Khái niệm quy chuẩn kỹ thuậtQuy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi tường và các đối tượng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP TM QUỐC TẾ
-
BÀI THẢO LUẬN
KHOA HỌC HÀNG HÓA
Đề tài:
Giới thiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu
cầu về chất lượng xung quanh, về chất thải.
Nhóm thảo luận Nhóm 9:
Lớp học phần: 2170ITOM1612 Giảng viên hướng dẫn: Bùi Đức Dũng
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
83 Lò Thị Kim Tổng hợp word
84 Vũ Thị Phương Lam Khái quát chung về quy chuẩn
85 Đồng Thị Lan Thực trạng áp dụng quy chuẩn
86 Nguyễn Thị Lịch Đề xuất giải pháp để nâng cao tính
hiệu quả của quy chuẩn
87 Lê Thùy Linh Khó khăn khi áp dụng quy chuẩn
88 Đặng Hữu Minh Thuyết trình
89 Nguyễn Khổng Minh Nhóm trưởng
Powerpoint
90 Lương Thị Ngọc Kết luận
91 Cao Thái Sơn Đề xuất giải pháp để nâng cao tính
hiệu quả của quy chuẩn
92 Đường Vinh Tài Khó khăn khi áp dụng quy chuẩn
93 Trần Thị Thanh Tâm Nội dung quy chuẩn
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY CHUẨN 1
1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật 1
2 Các loại, các cấp quy chuẩn kỹ thuật 1
2.1 Các loại quy chuẩn kỹ thuật 1
2.2 Các cấp quy chuẩn kỹ thuật 1
3 Ý nghĩa của quy chuẩn 2
PHẦN II NỘI DUNG 2
1 Nội dung quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải 2
1.1 Mục đích 2
1.2 Cơ quan ban hành 3
2 Phân tích thực trạng áp dụng quy chuẩn 4
2.1 Thực trạng 4
2.2 Khó khăn khi áp dụng quy chuẩn 7
3 Đề xuất giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của quy chuẩn 8
3 1.Các giải pháp phi công nghệ 8
3 2.Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật 9
PHẦN III KẾT LUẬN 11
Trang 4PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY CHUẨN
1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi tường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng
Đối tượng: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi tường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
2 Các loại, các cấp quy chuẩn kỹ thuật
2.1 Các loại quy chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ
và hạt nhân
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khỏe con người
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động vật, thực vật
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải
- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa
- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe, du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác
2.2 Các cấp quy chuẩn kỹ thuật
Trang 5Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kí hiệu QCVN: Trách nhiệm xây dựng, thẩm định,
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý + Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
+ Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, kí hiệu QCĐP: Trách nhiệm xây dựng, thẩm
định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể
về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
3 Ý nghĩa của quy chuẩn
Quy chuẩn do Nhà nước đặt ra để đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng,…
Do đó, một số sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài Nếu sản phẩm đó không đáp ứng được các quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường Do đó, trước khi đưa hàng hóa, dịch vụ vào thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố hợp quy
PHẦN II NỘI DUNG
1 Nội dung quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
• Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
Trang 6khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, đáp ứng mục tiêu bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống nhằm bảo đảm sức khỏe của con người, phát triển của các loài sinh vật và phát triển bền vững các hệ sinh thái; phục vụ cho các hoạt động quy hoạch, phân vùng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường; đảm bảo tương đương với các quốc gia và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng
• Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường là căn cứ để xem xét, cấp phép xả thải cho các đối tượng có hoạt động xả thải vào môi trường, đảm bảo việc xả thải phù hợp với mục đích quản lý chất lượng môi trường tại khu vực đã được quy hoạch, phân vùng hoặc phân loại
1.2 Cơ quan ban hành
• Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng: Bộ tài nguyên và môi trường
• Theo điều 27 Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật-luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định:
Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ
Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể
về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 7- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
• Tính đến năm 2020 có 48 QCVN về môi trường gồm: 12 QCVN về chất lượng môi trường xung quanh và 36 QCVN về chất thải và xử lý chất thải Nhìn chung, các QCVN về môi trường hiện nay đã được xây dựng đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm ngặt, thậm chí một số ngưỡng quy định còn tiệm cận với quy định của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU)
2 Phân tích thực trạng áp dụng quy chuẩn
Thực trạng hoạt động tiền áp dụng quy chuẩn: Phổ biến quy chuẩn
Công tác phổ biến, hướng dẫn áp dụng các QCVN tới các đối tượng quản lý cũng
là nội dung quan trọng được quan tâm, triển khai Bởi xây dựng các quy chuẩn chỉ là trên lý thuyết, giấy tờ còn việc đưa được các quy chuẩn vào thực tế, áp dụng trong các hoạt động mới là mục đích cuối cùng, các cơ quan truyền thông phải có phương án thông tin về các quy chuẩn hiện hành thường xuyên và cập nhật những quy chuẩn mới Các quy chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm định và công bố và giao cho tổng cục tiêu chuẩn là cơ quan để công bố quy chuẩn Tuy nhiên việc công bố này lại chưa được đầy đủ, khiến cho những nhà đầu tư, các nhà tư vấn muốn vận dụng thì khó tìm được những nguồn chính thống, thậm chí chỉ có một vài quy chuẩn dù đã ban hành khá lâu nhưng vẫn không tìm được quyết định ban hành đầy đủ Điều này thể hiện rất
rõ ở việc tìm kiếm thông tin về hệ thống quy chuẩn, rất khó để tìm một trang web uy tín có đầy đủ các quy chuẩn để có thể tra cứu, ngay cả những kênh thông tin của các công ty chuyên tư vấn luật Điều này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng quy chuẩn,
cả về chuẩn bị những điều kiện cần để đáp ứng những hướng dẫn được đề ra lẫn tuân thủ trong quá trình hoạt động
Các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cũng nằm trong tình trạng tương tự Do việc tiếp cận nội dung chi tiết đầy đủ của các quy chuẩn còn bất cập dẫn tới quá trình áp dụng cho việc hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập
Do vậy doanh nghiệp có thể không tuân thủ các mức giới hạn của quy chuẩn, lách luật
mà không bị phát hiện Các loại hình cơ sở không lắm rõ được các quy định kỹ thuật trên nên không có biện pháp phòng ngừa hạn chế tác động tới môi trường như xử lý rác thải rắn, nước thải và không khí ô nhiễm
Thực trạng hoạt động áp dụng quy chuẩn về môi trường
Hiện nay quy chuẩn kỹ thuật môi trường được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác có tác động tới môi trường xung quanh Có nghĩa là khi đăng ký kinh doanh, phê duyệt các dự án, đầu tư vào các
Trang 8hoạt động có tác động tới môi trường thì cần phải thỏa mãn các quy chuẩn kỹ thuật do các bộ, ngành quy định Doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường phải có sự thông qua của các cơ quan thẩm định về môi trường Và sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường là cơ sở để thẩm định, kiểm soát ô nhiễm cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường cho doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận về môi trường thì có lợi thế hơn trong việc tìm đầu tư nước ngoài,
có được sự tin dùng của khách hàng và thỏa mãn những yêu cầu về cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp
Áp dụng cho việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dùng cho việc lưu thông Để có được chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn thì đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải, đảm bảo an toàn lao động theo đúng QCVN, trong đó quy chuẩn kỹ thuật môi trường là một quy chuẩn quan trọng bắt buộc phải tuân thủ Các chỉ tiêu được nêu ra trong nội dung quy chuẩn chính là thước đo để doanh nghiệp hiệu chỉnh sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của đơn vị quan trắc môi trường Và chính các đơn vị quan trắc môi trường này dùng những quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của Việt Nam và quốc tế để làm cơ sở đánh giá Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp về hoạt động của các đối tượng áp dụng quy chuẩn, từ đó đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng tới môi trường, xử lý vi phạm đóng góp tới hoạt động xử lý, giảm thiểu ô nhiễm
Tại Việt Nam, hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, khai thác, nuôi trồng thải ra một lượng lớn chất thải bao gồm chất thải rắn, nước thải và không khí ô nhiễm
Trang 9ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người, do đó cần có tiêu chuẩn đánh giá để kiểm soát, cảnh báo về thiệt hại của chúng
Dựa vào việc so sánh đối chiếu các chỉ tiêu giới hạn được nêu rõ trong văn bản với kết quả kiểm nghiệm thực tế, các cơ quan có thể kết luận về mức độ xâm hại đến môi trường, tiến hành xử lý nếu để lại hậu quả nghiêm trọng cho đời sống con người
và tự nhiên Pháp luật đã ban hành luật chặt chẽ về xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường, các hành vi vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường cần được chấn chỉnh và có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra Mục đích cuối cùng của những quy chuẩn này là đảm bảo môi trường sống chất lượng cho cả con người và các loài sinh vật cũng như đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia, địa phương
Những đối tượng áp dụng được nêu ra trong văn bản chủ động chịu trách nghiệm
về việc tuân thủ những quy định đã được liệt kê, đảm bảo sự bền vững của môi trường sống Đây chính là hình thức áp dụng hiệu quả nhất của các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, QCVN tạo ra khung tiêu chuẩn mà ở đó các nhân tố tác động đến các lợi ích của con người, động vật, tự nhiên và lợi ích tập thể Tuy nhiên, khi không có sự giám sát của cơ quan chức năng hay các quy định kỹ thuật, pháp luật có kẽ hở là có những đối tượng sẵn sàng lợi dụng để phục vụ mục đích không chính đáng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội Điều đáng nói là những vi phạm này xảy ra dày đặc, kéo dài nhiều năm có tác động đến rất nhiều mặt của môi trường mà không thể xử lý cụ thể Đây có thể coi là một thực tế đáng báo động của việc áp dụng những quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Năm 2019, Bộ Công an đã phát hiện 26.640 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, với 26.471 tổ chức, cá nhân Trong đó có những vụ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng
và phải đề nghị khởi tố 375 vụ liên quan đến 670 đối tượng Còn có 21.889 vụ xử phạt hành chính, đang điều tra, xác minh 3.258 vụ
Liên quan đến những chỉ số khác mà quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định, nhiều chỉ tiêu không đạt yêu cầu gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ tại một số địa phương như:
- Bụi mịn (PM2.5) tại một số đô thị lớn, nhất là tại TP Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng
- Tình trạng ô nhiễm nước mặt do các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trên sông Công, sông Ngũ Huyện Khuê, sông Nhuệ, sông Vu Gia, hệ thống sông Sài Gòn -Đồng Nai có xu hướng giảm so với năm trước, nhưng vẫn cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN
- Môi trường đất tại một số khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề tiếp tục có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng (xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao,
Trang 10tỉnh Phú Thọ; khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội; làng nghề tái chế Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh, Tp Đà Nẵng)
Vì vậy có thể thấy việc áp dụng các quy chuẩn trong các hoạt động phải đồng bộ với nhau, có áp dụng quy chuẩn để xử lý, kiểm tra chất lượng thì phải đi kèm với nâng cao điều kiện về đảm bảo tính bền vững của môi trường ngay trong sản xuất, có hoạt động thiết thực để xử lý các chất thải nói chung Tránh tình trạng bên sản xuất, sinh hoạt tiếp tục vi phạm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, bên thanh tra tiếp tục xử lý vi phạm mà không có giải pháp khắc phục triệt để, khi đó môi trường sẽ là yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, về lâu dài ảnh hưởng lại chính cuộc sống xung quanh con người
2.2 Khó khăn khi áp dụng quy chuẩn
Vô hình chung, chúng ta có quy chuẩn kĩ thuật đối với sản phẩm này, nhưng
mà lại thiếu quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm khác, tạo ra một cái bất công bằng
Đối với nhiều quy chuẩn kỹ thuật, khi chúng ta cắt giảm điều kiện kinh doanh thì một số trường hợp lại đưa thêm, lồng ghép vào phần quy chuẩn
Cùng một chỉ tiêu an toàn nhưng được đưa vào các quy chuẩn khác nhau Như vậy một sản phẩm của doanh nghiệp được đưa ra nếu như áp dụng theo quy chuẩn này thì vẫn phải đáp ứng được những chỉ tiêu về an toàn này, nhưng mà nếu như phục vụ cho lĩnh vực khác thì lại phải đáp ứng các chỉ tiêu an toàn khác Chính vì thế trong rất nhiều trường hợp, nó đang tạo ra các rào cản cho doanh nghiệp ở chỗ rất là chồng chéo trong các chỉ tiêu về an toàn
Việc ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường còn có sự chưa thống nhất Ví dụ đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn riêng nhưng giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm lại được nới lỏng so với quy chuẩn chung
Việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải lại chưa căn
cứ vào khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận
Có một vài quy định trong nội dung quy chuẩn còn lỏng lẻo, nhiều quy định chưa được đề cập đến
Mặc dù trong thời gian qua, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một
số quy chuẩn kỹ thuật môi trường Tuy nhiên đến nay vẫn áp dụng các quy chuẩn từ
2011 và chưa có kế hoạch ban hành quy chuẩn thay thể và thiếu một số quy chuẩn cho một số ngành