1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20202022

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 487,28 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20202022 mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho

Trang 1

CƠ SỞ II – TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

Họ và tên SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM 3

1.1 Tổng quan về dịch vụ việc làm 3

1.1.1 Khái niệm dịch vụ việc làm 3

1.1.2 Các hoạt động và đối tượng của dịch vụ việc làm 4

1.1.3 Các hình thức giao dịch trên thị trường lao động 5

1.2 Vai trò và chức năng của dịch vụ việc làm 6

1.2.1 Vai trò của dịch vụ việc làm 6

1.2.2 Chức năng của dịch vụ việc làm 6

1.3 Phân loại cơ sở việc làm 7

1.3.1 Cơ sở dịch vụ việc làm công 8

1.3.2 Cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022 9

2.1 Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam năm 2020-2022 9

2.1.1 Thị trường lao động Việt Nam năm 2020 9

2.1.2 Thị trường lao động Việt Nam năm 2022 9

2.2 Dịch vụ việc làm tại Việt Nam năm 2020-2022 10

2.2.1 Dịch vụ việc làm tại Việt Nam năm 2020 10

2.2.2 Dịch vụ việc làm tại Việt Nam năm 2022 11

2.3 Đánh giá dịch vụ việc làm tại Việt Nam năm 2020-2022 12

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY 14

3.1 Giới thiệu việc làm tiềm năng 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nhìn lại khoảng thời gian trước và sau đại dịch Covid – 19 như năm 2020 và 2022, ta có thể thấy đây là thời kỳ đầy biến động và khó khăn đối với thị trường lao động Việt Nam Nếu trong năm 2020, người lao động phải chịu cảnh mất đi nguồn thu nhập do giãn cách xã hội vì đại dịch bùng phát thì trong năm 2022, trở lại làm việc chưa bao lâu, họ lại đối mặt với cảnh tượng hàng loạt công ty, nhà máy, xí nghiệp nơi mình đang làm việc thi nhau cắt giảm nhân sự vì tình hình kinh tế phức tạp, đang trên bờ vực suy thoái Từ những hiện trạng trên dẫn đến hệ quả trong tương lai, khả năng cao thị trường lao động Việt Nam rơi vào khủng hoảng Đó là lý do vì sao hiện nay, các cơ sở dịch vụ việc làm cần phải hoạt động hết năng suất và tối ưu hoá khả năng của mình trong việc cân bằng thị trường lao động Việt Nam bằng việc đáp ứng mối quan hệ về Cung – Cầu lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp xảy ra trên diện rộng

Trên thực tế, vấn đề công nhân tại các công ty, xí nghiệp bị sa thải hàng loạt là việc khó tránh khỏi vì dựa trên tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc cắt giảm nhân sự, tinh giản biên chế lao động sẽ giải quyết được vấn đề hao hụt doanh số của công ti Mặc dù vậy, việc này sẽ gây tác động trực tiếp vào nền kinh tế vì tình trạng người dân thất nghiệp tăng cao, thu nhập bình quân đầu người giảm dần theo thời gian kéo theo nguy cơ thoái nền kinh tế Do dó bài tiểu luận này được viết với mục đích đóng góp vào quá trình cải thiện thị trường lao động Việt Nam hiện tại thông qua việc: phân tích chi tiết thị trường lao động Việt Nam trong và các hoạt động dịch vụ việc làm bên trong thị trường, đưa ra nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất phương hướng giải pháp phù hợp, hiệu quả sao cho các hoạt động dịch vụ việc làm hiện nay có thể tối ưu hoá việc cải thiện và tìm việc làm cho số lượng lớn người người đang thất nghiệp Ngoài ra, các dịch vụ việc làm sẽ hỗ trợ việc tìm ra nguồn lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao đối với các doanh nghiệp có sự đòi hỏi về cao về chất lượng người lao động Dựa trên vấn đề nghiên cứu, bài tiểu luận với đề tài: “Phân tích hoạt động dịch vụ việc làm ở thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2022.” gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ việc làm

Trang 5

- Chương 2: Thực trạng dịch vụ việc làm ở thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2022

- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm ở thị trường lao động Việt Nam hiện nay

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM 1.1 Tổng quan về dịch vụ việc làm

1.1.1 Khái niệm dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm: là hoạt động cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Trong đó có gồm những hoạt động sau:

- Cầu nối giữa cung và cầu lao động - Tư vấn việc làm

- Giới thiệu việc làm

- Tạo lập và cung ứng, tuyển lao động theo yêu cẩu của người sử dụng lao động - Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động

- Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động

Không chỉ có những hoạt động trên, dịch vụ việc làm còn có những khái niệm khác như:

- Mạng lưới dịch vụ việc làm: Đây là hệ thống các cơ sở dịch vụ việc làm, trung tâm điều phối việc làm nhằm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, cơ sở đào tào nghề

Mạng lưới này sẽ bao gồm những cơ sở, trung tâm đào tạo nghề được thực hiện bài bản, quy mô lớn như trường lớp Những cơ sở như thế sẽ liên đới với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, nhiều ngành nghề khác nhau Học sinh hoặc người học nghề nói riêng và người lao động cần tìm việc làm nói chung sẽ đến các trung tâm dạy nghề đó để học và có thể sẽ đóng học phí hay chi phí đầu vào như đi học tại trường và sẽ được đào tạo những kỹ năng cơ bản, được đảm bảo đầu ra chắc chắn sẽ tìm được việc làm tương thích với nghề mình đang theo học

Những trung tâm dạy nghề trong mạng lưới dịch vụ việc làm chính là trung gian, người “bán” dịch vụ việc làm hay còn gọi là bên Cung, thông qua việc tìm và đào tạo người lao động để cung cấp cho người sử dụng lao động hay còn gọi là bên Cầu, mua dịch vụ việc làm từ các trung tâm ấy Đó cũng là lý do có nhiều trung tâm dạy nghề công lập được hình thành với vai trò góp phần gia tăng sự tăng sự cân bằng của nền kinh tế thông qua việc đáp ứng mối quan hệ Cung – Cầu trong thị trường lao động

- Cơ sở (tổ chức) dịch vụ việc làm: các cơ sở (tổ chức) mà Nhà nước cho phép thành lập nhằm:

Trang 7

+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người thất nghiệp; + Tổ chức thị trường việc làm;

+ Đề xuất và thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới; - Hoạt động điều phối việc làm

Là hoạt động gắn kết cung – cầu về lao động nhằm giải quyết sự mất cân đối cung – cầu lao động

Việc này được thể hiện phổ biến thông qua các cơ sở dịch vụ việc làm cam kết với các công ty, xí nghiệp hoặc người sử dụng lao động sẽ cung cấp số lượng người lao động nhất định đã hoặc chưa qua đào tạo trong một khoảng thời gian xác định Ngược lại, cơ sở dịch vụ việc làm cũng cam kết với người lao động hoặc học viên của mình sẽ được đảm bảo tìm được việc làm thông qua việc cam kết với bên sử dụng người lao động trước đó Đây là vòng lặp đơn giản trong việc giải quyết mối quan hệ cung – cầu lao động

- Trung tâm điều phối việc làm

Là các trung tập thực hiện các hoạt động điều phối việc làm thông qua việc gắn kết các cơ sở dịch vụ việc làm

Nếu các cơ sở dịch vụ việc làm giải quyết mối quan hệ cung – cầu giữa người lao động và người sử dụng lao động thì các trung tâm điều phối việc làm có vai trò điều tiết mối quan hệ cung – cầu bằng cách tuyển lao động ở địa phương thừa cung cấp cho địa phương thiếu Việc này góp phần lớn trong việc cân bằng mối quan hệ cung – cầu, ổn định thị trường

1.1.2 Các hoạt động và đối tượng của dịch vụ việc làm

Công việc chủ yếu của các trung tâm dịch vụ việc làm được thể hiện thông qua những hoạt động sau:

- Môi giới việc làm

Môi giới việc làm là việc đứng giữa làm trung gian cho người tìm việc và người sử dụng lao động Đây được xem là hoạt động can thiệp trực tiếp vào thị trường lao động: Tạo ra sự gặp gỡ giữa cung và cầu lao động, xây dựng mạng lưới dịch vụ việc làm

- Giới thiệu việc làm

Trang 8

Giới thiệu việc làm là việc cung cấp thông tin giúp cho người tìm việc và người sử dụng lao động gặp nhau Đây là hoạt động can thiệp gián tiếp vào thị trường lao động thông qua việc: Cung cấp thông tin để cung – cầu lao động có thể gặp nhau

- Cung ứng lao động

Cung ứng lao động là việc các cơ sở dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm tuyển chọn và cung cấp đủ số lượng lao động đáp ứng các yêu cầu về tuyển dụng của người sử dụng lao động dựa trên hợp đồng hoặc thoả thuận trước đó của đôi bên

- Đối tượng sử dụng dịch vụ việc làm rất đa dạng, phổ biến như: + Học sinh – Sinh viên;

+ Người thất nghiệp;

+ Người muốn thay đổi việc làm;

+ Nhóm lao động đặc biệt: người tàn tật, lao động từ nước ngoài trở về, bộ đội xuất ngũ

+ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, + Người có nhu cầu tự tạo việc làm

1.1.3 Các hình thức giao dịch trên thị trường lao động

Hiện nay trên thị trường lao động có hai hình thức giao dịch nhằm giải quyết mối quan hệ cung – cầu lao động bao gồm: giao dịch trực tiếp và giao dịch gián tiếp - Giao dịch trực tiếp: đây là hình thức giao dịch kiểu cũ và tương đối phổ biến trong thị trường lao động chưa hoặc đang phát triển Giao diễn ra bằng việc người lao động gặp trực tiếp người sử dụng lao động để thoả thuận về hợp đồng lao động, chính sách công ty, bảo hiểm y tế, xã hội, trợ cấp v.v…

- Giao dịch gián tiếp: Đây là hình thức giao dịch phổ biến hiện nay khi người lao động có thể thoả thuận hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thông qua các tổ chức trung gian như:

+ Trung tâm (văn phòng) giới thiệu việc làm; + Doanh nghiệp cung ứng nhân lực;

+ Hội chợ việc làm;

+ Qua phương tiện thông tin đại chúng, Internet + Qua các cơ quan lao động địa phương;

Trang 9

Sau đại dịch Covid-19 thì hình thức giao dịch gián tiếp được xem là hình thức giao dịch được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng, internet và các trang mạng xã hội phổ biến

1.2 Vai trò và chức năng của dịch vụ việc làm

1.2.1 Vai trò của dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm có vai trò rất quan trọng không chỉ bằng việc giải quyết mối quan hệ về cung – cầu lao động mà còn được thể hiện qua những việc sau:

- Hoàn thiện thị trường lao động

Đây là vai trò chính cũng như là việc quan trọng nhất mà dịch vụ việc làm cần làm chính là hoàn thiện thị trường lao động trên cơ sở là cầu nối giữa cung và cầu lao động

Không chỉ thế, dịch vụ việc làm còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cung – cầu lao động, làm cho thị trường lao động hoàn thiện và vận hành tốt hơn

- Phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài việc hoàn thiện thị trường lao động, dịch vụ việc làm còn có thể cải thiện và phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc

+ Tăng năng suất lao động xã hội và mức sống dân cư: Việc làm phù hợp và hiệu quả làm việc

+ Góp phần lành mạnh hóa xã hội: Tăng việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp

1.2.2 Chức năng của dịch vụ việc làm

Đóng góp vai trò rất lớn và nền kinh tế cũng như thị trường lao động, dịch vụ việc làm cần phải đảm nhiệm các chức năng sau đây:

- Chắp nối việc làm thông qua: Các hoạt động:

+ Môi giới việc làm + Giới thiệu việc làm

+ Cung ứng lao động theo hợp đồng + Hỗ trợ các nhóm yếu thế

Mục đích:

+ Giúp NLĐ tìm việc lần đầu

Trang 10

+ Giúp NSDLĐ tìm được LĐ thích hợp + Giúp người có việc làm thay đổi công việc + Giúp người thất nghiệp tìm việc

Nguyên tắc cơ bản

+ Hoạt động trên cơ sở tự nguyện + Đa dạng về hình thức

+ Đảm bảo tính bảo mật + Không phân biệt đối xử + Luôn có vai trò trung lập Cách thức hoạt động

+ Lập danh mục những chỗ việc làm trống (NSDLĐ cung cấp) + Lập danh mục người tìm việc

+ Ghép nối hai danh mục

- Thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động Sự cần thiết: Phản ánh diễn biến của thị trường lao động Các hình thức thu thập thông tin:

+ Điều tra hộ gia đình, + Điều tra doanh nghiệp, + Điều tra chuyên sâu

Vai trò của các cơ sở dịch vụ việc làm: + Nhà cung cấp thông tin

+ Người sử dụng thông tin

- Quản lý chương trình việc làm chủ động nhằm giảm nhẹ hoặc loại trừ tình trạng khủng hoảng thất nghiệp

Vai trò của chương trình VL chủ động:

+ Chính phủ cần can thiệp vào TTLĐ để xử lý các vấn đề nảy sinh do điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thay đổi công nghệ

+ Góp phần loại trừ các mất cân đối trên TTLĐ vì các nguyên nhân kể trên + Quản lý BHTN

+ Tư vấn chính sách việc làm, tư vấn nghề và tư vấn đào tạo

1.3 Phân loại cơ sở việc làm

Trang 11

Hiện nay trên thị trường đang tồn tại 2 loại cơ sở việc làm để đáp ứng mối quan hệ cung – cầu lao động bao gồm: Cơ sở dịch vụ việc làm công và cơ sở dịch vụ việc

làm tư nhân Mỗi phân loại cơ sở dù có nhiều đặc điểm khác nhau những đều tồn tại

với một mục tiêu chúng chính là giải quyết mối quan hệ về cung – cầu lao động, bình ổn thị trường lao động, phát triển kinh tế

1.3.1 Cơ sở dịch vụ việc làm công

- Do Nhà nước hoặc Nhà nước phối hợp với các tổ chức xã hội thành lập và quản lý hoạt động

+ Thuận lợi: Phù hợp với chính sách, có sự bảo trợ của Nhà nước

+ Khó khăn: Nguồn lực hạn chế, sức ép từ cung lao động, sự gia tăng của số người thuộc nhóm yếu thế, sự phát triển của thị trường lao động

1.3.2 Cơ sở dịch vụ việc làm tư nhân

- Do các tổ chức, cá nhân không thuộc Nhà nước tiến hành hoạt động dịch vụ

việc làm nhằm mục tiêu thu lợi nhuận

+ Thuận lợi: Hoạt động linh hoạt, hỗ trợ tốt cho sự vận động của TTLĐ + Khó khăn: Nguồn lực hạn chế, xây dựng niềm tin của khách hàng

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2022

2.1 Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam năm 2020-2022

2.1.1 Thị trường lao động Việt Nam năm 2020

Trở lại từ sau đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch Covid-19 năm 2019, mục tiêu chung của nước Việt Nam ta là vừa tiếp tục đẩy lùi dịch bệnh vừa tiến hành phục hồi và phát triển kinh tế Và để thực hiện tốt nhất việc phát triển kinh tế thì phải đảm bảo cải thiện được thị trường lao động, cụ thể thông qua những việc: tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, số lao động có việc làm, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương và thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương đều tăng; tỷ lệ thất nghiệp giảm Đây gần như là những việc mà các cơ sở dịch vụ việc làm phải làm để giúp cải thiện và phát triển nền kinh tế hiện tại

Nhìn chung, thị trường lao động trong nước ta lúc bấy giờ đang có nhiều biến động và chưa phục hồi kịp thời sau những ảnh hưởng của đại dịch Mặc dù vậy, những chính sách của nhà nước và các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường lao động việc làm, nhiều Trung tâm Dịch vụ việc làm đã trở thành những chiếc “phao cứu sinh” đưa lao động trở lại thị trường, kết nối cung – cầu lao động, để hàng chục ngàn lao động có việc làm

2.1.2 Thị trường lao động Việt Nam năm 2022

Giữa năm 2021 là thời kỳ dịch Covid-19 tái bùng phát và lan rộng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đó cũng là lý do vì sao cuối năm 2021, hiệu quả thị trường lao động và việc làm của Việt Nam thấp hơn năm 2020 Kết quả là lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và người lao động từ 15 tuổi trở lên đều giảm so với năm 2020, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh

Ngoài ra, theo thống kê của VietnamWorks, có gần 40% lao động hiện đang không có việc làm ổn định, trong đó:

- 20% người lao động đã thôi việc và đang tìm kiếm việc làm mới

- 15% người lao động đã thôi việc và lựa chọn làm một công việc thời vụ thay thế

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w