Công tác quản lý dự án đầu tư công ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan. Công tác quản lý dự án đầu tư công đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, đây là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là tiền đề cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây là Luận văn tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hòa Bình năm 2022
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Học viên: Lê Minh Trung
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Bùi Duy Phú
Hà Nội, tháng 6/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Học viên: Lê Minh Trung
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Bùi Duy Phú
Hà Nội, tháng 6/2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnhBạc Liêu” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi camđoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bốhoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nới khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luậnvăn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại cáctrường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Luận văn này có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đã được đăng trêncác tạp chí, các trang web và tài liệu thực tế tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở banngành của tỉnh Bạc Liêu theo danh mục của luận văn
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Minh Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn NGƯT.PGS.TS Bùi Duy Phú Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cũng như tạo điều kiệnthuận lợi và động viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, các cán bộ trong Viện Sau Đạihọc, khoa Quản lý kinh tế và xã hội, trường Đại học Hoà Bình đã giúp đỡ, chỉ dẫntrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và thực hiện luận văn
Đặc biệt tác giả bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đìnhcùng các bạn bè, đồng nghiệp đã đông viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian họctập và viết luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Minh Trung
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước 2
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài 4
3 Mục tiêu của đề tài 5
3.1 Mục tiêu chung: 5
3.2 Mục tiêu cụ thể: 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 56
4.1 Đối tượng nghiên cứu 56
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
6 Câu hỏi đặt ra cho đề tài 67
7 Những dự kiến đóng góp khoa học của luận văn. 7
8 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 8 1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư công 8
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 8
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư công 13
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư công 19
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài 19
1.2.2 Các nhân tố bên trong 21
1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư công 22
Trang 71.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 22
1.3.2 Bài học kinh nghiệm 25
Tóm tắt chương 1 27
CHƯƠNG 2: 28
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 28
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 28
2.1 Khái quát chung về tỉnh Bạc Liêu 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 28
2.1.2 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu 29
2.1.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2020 33
2.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu 37
2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý dự án đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu 37
2.2.2 Thực trạng về công tác hoạch định dự án đầu tư công 40
2.2.3 Thực trạng tổ chức điều phối hoạt động quản lý dự án đầu tư công 45
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bạc liêu 56
2.3.1 Kết quả đạt được 56
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61
Tóm tắt chương 2 66
CHƯƠNG 3: 67
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 67
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 67
3.1 Mục tiêu, pPhương hướng, nhiệm vụ phát triển đầu tư xây dựng tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới 67
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu tổng quát 67
3.1.2 Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 – 2025 67
Trang 83.2 Căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 69
3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 69
3.3.1 Nhóm giải pháp trong công tác lập kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn đầu tư 69
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường công tác điều phối hoạt động đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 74
3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra dự án đầu tư công 82 3.3.4 Các giải pháp hỗ trợ khác 82
Tóm tắt chương 3 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
3 Mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung:
3.2 Mục tiêu cụ thể:
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Error! Hyperlink reference not valid.4.3 Phạm vi nghiên cứu .6
4.32.1 Phạm vi về không gian
4.32.2 Phạm vi về thời gian
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trang 96 Câu hỏi đặt ra cho đề tài .
7 Những dự kiến đóng góp khoa học của luận văn
8 Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư công
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công
1.1.1.2 Ngân sách Nhà nước
1.1.1.3 Vốn đầu tư công
1.1.1.4 Lĩnh vực đầu tư công
1.1.1.5 Phân loại dự án đầu tư công
1.1.1.6 Các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư công
1.1.2.1 Khái niệm
1.1.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư công
1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về công tác quản lý dự án đầu tư công
1.1.2.5 Quy trình quản lý dự án đầu tư công
1.1.2.6 Hình thức quản lý dự án đầu tư công
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư công
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và khả năng huy động vốn
1.2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
1.2.1.3 Hệ thống pháp luật và nguồn thông tin
1.2.1.4 Sự can thiệp của cơ quan chủ quản và biến động về kinh tế, chính trị
1.2.2 Các nhân tố bên trong
1.2.2.1 Năng lực cán bộ làm công tác quản lý dự án
1.2.2.2 Quy mô của dự án đầu tư
1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư công
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương
1.3.2 Bài học kinh nghiệm
Trang 10Tóm tắt chương 1 .
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
2.1 Khái quát chung về tỉnh Bạc Liêu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu
2.1.2 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu .2930
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .2930
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu 3031
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu
3032
2.1.2.3.1 Chức năng .3032
2.1.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn .3132
2.1.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2020 .3335
2.1.3.1 Hạ tầng giao thông .3335
2.1.3.2 Hạ tầng thuỷ lợi, phát triển thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu3436 2.1.3.3 Hạ tầng cung cấp điện .3537
2.1.3.4 Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y tế .3537
2.1.3.5 Hạ tầng thông tin, văn hóa thể thao du lịch .3638
2.1.3.6 Phát triển các khu đô thị .3638
2.1.3.7 Phát triển hạ tầng khu công nghiệp .3739
2.1.3.8 Xây dựng hạ tầng nông thôn mới .3739
2.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .3740
2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý dự án đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .3740
2.2.2 Thực trạng về công tác hoạch định dự án đầu tư công .4043
2.2.2.1 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Tỉnh trong giai đoạn vừa qua .4043
2.2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phân bổ vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .4144
Trang 112.2.3 Thực trạng tổ chức điều phối hoạt động quản lý dự án đầu tư công .4548
2.2.3.1 Kết quả thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020
4548
2.2.3.2 Thực trạng về quá trình triển khai dự án .4851
2.2.4 Thực trạng về kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư dự án .5356
2.2.4.1 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo .5356
2.2.4.2 Kết quả kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ .5457
2.2.4.3 Kết quả về công tác giám sát, đánh giá đầu tư .5558
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bạc liêu .5659
2.3.1 Kết quả đạt được .5659
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .6164
Tóm tắt chương 2 .6568
CHƯƠNG 3: .6669
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ .6669
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .6669
3.1 Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đầu tư xây dựng tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới .6669
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu tổng quát .6669
3.1.2 Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 – 2025 .6669
3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .6770
3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .6871
3.3.1 Nhóm giải pháp trong công tác lập kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn đầu tư
6871
3.3.1.1 Đổi mới công tác lập, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công
6871
3.3.1.2 Hoàn thiện kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước .6972
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường công tác điều phối hoạt động đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .7376
Trang 123.3.2.1 Tăng cường quản lý khâu lập và phê duyệt chủ chương đầu tư, dự án đầu tư
7376
3.3.2.2 Tăng cường quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu .7477
3.3.2.3 Tăng cường quản lý công tác giải phóng mặt bằng .7578
3.3.2.4 Tăng cường quản lý công tác triển khai thực hiện đầu tư .7780
3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra dự án đầu tư công 8083
3.3.3.1 Đối với công tác kiểm tra, thanh tra .8083
3.3.3.2 Đối với việc kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư dự án .8184
3.3.4 Các giải pháp hỗ trợ khác .8184
Tóm tắt chương 3 .8487
KẾT LUẬN .8588
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .8689
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iii
LỜI MỞ ĐẦU .1
1 Tính cấp thiết của đề tài: .1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .2
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài .4
3 Mục tiêu của đề tài .5
3.1 Mục tiêu chung: .5
3.2 Mục tiêu cụ thể: .6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
4.1 Đối tượng nghiên cứu .6
4.2 Phạm vi nghiên cứu .6
4.3 Phạm vi nghiên cứu .7
4.3.1 Phạm vi về không gian .7
4.3.2 Phạm vi về thời gian .7
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài .7
6 Câu hỏi đặt ra cho đề tài .7
7 Những dự kiến đóng góp khoa học của luận văn 7
8 Kết cấu của luận văn .8
Trang 13CHƯƠNG 1 .9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG .9
1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư công .9
1.1.1 Các khái niệm cơ bản .9
1.1.1.1 Đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công .9
1.1.1.2 Ngân sách Nhà nước .10
1.1.1.3 Vốn đầu tư công .11
1.1.1.4 Lĩnh vực đầu tư công .12
1.1.1.5 Phân loại dự án đầu tư công .13
1.1.1.6 Các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình .13
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư công .14
1.1.2.1 Khái niệm .14
1.1.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư công .14
1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước15 1.1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về công tác quản lý dự án đầu tư công 16
1.1.2.5 Quy trình quản lý dự án đầu tư công .17
1.1.2.6 Hình thức quản lý dự án đầu tư công .20
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư công .20
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài .20
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và khả năng huy động vốn .20
1.2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ .21
1.2.1.3 Hệ thống pháp luật và nguồn thông tin .21
1.2.1.4 Sự can thiệp của cơ quan chủ quản và biến động về kinh tế, chính trị 21
1.2.2 Các nhân tố bên trong .22
1.2.2.1 Năng lực cán bộ làm công tác quản lý dự án .22
1.2.2.2 Quy mô của dự án đầu tư .22
1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư công .23
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương .23
1.3.2 Bài học kinh nghiệm .26
Tóm tắt chương 1 .27
CHƯƠNG 2: .29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG .29
Trang 14TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .29
2.1 Khái quát chung về tỉnh Bạc Liêu .29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu .29
2.1.2 Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu .31
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .31
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu 32
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu33 2.1.2.3.1 Chức năng .33
2.1.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn .33
2.1.3 Tình hình quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2020 .36
2.1.3.1 Hạ tầng giao thông .36
2.1.3.2 Hạ tầng thuỷ lợi, phát triển thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu .37
2.1.3.3 Hạ tầng cung cấp điện .38
2.1.3.4 Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y tế .38
2.1.3.5 Hạ tầng thông tin, văn hóa thể thao du lịch .39
2.1.3.6 Phát triển các khu đô thị .39
2.1.3.7 Phát triển hạ tầng khu công nghiệp .40
2.1.3.8 Xây dựng hạ tầng nông thôn mới .40
2.2 Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .41
2.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý dự án đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .41
2.2.2 Thực trạng về công tác hoạch định dự án đầu tư công .44
2.2.2.1 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Tỉnh trong giai đoạn vừa qua .44
2.2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phân bổ vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu .45
2.2.3 Thực trạng tổ chức điều phối hoạt động quản lý dự án đầu tư công .49
2.2.3.1 Kết quả thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020
49
2.2.3.2 Thực trạng về quá trình triển khai dự án .52
Trang 152.2.4 Thực trạng về kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư dự án .57
2.2.4.1 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo .57
2.2.4.2 Kết quả kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong kỳ .58
2.2.4.3 Kết quả về công tác giám sát, đánh giá đầu tư .59
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bạc liêu .60
2.3.1 Kết quả đạt được .60
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .65
Tóm tắt chương 2 .69
CHƯƠNG 3: .70
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ .70
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .70
3.1 Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đầu tư xây dựng tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới .70
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu tổng quát .70
3.1.2 Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 – 2025 .70
3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .71
3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .72
3.3.1 Nhóm giải pháp trong công tác lập kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn đầu tư72 3.3.1.1 Đổi mới công tác lập, theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công72 3.3.1.2 Hoàn thiện kế hoạch phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước .73
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường công tác điều phối hoạt động đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .77
3.3.2.1 Tăng cường quản lý khâu lập và phê duyệt chủ chương đầu tư, dự án đầu tư
77
3.3.2.2 Tăng cường quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu .78
3.3.2.3 Tăng cường quản lý công tác giải phóng mặt bằng .79
3.3.2.4 Tăng cường quản lý công tác triển khai thực hiện đầu tư .81
3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra dự án đầu tư công 84
Trang 163.3.3.1 Đối với công tác kiểm tra, thanh tra .84
3.3.3.2 Đối với việc kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư dự án .85
3.3.4 Các giải pháp hỗ trợ khác .85
Tóm tắt chương 3 .88
KẾT LUẬN .89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .90
Trang 17
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kế hoạch phân bổ vốn theo từng nguồn vốn từ năm 2016 đến 2020 49
Bảng 2.1: Kế hoạch phân bổ vốn theo từng nguồn vốn từ năm 2016 đến 2020 49
2.2: Kết quả phân bổ vốn theo lĩnh vực từ năm 2016 đến 2020 46 Bảng 2.3: Thực trạng đầu tư dự án từ năm 2016 đến 2020 trên địa bàn tỉnh
bàn tỉnh Bạc Liêu 48 Bảng 2.4 Kết quả xử lý số liệu tổng hợp về thực trạng quản lý dự án đầu tư
đầu tư công: 57
Trang 18DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các bước quản lý dự án đầu tư công từ vốn ngân sách Nhà nước 18
Biểu đồ mô tả từng nguồn vốn từ năm 2016 đến 2020 45 Hình 2.3: Biểu đồ kết quả phân bổ vốn kế hoạch đầu tư phát triển nguồn
hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN từ năm 2016 đến 2020 47
đồ tình hình đầu tư dự án năm 2016 - 2020 49
Trang 19LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay đầu tư từ ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng trong toàn
bộ khối lượng đầu tư Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tưthuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chungcủa kế hoạch, chính sách và pháp luật Đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất củamột số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng củachiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Công tác quản lý dự án đầu tưcông ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành cóliên quan Công tác quản lý dự án đầu tư công đóng vai trò quyết định trong việc pháttriển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, đây là lĩnhvực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là tiền đề cho việc thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
Nhận thấy tầm quan trọng nêu trên, hàng năm tỉnh Bạc Liêu đã ưu tiên phân bổchi cho lĩnh vực đầu tư công (chi đầu tư XDCB) với một tỷ lệ tương đối lớn trong tổngchi ngân sách của tỉnh để triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, thiết yếu vàđạt được những thành tựu như sau: hệ thống kết cấu hạ tầng tại trung tâm tỉnh đượcphát triển nhanh và toàn diện; hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện,trường học, trạm y tế, bưu điện, v.v ở các xã đã được đầu tư về cơ bản hoàn chỉnh;
hạ tầng điện lưới quốc gia được đầu tư phủ khắp các vùng, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạttrên 98% Nhiều dự án mang tính động lực của tỉnh đã và đang được đầu tư như CầuBạc Liêu 4 và tuyến đường từ cầu Bạc Liêu 4 đến đê Biển Đông; Chỉnh trang đô thị 2bên bờ sông thành phố Bạc Liêu; nâng cấp các đường hẻm và chỉnh trang khu dân cưbên trong các trục đường chính của thành phố Bạc Liêu; Cầu Giá Rai, đường Giá Rai -Gành Hào; đường Khúc Tréo - Tân Lộc; tuyến đường Quốc lộ 1A đi Phong ThạnhĐông - Vĩnh Phú Tây; Quốc lộ 1A đi Phong Thạnh A; tuyến đường về xã PhongThạnh; Các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trà Kha đã được đầu tư cơbản Hiện có 09 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 04 dự án đã đivào hoạt động (Nhà máy Bia Sài Gòn - Bạc Liêu, Nhà máy Bao bì Dầu khí, Nhà máyBao bì Minh Trí và Viễn thông Bạc Liêu), tỷ lệ lấp đầy đạt 61% Hiện đang chuẩn bịđầu tư hạ tầng khu công nghiệp Láng Trâm,v.v…
Trang 20Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, vấn đề về đầu tư từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn còn một số tồn tại và hạn chế Một số dự án có thời giankéo dài nhiều năm những vẫn chưa hoàn thành Một số ít công trình khi đưa vào khaithác, sử dụng cần phải nghiên cứu thêm để phát huy hiệu quả sử dụng Quy trình thủtục trong đầu tư còn nhiều bất cập, chồng chéo, kéo dài tiến độ thực hiện dự án, nhất làviệc áp dụng Luật Đầu tư công và các Luật có liên quan, v.v Những hạn chế này đãlàm kém hiệu quả và lãng phí vốn đầu tư, dẫn đến làm gia tăng nhiều hệ quả tiêucực khác cho xã hội như: tăng sức ép về lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô,chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, v.v
Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Hòa Bình và kinh nghiệm công tác tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, học viên nhận thấy để công tác quản lý dự ánđầu tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, có chiềusâu thi thời gian tới cần phải có giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý dự
án đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý dự án đầu tư công trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn thạc sĩ là rất cần thiết và có tính thiết thực trong việc
áp dụng tại cơ quan vào thời điểm hiện nay
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Do tầm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bànmỗi địa phương nên đã có nhiều công trình khoa học tập trung vào nghiên cứu vấn đềnày ở các tỉnh thành khác nhau Một số đề tài đó như sau:Đã có nhiều đề tài luận vănthạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc các bài báo trình bày và thực hiện nghiên cứu
về vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng, Do tầm quan trọng của công tác quản lý dự
án đầu tư công trên địa bàn mỗi địa phương là khác nhau, do đó học viên đã tham khảomột số đề tài như sau:
- Tô Thiện Hiền (năm 2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”, Luận án Tiến sỹ kinh tế
Trang 21tại trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Luận án này góp phần lý giảitrên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý NSNN và cáchình thức quản lý ngân sách tỉnh An Giang Đồng thời, làm sáng tỏ bản chất, chứcnăng, vai trò của NSNN và phân tích các quan điểm về hiệu quả quản lý NSNN, phânđịnh rõ cơ chế phân cấp quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay Tác giả đã sử dụngphương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích số liệu thu, chi NSNN để minhhọa về những thành tích cũng như hạn chế của công tác thu - chi NSNN tỉnh AnGiang Trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinhnghiệm một số nước trên thế giới cũng như một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Longtrong thời gian qua, trên cơ sở mục tiêu và quan điểm về quản lý thu, chi ngân sách ở
An Giang, tác giả đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao hiệu quảquản lý NSNN của tỉnh trong thời gian tới
tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”, Luận án Tiến sỹ kinh tế
tại trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Luận án này góp phần lý giảitrên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý NSNN và cáchình thức quản lý ngân sách tỉnh An Giang Đồng thời, làm sáng tỏ bản chất, chứcnăng, vai trò của NSNN và phân tích các quan điểm về hiệu quả quản lý NSNN, phânđịnh rõ cơ chế phân cấp quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay Tác giả đã sử dụngphương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích số liệu thu, chi NSNN để minhhọa về những thành tích cũng như hạn chế của công tác thu - chi NSNN tỉnh AnGiang Trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinhnghiệm một số nước trên thế giới cũng như một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Longtrong thời gian qua, trên cơ sở mục tiêu và quan điểm về quản lý thu, chi ngân sách ở
An Giang, tác giả đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao hiệu quảquản lý NSNN của tỉnh trong thời gian tới
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đỗ Văn Khê (năm 2017) “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trung hạn tại tỉnh Trà Vinh”, luận văn thạc sĩ quản lý
kinh tế Trường Đại học Trà Vinh, Luận văn đưa ra cơ sở lý thuyết về quản lý dự án
jđầu tư công, trong đó tác giả đưa ra một cách tổng quan về đầu tư công, quản lý đầu
tư công, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công, kinh nghiệm quản lý đầu tưcông của một số địa phương, từ đó tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
Trang 22lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trong đó có nêu một số mặt làm được, hạnchế, nguyên nhân hạn chế; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tưcông trung hạn tại tỉnh Trà Vinh Điểm mạnh của đề tài là tác giả đã thực hiện khảo sáttình hình công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, sử dụng phươngpháp thống kê để xử lý số liệu thu thập, kết hợp với kinh nghiệm quản lý từ đó tác giả
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trung hạn tại tỉnh Trà Vinh
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Dương Chí Bình (năm 2017) “Tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Bạc Liêu” tại Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, Luận văn đã tổng quan được các quy định cơ bản trong quá trình quản
lý các dự án đầu tư công, bao gồm: Tác giả đã đưa ra một cách tổng quan nghiên cứu
và cơ sở luận về quản lý các dự án đầu tư công, như: khái niệm cơ bản về đầu tư vàđầu tư công, nội dung và nguyên tắc quản lý đầu tư công, các nhân tố ảnh hưởng đếnquản lý dự án đầu tư công; từ đó tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, trong đó có nêu một số mặt làmđược, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm tăng cườngcông tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Bạc Liêu Điểm mạnh của
đề tài là tác giả sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu thập, kết hợp vớikinh nghiệm quản lý từ đó tác giả đề xuất giải pháp thực sự hiệu quả trong quá trìnhquản lý các dự án trên địa bàn thành phố Bạc Liêu
- Nguyễn Tuấn Long (năm 2017) "Tăng cường quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” tại Trường Đại học Trà
Vinh, Luận văn đã tổng quan lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và quản lývốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong đầu tư xây dựng cơ bản, gồm: Khái niệm vàvai trò của đầu tư xây dựng cơ bản; Dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Vốn Ngân sáchNhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản; Quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, qua
đó tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trênđịa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó tác giả nêu ra được những thành tựu, hạn chế vànguyên nhân; từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lý vốnngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nguyễn Thanh Minh (năm 2011) “Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định” tại Trường Đại học Đà Nẵng, Luận văn đã tổng quan được các lý thuyết cơ bản
Trang 23về đầu tư và quản lý đầu tư công bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tưcông; nguyên tắc, nội dung quản lý đầu tư công và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tưcông, qua đó tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàntỉnh Bình Định, đưa ra các hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định Điểm mạnhcủa Luận văn là có tính ICOR từ vốn ngân sách Nhà nước để đánh giá hiệu quả đầu tưcông, có đưa ra một dự án đầu tư công để làm ví dụ cho phân tích công tác quản lý đầu
tư công trên địa bàn tỉnh
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
- Mabel Waker (1930), “Municipal Expenditures”- Nguyên lý chi tiêu; của bà
Mabel Waker, Tác giả người Mỹ duy nhất về tài chính công đã tổng quan về lý thuyếtchi tiêu công và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ chi tiêucông
- Để đánh giá hiệu quả đầu tư công, bài viết: “Investing in Public Investment,
An Index of Public Investment Efficiency” - Khảo sát đầu tư công, một chỉ tiêu của
hiệu quả đầu tư công (tháng 2/2011) của các tác giả Era Babla - Norris, JimBrumby,Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou - IMF, đã đề xuất một chỉ số mớibao quát toàn bộ quá trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: Thẩmđịnh dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư và đánh giá đầu tư Khảo sát được tiếnhành gồm 71 nước, trong đó có 40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập trungbình, chỉ số này cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sáchtương tự với nhau, đặc biệt là những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công được ưu tiên
- Đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, bài viết
“Fiscal Austerity and Public Investment” - Thắt chặt tài chính và đầu tư công của
Wolfgang Streeck and Daniel Mertens (2011), đã chứng minh thực tiễn đầu tư côngcủa ba nước: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đến năm 2007, đầu tư của ba nướcnày có xu hướng tăng đầu tư công cho phần mền tăng đó là đầu tư cho giáo dục,nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách của thị trường lao động.Trong nghiên cứu này các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tưvào phần mềm, trong điều kiện tài chính bị hạn chế thì nên thực hiện đầu tư công nhưthế nào để đạt hiệu quả cao, hạn chế nợ công và thâm hụt NSNN
Trang 24Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước gần như đã trang bị toàn bộ cơ sở lýluận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá công tác quản lý đầu tư công, và cácgiải pháp nhằm quản lý dự án trong đầu tư công hiệu quả hơn Tuy nhiên, việc ứngdụng để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý dự án đầu công ở ViệtNam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng thì cần phải vận dụng linh hoạt và có nhữngđiều kiện nhất định.
3 Mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung:
Xây dựng những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 – 2025 và các giai đoạn tiếp theo.Đềtài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàntỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2016-2020 Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn “công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” trong thời gian
tới, cụ thể là giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công, sử dụng vốn đầu
tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn năm 2016-2020,từ đó chỉ ra những thànhcông, hạn chế, nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong công tác này;để thấynhững kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý dự
án đầu tư công trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021-2025, phù hợp với điều kiện thực tếcủa địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 25Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tưcông cụ thể là tập trung đi sâu vào hiệu quả công tác quản lý kế hoạch đầu tư công vàgiải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh BạcLiêu.công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu
và các đối tượng có tham gia vào công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnhBạc Liêu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng,quản lý tiến độ, quản lý công tác đấu thầu, quản lý chi phí đầu tư các dự án đầu tư xâydựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.Nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng, quản lýtiến độ, quản lý công tác đấu thầu, quản lý chi phí đầu tư các dự án đầu tư xây dựngtrên địa bàn tỉnh, trong đó bao gồm:
- Các chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công vào các dự án trên địa bàn tỉnh BạcLiêu Cụ thể là tại các Ban quản lý chuyên ngành của tỉnh và các Ban Quản lý dự ánkhu vực do cấp huyện quản lý
- Phòng Tổng hợp – Quy hoạch, Phòng Đấu thầu, thẩm định và GSĐT – Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu: Thu thập số liệu về số lượng dự án được phân bổ kếhoạch vốn, tình hình triển khai thực hiện các dự án thông qua giám sát, đánh giá đầu tư
Trang 26Đề tài nghiên cứu các hoạt động liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tưcông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4 32 2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm 5 năm (2016 - 2020)
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2020 đến 56/2021
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương phápnghiên cứu định tính dựa trên cơ sở thực trạng và mục tiêu của đề tài, cụ thể bao gồm:
- Phương pháp thu thập, thống kê mô tả, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh,tổng hợp, v.v nhằm chỉ ra thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu thời gian qua (giai đoạn 2016-2020);
- Phương pháp dự báo, suy đoán logic, phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trênkết quả khảo sát thực trạng ; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằmphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016-2020 để so sánh, địnhhướng đến 2025 và những năm tiếp theo Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp để thựchiện nhằm tăng cường hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu trong thời gian tới (giai đoạn 2021-2025)
6 Câu hỏi đặt ra cho đề tài
Hệ thống cơ sở lý luận cho vấn đề quản lý các dự án xây dựng cơ bản cấp tỉnh
7 Những dự kiến đóng góp khoa học của luận văn.
Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tưxây đưng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnngân sách tỉnh Bạc Liêu, tìm ra những tổn tạitồn tại yếu kém và nguyên nhân củanhững tồổn tại yếu kém
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơbản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Trang 278 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư công.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Trang 28CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư công
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công
a Đầu tư:
Theo quy định tại điều 3 – Luật Đầu tư số 67/2014/QH13: “Đầu tư kinhdoanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông quaviệc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chứckinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Trên thực tế hầu hết các quá trình đầu tư đều là quá trình bỏ vốn (vốn đó có thểbằng tiền hoặc bằng tài sản hữu hình, vô hình, v.v quy đổi thành giá trị tương đương)vào một mục đích nào đó nhằm thu được lợi ích kinh tế - xã hội nhất định trong tươnglai, trong đó lợi ích kinh tế là động lực quan trọng nhất Vì vậy, có thể hiểu đầu tư từgóc nhìn của các nhà kinh tế: Đầu tư là đem một khoản tiền đã tích lũy được, sử dụngvào một việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được một khoảntiền có giá trị lớn hơn Như vậy ta có thể hiểu rằng, đầu tư là việc sử dụng tiền nhằmmục đích thu được lợi ích kinh tế là quan trọng nhất và đòi hỏi phải cân nhắc giữa lợiích thu được với vốn đầu tư đã bỏ ra để quyết định có đầ tư hay không
b Đầu tư công:
Theo quy định tại khoản 15 - điều 4 - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13:
“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựngkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội”
c Về cơ quan quản lý đầu tư công:
Theo quy định tại khoản 11 và 12 – Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và quyđịnh tại 1 và 4 – điều 2 – Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, quy định như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp
- Cơ quan chuyên môn quản lý dự án đầu tư công là đơn vị có chức năng quản
lý dự án đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý dự ánđầu tư công của bộ, cơ quan Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Chính
Trang 29trị - Xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch
và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý dự án đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dâncấp huyện, cấp xã
d Về các nội dung liên quan quản lý đầu tư công:
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiêncứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công,
dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu
sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự
án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
- Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sựcần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở đểcấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
- Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tưcông
- Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công
- Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầutư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phêduyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tưcông; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tưcông
- Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mụcchương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổvốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện
1.1.1.2 Ngân sách Nhà nước
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “Ngânsách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiệntrong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Ngân sách nhà nước bao gồm 2 loại:
- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địaphương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các
Trang 30khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấptrung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấptrung ương
1.1.1.3 Vốn đầu tư công
Theo quy định tại khoản 21 – điều 4 - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, quyđịnh: “Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn côngtrái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốntín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưngchưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địaphương để đầu tư”
Theo quy định tại điều 3 – Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ, vốnđầu tư công bao gồm các nguồn vốn như sau:
- Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sáchTrung ương cho Bộ, ngành Trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trungương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương
- Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếpcủa người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển củađất nước
- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do
Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trongphạm vi cả nước
- Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu
có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyềnphát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợnước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi củaChính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốcgia
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàngphát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án
Trang 31thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.
- Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhànước, gồm:
+ Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật ngân sáchnhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực;
+ Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của Bộ, ngành trung ương và địa phương;+ Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí(PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí và tiền đọc tài liệu dầu khí;
+ Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;
+ Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sởhữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình, dự ánkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của Bộ, ngànhtrung ương và địa phương;
+ Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự
án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Bộ, ngành trung ương và địa phương;
+ Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của Bộ, ngànhtrung ương và địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự ánkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cânđối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vaynày, bao gồm:
+ Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định củaLuật ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vay từnguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn vay trongnước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng;
+ Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Chính phủ chovay lại
1.1.1.4 Lĩnh vực đầu tư công
Theo quy định tại điều 5 – Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, lĩnh vực đầu tưcông bao gồm các lĩnh vực sau:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
Trang 32chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư
1.1.1.5 Phân loại dự án đầu tư công
Theo quy định tại điều 6 – Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, dự án đầu tưcông được phân thành các loại sau:
- Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
+ Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bịcủa dự án;
+ Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự ánkhác ngoài dự án có cấu phần xây dựng
- Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành
dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêuchí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật Đầu tư công
1.1.1.6 Các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo quy định tại khoản 15 – điều 3 – Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu tưxây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạtđộng xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm pháttriển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn vàchi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiệnthông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khảthi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tưxây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xâydựng, trong đó:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dungnghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theophương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xâydựng
Trang 33- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về
sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết
kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết địnhđầu tư xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồmxây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư,
cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trìnhchuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư công
1.1.2.1 Khái niệm
Đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển.Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm táisản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế Dovậy Quản lý dự án đầu tư công là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng
Quản lý dự án đầu tư công là quản lý hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố địnhđưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiềuhình thức khác nhau Quản lý dự án đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân đượcthông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phụctài sản cố định cho nền kinh tế
Quản lý hoạt động đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước là quátrình hoạch định, tổ chức, điều phối, lãnh đạo và kiểm soát quá trình đầu tư công từnguồn vốn ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện mục đích đầu tư – xây dựng cơ bản,qua đó góp phần thực hiện những mục tiêu chung của đơn vị và của Nhà nước
1.1.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư công
Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành và từng địa phương Đối với nước ta,trong thời kỳ hiện nay, đầu tư nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hộitheo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá,đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngườilao động
Trang 34Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư, các nguồn lực, vậtlực ngành, địa phương và toàn xã hội Đầu tư sử dụng nhiều loại nguồn vốn trong vàngoài nước, vốn nhà nước và tư nhân bằng tiền và hiện vật Quản lý đầu tư là nhằm sửdụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả từng loại nguồn vốn, tài nguyên thiênnhiên, đất đai lao động và các tiềm năng khác Đồng thời quản lý gắn liền với việc bảo
vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khaithác các kết quả đầu tư
Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật tronglĩnh vực đầu tư Quản lý vĩ mô đối với hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo cho quá trìnhthực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt,đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảochất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý
Duy trì và phát triển hệ thống hàng hóa công cộng nhằm tăng cường bền vững
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; tiên phongtrong việc đầu tư phát triển kinh tế mũi nhọn, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học
kỹ thuật tiên tiến của nhân loại; chủ đạo và định hướng đầu tư của toàn nền kinh tếphục vụ cho chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng các lợi thế kinh tế quốcgia, xử lý tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý có hiệu quả vàchống lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước, v.v…
1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
* Theo điều 12 – Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, quy định nguyên tắcquản lý dự án đầu tư công như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - -xã hội và quy hoạch pháttriển ngành
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổchức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồnvốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năngcân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công
Trang 35- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đốitác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công.
* Theo điều 4 – Luật Xây dựng năm 2014, quy định nguyên tắc cơ bản tronghoạt động đầu tư xây dựng:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnhquan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từngđịa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xãhội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúngmục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụngvật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn chongười khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứngdụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt độngđầu tư xây dựng
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe conngười và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các côngtrình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiệnnăng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quyđịnh của Luật này
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống thamnhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng vớichức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng
1.1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về công tác quản lý dự án đầu tư công
Theo điều 13 – Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, nôi dung quản lý nhà nước
về đầu tư công, quy định:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch,giải pháp, chính sách đầu tư công
Trang 36- Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công
- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đếnhoạt động đầu tư công
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt độngđầu tư công
- Hợp tác quốc tế về đầu tư công
1.1.2.5 Quy trình quản lý dự án đầu tư công
Quy trình quản lý dự án đầu tư công được thực hiện qua các bước sau:
Hình 1.1: Các bước quản lý dự án đầu tư công từ vốn ngân sách Nhà nước
* Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án
Nội dung xét duyệt chủ trương đầu tư dự án, được thực hiện theo quy định tạiđiều 35 và 36 – Luật Đầu tư công Riêng đối với nội dung chủ yếu của Báo cáo đề xuấtchủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
+ Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợpvới quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
+ Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đốinguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện
dự án;
+ Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và
Trang 37khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung,
có hiệu quả;
+ Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành
dự án sau khi hoàn thành;
+ Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệuquả đầu tư về kinh tế - xã hội;
+ Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
+ Các giải pháp tổ chức thực hiện
* Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
Giai đoạn này được thực hiện đối với những dự án đã có quyết định phê duyệtchủ trương đầu tư dự án, nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nộidung chính sau:
- Sự cần thiết đầu tư;
- Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành;
- Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích,lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địađiểm đầu tư;
- Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
- Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
- Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
- Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
- Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
- Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạnkhai thác dự án;
- Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hìnhthức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liênquan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
- Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, anninh, quốc phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có)
Trang 38* Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầunăm 2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các vănbản hướng dẫn thi hành các quy định trên Mục tiêu công tác lựa chọn nhà thầu là đảmbảo tính cạnh tranh công bằng minh bạch trong đấu thầu, nhằm lựa chọn nhà thầu đápứng yêu cầu năng lực để thực hiện gói thầu Trong quá trình lựa chọn nhà thầu điềuquan trọng là phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ chống các tiêu cực, gian lận đấuthầu Nếu thực hiện không tốt khâu tổ chức lựa chọn nhà thầu, hậu quả của nó dẫn đếntham nhũng tiêu cực về tài chính, gây thất thoát tài sản, nguồn vốn của nhà nước
* Giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư
Đây là công tác rất quan trọng đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả vốn đầu
tư Nội dung của giai đoạn này là:
- Giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượngcông trình phù hợp với thiết kế
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư sau khi kết thúc đầu tư, tổ chức khaithác dự án
* Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình, hiệu quả vốn đầu tư sau khi kếtthúc đầu tư
- Chủ đầu tư có trách nhiệm: Thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình theođúng nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng quy định Cung cấp các
hồ sơ, tài liệu, tình hình cho cơ quan quản lý nhằm phục vụ cho việc quản lý, cấp phátthanh toán Tiếp nhận và sử dụng vốn cấp phát đúng mục đích, đúng đối tượng, tiếtkiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tàichính đầu tư XDCB Báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo quy định
- Cơ quan quản lý về đầu tư công có trách nhiệm: Trên cơ sở kế hoạch nhà nướcgiao cho các chủ đầu tư, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư củacác dự án, đôn đốc và cấp vốn đầu tư kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đầy đủ điềukiện thanh toán Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin đểphục vụ cho công tác quản lý, cấp vốn thanh toán Được phép tạm ngừng cấp vốn hoặcthu hồi số vốn đã cấp cho các dự án mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúngđối tượng, hoặc sử dụng vốn trái với chế độ quản lý tài chính của nhà nước Cơ quanđầu tư có trách nhiệm tổ chức công tác quản lý và cấp phát thanh toán vốn theo đúng
Trang 39quy trình nghiệp vụ thống nhất, đảm bảo quản lý chặt chẽ, cấp vốn thanh toán kịp thời,đầy đủ, tránh phiền hà cho chủ đầu tư Báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo quy địnhcủa Luật ngân sách Nhà nước.
1.1.2.6 Hình thức quản lý dự án đầu tư công
Theo quy định điều 62 – Luật Xây dựng, về hình thức quản lý dự án đầu tư xâydựng: Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án,người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý
dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theochuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụngvốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ caođược Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốcphòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngânsách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực
để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia củacộng đồng
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư công
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và khả năng huy động vốn
Đầu tư XDCB thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng củađiều kiện khí hậu Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó mà
nó cho phép khai thác các kiến trúc phù hợp với điều kiện thực tế
Vốn là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng.Nguồn vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt được tốc độ tăngtrưởng GDP theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn và cácyếu tố khác Trong nền kinh tế thị trường vốn là một hàng hoá “đặc biệt“, mà đã làhàng hoá thì tât yếu phải vận động theo một quy luật chung là lượng cầu vốn thường
Trang 40lớn hơn lượng cung về vốn Do đó, muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn đểthoả mãn nhu cầu về vốn trong nền kinh tế Huy động được nhưng cần xây dựng cácphương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
1.2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã mang lại cho con người rất nhiềuứng dụng hết sức tiện ích Đối với người làm công tác quản lý dự án thì cơ sở vật chất
kỹ thuật và công nghệ là một phần không thể thiếu được khi quản lý dự án Trong quátrình quản lý, người làm công tác quản lý thường xuyên phải tính toàn và đưa ra cácquyết định kịp thời, nếu không có sự trợ giúp của kỹ thuật và công nghệ thì người làmcông tác quản lý không thể tính toán kịp vì có quá nhiều vấn đề, liên quan tới nhiều bộphận và như vậy không thể đưa ra được các quyết định kịp thời, dẫn đến kéo dài thờigian thực hiện dự án đầu tư
1.2.1.3 Hệ thống pháp luật và nguồn thông tin
Đây là nhân tố khách quan có ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý dự án đầu tưcũng như hoạt động kinh doanh của đơn vị Hệ thống pháp luật không ổn đinh, thốngnhất sẽ gây khó khăn cho đơn vị trong việc bố trí cũng như sử dụng một số công cụquản lý khác Nguồn thông tin sẽ quyết định quá trình thu thập, phân tích, xử lý và xâydựng cơ sở dữ liệu cho công việc quản lý đầu tư Nếu không có thông tin hoặc thôngtin không đầy đủ thì việc quản lý đầu tư sẽ không thực hiện được hoặc chất lượng quản
lý đầu tư thấp vì việc quản lý khi đó chỉ dựa trên cảm tính chứ không có căn cứ, khôngphản ánh khách quan và chính xác được dự án đầu tư
1.2.1.4 Sự can thiệp của cơ quan chủ quản và biến động về kinh tế, chính trị
Sự can thiệp của các ban ngành cấp trên có tác động trực tiếp và gián tiếp đốivới công tác quản lý dự án đầu tư, đôi khi làm giảm tính khách quan khi thực hiệncông tác quản lý dự án đầu tư Có khi việc quản lý đó chỉ mang tính hình thức chứ việcquyết định có thực hiện dự án đó hay không lại phụ thuộc vào quyết định của cấp trên.Trong trường hợp đó, công việc quản lý không thể hoàn thành như mục tiêu ban đầu
đề ra
Những dự án thực hiện trong thời gian dài thường phải đối phó với những biếnđộng về kinh tế, chính trị Các biến động về chính trị: chiến tranh, thay đổi chế độ cầmquyền, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước (chính sách tài chính tiền tệ, chínhsách khuyến khích hay hạn chế đầu tư, chính sách tài khóa,…) Những biến động về