1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách việc làm tại Việt Nam
Tác giả Vũ Bình Phước
Chuyên ngành Phân tích lao động xã hội
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 334,01 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho. mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho

Trang 1

Mã lớp: Đ H 2 1 K E 1 Số báo danh: 5 1

Phân tích lao động xã hội Nguyễn Văn Hiếu

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM Tiểu luận (hoặc tham luận): Cuối kì Giữa kì

Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 7/4/2024

Trang 2

Đặt vấn đề

Theo báo VnExpress dân số trung bình Việt Nam năm 2023 là khoảng 100.3 triệu người thì Việt Nam thuộc vào nước có dân số vàng Trong đó, dân số thành thị 38,2 triệu người, chiếm hơn 38%; dân số nông thôn hơn 62 triệu người, chiếm gần 62%; nam 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1% Để nắm bắt được cơ hội giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và biền vững thì yếu tố việc làm là cực kì quan trọng, yếu tố việc làm quan trọng thì yếu tố điều tiết việc làm quan trọng hơn gấp nhiều lần, vậy để điều tiết việc làm ta cần thông qua các chính sách việc làm của nhà nước Ở nước ta, chính sách việc làm là giải pháp đầu tiên mà Chính phủ và các chuyên gia kinh tế nghĩ tới đầu tiên để khắc phục tình trạng thiếu việc làm Chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hóa bằng phương pháp của nhà nước, một hệ thống quan điể, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần đảm bảo an toàn an, ổn định và phát triển xã hội Đây là cách nhìn khá đầy đủ và toàn diện vầ chính sách việc làm, được tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung khẳng định trong cuốn: “ Về Chính sách việc làm ở Việt Nam” năm 1997

Đối tượng của tiểu luận này là chính sách việc làm và người lao động ở Việt Nam Trong quá trình làm bài em sẽ sử dụng một số phương pháp chủ yếu như là phương pháp thu thập, phương pháp đánh giá và một số phương pháp khác

Môn phân tích lao động xã hội là môn học quan trọng trong qua trình học tập và hoàn thiện các học phần với chuyên ngành Kinh tế lao động Học phần này giúp em có thể phân tích các vấn đề chính sách xã hội một cách sâu sắc hơn để cụ thể hóa nó em xin chọn đề tài phân tích chính sách việc làm hiện nay để làm đề tài kết thúc học phần với mục đích như sau: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách việc làm, giúp cơ quan các nhà lãnh đạo các cấp kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện đổi mới phù hợp với thực tiễn, giúp người đọc có thể hiểu rõ các chính sách việc làm cho người lao động

Trang 3

Nội dung nghiên cứu 1.1 Khái niệm liên quan

Chính sách lao động xã hội là những công cụ của Nhà nước, được Nhà nước ban hành để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Chính sách về lao động xã hội được Nhà nước đề ra trên quan điểm đường lỗi của Đảng, nhưng chính sách lao động và xã hội không phải là đường lỗi chung, cũng không phỉa là định hướng lớn, ngược lại bao giờ cũng là cái cụ thể Chính sách lao động và xã hội luôn hướng vào việc xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra từ thực tiễn của đời sống xã hội, tập trung vào giải quyết những tình huống cụ thể nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của một giai đoạn nhất định

Chính sách việc làm là chính sách hướng tới việc khẳng định quyền có việc làm và quyền được làm việc ở những lĩnh vực mà khả năng lĩnh vực mà khả năng của mỗi người được phép phát huy nhất Nó đước thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước, một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và thể biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội

1.2 Vai trò của chính sách việc làm

Chính sách việc làm được đề ra nhằm giải quyết thỏa đáng nhu cầu việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm, góp phần đảm bảo an toàn xã hội Sau đây là một số vai trò của chính sách việc làm:

- Có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội

- Giúp hoạch định và phát hiện những hành động không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và cả về chính trị, xã hội cho Việt Nam

- Có vai trò làm cầu nối mối quan hệ biện chứng với các chính sách khác như chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đặc biệt là: chính sách dân số, chính sách giáo dục và đạo tạo, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách công nghệ, chính sách bảo hiểm xã hội,…

- Giải quyết việc làm giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như đảm bảo các vấn đề trước, trong và sau sau khi làm việc cho người lao động

- Thúc đẩy nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng tốt nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp

- Giúp thúc đẩy sử dụng nguồn nhân lực hệu quả, tác động tích cực đến giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp

1.3 Mục đích của chính sách việc làm

Trang 4

- Tạo việc làm và giảm thất nghiệp: Một trong số những mực tiêu chính của chính sách việc làm là tạo ra cơ hội việc làm mới và giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Phát triển kinh tế và xã hội: Các chính sách việc làm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và tăng khả năng cạnh tranh Ngoài ra, việc cải thiện tình hình làm việc làm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bình đẳng giới và bất bình đẳng kinh tế

- Nâng cao chất lượng lao động: các chính sách việc làm thường bao gồm các biện pháp đào tạo và phát triển kỹ năng nhằm nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực

- Đảm bảo công bằng và bảo vệ nguồn nhân lực: các chính sách việc làm thường nhấn mạnh vào việc bảo vệ quyền lợi và điều kiện làm việc công= cho người lao động

- Thu hút và duy trì lao động có trình độ: chính sách việc nào cũng là một trong những cách để sử dụng và thu hút duy trì nhân tài, bao gồm cả lao động trong nước và lao động nước ngoài có trình độ cao, giúp tăng cường sự phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế

- Đáp ứng các thách thức kinh tế và xã hội mới:Các chính sách việc lao thường phải điều chỉnh và phát triển liên tục nhằm đáp ứng các thách thức từ biến động kinh tế xã hội, sự tự động hóa, biến đổi khí hậu và bất ổn về kinh tế toàn cầu

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách việc làm

1.4.1 Tầm quan trọng và mục đích của chính sạch việc làm

Mỗi chính sách đều hướng tới người lao động và mục đính của nó cũng khác nhau Vậy nên tầm quan trọng của nó cũng khác nhau Các chính sách việc làm chủ yếu giúp người lao động có việc làm từ đó giúp đảm bảo an sinh sã hội, và phát triển kinh tế

Nếu chính sách việc làm có mức quan trọng cao và hướng tới nhiều loại việc làm khác khau thì chính sách đó sẽ được quan tâm và có sức ảnh hưởng tới việc làm khác nhau, chính sách mà ưu ái cho việc làm đó nhiều thì việc làm đó sẽ thu hút được nhiều người lao động

1.4.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Là yếu tố căn bản ảnh hưởng và quy hạch phát triển kinh tế xã hội là sản phẩm của chính quyền, nó mang tính chất định hướng cho các chính sách việc làm, quy hoạch pháy triển kinh tế xã hội có vai trò xây dựng lên đường nét không gian về phát triển kinh tế xã

Trang 5

hội, là cơ sở cho xây dựng các nội dung chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm Do đó hết quả của việc quy hoạch phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dụng của chính sách việc làm

1.4.3 Hoạch định và thực thi chính sách việc làm

Chính sách việc làm có quá trình bắt đầu từ việc hoạch định cho đến giai đoạn tổ chức thực thi Quá trình thực thi các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của chính sách việc làm

Hoạch đính chính sách là yếu tố quyết định đến nội dung chính sách Trong quá ttrinhf hoạch định, nếu để hoạch định được tối ưu thì bộ phận hoạch định cần có những điều kiện sau:

- Năng lực hoạch định chính sách tốt

- Thực hiện một cách khoa học quá trình hoạch định chính sách: căn cứ sát thực vào tình hình đất nước , tính tới sự khác biệt của lao động ở các khu vực địa lý khác nhau, căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội, những tiềm năng và những có hội có thể huy động của khu vực khác nhau

- Thu hút sự tham gia của người dân và các tổ chức tại địa phương trong đề xuất các sáng kiến về chính sách và sáng kiến tổ chức thực thi chính sách

Có thể thấy, tuy hoạch định chính sách là điều kiện cần và thực thi chính sách là điều kiện đủ để chính sách xã hội có thể đến cuộc sống người dân và phù hợp với điều kiện của họ Phía mặt khác là những bài học rút ra từ tổ chức thực thi chính sách giúp các nhà hoạch định có được thông tin phản hồi để hoàn thiện các nội dung chính sách, đặc biệt là thông tin phản hồi từ khâu giám sát và đánh giá chính sách

1.4.4 Năng lực tài chính

Các chính sách việc làm đều có mục đính, đối tượng và khu vực triển khai khác nhau, và hơn thế nữa tầm quan trọng của chúng cũng khác nhau vậy nên việc nhà nước chi ngân sách ra để thực hiện cũng khác nhau Để một chính sách bất kì có thể đến được với người cần thì tiền vô cùng quan trọng nếu không đủ tiền thì nó sẽ khó triển khai thậm chí việc thực hiện có thể không xảy ra

1.4.5 Các chính sách xã hội liên quan

Trang 6

Chính sách an sinh xã hội có tác động tới chính sách việc làm bởi vì chunhs tác động qua lại lẫn nhau Đơn giản ta có thể thấy nếu chính sách việc làm bị gặp trở ngại thì vấn đề việc làm sẽ gặp khó khăn gây ra người lao động không có việc làm điều này gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện, hiếp dâm,… điều này tác động ngược lại đến các chính sách an sinh xã hội làm cản trở việc ổn định đời sống xã hội Và ngược lại các chính sách xã hội không thực hiện tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách việc làm đẫn đến người lao động sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm công việc

1.5 Các quy về chính sách việc làm ở Việt Nam hiện nay

Các quy định về chính sách việc làm hiện nay được quy định rất rõ ràng trong các bộ luật hiện hành của Việt Nam Theo đó, những thông tin về chính sách này được quy định cụ thể như sau:

• Bộ luật Lao động năm 2019

• Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản…) đã góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển

• Luật bảo hiểm xã hội 2014 • Luật giáo dục nghề nghiệp 2014

• Luật việc làm 2013 (nghị định 28/2015/NĐ-CP; Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)

• Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

• Các nghị định, thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm • Các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo thị trường lao động nhằm kết nối cung cầu lao động;

• Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg ngày 9/9/2019 về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020

Các chính sách việc làm tại Việt Nam luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động hết sức có thể Tùy vào từng điều kiện thì các chính sách này sẽ tạo cơ hội cho người lao động theo các hướng khác nhau nhưng vẫn luôn tạo điều kiện hỗ trợ người lao động hết sức có thể

1.6 Các chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay 1.6.1 Chính sách hỗ trợ người lao động ở nước ngoài

Trang 7

- Nhà nước hỗ trợ các đối tượng học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

- Nhà nước hỗ trợ các đối tượng được tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

- Nhà nước hỗ trợ các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi

1.6.2 Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên

Các hoạt động trong chính sách này bao gồm:

- Nhà nước thực hiện việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên

- Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;

- Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp

1.6.3 Các chính sách hỗ trợ người lao động

Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây, cụ thể là:

- Nhà nước thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động

- Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động - Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm

- Nhà nước ta khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động

2.1 Thực trạng về chính sách hỗ trợ đưa lao động ra nước ngoài

Ngày 22/9/1998 ban hành triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những vướng mắc trong qua trình thực hiện, thì sau gần 15 năm ngày 8/5/2012, ban hành Chỉ thị số 16-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, trong đó xác định: “Việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng

Trang 8

cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” Chỉ thị số 16-CT/TW được coi là giải pháp khắc phục cho những thiếu sót mà Chỉ thị số 41-CT/TW đã tạo ra Từ những mục tiêu đó, Việc đưa lao động trong nước ra nước ngoài được nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo ngay từ ban đầu và được coi là hướng đi lâu dài của đất nước

Trong năm 2023, Chính phủ đã có Nghị quyết số 225/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành và triển khai, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”

Theo Cục Quản Lí lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết người xuất khẩu lao động chủ yếu xuất khẩu theo một số lĩnh vực như chế tạo ( dệt may, cơ khí, lắp ráp điện tử, giày da,…), nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, dịch vụ( giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, người già) Nhờ đặc điểm của lao đọng Việt Nam là chăm chỉ, khéo tay, ham học hỏi, tỉ mỉ, … Tính từ năm 2006 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có khoảng hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Năm 2022, tổng số người đi lao động ở nước ngoài 142.779 người đạt 158.64% kế hoạch năm 2022, năm 2023 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài 159.986 lao động đạt 133.3% kế hoạch mà mục tiêu đề ra là đưa từ 110.000 người đến 120.000 người đi lao động nước ngoài Trong đó có 55.804 nữ, chiếm tỷ lệ gần 35% Mục tiêu 2024 là đưa 125.000 người đi lao động nước ngoài

Cùng với số lượng lao động đi xuất khẩu hằng năm tăng thì trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước, các chủ thể tham gia bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cũng tăng Đồng thời nhà nước luôn quan tâm, sát sao trong việc rà soát, bảo vệ quyền lợi của người lao động tại nước ngoài Điển hình là khi đại dịch Covid-19 diễn ra thì Chính phủ nước ta đã chỉ đạo đơn vị chức năng, ban quản lý lao động Việt Nam tại các nước (Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE,…) và các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại khu vực Trung Đông, châu Phi phối hợp các cơ quan chức năng nước sở tại để đôn đốc giải quyết các tranh chấp hợp đồng; đăng ký về nước cho lao động giải quyết xong tranh chấp và hỗ trợ các thủ tục cần thiết khi có chuyến bay đưa công dân hồi hương… Chỉ

Trang 9

trong hai năm (2020 - 2021), Chính phủ đã đưa về nước 1.008 lao động từ Saudi Arabia, 340 lao động từ UAE, 400 lao động từ Algeria, 216 lao động từ Guinea xích đạo và 226 lao động từ Uzbekistan…

Bên cạch đó nhà nước còn có chính sách hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bảo thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài như sau: Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Theo đó, đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nội dung và mức hỗ trợ gồm:

Hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế; tối đa theo mức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC;

Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học;

Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày; Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng;

Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép ) mức 600.000 đồng/người;

Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

Hỗ trợ chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 04 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;

Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động; Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người

Trang 10

2.1.1 Thách thức và khó khăn

- Người lao động đi nước ngoài sau một thời gian thì họ tích trữ được một khoảng tiền đáng kể, kinh nhiệm và tác phong làm việc tuy nhiên việc hỗ trợ, khai thác, phát huy nguồn lực cho người về nước vẫn chưa được thực hiện hiệu quả

- Việc tập trung lao động vào một thị trường dễ xảy ra rủi rõ do kinh kế suy thoái, yếu tố chính trị,…

- Tình trạng người lao động đi làm việc trái phép, vi phạm pháp luật nước sở tại - Bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước vẫn xảy ra

- Công tác đào tạo nghề, bỗi dưỡng ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động thiếu chặt chẽ, thiếu sự gắn kết giữa các hệ thống cơ sở đào tọa nghề với tạo nguồn đi làm việc ở nước ngoài, làm giảm khả năng cạnh tranh của

2.1.2 Giải pháp cho một số kho khăn của chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Nhà nước cần có các chính sách, các giải pháp để giúp người lao động đi làm ở nước ngoài trở về nước có điều kiện tạo việc làm cho tại quê nhà hay nơi định cư của các công dân đi làm ở nước ngoài trở về

- Bộ Lao động-Thương binh xã hội sớm xây dựng cơ sở dữ liệu sớm khắc phục tình trạng hết thời hạn hợp đồng nhưng không phát hiện ra để kịp thời gia hạn hoặc đưa lao động về về quê nhà

- Tăng cường đẩy mạnh vai trò quản lí lao động Việt Nam tại nước sở tại để xiết chặt các tính trạng bỏ việc trốn về nước tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các loại tội phạm liên quan đến hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời phát hiện và xử lý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật

- Nâng cao công tác tuyên truyền, đâò tạo nghề, đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo nghề và công ty xuất khẩu lao động

2.2 Thực trạng về chính sách hỗ trợ đào tạo cho thanh niên

Theo diễn đàn về chính sách lao động việc làm năm 2023 cho biết tỉ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên còn cao điều này cho thấy Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế

Trang 11

của giai đoạn dân số vàng Nhiều sinh viên ra trường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc lam hoặc phải làm trái ngành trái nghề, việc làm của thanh niên cũng không ổn định Hiện nay tình trạng thất nghiệp của thanh niên trong nhóm tuổi từ 15- 24 đang là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam Năm 202 tỉ lệ thất nghiệp là 7.21%, năm 2021 là 8.55%, năm 2022 là 7.72%, quý I năm 2023 là 7.61% cao gấp 3.38 lần só với tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2.25% Tham dự diễn dàn Thứ trưởng bộ Lao Động thương binh và Xã hội ông Lê Văn Thanh cho biết: “ trong 10 thanh niên thì có 1 thanh niên bị thất nghiệp”, số lao động trẻ đang làm việc hiện nay có nguy cơ mất việc cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn tuy nhiên so với thế giới và khu vực tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên phản ánh lỗi cung và cầu thanh niên chưa thực sự hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ nguyên nhân do chất lượng lao động thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hay chưa có giải pháp phù hợp giúp thanh niên tham gia thị trường lao động hoặc do ý thức, trách nhiệm của bản thân thanh niên

Lao động thanh niên được coi là một trong những bộ phận chính của lực lượng lao động với khoảng 10.8 triệu người chiếm khoảng 21.8% lực lượng lao động cả nước mang lại nguồn cung lao động dồi dào, có nhiều tiềm năng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước

Chính sách hỗ trợ lao động việc làm cho thanh niên được triển khai và nó được biến đổi sao cho khù hợp với kinh tế- xã hội từng vùng cho thấy được một số kết quả quả sau:

Ở tỉnh Ninh Bình chính sách về tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm trong nước giai đoạn 2020-2022 đã tạo việc mới cho 30.347 người thanh niên có việc làm mới, trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức 49 phiên giao dịch việc làm Tư vấn giới thiệu việc làm trong đó có 21.868 thanh niên được giới thiệu việc làm Cũng trong giai đoạn này tỉnh đã tổ chức 20 hội nghị tuyên truyền, 13 buổi hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề cho 2.000 học sinh Tổ chức lễ đón nhận tư vấn, giới thiệu việc làm cho 4.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương

Hỗ trợ thanh niên đi lao động nước ngoài là 3.086 thanh niên đi lao động nước ngoài bên cạnh đó tỉnh Nình Bình còn hỗ trợ vay vốn cho thanh niên lâp nghiệp tại chính quê

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN