1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình lạm phát của việt nam trong 3 năm gần đây các yếu tố ảnh hưởng đến biến động mức giáđánh giá hiệu quả của các chính sách kiểm soát lạm phát

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nó kế thừa, phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, và không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.Xã hội ngày càng phát

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAMTRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY- CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG MỨC

GIÁ-ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH

Trang 2

2 Căn cứ theo khả năng dự đoán 8

III Nguyên nhân của lạm phát 9

II Nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022 và các nguyên nhân gây ra biến động mức giá chung 19

2 Nguyên nhân gây biến động mức giá chung: 21

2

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kỳ một xã hội có giai cấp nào, vấn đề về thừa kế cũng có vai trò, vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật Đây là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền công dân Mỗi nhà nước với các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong hiến pháp.

Ngay từ những năm đầu xây dựng XHCN, ở Việt Nam, vấn đề thừa kế với những quy định đã được xây dựng và rất phát triển Tại Điều 19 Hiến pháp 1959: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”, Điều 27 Hiến pháp 1980: “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”, Điều 58 Hiến pháp 1992: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân” và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật Việt Nam nói chung và luật thừa kế nói riêng Nó kế thừa, phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, và không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng tăng cao, tài sản tư nhân càng trở nên giá trị Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao, có những bản án quyết định của tòa án vẫn bị coi là chưa “thấu tình đạt lý ” Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ thể Xuất phát từ yêu cầu của bài thảo luận cùng những lý do trên, các thành

viên nhóm 7 chúng em tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về những lý luận

cơ bản về vấn đề thừa kế Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả

về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi, tức phát sinh từ tài sản) Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với thân nhân đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền hưởng

3 Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam qua các giai đoạn Lịch Sử

4

Trang 5

4 Mục đích nghiên cứu

Bài thảo luận cung cấp cho mọi người kiến thức rõ ràng hơn về những lý luận cơ bản về vấn đề thừa kế để mọi người nắm bắt được và có thể áp dụng vào các tình huống thực tế nhằm bảo vệ lợi ích của chính bản thân mình và những người thân xung quanh

5

Trang 6

− Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó VD: Trong điều kiện bình thường, mua một bát bún chả với giá 30.000 đồng, khi xảy ra lạm phát để mua được một bát bún chả bạn cần bỏ ra 45.000 đồng.

2.Đo lường lạm phát 2.1 Cách đo lường lạm phát

− Đo lường lạm phát chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu được sự vận hành của nền kinh tế và giúp đánh giá sự hiệu quả của các chính sách mà chính phủ ban hành liên quan tới mức giá chung của

− Khi muốn đo lường tỷ lệ lạm phát một cách cụ thể, ta có thể sử dụng một trong ba chỉ số giá thông dụng sau:

 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)  Chỉ số giá sản xuất (PPI)  Chỉ số giảm phát theo GDP ()

2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng

6

Trang 7

− Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình điển hình mua tại một thời điểm so với kỳ gốc

− CPI của một năm t bất kỳ được đo lường bằng công thức sau: = 100%

 Trong đó:

+ : lượng sản phẩm i mà một hộ gia đình điển hình tiêu dùng ở năm gốc

+ : giá sản phẩm loại i ở năm gốc + : giá sản phẩm loại i ở năm t

− Ở Việt Nam, chỉ số giá CPI do Tổng cục thống kê (GSO) tiến hành đo lường hàng tháng Năm gốc được GSO sử dụng là năm 1994 Một điều cần nhấn mạnh là giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được lựa chọn trong các kỳ có thể khác nhau Điều này là hợp lý bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ, có những sản phẩm không có hoặc không phổ biến trong kỳ này nhưng sẽ rất thông dụng trong những kỳ sau Xe máy, điện thoại di động, máy vi tính là những ví dụ điển hình.

2.2.2 Chỉ số giá sản xuất

− Để đảm bảo sự tồn tại và hưởng thụ cuộc sống; nhà sản xuất cần phải mua các đầu vào như nguyên liệu, sức lao động, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ đầu ra Do đó, về mặt kỹ thuật chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng được đo lường và tính toán như chỉ số giá CPI Tuy nhiên, trong khi CPI đo lường từ góc độ của người tiêu dùng, còn PPI đo lường dưới góc độ của các nhà sản xuất.

− Trên thực tế đầu vào (phản ánh chi phí của các doanh nghiệp) rất khác nhau tùy theo sự khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực nên việc đo lường chỉ số giá sản xuất PPI thường tốn kém, mất nhiều thời gian Chính vì vậy, mà chỉ số giá PPI thường ít phổ biến hơn so với chỉ số giá CPI.

2.2.3 Chỉ số giảm phát theo GDP

− Chỉ số giảm theo GDP (GDP deflator - ) phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình (theo trọng số) của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong năm hiện hành so với năm gốc tại một quốc gia hoặc lãnh thổ nhất định.

7

Trang 8

− Công thức tính chỉ số giảm phát theo GDP:

+ : lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra ở năm t + : giá sản phẩm loại i ở năm t

+ : giá sản phẩm loại i ở năm gốc

− Mặc dù đo được chỉ số giá tương đối chính xác khi tính toán được mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; tuy nhiên, việc đo lường rất tốn kém về tài chính và mất nhiều thời gian, nên ít có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho

+ Tỷ lệ tăng giá trên 10% đến dưới 100%, được gọi là lạm phát hai hoặc ba con số.

+ Mức lạm phát này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết hoạt động trong nền kinh tế.

− Siêu lạm phát:

+ Tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000%/năm, được gọi là lạm phát từ bốn con số trở lên.

+ Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn.

+ Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng do tiền không còn làm được chức năng trao đổi

8

Trang 9

+ Mức lạm phát này tàn phá nền kinh tế nặng nề, rất khó để quốc gia khôi phục được nền kinh tế về tình trạng như lúc ban đầu 2.Căn cứ theo khả năng dự đoán

− Lạm phát có thể dự đoán hay lạm phát kỳ vọng

+ Là loại lạm phát mà phần lớn người dân đã dự kiến một cách khá chính xác về sự tăng giá của nó.

+ Các giao dịch trong nền kinh tế sẽ điều chỉnh theo mức giá mà mọi người kỳ vọng.

+ Vì ai cũng có thể dự đoán nên loại lạm phát này chỉ tạo ra một mặt bằng giá mới cao hơn trong nền kinh tế, mà không gây ra tổn hại đáng kể cho nền kinh tế.

− Lạm phát không thể dự đoán hay lạm phát ngoài kỳ vọng

+ Là loại lạm phát vượt ra ngoài sự dự đoán của đa số người dân + Nó có thể cao hơn nhiều hoặc thấp hơn nhiều so với lạm phát kỳ

III.Nguyên nhân của lạm phát

1.Lạm phát do cầu kéo

- Lạm phát do cầu kéo tức là là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, kéo theo đó, giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng “leo thang” Vì thế, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, nên người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ.

2.Lạm phát do chi phí đẩy

- Lạm phát vì chi phí đẩy là tổng các chi phí mua nguyên liệu, thuế, tiền lương trả công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc vận hành,… của một doanh nghiệp Một khi những chi phí này tăng lên thì doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận tương ứng với chi phí bỏ ra khiến mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo.

9

Trang 10

3.Lạm phát do cơ cấu

- Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhưng theo xu hướng của thị trường, doanh nghiệp đó vẫn phải tăng lương cho người lao động Vì không có doanh thu tốt, để tăng lương cho người lao động doanh nghiệp đó bắt buộc phải tăng giá sản phẩm để thu lãi sinh ra lạm phát

4.Lạm phát do cầu và cung thay đổi

- Là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền một loại mặt hàng nào đó, trong khi giá thành liên tục tăng Lúc này, kể cả khi nguồn cầu có giảm thì giá của mặt hàng đó cũng không giảm 5.Lạm phát do xuất khẩu

- Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu có sự mất cân bằng Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đạt đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Khi đó, giá cả của các sản phẩm bị thiếu hụt sẽ tăng lên.

6.Lạm phát do nhập khẩu

- Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả sẽ khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát

IV.Tác động của lạm phát

1.Tác động tích cực

- Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là từ dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế, chẳng hạn như: + Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng

thất nghiệp trong xã hội.

+ Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Tuy nhiên, đây là công việc không dễ thực hiện và đòi hỏi tính chủ động, nếu không thì hậu quả khá nghiêm trọng.

10

Trang 11

2.Tác động tiêu cực

Lạm phát tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích trữ tiền Với việc không biết được lạm phát sẽ chấm dứt khi nào cho nên sẽ ngăn cản việc đầu tư và tiết kiệm Ngoài ra Lạm phát còn ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến những vấn đề khác đó là:

- Tác động với lãi suất:

+ Lạm phát tại một quốc gia mà xảy ra cao và triền miên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa Và cũng tác động tiêu cực đến lãi suất.

+ Ví dụ, một khách hàng có khoản nợ ngân hàng và được tính lãi suất danh nghĩa cố định và lãi suất cố định này sẽ được tính theo công thức :

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

+ Cụ thể đó là khi tỷ lệ lạm phát là 3,5%, một khoản vay với lãi suất danh nghĩa 7,5% sẽ có tỷ lệ lãi thực tế khoảng 4% Nên hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh rủi ro về lạm phát bằng cách mua bảo hiểm rủi ro lạm phát cho các khoản vay với lãi suất cố định hoặc lãi suất điều chỉnh.

- Tác động với thu nhập thực tế:

+ Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lạm phát Đó là khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì thu nhập thực tế sẽ giảm dần theo tỷ lệ nghịch với lạm phát Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị của các tài sản không sinh lãi mà còn làm giảm giá trị của tài sản có lãi theo thời gian Nghĩa là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi và các khoản lợi tức Đây được cho là chính sách thuế của nhà nước được tính dựa trên thu nhập danh nghĩa

+ Ví dụ như khi lạm phát tăng cao, những người đi vay sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa để bù lại tỷ lệ lạm phát tăng cao, mặc dù thuế suất không đổi Từ đó dẫn đến thu nhập thực tế của người cho vay sẽ bằng với thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị xuống sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Dẫn đến suy thoái kinh kế, thất nghiệp tăng cao, đời sống người lao động gặp khó khăn , lòng tin của người dân với chính phủ sẽ suy giảm - Lạm phát dẫn đến thu nhập không bình đẳng:

+ Khi lạm phát càng tăng, thì giá trị tiền tệ sẽ giảm xuống, thì những người đi vay sẽ sử dụng cơ hội này để kiếm lợi, từ đó đẩy nhu cầu vay tiền lên cao, cũng như lãi suất vay lên cao Ngoài ra lạm phát tăng cao càng khiến những người giàu có sẽ sử dụng tiền để vơ vét hàng hóa tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ

11

Trang 12

cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn Điều này dẫn đến hệ lụy là những người dân nghèo sẽ ngày càng nghèo đi, khiến cho họ không thể mua nổi những đồ dùng thiết yếu, những kẻ giàu thì lại ngày càng vơ vét để đầu cơ kiếm lời Tình trạng này sẽ ngày càng khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn, và làm mất cân bằng kinh tế.

- Lạm phát khiến cho nợ quốc gia càng tăng cao:

+ Lạm phát tăng cao khiến giúp cho chính phủ được lợi khi đánh thuế vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn Mặc dù có lợi trong nước nhưng sẽ bị thiết hại đối với nước ngoài Bởi lạm phát tăng cao, khiến cho đồng tiền trở nên mất giá so với các nước khác khiến cho các khoản nợ sẽ được độn lên rất nhiều lần.

12

Trang 13

V.Các biện pháp khắc phục

1.Giảm lạm phát

- Đây là biện pháp ứng xử phổ biến nhất của hầu hết các Ngân hàng trung ương khi lạm phát xảy ra Theo cha đẻ của trường phái kinh tế học trọng tiền Milton Friedman, lạm phát luôn luôn là hiện tượng của tiền tệ và do tiền tệ gây ra Theo đó, muốn giảm lạm lạm chỉ còn cách giảm lượng tiện lưu thông trong nền kinh tế.

- Biện pháp chống lạm phát thông qua 2 nguyên nhân cơ bản tạo ra lạm phát:

 Lạm phát do cầu kéo: Chống giảm phát bằng cách giảm tổng cầu: + Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp như giảm chi ngân sách + Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng lãi suất, giảm

cung tiền.

 Lạm phát do chi phí đẩy: Chống lạm phát bằng cách tăng tổng cung:

+ Tiết kiệm chi phí sản xuất.

+ Tìm kiếm các nguyên nhiên, liệu thay thế rẻ hơn.

+ Cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng 2.Sống chung với lạm phát

- Sống chung với lạm phát được đề cập tới khi những biện pháp chống lại lạm phát tỏ ra không hiệu quả

- Cả người dân, doanh nghiệp và Chính phủ tìm cách sống chung với lạm phát bằng cách cố gắng dự đoán chính xác mức độ lạm phát xảy ra Tức là các chủ thể trong nền kinh tế cố gắng thích nghi với lạm phát nhằm biến lạm phát ngoài dự đoán thành lạm phát dự đoán Ví dụ như điều chính giá trong hợp đồng.

3.Chính sách lạm phát mục tiêu

- Chính sách lạm phát mục tiêu là kiểu chính sách theo mục tiêu được hoạch định từ trước Chính sách này đã được áp dụng đầu tiên tại New Zealand vào năm 1990 Hiện nay có hơn 20 nước áp dụng chính sách này một cách chính thức.

13

Trang 14

- Chính sách lạm phát mục tiêu đòi hỏi có những điều kiện như có cơ sở dữ liệu vĩ mô đầy đủ và đáng tin cậy ; có thị trường tài chính phát triển ; có sự hỗ trợ của các thể chế như pháp luật và chính sách; đặc biệt là cần có sự độc lập nhất định của Ngân hàng trung ương so với Chính phủ.

- Việt Nam hiện chưa đáp ứng tốt những điều kiện này Trên thực tế, đến thời điểm hiện nay Việt Nam chưa chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.

14

Trang 15

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2020-2022 VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT

I.Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Trong giai đoạn 2020-2022, tình hình lạm phát đã trải qua một số biến động và thách thức đáng kể.

1.Tình hình lạm phát năm 2020

- Trong năm 2020, tình hình lạm phát trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 Việc giãn cách xã hội và hạn chế hoạt động kinh tế đã dẫn đến giảm nhu cầu và nguồn cung cấp, gây ra sự suy giảm giá trị tiền tệ và lạm phát.

 Quý I/ 2020

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020

- Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 và b1nh quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tăng lần lượt 4,87% và 5,56% CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019 - Lạm phát cơ bản tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng

2,95% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

 Quý II/ 2020

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2020 giảm 1.87% so với quý trước và tăng 2.83% so với cùng kỳ năm 2019

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 tăng 0.66% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 vẫn giảm 0.59% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020

- Bình quân 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4.19% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 6 tháng đầu năm 2020 giảm 0.78% so với cùng kỳ năm 2019.

 Quý III /2020

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0.12% so với tháng trước và tăng 0.01% so với tháng 12 năm trước - đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020

15

Trang 16

- Trong mức tăng 0.12% của CPI tháng 9/2020 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất CPI quý 3/2020 tăng 0.92% so với quý trước và tăng 3.18% so với cùng kỳ năm 2019.

- Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3.85% so với cùng kỳ năm trước Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0.72% so với cùng kỳ năm 2019.

- Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2.59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

 Quý IV /2020

- Quý IV/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất 2,45% Quý IV/2020, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019  CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục

tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4% Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

Tốc độ tăng CPI b1nh quân năm 2020 (%)

16

Trang 17

2.Tình hình lạm phát năm 2021  Quý I/ 2021

- Đánh giá về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 3 và quý I/2021, chỉ số CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,16% so với cùng kỳ - mức thấp nhất kể từ năm 2016 CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29% - mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm

- Lạm phát cơ bản tháng 3/2021 giảm 0,12% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước  Quý II/ 2021

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xét theo quý thì chỉ số CPI quý 2 tăng 2,96% so với quý 2-2021.

- Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng hóa tăng giá, 2 nhóm hàng hóa giảm giá trong tháng 6 Nhóm hàng ăn và dịch vụ đồ uống tăng 0,8%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,3%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,1%; giao thông tăng 3,6%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,5%.

 Quý III/ 2021

- CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2020 Tính chung quý III/2021, CPI tăng 0,93% so với quý trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020 CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

- Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020  Quý IV/ 2021

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020.

17

Trang 18

- Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước.

- Tính cả Quý IV năm 2021, CPI giảm 0,38% so với quý 3/2021 và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020

 Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%) Điều này được Tổng cục Thống kê cho rằng đã phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

3.Tình hình lạm phát năm 2022  Quý I/ 2022

- Tính chung quý I/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

- Số liệu thống kê chỉ rõ, so với tháng trước, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% (khu vực thành thị tăng 0,75%; khu vực nông thôn tăng

18

Trang 19

0,66%), mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm giá.

- Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 3/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước Trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%)

 Quý II/ 2022

- Lạm phát quý II/2022 kiểm soát ở mức phù hợp

- CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021 Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

 Quý III/ 2022

- Lạm phát vẫn thấp

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước So với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94% CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021 Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.

 Quý IV/ 2022

- Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021 CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước.

19

Trang 20

 Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%).

20

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w