín dị đoan, tiếp nhận những tư tưởng tích cực của Phật giáo. 41
2.Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo, tổ chức Phật tử trong đời sống xã hội
II.Giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan triết học phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt 45
1.Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế thị trường, xây dựng
Trang 42.Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo để chống phá sự nghiệp cách
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn nhất thế giới, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với hệ thống thuyết pháp đồ sộ, được du nhập vào Việt Nam rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển các tư tưởng của Phật giáo đã góp phần hình thành nên những chuẩn mực trong đời sống, thấm nhuần vào tư tưởng đạo đức văn hóa của người dân Việt Nam theo thời gian Biểu hiện qua đời sống chính trị, pháp luật, trong văn học ca dao dân ca, trong quan niệm về đạo lý, tư tưởng, trong phong tục tập quán, tín ngưỡng
Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường đang mở cửa, hội nhập với thế giới thì xã hội Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa Quá trình phát triển kinh tế đã chịu ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực khiến cho đời sống tinh thần của con người có xu hướng bất an, vô định Trong bối cảnh này, chính những mặt tư tưởng tích cực trong triết lý “nhân sinh” Phật giáo đã góp phần định hướng bản chất con người trở lại cân bằng, giải tỏa nỗi đau tinh thần, khoảng trống, nỗi thất vọng, giúp con người sống hài hòa, điều chỉnh hành vi, tâm trạng và cảm xúc của con người trong thời đại mới
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo và các tác động ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để chúng ta xem xét những giá trị tích cực và hạn chế của nó trong lối sống, đạo đức nói riêng Đặc biệt, dựa trên cơ sở đó để chúng ta có góc nhìn tổng quát để đánh giá những biến đổi của nó trong điều kiện hiện nay, nhằm phát huy tối đa những giá trị tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống và đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Trang 6Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập trung vào luận giải nhân sinh quan Phật giáo, vấn đề trung tâm trong triết học Phật giáo, sự ảnh hưởng của nó đến lối sống và đạo đức của con người Việt Nam, từ đó đánh giá những biến đổi của lối sống đạo đức trong điều kiện hiện nay để chỉ rõ một số yêu cầu đặt ra trong xây dựng đạo đức và lối sống con người Việt Nam dưới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong điều kiện mới, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.
II.Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, du nhập sớm vào Việt Nam, và đã có những đóng góp nhất định cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực đời sống văn hóa và tinh thần
Nhiều chuẩn mực đạo đức, quy phạm và giáo luật Phật giáo đã được cụ thể hóa thành những hoạt động hữu ích thiết thực, trên cơ sở lựa chọn những điều phù hợp, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực đạo đức trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay
Trong thời đại mới, Đảng và Nhà Nước đẩy mạnh chính sách xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế thị trường đã mang lại những hiệu quả to lớn làm cho nền kinh tế phát triển tích cực Song với đó, thì việc xây dựng lối sống đạo đức xã hội phải đảm bảo kế thừa những giá trị trong đời sống truyền thống dân tộc bao gồm đạo đức, tinh thần, lối sống và những giá trị nhân văn của triết lý nhân sinh Phật giáo là hết sức cần thiết
Vì vậy, việc nghiên cứu giá trị nhân văn, những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay nhằm định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp để phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” trong quá trình xây dựng đời sống mới của xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Trang 7III.Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cùng với quá trình lịch, Phật giáo đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa của nhân loại Chính vì vậy, Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới không chỉ tại phương Đông và Phương Tây mà còn ở ngay tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật giáo và vai trò của giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam đã được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo, vai trò của phật giáo trong đời sống xã hội nói chung và đời sống của người Việt Nam nói riêng Trong đó có các giáo sư tiến sĩ và nhà khoa học nổi tiếng như:
Trần Văn Giàu với một số công trình như: “giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975) “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức của Phật giáo và những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
Nhìn chung, Phật giáo và vai trò của phật giáo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ khía cạnh khác nhau, song tất cả đề nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Phật giáo và những giá trị Phật giáo về đạo đức, tính nhân văn và giá trị tinh thần Song song với các công trình nghiên cứu tập trung vào các giá trị ảnh hưởng tích cực của Phật giáo thì những ảnh hưởng tiêu cực còn tồn đọng trong thực tế thì chưa được hệ thống hóa và đưa ra nghiên cứu chính thức
Chính vì vậy, tiểu luận này tập trung vào việc phân tích các tư tưởng nhân sinh của Phật giáo và ảnh hưởng của tích cực và tiêu cực của tư tưởng nhân sinh Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần người dân Việt Nam hiện nay Đồng thời, phân tích
Trang 8thực trạng của sự ảnh hưởng tác động tích cực cũng như tiêu cực, từ đó lý giải, định hướng, soạn thảo các phương hướng giải pháp nhằm tháo gỡ các tồn đọng đang còn tồn tại thực tiễn và đưa ra các phương hướng hành động để phát huy giá trị ảnh hưởng tích cực của tư tưởng nhân sinh Phật giáo đối với đời sống con người Việt Nam hiện nay
IV.Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm hệ thống hóa tư tưởng “nhân sinh” của Phật giáo, phân tích ảnh hưởng của tư tưởng này đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” này
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay.
Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay và đưa ra các phương hướng đề xuất một số giải pháp để phát huy các mặt ảnh hưởng tích cực, hạn chế các mặt ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân Việt Nam hiện nay
Về nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo trong một hệ thống chỉnh thể quan điểm về “nhân sinh quan” của Phật giáo thông qua các quan niệm về nhân sinh quan, vị trí con người và vai trò của con người trong thế giới nhân sinh quan Trong phạm vi đề tài này, tập trung vào nghiên cứu đời sống tinh
Trang 9thần trong phạm vi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bởi lẽ đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ yếu, chi phối đến tính chất phương hướng trong các hoạt động tinh thần của con người
V.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1 Cơ sở lý luận
Vấn đề của đề tài nghiên cứu là tư tưởng “Nhân Sinh” trong Phật giáo, đời sống tinh thần và ảnh hưởng của tư tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo Tiểu luận còn dựa vào kinh điển của Phật giáo, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu: tiểu luận đã phân tích, tổng hợp tài liệu để viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi trước đã làm được
Phương pháp chuyên gia: tiểu luận đã tham khảo kiến của các chuyên gia về triết học Phật giáo để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn đối với chủ đề nghiên cứu.
VI.Những đóng góp của đề tài1 Đối với lý luận
Tiểu luận góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát về thế giới nhân sinh quan, tư tưởng “nhân sinh” trong Phật giáo và những ảnh hưởng tác động của tư tưởng “nhân sinh” đến đời sống tinh thần văn hóa của người dân Việt Nam hiện nay
Trang 102 Đối với thực tiễn
Tiểu luận góp phần cung cấp những luận cứ khoa học góp phần cho Đảng – Nhà Nước và các cơ quan quản lý chính trị tôn giáo có giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay
Tiểu luận cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề chuyên đề có liên quan
VII.Kết quả nghiên cứu
Là hệ thống kiến thức gồm cái khái niệm về các giáo lý Phật giáo, nhũng nội dung cơ bản trong giáo lý, giáo luật của Phật giáo, chỉ ra những đặc điểm và thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay Ngoài ra, tiểu luận đã hệ thống hóa được tất cả các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo trên một số phương diện cơ bản trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay
Đặc biệt, tiểu luận còn đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng đất nước xây dựng đời sống mới trong giai đoạn này
VIII.Kết cấu tiểu luận
Kết cấu bài tiểu luận bao gồm ba phần:
Phần thứ nhất, Cơ sở lý luận về nhân sinh quan Triết học Phật giáo và đời sống tinh thần người Việt Nam.
Phần thứ hai, Thực trạng sự ảnh hưởng của Nhân sinh quan Triết học Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt.
Phần thứ ba, Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Nhân sinh quan Triết học Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt.
Trang 11NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN SINH QUAN TRIẾT HỌCPHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
I Cơ sở lý luận về nhân sinh quan triết học Phật Giáo1 Khái quát về phật giáo
Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới con người Mọi người từ mọi xứ sở đều có thể áp dụng những giáo lý và hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình, tùy theo căn cơ, khả năng, điều kiện và ý chí tự do của mình.
Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ - thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người Chỉ có mình mới thực hành cho mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình Và sau đó, giúp đỡ người khác đi theo con đường đạo vì lòng từ bi và để tu dưỡng thêm lòng từ bi đối với họ.
Phật giáo vừa là triết - học vừa là thực - hành Mặc dù Phật giáo cũng chấp nhận sự hiện hữu của những chúng sinh là chư thiên (như thiên thần, trời, thánh nhân), nhưng Phật giáo không đặt vấn đề những chúng sinh siêu phàm xuất trần đó là phần quan trọng trong học thuyết tôn giáo của mình Thay vì vậy, đạo Phật dạy con người phải tu tập những phẩm chất như luôn biết Sĩ nhục và Sợ hãi về mặt lương tâm để tránh bỏ làm những điều bất thiện Người tránh bỏ điều bất thiện xấu ác thì người đó có được những phẩm chất của những bậc thiên thần và trời; có được lòng tin chánh tín, đạo đức, lòng học hỏi, lòng rộng lượng và trí tuệ.
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập, ông tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), thuộc Hoàng tộc Cồ Đàm (Gautama), của tiểu quốc Thích Ca (Shakya) Ông là Thái tử của vua Tịnh Phạn
Trang 122 Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử người Ấn Độ là Tất - Đạt - Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật (Buddha), có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khỏi khổ- đau và sinh-tử”.
Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại đa số tu sĩ đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka), mà nghĩa đen của từ này là “Ba Rổ Kinh” Ba rổ kinh (hay quen gọi là Tam Tạng Kinh” theo từ Hán Việt), bao gồm:
· Luật Tạng (Vinaya-pitaka): những giới luật đối với tăng ni, và một số giới luật dành cho Phật tử tại gia.
· Kinh Tạng (Suttanta-pitaka): tập hợp những bài thuyết giảng của Đức Phật và những vị đại đệ tử của Phật)
· Diệu Kinh Tạng (Abhidhamma-pitaka): đây là phần triết lý cao học của Phật giáo).
Phật giáo là tôn giáo vô-thần, không theo hữu thần, không đề cao thần thánh là quyết định vận mệnh con người, chỉ coi trọng về lý nhân-quả và mọi sự của một người là do chính người ấy làm và nhận lãnh.
Hai trường phái Phật giáo: Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) được truyền bá và phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka (Tích Lan), Thailand (Thái Lan), Burma (Myanmar, Miến Điện), Laos (Lào), Cambodia (Cam-pu-chia) và một phần ở miền nam Việt Nam Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp các nước châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.
Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng (thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay).
Trang 133.Nội dung cơ bản triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo
Ph.Ăngghen đã nói: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu thần thế”1 Điều đó có nghĩa là, tôn giáo do con người tạo ra, tôn giáo không sáng tạo ra con người song lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phật giáo là một trong những tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và dần chiếm vị thế sâu rộng trong đời sống tinh thần của con người, trong đó có Việt Nam.Dù đã trải qua hơn 2500 năm, với nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhưng Phật giáo và triết lý nhân sinh của Phật giáo vẫn mang đầy tính vị tha và nhân văn và ý nghĩa trong đời sống con người Việt Nam chúng ta.
Triết lý Phật giáo bao gồm hệ thống quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan, nhân sinh quan và có mối quan hệ chặt chẽ Mỗi quan niệm đều có chức năng làm tiền đề và bổ trợ lẫn nhau.
4 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo
Triết lý nhân sinh bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới quan Phật giáo chi phối, mặt khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thì nhân sinh quan Phật giáo chịu sự quy định của xã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác.
Điều này giải thích cho lý do tại sao trong quá trình du nhập hình thành tồn tại và phát triển, nhân sinh quan Phật giáo có sự biến đổi và không còn giữ nguyên như Phật
giáo nguyên thủy Tuy nhiên, triết lý Phật giáo nói chung và tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo nói riêng, đã biến đổi, phát triển để thích nghi với truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
Vì trong khuôn khổ bài tiểu luận có hạn nên chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay trong thuyết Tứ Diệu
Trang 14Đế của Phật giáo Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người và đời sống con người.
Nhân sinh quan Phật giáo được hiểu là hệ thống quan điểm của Phật giáo về con người, đời sống của con người Hệ thống quan điểm về nhân sinh quan của Phật giáo chịu sự chi phối của thế giới quan và bởi các ý thức xã hội khác.
Nhân sinh quan Phật giáo đề cập đến con người và cuộc sống của con người Trong đó, nội dung chủ yếu là xuay quanh nỗi khổ của thế gian, vấn đề giải trừ cái khổ.
Đối với con người, Phật giáo đưa ra những quan điểm về sự sống, ý nghĩa của sự sống và sinh mạng của con người.
Đối với "cái khổ", nhân sinh quan Phật giáo đề cập đến các vấn đề sau đây: ● Nhận thức về "cái khổ" trong thế gian;
● Nhận thức về việc giải trừ "cái khổ" của con người;
● Nhận thức về vấn đề lìa xa, thoát khỏi "cái khổ" của con người; ● Răn dạy, hướng con người tới thiện tâm "cứu khổ, cứu nạn" chúng sinh.
4.1.Nhân sinh quan phật giáo về sự sống của con người
Phật giáo luôn cho rằng cuộc sống vô thường Mọi sự vật luôn luôn biến đổi và phát triển Nhưng mạng sống của con người có thể kết thúc bất cứ lúc nào mà ta không thể biết trước được Mạng sống của con người theo thời gian sẽ tiến dần đến điểm kết của sự sống
Trên thế gian này không gì là bất biến, "thế gian vô thường", "nhân tâm vô thường" Thế gian này không có gì là vĩnh hằng, bất biến Mạng sống con người chỉ là một phần nhỏ trong thế gian này Phật giáo đã sớm biết rõ điều này, đã nhận chân được cuộc đời vốn vô vọng.
Theo Phật giáo "tất cả cả các hành động, tạo tác, truy cầu ở thế gian đều là khổ" Sinh mạng là điều đáng quý, vạn vật sinh ra đều có sứ mạng Con người sinh ra đều có thể xác và linh hồn Theo quan niệm phật giáo, tuy rằng sinh mạng sẽ kết thúc nhưng con người sau khi chết đi sẽ không phải là sự kết thúc Phật giải thích quy luật sau khi chết đi của con người theo thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi Vạn vậy được kết nối nhờ nhân duyên của nhau, cứ thể tự sinh rồi tự diệt là luân hồi
Trang 15Trong đó, thân xác con người thuộc về thuyết Danh sắc, Lục đại, Ngũ uẩn trong Phật giáo Khi con người tồn tại đều sẽ có ba hoạt động chính, trong đó:
● Các hoạt động thông qua hành vi Những hành vi này sẽ tạo ra hậu quả, Phật giáo gọi đó là thân nghiệp;
● Các hoạt động bằng lời nói, phát ngôn Hậu quả của lời nói là khẩu nghiệp; ● Các hoạt động tạo nên do suy nghĩ của con người Hậu quả là ý nghiệp.
Theo Luật Nhân quả tất cả các hoạt động trên xoay quanh hai phạm trù thiện và ác, điều này tạo ra nghiệp lực, báo ứng hay còn gọi là "gieo nhân nào, gặt quả nấy" Phật còn cho rằng, con người ở kiếp này phải chịu quả báo về những việc làm ở kiếp trước của họ.
4.2.Quan niệm về "khổ" trong nhân sinh quan Phật giáo
Xuyên suốt trong toàn bộ thuyết nhân sinh quan của Phật giáo đều hướng con người đến sự giải thoát khỏi nỗi khổ Phật quan niệm "Đời là bể khổ" Để đạt được sự giải thoát, Phật giáo đề ra bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người cần phải thực hiện, đó là tứ diệu đế: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Khổ đế là một triết lý nhân sinh tương ứng với quan điểm bản chất của con người là sự "khổ" Có thể nói, quan điểm này có phần tiêu cực Trong đó, tất cả nỗi khổ trong cuộc đời con người được thể hiện thông qua "sinh-lão-bệnh-tử"
Để thoát khỏi sự khổ, Phật giáo đề ra quan điểm từ bỏ "tham-sân-si" để từ bỏ điều ác, khi ấy con người sẽ thoát khỏi nghiệp quả, báo ứng từ đó giải thoát về mặt tâm hồn trước nỗi khổ của chúng sinh Phật giáo lấy việc giải thoát đau khổ làm trọng tâm tư tưởng trong giáo lý của mình.
Không chỉ từ bỏ điều ác, Phật giáo còn đòi hỏi trách nhiệm về đạo đức làm người, không được ngơ ngác trước nỗi khổ của người khác Phật giáo không lấy giáo lý làm trọng mà chỉ cho rằng đó là các phương tiện để đạt đến chân lý cuối cùng.
Trang 16II.Cơ sở lý luận về đời sống tinh thần người Việt Nam1 Khái niệm về đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là một phạm trù phản ánh đời sống vật chất,tinh thần và hoạt động của con người trong đó có các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, giáo dục,văn hóa, tôn giáo, đạo đức, tín ngưỡng, tinh thần dân tộc của con người Có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
Đời sống tinh thần của con người và xã hội luôn tồn tại trong mối quan hệ với tính liên tục về thời gian và tính rộng lớn về không gian Với cách tiếp cận đó,đời sống tinh thần được hiểu là một hiện tượng xã hội, gồm toàn bộ những quá trình, các hoạt động của con người và xã hội mang ý nghĩa về mặt tinh thần; phản ánh đời sống vật chất của xã hội và bị quy định bởi đời sống vật chất ấy trong từng giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Với cách hiểu đó cấu trúc đời sống tinh thần của xã hội bao gồm các yếu tố trong mối quan hệ biện chứng với nhau đó là: mặt tinh thần (ý thức xã hội) nó phản ánh đời sống tinh thần của cả xã hội đó; mặt hoạt động (hoạt động tinh thần của cá nhân, cộng đồng) thể hiện các hoạt động tinh thần của các thành viên trong xã hội đó và của cả cộng đồng của xã hội; mặt điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động tinh thần của con người, có nghĩa là mọi hoạt động tinh thần của con người đều dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội mà họ đang sống Thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần của xã hội, nhận thấy rằng đời sống tinh thần là những hoạt động sống đang diễn ra ở lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội đó, hoàn toàn không phải là hoạt động tinh thần thuần túy.
2 Cơ sở lý luận về đời sống tinh thần người Việt Nam
Đời sống tinh thần của người Việt Nam là một khái niệm phản ánh trạng thái tâm lý, giá trị, niềm tin, tri thức và quan điểm về cuộc sống của người dân Việt Nam Nó bao gồm các yếu tố tinh thần, trí tuệ và tâm linh mà người Việt Nam đánh giá cao và tìm kiếm trong cuộc sống hằng ngày.
Trang 17Đời sống tinh thần người Việt Nam có tính “mở” rõ nét Đời sống tinh thần người Việt Nam rất đa dạng, phong phú, giàu chất liệu biểu hiện ở nhiều thể loại văn hóa mang dấu ấn của nhiều vùng, miền của đất nước, thậm chí của cả nước ngoài Xu hướng phát triển về tính phong phú, đa dạng, giàu chất liệu giá trị ngày càng tăng lên không chỉ trong thời mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế, mà cả trong lịch sử Tính đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần người Việt Nam càng được tăng lên bởi những con người (nhập cư) từ các nước trên thế giới Đời sống tinh thần người Việt Nam cũng phản ánh hiện thực những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc ta rất sâu sắc Trong truyền thống cũng như hiện đại, đời sống tinh thần người Việt Nam ngày càng được tiếp xúc, giao lưu với các tôn giáo, văn hóa nước ngoài nhiều hơn.
Đời sống tinh thần của người Việt Nam được xem là một sự kết hợp độc đáo và phong phú của các yếu tố dân tộc, tôn giáo, tri thức, văn hóa, mối quan hệ xã hội và trách nhiệm cá nhân Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm về cuộc sống, quan điểm đạo đức và cách tiếp cận với thế giới của người Việt Nam Qua đó ta thấy được đời sống tinh thần người Việt Nam có thể xây dựng dựa trên các yếu tố:
Tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng: là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng trời đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma, ).
Tôn giáo: Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo Người Việt Nam có quyền tự do tôn giáo và sự đa dạng tôn giáo Tôn giáo không chỉ đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, mà còn góp phần vào việc hình thành quan điểm đạo đức và định hướng cuộc sống của người Việt Nam.
Phong tục, tập quán, lễ hội
Phong tục, tập quán: Cùng với tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâu đời Tục này xuất phát từ l ‰òng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên Tín
Trang 18ngưỡng này được một số bình dân nhập làm một với Đạo Phật, Phật Giáo có nhiều kinh đề cập đến vấn đề này như: Kinh Vu Lan, kinh Báo Phụ Mẫu Ân
Lễ hội: Là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn, sự che chở, phù hộ của tổ tiên, thần linh với cộng đồng Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian: có những nét đặc sắc riêng, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam Tư tưởng đạo lữ của Phật Giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca, các bài diễn tuồng phù hợp với đạo lý phương Đông, dưới những đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng dân tộc
Đời sống tinh thần của người Việt Nam phản ánh tư tưởng dân tộc, đặc biệt là tư tưởng "Vì dân, nhân sinh" và "Tự lực, Tự cường" Người Việt Nam coi trọng sự đoàn kết và tương trợ trong cộng đồng, sẵn lòng cống hiến cho lợi ích chung và phát triển đất nước.Tư tưởng chủ đạo của triết học VN là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề về chính trị, xã hội, bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước, bảo vệ đất nước, đó là ý thức trách nhiệm với đồng báo, với cộng đồng dân tộc Tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước VN là tinh thần đoàn kết, bảo vệ bờ cõi, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Triết lý Phật Giáo
Phật Giáo đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Triết lý Phật Giáo tôn trọng sự khổ hạnh, sự từ bi và sự hiểu biết, đồng thời khuyến khích những phẩm chất như nhân đức, lòng biết ơn, lòng tốt và lòng nhân ái Về phong tục, tập quán: Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm tới tâm lý, đạo đức của người dân Việt, cũng như trong cách thức giao tiếp, ứng xử, trong phong tục, tập quán, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống của con người.
Trang 19Tri thức và giáo dục
Giáo dục và tri thức đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Sự học hỏi, khám phá và phát triển trí tuệ được coi trọng, và tri thức được coi là công cụ để nâng cao cuộc sống và cống hiến cho xã hội.
Văn hóa, nghệ thuật và truyền thống
Văn hóa, nghệ thuật và truyền thống dân tộc Việt Nam cũng là cơ sở lý luận quan trọng Giá trị gia truyền, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống và các nghi lễ văn hóa đều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và quan điểm về cuộc sống của người Việt Nam.
Kết nối với thiên nhiên
Thiên nhiên và môi trường tự nhiên của Việt Nam cũng có tác động đáng kể đến đời sống tinh thần Người Việt Nam có sự gắn kết mạnh mẽ với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và coi trọng việc bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên tự nhiên.
Lịch sử và kinh nghiệm
Lịch sử và kinh nghiệm của người Việt Nam trong cuộc sống và cuộc đấu tranh đã hình thành những giá trị và quan điểm trong đời sống tinh thần Sự kiên nhẫn, sự tự hào về di sản lịch sử và khả năng chịu đựng trong môi trường khó khăn cũng là những yếu tố cơ bản trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Tôn giáo và tâm linh
Ngoài Phật Giáo, người Việt Nam còn có sự tín nhiệm và sự tôn trọng đối với các tôn giáo khác như Đạo Cao Đài, Công giáo, và đặc biệt là đạo Thiên Chúa Tôn giáo và tâm linh góp phần vào việc hình thành đạo đức và giá trị đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Sự tương thân và tình cảm xã hội
Trang 20Sự tương thân, lòng nhân ái và tình cảm xã hội là những đặc trưng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Người Việt Nam có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ với những người gặp khó khăn và đặt tình cảm gia đình và tình bạn lên hàng đầu.
Sự đoàn kết và gắn bó với cộng đồng
Đời sống tinh thần của người Việt Nam còn phản ánh sự đoàn kết và gắn bó với cộng đồng Người Việt Nam coi trọng mối quan hệ xã hội, sự hỗ trợ và liên kết với nhau trong cả gia đình, hàng xóm và cộng đồng địa phương.
Sự lạc quan và lòng kiên nhẫn
Người Việt Nam thường mang trong mình tinh thần lạc quan và lòng kiên nhẫn Dù đối mặt với những khó khăn và thách thức, người Việt Nam luôn tin rằng có thể vượt qua và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống Sự lạc quan và lòng kiên nhẫn giúp họ vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu trong đời.
Sự đạo đức và phẩm chất
Đời sống tinh thần của người Việt Nam còn dựa trên sự đạo đức và những phẩm chất đạo đức cao Đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, như lòng trung thực, lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, lòng biết ơn và lòng trắc ẩn, là những giá trị cốt lõi trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Sự yêu quý và tôn trọng đối với người cao tuổi
Người Việt Nam có truyền thống yêu quý và tôn trọng người cao tuổi, coi đây là một giá trị quan trọng trong đời sống tinh thần Sự kính trọng và chăm sóc người cao tuổi phản ánh lòng biết ơn, lòng nhân ái và lòng trách nhiệm trong xã hội Việt Nam.
Sự tận tụy và trách nhiệm
Người Việt Nam thường coi trọng sự tận tụy và trách nhiệm trong công việc, gia đình và xã hội Sự cam kết và trách nhiệm là những đức tính quan trọng trong đời sống tinh
Trang 21thần của người Việt Nam, đồng thời góp phần vào xây dựng một xã hội phát triển và hạnh phúc.
Ý thức bảo vệ môi trường
Trong thời gian gần đây, ý thức bảo vệ môi trường và sự chú trọng đến bền vững đã ngày càng được nhận thức và quan tâm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Người Việt Nam đặt mục tiêu bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên một cách bền vững và góp phần vào việc xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho tương lai.
Sự trân trọng và gìn giữ gia truyền
Đời sống tinh thần của người Việt Nam còn phản ánh sự trân trọng và gìn giữ gia truyền Người Việt Nam có lòng tự hào về lịch sử, truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc Họ coi đây là một phần quan trọng của danh dự và nhận thức về bản sắc dân tộc.
Ý thức cộng đồng và tình nguyện
Người Việt Nam có ý thức về vai trò của mình trong cộng đồng và thường tham gia vào các hoạt động tình nguyện Họ sẵn lòng đóng góp, chia sẻ và hỗ trợ những người xung quanh, đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng văn hóa và xã hội.
Tính thực dụng và khả năng thích ứng
Người Việt Nam có tính thực dụng và khả năng thích ứng cao Họ biết cách tận dụng tối đa những nguồn lực có sẵn và tìm kiếm giải pháp sáng tạo để vượt qua khó khăn Tính thực dụng và khả năng thích ứng giúp người Việt Nam đối mặt với thách thức và thay đổi trong cuộc sống.
Sự khéo léo và sáng tạo
Người Việt Nam có sự khéo léo và sáng tạo trong các mặt của cuộc sống Họ có khả năng tìm ra những giải pháp sáng tạo và linh hoạt trong công việc, nghệ thuật và cuộc
Trang 22sống hàng ngày Sự khéo léo và sáng tạo giúp họ vượt qua khó khăn và tạo ra những giá trị mới.
Sự kính trọng tổ tiên và bậc tiền bối
Người Việt Nam có truyền thống kính trọng tổ tiên và bậc tiền bối Họ coi đây là một nét đẹp và trách nhiệm trong đời sống tinh thần Sự kính trọng tổ tiên và bậc tiền bối phản ánh lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người đã đi trước và đóng góp vào sự phát triển của xã hội và dân tộc.
Những yếu tố này cùng nhau tạo nên cơ sở lý luận về đời sống tinh thần của người Việt Nam Sự kết hợp của những yếu tố trên mang lại một cái nhìn toàn diện về đời sống tinh thần của người Việt Nam, với các giá trị như lòng trung thực, đạo đức, tình yêu gia đình và đồng bào, lòng tự hào về lịch sử và văn hóa dân tộc, tôn giáo và tâm linh, ý thức cộng đồng, khả năng thích ứng và sáng tạo, sự kính trọng tổ tiên và bậc tiền bối.
Đời sống tinh thần người Việt Nam có sự gắn kết mạnh mẽ với quê hương và đất nước Tình yêu và lòng tự hào về quê hương được thể hiện qua việc bảo tồn và phát triển văn hóa, gìn giữ truyền thống, và thể hiện trong các nghi lễ, lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật, và văn hóa ẩm thực Đồng thời, lòng yêu nước và ý thức công dân cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Ngoài ra, đời sống tinh thần của người Việt Nam còn được tác động bởi những thay đổi xã hội và tiến bộ công nghệ Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra những cánh cửa mới trong việc tiếp cận tri thức, trao đổi văn hóa, và tạo ra một môi trường giao lưu đa dạng Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu những thay đổi này, người Việt Nam vẫn giữ được những giá trị cốt lõi và đặc trưng của đời sống tinh thần truyền thống.
Tổng thể, đời sống tinh thần của người Việt Nam được hình thành từ sự kết hợp độc đáo của các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo, gia truyền, cộng đồng và xã hội.
Trang 23Nó tạo nên một tầm nhìn sâu sắc về cách nhìn nhận và đối nhân xử thế, định hướng cuộc sống và xây dựng một xã hội phồn vinh và hạnh phúc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINHQUAN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦNNGƯỜI VIỆT
I.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đời sốngtinh thần người Việt hiện nay
1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan triết học Phật Giáo đối với đạo đức, lốisống người Việt
1.1.Về quan niệm sống
Người Việt Nam thường quan niệm: “Sống gửi, thác về” Câu nói chỉ có bốn chữ ấy bao gồm một triết lý sâu xa của thế giới quan Phật giáo về quan niệm sống cả một đời người Thế giới quan Phật giáo xuất phát từ chỗ cho rằng mọi sự vật hiện tượng là sự kết hợp động của những yếu tố động, nên nó không có tự tính, tức không có cái mà nhờ cái đó có thể gọi là nó được Mọi cái đều vô ngã, “chư Pháp vô ngã” Ngay cả con người cũng chỉ là sự kết hợp động của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), bởi vậy con người là vô ngã Sống với chết, sinh với tử có ý nghĩa gì, đó chẳng qua chỉ là thay đổi, hợp tan của ngũ uẩn Quan điểm này khiến con người không còn khiếp sợ, bạc nhược khi đứng trước cái chết.
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả Chính từ cách xem xét vạn vật này mà con người theo thế giới quan Phật giáo cũng mang tính chất nhân quả Ảnh hưởng của quan điểm này lớn đến mức chính nó biến thành quan niệm sống của đại đa số người Việt Người ta luôn nói với nhau: Gieo nhân nào gặt quả ấy, “Gieo gió gặp bão”, “Ác giả ác báo” Đối với người thường, quan niệm nhân quả của thế giới quan Phật giáo thật khó để hiểu đến tận ngọn nguồn, đặc biệt là thuyết luân hồi nghiệp báo, nhưng xét ở mặt nào đó, nó có ý nghĩa nhất định đối với quan niệm sống người Việt Thử hỏi nếu thay thế quan điểm này bằng quan điểm “chết là hết” sẽ để lại hậu quả khôn lường Khi tính ích kỷ và “cái
Trang 24tôi” lên đến cực điểm, con người sẽ bất chấp công bằng và lẽ phải, luân lý đạo đức, để thỏa món dục vọng cá nhân Đó là dấu hiệu suy thoái mà chúng ta phải đấu tranh không khoan nhượng Bên cạnh tuyên truyền pháp luật, mặt khác, chúng ta nên đề cao giáo dục lương tâm, trách nhiệm, bởi “tòa án lương tâm” cũng có vai trò không nhỏ Cho nên, quan niệm nhân quả hết sức có giá trị về quan niệm sống đối với người Việt Thế giới quan Phật giáo cho rằng, nếu tâm vô minh, mê muội, vọng động ắt xuất hiện ta – vật (thế giới vật chất), tâm – cảnh (thế giới bên ngoài) Như vậy, chỉ vì tâm u ám mà cả con người và thế giới hiện tượng xuất hiện Còn khi tâm sáng suốt, hư không, tĩnh lặng thì cảnh cũng không mà tâm cũng không, Phật cũng không mà ngã cũng không Như vậy là “nhất thiết duy tâm tạo”, mọi thứ đều do tâm tạo ra Ngay trong quan hệ giữa người với người ở nước ta từ xưa đến nay, dân ta đều coi trọng cái tâm Trong mọi việc, vấn đề quan trọng là tấm lòng, là thành tâm, bởi “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” Đó là truyền thống quý báu và có sự đóng góp của thế giới quan Phật giáo mà chúng ta phải phát huy
Mỗi người đều có hai phần vật chất (thân) và tinh thần (tâm) thống nhất với nhau Từ đó ta cũng có hai thứ bệnh, hai thứ khổ: Bệnh về thể xác, khổ về vật chất; bệnh về tinh thần, khổ tâm Chúng liên hệ mật thiết với nhau, nhiều khi bệnh về tinh thần lại có nguyên nhân từ vật chất; ngược lại, nhiều bệnh về thể xác lại có nguồn gốc từ tinh thần Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người giàu mà vẫn khổ tâm, “người giàu cũng khóc” Một trong những phương pháp chữa bệnh về tâm là phải an được cái tâm và đây là sở trường của thế giới quan Phật giáo Phép an tâm có ảnh hưởng sâu đậm đối với quan niệm sống của người Việt từ xưa đến nay Không phải ngẫu nhiên khi thấy người khác có vẻ lo lắng, câu cửa miệng của mọi người là “yên tâm”, “an tâm” Muốn an tâm hiệu quả thì tốt nhất phải sống chính trực, trong sạch, “đói cho sạch, rách cho thơm” Nhưng đói rách lại sinh bệnh cho con người Cho nên thế giới quan Phật giáo đã đưa ra quan niệm sống trung đạo, tránh các trạng thái cực đoan.
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với quan niệm sống người Việt hiện nay còn thể hiện rõ khi cho rằng cuộc đời là bể khổ Nói về đau khổ nhưng cuộc đời Đức Phật không phải là cuộc đời u buồn, sầu não như một số người nghĩ Mọi nỗi khổ
Trang 25đều có nguyên nhân của nó Sự thật, cõi khổ này vừa để trả quả, vừa để tạo nhân Ý nghĩa của nó ở chỗ làm cho người ta cố gắng vươn lên sống tốt, sống thiện hơn để sau này không còn lặp lại Giá trị ở chỗ nó là nơi thử thách con người, trong khổ đau mới thấy rõ phẩm giá con người, thấy rõ sự vươn lên hay gục ngã trước cuộc đời Vì vậy, quan niệm đời là khổ, cuộc đời là bể khổ trong thế giới quan Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức và tư tưởng của đại đa số Phật tử và phần lớn người dân Việt Nam Mỗi khi gặp phải bất hạnh, mất mát đau thương hay những sự việc không đáp ứng được tâm lý và ước nguyện của mình, người ta thường lấy quan niệm này làm nguồn an ủi
1.2.Về lối sống
Lối sống của con người được hình thành trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội Nó là cách thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng) trong một chế độ xã hội nhất định, được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như: Lao động sản xuất, hoạt động chính trị, văn hóa tinh thần và sinh hoạt hàng ngày Lối sống của người Việt truyền thống có nhiều nét đặc thù Về cơ bản, nó chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Tam giáo, trong đó có các vấn đề nhận thức luận, đặc biệt là thế giới quan Phật giáo cũng ảnh hưởng ít nhiều: “Lối sống cũng thể hiện rõ nhân sinh quan, thế giới quan, trình độ văn hóa của mỗi người” [8, tr.34] Rõ ràng, những người tu Phật chân chính đều có phong thái ung dung, tự tại, không bao giờ làm những việc hại mình, hại người, trái lương tâm, đạo lý Chính điều đó ít nhiều đó tạo nên lối sống giản dị, thanh tao ít chú trọng đến danh lợi của những người con Phật nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Ngôi chùa là nơi thờ tự, giảng dạy giáo lý nhà Phật, là nơi thể hiện quan niệm từ bi, hỷ xả… gợi cho con người hướng thiện, hướng về những điều thanh cao trong cuộc sống và lối sống cao đẹp.
Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của Tổ tông
Người dân đi chùa lễ Phật đã trở thành nếp sống quen thuộc, không thể thiếu trong đời sống tâm linh Người Việt đi đến chùa với lòng thành kính, chủ yếu cầu