1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Sử Dụng Vốn Đầu Tư Công Trong Xây Dựng Cơ Bản Trên Địa Bàn Huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
Tác giả Trần Kim Sang
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Hữu Tùng
Trường học Trường Đại Học Đại Nam
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,32 MB
File đính kèm 9. LUAN VAN QLKT - (Đã tiếp thu, chỉnh sửa).rar (505 KB)

Nội dung

Thời gian qua, việc quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần có các giải pháp để khắc phục.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

TRẦN KIM SANG

QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội – Năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

TRẦN KIM SANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8310110

QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐỖ HỮU TÙNG

Hà Nội - Năm 2022

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu” là

công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng của tác giả

Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn là trung thực và có tríchdẫn nguồn gốc rõ ràng

Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nghiên cứu khoa học nào trước đây

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022

Tác giả

Trần Kim Sang

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến BanGiám hiệu cùng các Giảng viên Trường Đại học Đại Nam đã nhiệt tình giảngdạy, truyền đạt kiến thức khi tôi theo học tại Trường Xin cảm ơn toàn thể cán

bộ, nhân viên Trường Đại học Đại Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôitrong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy giáo hướngdẫn PGS.TS Đỗ Hữu Tùng, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡtôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, hoàn chỉnh luận văn

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Phước Long, Phòng Tàichính - Kế hoạch huyện Phước Long, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêucùng các đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quátrình thu thập thông tin, số liệu và có nhiều ý kiến tư vấn để tôi hoàn thành đềtài này

Sau cùng, xin được cảm ơn đến Quý Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ

và kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các Thầy, Cô để tôi có điềukiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệuquả, hữu ích khi áp dụng vào thực tiễn

Trân trọng cảm ơn !

Tác giả

Trần Kim Sang

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐTC TRONG ĐẦU TƯ XDCB 7

1.1 Tổng quan lý luận về quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 7

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1.1 Đầu tư 7

1.1.1.2 Đầu tư công 8

1.1.1.3 Đầu tư xây dựng cơ bản 9

1.1.1.4 Vốn đầu tư công 9

1.1.1.5 Quản lý vốn ĐTC 10

Trang 7

1.1.2 Đặc điểm, vai trò và chức năng của đầu tư XDCB 10

1.1.2.1 Đặc điểm của đầu tư XDCB 10

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư XDCB từ vốn ĐTC 12

1.1.2.3 Chức năng của đầu tư XDCB 14

1.1.3 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 15

1.1.3.1 Khái niệm 15

1.1.3.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 16

1.1.3.3 Căn cứ quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 17

1.1.4 Nội dung quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 17

1.1.4.1 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý 17

1.1.4.2 Nội dung quản lý sử dụng vốn ĐTC 17

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC 20

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB 21

1.1.6.1 Các nhân tố khách quan 21

1.1.6.2 Các nhân tố chủ quan 22

1.2 Thực tiễn quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại các địa phương khác và bài học kinh nghiệm 24

1.2.1 Thực tiễn quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB của một số địa phương khác 24

1.2.1.1 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 24

1.2.1.2 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 26

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Phước Long 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2 31

Trang 8

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐTC TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU 31

2.1 Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, KT - XH và kết quả đầu tư XDCBtrong giai đoạn 2018 - 2021 của huyện Phước Long 312.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện Phước Long 312.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 312.1.1.2 Điều kiện KT - XH 332.1.2 Kết quả đầu tư XDCB trong giai đoạn 2018 – 2021 của huyệnPhước Long 352.2 Thực trạng quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bànhuyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu 402.2.1 Thực trạng công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn ĐTC trong đầu

tư XDCB trên địa bàn 402.2.2 Thực trạng nguồn vốn ĐTC trong đầu tư XDCB giai đoạn 2018 -2021 462.2.3 Thực trạng công tác lập, thẩm định dự án, công tác đấu thầu và lựachọn nhà thầu xây dựng 512.2.4 Nội dung, quy trình cấp phát thanh toán vốn ĐTC qua KBNN trênđịa bàn huyện Phước Long 552.2.5 Nội dung, quy trình quyết toán công trình sử dụng vốn ĐTC trênđịa bàn huyện Phước Long 572.2.6 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát trong đầu tưXDCB 582.3 Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tưXDCB trên địa bàn huyện Phước Long 592.3.1 Những kết quả đạt được 59

Trang 9

2.3.1.1 Những kết quả đạt được của công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC

59

2.3.1.2 Những kết quả đạt được về kinh tế 60

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3 69

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐTC TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU 69

3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển KT - XH của huyện Phước Long đến năm 2025 69

3.1.1 Quan điểm phát triển KT - XH của huyện Phước Long đến năm 2025 .69

3.1.2 Định hướng phát triển KT - XH của huyện Phước Long đến năm 2025 .70

3.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển KT - XH của huyện Phước Long đến năm 2025 72

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát 72

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể 73

3.1.3.3 Nhiệm vụ trọng tâm 74

3.1.3.4 Các khâu đột phá 75

3.1.4 Kế hoạch vốn ĐTC của huyện Phước Long đến 2025 75

3.2 Giải pháp về tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu 78

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn ĐTC .78

3.2.2 Nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm của bộ máy và cán bộ quản lý vốn ĐTC 80

Trang 10

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu thi

công, nhà thầu tư vấn trong quá trình thực hiện dự án 80

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 81

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong đầu tư XDCB 82

3.2.6 Một số giải pháp khác 84

3.2.6.1 Giải pháp nâng cao chất lượng thể chế quản lý ĐTC 84

3.2.6.2 Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư 84

3.2.6.3 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch 88

3.2.6.4 Tăng cường công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 89

3.2.6.5 Tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương về công tác đầu tư XDCB 90

3.2.6.6 Xác lập vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư 91

3.2.6.7 Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong triển khai thực hiện 92

3.3 Kiến nghị 93

3.3.1 Đối với Trung ương 93

3.3.2 Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 11

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ĐTC trên địa bàn huyện Phước

Long 43

Bảng 2.2 So sánh tỷ lệ giải ngân của huyện Phước Long với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bạc Liêu 45

Bảng 2.3 Kế hoạch huy động vốn ĐTC giai đoạn 2018 – 2021 47

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn ĐTC chia theo ngành 51

Bảng 2.5 Thống kê số dự án đang thực hiện đầu tư 54

Bảng 2.6 Tổng GRDP và GRDP bình quân đầu người của huyện Phước Long ……… 62

Bảng 3.1 Dự kiến nhu cầu vốn ĐTC đến 2025 76

Trang 12

Hình 2.7 Tổng GRDP của huyện Phước Long giai đoạn từ 2018 đến 2021 62 Hình 2.8 GRDP bình quân đầu người trên địa bàn huyện Phước Long qua cácnăm từ 2018 đến 2021 63

Trang 13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Phước Long – một huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi do tiếp giápcác tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưKiên Giang, Cà Mau cũng như các tỉnh có nền kinh tế phát triển khá năng động

là Sóc Trăng và Hậu Giang Mặt khác, về giao thông thủy bộ có tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mạnh các mối quan hệgiao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận Đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Nghịquyết số 01-NQ/TU ngày 25/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh BạcLiêu (khóa XVI) về xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển

-KT - XH vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030nên huyện có nhiều cơ hội phát triển KT - XH khi nhận được sự quan tâm chỉđạo và đầu tư của cấp trên Do đó, với các yếu tố trên trong tương lai sẽ tạonhiều thuận lợi cho huyện trong việc phát triển KT - XH, nhất là về công nghiệp,thương mại, dịch vụ Ngoài ra, điều kiện khí hậu, đất đai và nguồn nước củahuyện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa các mô hình sảnxuất nông nghiệp với năng suất, sản lượng cao trên cùng một đơn vị diện tích

Để kinh tế xã hội phát triển ngày một tốt hơn và theo đúng định hướng, hàngnăm ngân sách Nhà nước bỏ ra một lượng vốn đáng kể cho các dự án xây dựngcác công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Do vậy, hoạt động quản lý sử dụngvốn ĐTC trong đầu tư XDCB là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm,mang tính đặc thù, phức tạp, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý hiệnnay luôn thay đổi và thiếu sự thống nhất Thời gian qua, việc quản lý sử dụngvốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long đã có sự chuyểnbiến tích cực, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, đảm bảo an sinh xã hội

Trang 15

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý sử dụngvốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long thời gian quavẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần có các giải pháp để khắc phục Ngoài ra,

cơ cấu vốn ĐTC trong đầu tư các lĩnh vực cũng chưa hợp lý, chất lượng quyhoạch phát triển chưa hiệu quả…làm cho vốn ĐTC sử dụng đạt hiệu quả thấp.Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại cầnđược sự quan tâm của các cấp, các ngành của huyện Phước Long Do đó, đểkhắc phục một số hạn chế nêu trên, thời gian tới công tác quản lý sử dụng vốnĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long cần phải được tăng

cường nhiều hơn nữa về mọi mặt, đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn thạc sĩ.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyệnPhước Long, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về quản lý sử dụng vốnđầu tư công trong đầu tư XDCB

- Thông qua số liệu thu thập được, tiến hành phân tích thực trạng côngtác quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong đầu tư XDCB cho các dự án đầu tưtrên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, qua đó chỉ ra những kết quảđạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác này tại địa phương

- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụngvốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêutrong thời gian tới

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB, nghiên cứu cụthể tại địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Giới hạn trong phạm vi các dự án ĐTC do UBND

huyện Phước Long quyết định đầu tư sử dụng từ nguồn vốn ĐTC

- Về thời gian: Số liệu thống kê phản ánh thực trạng trong giai đoạn

2018 - 2021 và các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 vàđịnh hướng đến 2030

- Về nội dung: Nghiên cứu quy trình, nội dung của công tác quản lý sử

dụng nguồn vốn đầu tư công, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăngcường công tác quản lý sử dụng vốn đầu công trong đầu tư xây dựng cơ bảntrên địa bàn huyện Phước Long dưới góc độ quản lý nhà nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Bằng các số liệu thực tế thu thập được thông qua phương pháp khảosát, tổng hợp từ các nguồn thứ cấp, người viết sẽ sử dụng các phương phápthống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để chỉ ra thực trạng công tác quản lý sửdụng vốn ĐTC trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu Đồng thời, sửdụng phương pháp dự báo, suy đoán logic, chuyên gia… để đề xuất các giảipháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn huyệnPhước Long

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để nghiên cứu, luận văn thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn dữliệu được khai thác từ các báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyệnPhước Long, quyết định của UBND huyện Phước Long về dự toán, quyếttoán NSNN của huyện trong giai đoạn nghiên cứu Ngoài ra, các nghiên cứuliên quan đến quản lý NSNN đã được công bố ở các tạp chí khoa học, sách

Trang 17

chuyên khảo, sách giáo trình, luận văn, luận án đều là nguồn dữ liệu thamkhảo mà tác giả cố gắng tìm kiếm, thu thập phục vụ cho quá trình nghiên cứucủa mình Các tài liệu công bố từ các nguồn tin cậy như từ các cơ quan quản

lý Nhà nước về kinh tế, Tổng Cục thống kê… cũng là nguồn tài liệu đượckhai thác cho việc nghiên cứu của luận văn

Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại và xử lý theonhững cách khác nhau để có thể thực hiện nghiên cứu

Các tài liệu định tính sẽ được tác giả tổng hợp, khái quát hoá, chọn lọcthông tin để phục vụ cho quá trình xây dựng khung lý luận, phân tích vấn đề

Các số liệu định lượng sẽ được chọn lọc, thống kê, tính toán lại cho phùhợp với yêu cầu minh hoạ số liệu trong từng phần nghiên cứu

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

- Phương pháp phân tích: phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên

cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn

để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và

từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn,hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy Phương pháp phântích được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần của luận văn

- Phương pháp tổng hợp: là quá trình ngược với quá trình phân tích,

nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát Từnhững kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượngnghiên cứu Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định vàđánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình

- Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng khá triệt để trong

Chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý sử dụngvốn ĐTC trong đầu tư XDCB ở huyện Phước Long Việc phân tích thực trạngdựa trên các kết quả tổng hợp số liệu chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng

Trang 18

phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động quản lý sử dụng vốnĐTC có hiệu quả hay không Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về côngtác quản lý vốn ĐTC trong đầu tư XDCB ở huyện Phước Long qua các năm(2018 - 2021) cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra cácgiải pháp quản lý hiệu quả hơn trong tương lai.

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp có liên

quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặctrưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Cácphương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trìnhnghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lý sử dụng vốnĐTC nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu Cácphương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệuđược chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phảnánh được đúng nội dung cần phân tích

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý sử

dụng vốn đầu tư công trong XDCB đối với điều kiện đặc thù của huyệnphước Long tỉnh Bạc Liêu

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích, đánh giá thực

trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư công trong XDCB, đưa ra được tồn tại, hạn chế

và xác định được các nguyên nhân của các hạn chế tồn tại Những giải pháp màluận văn đề xuất có thể áp dụng cho quản lý sử dụng vốn đầu tư công chohuyện Phước Long nói riêng và cho tỉnh Bạc Liêu nói chung Đồng thời cáckết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan tớiđầu tư công, quản lý sử dụng vốn đầu tư công

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung củaluận văn bao gồm 3 chương:

Trang 19

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng vốn ĐTC trongđầu tư XDCB.

- Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCBtrên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

- Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý sửdụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh BạcLiêu

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN

ĐTC TRONG ĐẦU TƯ XDCB 1.1 Tổng quan lý luận về quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Đầu tư

Trong lý thuyết kinh tế hay kinh tế học vĩ mô, đầu tư là hành vi giảmtiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai, là kết quả của quá trìnhtích luỹ trong khu vực tư nhân và nhà nước có tác dụng mở rộng sản xuất vàthúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong dài hạn, tiết kiệm và đầu tư là những nhân

tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế Đầu tư trong vốn con người baogồm chi phí học bổ sung hoặc đào tạo trong công việc Đầu tư hàng tồn kho là

sự tích tụ của các kho hàng hóa; nó có thể là tích cực hay tiêu cực và nó cóthể có dụng ý hoặc không có dụng ý Trong đo lường thu nhập và sản lượngquốc gia, "tổng đầu tư" (được biểu diễn bởi biến số I) còn là một thành phầncủa tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được đưa ra trong công

thức GDP = C + I + G + NX, ở đây C là tiêu dùng, G là chi tiêu chính phủ,

và NX là xuất khẩu ròng, là sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu, X − N.

Do đó đầu tư là tất cả những gì còn lại của tổng chi phí sau khi tiêu dùng, chi

tiêu chính phủ, và xuất khẩu ròng được trừ (tức là I = GDP − C − G − NX).

Trong tài chính, đầu tư là việc mua một tài sản hay mục với hy vọngrằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán vớigiá cao hơn Nó thường không bao gồm tiền gửi tại ngân hàng hay tổ chứctương tự Thuật ngữ đầu tư thường được sử dụng khi đề cập đến một triểnvọng dài hạn

Như vậy, có thể hiểu đầu tư là một quá trình có thời gian nhất định

nhằm biến một nguồn lực nào đó (tiền, tài nguyên, sức lao động ) hiện tại

Trang 21

thành những lợi ích KT - XH trong một khoảng thời gian nhất định ở tươnglai.

Trên thực tế hầu hết các quá trình đầu tư đều là quá trình bỏ vốn (bao gồm tiền đã tích lũy được hoặc huy động bên ngoài) vào hoạt động kinh

doanh nhằm thu được lợi ích KT - XH nhất định trong tương lai, trong đó lợiích kinh tế là động lực quan trọng nhất Vì vậy:

- Từ góc độ của Nhà nước: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ

đó thu được các hiệu quả KT - XH vì mục tiêu phát triển quốc gia

- Từ góc độ của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanhvới mục tiêu thu được số tiền lớn hơn số tiền vốn đã bỏ ra thông qua lợinhuận hay nói cách khác “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư

để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế;đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theohình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”

1.1.1.2 Đầu tư công

Theo khoản 15 - Điều 4 - Luật Đầu tư công 2019 quy định “Đầu tưcông là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đốitượng ĐTC khác theo quy định của Luật này”

Khái niệm “Đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốnNhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển KT - XHkhông nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án pháttriển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, anninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh

tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo Chương trình mục tiêu,

dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chứcchính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ

Trang 22

vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự ánĐTC khác theo quyết định của Chính phủ

1.1.1.3 Đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vàohoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau Đầu tư có nhiều loại:đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp; đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Trong đó, đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định - gắnvới đầu tư XDCB Nên có thể hiểu đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạtđộng đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCBnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định chonền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mởrộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định, hoạt độngđầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố địnhđược gọi là đầu tư XDCB

Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựngtheo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản

cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Đầu tư XDCB là một hoạtđộng kinh tế

1.1.1.4 Vốn đầu tư công

Theo quy định tại khoản 22, Điều 4, Luật Đầu tư công 2019, vốn ĐTCbao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định củapháp luật

Bên cạnh đó, khoản 15, Điều 4, Luật Đầu tư công 2019 cũng quy định:

“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án

và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này”

Căn cứ những quy định trên, có thể hiểu vốn ĐTC là nguồn vốn Nhànước lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ

Trang 23

quan có liên quan để tiến hành thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theoquy định của pháp luật.

1.1.1.5 Quản lý vốn ĐTC

Quản lý vốn ĐTC là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyềnlực nhà nước đối với các hoạt động xã hội và hành vi hoạt động của conngười do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiệnnhằm hỗ trợ các chủ đầu tư, các nhà đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng

và nhiệm vụ của người sở hữu nhà nước trong các dự án để ngăn ngừa cácảnh hưởng tiêu cực của dự án và việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thấtthoát, lãng phí nguồn vốn của nhà nước Hay nói cách khác, quản lý vốn ĐTC

là quản lý các dự án, các công trình ĐTC mà sản phẩm là các công trình côngcộng, cơ sở hạ tầng (CSHT)

Cơ quan quản lý nhà nước về vốn ĐTC bao gồm Chính phủ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, UBND các cấp Chủ đầu tư là là cơ quan, tổ chức được giaotrực tiếp quản lý dự án ĐTC

Hoạt động quản lý vốn ĐTC bao gồm từ khâu lập, thẩm định, quyếtđịnh chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án ĐTC;lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án ĐTC;quản lý, sử dụng vốn ĐTC; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự

án ĐTC; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự

án ĐTC

1.1.2 Đặc điểm, vai trò và chức năng của đầu tư XDCB

1.1.2.1 Đặc điểm của đầu tư XDCB

Bất kỳ nền kinh tế nào thì đầu tư XDCB cũng mang những đặc điểm cơbản sau:

Thứ nhất, đầu tư XDCB là khâu mở đầu của mọi quá trình sản xuất và

tái sản xuất nhằm tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế Đầu tư XDCB

Trang 24

chính là một phần tiết kiệm những tiêu dùng của xã hội thay vì những tiêudùng lớn hơn trong tương lai.

Để tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế, là những điều kiện kỹ thuậtcần thiết đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: xây dựng hệ thốnghạ tầng, các nhà máy và mua sắm các thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiếnhiện đại,… đầu tư XDCB cần một lượng vốn lớn

Muốn đáp ứng được điều đó, các quốc gia phải phát huy mọi tiềm năngnguồn lực trong nước như: tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế, huy động mọinguồn lực trong các tầng lớp dân cư, đồng thời phải tìm mọi giải pháp để thuhút các nguồn lực nước ngoài như: vốn ODA, FDI,…

Xuất phát từ đặc điểm này đòi hỏi chúng ta trong việc huy động và sửdụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tíchluỹ và tiêu dùng, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ xuất hiện mâuthuẫn gay gắt giữa đầu tư và tiêu dùng

Thứ hai, quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một thời gian lao động

rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn lâu vì sản phẩmXDCB mang tính chất đặc biệt và tổng hợp Sản xuất không theo dây chuyềnhàng loạt mà mỗi công trình dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụthuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, địa điểm hoạt động lại thay đổi liên tục vàphân tán Thời gian khai thác và sử dụng lâu dài, thường là 10 năm, 20 năm,

50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án

Quá trình đầu tư XDCB gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự

án và khai thác dự án Chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án là hai giai đoạn cóthời gian dài nhưng lại không hình thành sản phẩm, đây là nguyên nhân chínhgây ra mâu thuẫn giữa đầu tư và tiêu dùng Các nhà kinh tế cho rằng đầu tư làquá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời

kỳ nối tiếp sau này

Trang 25

Thứ ba, đầu tư là lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn và mạo hiểm, đầu tư

chính là việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhậnđược những tiêu dùng lớn hơn nhưng chưa thật chắc chắn trong tương lai,

“Chưa thật chắc chắn” chính là yếu tố rủi ro mạo hiểm Vì vậy có nhà kinh tế

đã nói rằng đầu tư là đánh bạc với tương lai

Thứ tư, sản phẩm của đầu tư XDCB là những công trình xây dựng như

nhà máy, công trình công cộng, nhà ở, giao thông, thủy lợi… có tính cố địnhgắn liền với đất đai Vì thế nên trước khi đầu tư các công trình phải được quyhoạch cụ thể, khi thi công xây lắp thường gặp phải khó khăn trong đền bù giảiphóng mặt bằng, khi đã hoàn thành công trình thì sản phẩm đầu tư khó dichuyển đi nơi khác Sản phẩm của đầu tư XDCB là những tài sản cố định, cóchức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tưlớn, do nhiều người, do nhiều cơ quan đơn vị khác cùng tạo ra

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư XDCB từ vốn ĐTC

Trước hết cần phải xác định rõ rằng đầu tư nói chung đóng một vai tròquan trọng trong nền kinh tế, là động lực để phát triển kinh tế, là chìa khoácủa sự tăng trưởng Nếu không có đầu tư thì không có phát triển

Một là, đầu tư XDCB từ nguồn vốn ĐTC là công cụ kinh tế quan trọng

để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, điềutiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tếNhà nước Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như hạ tầng kinh tế xãhội, an ninh - quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không muốn,không thể hoặc không đầu tư; các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ĐTCđược triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất đảm bảo cho nền kinh tế

xã hội phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhìn trên gốc độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác độngđến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu Về cầu, đầu tư chiếm tỷ trọng lớntrong tổng cầu Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư chiếm khoảng 24

Trang 26

- 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới Đầu tư có tác động tolớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Đầu

tư còn có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệmcủa một số nước trên thế giới cho thấy, nếu muốn tốc độ phát triển kinh tếtăng cao thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực côngnghiệp và dịch vụ Ngoài ra đầu tư còn có tác động giải quyết những mất cânđối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế

so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị… của những vùng có khả năngphát triển nhanh để làm đầu tàu cho vùng khác Đầu tư tác động đến tốc độ tăngtrưởng và phát triển kinh tế

Hai là, đầu tư XDCB có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế

bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để sảnxuất ra của cải vật chất, đặc biệt là tạo cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho

xã hội Tất cả các ngành kinh tế chỉ tăng nhanh khi có đầu tư XDCB, đổi mớicông nghệ, xây dựng mới để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.Đầu tư XDCB nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các

tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh,thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Đầu tư XDCB sẽ tạo điều kiện để phát triển mới,đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp Đầu tư XDCB sẽ gópphần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục và đàotạo, khoa học và công nghệ, phát triển y tế, văn hoá và các mặt xã hội khác,…

Ba là, đầu tư XDCB của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa với xuất phát điểm thấp như nước ta hiện nay có mộtvai trò hết sức quan trọng, bởi vì vốn dành cho đầu tư XDCB của Nhà nướcchiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội Đầu tưXDCB của Nhà nước góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, tạocân bằng trong cơ cấu đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội Mặt khác, đầu tư

Trang 27

XDCB của Nhà nước được tập trung vào những công trình trọng điểm, sửdụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác động mạnh đến đời sống kinh tế xã hội.Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng đầu tư XDCB của Nhà nước nếu khôngđược quản lý một cách hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn

là đầu tư XDCB từ các nguồn vốn khác

Bốn là, sản phẩm của đầu tư XDCB có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã

hội, về mặt nghệ thuật và an ninh quốc phòng

- Về mặt chính trị - xã hội: cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lốiphát triển kinh tế đất nước trong từng giai đoạn

- Về mặt nghệ thuật: Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống vănhóa tinh thần làm phong phú thêm nền kiến trúc của đất nước

- Về mặt quốc phòng: đầu tư XDCB góp phần tăng tiềm lực quốcphòng của đất nước

1.1.2.3 Chức năng của đầu tư XDCB

Đầu tư với tư cách là làm tăng trưởng và thay đổi kết cấu của tài sản cốđịnh thực hiện một loạt chức năng, trong đó có các chức năng quan trọng nhấtthường được chú ý:

Một là, chức năng năng lực: Chức năng năng lực là chức năng tạo ra

năng lực mới của đầu tư XDCB Các năng lực mới cho đầu tư XDCB tạo ra

có giá trị sử dụng cá thể và thông qua đó các nhu cầu cá thể được thoả mãn

Vì vậy chức năng năng lực tạo ra khả năng đảm bảo duy trì hoặc phát triểnsản xuất sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cuối cùng hoặc khả năngbảo vệ và cải tạo môi trường nhằm hạn chế khắc phục những ảnh hưởng xấuđến sản xuất và tiêu dùng Chức năng năng lực được coi là chức năng đầu tiêncủa đầu tư XDCB Các chức năng khác được suy ra hoặc hỗ trợ chức năngnày

Hai là, chức năng thay thế: Chức năng thay thế của đầu tư XDCB biểu

hiện khả năng thay đổi từng tổ hợp các nhân tố sản xuất và khả năng thay thế

Trang 28

lẫn nhau của từng nhân tố này do kết quả của quá trình đầu tư XDCB Tuynhiên, ý nghĩa của chức năng thay thế phải được biểu hiện ở tiết kiệm chi phí,

ở các khu vực sản xuất vật chất nhờ quá trình đầu tư XDCB thay thế hợp lýcác nhân tố sản xuất mà đảm bảo tiết kiệm các chi phí sản xuất

Ba là, chức năng thu nhập và sinh lời: Chức năng thu nhập và sinh lời

của đầu tư XDCB được xác định bởi khả năng tạo ra thu nhập và sinh lời doquá trình đầu tư XDCB mang lại Chức năng thu nhập và sinh lời ở đây chính

là sự kết hợp của chức năng năng lực và chức năng thay thế để tạo điều kiệntăng tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc gia Đặc trưng kết quảthu nhập là ở chỗ đánh giá công dụng của đầu tư XDCB về phương diện ảnhhưởng của nó, tạo ra mối quan hệ giá trị và thu nhập trong nền kinh tế Do đóchức năng thu nhập và sinh lời của đầu tư XDCB chính là tác động của nótrong việc tạo ra và phân phối thu nhập quốc dân Nói một cách chính xác hơn

là tạo ra và tăng thu nhập của từng chủ thể trong hệ thống kinh tế, mà trướchết là ảnh hưởng đến tăng thu nhập của các tổ chức và cá nhân tham gia vàoquá trình đầu tư, làm ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận và tổng thu nhập củacác tổ chức kinh doanh và các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế

1.1.3 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

1.1.3.1 Khái niệm

Quản lý sử dụng vốn đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điềuchỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chínhthực hiện nhằm hỗ trợ các Chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng,nhiệm vụ của người đại diện sở hữu Nhà nước trong các dự án công, ngănngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thấtthoát, lãng phí Ngân sách Nhà nước

Trang 29

Quản lý sử dụng vốn đầu tư công tập trung vào quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước Do đó nội dung trọng tâmcủa quản lý sử dụng vốn đầu tư công sẽ tập trung vào quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tóm lại, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động củachủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lýtác động vào đối tượng quản lý là quá trình phân phối và sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNN để điều khiển các hoạt động đầu tư XDCB có hiệu quảnhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước

1.1.3.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sáchnhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả vàchấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của phápluật hiện hành;

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích,đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của phápluật về chế độ quản lý tài chính đầu tư;

- Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các

chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thuộc

phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mụcđích, đúng chế độ Nhà nước;

- Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốnđầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản

lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định củapháp luật hiện hành;

- Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốnkịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toánvốn

Trang 30

1.1.3.3 Căn cứ quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

- Quản lý theo đơn giá Đơn giá XDCB gồm 3 loại: đơn giá tổng hợp;đơn giá khu vực thống nhất; đơn giá cho các công trình riêng biệt;

- Quản lý theo định mức: Định mức dự toán cho mỗi loại công việc baogồm 3 nội dung: mức hao phí vật liệu; mức hao phí lao động; mức hao phímáy thi công;

- Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư XDCB

1.1.4 Nội dung quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

Quản lý sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước làquá trình hoạch định, tổ chức, điều phối, lãnh đạo và kiểm soát quá trình đầu

tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện mục đích đầu tư –xây dựng cơ bản, qua đó góp phần thực hiện những mục tiêu chung của đơn

vị và của Nhà nước Việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản được triển khaithông qua các dự án đầu tư công tại địa phương

1.1.4.1 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

- Chủ thể quản lý: Là các cơ quan, đơn vị có cơ cấu tổ chức nhất định,trực thuộc UBND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được phân công, phâncấp quản lý sử dụng vốn ĐTC

- Đối tượng quản lý: Chính là vốn ĐTC của nhà nước (về mặt hiện vật);

là các cơ quan quản lý và sử dụng vốn ĐTC trực thuộc UBND huyện Phước

Long, tỉnh Bạc Liêu (xét về cấp quản lý).

1.1.4.2 Nội dung quản lý sử dụng vốn ĐTC

Thứ nhất, về lập và giao kế hoạch vốn đầu tư

Quyết định đầu tư và Kế hoạch vốn ĐTC là một bộ phận quan trọngtrong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm Đối với các dự án sử dụngvốn ĐTC, kế hoạch vốn ĐTC hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanhtoán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toáncho dự án trong niên độ kế hoạch Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác và thực

Trang 31

hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch vốn ĐTC điều đó đồng nghĩa với việcquyết định đầu tư và bố trí vốn ĐTC cho từng dự án hàng năm phù hợp vớiquy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độtheo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lývốn ĐTC.

Thứ hai, về lập, thẩm định các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được lập phải đúng với chủtrương đầu tư; vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạchxây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt Khi thẩm định dự án, cơ quanthẩm định và quyết định đầu tư không chỉ xem xét sự cần thiết đầu tư, các yếu

tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thựchiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của

dự án mà còn xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm: sự phù hợp vớiquy hoạch, nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên (nếu có), khả năng giải phóngmặt bằng, khả năng huy động vốn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, giảipháp phòng cháy chữa cháy, các yếu tố ảnh hưởng như quốc phòng an ninh,môi trường và các quy định khác

Thứ ba, về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Luật Đấu thầu quy định 5 hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxây dựng gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thi tuyểnthiết kế kiến trúc công trình xây dựng và quy định hình thức tự thực hiện.Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng góithầu tùy thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu

về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu

Thứ tư, kiểm soát, thanh toán vốn ĐTC

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét cáccăn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNNchi trả cá khoản kinh phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư Kho

Trang 32

bạc nhà nước là cơ quan được giao nhiêm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tưXDCB từ NSNN, chịu trách nhiệm thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn

bộ các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình

Thứ năm, về quyết toán vốn ĐTC

Vốn đầu tư XDCB được quyết toán dưới hai hình thức là quyết toántheo niên độ ngân sách và quyết toán dự án hoàn thành

Công tác quyết toán vốn ĐTC là một trong những nhân tố quan trọngảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn ĐTC Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽđược nghiệm thu, quyết toán hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lýnhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn ĐTC

Do vậy, toàn bộ vốn ĐTC xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đếnkhi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra

và phê duyệt Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tácdụng ngăn chặn thất thoát lãng phí vốn ĐTC Công tác quyết toán, thẩm traphê duyệt quyết toán thực hiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thấtthoát vốn ĐTC Công tác quyết toán vốn ĐTC một dự án, một công trìnhđược tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi

kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng

và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTCngày 18 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành sử dụng

nguồn vốn nhà nước (nay là Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước).

Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùngtrước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phảnánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sởhữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán

Trang 33

đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bỏ ra trong một thời gian dài của quátrình xây dựng.

Thứ sáu, về thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn ĐTC

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn ĐTC là một lĩnh vực vô cùngkhó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quátrình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thấtthoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ nhữngkhối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá địnhmức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt Vậy

để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB thì các cơquan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện côngtác này Công tác thanh tra, kiểm tra vốn ĐTC ngày càng được nâng cao vềchất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản tronglĩnh vực đầu tư và XDCB, để có thể phát hiện được các gian lận, thất thoáttrong lĩnh vực này

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC

Sử dụng vốn ĐTC đúng mục đích là tiêu chí định hướng đánh giá trình

độ quản lý vốn ĐTC Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc sử dụng vốn ĐTCđúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng sau đây:

Một là, vốn ĐTC thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa

lượng vốn ĐTC thực hiện so với mức vốn theo kế hoạch đã bố trí

Hai là, mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu

này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so vớimục tiêu kế hoạch

Ba là, mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ

chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Chỉ tiêu này căn cứ vào mụctiêu phấn đấu quy định trong các nghị quyết của Đảng, Nhà nước Cũng như

Trang 34

hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thựchiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.

Bốn là, đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng Đây là chỉ tiêu định

tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định hướng đầu tư củaĐảng và Nhà nước trong từng thời kỳ

Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh

tế lãnh thổ, cơ cấu quản lý ) Chỉ tiêu này được thể hiện bằng tỷ trọng %

của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thốngcủa nền kinh tế

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêuđánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốnĐTC trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sửdụng đúng nội dung, đúng địa chỉ Như vậy, quản lý sử dụng vốn ĐTC trongđầu tư xây dụng cơ bản được đảm bảo

Ngoài ra, còn có thể đề cập đến một số chỉ tiêu khác như: nâng cao mức sống của dân cư do thực hiện dự án; Tác động cải tạo môi trường; những tác

động về xã hội, chính trị, kinh tế, và nhiều chỉ tiêu khác tuỳ theo mục tiêu,yêu cầu của sự đánh giá

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB

1.1.6.1 Các nhân tố khách quan

Một là, cơ chế, chính sách

Môi trường luật pháp, cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng là cácquy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dungquản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng Nếu cơ chếquản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọngthúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn

Trang 35

đầu tư XDCB, ngược lại nếu cơ chế chính sách đầu tư thường xuyên bị thayđổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với vốn đầu tư XDCB

Hai là, trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan

Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB tương đối cụ thể, rõ ràng vàtoàn diện từ khâu quy hoạch, quyết định đầu tư, bố trí nguồn vốn, thẩm định,đấu thầu, quản lý thực hiện các dự án đầu tư; do vậy trách nhiệm của các cấp,các ngành có liên quan trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hết sứcnặng nề, nếu không vươn lên quản lý toàn diện sẽ không thực hiện đầy đủ cácnhiệm vụ được giao

Ba là, nhân tố về đặc điểm sản phẩm xây dựng

Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơitiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí

hậu Chất lượng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng trực

tiếp của các điều kiện tự nhiên Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát donguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trước khi xây dựngphải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng

1.1.6.2 Các nhân tố chủ quan

Một là, năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và các ban quản lý dự án

Do năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư và ban quản lý dự

án còn yếu kém nên gây ra sự lãng phí vốn của Nhà nước Nếu năng lựckhông tốt sẽ khiến cho quá trình này kéo dài dẫn đến chậm tiến độ của dự ánđầu tư

Hai là, công tác phân bổ vốn đầu tư công

Khâu quan trọng nhất trong công tác điều hành vốn là việc lập kế hoạchphân bổ vốn Việc lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công phải đảm bảo tínhkhoa học, tính đồng bộ và tính liên tục Có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốnĐTC mới được nâng cao Nếu chất lượng công lập kế hoạch phân bổ vốn

Trang 36

ĐTC thấp, không xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế,không có mục đích cụ thể, không có tính bền vững thì dễ gây nên lãng phí,thất thoát vốn đầu tư vì bố trí kế hoạch quá dàn trãi, số dự án, công trình đưavào kế hoạch đầu tư hàng năm và trung hạn (5 năm) quá nhiều dẫn đến việckhông cân đối, bố trí đủ vốn để thực hiện khi đó thời gian thi công bị kéo dài,hiệu quả thấp hoặc một số công trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được

bố trí vốn kế hoạch năm sau thấp nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch củacác dự án, công trình

Mặt khác, để phát huy hiệu quả nguồn vốn đã bố trí trong kế hoạchhàng năm thì việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công làrất cần thiết vì trong kế hoạch vốn đầu tư công bao giờ cũng xảy ra tình trạng

có nhiều dự án không thể giải ngân được vốn theo kế hoạch hoặc giải ngânđược nhưng tỷ lệ giải ngân thấp làm cho vốn NSNN bố trí cho các dự án này

bị tồn đọng không phát huy được hiệu quả Trong khi cũng có nhiều dự ánđang triển khai thi công nhưng lại thiếu vốn để thanh toán phần khối lượng đãnghiệm thu dẫn đến tình trạng nợ động Chính vì vậy, việc theo dõi giám, sátđánh, giá đúng tình hình thực tế việc sử dụng vốn của các dự án đầu tư xâydựng công trình sẽ kịp thời phát hiện ra chỗ thừa, chỗ thiếu của các dự ántrong kế hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời nguồn vốn đã bố trí góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cơ sở để cấp có thẩm quyền có thể theo dõi,đánh giá được việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư là các báo cáo của các chủđầu tư Do vậy, nội dung chất lượng của các báo cáo cũng góp phần quantrọng trong việc điều hành nguồn vốn đầu tư Bên cạnh đó, để phục vụ tốt chocông tác điều hành phân bổ vốn thì công tác chuẩn bị đầu tư cũng không kémphần quan trọng, công tác chuẩn bị đầu tư như lập chủ trương đầu tư, xác địnhquy mô đầu tư, khái toán tổng mức đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựngcông trình là cơ sở cần thiết cho việc cân đối bố trí vốn cho các dự án trongcùng một kế hoạch đầu tư

Trang 37

Ba là, chất lượng hoạt động quản lý dự án đầu tư

Chất lượng quản lý dự án, trước hết chịu sự tác động trực tiếp của cán

bộ quản lý dự án Cán bộ quản lý dự án đóng vai trò vừa là người tổ chức cáckhâu, vừa là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý Do đó đội ngũ cán bộquản lý dự án phải là người có trình độ hiểu biết sâu về chuyên môn và nhữngkiến thức chung về khoa học, kinh tế, xã hội để có thể tổng hợp những kiếnthức đó đưa vào quá trình quản lý dự án Kinh nghiệm là những gì tích lũyđược qua tri thức Nhờ tích lũy kinh nghiệm, cán bộ quản lý dự án có thể tăngnhanh tốc độ và hiệu quả làm việc của mình Ngoài ra, một trong những yếu

tố vô cùng quan trọng khác đó là tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, phẩmchất đạo đức tốt Nếu cán bộ quản lý dự án không có tính kỷ luật, tinh thầntrách nhiệm đối với việc mình được giao thì sẽ không hoàn thành tốt côngviệc được giao, gây ảnh hưởng cho bản thân họ và cho cả tiến độ thực hiện dự

án đầu tư cũng như ảnh hưởng tới cả đơn vị

1.2 Thực tiễn quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại các địa phương khác và bài học kinh nghiệm

1.2.1 Thực tiễn quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB của một số địa phương khác

Trong những năm qua, công tác quản lý, phân bổ và sử dụng vốn ĐTCcủa các địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúcđẩy phát triển toàn diện KT - XH các tỉnh/thành phố Bên cạnh những kết quảđạt được, công tác quản lý vốn ĐTC của các địa phương cũng còn những tồntại, bất cập đặt ra cần giải quyết Qua tìm hiểu, tác giả rút ra một số kinhnghiệm trong công tác quản lý, phân bổ và sử dụng vốn ĐTC tại huyện MaiChâu, tỉnh Hòa Bình và huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:

Trang 38

1.2.1.1 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Hiện nay, việc thực hiện lập kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm cấphuyện theo quy trình mới với sự tham gia của nhiều thành phần, lập kế hoạchđầu tư XDCB từ nguồn NSNN cũng là một nội dung của việc lập kế hoạch

phát triển KT - XH Nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) có quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây

dựng CSHT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân trên địa bàn Huyện Kết quả về giải ngân vốn XDCB của huyện là từnhững kinh nghiệm sau:

Một là, tăng cường công tác lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch phân bổ

vốn đầu tư Nguồn lực cho đầu tư XDCB ngoài nguồn vốn từ cân đối ngânsách, cần đẩy mạnh khả năng huy động các nguồn lực khác: hỗ trợ của cấptrên, nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và đặc biệt là huy

động từ nhân dân (đóng góp bằng sức lao động, hiến đất, hiện vật quy ra tiền).

Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác phân bổ vốn đảm bảo theonguyên tắc phân bổ vốn do Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Trong đó, cầnhạn chế đầu tư xây dựng mới nhằm tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề nợđọng XDCB Đồng thời, cần tập trung rà soát, xử lý triệt để các dự án hoànthành nhưng chưa bố trí đủ vốn, đối với các dự án nhóm C, bố trí vốn khôngquá 3 năm

Rà soát các dự án đang thực hiện chưa thực sự cấp bách hoặc chậm tiến

độ, kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư thực hiện cắt giảm khối lượng tại điểmdừng kỹ thuật, điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách, trọng điểm, hoànthành sớm tiến độ, có hiệu quả đầu tư cao Kiên quyết không bố trí vốn đốivới các dự án chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu làm giảm hiệu quả đầu tư

Trang 39

Hai là, tăng cường công tác thẩm định dự án Đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnhchính trị Xây dựng đề án cơ cấu vị trí việc làm và sắp xếp lại vị trí công việcphù hợp năng lực chuyên môn của từng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên môn và thực hiện chuyên mônhóa đối với từng vị trí công việc, hạn chế việc giao kiêm nhiệm quá nhiềuviệc đối với các cán bộ chuyên môn

Xây dựng chế tài xử lý đối với công tác thẩm định dự án Nghiêm khắckiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với các cán bộ làm công tác thẩm địnhthuộc thẩm quyền quản lý của Huyện khi để xảy ra tình trạng kéo dài thờigian thẩm định làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc chất lượng công tác thẩm địnhthấp, phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thi công Xây dựng quy chếthực hiện, xử phạt đối với lỗi của các bên liên quan trong trường hợp làm thấtthoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư

Ba là, tăng cường công tác đấu thầu Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

nghiệp vụ, tiến tới chuyên môn hoá chuyên nghiệp hoá về công tác đấu thầucho cán bộ chuyên môn tham gia hoạt động đấu thầu Thường xuyên tổ chứccác đợt kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều

125, 126 – Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Xử

lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầunhằm đảm bảo công bằng, tránh thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước

Bốn là, tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành Tăng cường

công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và cơ quan thẩm tra quyết toán Phòng Tàichính – Kế hoạch phải theo dõi sát sao tiến độ thực hiện các dự án, căn cứ vàothời điểm bàn giao dự án đưa vào sử dụng để đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư

về thời hạn quyết toán dự án hoàn thành theo quy định

Trang 40

1.2.1.2 Quản lý sử dụng vốn ĐTC trong đầu tư XDCB tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Là huyện miền núi, KT - XH còn nhiều khó khăn, chính vì thế, để thúcđẩy giải ngân các nguồn vốn, huyện tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng công tác lập,thẩm định chủ trương đầu tư các dự án ngay từ năm trước, khi được giao vốnthì huyện tổ chức phê duyệt và đấu thầu ngay, trong đó xác định những công

trình trọng điểm, “cấp bách” để ưu tiên triển khai Năm 2021, huyện Tân Sơn

được giao 170.163 triệu đồng (trong đó nguồn vốn được phép kéo dài từ năm

2020 sang năm 2021 là 31.400 triệu đồng) để thực hiện 79 dự án gồm: 33 dự

án hoàn thành, 17 dự án chuyển tiếp, 29 dự án khởi công mới Tính đến ngày31/7/2021, khối lượng thực hiện các công trình đạt 137.011 triệu đồng; giá trịgiải ngân đạt 103.105 triệu đồng, đạt tỷ lệ 60,5% Một số công trình, dự ántrọng điểm như: Các công trình cầu vượt lũ; hạ tầng khu tái định cư tại các xã

Xuân Sơn, Lai Đồng, Tân Phú; đường Tân Phú Xuân Đài (giai đoạn 2021 2025); sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới nhà văn hóa các xã được đẩy nhanh

-tiến độ triển khai Kết quả này bắt nguồn từ kinh nghiệm mà huyện Tân Sơn

đã áp dụng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cắt giảm thủ tục hành chính về đầu tư XDCB: Huyện Tân

Sơn đẩy mạnh rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính để đẩynhanh tiến độ triển khai các dự án

Thứ hai, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng: Hằng tháng, huyện tổ

chức họp nhằm lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn của chủ đầu tư, nhà thầuthi công Trong đó, quan tâm thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắctrong công tác giải phóng mặt bằng Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cácnhà thầu đẩy mạnh triển khai thi công các công trình sớm hoàn thành theotiến độ được duyệt

Thứ ba, chủ động điều chỉnh cơ cấu, dự toán các dự án gặp khó khăn do

đơn giá xây dựng tăng so với thời điểm phê duyệt dự án, tạo điều kiện đẩy

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w