1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tmcp công thương việt nam

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Trà My, Trần Thị Trà My, Nguyễn Thị Hằng Nga, Trần Thị Thúy Nga, Hoàng Minh Nghĩa, Dương Thị Ngọc, Đặng Thị Hồng Ngọc, Đinh Nguyễn Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 4,3 MB

Nội dung

Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro.Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước tập trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Liên Hương Lớp học phần: 231_FMGM0233_01

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

2

Trang 4

Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với hai hoạt động truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay Các khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ hình thức tổ chức đến ngành nghề và hàng ngày luôn có nhiều khách hàng đến giao dịch

Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro

Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước tập trung vào tăng cường hoạt động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 80% thu nhập của các ngân hàng trong nước và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị sụt giảm thu nhập đáng kể Tình trạng lỗ vốn kéo dài kéo làm mất uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể đẩy ngân hàng đến nguy cơ phá sản

Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – VietinBank đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững

và phát huy vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước lớn, trụ cột của ngành ngân hàng Nhận thức được nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn tồn tại và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của mình, ngân hàng Công thương luôn đi tiên phong trong việc cải cách toàn diện bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực, nhất là trong việc quản trị rủi ro tín dụng Do đó nhiều năm liền ngân hàng Công thương không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng mà còn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống

Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu:

“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)” để có cơ hội được nghiên cứu kĩ hơn công tác quản trị rủi ro của ngân hàngnày

3

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm NHTM

Ngân hàng Thương Mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định củaLuật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật

1.2 Rủi ro tín dụng trong NHTM

1.2.1 Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân của rủi ro tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm của rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Thương Mại

Rủi ro tín dụng (RRTD) là những rủi ro do khách hàng không thực hiện đúng cácđiều khoản trả nợ (gốc và lãi) trong hợp đồng tín dụng

1.2.1.2 Biểu hiện

Khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn, gây

ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụng Rủi ro tín dụng xảy ra khi:

- Khách hàng trả nợ không đúng hạn

- Khách hàng không trả được nơ

1.2.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Từ phía Ngân hàng:

- Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo NHTM còn hạn chế, xây dựng và triển khai chiếnlược kinh doanh, tổ chức hoạt động lỏng lẻo dẫn đến lỗ hổng trong giám sát nội bộ tronghoạt động tín dụng, gây tổn thất lớn cho ngân hàng

- Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng không đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dẫn đến saisót, không tuân thủ quy trình tín dụng, gây hậu quả nghiêm trọng

- Cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu hạn chế ảnh hưởngtiêu cực đến công tác phân tích tín dụng, dẫn đến rủi ro tín dụng

- Rủi ro đạo đức, cán bộ cố tình vi phạm quy định nội bộ, liên kết với khách hàng lừađảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng

Từ phía Khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng những bất

ổn từ hoạt động kinh tế của khách hàng không đảm bảo thực hiện hoàn trả nợ theo camkết, gây tổn thất cho ngân hàng

- Năng lực điều hành, năng lực kinh doanh của khách hàng hạn chế, hoạt động kinhdoanh thua lỗ dẫn đến không thực hiện hoàn trả theo cam kết

- Rủi ro đạo đức của khách hàng, khách hàng cố ý không hoàn trả, lừa đảo, chiếm đoạtvốn của ngân hàng

4

Trang 6

Do môi trường:

- Môi trường kinh tế trong đó vấn đề chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô và đối thủcạnh tranh tác động hai chiều đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, sự thayđổi chính sách và vấn đề chu kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng, khả năng trả nợ của khách hàng

- Môi trường tự nhiên xã hội biến động do thiên tai địch họa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng kinh tế của khách hàng, chi phối đến năng lực hoàn trả nợ vay

1.2.2 Các chỉ số đánh giá RRTD, chỉ số đánh giá khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Số dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) x100%

Nếu tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; và ngược lại

- Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là Nợ xấu Nợ xấuphản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó lànguy cơ mất vốn

- Tổng Lãi treo phát sinh/ Tổng Thu nhập từ cho vay

- Miễn giảm lãi/ Thu nhập từ hoạt động cho vay

- Tình hình rủi ro mất vốn

Các chỉ số đánh giá khả năng bù đắp rủi ro:

- Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập / Dư nợ cho kỳ báo cáo

- Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được trích lập / Dư

nợ bị thất thoát

- Hệ số khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập / NQH khó đòi

1.2.3 Dấu hiệu RRTD

Nghiên cứu môi trường hoạt động, quy trình cấp tín dụng để thống kê các dấu hiệu rủi

ro tín dụng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng từng thời kỳ Nhận diện rủi ro tín dụng là

5

Trang 7

quá trình liên tục và có hệ thống; để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảngthống kê các rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảngnghiên cứu khảo sát, tiến hành điều tra, phân tích hồ sơ tín dụng đặc biệt chú trọng phântích điều tra hồ sơ khoản tín dụng có vấn đề kết quả phân tích sẽ phát hiện những dấuhiệu mới, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

Dự báo nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng Căn cứ vào báo cáo thống kê rủi

ro tín dụng, nhà quản trị đánh giá tần suất, mức độ nguy cơ rủi ro để xếp hạng mức độcảnh báo, đề xuất phương án hành động nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro

Ban hành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trong hệ thống để có giải pháp xử lýhiệu quả Khối quản trị rủi ro xây dựng khung báo cáo, theo dõi rủi ro cho toàn hệ thốngnhằm cập nhật, phát hiện sớm rủi ro trên cơ sở nhận diện theo bộ tiêu chí chỉ báo

1.2.4 Đo lường rủi ro tín dụng

Mô hình điểm số Z

- E.O.Altman phát minh cho các công ty trong ngành CN Mỹ

- Đại lượng Z được xác định phụ thuộc vào giá trị của các chỉ tiêu tài chính của doanhnghiệp và hệ số tương quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z

- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

Điểm Z > 2,99: Vùng An toàn (chỉ dựa trên các số liệu tài chính)

Điểm Z từ 1,8 < Z < 2,99 nằm trong Vùng xám

Điểm Z dưới 1,80 nằm trong Vùng khó khăn

- Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất:

Trang 8

Mô hình chấm điểm tín dụng

Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá uy tín của khách hàng và người đảm bảo; xếp hạngtín dụng có vai trò quan trọng trong phân tích rủi ro tín dụng Mô hình xếp hạng tín dụngđược xây dựng trên cơ sở xây dựng bảng chấm điểm và xếp hạng riêng cho từng nhómkhách hàng

Mô hình chấm điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng trên cơ sở chođiểm theo bộ tiêu chí đánh giá Thông thường, bộ tiêu chí phân tích đánh giá xếp hạng tíndụng KHDN bao gồm 2 bộ chỉ tiêu: (1) Bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực KH; (2) Bộ chỉ tiêuđánh giá sự hỗ trợ Kết quả xếp hạng cuối cùng là sự kết hợp đánh giá của 2 bộ chỉ tiêu,điểm số là cơ sở NHTM xếp hạng tín dụng và ra quyết định tài trợ

Là phương pháp lượng hóa RRTD trên cơ sở cho điểm theo chỉ tiêu phản ánh chấtlượng tín dụng Điểm số là cơ sở NHTM xếp hạng tín dụng và ra quyết định tài trợThông tin về khách hàng và dự án được tập hợp vào cơ sở dữ liệu khách hàng và cóphần mềm xử lý đưa ra kết quả một cách nhanh chóng Việc chấm điểm tín dụng đượcthực hiện trên hệ thống các hạng mục định chất lượng tín dụng Công tác chấm điểm tíndụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường bao gồm 6 bước sau: ƒ

1 Thu thập nội dung

2 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh

3 Xác định quy mô của doanh nghiệp

4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

5 Chấm điểm các chỉ tiêu khác

6 Tổng hợp điểm và xếp hạng

Mô hình ước tính tổn thất dự kiến

Mô hình ước tính tổn thất dự kiến (Expected Loss Model) là mô hình đo lường rủi rotín dụng dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng gây ra tổn thất tín dụng

EL = LGD x PD x EAD

Trong đó:

EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến (% hoặc theo số tuyệt đối)

LGD (Loss Given Default): Tổn thất của ngân hàng trong trường hợp không trả được nợ

PD (Probability of Default): Xác suất không trả được nợ của khách hàng

7

Trang 9

- Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh:

+ Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap)

+ Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit option)

+ Hợp đồng hoán đổi các khoản tín dụng rủi ro (Risky credit swap)

+Trái phiếu ràng buộc (Credit-lined notes)

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Mục đích của kiểm soát rủi ro tín dụng hướng đến giảm thiểu rủi ro phát sinh tronghoạt động cấp tín dụng, đảm bảo toàn hệ thống tuân thủ các quy định pháp luật, thực thichiến lược, chính sách kinh doanh đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả hoạt động Theoquy trình tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồmkiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng

Chuyển giao rủi ro

Ngân hàng thực hiện bán nợ hoặc chứng khoán hóa các khoản nợ nhằm thu hồi vốn.NHTM bán nợ cho các tổ chức, tổ chức mua nợ thực hiện chiến lược đầu tư khôi phụchoạt động kinh doanh trước khi bán lại cho các nhà đầu tư khác Chuyển giao rủi ro làphương án thu hồi vốn phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của NHTM, tốn kém và không thể

áp dụng với mọi trường hợp rủi ro tín dụng riêng lẻ

Gánh chịu ro và bù đắp

Phương án gánh chịu rủi ro và chủ động bù đắp là phương án cuối cùng mà NHTMlựa chọn Để giảm thiểu tổn thất, NHTM thực hiện các biện pháp sau:

- Đôn đốc khách hàng trả nợ

- Cơ cấu lại nợ hoặc miễn, giảm lãi & gốc

- Bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ

- Chuyển nợ thành vốn góp

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm của quản trị RRTD trong NHTM

Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tốrủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản

lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.Trong quản trị RRTD, tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thươngmại (NHTM) tốt nhất về quản trị RRTD và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng

là hai mục tiêu cốt lõi

Đặc điểm của quản trị RRTD trong NHTM

- Quản trị tập trung: Ngân hàng thương mại cần có một bộ phận/đội ngũ chuyên nghiệp

và có kiến thức về quản trị rủi ro tín dụng để quản lý và giảm thiểu các rủi ro trong hoạtđộng cho vay

8

Trang 10

- Quy trình đánh giá tín dụng: Ngân hàng cần thiết lập quy trình cụ thể và kỷ luật để xácđịnh khách hàng hợp lệ và khả năng trả nợ của họ Đánh giá tín dụng bao gồm việc thuthập thông tin tài chính, kiểm tra sự đảm bảo và đánh giá rủi ro.

- Diversification (đa dạng hóa): Ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảmthiểu rủi ro tập trung vào một ngành hoặc khách hàng cụ thể Điều này giúp chia sẻ rủi ro

và tạo sự ổn định cho hoạt động tín dụng

- Quản lý rủi ro liên tục: Ngân hàng cần thiết lập quy trình theo dõi và giám sát liên tụctình trạng thanh toán của các khoản tín dụng hiện có Điều này giúp phát hiện kịp thờicác tín dụng có rủi ro và áp dụng các biện pháp ứng phó thích hợp

- Quản lý xử lý nợ: Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cũng bao gồmquản lý và xử lý nợ Điều này bao gồm việc đối phó với các khoản nợ mất phí, xử lý các

vụ mất nợ và xác định các biện pháp để thu hồi nợ

- Sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọngtrong việc quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và công nghệ phùhợp để thu thập, xử lý và giám sát thông tin về tín dụng và rủi ro liên quan

Những điểm này là những đặc điểm chung trong quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng thương mại, tuy nhiên, cụ thể hơn, các ngân hàng sẽ có các phương pháp và quytrình cụ thể tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia và tổ chức

1.3.2 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Công cụ quản trị rủi ro tín dụng là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật, công cụđược sử dụng nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng Công cụquản trị rủi ro tín dụng được chia thành hai nhóm chính:

- Công cụ định tính: bao gồm các phương pháp phân tích tín dụng dựa trên đánh giá chủquan của chuyên gia, như:

+ Phân tích hồ sơ tín dụng: tập trung vào việc thu thập và phân tích các thông tin vềkhách hàng, tài sản đảm bảo, mục đích vay vốn,

+ Phân tích tài chính: đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêutài chính như: doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,

+ Phân tích ngành nghề: đánh giá khả năng sinh lời của ngành nghề mà khách hàng hoạtđộng

+ Phân tích môi trường kinh doanh: đánh giá tác động của các yếu tố môi trường kinhdoanh đến khả năng trả nợ của khách hàng

- Công cụ định lượng: bao gồm các phương pháp phân tích tín dụng dựa trên mô hìnhtoán học, thống kê, như:

+ Phân tích hồ sơ tín dụng: Đây là công cụ quản trị rủi ro tín dụng cơ bản và quan trọngnhất Thông qua phân tích hồ sơ tín dụng, ngân hàng có thể thu thập và đánh giá cácthông tin về khách hàng, tài sản đảm bảo, mục đích vay vốn, để đưa ra quyết định cấptín dụng

+ Xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng là quá trình đánh giá khả năng trả nợ của kháchhàng thông qua việc phân loại khách hàng theo các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.Xếp hạng tín dụng được sử dụng để xác định mức lãi suất và các điều kiện cho vay đốivới khách hàng

+ Đánh giá rủi ro tín dụng: Đánh giá rủi ro tín dụng là quá trình ước tính khả năng kháchhàng không trả được nợ Đánh giá rủi ro tín dụng được sử dụng để xác định mức độ rủi rotín dụng của từng khoản vay hoặc danh mục cho vay

9

Trang 11

+ Quản lý danh mục tín dụng: Quản lý danh mục tín dụng là quá trình phân tích và phân

bổ rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay Quản lý danh mục tín dụng nhằm đảm bảocho ngân hàng không bị tập trung rủi ro ở một nhóm khách hàng hoặc ngành nghề nàođó

+ Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng: Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống phầnmềm được sử dụng để thu thập, lưu trữ, phân tích và báo cáo thông tin về rủi ro tín dụng.+ Công cụ kiểm soát tín dụng: Công cụ kiểm soát tín dụng được sử dụng để giám sát vàkiểm soát quá trình cấp tín dụng của ngân hàng

+ Công cụ xử lý rủi ro tín dụng: Công cụ xử lý rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý cáckhoản nợ xấu của ngân hàng

Việc lựa chọn và sử dụng công cụ quản trị rủi ro tín dụng cần phù hợp với quy mô,đặc điểm hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng

1.3.3 Vai trò

Thứ nhất, RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đương đầu.Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp bởi lẽ RRTD mang tính tất yếukhách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp,RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhậpcủa ngân hàng

Thứ hai, nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì sẽ đemlại những lợi ích cho ngân hàng như: giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốncho NHTM; tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộngthị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng

Thứ ba, hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh

tế Trong thời đại hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếunhư một NHTM gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàngkhác Vì vậy, quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường

Thứ tư, do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉcần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản.Đặc biệt, với những khoản vay của doanh nghiệp do thường có giá trị lớn nên tổn thấtxảy ra nếu khoản vay không thu hồi được sẽ gây thiệt hại tới ngân hàng hết sức nặng nề

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ

sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng Đến ngày 21/09/1996 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chính thứcđược thành lập theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam với tên giao dịch tiếng anh là Incombank Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2008Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đổi tên viết tắt từ Incombank sang Vietinbank(viết tắt của Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade) vì tênIncombank trùng với một ngân hàng khác ở Nga

10

Trang 12

Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM

Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FORINDUSTRY AND TRADE

Tên giao dịch: VietinBank

Giấy phép thành lập: Số 13/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày17/6/2022

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948 Do Sở

Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009 Đăng ký thay đổi lầnthứ 12 ngày 08/09/2021

Vốn điều lệ: 48.057.506.090.000 đồng

Vốn chủ sở hữu: 108.157.657.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2022)

Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội,Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoán Thànhphố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009

Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

Mã cổ phiếu: CTG

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần

Tổng số cổ phần: 4.805.750.609 cổ phần

Quá trình phát triển của Vietinbank trong vòng 35 năm qua:

1 Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệthống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương(Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vàohoạt động

2 Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàngCông Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

3 Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh

mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng

4 Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theochiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúcđẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững

Qua 35 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã khẳng định vị trí là NHTMhàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, đồng thời làNHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC Hiện nay, Vietinbankđứng thứ hai về quy mô tổng tài sản, có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức tiệm cận với mô hình ưu việt, hiện đại của quốc tế:

11

Trang 13

VietinBank có cơ cấu tổ chức giám sát theo các cấp phù hợp và minh bạch Bêncạnh đó, ngân hàng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững chắc với 3 tuyến bảo vệđộc lập theo quy định tại Thông tư 13/2018/TTNHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ củaNHTM Không những vậy, VietinBank còn thành lập mô hình khối và trung tâm kháchhàng tại các khu vực kinh tế trọng điểm nhằm chuyên môn hóa công tác quản trị, điềuhành và thúc đẩy phát triển năng lực hoạt động theo từng nghiệp vụ, hướng tới việc phục

vụ khách hàng tốt hơn

2.1.3 Hoạt động cơ bản và kết quả hoạt động và kinh doanh

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện cácgiao dịch ngân hàng bao gồm:

- Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tínhchất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;

- Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân;

- Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấuthương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác;

- Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép

Kết quả hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:

Trải qua hơn 35 năm xây dựng, phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần CôngThương Việt Nam (VietinBank) đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tài

12

Trang 14

chính - ngân hàng với nhiều nỗ lực đột phá đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực hoạtđộng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngânhàng trong nước.

Thứ nhất, dấu ấn quá trình phát triển của VietinBank gắn với sự phát triển của đất nước.

VietinBank được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/7/1988, banđầu là ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực công thương Trải qua hơn 35 năm xâydựng, đổi mới và phát triển, VietinBank đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vựctài chính - ngân hàng ở Việt Nam So với ngày đầu thành lập, tổng tài sản của VietinBankđến hết năm 2020 đã vượt 1 triệu 340 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1.800 lần; dư nợ tín dụngđạt trên 1 triệu tỷ đồng, gấp gần 1.700 lần Sau quá trình không ngừng xây dựng, đổi mới,kiện toàn hệ thống mạng lưới để phục vụ doanh nghiệp, người dân trong cả nước,VietinBank là NHTM có mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong hệ thống NHTM tại ViệtNam với 155 chi nhánh, gần 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh, thành phố và hơn 22.000cán bộ, nhân viên Hoạt động kinh doanh của hệ thống VietinBank luôn đạt mức tăngtrưởng cao, an toàn, hiệu quả, các chỉ số sinh lời luôn nằm trong nhóm các ngân hàng dẫnđầu Là ngân hàng nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp đóng góp Ngân sáchNhà nước cao nhất: bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế; đónggóp trong sự phát triển của các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ,các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia

Thứ hai, VietinBank góp phần nâng cao vai trò, vị thế ngành Ngân hàng

Phát huy vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, dẫn dắt thị trường, gópphần định hướng và điều tiết vĩ mô thị trường tài chính - tiền tệ

Đặc biệt, trong năm 2020, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam chứng kiến nhữngbiến động lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19 Trongbối cảnh đó, với phương châm tập trung thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, ngànhNgân hàng đã vào cuộc sớm, chủ động nắm bắt tình hình, triển khai hiệu quả các giảipháp điều hành chính sách tiền tệ, tập trung mọi nguồn lực nhằm góp phần ổn định vĩmô; kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, đốiphó với tác động tiêu cực của dịch bệnh Trong năm 2020, VietinBank đã cắt giảm lợinhuận gần 5.000 tỷ đồng bằng việc hạ lãi suất cho vay, phí dịch vụ, cơ cấu lại nợ, giữnguyên nhóm nợ, đồng hành chia sẻ khó khăn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịchCovid-19 VietinBank đã cho vay mới hơn 400 nghìn tỷ đồng cho hơn 7.000 khách hànggặp khó khăn; hỗ trợ hạ lãi suất với mức hạ phổ biến 2% - 2.5%/năm với dư nợ đượcmiễn giảm gần 280 nghìn tỷ đồng

Góp phần cùng ngành Ngân hàng thực hiện chủ trương của Chính phủ về thúc đẩy tàichính toàn diện và phát triển bền vững

Ngân hàng phát triển đa dạng các kênh phân phối từ quầy đến ngân hàng điện tử, hỗ trợcho mọi người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính

cơ bản một cách thuận tiện, với chi phí hợp lý; Mở rộng độ bao phủ các điểm cung ứngdịch vụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để phục vụ người dân, VietinBank là ngânhàng có quy mô mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong các TCTD tại Việt Nam với 324 chinhánh, phòng giao dịch mở tại xã/thị trấn ở địa bàn nông thôn

VietinBank là ngân hàng triển khai tích cực các chủ trương về tín dụng xanh (greenfinance) và phát triển bền vững của Chính phủ và NHNN; chủ động xây dựng các chínhsách, sản phẩm tạo cơ chế linh hoạt trong tài trợ các dự án xanh, đặc biệt là các dạngnăng lượng mới như điện khí LNG (Khí thiên nhiên hóa lỏng), thủy điện tích năng, nănglượng tái tạo, năng lượng sạch,

13

Trang 15

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện hoạt động góp phần phát triển kinh tế số vàphát triển các dịch vụ mới

VietinBank vươn mình đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinhdoanh, quản trị điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh Hệ thống CoreBanking củaVietinBank được Tạp chí The Asian Banker ghi nhận và trao tặng danh hiệu Chươngtrình đổi mới CoreBanking tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương Ứng dụngMobile Banking của VietinBank được xem là ứng dụng ngân hàng số hiện đại, tiện dụng,đón nhận sự hào hứng và yêu thích sử dụng của khách hàng VietinBank đã thí điểmthành công Hệ thống “Smart Digital Branch - Chi nhánh số hóa thông minh” giúp nhậndiện, phân luồng khách hàng và nâng cao trải nghiệm cũng như chất lượng dịch vụ Đây

là bước đi đột phá trong ứng dụng sinh trắc học vào hoạt động kinh doanh củaVietinBank Các ứng dụng về công nghệ như học máy, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệulớn… cũng được lan tỏa mạnh mẽ trong hoạt động quản trị điều hành của ngân hàng giúpnâng cao năng suất lao động, hỗ trợ đào tạo trực tuyến, góp phần cảnh báo rủi ro… Định vị thương hiệu ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế

VietinBank thực hiện cổ phần hóa đồng thời thay đổi tên thương hiê ƒu đăng ký quốc tế,trở thành ngân hàng đầu tiên của Viê ƒt Nam được đăng ký bản quyền quốc tế Thươnghiê ƒu mới VietinBank đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhậpkinh tế quốc tế VietinBank là NHTM Nhà nước đầu tiên lựa chọn các nhà đầu tư chiếnlược nước ngoài, qua đó cải thiện mạnh mẽ năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; làngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại châu Âu với việc khai trương chi nhánh tạiFrankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức VietinBank cũng là ngân hàng trong nước đầu tiênphát hành thành công trái phiếu ra thị trường quốc tế

Đến nay, VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất 3 lần liên tiếp vào Top 300 thươnghiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance), 9 lần liên tiếp nằm trong Top 2.000Forbes Global góp phần khẳng định, nâng cao thương hiệu, uy tín của ngân hàng ViệtNam

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022

2.2.1 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

2.2.1.1 Thực trạng hoạt động tín dụng

a Về cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

NHCT là ngân hàng tài trợ vốn lớn nhất cho các dự án lớn của đất nước được đầu tư bởicác Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Côngnghiệp than và khoáng sản, Tổng Công ty xi măng, Tập đoàn dầu khí quốc gia, TổngCông ty hàng hải Việt Nam… Đồng thời, ngân hàng công thương cũng là nhà cung ứngvốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, góp phần tạo việc làmcho người lao động, xây dựng và phát triển nông thôn

Trong năm 2020, có 25 nhóm khách hàng liên quan có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn như Cty

Cổ phần Vincom, Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Cty CP Tập đoàn Thủy SảnMinh Phú, Tập đoàn Sông Đà, Cty sản xuất xây dựng XNK Bình Minh, Tổng cty Hànghải Việt Nam (Vinalines)

14

Trang 16

Có thể thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế Tuy nhiên,trong các doanh nghiệp nhà nước lại có sự phân bố dư nợ không đồng đều Các công tyTNHH có xu hướng vay vốn nhiều hơn và tăng qua các năm Trước đó, trong một thờigian dài dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng lớn (chính là các Doanh nghiệp Nhànước) luôn nằm ở mức trên 80% tổng dư nợ tín dụng Nhưng nhờ vào chủ trương xóa bỏphân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt việc cổ phần hóa ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam chào bán cổ phiếu lần đầu năm 2008 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổinày, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang kiểm soát chặt chẽ và giảm dư

nợ cho vay của các Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả

Hộ kinh doanh, cá nhân tuy chiếm chưa được ¼ cơ cấu nhưng có mức tăng trưởng ổnđịnh và đang có xu hướng tăng nhanh hơn dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việcnày đánh dấu sự thay đổi chiến lược tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam, thay vì cho vay các tổ chức lớn với món vay khổng lồ cùng thời hạn dài thì ngânhàng này đã quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ tuy vốn vay không nhiều nhưng thời hạnthường không quá dài và ngân hàng dễ quay vòng được vốn cho khách hàng khác vay,đồng thời tạo ra sự cân đối cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng

Các công ty hợp danh có mức dư nợ thấp nhất, chiếm tỷ trọng gần như 0% Đến năm

2022 tuy đã có khởi sắc nhưng con số vẫn rất khiêm tốn Những doanh nghiệp vừa vànhỏ như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã vàliên hiệp hợp tác xã qua các năm tuy có sự tăng trưởng nhưng không nhiều và khá ổnđịnh

Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế

NHCT luôn ưu tiên cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và có tính ổn định caonhư khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô

tô, xe máy, xăng dầu, xi măng, hóa chất…

Đứng đầu trong số ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất luôn là Công nghiệp chế biến chếtạo, ổn định ở mức 30%, sau đó là bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô, xe máy đến năm 2022

đã gần đuổi kịp công nghiệp chế biến, chế tạo (xấp xỉ 30%), ngành xây dựng và sản xuấtphân phối điện, khí đốt, nước nóng có mức dư nợ sàn sàn nhau và tăng trưởng cùng tốc

độ như nhau Tỷ trọng này đang được đánh giá là phù hợp với điều kiện của một nướcđang phát triển như nước ta hiện nay Cơ cấu tín dụng theo ngành được duy trì khá ổnđịnh trong suốt giai đoạn nghiên cứu

Những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao của ngânhàng công thương là : Cho vay vận tải, kinh doanh bất động sản, xi măng, ngành dệt may

và các sản phẩm dệt may, sắt thép, vật liệu xây dựng,các sản phẩm từ gỗ, thủy sản

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tín dụng

15

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w