1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
Tác giả Hà Thị Lan
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Đồng Ngọc Ba
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 66,53 MB

Nội dung

Theo Luật Đầu tư năm 2014 được sửa đổi, bố sung năm 2016, Luật Thương mại năm 2005 vàNghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dich vụ lo

Trang 1

HÀ THỊ LAN

PHÁP LUẬT VE DIEU KIỆN DAU TƯ KINH DOANH

DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 2

sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đồng Ngoc Ba.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Ha Nội, ngày 28 thang 8 năm 2019.

Tac gia Luan van

Ha Thi Lan

Trang 3

1 Lý do chọn G6 tai c ccecceccecccssessesssessesssessesssessessssssessesssessessessuessesssessessesssesseeseeseeasen |

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2-22 S£+E£+EE£EEE£EEEEEEESEEESEEEEEEEEEEerEkrrkerrkeee 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU -2 2 + 2+EE£EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEEerrerrkeri 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿6c 3221332111 3£2EE2EEEEEEEErrrrrvre 4

5 Các phương pháp nghiÊn CỨU - (c2 1311311831113 181 13 1388111 1 11 11 E11 xcre 5

6.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của CC ee 5

7 Bố cục của Luận VAN eeccceccscessssecsesesecseceescscscsesecacsucecsucarsucacsueatsusatssarsesatsneataeeees 5

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE DIEU KIỆN DAU TUKINH DOANH DICH VU LOGISTICS VA PHAP LUAT VE DIEU KIENDAU TU KINH DOANH DICH VU LOGISTICS 61.1 Khái niệm, vai trị của dich vu logistics và điều kiện đầu tư kinh doanh

dich vụ logistics 6 1.1.1 Khải niệm, vai trị của dich vụ ÏOgiSfÏGS c5 sec 5+ S+x++evxeexsersexss 6

1.1.2 Khái niệm diéu kiện dau tư kinh doanh dịch vu lÒiSfÌCS «<S- 71.1.3 Vai trị của điễu kiện dau tư kinh doanh dịch vụ LOGISTICS Il1.2 Khái niệm và nội dung pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu

logistics 12

1.2.1 Khai niệm pháp luật về điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ logistics 121.2.2 Nội dung cơ bản cua pháp luật về điều kiện dau tư kinh doanh dịch vu

311/12 - 13

1.2.3 Lược sử phát triển các quy định pháp luật về điều kiện dau tư kinh

doanh dịch vu logistics ở Việt ĐÏŒH - c3 3333533335 EEE+sEEEeeeeeesress 15

CHUONG 2: THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN THUC THI PHAP LUAT VE DIEU KIEN DAU TU KINH DOANH DICH VU LOGISTICS O VIET NAM 19

2.1 Thực trạng pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dich vu logistics 192.1.1 Tham quyên quy định về ngành, nghệ dau tư kinh doanh cĩ diéu kiện vàđiều kiện đâu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt NaM «5: 19

Trang 4

2.1.4 Trinh tự, thủ tục, hô sơ xác nhận điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ

CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI NHAM HOAN THIEN PHAP LUAT

VA NANG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUAT VE DIEU KIENĐẦU TU KINH DOANH DICH VU LOGISTICS Ở VIET NAM 563.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu

lũÐISUE ssciscsvsssenecsassavessnescousscessonasseensesenes 56

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về điểu kiện dau tư kinh doanh dịch vụ logisticsbảo dam phù hop với quy định của Hiển pháp năm 2013, tư duy đổi mới vềquan ly nhà nước đối với hoạt động đâu tu kinh doanh tại Luật Đầu tư năm

2014 và bảo dam tính thong nhất của hệ thong pháp luật 5-5-5: 563.1.2 Hoàn thiện pháp luật về diéu kiện đâu tư kinh doanh dịch vụ logisticsđáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phi logistics và hộinhập QUOC Ế 5: St EEEEEEE1211212112111111211211211111211212221 11 errrd 583.2 Một số kiến nghị cu thé hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

Trang 5

dich vu logistics dé bảo đảm tính thống nhất, khả thi, minh bạch của hệ thong

kinh doanh dịch vụ logistics 69

3.3.1 Tăng cường tuyên truyền, pho biến nhằm nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật về diéu kiện đâu tư kinh doanh dịch vu POBISTIOS consimssnsannnee eannanannne 693.3.2 Xây dựng va tơ chức thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơquan quản lý nhà nước về diéu kiện dau tư kinh doanh dich vụ logisties 703.3.3 Tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát và tơ chức hiệu quảkênh tiếp nhận, xử lý thơng tin thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh

doanh dịch VỊ ÏÒISÍÏCS c2 1333211813391 115911 1119511111111 1111111181111 gkt 71

3.3.4 Tăng cường vai trị của các hội, hiệp hội liên quan đến kinh doanh dịch

vu logistics trong thi hành pháp luật về điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ

KET LUẬN 75DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Quyền tự do kinh doanh đã có những bước tiến mạnh mẽ ké từ lần đầu tiênđược ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992 Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 đã thừanhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người Thờigian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo

cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, có thé kế đến một

số luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật sửa đôi,

bô sung Điều 6 va Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện của Luật Đầu tư năm 2016, Các Luật này đã tiếp cận quyền tự do kinh doanhtheo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục về điều kiện kinh doanh Lần đầu tiên,Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được tập hợp, liệt kê cụ

thé, day đủ trong một van ban luật Day được xem là bước đột pha về tính minh

bạch trong chính sách nhằm khắc phục việc ban hành các điều kiện đầu tư kinhdoanh một cách thiếu kiểm soát, bất hợp lý như trước đây

Theo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế, môi trường kinh doanh

năm 2018 của Việt Nam được cải thiện 13 bậc so với năm 2016, trong đó có sự đóng

góp tích cực của Chỉ số thành phần Hiệu quả logistics (tăng 25 bậc) Dưới góc độ kinh

tế - xã hội, logistics được coi là một ngành dich vụ quan trong trong cơ cầu tổng thểnên kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đây phát triển kinh tế - xã hộicủa từng địa phương cũng như cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh củanên kinh tế Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay,van đề phát triển logistics nhăm cắt giảm chi phí hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh,ngày càng được Nhà nước, chủ thé đầu tư kinh doanh quan tâm, coi đây là “dịch vụ cơ

sở hạ tầng” Logistics không chỉ đem lại nguồn lợi không lồ đối với quốc gia, mà còn

có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái câu trúc nền kinh tế Do

đó, với vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ logisticsViệt Nam, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật làm cơ sở dé các chủ thé thựchiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, đặc biệt là các quy định về điều kiện đầu tư

Trang 7

Dé logistics Việt Nam phat trién, phat huy tối đa duoc lợi thế, tiềm năngtrong bối cảnh hiện nay thì bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng logistics, phattriển nguồn nhân lực logistics, van đề vô cùng quan trong, cấp thiết cần được quantâm, tiếp tục hoàn thiện là thé chế pháp luật về logistics, đặc biệt là pháp luật về đầu

tư kinh doanh dịch vụ logistics Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, Luật

sửa đôi, bố sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2016 thì dịch vụ logIstics là ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện Việc xây dựng, ban hành và tô chức thực hiện các quyđịnh pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics đã có tác động tíchcực thúc đây sự phát triển dich vu logistics, góp phan phát triển kinh tế - xã hội nóichung Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng cho thấy một số bất cập, hạn chế củacác quy định pháp luật trong lĩnh vực này cũng như sự thiếu kết nối, chưa thốngnhất, đồng bộ với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong việcquy định điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

Xuất phát từ vai trò quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội, trước yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vềđiều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, việc nghiên cứu "Pháp luật về điềukiện dau tư kinh doanh dich vụ logistics ở Việt Nam" là rat cần thiết và ý nghĩa

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua, ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu liên quan đếnpháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở góc độ tông thể hoặc trong một sốngành, nghề, lĩnh vực, có thé ké đến như: Luận văn thạc sĩ "Thực trạng pháp luật vềđiều kiện kinh doanh ở Việt Nam" của Vũ Thị Hiền năm 2014; Luận văn thạc sĩ

"Pháp luật và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện"của Nguyễn Huyền Trang năm 2014; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về điều kiện đầu

tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, dao tạo ở Việt Nam” cua Trần Thu Giangnam 2017; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh rượu ở ViệtNam” của Chu Thị Huyền Trang năm 2017; Bên cạnh đó, còn có các công trìnhnghiên cứu tiêu biểu khác như: Đề tài khoa hoc cấp Bộ “Đánh giá thực trạng các

Trang 8

đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” của Trần Thị Thanh Huyền trên Tạp chí Dân chủ vàPháp luật, Bộ Tư pháp số 01/2019; “Thực thi quy định về ngành nghề cam kinh doanh

và ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2014” của Tiến sĩNguyễn Thị Dung trên Tạp chí Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội số 01/2016

Đối với dịch vụ logistics, kế từ thời điểm dịch vụ này được ghi nhận chínhthức tại Luật Thương mại năm 2005 đã có các bài viết, đề tài nghiên cứu liên quanđến vấn đề này, tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận dướigóc độ kinh tế như: “Logistics - Những van đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam” của

GS TS Đặng Đình Đào, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011; Đề tàiđộc lập cấp Nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong điều kiệnhội nhập quốc tế” của Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2012; Tiếp cận dướigóc độ pháp lý, một số công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về dịch vụlogistics như: Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về dich vu logistics ở Việt Nam - nhữngvan dé ly luan va thuc tiễn” của Vũ Thi Nhung năm 2009; Luận văn thạc sĩ “Phápluật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ Logistics” của Bùi Thai Hà năm 2012; “Cầnsửa đối một số quy định để minh bạch hóa hoạt động Logistics ở Việt Nam” củaThạc sĩ Đào Thi Cam trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp số 09/2015;

“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ Logistics ở Việt Nam”của Đinh Duy Bằng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp số 07/2018;

“Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam” của Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường trên tạpchí Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội số 05/2008:

Các công trình nghiên cứu đã thực hiện là nguồn tài liệu tham khảo hữu íchkhi tác giả nghiên cứu đề tài “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụlogistics ở Việt Nam" Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu chủ yếu đượcxác định ở phạm vi bao quát các quy định chung của pháp luật về dịch vụ logisticshoặc quy định chung của pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, hoặc cónghiên cứu về điều kiện đầu tư kinh doanh một ngành, nghé cụ thé nhưng không phải

dich vu logistics Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu pháp luật

về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Trang 9

kiện Đây là hoạt động thương mại đặc thù, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bảnquy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau với tính chấtcông việc đa dạng bao gồm nhiều dịch vụ cụ thê Trong đó, có những dịch vụ cụ thê

mà pháp luật đối với dịch vụ đó quy định cần đáp ứng các điều kiện đầu tư kinhdoanh, có những dịch vụ cụ thể pháp luật không đặt ra các điều kiện đầu tư kinhdoanh Trong phạm vi của Luận văn, tác giả chủ yêu tập trung phân tích các nộidung cơ bản của pháp luật Việt Nam về điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng chungđối với dịch vụ logistics và điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với một số dịch

vụ cụ thê thuộc dịch vụ logistics

Đồng thời, điều kiện đầu tu kinh doanh dich vu logistics được áp dụng đối vớicác chủ thê đầu tư trong nước và ngoài nước, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.Tuy nhiên, dé việc nghiên cứu có trọng tâm và chiều sâu trong phạm vi của Luận văn,tác giả chủ yêu tập trung phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về điềukiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luậtđiều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu logistics; trên cơ sở lý luận đó, đánh giá thực

trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, thực tiễn thi hành pháp luật và

đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

ĐỀ bảo đảm thực hiện được mục đích đã nêu, Luận văn có các nhiệm vụnghiên cứu cụ thé sau:

- Nêu và phân tích cơ sở lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụlogistics Trong đó, làm rõ được khái niệm, đặc điểm của điều kiện đầu tư kinh doanhdich vu logistics; vai trò của điều kiện đầu tư kinh doanh dich vu logistics đối vớiviệc quản lý dich vụ logistics và quản lý kinh tế - xã hội

- Nêu và phân tích cơ sở lý luận pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch

vụ logistics Trong đó, cần làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về điềukiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics; sự hình thành và phat triển các quy địnhpháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 10

- Đề xuất định hướng và các giải pháp, kiến nghị cụ thé dé hoàn thiện các quyđịnh pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh

doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

5 Các phương pháp nghiên cứu

Dé nghiên cứu đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng phương pháp luận củaChủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; cácđịnh hướng, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam vềxây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật đầu tư kinh doanh nóiriêng Luận văn cũng kết hợp sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,phương pháp so sánh luật học và phương pháp lịch sử để giải quyết các nội dungkhoa học cụ thể của đề tài

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Là công trình nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về điều kiện đầu tư kinhdoanh dịch vu logistics, Luận văn có một sé đóng góp khoa học mới sau:

- Phân tích, đánh giá những bat cập, hạn chế của các quy định pháp luật hiệnhành về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics; thực trạng thi hành pháp luật

về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

- Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics trong thời gian tới

7 BO cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượckết cầu với 3 chương như sau:

- Chương 1 Một số van dé lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụlogistics và pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dich vu logistics

- Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về điều kiệnđầu tư kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

- Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 11

DAU TU KINH DOANH DICH VU LOGISTICS

1.1 Khái niệm, vai trò của dich vu logistics và điều kiện đầu tư kinh doanh

dich vu logistics

1.1.1 Khai niệm vai trò của dịch vu logistics

Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ nhưng thực tế có nhiềucách hiểu khác nhau về khái niệm này Có cách hiểu logistics hậu cần, có tài liệudịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận, Có thêthấy, các cách hiểu đó đều chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và day đủ banchất của logistics’ Logistics theo cách hiểu pho biến nhất là một hoạt động tổnghợp mang tính day chuyên, hiệu quả của quá trình này có tam quan trọng quyết địnhđến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia Theo quyđịnh của Luật thương mại năm 2005 (Điều 233) thì “Dịch vụ logistics là hoạtđộng thương mại, theo đó thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều côngviệc bao gom nhan hang, van chuyển, luu kho, lưu bãi, lam thủ tục hải quan, cácthủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hang, đóng gói bao bì, ghi kỷ mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận vớikhách hàng để hưởng thù lao ”

Trong bối cảnh nền kinh tế thé giới phát triển mạnh mẽ theo hướng toàn cầuhóa, khu vực hóa, dịch vu logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới các chủ thé đầu tư kinh doanh và đối với nền kinh tế: (i) Đối chủ thé đầu tư kinhdoanh: Dịch vụ logistics có vai trò to lớn ở cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp

Sự có mặt đa dạng của các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics cho phép các chuthể đầu tư kinh doanh đưa ra được lựa chọn chính xác và hiệu quả nhất trong kinhdoanh, mở rộng thị trường, dịch chuyên hàng hóa, sản phẩm, tiếp cận thị trườngquốc tế; (1) Ở góc độ vĩ mô - nền kinh tế quốc dân, dịch vụ logistics sẽ giúp chohoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ bị bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc

gia mà còn mở rộng ra phạm vi quôc tê Sự liên kêt chặt chẽ của các chủ thê kinh

Trường Đại học kinh tế quốc dân (2012), Phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong điều kiện hội

nhập quốc té, Dé tài độc lập cap Nhà nước, Truong Dai học Kinh tê quôc dân, Hà Nội, tr 12-13.

Trang 12

trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gan nền kinh tế Việt Nam vớinên kinh tế thé giới.

1.1.2 Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh dich vu logistics

Các chủ thê kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh phảichấp hành, tuân thủ các yêu cầu, điều kiện khác nhau, đó có thể là điều kiện, yêu

cầu đối với chủ thể kinh doanh, điều kiện, yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ do

mình kinh doanh, điều kiện, yêu cầu trước khi kinh doanh, trong quá trình kinhdoanh, khi tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh Thực tế, trong nhiều trườnghợp còn chưa có sự phân định rõ ràng giữa điều kiện đầu tư kinh doanh và các yêucầu, điều kiện khác mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ (các yêu cầu, nghĩa vụkhác của doanh nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) Điều này xuất phát từ việckhái niệm “điều kiện đầu tư kinh doanh” có nhiều cách hiểu khác nhau Theo đó,xét ở góc độ ngôn ngữ, điều kiện đầu tư kinh doanh có thể được hiểu là những yếu

tố tác động đến đến hoạt động đầu tư kinh doanh hay còn gọi đó là môi trường kinhdoanh” Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho răng, điều kiện đầu tư kinh doanh lànhững yêu cau, đòi hỏi mà chủ thé kinh doanh phải có hay phải thực hiện trước khi

tiễn hành các hoạt động kinh doanh nhất định như sản xuất, phân phối, buôn bán,

dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận” Có quan điểm cho rang “Diéu kiện kinhdoanh là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyên tự do kinh doanh củangười dân, thường được cụ thé hóa bằng những hành vi của nhân viên hành chính

có quyên chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ việc đăng kí hoặc tổ chức những hoạtđộng kinh doanh cụ thể ”” Theo đó, điều kiện kinh doanh xét về ban chất chính là

sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào quyền tự do kinh doanh của người dân théhiện qua các hình thức nhất định Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đưa rađịnh nghĩa theo cách thức liệt kê hình thức của điều kiện kinh doanh “Diéu kiệnkinh doanh là yêu cau mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh

? Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam - Thực trạng và hưởng

hoàn thiện, Luan văn thạc sĩ, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.6.

3 Vũ Thị Hiền (2014), Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường

Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.5.

* Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 23-24.

Trang 13

nghiệp, yêu câu về vốn pháp định hoặc yêu câu khác” (khoản 2 Điều 7).

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2005.Theo đó, các quy định về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh không được quyđịnh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 mà quy định trong Luật Đầu tư năm 2014

và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quyđịnh chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dau tư Cụ thé, Luật Dau

tư năm 2014 không giải thích “điều kiện đầu tư kinh doanh” mà chỉ giải thích kháiniệm “ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện” như sau: “Ngành, nghệ dau twkinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động dau tu kinhdoanh trong ngành, nghé đó phải đáp ứng diéu kiện vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 1Điều 7) Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định: "Diéu kiện dau

tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tô chức phải đáp ứng theo quy định củaluật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về dau tư khi thực hiện hoạt độngdau tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư" Mặc

dù chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014 và cũng chưa cómột cách hiểu thống nhất nhưng khái niệm về điều kiện đầu tư kinh doanh theo LuậtĐầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP có các đặc điểm sau: (i) Là yêucầu, điều kiện cụ thé của từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Điềukiện đầu tư kinh doanh gan chặt và tồn tại cùng với ngành nghé đầu tư kinh doanh

có điều kiện; (1) Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một SỐhình thức pháp lý (như: Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh )hoặc đơn giản chi là các yêu cầu, điều kiện khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phảiđáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận,chấp thuận dưới các hình thức văn bản; (iii) Điều kiện đầu tư kinh doanh là điềukiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh,đồng thời, các điều kiện kinh doanh đó phải được duy trì trong suốt quá trình hoạtđộng đầu tư kinh doanh; (iv) Điều kiện đầu tư kinh doanh chi được quy định tailuật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư mà không được quy định ở

Trang 14

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, tránh sự tùy tiệnkhông cần thiết.

Trên cơ sở các quan điểm khoa học và quy định của pháp luật, tác giả cho rằng

"điều kiện dau tư kinh doanh dich vụ logistics là những yêu cau, đòi hỏi do cơ quannhà nước có thẩm quyên quy định mà chủ thé dau tư kinh doanh dich vu logistics phải

dap ung khi thực hiện hoạt động đâu tu kinh doanh dịch vu logistics và các yêu cấu,

đòi hỏi đó được thé hiện dưới những hình thức nhất định"

Với cách hiểu như vậy thì điều kiện đầu tư kinh doanh dich vu logistics cónhững đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyên quy định điểu kiện đâu tư kinh doanhđịch vụ logisfics: Việc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanh thực chất chính là biệnpháp quản ly của nhà nước, có tác động đến quyên tự do kinh doanh của con ngườitheo hướng “hạn chế quyền” Theo đó, các hạn chế này phải được quy định mộtcách minh bạch, công khai trong một số loại văn bản quy phạm pháp luật do cơquan nhà nước có thâm quyền ban hành (chi có thé quy định tại luật, pháp lệnh,nghị định) hoặc điều ước quốc tế về đầu tư Điều này đồng nghĩa với việc chủ thé

có thâm quyền quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong hệ thông pháp luậtViệt Nam (không bao gồm điều ước quốc tế) chỉ bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường

vụ Quốc hội và Chính phủ Các điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các vănbản quy phạm pháp luật khác là không phù hợp Đây là điểm chung về thâm quyền

quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề Đối với dịch vụ

logistics, tại khoản 2 Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 có quy định giao Chínhphủ quy định chỉ tiết điều kiện kinh doanh dich vụ logistics Điều này là thống nhấtvới quy định của Luật Dau tư năm 2014 về thẩm quyền quy định điều kiện đầu tư

kinh doanh.

Thứ hai, về mối liên hệ giữa diéu kiện dau kinh doanh dịch vụ logistics vàngành, nghệ kinh doanh dịch vụ logistics: Điều kiện đầu tư kinh doanh gắn chặt vàtồn tại cùng với ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện Đây cũng là đặc điểm

> Khoản 3 Điều 7 Luật Dau tư năm 2014.

Trang 15

chung của điều kiện đầu tư kinh doanh Điều này đồng nghĩa với việc không có điềukiện đầu tư kinh doanh một cách chung chung, tách rời với sự ton tại của ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì cácngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải được quy định tại Danh mụcngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư Cụ thể,dich vu logistics hiện nay có tên tại số thứ tự số 60, Phụ lục IV Danh mục ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014 (đượcsửa đối, b6 sung năm 2016) Trường hợp dich vu logistics được đưa ra khỏi Danhmục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì không thé tiép tuc ton tai diéukién dau tu kinh doanh dich vu logistics.

Thứ ba, diéu kiện dau tư kinh doanh dich vu logistics chi ap dung đối với một

số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics: Điều kiện đầu tư kinh doanh luôn có mốiliên hệ mật thiết, gắn liền với ngành, nghề đầu tư kinh doanh Tuy nhiên, dịch vụlogistics là dịch vụ có tính chất đặc thù, mang tính liên ngành với chuỗi hoạt độngphức tạp Chủ thé đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics có thé thực hiện một hoặc một

số công việc theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 Do đó, khôngphải dịch vụ cụ thể nào thuộc dịch vụ logistics cũng phải dap ứng điều kiện đầu tưkinh doanh mà chỉ những dịch vụ cần phải quản lý để bảo đảm các vấn đề liên quanđến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏecộng đồng thì mới cần quy định các điều kiện đầu tư kinh doanh dé phù hop vớinguyên tắc hạn chế quyền tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 Theo Luật Đầu

tư năm 2014 (được sửa đổi, bố sung năm 2016), Luật Thương mại năm 2005 vàNghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định

về kinh doanh dich vụ logistics có thể nhận diện các dịch vụ cụ thé thuộc dịch vụlogistics cần phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh như: Dịch vụ chuyền phat;dich vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biên, vận tải đường bộ; dịch vụ kiểm

định kỹ thuats

Thứ tu, về hình thức thé hiện của điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụlogistics: Điều kiện đầu tư kinh doanh có thé được thé hiện theo một hoặc một sốhình thức như: Giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề,

chứng nhận bảo hiém trách nhiệm nghê nghiệp, văn bản xác nhận; hoặc các điêu

Trang 16

kiện mà các chủ thể đầu tư kinh doanh phải đáp ứng dé thực hiện hoạt động đầu tưkinh doanh mà không cần phải xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản.Việc xác định cụ thé hình thức thê hiện điều kiện đầu tư kinh doanh của từng ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối vớiviệc kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành, nghé đó Đối với dịch vulogistics, hình thức thé hiện của điều kiện đầu tư kinh doanh tương đối đa dạng, tùythuộc vào từng dịch vụ cụ thê như: Giấy phép (Dich vụ chuyển phát nay thuộc dich

vụ bưu chính, Dich vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ: ); Giấychứng nhận đủ điều kiện (Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động):

Thứ tư, về thời điểm các chủ thé dau tư kinh doanh dich vụ logistics phải đápứng các điều kiện đầu tư kinh doanh: Qua nghiên cứu cho thay, chủ thé đầu tư kinhdoanh dich vụ logistics được quyền kinh doanh các dịch vụ cụ thể có điều kiệnthuộc dich vu logistics ké từ thời điểm đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà cơ quannhà nước có thâm quyền đặt ra đối với các dịch vụ đó và duy trì các điều kiện đầu

tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Cơ quan quản lý nhà nước

sẽ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực thi pháp luật về điềukiện đầu tư kinh doanh thông qua cơ chế hậu kiêm Trường hợp chủ thê kinh doanhdich vu logistics nếu không đáp ứng day đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ bị xử

lý theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực vềkinh tế - xã hội có thê xảy ra

1.1.3 Vai trò của điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics

Xuất phát từ vi trí, vai trò quan trọng cua dich vu logistics như đã nêu, cácquốc gia đều có những biện pháp, chính sách riêng để quản lý, phát triển dịch vụlogistics Ở Việt Nam, thời gian qua, Nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện chínhsách phát triển dich vu logistics Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành xác địnhdịch vu logistics là ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện Về ban chat, đâychính là biện pháp quản lý được nhà nước lựa chọn đề định hướng cho sự phát triểndịch vụ logistics Việc tạo ra các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics vềnguyên tắc sẽ giúp cho nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh dịch

vụ logistics theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành, nghề

Trang 17

này Thông qua các điều kiện đầu tư kinh doanh, nhà nước cũng hạn chế các nguy

cơ, tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics tớilợi ích, trật tự công, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh Đối với các chủ thểđầu tư kinh doanh dich vụ logistics, việc dap ứng các điều kiện đầu tư kinh doanhmột cách thiết thực, hợp lý sẽ giúp chủ thể đầu tư kinh doanh ngày càng chuyênnghiệp, nâng cao được năng lực, hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, các quy định vềđiều kiện đầu tư kinh doanh cũng ngăn ngừa, loại bỏ các chủ thể kinh doanhkhông có đủ năng lực, nguy cơ tác động xấu tới sự phát triển dịch vụ logistics Đốivới xã hội, các điều kiện đầu tư kinh doanh được xem như tiêu chí, tiêu chuẩntham chiếu quan trọng dé cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện việc giám sát hoạtđộng của chủ thé đầu tư kinh doanh cũng như hiệu quả quản lý của nhà nước đối

với dịch vụ này.

1.2 Khái niệm và nội dung pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch

vụ logistics

1.2.1 Khái niệm pháp luật về điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ logistics

Như đã nêu ở trên, điều kiện đầu tư kinh doanh là những yêu cầu nhà nướcđặt ra buộc các chủ thé kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanhtrong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện Đây được coi là công cụ quản lýnền kinh tế, là nội dung không thê thiếu trong hệ thống pháp luật của các quốc giatrên thế giới Thông thường, các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ đượcthê hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâmquyền ban hành và hệ thống các quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanhchính là một bộ phận của pháp luật về kinh doanh Từ đó có thé hiểu, pháp luật vềđiều kiện dau tư kinh doanh dịch vu logistics la tổng thé các quy phạm pháp luật do

cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành, điều chỉnh mỗi quan hệ phát sinh giữaNhà nước với chủ thé đâu tư kinh doanh các dịch vụ cụ thé có điều kiện thuộc dịch

vu logistics nham thuc hién quan ly nha nước đối với các dich vụ đó

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics có đối tượng điềuchỉnh là mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý của nhà nước đối với dịch

vu logistics Mặc dù vậy, các quan hệ được pháp luật về điều kiện đầu tư kinhdoanh dich vụ logistics điều chỉnh không chỉ chịu sự chi phối của quyền lực nhà

Trang 18

nước và có tính chất hành chính đơn thuần mà các quan hệ pháp luật này còn mang

yếu tố kinh tế, trách nhiệm vật chat, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.

Phương pháp điều chỉnh pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung

và pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng thể hiện tínhchất đặc trưng của phương pháp mệnh lệnh hành chính Điều này thể hiện rõ nét ởviệc các điều kiện đầu tư kinh doanh là các yeu cau mang tinh bắt buộc đối với cácchủ thé khi đầu tư kinh doanh vào các ngành, nghề có điều kiện Chủ thé đầu tưkinh doanh trong các ngành, nghề này phải thực hiện đầy đủ, chính xác các quyđịnh pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, không có quyên thỏa thuận dé déxuất lựa chọn thực hiện hay không thực hiện, thêm hoặc bớt các quy định về điềukiện đầu tư kinh doanh đó Đồng thời, nhà nước không chỉ có thẩm quyền ban hànhcác quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh mà còn thực hiện thanh tra,kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện phápluật trong vấn đề này Tuy nhiên, cơ quan nhà nước cũng được pháp luật giao tráchnhiệm hướng dẫn các chủ thé đầu tư kinh doanh thực hiện chính xác, đầy đủ cácđiều kiện đầu tư kinh doanh trên tinh thần không can thiệp trực tiếp vào các hoạtđộng kinh doanh của các chủ thể, chỉ xác nhận bảo đảm đầy đủ các điều kiện đầu tưkinh doanh thông qua các hình thức văn bản nhất định hoặc cơ chế hậu kiểm

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật vẻ điều kiện đầu tư kinh doanh dịch

vu logistics

Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh trong các lĩnh vực cho thay, nhìn chung, nộidung pháp luật chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố như đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều kiện về kinh tế - xã hội,tình hình thé gidi, Do đó, ở những thời điểm, giai đoạn lịch sử khác khau nội dungpháp luật cũng có những thay đổi khác nhau Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật vềđiều kiện đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện(bao gồm dich vụ logistics) đề cập tới các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, quy định về ngành, nghề dau tư kinh doanh có điêu kiện và điêukiện đâu tư kinh doanh dịch vu logistics ở Việt Nam

5 Vũ Thị Hiền (2014), 7c trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường

Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 15.

Trang 19

Quy định về ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tukinh doanh dich vụ logistics ở Việt Nam bao gồm các quy định liên quan đến thẩmquyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vụlogistics; thâm quyền quy định chỉ tiết các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụlogistics; quy định xác định các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được coi làngành, nghề kinh doanh có điều kiện; quy định về nội dung của điều kiện đầu tưkinh doanh dịch vụ logistics (gồm điều kiện chung đối với dich vụ logistics và điềukiện đặc thù đối với các dịch vụ cụ thé thuộc dich vụ logistics) là những yêu cau,đòi hỏi mà các chủ thé đầu tư kinh doanh phải đáp ứng dé thực hiện hoạt động đầu

tư kinh doanh Các nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics rat dadang được quy định phù hop với tinh chất của từng dich vu cu thé, có thé kế đếnnhư: Điều kiện về chủ thé; điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân sự; điều kiện về cơ sởvật chất; điều kiện về tài chính;

Thi hai, quy định về hình thức thể hiện và trình tự, thủ tục, hô sơ xác nhậndiéu kiện đâu tư kinh doanh dịch vu logistics

Tương tự như một số ngành, nghề khác, điều kiện đầu tư kinh doanh đối vớicác dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics cũng được thể hiện dưới những hình thứcnhất định Theo đó, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dich vụ logistics sẽbao gồm các quy định cụ thể về hình thức (xác nhận, chấp thuận) việc chủ thé đầu tưkinh doanh đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụlogistics đối với những dịch vụ cần xác nhận, chấp thuận bằng văn bản, cụ thé như:Giấy phép; Giấy chứng nhận đủ điều kiện; Văn bản xác nhận; Một số dịch vụ cụthé thuộc dich vu logistics, chủ thé đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện đầu

tư kinh doanh dé thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xácnhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản Cùng với đó, pháp luật về điều kiện đầu

tư kinh doanh dịch vụ logistics cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ xácnhận điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics như: Quy định về cơ quan, người

có thâm quyền xác nhận, chấp thuận; các bước thực hiện, thành phan, số lượng hồ sơ

đề nghị xác nhận, chấp thuận; thời hạn giải quyết việc xác nhận, chấp thuận

Thứ ba, quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về điều kiện dau tư

kinh doanh dich vu logistics

Trang 20

Dé bảo đảm các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu logistics được thực thiđầy đủ, chính xác, đáp ứng yêu cầu kiểm soát của nhà nước bằng điều kiện đầu tưkinh doanh đối với một số dich vụ cụ thé thuộc dich vu logistics thì pháp luật cũng

có các quy định cụ thê về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về điều kiện đầu tưkinh doanh đối với các dich vụ đó như: Thâm quyền, nội dung, phương thức, hìnhthức thanh tra, kiểm tra; hành vi vi phạm và thâm quyên, hình thức xử lý đối với

hành vi vi phạm:

Thứ tư, quy định về cơ quan quản lý nhà nước về diéu kiện dau tu kinh

doanh dich vu logistics

Thông thường, dé bảo đảm việc quan lý nhà nước đối với ngành, nghé dau tưkinh doanh có điều kiện được thực hiện thống nhất, hiệu quả thì pháp luật về điềukiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó sẽ xác định cơ quan quản lý nhànước trong vấn đề này Theo đó, về nguyên tắc, pháp luật về điều kiện đầu tư kinhdoanh dịch vụ logistics cũng bao gồm nội dung về cơ quan quản lý nhà nước về

điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể: Cơ quan chủ trì, cơ quan phối

hợp trong quản ly nhà nước; nội dung quản lý nhà nước;

Ngoài ra, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại có sự kết nối mạnh mẽ,phạm vi hoạt động không bị giới hạn ở phạm vi một quốc gia, nhất là trong bối cảnhViệt Nam hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Do đó, hoạt động kinh doanh dịch

vụ logistics ở Việt Nam không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luậttrong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc té, tập quan, thông lệquốc tế mà Việt Nam có cam kết, thừa nhận (nhất là cam kết liên quan đến mở cửathị trường, điều kiện nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thực hiện đầu tư kinhdoanh ) Đây cũng là bộ phận hợp thành nội dung pháp luật về điều kiện đầu tư

kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

1.2.3 Lược sử phát triển các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

dịch vu logistics ở Việt Nam

Dé dịch vu logistics phát triển cần phải đặt hệ thống logistics trong sự pháttriển đồng bộ, kết hợp giữa các yếu tố cơ bản gồm: cơ sở hạ tang; tổ chức quản ly

và thủ tục hành chính; nguồn nhân lực hoạt động dich vu logistic; môi trường pháp

lý Trong đó, môi trường pháp ly hay khuôn khổ, thé chế pháp lý được nhiều quốc

Trang 21

gia coi là chìa khóa đối với sự phát triển của tat cả các ngành kinh doanh Ở ViệtNam, hệ thống pháp luật liên quan tới logistics dan được hình thành, phát triển và

hoàn thiện qua từng giai đoạn.

Giai đoạn trước năm 2005, Luật thương mại năm 1997 (Điều 163) đề cập tớidịch vụ giao nhận hàng hoá - tiền thân của dịch vụ logistics Tuy nhiên, dich vụ giaonhận hàng hoá được đề cập tại Luật thương mại năm 1997 mới chi mang tính sokhai, chưa bao quát được các dịch vụ cụ thé thuộc dịch vu logistics, đồng thời, dịch

vụ này cũng chưa được xác định rõ ràng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.Luật thương mại năm 1997 chỉ có quy định mang tính chất dẫn chiếu tới pháp luật

chuyên ngành “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá khi đảm nhận việc vận

chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vậntai” (Điều 166) Ở giai đoạn này, Danh mục chỉ tiết, đầy đủ về ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện chưa được ban hành, việc đặt ra các điều kiện kinh doanhtrong từng dịch vụ cụ thể sẽ do pháp luật chuyên ngành xác định, ví dụ vận tải hànghóa băng đường bộ được xác định là hoạt động có điều kiện theo quy định của Luậtgiao thông đường bộ năm 2001 (Điều 59)

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, trước tác động tất yếu của xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế (đặc biệt là việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong các hiệp địnhsong phương, khu vực và trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ logistics) vànhận thức rõ ràng, sâu sắc về vị trí, vai trò của dịch vụ logistics đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội, Dang và Nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện thé chế pháp luật làmnén tang, cơ sở dé phát triển dich vụ logistics Day là giai đoạn đánh dau một bướctiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đếnlogistics nói chung và pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh địch vụ logistics nóiriêng Điều này được thé hiện thông qua việc đề ra các chính sách, mục tiêu, chiếnlược phát triển, kế hoạch hành động quốc gia như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu nhiệm vụ tổng quát pháttriển đất nước 5 năm 2016-2020 về phát triển khu vực dịch vụ cũng đã nêu rõ:

“Hiện đại và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng,

bảo hiểm, chứng khoán, logisfics ”; Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tông thé phát triển khu

Trang 22

vực dich vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã chỉ rõ “Coi logistics là yếu tô then chốtthúc day phát triển sản xuất hệ thong phân phối các ngành dich vụ khác và lưuthông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu ”; Kế hoạch hành động nâng caonăng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm

2017 xác định hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics được coi là mộttrong các nhiệm vụ chủ yếu Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quanđến dịch vu logistics (gồm các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

dich vụ logistics) cũng được hoàn thiện một cách tích cực Thuật ngữ “dịch vụ

logistics” lần đầu tiên đã được ghi nhận tại Luật Thương mại năm 2005 thay cho

dịch vụ giao nhận trước đây tại Luật Thương mại năm 1997 Luật Thương mại năm

2005 dành một mục riêng từ Điều 233 đến Điều 240 quy định về khái niệm; điềukiện kinh doanh dich vụ logistics và một số quy định liên quan khác Trên cơ sở quyđịnh của Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại vềđiều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhânkinh doanh dịch vụ logistics Các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đếnhoạt động dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics cũng từng bước được hoàn thiệntương đối toàn diện Đặc biệt, ké từ khi Luật Dau tư năm 2014 được ban hành, dich

vụ logistics có tên tại số thứ tự 60, Phụ lục IV Danh mục ngành, nghè đầu tư kinhdoanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014 (được sửa đôi, bổsung năm 2016) Với sự đôi mới về tư duy quan ly mà Luật Đầu tư năm 2014 lantỏa, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dich vụ logistics cũng đã đượchoàn thiện thông qua việc Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP(thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP), thay đổi cách thức tiếp cận phân loạidịch vụ logistics, từ đó thay đổi cách thức quy định điều kiện đầu tư kinh doanhdịch vụ logistics theo hướng đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện bất hợp lý,không rõ ràng, cụ thể

Trang 23

KET LUẬN CHƯƠNG IDich vụ logistics có vai trò quan trọng đối với các chủ thé đầu tư kinh doanh

và đối với nền kinh tế Các dịch vụ cụ thé thuộc dịch vu logistics cho phép các chuthé đầu tư kinh doanh tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo lợithế cạnh tranh Với vai trò quan trọng của dịch vụ logistics, Nhà nước ta đã xác địnhdịch vu logistics là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Việc tạo ra các điềukiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics sẽ giúp cho nhà nước quản lý hiệu quả hoạtđộng đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics theo đúng định hướng phát triển kinh tế -

xã hội đối với ngành, nghề này, hạn chế các nguy cơ, tác động tiêu cực phat sinh từhoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics tới lợi ích, trật tự công

Việc nghiên cứu những vẫn đề lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch

vu logistics sẽ xác định đúng bản chất, nội dung, vai trò của điều kiện đầu tư kinhdoanh dịch vụ logistics cũng như tổng thể pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanhdich vu logistics Đây chính là cơ sở, nền tảng quan trọng dé xem xét, đánh giá sựphù hợp của các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch

vu logistics Với vai trò là công cụ, biện pháp quản ly của Nhà nước trong việc định

hướng sự phát triển dịch vụ logistics, diéu kién dau tu kinh doanh dich vu logisticschỉ được coi là phù hợp khi đáp ứng yêu cầu vừa bao đảm sự kiểm soát của nhanước đối với hoạt động này để hài hòa lợi ích quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội vừa bảo đảm thực hiện hiệu quả quyền tự do kinh doanh của các chủ thê

Trang 24

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN

THUC THI PHÁP LUẬT VE DIEU KIEN ĐẦU TƯ KINH DOANH

DICH VU LOGISTICS O VIET NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu logistics2.1.1 Thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vàđiều kiện dau tư kinh doanh dich vụ logistics ở Việt Nam

2.1.1.1 Tham quyên quy định về ngành, nghệ dau tư kinh doanh có điều kiện thuộc

dich vu logistics

Luật Dau tu năm 2014 có quy định “Danh mục ngành, nghệ dau tu kinhdoanh có diéu kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật nay” (khoản 2 Điều 7) vàquy định “Căn cứ diéu kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từngthời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cam dau tư kinh doanh, Danh mụcngành, ngh dau tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bố sungĐiểu 6 và Diéu 7 của Luật này” (Điều 8) Như vậy, thẩm quyền quy định về cácngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ thuộc cơ quan duy nhất là Quốc hội.Điều này là phù hợp với nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân tạikhoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Quyên con người, quyền công dân chỉ có thể

bị hạn chế theo quy định của luật " Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền đặt rahoặc sửa đổi, bố sung các ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện, trong đó cócác ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vụ logistics Qua nghiêncứu quy định pháp luật hiện hành về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnthuộc dịch vụ logistics cho thấy, thẩm quyền quy định các ngành, nghề dau tư kinhdoanh có điều kiện thuộc dịch vụ logistics hiện nay đã cơ bản phù hợp Cụ thể, kinhdoanh dich vụ logistics và các ngành, nghé đầu tư kinh doanh cụ thé có điều kiệnthuộc dịch vu logistics đều được xác định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (được sửa đôi, bố sung năm2016) Đồng thời, nội dung này cũng được quy định tại các bộ luật, luật chuyên

ngành như: Luật Thương mại năm 2005 (dịch vụ logistics); Luật Hải quan năm

2014 (Dịch vụ làm thủ tục hải quan); Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Dịch vụ

vận tải hàng hóa thuộc dich vụ vận tải đường bộ); Day là điểm tích cực, tiến bộ về

Trang 25

thâm quyền quy định các ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vulogistics Bởi lẽ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về dich vu logistics vàngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vụ logistics đã được banhành trước thời điểm Hiến pháp năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành

(Luật Thương mại năm 2005, Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Bưu chính

năm 2010; ) Tại thời điểm này, có những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện trong một số lĩnh vực khác chưa được quy định tại luật xuất phát từ lý do LuậtDoanh nghiệp năm 2005 chỉ có quy định "Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đông nhândân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh

có diéu kiện và diéu kiện kinh doanh" (khoản 5 Điều 7)

2.1.1.2 Tham quyền quy định về điêu kiện dau tư kinh doanh dich vụ logistics

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014 thì “Điểu kiện dau

tư kinh doanh doi với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tạicác luật, pháp lệnh, nghị định và diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về diéukiện dau tư kinh doanh” Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều kiệnđầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tạicác luật, pháp lệnh, nghị định, đồng nghĩa với thâm quyên ban hành quy định vềđiều kiện đầu tư kinh doanh chỉ thuộc về Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vàChính phủ Do vậy, các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics (bao gồm điều

kiện chung và các điều kiện đặc thù của từng dịch vụ cụ thé) cũng chỉ được quy

định trong luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên Hiện nay, qua rà soát pháp luật chuyên ngành trong

các lĩnh vực có quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logisticscho thấy, việc ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics(bao gồm cả điều kiện chung đối với dich vụ logistics và các điều kiện đặc thù đốivới từng dịch vụ cụ thể thuộc dich vu logistics) đều đã bảo đảm phù hợp về thâmquyền theo quy định của Luật Dau tư năm 2014, cụ thể như: Điều kiện kinh doanhdịch vụ logistics (điều kiện chung) được quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP;

Trang 26

Điều kiện kinh doanh dich vụ làm thủ tục hải quan (đại ly làm thủ tục hải quan) được

quy định tại Luật Hải quan năm 2014:

Tuy nhiên, dưới góc độ bảo đảm quyền tự do kinh doanh, đặc biệt là bảo đảmnguyên tắc hạn chế quyền con người tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thìthâm quyên quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung và điều kiện đầu tưkinh doanh dịch vu logistics nói riêng có thể được hiểu là chỉ thuộc về Quốc hội, cụthể là phải được quy định tại các bộ luật, luật thay vì có thể được quy định tại pháplệnh, nghị định như hiện nay Bởi lẽ, việc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanhthực chất chính là sự can thiệp, hạn chế của nhà nước đối với quyền tự do kinhdoanh của các chủ thé trong một số ngành, nghề vì lý do quốc phòng, an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Trong trường

hợp hiểu như vậy thì thâm quyền quy định điều kiện chung đối với dịch vụ logistics

và các điều kiện đặc thù đối với một số dịch vụ cu thé thuộc dich vụ logistics cònchưa bảo đảm phù hợp (cần quy định trực tiếp tại các luật, bộ luật) Điều này làtương đối khó khăn bởi quy trình xây dựng các bộ luật, luật cần tương đối nhiều

thời gian, trình tự thủ tục phức tạp hơn so với việc xây dựng các Nghị định của

Chính phủ để quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh như hiện nay Trong khi đó,tình hình kinh tế - xã hội liên tục có sự thay đổi xuất phát từ xu thế tất yếu của sựphát triển dẫn tới yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế pháp luật (bao gồmpháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh)

2.1.2 Ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện thuộc dịch vụ logistics

Đến nay, chưa có định nghĩa cụ thé, thống nhất về “ngành nghề kinh doanh”hoặc “ngành nghé đầu tư kinh doanh” Dé bao đảm các mục tiêu quan ly khác nhauthì thực tiễn đã có những cách phân loại khác nhau đối với hoạt động kinh doanhnhư: Danh mục mã hàng xuất nhập khẩu và mã dịch vụ (CPC) về phân loại các

ngành dịch vụ theo WTO; Danh mục mã HS - Bảng mã phân loại hàng hóa theo

Danh mục hàng hóa xuất — nhập khâu Việt Nam; phân loại ngành kinh tế quốc dân

Khái niệm “ngành, nghề kinh doanh có điều kiện” lần đầu tiên được địnhnghĩa chính thức tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014 “Ngành, nghề dau tư kinhdoanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đâu tư kinh doanhtrong ngành, nghé đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,

Trang 27

trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ” Việc đưa ra khai

niệm “ngành, nghé kinh doanh có điều kiện” và Danh mục ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện tại Luật Đầu tư năm 2014 được coi là bước đột phá mạnh mẽ củapháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, thể hiện sự thay đổi trong tư duy quản lýkinh tế - xã hội của nhà nước theo hướng nhà nước chỉ kiểm soát, hạn chế quyên tự

do kinh doanh của các chủ thê kinh doanh trong các hoạt động đầu tư kinh doanh tácđộng đến trật tự, lợi ích công Tuy nhiên, quá trình rà soát, xây dựng Danh mụcngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cơ quan soạn thảo Luật Đầu tư năm

2014 chủ yếu tập hợp, thống kê các ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện từquy dinh đã có của pháp luật chuyên ngành mà chưa thực sự rõ rang, chặt chẽ về tiêuchí, phương pháp xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Theo đó,Luật Đầu tư năm 2014 đã xác định kinh doanh dịch vụ logistics là một ngành, nghề

đầu tư kinh doanh có điều kiện chủ yếu xuất phát từ việc khoản 1 Điều 234 Luật

Thương mại năm 2005 đã có quy định về điều kiện kinh doanh dich vụ logistics.Trong quá trình rà soát, sửa đổi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tạiPhụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2014, kinh doanh dịch vụ logistics tiếp tục được xácđịnh là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại số thứ tự 60 của Danhmục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014(được sửa đổi, bổ sung năm 2016) Các ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiệnthuộc dịch vụ logistics hầu hết cũng được giữ nguyên, chỉ có sự thay đổi nhỏ mangtính kỹ thuật về tên gol, số thứ tự hoặc do kết hợp một SỐ ngành, nghề cùng lĩnh vực,

ví dụ kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ hiện nay được sắp xếp tại

số thứ tự 25, trước đây ngành, nghề này có tên gọi là kinh doanh dich vụ lưu khongoại quan (số thứ tự 21) và kinh doanh dich vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa (số thứ tự22) Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Phụ lục 4 Luật Đầu tư

năm 2014.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tiếp tục được ràsoát, đánh giá (bao gồm cả kinh doanh dịch vu logistics) để xác định chính xácngành, nghề kinh doanh có điều kiện phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1Điều 7 Luật Đầu tư 2014, vừa đảm bảo sự quản lý của Nhà nước vừa bảo đảmquyền tự do kinh doanh của các chủ thé Theo đó, dé đề xuất “đưa vào” Danh mục

Trang 28

hay “bỏ ra” khỏi Danh mục một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, cơquan rà soát phải xem xét, đánh giá chính xác về tính chất “ngành, nghè đầu tư kinhdoanh” và “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” (hoạt động kinh doanh đó

có được coi là một ngành, nghề và thực sự can thiết phải quản lý ngành, nghề đóbăng các điều kiện đầu tư kinh doanh), chứ không chỉ đơn thuần vì lý do mang tính

kỹ thuật “để thống nhất với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan”.Mục tiêu quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vì “jý do quốc phòng, anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” và tiêuchí “trong trường hợp can thiết) phải được coi là tiêu chí cốt lõi dé phân tích, đánhgiá ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Tinh chất của ngành, nghề dau tưkinh doanh có điều kiện có thé được nhận diện rõ ràng khi đáp ứng được một SỐtiêu chí cơ bản: (i) Ngành, nghề trong Danh mục hoặc dự kiến đưa vào Danh mụcphải là ngành, nghề kinh doanh (có các đặc điểm: hoạt động phát sinh lợi nhuận;hoạt động có đặc trưng chung của một lĩnh vực nào đó); (ii) Hoạt động dau tư kinhdoanh trong ngành, nghề này tác động đến trật tự, lợi ích công cộng (lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộngđồng) và mức độ tác động tới lợi ích công cộng của các ngành, nghề kinh doanh đóđến mức buộc Nhà nước cần thiết phải can thiệp bằng các điều kiện kinh doanh”.Đối chiếu các tiêu chí với dịch vụ logistics cho thấy, việc xác định kinh doanh dịch

vu logistics là một ngành, nghề dau tư kinh doanh có điều kiện theo quy định phápluật hiện hành cần xem xét thêm ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, hiện nay trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hànhkèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ

tướng Chính phủ đã có mã ngành riêng cho logistics là mã 52292 (Chương H - Vận

tải Kho bãi) Tuy nhiên, với mức phân ngành khá sâu, phạm vi của logistics sẽ rấthạn hẹp, chỉ bao gồm hoạt động lập kế hoạch, tô chức và hỗ trợ hoạt động vận tải,kho bãi và phân phối hàng hóa Một số hoạt động thuộc phạm vi của logistics như

dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyên; dịch vụ môi giới thuê tàu biển, máy bay,

phương tiện vận tải bộ; đại lý làm thủ tục hải quan được xếp ngang mức hoặc ở mức

cao hơn so với mã về logistics Do đó, không thê chi căn cứ vào việc logistics đã có

7 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo rà soát diéu kiện kinh doanh và quyên tự do

kinh doanh ở Việt Nam, Hà Nội, tr9.

Trang 29

mã ngành riêng trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để xác định dịch vụlogistics là một ngành, nghề kinh doanh Bên cạnh đó, theo khái niệm dịch vụlogistics được quy định tại Điều 233 Luật Thương mai năm 2005 thì “Dich vulogistics la hoạt động thương mai, theo đó thương nhán tổ chức thực hiện một hoặc

nhiều công việc bao gom nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thu tục hai

quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kỷ mã hiệu,giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận vớikhách hàng dé hưởng thù lao” Đồng thời, tại Điều 2 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP

có phân loại chi tiết thành 17 nhóm dịch vụ được cung cấp Theo đó, dịch vu logisticsbao gồm rat nhiều công việc, nhiều hoạt động liên quan đến nhiều ngành, nghé, lĩnhvực khác nhau nên rất khó dé sắp xếp dịch vụ này vào một lĩnh vực cụ thể, không cótính chất đặc trưng là một ngành, nghề kinh doanh riêng theo tiêu chí ngành, nghềkinh doanh đã đề cập ở trên

Thứ hai, dich vu logistics bao gom trong đó những dịch vu cụ thé thuộcngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được nhận diện theo Danh mục ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (được sửađối, b6 sung năm 2016) như: Dich vụ vận tải hàng hóa bằng các phương tiện đường

bộ, đường thủy, đường biên; kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;Dịch vụ chuyên phát (bưu chính); Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ làmthủ tục về thuế; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (áp dụng đối với dịch vụ đại lý tàubiển); Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (đối với một số dịch vụ kiểm định).Đồng thời, dịch vu logistics cũng bao gồm những dịch vụ cụ thé thuộc ngành, nghềkhông cần phải đáp ứng điều kiện kinh doanh (ví dụ: giao nhận hàng, kiểm tra vậnđơn, thực hiện các thủ tục giấy tờ, các hoạt động hỗ trợ khác không thuộc ngành,nghề dau tư kinh doanh có điều kiện) Do vậy, cũng không thé xác định một điềukiện chung áp dụng cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics Trường hợp vẫnxác định dịch vụ logistics là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đồngnghĩa với việc áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với cả dịch vụ cụ thể thuộccác ngành, nghề không có tác động đáng ké nào tới trật tự, lợi ích công cộng, khôngphù hợp với khái niệm về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khoản 1Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014 Các chủ thể kinh doanh sẽ phải đáp ứng hai tầng

Trang 30

điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh một ngành, nghề (điều kiện đầu tư kinhdoanh chung của dịch vu logistics và điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thé đối với dich

vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) Điều này là chưa hợp lý vàkhông thực sự cần thiết, gây khó khăn cho các chủ thê đầu tư kinh doanh

Tứ ba, bên cạnh việc xem xét, đánh giá về tính chất ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện của dịch vụ logistics nói chung thì việc xem xét, đánh gia vềtính chất của các dịch vụ cụ thê thuộc dịch vụ logistics được liệt kê là ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Dau tư năm 2014 (được sửa đổi,

bổ sung năm 2016) là rất quan trọng và cần thiết Điều này giúp việc hoàn thiệnpháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics đạt hiệu quả cao, baođảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Theo đó, vận dụng các tiêuchí nhận diện tính chất của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã nêu ởtrên cho thấy, hầu hết các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện liên quan đếndịch vụ logistics (các dịch vụ cụ thể) được liệt kê tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm

2014 cơ bản phù hợp với khái niệm ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện taikhoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014 Trong đó, các dịch vụ logistics liên quanđến vận tải (Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng các phương tiện đường bộ, đường thủy,đường bién; ) được coi là ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện mang tinh

đặc trưng Đây là các hoạt động sử dụng phương tiện vận tải (ô tô, tàu thủy nội địa,

tàu bién, ) dé van chuyén người, hang hóa (dich vu logistics diéu chinh 6 khia canh

vận tải hang hóa) lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường biến, sẽ tac độngtrực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người (chủ phương tiện và người tham gia

giao thông), trật tự an toàn xã hội (an toàn giao thông), môi trường (khí thải của các

phương tiện); Do đó, việc xác định đây là những ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện để có biện pháp kiểm soát các chủ thể đầu tư kinh doanh thông quaviệc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ phần nào kiểm soát được các rủi rotiềm ấn tiêu cực có thé xảy Ta, ton hại tới trật tự, lợi ích công Một số dich vụ cụ théthuộc dich vu logistics cũng được nhận diện là ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện như: Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ; Dịch vụchuyên phát (thuộc dịch vụ bưu chính); Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật(đối với một số dịch vụ kiểm định kỹ thuật) cơ bản đều là những ngành, nghề

Trang 31

ngành, nghề quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ sự phát triển của nhiềungành, nghề đầu tư kinh doanh khác Chất lượng, hiệu qua của các dich vụ này bêncạnh việc liên quan và tác động trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tưkinh doanh của các chủ thé trong các ngành, nghề dau tư kinh doanh khác cũng tácđộng tới các lợi ích công cộng (an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã

hội, sức khỏe cộng đồng) Do đó, chủ thê đầu tư kinh doanh những dịch vụ này cần

đáp ứng các yêu cầu nhất định về năng lực thực hiện như cơ sở vật chất, nhân lực(trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp) để bảo đảm chất lượng dịch vụ cungcấp cho khách hàng và hạn chế các tác động tiêu cực có thé xay ra đối với trật tự,lợi ích công cần bảo vệ

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thay vẫn còn dich vụ cu thé thuộc dịch vụlogistics được liệt kê là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tưnăm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016) chưa thực sự phù hợp với khái niệmngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm

2014 Cụ thé, theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hai năm 2015 thì “Đại Lp taubiển là dịch vụ mà người đại ly tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác

tàu tiễn hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gom: việc

thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng; ký kết hop đông vận chuyển, hợp đôngbảo hiểm hàng hải, hop đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đông thuê tàu, hợp đồng thuêthuyén viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương, ” Đây làhoạt động mang tính chất cung cấp dịch vụ trung gian giữa chủ tàu (người khai tháctàu biến) với các chủ thé khác (doanh nghiệp kinh doanh cảng: cơ quan nhà nước cóthâm quyên) Khi có rủi ro xuất phát từ hoạt động đại lý tàu biển thì đối tượng chịutác động là chủ tàu hoặc người khai thác tau và những đối tượng nay có thé bảo vệquyền lợi của mình thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định VỀ cơbản, chưa nhận thay sự tác động rõ rệt đến các trật tự và lợi ích công cộng từ dịch

vụ đại lý tàu biển Do đó, việc xác định đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện và nhà nước buộc phải can thiệp quản lý băng các điều kiện đầu tư kinhdoanh đối với dịch vụ đại lý tàu biển như hiện nay cần xem xét lại cho phù hợp.Tương tự, nội dung, tính chất công việc của dịch vụ làm thủ tục hải quan và dịch vụlàm thủ tục thuế cũng không thể hiện rõ nét sự tác động tới các trật tự, lợi ích công

Trang 32

cộng như ly do, mục tiêu quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điềukiện kinh doanh tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 Bởi lẽ, các nguy CƠ TỦI ro

phát sinh trong hoạt động kinh doanh này nhìn chung chỉ ảnh hưởng tới lợi ích riêng

của chủ thê sử dụng dịch vụ Thêm vào đó, không thể lý giải lý do đặt ra các điềukiện đầu tư kinh doanh đối với dich vụ làm thủ tục hải quan và dịch vụ làm thủ tụcthuế là nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ, quyền lợi của các chủ thé, đây là van đềcủa thị trường, do chủ thể kinh doanh tự ý thức để bảo đảm mục đích sinh lợi trongkinh doanh Nhà nước không nhất thiết phải can thiệp bằng biện pháp đặt ra điềukiện đầu tư kinh doanh

2.1.3 Hình thức thể hiện điều kiện dau tư kinh doanh dịch vụ logistics

Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thứcquy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP như: Giấy phép, giấy

chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, hoặc các điều kiện mà cá nhân, tổ

chức kinh tế phải đáp ứng dé thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cầnphải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản đã nêu Đối với dịch vulogistics, pháp luật hiện hành không có quy định về việc xác nhận, chấp thuận dướicác hình thức văn bản đối với điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics theonghĩa chung, tức là điều kiện đầu tư kinh doanh với tên ngành, nghề là “dịch vụlogistics” Hình thức thé hiện điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề(dịch vụ) cụ thể thuộc dịch vụ logistics được áp dụng theo quy định của pháp luậtchuyên ngành Theo đó, một số địch vụ cụ thê thuộc dịch vụ logistics được phápluật quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó được ápdụng dưới hình thức văn bản với các tên gọi khác nhau như: Giấy phép (Dịch vụchuyên phát nay thuộc dịch vụ bưu chính; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụvận tải đường bộ; ); Giấy chứng nhận đủ điều kiện (Dịch vụ kiểm định kỹ thuật antoàn lao động, dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế, ); Quyết định công nhận dai lýlàm thủ tục hải quan; Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục vềthué; Một số dich vụ cụ thé thuộc dịch vu logistics pháp luật không quy định điềukiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó phải được áp dụng (xácnhận, chấp thuận) dưới các hình thức văn bản như: Dịch vụ đại lý tàu biến, dịch vụ

vận tai hàng hóa thuộc dich vụ vận tải biên;

Trang 33

Đối với những dịch vụ cụ thê thuộc dich vụ logistics được pháp luật quy địnhđiều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó được áp dụng dướihình thức văn bản thì chủ thể kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh phải hoànthành các thủ tục liên quan dé được xác nhận, chấp thuận đủ điều kiện đầu tư kinhdoanh dưới hình thức văn bản phù hợp theo quy định Đối với những dịch vụ cụ thể

mà pháp luật không quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ đó phảiđược xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản thi các chủ thể kinh doanh cóthé chủ động việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đó nếu đã đáp ứng

đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định

2.1.4 Trình tụ, thủ tục, hô sơ xác nhận điều kiện dau tư kinh doanh dịch

vu logistics

Như đã nêu ở trên, một số dịch vu cụ thé thuộc dich vụ logistics được phápluật chuyên ngành quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành,

nghề) đó được áp dụng theo một hoặc một số hình thức văn bản Theo đó, pháp luật

cũng quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ để cơ quan nhà nước có thâm quyền cấpcác hình thức văn bản thể hiện việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư kinhdoanh Cụ thê như:

- Tham quyên, trình tự, thủ tục, hô sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bang

xe ô tô ở Việt Nam để kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải

đường bộ:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều kiện đầu tư kinh doanh kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam nói chung (bao gồm dịch vụ vận tải hànghóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ) được áp dụng theo hình thức Giấy phép kinhdoanh Theo đó, thâm quyên, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vậntải bang xe ô tô ở Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CPngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanhvận tải bằng xe ô tô như sau:

+ Về thâm quyền cấp Giấy phép: Co quan có thâm quyền cấp Giấy phép kinhdoanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm: Don đề nghị cấpGiấy phép kinh doanh; Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối

Trang 34

chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn băng, chứng chỉ của người trựctiếp điều hành vận tải; Phương án kinh doanh vận tải băng xe ô tô theo quy định của

Bộ Giao thông vận tải; Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của

bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông

Hồ so dé nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấyphép kinh doanh, do Giấy phép kinh doanh bị mat hoặc bị hư hỏng cũng được quyđịnh cụ thé tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP

+ Về thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh: Nghị định số

86/2014/ND-CP đã quy định cụ thé các bước thực hiện và thời gian thực hiện thủ tục: Don vikinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quancấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quancấp Giấy phép kinh doanh Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bố sung, cơ quan cấpGiấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần

bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kế từ ngày nhận hồ sơ; Trong thời han 05 ngày làm việc, kế từ ngày nhận đủ

hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thâm định hồ sơ, cấpGiấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lờibang văn bản và nêu rõ lý do Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trườnghợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phépkinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn, Giấy phép bị mất cũng được quyđịnh cụ thé tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP

Có thé thấy, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã có quy định cụ thé về thâmquyên, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở ViệtNam, tạo thuận cho các chủ thể trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện thủ tục déđược cấp Giấy phép kinh doanh vận tải băng xe ô tô ở Việt Nam dé thực hiện hoạtđộng đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

- Tham quyên, trình tự, thủ tục, hỗ sơ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục

hải quan:

Như đã dé cập ở trên, điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải

quan được áp dụng hình thức công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan Theo

Trang 35

đó, thâm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải

quan được quy định cụ thê tại Luật Hải quan năm 2014 và Thông tư số BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chỉ tiết thủtục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý

12/2015/TT-làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý 12/2015/TT-làm thủ tục hải quan như sau:

+ Về thâm quyên công nhận: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết địnhviệc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan

+Về hồ sơ, thủ tục: Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1Điều 20 Luật Hải quan lập hồ sơ dé nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý làm thủtục hải quan gửi Tổng cục Hải quan Hồ sơ gồm: Thông báo đủ điều kiện hoạt độngđại lý làm thủ tục hải quan 01 bản chính; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặcGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản chụp;

Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tạikhoản 1 Điều 9 Thông tư số 12/2015/TT-BTC Trong thời han 05 ngày làm việc kế

từ ngày nhận được hồ sơ dé nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan ra quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan, cấp mã số nhân viên đại

lý làm thủ tục hải quan và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hảiquan Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp

Về cơ bản, Luật Hải quan năm 2014 và Thông tư số 12/2015/TT-BTC đã quy

định tương đối cụ thé về thâm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận đại lý làm

thủ tục hải quan, giúp cho việc đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan củacác các đại lý làm thủ tục hải quan được dễ dàng Tuy nhiên, quy định về việc trảlời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện được công nhận đại lý làmthủ tục hải quan còn chưa rõ ràng, chưa đề cập cụ thể trách nhiệm của Tổng cục Hảiquan trong việc nêu rõ lý do doanh nghiệp không đủ điều kiện công nhận

- Tham quyên, trình tự, thủ tục, hô sơ cấp Giấy chứng nhận đủ diéu kiện hoạtđộng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Đây là một trong các dịch vụ kiểm định trong nhóm dịch vụ phân tích vàkiêm định kỹ thuật thuộc dich vu logistics Pháp luật hiện hành về an toàn lao độngquy định những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như: thiết bị

Trang 36

nâng, thang máy, thang cuốn, cáp treo, công trình vui chơi công cộng phải đượckiêm định kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng Việc kiểm định phải bảo đảmchính xác, công khai, minh bạch dé tránh các rủi ro, ảnh hưởng tới an toàn xã hội,

sức khỏe của cộng đồng Theo đó, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Luật

Đầu tư năm 2014 (được sửa đổi, bỗ sung năm 2016) đã xác định dịch vụ kiểm định

kỹ thuật an toàn lao động là ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện Các điềukiện đầu tư kinh doanh dịch vụ này được quy định cụ thé tại Điều 4 Nghị định

số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toànlao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động(được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CPngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, b6 sung các Nghị định liên quanđến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinhdoanh dich vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thê hiện đưới hình thức đượccấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

+ Về thầm quyền: Tham quyền cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điềukiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục

Ib ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bao gồm nhiều chủ thé, tùythuộc vào từng lĩnh vực kiểm định, ví dụ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cóthâm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật antoàn lao động đối với thang máy, thang cuốn, băng tải chở người

+ Về hồ sơ: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹthuật an toàn lao động bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Bản sao quyếtđịnh thành lập đối với đơn vị sự nghiệp; Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểmđịnh; Danh sách kiểm định viên Mẫu các thành phần hồ sơ cũng được quy địnhtại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP

+ Về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạtđộng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại

Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thâm quyên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghịđịnh số 44/2016/NĐ-CP 01 bộ hồ sơ đăng ky cấp, gia han, cấp lại Giấy chứng nhận;

Trang 37

nộp phí thâm định theo quy định.Trong thời hạn 30 ngày, ké từ ngày nhận đủ hồ sơtheo quy định, cơ quan có thâm quyền có trách nhiệm thâm định và cấp, gia hạn,cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhậnthì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.1.5 Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vu logistics

2.1.5.1 Diéu kiện chung đâu tư kinh doanh dịch vụ logistics

Luat Thuong mai nam 2005 va Nghi dinh số 163/2017/NĐ-CP là hai văn banquy phạm pháp luật quy định chung nhất và cơ bản nhất về hoạt động logistics hiệnnay Theo đó, hai văn bản này cũng quy định các điều kiện (yêu cau, đòi hoi) chungphải đáp ứng đề thực hiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể:

- Vé chủ thé dau tư kinh doanh

Chủ thể kinh doanh dịch vu logistics được quy định tại khoản 1 Điều 234

Luật Thuong mại nam 2005, theo đó “Thuong nhân kinh doanh dịch vu logistics là

doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của phápluật” Như vậy, Luật Thương mại năm 2005 giới han chung điều kiện chủ thé kinhdoanh dịch vụ logistics chỉ bao gồm doanh nghiệp Trong khi đó dịch vụ logistics

về ban chất không phải là một ngành nghề riêng biệt mà chi là một chuỗi hoạt độngbao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau

được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như đã phân tích ở

mục 2.1.2 của Luận văn này Qua nghiên cứu quy định về chủ thé đầu tư kinh doanhmột số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics cho thấy, không phải đối với dịch vụnào thuộc dich vụ logistics, chủ thé đầu tư kinh doanh cũng bắt buộc phải là doanhnghiệp, ví dụ dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, chủ thê đầu

tư kinh doanh có thé là hợp tác xã, hộ kinh doanhŸ.Vì vậy, quy định chung về điềukiện chủ thé đầu tư kinh doanh dich vụ logistics tại khoản 1 Điều 234 Luật Thươngmại 2005 mang tính chất giới hạn, chưa thực sự thống nhất với pháp luật chuyênngành về điều kiện chủ thé đầu tư kinh doanh một số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụlogistics Mặc dù đã có quy định dẫn chiếu tới việc áp dụng pháp luật chuyên ngành

Š Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Trang 38

nhưng quy định này vẫn có thé dẫn tới khó khăn lung túng cho các chủ thé trong áp

dụng và thực hiện pháp luật.

- Về nội dụng các diéu kiện đâu tư kinh doanh dich vu logistics:

So với Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP (Điều4) đã có những thay đổi về nội dung các điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụlogistics, cụ thé:

(i) Thuong nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quyđịnh tại Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư,kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó;

(ii) Thương nhân tiễn hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanhlogistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di

động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật

đối với các dịch vụ cụ thé quy định tại Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, cònphải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử;

(iii) Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dich vụ logistics:Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định

số 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thé là thành viên

Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vu logistics theo các điều kiệnquy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP

Trước đây, tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, điều kiện đầu tư kinh doanh

dịch vụ logIstics được quy định tương ứng với phân loại theo 03 nhóm (các dịch vụ

logistics chủ yếu, các dịch vu logistics liên quan đến vận tải, các dịch vụ logistics

liên quan khác) thì hiện nay Nghị định số 163/2017/NĐ-CP chi con quy định chung

về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics mà không quy định điều kiện đầu

tư kinh doanh riêng cho từng nhóm dịch vụ Trên tinh thần cải cách, đơn giản hóa,cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh bắt hợp lý, một số điều kiện đầu tư kinhdoanh dich vu logistics không thực sự cần thiết, trùng lặp hoặc mang tính chấtchung chung tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP trước đây đã bị loại bỏ, không cònđược quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP như: Là doanh nghiệp có đăng kýkinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam; có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ

đảm bảo tiêu chuân an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu câu.

Trang 39

Điều nay góp phan tạo điều kiện thuận lợi hon cho doanh nghiệp và các tổ chức, cánhân có liên quan tham gia vào đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường dịch vụlogistics Việt Nam Bên cạnh đó, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP còn đưa ra điềukiện liên quan đến hoạt động kinh doanh logistics băng phương tiện điện tử có kếtnối mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác là phải tuânthủ các quy định về thương mại điện tử bảo đảm phù hợp với bối cảnh phát triểnmạnh mẽ về thương mại điện tử hiện nay.

Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ nội dung của quy định điều kiện đầu tư kinh doanhdich vu logistics tại khoản | và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP cho

thấy, về bản chất, các điều kiện này không thé hiện được nội dung cụ thể, tính chất

đặc trưng của điều kiện đầu tư kinh doanh mà chỉ mang tính dẫn chiếu chung chungviệc áp dụng và thực hiện pháp luật với các cụm từ “đáp ứng các diéu kiện đấu tư,kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó” hay “phải tuân thủ cácquy định về thương mại điện tử Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh được dẫnchiếu có thể bao gồm nhiều quy định, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề màcác hoạt động đầu tư kinh doanh khác cũng phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động cóliên quan, không chỉ riêng dich vụ logistics Ngoài ra, đối với nhà đầu tư nước ngoài

thì kinh doanh dịch vu logistics còn trùng với “hoạt động mua bán hàng hóa và các

hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tưnước ngoài, t6 chức kinh tế có vốn dau tư nước ngoài” được xác định tại số thứ tự

63 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Phụ lục 4 Luật Đầu tưnăm 2014 (được sửa đổi, bô sung năm 2016), điều kiện đầu tư kinh doanh cu théđược quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 củaChính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quan lý ngoại thương vềhoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hànghóa của nhà đầu tư nước ngoài, tô chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Vì vậy, quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch

vụ logIstics tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP cũng không thực sựcần thiết

2.1.5.2 Điều kiện đặc thù đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc

dich vu logistics

Trang 40

Bên cạnh các điều kiện chung, mang tính nguyên tắc được quy định tại LuậtThương mại năm 2005 và Nghị định số 163/2017/NĐ-CP thì việc thực hiện đầu tưkinh doanh đối với các dịch vụ cụ thể thuộc dich vụ logistics còn phải đáp ứng cácđiều kiện đầu tư kinh doanh đặc thù của pháp luật chuyên ngành đối với dịch vụ đó.

Đề hiểu rõ hơn vấn đề này, tác giả sẽ lựa chọn một số dich vụ cụ thé thuộc dịch vụlogistic được coi là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn còn một số bấtcập hoặc có tính điển hình trong việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinhdoanh để phân tích, đánh giá

- Điêu kiện dau tư kinh doanh dich vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tảiđường bộ, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, dịch vụ đại ly tau bién

Đây là các điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến lĩnh vực quan lý nhanước của Bộ Giao thông vận tải Hoạt động của các ngành, nghề dịch vụ này nhìn từgóc độ của dịch vu logistics chủ yếu liên quan đến sự lưu chuyền hàng hóa trên hệthống giao thông, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực khác

- Về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận

tải đường bộ

Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 64 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và được xác định cụthê tại số thứ tự số 77 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Phụ lục

4 Luật Đầu tư năm 2014 (được sửa đôi, bố sung năm 2016) Kinh doanh vận tảiđường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa Dưới gócnhìn của dịch vu logistics thì Luận van chỉ nghiên cứu về điều kiện đầu tư kinh doanh

dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ Trên cơ sở quy định tại Luật

Giao thông đường bộ năm 2008, điều kiện đầu tư kinh doanh vận tải hàng hóa băng

xe ô tô được quy định Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Theo đó, đơn vị kinh doanh vậntải hàng hóa băng xe ô tô phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kinh doanh vận tải

băng xe ô tô tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, bao gồm:

+ Điều kiện về chủ thể kinh doanh: Theo quy định tại Nghị định SỐ86/2014/NĐ-CP (khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 13) thì chủ thé kinh doanh vận tảibăng xe ô tô là đơn vị kinh doanh vận tải (bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w