Tranh chấp đất đai trong bộ phận nhân dân là do ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là luật đất đai và một số luật có liên quan khác . . . Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân có lối sống thực dung, trục lợi cho bản thân xem thường pháp luật băng hoại về đạo đức làm mất đi giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc. Song, do cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý ở lĩnh vực đất đai còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý và củng như trong việc hòa giải về tranh chấp đất đai chưa thấy hết chức năng, nhiệm vụ của mình nên vấn đề giải quyết, hòa giải ở lĩnh vực này cò tình trạng nể nan, không dứt khoác dẫn đến thiếu tính chủ động quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết nên số vụ tranh chấp đất đai xảy ra kéo dài, gây hậu quả xấu trong xã hội. Từ thực tế tình trạng như đã nêu trên, bản thân xin chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về lĩnh vực đất đai…….” làm tiểu luận lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính khóa………...
Trang 1TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHÂU VĂN ĐẶNG
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 5
PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 8
PHẦN III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 9
PHẦN V XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN .16PHẦN VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
1 Kết luận 19
2 Kiến nghị 20
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Luật Đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai làtài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhândân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai nhưngày nay!” đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn
có ý nghĩa về mặt chính trị Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có
thể chuyển nhượng qua các thế hệ
Hơn 35 năm đổi mới đất nước từ Đại hội VI (Năm 1986) đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không ngừng phát triển Từng bước thực hiện thắng lợi
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làmchủ” Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đất nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách đang xen, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự điều hành có hiệu quả của nhà nước đã đưa nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị trường hiện nay đã làm xuất hiện một bộ phận không nhỏ người dân có lối sống thực dụng, sa sút về đạo đức, về nhân cách, bất chấp mọi hành vi để đạt được mục đích riêng của mình, nảy sinh nhiều vấn đề xảy ra như yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân đây là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, nhất là vấn đề về tranh chấp đất đai đang xảy ra thường xuyên và có những vụ việc kéo dài nhiều năm giải quyết chưa dứt điểm để lại nhiều hậu quả không lường trước được gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân
Trang 4Tranh chấp đất đai trong bộ phận nhân dân là do ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, thiếu hiểu biết về pháp luật nhất là luật đất đai và một số luật có liên quan khác Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân có lối sống thực dung, trục lợi cho bản thân xem thường pháp luật băng hoại về đạo đức làm mất đi giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc
Song, do cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý ở lĩnh vực đất đai còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý và củng như trong việc hòa giải về tranh chấp đất đai chưa thấy hết chức năng, nhiệm vụ của mình nên vấn đề giải quyết, hòa giải ở lĩnh vực này cò tình trạng nể nan, không dứt khoác dẫn đến thiếu tính chủ động quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết nên số vụ tranh chấp đất đai xảy ra kéo dài, gây hậu quả xấu trong xã hội Từ thực tế tình trạng như đã nêu trên, bản thân xin chọn đề tài
“Giải quyết tranh chấp về lĩnh vực đất đai…….” làm tiểu luận lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên viên chính khóa………
PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trang 5Ông Nguyễn Văn A trong quá trình khai hoang, sinh cơ lập nghiệp năm 1970 ông đã tự khai phá được 18.000 m2 đất hoang để trồng lúa ở ấp M, xã P, huyện L, tỉnh B Ông A có hai người con, người anh tên là Nguyễn Văn D và em là Nguyễn Thị N Đến năm 2009, khi các con của ông A đã khôn lớn cưới vợ lập gia đình, để cho các con có điều kiện phát triển sản vươn lên làm giàu như bao người trong xã hội, tự chủ động trong sản xuất nên ông A đã chia toàn bộ diện tích đất ông đã khai phá cho hai người con ruột của mình, gồm: Ông Nguyễn Vă D được nhận 8.000m2
và Nguyễn Thị N được nhận 10.000m2 Do ở chung với cha ruột, Ông D và chị N canh tác ổn định trên mỗi phần đất được phân chia từ người cha của mình trong một thời gian Tuy nhiên, về việc phân chia đất không có văn bản chứng minh được các cấp có thẩm quyền xác nhận và không tuân thủ theo pháp luật quy định.
