đề tài tình hình lạm phát giai đoạn 2015 2019 và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở việt nam

20 0 0
đề tài tình hình lạm phát giai đoạn 2015 2019 và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát luôn được xem là một trong những nhân tố vĩ mô có tác động lớn đối vớ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT LÀM PHÁT……… 2

1.1 Khái niệm lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát……… 2

1.3.2 Những biện pháp chiến lược……….5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015-1019……….….5

2.1 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 5

2.1.1 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2015 5

2.1.2 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2016 6

2.1.3 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2017 7

2.1.4 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2018 8

2.1.5 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2019 9

2.1.6 Dự báo xu hướng lạm phát năm 2020 10

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sản lượng quốc gia, lạm phát và thất nghiệp là ba vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản mà mọi quốc gia đều phải quan tâm Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát luôn được xem là một trong những nhân tố vĩ mô có tác động lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội Sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế làm thay đổi mức sống, thu nhập thực tế và chi tiêu mua sắm hàng hoá dịch vụ của một nước có thể bị suy giảm, gây ra tình trạng bất ổn xã hội, nền kinh tế suy thoái.

Lạm phát cao, không kiểm soát được là một mối nguy đối với bất cứ nền kinh tế nào Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, luôn phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát rất cao, lên đến 3 con số Bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải đối đầu với con số lạm phát không nhỏ do cơ chế cũ để lại Vì vậy, việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp một cách linh hoạt, có hiệu quả để giảm thiểu lạm phát là vô cùng cần thiết.

Để hiểu rõ bản chất của lạm phát , làm sáng tỏ những yếu tố gây ra lạm phát và tác động của nó tới nền kinh tế, từ đó đưa ra những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta, chúng em chọn đề tài nghiên cứu “Tình hình lạm phát giai đoạn 2015-2019 và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam”.

Nội dung của đề tài được trình bày trong 3 phần: Phần 1 nêu cơ sở lý thuyết về lạm phát, trong đó đề cập đến khái niệm, nguyên nhân, tác động của lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát Phần 2 nghiên cứu thực trạng lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 như diễn biến kinh tế, diễn biến lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát và tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam Phần 3 đưa ra những giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ Việt Nam Phần cuối cùng là kết luận.

Lạm phát luôn luôn là một đề tài lớn, khó và phức tạp Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm 1 đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế Chúng em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp, xây dựng của thầy và các bạn sinh viên để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT

1.1 Khái niệm lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát: 1.1.1 Khái niệm:

- Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.

- Lạm phát có những đặc trưng là:

+ hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền trong lưu thông dẫn đến hiện tượng đồng tiền bị mất giá.

+ mức giá chung tăng lên.

- Phân loại lạm phát: Dựa vào mức độ của tỉ lệ lạm phát:

+ Lạm phát vừa phải: giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức 1 con số hàng năm (dưới 10%/ năm), thường được duy trì như một xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Lạm phát phi mã: lạm phát trong phạm vi 2 hoặc 3 con số một năm, duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

+ Siêu lạm phát: giá cả hàng hóa tăng ở mức 3 con số hàng năm trở lên, có tác hại rất lớn đến kinh tế - xã hội.

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

* Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên.

- Do cú sốc cầu đẩy tổng cầu dịch chuyển sang phải trong khi tổng cung chưa thay đổi kịp - Giá tăng , sản lượng tăng, thất nghiệp giảm.

*Lạm phát do chi phí đẩy

- Do cú sốc ngược từ phía cung đẩy đường tổng cung dịch trái, trong khi cầu chưa thay đổi - Giá tăng, sản lượng giảm, thất nghiệp tăng.

*Chính sách tài khóa và lạm phát

Trang 5

- Khi thiếu hụt tài khóa chính phủ có thể tài trợ bằng việc: tăng thuế, vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu, in tiền.

- Tài trợ thiếu hụt bằng việc phát hành tiền tệ liên tục và kéo dài tất nhiên là dẫn đến tăng cung tiền và lạm phát

- Khi công chúng mua trái phiếu của chính phủ, họ không nắm giữ cho đến khi đáo hạn mà bán lại cho ngân hàng trung ương khi cần tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở Điều này dẫn đến sự gia tăng cơ số tiền và cung tiền.

1.2 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế: 1.2.1 Tác động tiêu cực:

- Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát.

- Khi lạm phát tăng lên, thu nhập danh nghĩa không thay đổi dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

- Mất cân đối trong quan hệ cung cầu.

- Những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn 1.2.2 Tác động tích cực:

Khi tốc độ lạm phát vừa phải từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

- Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu a) Tác động phân phối lại thu nhập của cải

Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân.

Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đay vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là thiệt hại.

b) Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm

Trang 6

Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.

Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghich biến: Khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại.

c) Các tác động khác

- Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối

- Tình trạng đầu cơ, tàng trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn

- Tăng tỷ giá hối đoái

- Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng

1.3 Các biện pháp kiềm chế lạm phát: 1.3.1 Những biện pháp cấp bách

Áp dụng những biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài

Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát các nước thường áp dụng những biện pháp tình thế sau:

- Biện pháp về chính sách tài khóa: + Tiết kiệm triệt để + Tăng thuế trực thu.

+ Kiểm soát các chương trình tín dụng nhà nước - Biện pháp thắt chặt tiền tệ:

+ Đóng băng tiền tệ + Nâng lãi suất - Biện pháp kiềm chế giá cả:

+ Nhập hàng hóa của nước ngoài + Nhà nước bán vàng và ngoại tệ.

Trang 7

- Biện pháp đóng băng lương và giá để kiểm chế giá: Các lãnh tụ công đoàn chấp nhận đóng băng lương.

1.3.2 Những biện pháp chiến lược

Đây là biện pháp nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo cơ sở để ổn định tiền tệ vững chắc.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn - Đổi mới chính sách quản lí tài chính công.

- Dùng lạm phát để chống lạm phát.

- Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2019.

2.1 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019: 2.1.1Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2015:

Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm qua và cũng thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu 5% đề ra từ đầu năm.

Nguồn: TCTK

Đóng góp vào mức giảm chung của chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 có 4/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước Trong đó, nhóm giao thông giảm mạnh 3,17% đã “kéo” CPI tháng 9 tiếp tục giảm so với tháng trước Nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng giảm 0,68%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%, nhóm bưu chính viễn thông

Trang 8

giảm nhẹ 0,07% Ở chiều ngược lại, tháng 9 có 7/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,43%, nhóm giáo dục tăng 1,24% …

2015 là một năm có mức CPI thấp nhất trong 15 năm gần đây.Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05% và bình quân cả năm tăng 0,63% so năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra Nguyên nhân của việc này là do:

- Do nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào khiến mặt hàng này không còn sốt như mấy năm trước Tuy nhiên xuất khẩu gạo cũng bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh từ cá nước như Thái Lan, Ấn Độ, Tính đến tháng 11/2015, Việt Nam mới xuất khẩu được 6,08 triệu tấn gạo; tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước - Mức độ điều chỉnh giá của các nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước Năm 2015 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07%; giá dịch vụ giáo dục tác động đến CPI khoảng 0,12% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng tác động đến CPI khoảng 0,19%

- Trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của Chính phủ, năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp nên các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

- Trong hai năm gần đây, CPI tăng thấp, ngoài các nguyên nhân như đã đề cập, còn có yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính toán kỹ hơn, cân nhắc hơn Do đó, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng giá cao vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.

2.1.2 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2016:

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước (lạm phát sau khi loại trừ giá lương thực-thực phẩm, giá năng lượng và giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tăng nhẹ so với mức 1,69% của năm 2015.

Nguồn: TCTK

Một thước đo khác là lạm phát GDP cũng chỉ ở mức 1,1% (cao hơn so với mức - 0,2% trong năm 2015), bởi năm 2016 trong khi GDP thực tăng 6,2%, thì GDP danh nghĩa cũng chỉ tăng 7,3%

Trang 9

(từ 4192 nghìn tỷ đồng lên 4502 nghìn tỷ đồng). Nguyên nhân:

- Chủ yếu là do giá dịch vụ ý tế tăng theo Thông tư số 37 làm cho mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% => chỉ số CPU tăng khoảng 2,7%.

- Thực hiện điều chỉnh tăng giá học phí của chính phủ 02/10/2015 làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục 12/2016 tăng 12,5 % so vs cùng kì năm trc=> CPI tăng 0.58%.

- Ngoài ra có nhiều kì nghỉ kéo dài dẫn đến nhu cầu mua sắm vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên; thiên tai, thời tiết bất lợi rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.

2.1.3 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2017:

Cùng với mức tăng trưởng GDP rất ngoạn mục, thì kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt thắng lợi kép, khi kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát chỉ ở mức 3,53%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2017 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,6% so với tháng 12/2016 Trong khi đó, nếu tính bình quân, thì CPI bình quân năm 2017 chỉ tăng 3,53% so với bình quân năm 2016 Như vậy, lạm phát năm nay của Việt Nam chỉ dừng ở con số 3,53%, thấp hơn mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra.

Nguồn: TCTK

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế là nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất, lên tới 2,55% Trong khi đó, nhóm giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12% Tuy nhiên, lại có một số nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm Đó là hàng ăn và dịch vụ ăn uống

Trang 10

-giảm 0,23%, trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm -giảm 0,5%

- Nguyên nhân làm CPI tăng là do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu bình quân tháng 12/2017 tăng 1,98% so với tháng trước => làm tăng CPI chung 0,09%; Giá điện sinh hoạt tăng 0,62% do giá điện bình quân được điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 1/12/2017 theo Quyết định số 4495/QĐBCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công Thương; do tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo quyết định của UBND 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế làm cho giá dịch vụ y tế tăng 3,3%; lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,29% so với cùng kỳ; năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,41%.

Như vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017.

2.1.4 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2018:

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017, bình quân mỗi tháng tăng 0,25% Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017.

Nguồn: TCTK

Diễn biến CPI trong năm 2018, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,88% ; giá xăng, dầu giảm 10,77% tác động đến CPI chung giảm 0,45%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89% Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 5,76%; may mặc, mũ nón, giày

Trang 11

dép tăng 0,43%; hang hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%

Vẫn với mục tiêu khống chế tăng trưởng lạm phát, song theo phân tích của đại diện Tổng cục Thống kê, có một số nguyên nhân khiến CPI năm 2018 tăng cao hơn năm ngoái, trong đó nổi lên hai nguyên nhân chính:

Do điều hành của Chính phủ: giá dịch vụ y tế tăng trong năm 2018 đã khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13,86%, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,12% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,37% so với cùng kỳ do quyết định tăng học phí từ năm 2015; Ngoài ra còn do mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2018, khiến cho mức lương tối thiểu vùng năm 2018 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2017 khoảng 180.000 - 230.000 đồng/tháng và mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018, đã kéo theo giá một số loại dịch vụ tăng từ 3-5%

- Do yếu tố thị trường: giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm cho CPI tăng 0,17%; Cũng trong năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn cũng tăng cao trong dịp Tết và các tháng giao mùa do nhu cầu tăng Trong năm 2018 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng khoảng 1,42% so với cùng kỳ năm 2017 Ngoài ra trong năm 2018, giá dịch vụ này tăng 2,54% do một số đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp hè; còn do giá gas sinh hoạt điều chỉnh theo giá gas thế giới, với mức tăng 6,93% trong năm 2018; Đáng chú ý, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở trong năm 2018 đã tăng đến 6,59% so với năm trước, đã làm cho CPI tăng 0,1% do nhu cầu xây dựng tăng cùng với giá thép Trung Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua; Giá nhà ở thuê cũng tăng 1,01% do ảnh hưởng của giá bất động sản tăng mạnh ở một số tỉnh; Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và 2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước; Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép, … nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2018 so với cùng kỳ tăng 1,82%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,9%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 3,09%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng 1,98% đều góp phần làm CPI năm 2018 tăng so với năm 2017.

Như vậy (CPI) bình quân của Việt Nam năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12/2017.

2.1.5 Diễn biến và nguyên nhân lạm phát năm 2019:

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan