1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tình hình lạm phát ở mỹ hiện nay

31 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đó không chỉ là câu chuyện của cung và cầu, mà hiện tượng tăng mức giá chung này còn gọi là lạm phát.. Hiểu được tầm quan trọng của lạm phát gây ra, n

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

1.4.1 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary – Theory Inflation): 7

3 Các giải pháp, chính sách kiềm chế lạm phát và thuận lợi cũng như khó khăn của nó 23

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Ta ít nhiều cũng đã từng đọc hay nghe những tin tức trên các báo đài và các nền tảng mạng xã hội về sự gia tăng giá thành của những hàng hóa và dịch vụ xung quanh Thậm chí khi bản thân mỗi người đi mua sắm cũng gặp những sự chênh lệch giá cả của một mặt hàng so với giá trị của nó trước đây Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia,

đó không chỉ là câu chuyện của cung và cầu, mà hiện tượng tăng mức giá chung này còn gọi là lạm phát Lạm phát luôn là một vấn đề nhạy cảm và chưa bao giờ hạ nhiệt đối với chính phủ từng nước Bởi nó vừa là công cụ gây trở ngại song cũng chính là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia Mỹ là nước có tầm ảnh hưởng và phát triển nhất trên thế giới, chính vì thế những vấn đề lạm phát xoay quanh quốc gia này luôn là tâm điểm chú ý của mọi người Mỹ luôn luôn dành sự quan tâm nhiều vào tỷ lệ lạm phát thay đổi trong tình hình kinh tế trong các hoàn cảnh để có thể đưa ra đánh giá, biện pháp khắc phục cũng như rút ra nhiều kinh nghiệm dự đoán tình hình cho nền kinh tế trong tương lai

Hiểu được tầm quan trọng của lạm phát gây ra, nhóm em quyết định chọn phân tích đềtài “Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay” để làm bài tiểu luận với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề kinh tế vĩ mô luôn được quan tâm không chỉ bởi những người đang học và làm việc trong lĩnh vực về kinh tế, tài chính mà còn bởi tất cả những người dân

Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình lạm phát trên thế giới đặc biệt là Mỹ, tìm ra nguyên nhân gây nên lạm phát và đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của các chính sách của Fed để giải quyết vấn đề lạm phát gia tăng

Đề tài này sẽ cung cấp cho người người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình lạm phát trên thế giới đặc biệt là Mỹ và nguyên do dẫn đến lạm phát gia tăng cao và các chính sách hiện hữu để khắc phục nó của Fed Đề tài cũng góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác động của lạm phát và có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong bối cảnh lạm phát cao

Bài tiểu luận này được hoàn thành với những kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế về lạm phát, vì thế nhóm em mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết trở nên hoàn thiện hơn Đề tài này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên gia kinh tế

NỘI DUNG

Trang 4

1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát

1.1 Khái niệm lạm phát

“Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác”

Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)…

1.2 Đo lường lạm phát:

1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích nghiên cứu khác nhau mà nhà quản trị sẽ sử dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đo lường mức giá chung của nền kinh tế Thế nhưng trên thực tế, chỉ số được sử dụng được sử dụng rộng rãi nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bởi chỉ số này mang những ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn so với các chỉ số khác là nó trực tiếp biểu hiện sức mua của mọi người trong một quốc gia và thường được công bố với độ trễ ngắn

Chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ nhất định trên thị trường được tiêu dùng bởi các hộ gia đình Để tính toán CPI, ta có công thức tính như sau:

PIt = 𝐶PIt = Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiệntại Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại năm gốc × 100

CPIt : Chỉ số giá tiêu dùng năm t

p i t : Mức giá của sản phẩm i trong năm t

p i0 : Mức giá của sản phẩm I trong năm 0

q i0 : Sản lượng sản phẩm I trong năm 0

Năm 0 là năm gốc

1.2.2 Chỉ số giảm phát GDP:

Chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong

Trang 5

nước Ta có công thức tính như sau:

Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa

Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát Chính là tỷ

lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác nhau Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t:

Tỷ lệ lạm phát năm 2 = Chỉ số giảm phát năm2−chỉ số giảm phát năm1 Chỉ số giảm phát năm1 ×100

1.3.1 Xét về mặt định lượng (căn cứ theo mức độ tỉ lệ lạm phát):

a, Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản hay lạm phát một con số)

Mức độ lạm phát dưới 10% Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua

và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trong thời gian này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, đời sống người lao động tương đối bình ổn Nó được thể hiện qua

sự tăng chậm của giá cả hàng hóa dịch vụ, lãi suất tiền gửi không cao, hàng hóa khôngđược mua bán với số lượng lớn,… Ngoài ra, có thể kích thích sản xuất vì giá tăng nhẹ

sẽ làm tăng lợi nhuận và kích thích doanh nghiệp tăng thêm sản lượng Lạm phát vừa phải làm yên lòng cho những người lao động chỉ dựa vào thu nhập Tính đến tháng 12 năm 2023, Mỹ đạt mức lạm phát thấp nhất trong 40 năm là 9,1% Vậy nên tỷ lệ lạm phát của nước này đang ở mức vừa phải

b, Lạm phát phi mã:

“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số Mức độ lạm phát này

có tỷ lệ lạm phát 10%; 20% và lên đến 200%” Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài

nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm

Trang 6

c, Siêu lạm phát

“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có

tỷ lệ lạm phát trên 200%” Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

b, Lạm phát không cân bằng: Mức tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động Trong thực tế, loại lạm phát này khá phổ biến

c, Lạm phát dự đoán trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỉ lệlạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được

tỉ lệ lạm phát cho những năm tiếp sau Người dân đã quen với tình trạng này và hầu như không tác động nhiều đến đời sống và kinh tế

d, Lạm phát không dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra ngoài dự kiến của người dân về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động,dẫn đến những thay đổi đột ngột mà trước đó chưa từng xảy ra Do vậy, nó làm ảnh hưởng đến đời sống và thói quen của mọi người vì họ đều chưa kịp thích nghi Do đó làm cho nền kinh tế có nhiều biến động và làm giảm sự tin tưởng của nhân dân với chính quyền

1.4 Nguyên nhân lạm phát:

1.4.1 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary – Theory Inflation):

“Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ… và nó chỉ có thể xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”

M × V =P ×Y

Trong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa

P: Chỉ số giá

Trang 7

V: tốc độ lưu thông tiền tệ

+ Lạm phát xảy ra (P tăng) khi tốc độ tăng M nhiều hơn tốc độ tăng Y

+ Giảm phát xảy ra (P giảm) khi tốc độ tăng M ít hơn tốc độ tăng Y

+ Giá cả không đổi (P không đổi) khi tốc độ tăng M bằng với tốc độ tăng Y

- Tuy nhiên cũng có trường hơp V thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (V cao khi nền kinh tế mở rộng, V thấp khi nền kinh tế suy thoái)

- Chính sách tiền tệ chỉ được sử dụng để ổn định mức giá với lập luận M tăng/giảm nhưng V ổn định và Y do cung quyết định thì P sẽ tăng/giảm (giá cả linh hoạt)

Hình 1.2: Thuyết số lượng tiền tệ

- Chính sách chính phủ ít có cơ hội thành công khi điều tiết nền kinh tế trong ngắn hạn

và rất có tác dụng khi nền kinh tế gặp suy thoái

1.4.2 Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull Inflation):

Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm năng), tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khốilượng hiện vật không thay đổi Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng cung tiền của Ngân hàng trung ương lên trên mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng chi tiêu của chính phủ

Trang 8

Hình 1.3: Lạm phát do cầu kéo

Kinh tế học Keynes chỉ ra rằng lạm phát xảy ra khi tổng cầu cao hơn tổng cung ở mứctoàn dụng lao động Điều này có thể được minh họa bằng sơ đồ AD - AS Đường AD dịch chuyển sang phải nhưng đường AS vẫn giữ nguyên làm tăng cả mức giá lẫn sản lượng

Mặt khác, chủ nghĩa tiền tệ giải thích vì tổng cầu lớn hơn tổng cung, nên mọi người sẽ

có nhu cầu về tiền mặt cao hơn, kéo theo cung tiền phải tăng lên để đáp ứng Vì vậy cầu tăng lên sẽ làm xuất hiện lạm phát

1.4.3 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push Inflation):

Lạm phát chi phí đẩy (lạm phát đình trệ), là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do

có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hóa Điều này

có thể xảy ra khi công nhân đòi tiền lương cao hơn, chủ tìm cách tăng lợi nhuận, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời tiết bất thường làm cho sản lượng giảm hay việc chính phủ tăng thuế và vận dụng những chính sách khác làm cho chi phí sản xuất tăng lên Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường

Trang 9

Hình 1.4: Lạm phát do chi phí đẩy

1.4.4 Lạm phát do cầu thay đổi:

Lượng cầu về một mặt hàng này giảm trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có thể tăng mà không thể giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn sẽ không giảm giá Mặt khác, mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Do đó, dẫn đến kết quả là mức giá chung tăng lên tức là lạm phát

1.4.5 Lạm phát do cơ cấu:

Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và thu được lợi nhuận đáng kể, doanh nghiệp sẽ tăng lương để thúc đẩy nhân công lao động Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không đạt được mục tiêu hiệu quả nhưng vẫn phải tăng lương để giữ chân nhân công Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tăng giá

cả sản phẩm và làm phát sinh lạm phát

1.4.6 Lạm phát do xuất khẩu:

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước bị hao hụt khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát

1.4.7 Lạm phát do nhập khẩu:

Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu.Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên

sẽ hình thành lạm phát

Trang 10

1.4.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát:

Khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ Khi đó tổng cầu cao hơn tổng cung dẫn đến kích thích giá tăng cao gây ra lạm phát

1.4.9 Lạm phát do tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát:

- Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên cao theo mức giá của tỷ giá hối đoái

- Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá nguyên vật liệu và hàng hóa nhập khẩu cũng tăng, khiếnlạm phát chi phí đẩy như đã phân tích ở trên tái diễn Giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu tăng cao thường kéo theo phản ứng dây chuyền làm tăng giá nhiều mặt hàng khác, nhất là các hàng hóa của những ngành sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

1.4.10 Nguyên nhân khác:

Nguyên nhân chủ quan: các chính sách quản lý kinh tế chưa phù hợp của nhà nước đã làm mất cân đối nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tể chậm cũng đã ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia Nhà nước chủ trương tăng chỉ số phát hành tiền và sử dụnglạm phát như một công cụ để phát triển kinh tế Nguyên nhân khách quan: dịch bệnh, thiên tai, xung đột, chiến tranh…

1.5 Tác động của lạm phát:

Lạm phát có thể được phân thành nhiều loại khác nhau và có những tác động khác nhau đối với toàn xã hội Xét về góc độ tương quan, lạm phát được coi là mối lo ngại của toàn xã hội, tác động đến mọi mặt của đời sống, trong đó có nhiều lĩnh vực, và nó cũng có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế

Trang 11

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Vì khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng và khi lãi suất danh nghĩa tăng lên theo Lãi suất danh nghĩatăng dẫn đến suy thoái nền kinh tế và thất nghiệp gia tăng

b, Thu nhập thực tế:

Mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân được thể hiện thông qua tỷ lệ lạm phát Nếu tỷ lệ lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa của người lao động không tăng thì thu nhập thực tế sẽ giảm Từ đó, ta có công thức sau:

Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của các tài sản không có lãi mà nó còn làm giảm giá trị của các tài sản có lãi, làm giảm thu nhập thực từ các khoản lợi tức cũng như các khoản lãi Vì chính sách thuế nhà nước được tính dựa trên thu nhập danh nghĩa Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa dù cho thuế suất vẫn không tăng

Do đó, thu nhập ròng (thực) của những người cho vay sẽ bằng thu nhập danh nghĩa trừ

đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế xã hội Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn, niền tin của công chúng vào chính phủ sẽ sụt giảm

c, Nợ quốc gia:

Lạm phát gia tăng dẫn đến chính phủ được lợi vì người dân cần phải đóng thuế nhiều hơn Tuy nhiên, nhược điểu của điều này là khi lạm phát tăng lên, nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng Bởi vì nếu cùng một số tiền chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng trong tình trạng lạm phát thì phải trả với “a + n” phí Kết quả là nợ quốc gia ngày càng tăng

d, Phân bố thu nhập:

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống và người đi vay được nhận được lợi nhuận bằng cách vay vốn để đầu cơ kiếm lời Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế và làm lãi suất tăng lên

Lạm phát cao còn gây ra hành vi đầu cơ của những người có tiền lấy tiền của mình để

vơ vét hàng hóa, tài sản, tạo nên sự mất cân đối cung - cầu trầm trọng, thị trường hànghóa và giá cả hàng hóa tăng nhanh chóng

Trang 12

Cuối cùng, người vốn đã nghèo sẽ càng nghèo hơn Thậm chí họ còn không đủ khả năng chi trả những hàng hóa tiêu dùng cơ bản, và những nhà đầu cơ trở nên giàu hơn qua việc vơ vét sạch hàng hóa Lạm phát như vậy có thể tàn phá nền kinh tế dẫn đến chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống giữa người giàu và người nghèo

1.5.2 Tác động tích cực:

Lạm phát đã có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích Mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xem là ổn định nếu tỷ lệ lạm phát tự nhiên của quốc gia đó ổn định trong mức 2-5% Sau đó:

- Nhu cầu tiêu dùng tăn

- Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn

- Cho vay và đầu tư an toàn hơn

- Chính phủ có nhiều công cụ để thúc đẩy đầu tư vào nội tệ

Lạm phát cao hơn cũng có thể thúc đẩy chi tiêu, vì người tiêu dùng có xu hướng mua nhanh trước khi giá cả hàng hóa tiếp tục tăng Ngoài ra, người tiết kiệm có thể thấy giá trị thực của khoản tiết kiệm bị hao hụt, hạn chế khả năng chi tiêu và đầu tư trong tương lai

1.5.3 Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm:

Trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự đạt đến mức toàn diện, lạm phát phải thúc đẩy kinh tế phát triển.Sở dĩ như vậy là do tiền lưu thông nhiều hơn, tăng thêm vốn chođơn vị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tiêu dùng Chính phủ và nhân dân Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Khi lạm phát tăng lên thì thất

nghiệp sẽ giảm và ngược lại

1.5.4 Đối với lĩnh vực sản xuất:

Tỷ lệ lạm phát cao tạo ra sự ổn định giả tạo trong quá trình sản xuất, với giá cả đầu vào và đầu ra biến động liên tục Hiệu quả sản xuất lẫn kinh doanh sẽ bị thay đổi, gây

ra các biến động kinh tế làm cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mức lạm phát, nguy cơ phá sản tăng cao

1.5.5 Đối với lĩnh vực lưu thông:

Lạm phát làm tăng nhu cầu đầu cơ tích trữ và dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa Các doanh nhân tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông Khi lạm phát trở nên khó

dự đoán hơn, đầu tư l sản xuất sẽ trở nên rủi ro hơn và làm cho thị trường bị gián đoạn

Trang 13

1.5.6 Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:

Lạm phát đã làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng, cùng với sự sụt giá giá tiền tệ và điều chỉnh lãi suất tiền gửi,dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu của người

đi vay và không phù hợp với những người có tiền mặt nhàn rỗi Về phía những người

đi vay, họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng khiến chohoạt động của ngân hàng bị gián đoạn

1.5.7 Đối với chính sách kinh tế tài chính nhà nước

Lạm phát cũng làm cho nhà nước thiếu vốn, không thể phân bổ ngân sách cho các khoản phúc lợi xã hội, …Các lĩnh vực mà nhà nước dự định đầu tư, hỗ trợ vốn cũng

sẽ bị hạn chế hoặc đình trệ Khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt dẫn đế các mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống xã hội sẽ không thể thực hiện như đã đặt ra trước đây

2 Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay

2.1 Tình hình lạm phát thế giới trong năm 2024:

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, lạm phát trên toàn cầu vào năm 2024 sẽ giảm xuống còn 5,8%, từ mức 6,8% so với năm 2023

Trang 14

Nhìn chung tình hình lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt IMF nhận định áp lực giá

cả trên thế giới sẽ giảm bớt khi các quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giá năng lượng giảm, cùng với thị trường lao động mạnh

Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, cũng là nước được dự báo ghi nhận lạm phát lên tới 230% năm 2024 – mức cao nhất thế giới Suốt thập kỷ qua, quốcgia này đối mặt tình trạng siêu lạm phát, thậm chí lên tới 9.586% vào năm 2019 Kể từkhi Mỹ nới lỏng một số cấm vận với Venezuela vào năm ngoái, lạm phát tại nước này

đã giảm đáng kể nhờ chi tiêu của chính phủ giảm và quá trình dollar hóa nền kinh tế

Trang 15

được đẩy mạnh, từ đó giúp đồng nội tệ bolivar tăng giá.

Tại châu Âu, lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo ở mức bình quân 3,3% trong năm nay Giá khí đốt giảm và tăng trưởng GDP chậm lại có thể giúp kìm hãm lạm phát tại khu vực này

Ở châu Á, Trung Quốc đang đối mặt tình trạng giảm phát do cuộc khủng hoảng bất động sản Trong bối cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất suy giảm và niềmtin của người tiêu dùng xuống thấp, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được

Ngày đăng: 11/04/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w