TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
Trang 21 3 Diện tích và dân số của đất nước Singapore 4
1.4 Ngôn ngữ sử dụng ở đất nước Singapore 4
4.3 Tư pháp: Singapore có một hệ thống tư pháp rất phát triển Hệ thống tư pháp này được chia làm hai cấp gồm: Toà án tối cao và Toà án cấp dưới 8
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 GDP năm 2020 và năm 2021 của Singapore 5
Hình 1.2 Hệ thống pháp luật của Singapore 10
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Singapore là một quốc đảo nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Malaysia, tiếp giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía Bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía Nam Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển đất nước, Singapore đã tạo nên những thành công vang dội mà ít quốc gia nào tr6en thế giới sánh kịp Các chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, ít tham nhũng Singapore luôn đứng đầu Câu chuyện từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất của Singapore là một thành thựu khiến tất cả mọi quốc gia trên thế giới phải ngả mũ thán phục.
Hệ thống chính trị Singapore nổi tiếng về sự trong sạch, tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, là mô hình tốt cho các nước trên thế giới học tập Từ những lý do trên, nhóm tụi em chọn đề tài “Thể chế chính trị Singapore” làm đề tài tiểu luận môn Thể chế chính trị và hệ thống pháp luật các nước Đông Nam Á.
Trang 4CHƯƠNG I
1 Giới thiệu sơ lược về Singapore
- Singapore còn có tên gọi khác là Quốc đảo Sư Tử Sở dĩ có cái tên này chính là do chữ Singapore xuất phát từ chữ Singapura trong tiếng Malaysia.
- Xét theo nguồn gốc chữ Phạn, Singapura được ghép bởi 2 từ là Siga (Sư tử) và Pura ( Thành phố) Do đó mà đất nước này có tên gọi khác là Quốc đảo Sư Tử.
1 1 Lịch sử hình thành
- Được khai phá bởi Thomas Stamford Raffles vào năm 1819 và dần trở thành đầu mối giao thương, hải cảng sầm uất nhất lúc bấy giờ Singapore từ một làng chài nhỏ bé không mấy ai biết đến và trở thành nơi cảng vận chuyển, giao thương giữa tàu thương nhân giữa các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia – bán đảo Mã Lai và Trung Đông.
- Singapore chính thức trở thành một nước cộng hòa độc lập vào ngày 9/8/1965 Sau khi Quốc hội Malaysia bỏ phiếu với kết quả 126–0 ủng hộ một sửa đổi hiến pháp trục xuất Singapore khỏi liên bang.
Trang 51 2 Vị trí địa lý
- Singapore là một hòn đảo có hình dáng của một viên kim cương Nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã lai và cách xích đạo 137km về phía Bắc.
- Singapore gồm 1 đảo chính và 63 đảo nhỏ xung quanh Phía Bắc giáp với eo biển Johor (tách biệt với Malaysia), phía Nam giáp với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore Thủ đô của đất nước này chính là thành phố Singapore.
1 3 Diện tích và dân số của đất nước Singapore
- Diện tích: Singapore chỉ là một quốc đảo nhỏ nên diện tích toàn đất nước chỉ có 697km2 bao gồm đảo chính 585,4km2 Còn diện tích còn lại là của 63 đảo nhỏ nằm rải rác xung quanh.
- Dân số: Năm 2020: 6.000.000 người.
1.4 Ngôn ngữ sử dụng ở đất nước Singapore
- Có 4 ngôn ngữ đang được sử dụng đó chính là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil.
1.5 Đơn vị tiền tệ
Trang 6- Đô la Singapore viết tắt là SGD 1.6 Khí hậu ở Singapore
- Singapore không có 4 mùa rõ rệt Do chỉ cách đường xích đạo chỉ có 137km nên khí hâu ở Singapore thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới giói mùa 1.7 Nền kinh tế đất nước
Hình 1.1 GDP năm 2020 và năm 2021 của Singapore
- Singapore là một nền kinh tế nhỏ (GDP năm 2021 khoảng 400 tỷ USD, chiếm 0,4% GDP toàn cầu và bằng 1,4% GDP khu vực Đông Á) và độ
Trang 7mở lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 bằng khoảng 2,1 lần GDP).
- Đồng thời theo trang trung tâm WTO và hội nhập Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết singapore đúng thứ 5 về GDP ( 2020) và thứ 4 ( 2021) về GDP trong khu vực các nước Đông Nam Á.
2 Hình thức nhà nước của Singapore
- Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể, áp dụng hệ thống nghị viện nhất viện theo Hệ thống Westminster, lấy Vương quốc Anh làm hình mẫu.
2.1 Đặc điểm chính:
- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống, do Quốc hội bầu, có nhiệm kỳ 6 năm nhưng chủ yếu mang tính nghi lễ.
- Thủ tướng: Lãnh đạo chính phủ, đứng đầu Nội các, do Quốc hội đề cử và Tổng thống bổ nhiệm.
- Quốc hội: Cơ quan lập pháp duy nhất, gồm 89 thành viên được bầu cử theo chế độ đa khu vực.
Trang 8- Hệ thống đa đảng: Tuy nhiên, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959, do đó nắm giữ vai trò chủ đạo trong chính trị.
2.2 Hệ thống chính trị:
- Cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể:
a Các đảng phái chính trị được phép hoạt động, nhưng PAP đã thống trị kể từ khi tự trị.
b Chính phủ kết hợp yếu tố dân chủ và tập trung 2.3 Nghị viện nhất viện:
- Quốc hội là cơ quan lập pháp duy nhất, gồm 89 thành viên.
- Bầu cử diễn ra theo hệ thống đa khu vực, đảm bảo đại diện cho mọi tầng lớp xã hội.
- Nhiệm kỳ 5 năm.
2.4 Hệ thống Westminster:
- Thủ tướng đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
- Nữ hoàng Anh từng là nguyên thủ quốc gia, hiện nay là Tổng thống do Quốc hội bầu.
Trang 9- Hệ thống tư pháp độc lập 2.5 Vai trò của các cơ quan: - Tổng thống:
Chủ yếu mang tính nghi lễ, đại diện cho quốc gia trong các hoạt động đối ngoại Có một số quyền hạn hiến pháp, bao gồm phủ quyết luật và bổ nhiệm các quan chức chủ chốt.
- Thủ tướng:
Lãnh đạo chính phủ, điều hành các bộ ngành, ban ngành Đề xuất dự luật, ban hành chính sách.
Là người có ảnh hưởng lớn nhất trong chính trị Singapore - Quốc hội:
Thảo luận và thông qua luật pháp Giám sát hoạt động của chính phủ Phê duyệt ngân sách nhà nước.
Quyết định các vấn đề quan trọng như chiến tranh và hòa bình 2.6 Đặc điểm nổi bật:
- Hiệu quả hoạt động:
Trang 10Chính phủ Singapore được đánh giá cao về năng lực quản lý và khả năng giải quyết vấn đề.
Tham nhũng được kiểm soát chặt chẽ Môi trường kinh doanh thuận lợi.
- Ổn định chính trị:
Hệ thống chính trị ít biến động, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội Xã hội an toàn, trật tự.
- Vai trò của nhà nước:
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và điều tiết nền kinh tế Can thiệp mạnh mẽ vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở,
Trang 11Theo đó:
- Tổng thống là nguyên thủ danh nghĩa của quốc gia, chỉ chiếm lấy quyền lực mang tính tượng trưng Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi Trước năm 1991, tổng thống do nghị viện ra lệnh bổ nhiệm Sau khi Hiến pháp năm 1991 sửa đổi, tổng thống do cử tri sản sinh, nhiệm kì 6 năm.
- Nghị viện gọi là Quốc hội, thực hiện thể chế nhất viện Nghị viên do công dân đầu phiếu tuyển cử sản sinh, nhiệm kì 5 năm Chính đảng chiếm chỗ ngồi đa số ở Quốc hội kiến lập và tổ chức chính phủ Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của Chính phủ Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959.
Phổ thông mà nói, thể chế chính trị của Singapore có sự tồn tại của đảng đối lập, có nghị viện do cử tri bỏ phiếu, có trói buộc và cân bằng độc lập lẫn nhau giữa
Trang 12các cơ cấu chính phủ (thực hiện thể chế Westminster và lập pháp, tư pháp, hành chính tam quyền phân lập), truyền thông tin tức cũng độc lập với chính phủ Mặc dù không hoàn toàn dân chủ, dân chúng vẫn có quyền lợi công dân tương đối tự do.
Đây là một sự kết hợp giữa tính dân chủ và các yếu tố đặc trưng của thể chế Westminster, tạo nên hệ thống chính trị độc đáo cho Singapore.
4 Hệ thống pháp luật
- Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tại Singapore quyền lực nhà nước cũng được phân thành ba nhánh: Lập pháp, Hành pháp và tư pháp Các thiết chế tham gia vào các nhánh này gồm có: Nghị viện, Tổng thống, Văn phòng Tổng chưởng lý, Bộ pháp luật, Toà tối cao và Toà cấp thấp 4.1 Lập pháp
- Hiến pháp Singapore quy định quyền lập pháp được trao cho cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp gồm: Nghị viện và tổng thống Trong đó, Nghị viện Singapore có quyền lực rất lớn Còn Tổng thống về bản chất, cũng có quyền hạn và chức năng nhất định nhưng vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ Trong hoạt động lập pháp, luật mà Cơ quan lập pháp ban hành
Trang 13gọi là Các đạo luật của Nghị viện Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành các Dự luật (dự thảo luật) được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện, được Nghị viện thông qua và được sự phê chuẩn của Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao).
4.2 Hành pháp
- Chính phủ Singapore là nhánh hành pháp cao nhất của Nhà nước Chính phủ Singapore bao gồm Tổng thống và Nội các Do tính nghi lễ của Tổng thống nên thực tế quyền hành pháp nằm trong tay nội các do thủ tướng đứng đầu Nội các được lập nên bởi chính đảng chiếm đa số trong và sau mỗi kỳ bầu cử Nội các chịu trách nhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thống trong việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cấp cao và công chức ngành tư pháp
4.3 Tư pháp: Singapore có một hệ thống tư pháp rất phát triển Hệ thống tư pháp này được chia làm hai cấp gồm: Toà án tối cao và Toà án cấp dưới.
Trang 144.4 Toà án cấp cao
- Toà án cấp cao và Toà án cấp phúc thẩm Phạm vi xét xử của Toà án tối cao là các vụ việc dân sự có giá trị cao và các vụ việc hình sự có tính chất nghiêm trọng, xét xử kháng cáo từ các toà án Tiểu bang.
4.5 Toà án cấp dưới
- Toà án tiểu bang (Toà án Quận hoặc Toà án Sơ thẩm, Toà án chuyên trách), Toà án khiếu nại Toà án tiểu bang là nơi xét xử các vụ án dân sự có giá trị thấp, các vụ án hình sự ít nghiêm trọng Toà án tiếp nhận trực tiếp các vụ việc từ người dân và giải quyết các tranh chấp của họ Toà án khiếu nại là một thiết chế xử lý các vụ kiện tụng theo hướng ít tốn kém hơn so với việc giải quyết tại Toà án cấp bang
- Mặc dù pháp luật Singapore là hệ thống pháp luật nghiêm minh, chặt chẽ nhất, cơ quan tư pháp cũng phát huy vô cùng hiệu quả vai trò của mình trong việc giải quyết tranh chấp nhưng Singapore không dừng lại ở đó Quốc đảo này đã bổ sung cho các cơ quan tư pháp của mình các phương án giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative dispute resolution - ADR) khác giúp giải quyết vấn đề pháp lý một cách nhanh hơn, rẻ hơn và đôi
Trang 15khi là dễ dàng hơn so với việc kiện tụng tại toà án Ở Singapore hiện nay đang tồn tại hại loại ADR là: Hoà giải và Trọng tài.
Hình 1.2 Hệ thống pháp luật của Singapore
KẾT LUẬN
Như vậy, ta có thể thấy Thể chế chính trị ở đất nước Singapore có một trong những thể chế chính trị đặc biệt và hiệu quả nhất trên thế giới Singapore được lãnh đạo bởi một chính phủ ổn định và có quyền lực mạnh mẽ, chủ yếu do Đảng Hành động Nhân dân (PAP) chiếm đa số tại Quốc hội Singapore đã đạt được sự
Trang 16thành công kinh tế lớn trong những năm gần đây, với một trong những GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới Điều này thường được gắn liền với sự quản lý hiệu quả và không ngừng cải tiến của chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO