1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 364,53 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho mong mn tham khảo và làm tốt hơn mình nhé. bài mình có nhiều lỗi lắm mong mn bỏ qua cho

Trang 1

Mã lớp: số báo danh:

Phân tích lao động xã hội Th.S Nguyễn Văn Hiếu

TÊN ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Trang 2

1.1.2 Cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động 2

1.2 Vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 6

2.1 Thực trạng chung của cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam hiện nay 6

2.1.1 Phân tích tổng thể cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam hiện nay 6

2.1.2 Phân tích chi tiết doanh nghiệp Vinamilk 8

2.2 Đánh giá 10

2.2.1 Điểm mạnh 10

2.2.2 Điểm yếu 10

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, NÂNG CAO CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 12

Trang 3

LỜI MỜ ĐẦU

Trong những năm gần đầy, nền kinh tế thế giới đang nằm bên bờ vực khủng hoảng khi chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của sự biến đổi khí hậu và căng thẳng Nga – Ukraine kéo dài Nhu cầu bị dồn nén dẫn đến việc nguồn cung và lạm phát tăng đột biến, tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ vào năm 2022 Việt Nam là một trong số nhiều quốc gia chịu tổn thất nặng nề về mặt kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp do các tổ chức, doanh nghiệp đồng loạt cắt giảm nhân sự đang cùng tăng với tỷ lệ lạm phát Vấn đề này phần lớn đến từ quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động chưa diễn ra suôn sẻ, chưa đảm bảo về tính cân đối và thích nghi kịp thời với những biến đổi về mặt kinh tế

Trước tình hình tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp lớn nhỏ đòi hỏi phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh trong hoạt động kinh doanh Mỗi một mô hình cơ cấu tổ chức phải được đảm bảo quy trình vận hành của doanh nghiệp đó diễn ra trơn tru, phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh Từ đó giúp tạo ra lợi nhuận, tạo công ăn việc làm, giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Thấy được điều đó, bài tiểu luận với tiêu đề: “Thực trạng cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động tại Việt Nam” được viết với mục đích so sánh bản chất và tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động với thực trạng cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động Việt Nam, từ đó có thể đưa ra những đánh giá, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện, nâng cao thị trường lao động nói riêng và phát triển kinh tế nói chung

Để đạt được điều đó, tác giả đòi hỏi tác giả phải nắm thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn trong thời gian học môn phân tích lao động tại trường, nguồn thông tin từ báo điện tử của chính phủ và các trang web chính thống khác, ngoài ra còn là quá trình thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước Tất cả thông tin kể trên không chỉ đảm bảo bài tiểu luận có tính xác thực cao về mặt cơ sở lý luận mà còn giúp đưa ra sự so sánh cụ thể, từ đó đưa ra những biện pháp, cải thiện có thể ứng

dụng vào thực tiễn

Bài tiểu luận với tiêu đề: “Thực trạng cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động tại Việt Nam” được gói gọn trong 3 chương gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động

- Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động tại Việt Nam - Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao cơ cấu tổ chức trong các hoạt động lao động tại Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm

1.1.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là cách mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp được tổ chức và thiết lập để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của mình hoặc có thể hiểu đây là hình thức làm việc tập thể mà tại đó, nhiệm vụ, vai trò được phân chia rõ ràng, logic, có mối liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo sự phối hợp và hiệu quả và đạt được mục tiêu chung

Cơ cấu tổ chức thường bao gồm các yếu tố sau:

Phân chia công việc: Xác định các nhiệm vụ cụ thể và phân phối chúng cho các bộ phận và cá nhân

Tổ chức chức năng: Sắp xếp các hoạt động và nhiệm vụ thành các bộ phận chức năng, ví dụ như bán hàng, sản xuất, tài chính, v.v

Tổ chức theo sản phẩm hoặc dịch vụ: Phân chia tổ chức dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà nó cung cấp

Cấp quản lý: Xác định các cấp bậc trong tổ chức, từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên cấp dưới, và xác định quyền lực và trách nhiệm của từng cấp bậc

Mối quan hệ giữa các bộ phận: Xác định cách các bộ phận liên quan và làm việc với nhau để đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Một cơ cấu tổ chức hiệu quả giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, linh hoạt và phản ứng được với các thay đổi trong môi trường kinh doanh

1.1.2 Cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động

Là một hình thức, loại hình mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức lao động áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm tối ưu hoá khả năng làm việc tập thể, có sự phân chia công việc, nhiệm vụ rõ ràng

Dựa trên mô hình cơ cấu tổ chức, mỗi cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động cũng được phân thành nhiều cấp bậc tương ứng với nhiều nhiệm vụ khác nhau Mỗi vai trò đều là một mắt xích, liên kết lẫn nhau với mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch mà tổ chức đưa ra

Cơ cấu tổ chức lao động thường bao gồm:

Lãnh đạo và quản lý: Các quản lý và nhà lãnh đạo cung cấp hướng dẫn, định hình chiến lược và đảm bảo hoạt động hàng ngày diễn ra một cách suôn sẻ Đây là chức vụ có vị trị cao nhất trong tổ chức cũng như có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, định hướng, hoạch

Trang 5

định chiến lược cho tổ chức, doanh nghiệp Từ những mục tiêu đã được đề ra trước đó, họ còn đảm nhiệm vai trò phân chia nhiệm vụ cho các bộ phận, chức năng khác

Phòng ban và bộ phận: Các phòng ban và bộ phận được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà ban lãnh đạo và quản lý đưa ra, như quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, tiếp thị, và nghiên cứu phát triển Trên thực tế, các bộ phận này thường bao gồm: - Bộ phận kế toán: là một phần không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Chức năng chính của bộ phận này là quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức, bao gồm ghi nhận, phân tích và báo cáo về các giao dịch tài chính Ngoài ra, bộ phận kế toán còn có vai trò trong việc thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình kinh tế của doanh nghiệp cho bộ phận lãnh đạo và quản lý nhằm đưa ra những mục tiêu mang tính định hướng, phát triển cho doanh nghiệp

- Bộ phận nhân sự: là bộ phận chịu trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn nhân lực chất lượng và hiệu suất để đạt được mục tiêu kinh doanh

- Bộ phận marketing: là bộ phận có vai trò quảng bá và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức để thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận

- Bộ phận vận hành: là một phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một tổ chức hoặc doanh nghiệp Bộ phận này thường có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của tổ chức để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ

Nhân viên và lao động: Nắm giữ nhiệm vụ của từng bộ phận khác nhau, các nhân viên và lao động là những người thực hiện công việc hàng ngày, hoàn thành các nhiệm vụ tương ứng với phòng ban của họ, đóng góp vào mục tiêu tổ chức thông qua lao động và giá trị mà họ tạo ra

Hệ thống giao tiếp: Một hệ thống giao tiếp hiệu quả giữa các cấp bậc và bộ phận trong tổ chức là cực kỳ quan trọng để đảm bảo thông tin được truyền tải đúng cách và kịp thời

Quy trình và quy định: Các quy trình và quy định được thiết lập để đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức hoạt động theo cách nhất quán và tuân thủ các quy định pháp luật Hấu hết các tổ chức trong hoạt động lao động đều đòi hỏi việc đầu tiên là tuân thủ lần lượt là: cao nhất chính là hệ thống pháp luật, tiếp đến là bộ Luật lao động và cuối cùng là những quy định, quy trình riêng của tổ chức

Nắm được những yếu tố cơ bản của một cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động, ta có thể thấy một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả giúp tăng cường năng suất, sự hiệu

Trang 6

quả và sự hài lòng của nhân viên, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của tổ chức

1.2 Vai trò của cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động

Cơ cấu tổ chức trong các hoạt động lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và quản lý nhân lực, tạo điều kiện cho việc hoạt động một cách hiệu quả và hiệu suất Dưới đây là một số chức năng chính của cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động: Phân chia và phân công nhiệm vụ: Cơ cấu tổ chức giúp phân chia và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân và nhóm làm việc trong tổ chức Điều này đảm bảo rằng mỗi người được biết mình phải làm gì, giúp tăng tính minh bạch và trách nhiệm trong công việc

Xây dựng cấu trúc quản lý: Cơ cấu tổ chức xác định cấu trúc quản lý của tổ chức, bao gồm các cấp bậc quản lý và mối quan hệ giữa chúng Điều này giúp trong việc quản lý và điều hành nhân lực một cách hiệu quả

Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Cơ cấu tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách thiết lập các quy tắc, chính sách và các tiêu chuẩn làm việc công bằng và an toàn Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự mâu thuẫn vì việc này còn phụ thuộc vào ban quản lý và lãnh đạo của mỗi tổ chức, thiết lập hệ thống quy tắc nghiêm ngặt nhưng không gò bó, tạo ra những quy tắc, tiêu chuẩn công việc không quá khắt khe nhưng khó bị phá vỡ Chung quy không tồn tại khái niệm “môi trường làm việc hoàn hảo”, quy tắc và luật lệ trong môi trường lao động chỉ là phương tiện nhằm đảm bảo ban quản lý và hệ thống nhân sự có những chuẩn mực riêng Môi trường làm việc có thuận lợi hay không phụ thuộc vào sự liên kết, giao tiếp, quan sát, thấu hiểu của người quản lý đối với nhân sự của họ

Phát triển và quản lý nhân viên: Cơ cấu tổ chức có thể cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên thông qua đào tạo, phát triển kỹ năng và các chương trình khuyến khích Đồng thời, nó cũng quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên để đảm bảo mọi người hoạt động hiệu quả

Xây dựng văn hóa tổ chức: Cơ cấu tổ chức có thể giúp xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực bằng cách thúc đẩy các giá trị, niềm tin và ứng xử chung trong tổ chức Đây vẫn là vai trò của người đứng đầu hay ban quản lý của tổ chức,

Tối ưu hóa hiệu suất và sản xuất: Bằng cách tổ chức lao động một cách hợp lý và phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân, cơ cấu tổ chức giúp tối ưu hóa hiệu suất và sản xuất của tổ chức

Tóm lại, cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động lao động, đóng góp vào sự hiệu quả và hiệu suất của tổ chức Do đó, để đảm

Trang 7

bảo hiệu suất công việc và tối ưu hoá lợi nhuận, doanh nghiệp đòi hỏi phải có cho mình một “cơ cấu” gồm văn hoá tổ chức, quy định, quy trình cụ thể và một “tổ chức” gồm hệ thống các ban quản lý, phòng ban, và lực lượng nhân sự được xây dựng hoàn chỉnh và kết nối chặt chẽ

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng chung của cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam hiện nay

2.1.1 Phân tích tổng thể cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam hiện nay

Là nền kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp giữa các yếu tố từ nền kinh tế thị trường và

nền kinh tế có quy định của nhà nước, tạo ra một môi trường kinh doanh đa dạng và phát triển, thị trường lao động Việt Nam hiện nay cũng được phân thành một hệ thống, cơ cấu tổ chức chặt chẽ Bên cạnh đó, đây còn là hệ thống, cơ cấu tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn nhất, đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của nền kinh tế, hệ thông này gồm những thành phần sau đây:

Tổ chức Công đoàn Việt Nam : Là tổ chức đại diện cho lợi ích của người lao động, được phái đoàn hóa tại tất cả các cấp và tại mọi lĩnh vực Tổ chức Công đoàn Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động dưới sự điều hành của chính phủ Công đoàn Việt Nam là tổ chức cao nhất, dưới công đoàn Việt Nam còn các cấp bậc khác từ cơ sở (tại các doanh nghiệp, xí nghiệp) đến cấp trung ương Tại cơ sở, công đoàn tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và đàm phán với các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến lao động Doanh nghiệp và Tổ chức lao động tại doanh nghiệp: Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các tổ chức này tự tổ chức hệ thống lao động của mình dưới sự quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp và theo quy định pháp luật lao động Các doanh nghiệp và tổ chức lao động tại doanh nghiệp thường là các tổ chức lợi nhuận và là đại diện cho người sử dụng lao động Tại đây, họ có thể xây dựng cơ cấu tổ chức riêng, sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật và bộ luật Lao động

Tổ chức Phi chính phủ và Tổ chức xã hội: Bao gồm các tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội, cộng đồng tôn giáo, và các tổ chức phi chính phủ khác Những tổ chức này thường hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, xã hội, và bảo vệ môi trường Những tổ Phi chính phủ thường là tổ chức tự phát nên thường có thể xây dựng cơ cấu tổ chức hoặc không, tuỳ vào mục đích và thể thức hoạt động của họ

Nhà nước: Chính phủ và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thiết lập và thực thi chính sách, luật lệ và quy định về lao động, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, và quản lý thị trường lao động

Mỗi một thành phần trong hệ thống cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam kể trên đều có vai trò và nhiệm vụ cụ thể và tất cả dều8 được phục vụ cho mục đích chung là

Trang 9

đảm bảo thị trường lao động trong nước được diễn ra một cách hiệu quả Trên thực tế, thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại

Thực tế cho thấy hệ thống cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động nói chung và trong thị trường lao động Việt Nam nói riêng, Tổ chức công đoàn Việt Nam, nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức lao động lớn nh hay cả các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội đã làm rất tốt trong thời vừa qua Đỉnh điểm là trong thời kì trước và sau Đại dịch Covid – 19, các tổ chức trên đã giúp người dân giải quyết các vấn đề vô cùng nan giải đó chính là tình trạng thất nghiệp

Bước vào thời điểm bùng phát Đại dịch, phần lớn người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp vì giãn cách xã hội Tại thời điểm này, đòi hỏi các bên có liên quan, giữ vai trò quan trọng trong thị trường lao động Việt Nam phải đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời, góp phần phục hồi thị trường lao động

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, “tính đến hết năm, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Trong đó, 69,2% bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động được đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ Ngay trong tháng 4 năm 2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành

Sang tới năm 2021, nhất là từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường Chỉ tính riêng quý II/2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.”

Lý giải về lý do chính góp phần vào sự hồi phục của thị trường lao động, bà Nguyễn Thu Hà - Giám đốc Văn phòng Adecco Hà Nội cho biết:

“Đầu tiên là nỗ lực thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Thứ hai, các doanh nghiệp đang từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với mong muốn nhanh chóng phục hồi trở lại sau một thời gian kinh tế trì trệ Thứ ba, về mặt tâm lý, chúng ta hiện đã thành thạo hơn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và đối phó với các lo âu do dịch bệnh”

Trang 10

Lời lý giải của bà Nguyễn Thu Hà đã góp phần cho thấy rằng, để một hệ thống, cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả đạt được mục tiêu chung, không chỉ cần đến khả năng quyết đoán, đánh giá đúng vấn đề và ra quyết định kịp thời của ban lãnh đạo hay bộ phận đứng đầu mà còn là sự hợp tác ăn ý, chủ động tham gia của các phòng ban, các bộ phận cấp dưới Bên cạnh đó, công đoàn Việt Nam và các tổ, chức doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước tại thời điểm này đã làm tốt vai trò của mình trong việc kết nối cung – cầu lao động, chủ động hợp tác, hỗ trợ trong công tác phòng – chống Đại dịch Covid mà còn thông quá các chính sách như: tiêm phòng Vaccine miễn phí; chính sách hỗ trợ thất nghiệp; hỗ trợ cho Đoàn viên, người lao động là F0 với mức hỗ trợ từ 1,5-3 triệu đồng; Chi hỗ trợ lần 2 mua nhu yếu phẩm cho công nhân TP.HCM v.v…

2.1.2 Phân tích chi tiết doanh nghiệp Vinamilk

Thực trạng trên đã cho ta thấy cái nhìn tổng quan về cơ cấu tổ chức có cấp bậc cao nhất đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mối quan hệ cung – cầu và điều tiết nền kinh tế Bên cạnh đó còn cho thấy được khả năng chi phối, tác động vào thị trường lao động nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung Nhưng để có cái nhìn chi tiết hơn về cơ cấu tổ chức trong hoạt động lao động tại Việt Nam hiện nay, ta sẽ đi sâu hơn vào phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp trong nước, cụ thể hơn là bộ máy cơ cấu tổ chức trong các nhà máy, xí nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh Dù lớn hay nhỏ, mỗi tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp này đều cần một số lượng lớn nhân công Do đó, việc phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức tại các doanh nghiệp này sẽ cung cấp cho bài thêm nhiều thông tin về hình thức tổ chức, cách hoạt động cũng như việc làm thế nào để phân bổ một số lượng lớn nhân công

Không giống như cơ cấu tổ chức có cấp bậc cao như bộ máy cơ cấu tổ chức lao động tại Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều mô hình cơ cấu tổ chức khác nhau mà tại đó, người đứng đầu hay người có chức vụ, cấp bậc cao nhất không có khả năng quản lý, chi phối tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Điển hình là công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Là doanh nghiệp không chỉ có các sản phẩm từ sữa được phần lớn người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn là doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn nhất tại Việt Nam, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã xây dựng bộ máy cơ cấu công ty như thế nào mà có thể tồn tại từ thời Bao cấp cho đến khi đạt được nhiều thành tựu to lớn như hiện nay Về cơ cấu tổ chức các cấp trong công ty được phân tầng theo thứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân viên

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN