Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận là một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:Là sản phẩm của lao độngCó thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người Thô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA CỦA C.MÁC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY SẢN XUẤT SỮA
VINAMILK
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG THỊ VÂN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: RLCP 1211-41
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2023
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Nhóm 1
I Thời gian: 21h ngày 30 tháng 08 năm 2023
II Thành phần tham dự
1 Chủ trì cuộc họp : Nguyễn Thị Quỳnh Anh
2 Sĩ số tham gia : 8/8 thành viên
III Nội dung cuộc họp
1 Lên nội dung tổng quát cho bài thảo luận
2 Phân công nhiệm vụ
- Các thành viên lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với khả năng và thời gian của bảnthân
- Phân công nhiệm vụ
IV Kết luận cuộc họp
- Cuộc họp thành công tốt đẹp
- Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h59 ngày 30 tháng 08 năm 2023, nội dung cuộchọp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản
Nhóm trưởng Anh
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1
Lớp HP: RLCP1211_41
GIÁ
GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Quỳnh
Anh 22D210017 Chương II.3 A
Nhómtrưởng
2 Phùng Thị Lan Anh 22D210022 Hoàn thiện Word
+ Thuyết trình A
3 Trần Thị Vân Anh 22D210026 Chương I + II.1 B+
4 Trần Thị Vân Anh 22D210027 Chương I + II.1 B+
5 Vũ Thu Anh 22D210032 PowerPoint B
Tómtắt nộidung+ Tìmhìnhảnh
6 Phạm Thị Ngọc Ánh 22D210035
Chương II.2 +III + Lời cảm ơn+ Lời mở đầu
X Bảolưu
7 Nguyễn Tùng Dương 22D210060 Chương II.3 B
8 Bùi Mạnh Đạt 22D210062 PowerPoint A
Thiếtkếslide
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
I KHÁI NIỆM VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA 8
1 Khái niệm 8
2 Hai thuộc tính của hàng hóa 8
3 Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa 10
II TÍNH HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 10
1 Lao động cụ thể 10
2 Lao động trừu tượng 11
III LƯỢNG GIÁ TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA 12
1 Lượng giá trị 12
2 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa 12
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 13
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÀNG HÓA CỦA C.MÁC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 14
I Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk 14
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 14
2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 15
II Thực trạng sản xuất tại công ty VINAMILK 15
1 Đặc điểm về hàng hóa 15
2 Điểm mạnh trong sản xuất 16
3 Hạn chế trong sản xuất 17
III Đề xuất giải pháp phát triển Vinamilk hơn nữa 18
1, Về giá trị sử dụng của hàng hóa 18
Trang 52, Về quy luật giá trị 18
3, Phải luôn đầu tư vào cải tiến, nâng cao tư liệu sản xuất 19
4, Về đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng 20
KẾT LUẬN 22
Tài liệu tham khảo 23
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại họcThương Mại đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin vào trương trình giảngdạy Đặc biệt, chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến côHoàng Thị Vân - giảng viên bộ môn Cô Hoàng Thị Vân đã tạo cơ hội cho chúng
em được học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức để thực hiện bài tiểu luận này Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thểvững bước sau này
Bộ môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tínhthực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn củasinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,vì vậy nhómchúng em kính mong nhận được những lời góp ý từ cô và các bạn để nội dung đềtài của nhóm được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đápứng tối đa, với số lượng hàng hóa khổng lồ Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫnluôn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong xã hội tư bản chủ nghĩa Tưbản chủ nghĩa xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu, dẫn đến quyền bìnhđẳng trong xã hội bị xem nhẹ, tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc Điều này đã đượcMác-Ăngghen phân tích trong quá trình nghiên cứu về các hình thái kinh tế xã hội:
“Tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn
Đó là nơi mà con người có quyền tự do, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tếphát triển bền vững – chế độ xã hội chủ nghĩa.” Sản xuất hàng hóa ra đời đã đưacon người thoát khỏi tình trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triểnnhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Vì vậy,việc nghiên cứu lý luận về hàng hóa của C.Mác để có thể đưa ra giải pháp pháttriển cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết Với đề tài: Vận dụng lý luận về hànghóa của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển cho công ty sản xuất sữa Vinamilk,nhóm chúng em quyết định chia bài thảo luận làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hàng hoá của C.Mác
Chương 2: Vận dụng lý thuyết về hàng hóa của C.Mác để đề xuất giải phápphát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là Vinamilk
Chương 3: Kết luận
Chương 2: Vận dụng lý thuyết về hàng hoá của C.Mác để đề xuất giải
Trang 8pháp phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là Vinamilk
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I KHÁI NIỆM VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA
Là sản phẩm của lao động
Có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
Thông qua trao đổi, mua bán
Ví dụ: Nước suối tự nhiên không được coi là hàng hóa nhưng nó được các công ty đóng chai, đem bán để đáp ứng nhu cầu giải khát của con người thì nó trở thành hàng hóa trên thị trường …
2 Hai thuộc tính của hàng hóa
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hàng hóa đều có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị Còn lý do hàng hóa có 2 thuộc tính là bởi lao động sản xuất có tính chất 2 mặt (lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa) Cụ thể về 2 thuộc tính của hàng hóa:
2.1 Giá trị sử dụng
2.1.1 Khái niệm
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp
Ví dụ: Giá trị sử dụng của gạo là ăn
Giá trị sử dụng của giày dép là để đi
Giá trị sử dụng của quần áo là để mặc …
Trang 92.1.2 Đặc trưng
Số lượng giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải ngay một lúc đã phát hiện
ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật, quá trình sử dụng (ví dụ: gạo còn có thể dùng để làm đẹp, )Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định
Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân) (ví dụ: gạo phải nấu mới ăn được, )
Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao
2.2 Giá trị
Một vật, khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, đểtrao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi Muốn hiểu được giá trị hàng hóa trước
hết phải xuất phát từ biểu hiện của nó giá trị trao đổi.
2.2.1 Giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
Ví dụ: 1m vải=1kg giấy
Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng có cơ sở chung nào đó Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi đó là: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóavới nhau là trao đổi cho lao động chứa đựng trong hàng hóa
Trong ví dụ trên, giả sử người người thợ dệt làm ra được 1m vải mất 5h, người làmgiấy làm ra 1kg giấy cũng mất 5h Trao đổi 1m vải lấy 1kg giấy thực chất là trao đổi 5h lao động sản xuất ra 1m vải với 5h lao động sản xuất ra 1kg giấy Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa
2.2.2 Giá trị hàng hóa
Trang 10Đi từ định nghĩa giá trị trao đổi nêu trên, ta rút ra được khái niệm giá trị hàng hóa
như sau: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của
người sản xuất kết tinh thì sản phẩm đó không có giá trị
Đặc trưng
Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sảnxuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa
Giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật Hiện tượng vật thống trị người gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự bùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ
Lưu ý: Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là
cơ sở của giá trị trao đổi Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo
3 Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị (thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không được coi là hàng hóa), nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập Đối với người sản xuất hàng hoá, họ chỉ quan tâm đến giátrị hàng hóa do mình làm ra Ngược lại, đối với người mua (người tiêu dùng), cái
mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng, người mua phải trả giá trị của nó cho người bán
II TÍNH HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinhtrong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng)
Trang 11Ví dụ: Lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áochứ không phải là bàn ghế; còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa;
có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào…, và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi…
Như vậy, lao động cụ thể không tạo ra giá trị nhưng nó giúp bảo tồn, di chuyển giá trị tư liệu sản xuất sang sản phẩm mới (ví dụ: trong cái bàn có giá trị của cái cưa…) Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2 Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ nhữnghình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động(tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung
Như vậy, chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân vàtính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa Như trên đã chỉ ra, mỗingười sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của họ
Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiệncủa lao động tư nhân
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một
bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội.Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuấthàng hóa Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hànghóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao độngchung đồng nhất - lao động trừu tượng Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiệncủa lao động xã hội
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau Mâu thuẫn đóđược biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
Trang 12Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ănkhớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượtquá nhu cầu của xã hội ) Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một
số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị
Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mứctiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán đượchoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọimâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá Chính vì những mâu thuẫn đó mà sảnxuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
III LƯỢNG GIÁ TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA
1 Lượng giá trị
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, chỉ về một đại lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định lượng giá trị của hàng hóa
2 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa người ta dùng bằng thước đo thời gian Ví dụ: một người công nhân sản xuất gạch chỉ cần mất 1h để tạo ra sản phẩm, nhưng để tạo ra được 1 sản phẩm thì người thợ may cần tốn đến 4h - lượng lao động hao phí
Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trường có rất nhiều người cùng sản xuất nhưng mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau tạo thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa là khác nhau Vì vậy nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để đo lượng giá của hàng hóa thì
sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa đó có càng nhiều giá trị
Ví dụ: Hai người thợ mộc làm cái ghế, người thứ nhất tốn 2h để tạo ra sản phẩm,
người thứ hai mất 3h để tạo ra sản phẩm Do vậy nếu kết luận người thợ mộc thứ nhất có lượng giá trị của hàng hóa nhiều hơn người thợ mộc thứ hai là sai
Vì chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy Do vậy thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Ví dụ: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất 1 cái ghế là 2 tiếng.