Đến tháng 01 năm 2010, khi thực hiện chủ chương của huyện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2010 - 2020) Ủy Ban Nhân dân huyện L thành lập nhiều đòan tiến hành đao đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong địa bàn toàn huyện thì ông D đã tự ý kê khai đăng ký toàn bộ diện tích 18.000m2, nghĩa là bao trùm phần đất của chị N diện tích là 10.000m2..
Ngày 20/11/2011 Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện ban hành quyết định số: 150/QĐ-UBND, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất cho ông Nguyễn Văn D, ngụ ấp M, xã P, huyện L Ông D và chị N vẫn tiếp tục canh tác ổn định trên mỗi phần đất đã được phân chia từ năm 2009, ông D không có biểu hiện nào về sự tranh chấp đất đối với chị N và chị N củng không hề hây biết việc ông D đã làm giấy quyền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích của cha, mẹ mình để lại Thế nhưng đến đầu năm 2013 đột nhiên ông Nguyễn Văn A ( qua đời), lúc này Nhà nước có chủ trương quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa theo mô hình Lúa – Tôm Nhận thức được rằng giá trị sử dụng đất sẽ tăng nhanh, nên ông D đã nghĩ tới việc chiếm luôn phần đất của chị N để sử dụng Do vậy, ông D đã lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến đề nghị chị N giao trả đất cho ông vì chính ông là người được nhà nước thừa
Trang 6nhận quyền sử dụng toàn bộ diện tích 18.000m2 Từ đó, vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Văn D và chị Nguyễn Thị N bắt đầu diễn ra phức tạp.
Hay được vụ việc tranh chấp đất của ông D và chị N sảy ra Bà Nguyễn Thị H ( Mẹ ruột của ông D và chị N) rất đau lòng trước sự bất hoà của con mình, anh em ruột trong gia đình mà không nhường nhịn nhau, phải tranh giành đất của nhau Bà H đã nhiều lần mời ông D và chị N đến gặp mặt để bà phân tích, khuyên bảo nhiều lần nhưng ông D vẫn không từ bỏ ý định giành đất với chị N, mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng gay gắt thêm
Từ những bất quà trong nội bộ gia đình không giải quyết được sự tranh chấp này nên ông D đã làm đơn yêu cầu gửi đến Trưởng ấp M, xã P yêu cầu giải quyết Ngày 20/6/2014 Tổ hòa giải ấp M tổ chức cuộc hòa giải theo đơn khiếu nại của ông D Trong cuộc hòa giải tại ấp bà H vẫn thừa nhận là trước đây chồng bà là ông A đã thống nhất với bà là cho ông D 8.000m2 đất trong tổng số 18.000m2 do hai vợ chồng bà khai phá Nhưng ông D cứ khẳng định toàn bộ 18.000m2 đất đó là của ông vì cha ông đã cho ông và ông là con trai nên hưởng toàn bộ tài sản đất đai và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên cuộc hòa giải đã không đi đến thống nhất giữa các bên Nên chị N làm đơn khiếu nại đến uỷ Ban Nhân dân xã P
Ngày 30/10/2014, Ban hòa giải của xã P đã tổ chức cuộc hòa giải theo đơn yêu cầu của chị N, ngoài nội dung đơn đã nêu thì chị N không có ý kiến gì thêm, sau một thời gian ban hòa giải xã đã phân tích tình nghĩa giữ hai anh em là ruột thịt với với nhau phải có sự thông cảm chia sẻ cho nhau, không gì thế mà làm mất tình anh em; về phần pháp luật đã quy định cụ thể rồi Qua gần một buổi động viên giải thích cho hai bên nhưng không thành Ban hòa giải xã kết luận là bác đơn yêu cầu khiếu nại của chị N, giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của ông D vì ông D đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cuộc hòa giải không thành Mâu thuẫn giữa ông D và chị N ngày càng gay gắt hơn
Trang 7Ngày 10/11/2014 chị N tiếp tục gửi đơn yêu cầu đến ủy Ban Nhân dân huyện L để yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp giữa chi N và ông D.
Sau khi ủy Ban Nhân dân huyện L tiếp nhận đơn yêu cầu của chị N, Ủy Ban nhân dân huyện L cử đoàn thanh tra huyện xuống tận địa bàn để kiểm tra, thẩm định lại quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số: 150/QĐ-UBNB, ngày 20/11/2011 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện L đã ban hành trước đây Sau khi kiểm tra, thẩm tra, xác minh với các bên có liên quan, Thanh tra huyện tham mưu cho ủy Ban Nhân dân huyện ban hành quyết định số: 156/QĐ-UBND, ngày 22/10/2013, với cách giải quyết là thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn D và buộc ông D giao trả 10.000m2 đất cho chị Nguyễn Thị N hoặc là trả tiền 80.000m2 bằng 800.000.000 đồng, đất bằng theo giá thị trường, để cho chị N sang nhượng phần đất khác ổn định cuộc sống Đồng thời bãi bỏ quyết định số: 150/QĐ-UBND, ngày 20/11/2011 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện Với cách giải quyết đó chị N thì đồng ý, còn ông D không đồng ý và ông yêu cầu lên cấp tỉnh.
Thanh tra tỉnh B thụ lý sự việc và xác minh thực tế ông D có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 18.000m2 đất theo quyết định số 150/QĐ-UBND, ngày 20/11/2011 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện L là hợp lý nên Thanh tra tỉnh B tham mưu cho ủy Ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 24/QĐ-UBND, ngày 20/11/2014, về việc bãi bỏ quyết định số 156, ngày 22/10/2013 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện L giữ nguyên quyết định 150/QĐ-UBND, ngày 20/11/2011 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện L Cách giải quyết này chị N không chấp nhận nên chị làm đơn khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ, sự việc đang được các cơ quan chức năng thực hiện các bước giải quyết đúng theo tình tự pháp luật quy định
PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trang 8Giải quyết vụ tranh chấp giữa ông D và chị N phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về đất đai; phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, tạo sự công bằng xã hội, củng cố và tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân; giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Để giải quyết tình huống trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Mục tiêu quang trọng nhất là việc xử lý vụ việc giải quyết tranh
chấp đất đai là phải chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, không để mất tình cảm anh em trong gia đình; lúc ông Nguyễn Văn A còn sống, củng không muốn để cho anh em ông D và chị N phải sảy ra xô xác làm ảnh hưởng tình hình an ninh chính trị, trật tự ở địa phương
Thứ hai: Khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong dân
cũng như tranh chấp trong nội bộ thân tộc như hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền địa phương các cấp.
Thứ ba: Bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của công dân nói chung trên
địa bàn huyện L nói riêng, mà trực tiếp là vụ việc này thì phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nguyễn Thị N Đồng thời, luôn tạo sự công bằng trong xã hội, giữ vững truyền thống đạo lý, đạo đức của dân tộc, tình làng nghĩa xóm, tình cảm anh em trong gia đình, xây dựng nếp sống văn hoá văn minh.
Thứ tư: Bằng đường lối chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước và đạo đức xã hội để giáo dục ông D nhận ra việc làm sai trái của mình, sai với quy định của pháp luật, vi phạm đạo đức, để giúp cho ông D hiểu rõ trách nhiệm của một công dân trong việc chấp hành pháp luật, nhất là những quy định về Luật Đất đai Đồng thời, giúp cho ông D thấy rõ trách nhiệm làm anh của mình đối với người em ruột cùng chung huyết thống.
PHẦN III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Trang 91 Nguyên nhân
Vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất của ông D và chị N, được hòa giải tại ủy Ban Nhân dân xã P, do trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách địa chính xây dựng và một số thành viên khác trong Ban Hòa giải của xã còn hạn chế, không nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho ông D khai không đúng sự thật và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 18.000m2 đất Với chức năng tham mưu cho lãnh đạo ủy Ban Nhân dân xã tại cuộc hòa giải về các nội dung có liên quan để ông D thấy được hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống; từ đó hướng dẫn ông D và chị N kê khai cấp lại quyền sử dụng đất theo đúng trình tự thủ tục hiện hành.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì chị N được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đồng thời Ủy ban nhân dân huyện L phải chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị Nguyễn Thị N Do tính nghiêm minh của pháp luật chưa cao nên quyết định giải quyết của ủy ban Nhân dân huyện là đúng phù hợp với các quy định của Pháp luật Do công tác tuyên truyền, thuyết phục, phân tích đúng sai cho các bên của cán bộ, công chức phụ trách chưa thực hiện tốt nên không thuyết phục ý định chiếm đất của ông D nên ông tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh.
Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo thì Quyết định của ủy Ban Nhân dân tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng và có hiệu lực thi hành Trong thực tế trước khi ban hành Quyết định giải quyết thì ủy Ban Nhân dân tỉnh phải giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, ủy Ban Nhân dân huyện L và các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra xem xét các quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây một cách công bằng, khách quan bảo đảm quyền lợi của các bên đúng trình tự thủ tục Do quá tin tưởng vào cơ quan tham mưu nên có Quyết định chưa phù hợp với thực tế cuộc sống tại địa phương, làm ảnh hưởng đến lòng tin
Trang 10của nhân dân đối với cơ quan nhà nước và cán bộ công chức dẫn đến khiếu nại kéo dài, vượt cấp.
1.1 Nguyên nhân khách quan
Việc quản lý hành chính về lĩnh vực đất đai của cơ quan chính quyền địa phương thời gian gần đây buông lỏng, quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính tài liệu lịch sử làm căn cứ để giải quyết về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.
Cơ chế chính sách các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai có nhiều thay đổi, có những vấn đề thể hiện chưa cụ thể và công tác cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ ở lĩnh vực này ở cơ sở còn yếu nên vận dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn
Giá trị sử dụng quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao nên đã tác động đến lòng tham, tính hẹp hòi ích kỷ của người dân dẫn đến tranh chấp từng m2 đất để sử dụng Từ đó việc, khiếu kiện đòi quyền lợi mỗi lúc càng thêm gay gắt, trở thành điểm nóng như hiện nay.
1.2 Nguyên nhân chủ quan
Do trình độ quản lý hành chính Nhà nước nói chung về đất đai của các cấp, các ngành còn bất cập Công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng, hồ sơ địa chính của thửa đất không đầy đủ, không cập nhật, thiếu chặt chẽ vẫn đến nhiều sai sót.
Đối với Ban hòa giải xã P cán bộ quản lý Nhà nước qua các thời kỳ về đất đai còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống cũng như công tác chuyên môn, không tìm hiểu kỷ về những văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật nhất là Luật đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc nên trong cuộc hòa giải xã kết luận không chính xác là bác đơn yêu cầu khiếu nại của chị N, giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của ông D vì ông D đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trang 11Đối với công tác giải quyết vụ tranh chấp của ủy Ban Nhân Dân huyện L tiến hành đúng quy định, công khai, dân chủ, minh bạch, thấu tình, hợp lý Bên cạnh đó các cơ quan chức năng liên quan cấp huyện chưa làm tốt công tuyên truyền, vận động ông D để ông chấp hành thực hiện quyết định số 156/QĐ-UBND, ngày 22/10/2013 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân huyện chưa đến nơi đến chốn, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ.
Đối với Thanh tra tỉnh là cơ quan tham mưu giúp cho ủy Ban Nhân dân tỉnh thụ lý sự việc và xác minh vụ việc phải có cái nhìn toàn diện hơn, xác minh diện tích tranh chấp của ông D và chị N có phù hợp với thực tế chưa, nguồn gốc đất đó có từ đâu, Thanh tra tỉnh tham mưu cho ủy Ban Nhân dân tỉnh quyết định không đúng với thực tế, gây hoang mang làm mất đi sự tin cậy của công dân với cơ quan quản lý Nhà nước, việc quyết định này là chưa hợp tình, hợp lý và sự thõa đáng trong nhân dân
Thanh tra Chính phủ đã nhiều lần đề nghị tỉnh, huyện báo cáo hồ sơ vụ việc, xác minh làm rõ nguyên nhân và trực tiếp đến nơi tranh chấp xem hiện trạng, các cơ quan của tỉnh và huyện chưa nhiệt tình trong công việc này nên vụ tranh chấp kéo dài
cho đến nay giải quyết chưa dứt điểm 2 Hậu quả
Từ những mặt hạn chế, yếu kém tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hòa giải, xem xét giải quyết của các cấp có thẩm quyền ở địa phương trong việc tranh chấp đất đai nêu trên đã để lại một số hậu quả về chính trị, kinh tế, xã hội nhất định như:
Làm giảm lòng tin của người dân đối với Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai: Do Quyết định số 24 của Chủ tịch ủy Ban Nhân dân tỉnh ban hành không đúng với điều kiện thực tế, không hợp tình, hợp lý giữa các bên nên chị N tiếp tục khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ là đúng.