Mô tả: logisticsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss thương mại chi phí hiệu quả quản trị tỷ suất lợi nhuận
Trang 1Chương 1 :
TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
Trang 2Nội dung
1 Khái quát về Logistics
1.1 Lịch sử hình thành Logistics
1.2 Khái niệm Logistics
1.3 Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của Logistics
1.4 Phân loại và vai trò của Logistics
2 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.1 Logistics trong doanh nghiệp
2.2 Logistics đầu vào và đầu ra
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistic trong doanh nghiệp
3 Môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trong hoạt động Logistics
Trang 31 Khái quát về logistics
1.1 Lịch sử hình thành Logistics
1.2 Khái niệm Logistics
1.3 Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của Logistics
1.4 Phân loại và vai trò của Logistics
Trang 41 Khái quát về logistics
1.1 Lịch sử hình thành Logistics
La Mã cổ đại, Tam Quốc, WW2, Napoleon, Điện Biên Phủ
Trang 51 Khái quát về logistics
1.2.1 Khái niệm Logistics
- Có nhiều khái niệm Logistics khác nhau tùy thuộc: Góc độ/cách tiếp cận nghiên cứu, ngành nghề, mục đích nghiên cứu
- “Logistics”, “Dịch vụ Logistics”, “Quản trị Logistics”
- Có khái niệm rộng, có khái niệm hẹp
- “Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, … từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng” (Đặng Đình Đào và cộng sự, 2018)
Trang 6Các nội dung cơ bản của hoạt động Logistics
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistics, Đặng Đình Đào và cộng sự, NXB Tài chính, 2018)
Trang 71 Khái quát về logistics
1.2.2.1 Phân loại Logistics
o Theo lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh, sự kiện, dịch vụ
o Theo phương thức khai thác: bên thứ nhất, bên thứ hai, bên thứ ba, bên thứ tư (PL Party Logistics)
o Theo tính chuyên môn hóa: dịch vụ vận tải, phân phối, giao nhận, viễn thông, tài chính, đào tạo
o Theo khả năng tài chính: Công ty Logistics có tài sản riêng, không có tài sản riêng
o Theo quá trình thực hiện: Logistics đầu vào (Inbound), đầu ra (Outbound), ngược (Reverse)
o Theo đối tượng hàng hóa: Logistics hàng tiêu dùng, ngành ôtô, hóa chất, điện tử, nông nghiệp, v.v
o Theo phạm vi không gian: Logistics toàn cầu, quốc gia, khu vực, thành phố
o Theo phạm vi kinh tế: Logistics tổng thể, Logistics chuyên ngành hẹp
Trang 8Phân loại nhà cung cấp dịch vụ Logistics ở khu vực Bắc Mỹ Theo Business &
Data, Equipment, Freight, Shipping to Mexico, Supply chain &
Logistics, Supply chain &
Logistics, Transporte de Carga, Trucking, USMCA, USMCA (Nguồn:
https://mexicomlogistics.com/c lassification-logistics-service-providers-in-north-america/ )
Trang 91 Khái quát về logistics
1.2.2.2 Vai trò Logistics
Đánh giá trên cả cấp độ VI MÔ và VĨ MÔ
Đưa quốc gia trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa
Góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia
Trang 10Hoạt động của dịch vụ Logistics trong Chuỗi cung ứng
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistics, Đặng Đình Đào và cộng sự, NXB Tài chính, 2018)
Trang 111 Khái quát về logistics
1.3.1 Đặc trưng của Logistics
1 Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đến tay khách hàng
2 Logistics là hoạt động thương mại mang tính liên ngành gồm nhiều hoạt động chịu sự quản lý và chi phối của nhiều bộ ngành/cơ quan quản lý nhà nước
3 Logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất
4 Logistics là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp
5 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận
6 Logistics là sự phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO)
Trang 121 Khái quát về logistics
1.3.2 Yêu cầu cơ bản của Logistics
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: 3 tiêu chuẩn: 1) Đầy đủ về hàng hóa; 2) Vận hành nghiệp vụ; 3) Độ tin cậy
Giảm tổng chi phí của cả hệ thống Logistics:
CFLOG= CP vận chuyển + CP Hàng tồn kho + CP Lưu kho + CP Xử lý đơn hàng + CP Đặt hàng
Tối ưu hóa dịch vụ Logistics
Đáp ứng “7 ĐÚNG – 7 Rights”: Đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí
Trang 132 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.1 Logistics trong doanh nghiệp
Nguồn lực: Nhân lực (người lao động, nhà quản lý), Vật lực (năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, tài chính), Tài lực (công nghệ, hệ thống quản lý, phát minh, sáng chế)
Vai trò của Logistics trong doanh nghiệp:
Cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất (tăng năng suất, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh)
Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ (đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng yêu cầu)
Gia tăng lợi nhuận (sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh)
Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động kinh doanh
Gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung
Trang 142 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.1 Logistics trong doanh nghiệp
Nội dung hoạt động
Vận chuyển hàng hóa, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất
Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất
Quản lý dự trữ
Hoạt động kho bãi
Tiêu thụ sản phẩm
Quản lý hệ thống thông tin
Trang 152 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.2.1 Logistics đầu vào
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistics, Đặng
Trang 162 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.2.2 Logistics đầu ra
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistics, Đặng
Đình Đào và cộng sự, NXB Tài chính, 2018)
Trang 172 Hoạt động của Logistics trong doanh nghiệp
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistic
Là hoạt động dịch vụ nên thường sử dụng các chỉ tiêu kinh tế đặc thù để đánh giá: 1) Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; 2) Hoạt động đặc thù; 3) Quản trị hậu cần vật tư
Doanh thu thuần trước thuế = Doanh thu bán hàng – Chi phí sản xuất/dịch vụ - Chi phí hành chính quản lý – Chí phí bán hàng
(Chi phí: Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp)
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ
∑ (Lượng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp X Lượng khách hàng được cung cấp) CLDV = ∑ (Lượng cầu về dịch vụ X Lượng khách hàng có nhu cầu về dịch vụ)
Trang 183 Môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh
(Michael Porter, 1985)
Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường dịch
vụ logistics cho doanh nghiệp (https://moit.gov.vn/tin- tuc/hoat-dong/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-phat-trien-thi-truong-dich-vu-l.html)
( Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp, 20/4/2021)
Trang 19CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
Lịch sử phát triển của Logistics
Vai trò và ý nghĩa của Logistics
Phân loại Logistics và dịch vụ Logistics
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt
động Logistics
Thực trạng hoạt động kinh doanh và
dịch vụ Logistics tại Việt Nam
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực
Logistics