Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’.
Trang 1A – PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn chú trọng và quan tâm đến ngành giáo dục của nước nhà Học sinh được giáo dục một cách toàn diện theo năm mặt : Đức – Trí – Thể -
Mỹ - Lao động Trong đó giáo dục thể chất cho học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, nó tác động tới sức khỏe học sinh, góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, có thể chất khỏe mạnh Giáo dục thể chất trong trường học góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sức khỏe là vốn quý của con người, muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta phải ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể thao khác nhau và môn thể thao được học sinh tiểu học yêu thích nhất
đó là môn Bóng đá mini Bóng đá là một môn thể thao có sức hấp dẫn kì lạ, nó có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bởi đơn giản vì nó được mệnh danh là môn thể thao
“ Vua ’’ Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, mặt khác sẽ có tác dụng bồi dưỡng những phẩm chất khác như tính đoàn kết, tính chịu khó, kiên nhẫn, thắng không kêu, bại không nản Có những tình huống đòi hỏi phải có phản xạ nhanh, những động tác xử lý phải cần có sự quyết đoán cần thiết mới thực hiện được Những
kĩ năng này rất có ích cho sự trưởng thành của học sinh Những năm gần đây chương trình thay sách giáo khoa cấp Tiểu học đã đưa Bóng đá vào chương trình giảng dạy chính khoá nên phong trào chơi bóng đá mini ở nước ta được phát triển rộng khắp, và được nhiều tầng lớp, lứa tuổi tham gia và lứa tuổi tiểu học cũng không nằm ngoài trong số đó Hàng năm vào dịp nghỉ hè, Phòng giáo dục huyện và Trung tâm văn hóa – TT & TT tổ chức Giải bóng đá hè mini 5 người cho học sinh
Qua nhiều năm làm công tác huấn luyện cho đội tuyển của trường, cũng như nhiều lần dẫn học sinh đi tham gia thi đấu, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và
cụ thể hóa bằng đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học chơi tốt môn Bóng đá mini 5 người’’
2 Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
a Mục đích:
- Nhằm tìm ra một số phương pháp, bài tập để phát triển kỹ, chiến thuật, phát huy
tính tập thể, kích thích sự hứng thú trong các buổi học và tập để có kết quả tốt cũng
như tìm ra những điểm yếu và hạn chế để tìm cách khắc phục
Trang 2- Làm cơ sở để tập luyện và thành lập đội tuyển bóng đá của trường những năm tiếp theo
b Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiên tốt đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thị phạm động tác
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp rèn luyện thực hành
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp thi đấu
- Phương pháp trò chơi
B PHẦN NỘI DUNG:
1 Cơ sở lý luận :
Bóng đá nói chung và bóng đá 5 người nói riêng là môn thể thao có tính tập thể và tính chiến đấu cao Chính vì vậy ngoài những kỹ, chiến thuật cơ bản, giáo viên cần phải giáo dục được tính đồng đội cũng như sự quyết tâm trong khi thi đấu Để học tốt môn Bóng đá thì người học cần phải có đam mê, hứng thú trong khi học và tập luyện
để nắm bắt hết được những yêu cầu của giáo viên đề ra Ở lứa tuổi tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý nên các em thường hay hiếu động, không chú ý, tập trung Vì vậy giáo viên cần phải đề ra những nội quy trong lúc tập để buổi tập được nghiêm túc và thành công hơn Trong quá trình dạy giáo viên nên thường xuyên động viên, khích lệ, tuyên dương học sinh để tạo niềm tin, cũng như sự tự hào cho các em
Hàng năm vào dịp hè TTVH – TT&TT phối hợp cùng Phòng GD&ĐT huyện tổ chức giải bóng đá U11 – U15 cho học sinh Cứ hai năm một lần vào khoảng tháng 03, Phòng Giáo dục & Đào tạo thường xuyên tổ chức hội khỏe Phù Đổng cấp huyện với nhiều môn thi đấu, trong đó có môn Bóng đá mini 5 người Trường Tiểu học Trung
An 2 cũng có tham gia thi đấu, nhưng không có chiến thuật rõ ràng, sự phối hợp giữa các cầu thủ là chưa ăn ý Cho nên chất lượng trận đấu giảm sút, thành tích của đội cũng chưa được cao
2 Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
- Giáo viên tâm huyết và say mê với môn học
- Nhà trường được Phòng GD&ĐT trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất
phục vụ dạy học (máy tính, máy chiếu, ti vi) để giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện
tử Giáo viên được trang bị tương đối đầy đủ sách giáo khoa, và thiết bị dạy học phục
Trang 3vụ cho môn học bóng đá (tranh ảnh, sân bãi, bóng, lưới, trang phuc, nước uống, dụng
cụ y tế, )
* Khó khăn:
Bóng đá là môn thể thao rất được ưa thích ở lứa tuổi tiểu học, tuy nhiên thời gian
chơi của các em chủ yếu là những giờ ra chơi ít ỏi ở trường, còn về nhà thì ít bạn chơi cùng, rất khó để các em phát triển được các tố chất Gia đình thì muốn đầu tư cho con
em học các môn chính khóa ở trường, chứ chưa quan tâm đến việc tập luyện thể dục thể thao
Trường Tiểu học Trung An 2 do điều kiện sân bãi còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc tập luyện môn bóng đá Đa số các em là con gia đình làm nông nên cũng
có ít thời gian quan tâm, chăm sóc con cái
Đối với giáo viên dạy thể dục chỉ được huấn luyện môn Bóng đá 11 người, và không được đào tạo chuyên sâu ở môn thể thao này nên kiến thức về Bóng đá 5 người rất hạn chế Giáo viên chủ yếu phải tự tìm hiểu trên báo, mạng Internet hoặc học hỏi qua bạn bè, đồng nghiệp
3 Các biện pháp thực hiện:
a.Tìm hiểu một số điều luật cơ bản:
- Phạt gián tiếp và phạt trực tiếp :
+ Trực tiếp là bàn thắng được công nhận nếu bóng vào trực tiếp cầu môn đối phương, còn gián tiếp là bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, bóng đã chạm hoặc được đá bởi một cầu thủ khác Khi một cầu thủ thực hiện quả phạt, các cầu thủ đối phương phải đứng cách tối thiểu là 5m, cho đến trước khi bóng rời chân và di chuyển Trường hợp cầu thủ đối phương xông vào hoặc đứng không đủ
cự ly trước khi quả bóng được đá đi, trọng tài phải cho thực hiện lại Bóng phải để “ chết ’’ khi thực hiện và cầu thủ vừa đá không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác
+ Ký hiệu của trọng tài : Nếu là phạt trực tiếp, sau khi thổi còi, trọng tài một tay chỉ hướng phạt, tay kia chỉ xuống đất ra hiệu lỗi với trọng tài thứ 3 Còn nếu là phạt gián tiếp thì trọng tài có ký hiệu một tay giơ cao khỏi đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước và giữ nguyên như vậy cho tới khi bóng được đá đi hoặc được chạm bởi một cầu thủ khác
- Đá biên :Khi quả bóng vượt khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hay không gian,
thì sẽ được đá biên tại vị trí bóng vượt ra khỏi đường biên dọc Lúc thực hiện quả đá biên, cầu thủ có thể giẫm một phần chân lên đường biên dọc hoặc đứng hẳn ngoài sân Bóng phải đặt “ chết ’’ trên đường biên dọc, cầu thủ đá biên không được chạm bóng lần hai nếu bóng chưa chạm hoặc được đá bởi cầu thủ khác Nếu cầu thủ đã đặt bóng vào vị trí mà sau 4 giây không thực hiện quả đá biên, quyền đá biên sẽ được
Trang 4chuyển cho đội đối phương Cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng tối thiểu 5m Bàn thắng không được công nhận từ quả đá biên trực tiếp vào cầu môn
-Thủ môn : Khi quả bóng hết đường biên ngang sau khi chạm cầu thủ đối
phương, thủ môn sẽ thực hiện quả ném phát bóng Thủ môn phải dùng tay đưa vào cuộc từ trong khu phạt đền và bóng được coi là trong cuộc khi ra khỏi khu phạt đền Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền khi thủ môn ném phát bóng Nếu thủ môn sau khi phát bóng ra ngoài khu phạt đền lại chạm bóng lần thứ 2 trước khi một cầu thủ khác chạm, thì sẽ bị phạt gián tiếp tại chỗ phạm lỗi Bóng từ quả ném phát bóng hợp lệ trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng không được công nhận Khi thủ môn bắt trực tiếp bóng từ cầu thủ đối phương, và phát bóng bằng chân, nếu vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận
b Một số kỹ thuật cơ bản trong tập luyện :
* Kỹ thuật đá bóng :
Trong bóng đá có bốn kỹ thuật đá chủ yếu, đó là đá bóng bằng lòng, bằng mu giữa, bằng mu trong, bằng mu ngoài Và được chia làm 5 giai đoạn : Chạy lấy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng, động tác kết thúc
- Đá bóng bằng mu giữa bàn chân:
kiểu đá này có nhiều ưu điểm, tạo ra đường bóng căng và chính xác Gồm các bước
sau :
+ Chạy lấy đà : Thẳng hướng bóng, tốc độ tăng dần, bước cuối cùng dài hơn các bước trước
+ Đặt chân trụ : Đặt ngang và cách bóng 10-15 cm, mũi chân trụ thẳng hướng đá Đầu gối khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trụ
+ Vung chân lăng : Vung từ trước ra sau, sau khi vung hết ra sau thi chuyển động ngược lại, chân trụ khuỵu xuống một chút, cẳng chân trụ hơi đổ về trước để giữ thăng bằng
+ Tiếp xúc bóng : Tiếp xúc ở phía trên bàn chân, điểm tiếp xúc là tâm quả bóng + Động tác kết thúc : Hai tay vung tự nhiên, thân người giữ chắc và ngả về phía chân lăng
- Đá bóng bằng mu trong bàn chân : Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến
nhất trong bóng đá Gồm các bước sau :
Trang 5+ Chạy lấy đà : Chếch hướng bóng khoảng 450, tốc độ tăng dần, bước cuối cùng dài hơn, thân người hơi ngả vào trong, đường chạy đà hơi vòng
+ Đặt chân trụ : Đặt chân trụ cách bóng 20-30cm, bẻ chân ra phía ngoài để mũi bàn chân thẳng, thân người nghiêng về phía chân trụ và hơi ngả về sau
+ Vung chân lăng : Vung chân về sau hơi chếch về phía chân trụ, đùi hơi mở, tay đối diện với chân lăng đánh mạnh về sau, thân người ngả vặn
+ Tiếp xúc bóng : Diện tiếp xúc hơi chếch, tiếp xúc phía sau bóng, lực đá thông qua tâm bóng
+ Động tác kết thúc : Tiếp tục đưa hông về trước, chân đá hạ xuống đất rồi bước thêm vài bước để giảm tốc độ, hai tay dang rộng tự nhiên
- Đá bóng bằng mu ngoài bàn chân : Đây là kiểu đá khó, đòi hỏi sự tập luyện
công phu Gồm các bước sau :
+ Chạy lấy đà : Hướng chạy đà thẳng với hướng đá, tốc độ tăng dần, biên độ tay
không rộng
+ Đặt chân trụ :Cách bóng 15 – 20cm về phía bên, đầu gối chân trụ hơi khuỵu để
giữ thăng bằng, thân người hơi ngả về trước
+ Vung chân lăng : Chân vung từ sau ra trước rồi xoay mũi chân vào phía trong
dưới tác dụng của các cơ khép bàn chân Đường vung chân thẳng hướng từ sau ra trước với tốc độ nhanh dần và nhanh nhất khi tiếp xúc bóng
Trang 6+ Tiếp xúc bóng : Vị trí tiếp xúc bóng là phía sau của bóng, lực thông qua tâm
Do độ xoay của cổ chân nên diện tiếp xúc không đồng đều Thân người khi đá hơi lao
về trước, hai tay dang ngang để giữ thăng bằng
+ Động tác kết thúc : Sau khi tiếp xúc bóng, bàn chân thả lỏng vung hết đà thì hạ
xuống đất, tiếp tục bước thêm 1-2 bước nữa để giảm tốc độ lao về trước
- Đá bóng bằng lòng bàn chân : Kiểu này được sử dụng rất nhiều trong quá trình
thi đấu, đặc biệt là khi chuyền bóng ở cự ly ngắn và trung bình Gồm những bước sau :
+ Chạy lấy đà : Cự ly từ 3-4m, hướng chạy đà thẳng với mục tiêu đá tới Tốc độ
trung bình, tay vung tự nhiên, mắt quan sát bóng
+ Đặt chân trụ : Đặt cách bóng khoảng 10-15cm đầu bàn chân đặt ngang với
bóng
+ Vung chân lăng : Khi chân trụ đặt xuống thì chân đá lăng về phía sau, lúc này
đầu gối và bàn chân bắt đầu bẻ ra ngoài Khi sắp chạm bóng thì bàn chân đá xoay ngang 900
+ Tiếp xúc bóng : Diện tiếp xúc bóng chân là tam giác phía trong của bàn chân
Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu đá bóng tới để lòng bàn chân tiếp xúc giữa quả bóng
+ Giai đoạn kết thúc :Saukhi tiếp xúc bóng, chân đá tiếp tục đưa về trước dể
phát huy hết lực, sau đó xoay cổ chân và đùi trở về tư thế bình thường rồi hạ xuống, bước thêm 1-2 bước nữa rồi dừng lại
* Kỹ thuật giữ bóng :
Kỹ thuật này nhằm tạo điều kiện để thực hiện tốt các động tác tiếp theo Có rất
nhiều kỹ thuật giữ bóng khác nhau nhưng trong bóng đá mini 5 người người ta
thường sử dụng một số kỹ thuật sau:
- Giữ bóng thấp bằng gan bàn chân :
Thường sử dụng khi bóng lăn tới trước mặt
Trang 7Khi làm động tác chân trụ hơi khuỵu, thân người hơi ngả về trước, bàn chân giữ bóng làm động tác co, mũi chân hếch lên trên, hướng gan bàn chân về phía bóng Khi
bóng đến chân giữ bóng thả lỏng, tiếp xúc bóng bằng gan bàn chân
- Giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân :
Cầu thủ phải phán đoán được đúng điểm rơi và thời điểm bóng chạm đất Chân trụ đặt bên cạnh điểm rơi và hơi ngả về trước, chân giữ bóng đưa về sau tạo với đất một góc chừng 450 Chân giữ bóng phải thả lỏng, mắt quan sát bóng, lúc bóng vừa
nảy lên thì áp lòng bàn chân đè xuống mặt đất
- Giữ bóng trên không bằng đùi : Thường dùng để giữ bóng từ đầu gối tới ngực
Cầu thủ đứng đối diện bóng, chân trụ hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trụ, chân giữ bóng nâng lên , đùi và cẳng chân tạo thành góc 50-600 Khi bóng tới thì thả lỏng,
hạ đùi cùng chiều, bóng chạm phần dưới của đùi, nảy nhẹ về trước
* Kỹ thuật dẫn bóng : Đây là kỹ thuật nhằm thoát khỏi sự tranh chấp của đối
phương, tạo khoảng trống để thực hiện các động tác tiếp theo Khi dẫn bóng bước chạy ngắn và vững vàng, động tác dẫn bóng cần nhịp nhàng, hai tay dang tự nhiên, sẵn sàng chuẩn bị chuyển hướng hoặc chuyền bóng, sút cầu môn Khi dẫn bóng, bóng cách người 1- 1,5m, trong trường hợp không có đối phương thì khoảng cách có thể xa hơn Lúc dẫn bóng cần quan sát tình hình trên sân để đánh giá toàn bộ tình huống thi
đấu
Trong bóng đá mini 5 người tùy theo điều kiện trên sân cầu thủ có thể sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng khác nhau như : Dẫn bóng bằng mu trong, mu giữa, hoặc mu ngoài bàn chân
Trang 8c Các sơ đồ chiến thuật cơ bản:
Đối với sân bóng đá mini 5 người, sơ đồ chiến thuật tối ưu nhất mà đa số các đội bóng áp dụng là cây thông 1-2-2 Tuy nhiên tùy vào tính chất trận đấu và kỹ năng của các cầu thủ mà có những chiến thuật thi đấu khác nhau Sau đây là một số chiến thuật
cơ bản :
- Sơ đồ 1-2-2 : Đây là sơ đồ thiên về đá cánh, mức độ di chuyển của các cầu thủ là
như nhau Thủ môn ngoài phản xạ thì cần phải nhìn tình huống để phát động tấn công chính xác Trung vệ là một trong hai chốt chặn cuối cùng trước cầu môn, có nhiệm vụ
là bọc lót cho hậu vệ biên, phối hợp và chỉ huy hàng thủ, ngoài ra tùy tình huống mà dâng lên sút xa Hậu vệ biên có nhiệm vụ bắt người, phối hợp phòng ngự, tấn công, biết di chuyển để lên bóng bên cánh Để đá vị trí này đòi hỏi cầu thủ phải có thể lực
để đeo bám đối phương và di chuyển biên liên tục như con thoi Tiền vệ có nhiệm vụ cầm trịch tuyến giữa, tranh cướp bóng và phối hợp tổ chức tấn công, phối hợp với tiền đạo và trực tiếp ghi bàn Ngoài ra cần phải có kỹ năng phòng ngự từ xa, hạn chế khả năng tấn công của đối phương Còn tiền đạo có nhiệm vụ phối hợp tấn công và ghi bàn, cần có khả năng di chuyển không bóng để hút hậu vệ của đối phương Tiền đạo phải nhạy bén, có khả năng sút bóng tốt, khả năng tì đè và có độ quái
- Sơ đồ 2-1-1 : Khi sử dụng sơ đồ này đòi hỏi tiền vệ và tiền đạo so le hoạt động
dạt biên Tiền vệ phải rất khỏe, lên công về thủ đều đặn, còn tiền đạo phải chịu khó lui về hỗ trợ tiền vệ tranh cướp bóng Sơ đồ này thiên về phòng ngự khi mà tiền vệ hầu như chỉ lo phòng ngự để hàng hậu vệ giảm sức ép, đồng thời kéo lùi tiền đạo về
làm hộ công và nhử bóng, khi này các vị trí khác sẽ có nhiều khoảng trống hơn
- Sơ đồ 1-1-2 : Sơ đồ này khá giống với sơ đồ 2-1-1 nhưng khác ở chỗ là hai hậu
vệ lúc này không đứng song song trước khung thành mà đứng lệch nhau, khi này sức tấn công sẽ mạnh hơn, tuy nhiên ở hai cánh sẽ có những lỗ hổng đòi hỏi người hậu vệ
ở phía dưới phải tỉnh táo để bọc lót cho đồng đội Một trong hai cầu thủ ở trên phải lùi xuống để phối hợp Sơ đồ này áp dụng khi bị dẫn bàn hoặc những đối thủ yếu
hơn
- Sơ đồ 1-2-1 : Thường sử dụng trong trường hợp thiếu hậu vệ và lúc này 1 tiền
đạo cắm sẽ được phát huy Khi đó 2 tiền vệ chính là 2 hậu vệ cánh bám biên lên xuống theo tình huống, chia khu vực phòng thủ trước cầu môn Sơ đồ này đòi hỏi tiền
vệ phải chạy liên tục, lên công, về thủ
d Một số bài tập giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng trong bóng đá mini 5 người
* Bài tập chuyền bóng phối hợp :
- Bài số 1 : Số 1 và số 2 cách nhau 5-7m, số 1 dẫn bóng chậm, số 2 di chuyển để
chuẩn bị nhận bóng, số 1 chuyền bóng cho số 2, số 2 dẫn bóng chậm rồi chuyền cho
số 1, cứ như vậy cho tới vạch đích
Trang 9,,,,,,,, ……… ………
……… ………
- Bài số 2 : Số 1 và số 2 phối hợp bật tường, sau đó chuyền dài cho số 3, số 3
nhận bóng, dẫn bóng chậm rồi phối hợp với số 2, sau đó chuyền dài cho số 1 Cứ như
vậy cho đến đích
………
……… ………
………
- Bài số 3 : Số 1 dẫn bóng chếch về phía trước, số 2 từ phía sau số 1 chạy chéo
đổi vị trí, số 1 chuyền cho số 2 Số 2 dẫn bóng chếch về phía trước, số 1 chạy chéo vị tri, số 2 chuyền cho số 1 Cứ như vậy cho đến đích
* Bài tập dẫn bóng :
- Bài số 1 : Dẫn bóng vượt qua các chướng ngại vật có sẵn, lần lượt từng cầu thủ
sẽ dẫn bóng luồn qua các chướng ngại vật tới đích, sau đó quay lại Người này thực hiện xong người khác thực hiện Dẫn bóng bằng mu trong và mu ngoài bàn chân
1
2
1
n
2
3
1
n
2
n
3
n
2
n
1
n
Trang 10- Bài số 2 : Một người dẫn bóng, một người phòng thủ, bắt đầu từ giữa sân, cầu
thủ dẫn bóng thực hiện đột phá qua người Cầu thủ phòng thủ không tranh chấp mà luôn giữ khoảng cách nhất định khoảng 1-1,5m, không cho vượt qua, cứ thế di chuyển hết đường biên ngang
* Bài tập sút bóng cầu môn :
- Bài số 1 : Sút bóng cố định
Đặt bóng nằm cố định ở ngoài vòng cấm địa, hướng trực diện cầu môn Cầu thủ chạy lấy đà và sút bóng căng về phía thủ môn Thủ môn bằng mọi cách cản phá ra ngoài Tuyên dương nếu cầu thủ thực hiện tốt
- Bài số 2 : Sút bóng lăn
Cho các cầu thủ xếp theo đội hình hàng dọc, huấn luyện viên đứng gần ngoài khu cấm địa để ‘‘làm ’’bóng cho cầu thủ thực hiện sút bóng Từng người sẽ chuyền bóng cho huấn luyện viên, sau đó chạy lên sút cầu môn sau khi bóng từ huấn luyện viên nhả ra Đây là bài tập phối hợp giữa kĩ thuật chuyền bóng và sút bóng
- Bài số 3 : Dẫn bóng qua chướng ngại vật và sút bóng
Cho các cầu thủ xếp thành một hàng dọc, từng người sẽ dẫn bóng qua các chướng ngại vật sau đó sút bóng vào cầu môn Người này thực hiện xong thì tới người tiếp theo, yêu cầu cầu thủ sút bóng không quá cao, điều đó sẽ gây khó khăn cho các thủ môn đối phương
* Bài tập đối kháng :
- Bài số 1 : Bài tập 1 chống 1
Một cầu thủ tấn công sẽ thực hiện di chuyển, động tác giả, dẫn bóng… để có thể vượt qua một cầu thủ phòng ngự Yêu cầu cầu thủ phòng ngự chỉ chơi phòng thủ 50%
và chỉ dựa vào một hướng cố định, cầu thủ tấn công phải ngẩng đầu lên và rẽ sang hướng ngược lại Cầu thủ tấn công sau khi vượt qua rồi cần phải dẫn bóng, tăng tốc
độ để hoàn toàn thoát khỏi sự đeo bám của cầu thủ phòng ngự sau đó sút cầu môn
- Bài số 2 : Bài tập 2 chống 1
Đây là bài tập tình huống 2 cầu thủ tấn công chống 1 cầu thủ phòng ngự Hai cầu thủ tấn công sẽ dẫn và chuyền bóng cho nhau từ khu vực giữa sân, khi gặp hậu
vệ, cầu thủ có bóng sẽ giả vờ chuyền bóng cho đồng đội rồi dắt bóng qua hậu vệ hoặc
sẽ giả vờ đi bóng qua hậu vệ để thu hút hậu vệ rồi chuyền bóng cho đồng đội Sau khi vượt qua hậu vệ có thể dứt điểm cầu môn Bài tập này đòi hỏi cầu thủ phải có nhãn quan chiến thuật tốt cũng như khả năng chạy chỗ hợp lý