Tình hình nghiên cứu của đề tài Dich vụ Logistisc mới bước đầu được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chỉ tiết về điều kiện kinh đoanh dịch vụ L
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHAM HONG HẠNH
TEN DE TAI LUAN VAN
“Pháp luật về Logistics — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌCChuyên ngành: Pháp luât kinh tế
Ma số: 8380107
NGUOI HUONG DAN KHOA HOCPGS.TS Nguyén Minh Hang
HA NOI - 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học củariêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công
trình khoa học nào khác, các trường hợp ví dụ đưa ra đảm bảo chính xác,
trung thực.
Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học luật Hà Nội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm on!
TÁC GIÁ
Phạm Hồng Hạnh
Trang 3MỤC LỤC
TM: LG nang eineenanoniainnoitiannainiiiittii amu 0a nanan on TS RL TR RT TR 0836818 1
1 Timh 01.16 6 x HHA 3
2 _ Tình hình nghiên cứu của đề tài - 2-5-5 ©5++xeExt2ESEEeEkerxxerxerxerkrerxerxrrrrerxee 4
3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - - 2 5 5sc2se+zvzxerxerxerxerrrrxee 5
4 _ Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu - 2-2 ©+£++£+SE£Ex££E+£EEtEEEEEEEEtrkerkrrrkerkrrrrrrree 6
5, Cac phones phap nghien €ỨU.:sz:eeeseesrirnsterntssstroronitrtiiariiitrtoDiSSttiSXS4639000734 L18856883006859 6
6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tai cccccccccscsssssssssseesesseesseesecsecsseesecseessensecseeasenses 7
7 _ Bố cục của luận văn - 2S Ss St EEEE SE EEEE211181121111111111111111111 1.1111.111 xe 7
CHƯƠNG 1:MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ PHAP
LUAT VE LOGISTICS cccssscssessssssesssssssesecsscsssescsucsssssecsscsssssscsscsssasessscassasecsecsusaseesessusareeseeaeases 8
1.1 Khai quát về dich vu Logistics c.ccccscssssssesssssseesessesssessesssessecsecsucssecsecsucssessecsesaseeseesecsneess 8
1.1.1.Lịch sử hình thành Logistics - - - Ăn“ HH TH HH HH nh 8 1.1.2.Khái niệm về dịch vụ Logistics ¿5-55 SSSxSteEvEeEeErrrtrkrrrerkerkerrrred 10 1.1.3.Đặc điểm của dịch vụ L.0gÏSf€S - ¿5c 52s EEEEEEEErErkrrkrrkrrrerkerrrred 13 11.4, Phan loat dịch vụ LOGistieS sa sacoeeeeoeasdenidoibnoosioiigrtGISSESSEDSGSEXSIEREIRGESSEETHESEESS 16 1.1.4.1.Căn cứ vào phương thức khai thác hoạt động Logistics ‹ -<<5- 16 1.1.4.2.Căn cứ vào chủ thé thực hiện dịch vụ logistics - 2 2-5s5s2seecse2 18 1.1.4.3.Căn cứ vào các loại dịch vụ ÏogØÏSẤÏCS Ăn HH HH nghiệt 19 1.1.5.Vai trò của dịch vụ L0ØÏSfÏCS - - ÁQ SH HH HH kg 20
1.2.Khái quát pháp luật về dịch vụ LogÏefiCs 5-2-5555 S2+EE£EE2EEEEzErkerkrrkerkerxee 22 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về dịch vụ logistics - 22
1.2.2 Cấu trúc, nội dung pháp luật về dịch vụ logistics -2 -c-52©5+5c5+- 24 1.2.3 Vai trò của pháp luật về dịch vụ logisfi€s -5-55-555225ccccxccxcrxerxerxerrrred 27
CHƯƠNG 2:THỰC TRANG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE DỊCH VỤ LOGISTICS 28 2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động Logistics - 2 2-52 c2 >xccsez 28 2.1.1 Quy định về điều kiện kinh doanh dich vụ logistics .2 2 5z©5e55se 28 2.1.2 Quy định về chủ thé của dich vụ logistis -22©22©2scx2xecreerxerxeerxees 32 2.1.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics 32 2.1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vu logisties 32 2.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng - 2-2 2 2+E£+E2E2E2EEErkerkerkerkee 36
2.1.4 Quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dich vụ logistics 36
Trang 42.1.4.1 Về giới hạn trách nhiệm - 2-2 ©5£++2£EE£EEtEEEEEEEEECEEEEEEEEErrkrrkerkrrkrrrrers 37 2.1.4.2 Về các trường hợp miễn trách nhiệm 2-2 ©+++++x++x++xxzrxezxezrxees 42 2.1.5 Quy định về quan lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dich vụ logistics 44
2.2 Thực trạng pháp luật về dich vụ IL0gisties - 2-22 2 5+ ©5+2x+zxezxezreerxerxerrxees 46
2.2.1 Những kết quả dat được - +5: ©5sSxEx2EEEEEEEEEEE1E21 2112117121 1.T1cxecrreeg 46 2.2.2 Một số bắt cấp trong pháp luật điều chỉnh về dịch vụ Logisties 51 2.2.2.1 Quy định khái niệm “dịch vu logistics” ở Việt Nam chưa thé hiện rõ bản chat của dịch vu logistics, thiéu quy dinh về dich vụ E - Sd 9 (or 51 2.2.2.2 Quy dinh vé diéu kién kinh doanh dich vu logistics lam han ché quyền tự do kinh
danh của danh HDpHÏỆP:ceeeeseeeoaeniiniiiiiiniiiEiEg3T544811115161511508015114518T1S1990055518E751435E135818 54 2.2.2.3 Bat cập về quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ ID.) 55 2.2.2.4 Quy định trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics khi ton that là do khuyết tật của hàng hóa ¿22-5555 2seczerxerseerxeea 56
2.2.2.5 Quy định định mức bồi thường thiệt hại và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Ï0ØÏSfÏCS - - SG HH HH TH ng HH HH nh 56
2.2.2.6 Quy định về thẩm quyền quản lý dich vụ logistics thiếu đồng bộ 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LOGISTICS - 59 3.1 Nhu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam ¿5c St SSSxềExEEE E111 1tkcrkrrrees 59 3.1.1 NIU €ẦU - 2-55 SESEE19E1E112112112112112112121111111111T111111111111.1 11.1111 11 yce 59 3.1.1.1 Căn cứ vào thực trạng dịch vu logistics ở Việt Nam - Ă cà eeeee 59 3.1.1.2 Căn cứ vào yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ và cam kết của Việt Nam khi gia Nhận WTO cánneeeneenoonneirndietdintdatsoCIGSSISSESRSS02I56531313R1091004G8T400003309521S0038E1Y1SG4EAXEIEIOEN 60
3.1.1.3 Căn cứ vào thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics 6° Viet NT: sscssssissgresnnia kia tàn gã omen worms 135k26110ã55KE1 aman 058486044184 61 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về dich vụ logistics tại Việt Nam 62
3.1.2.1 Hoàn thiện pháp luật về dịch vu logistics phải đặt trong tong thể hoàn thiện pháp
luật thương mại nói chung - - - - «S11 SH HH HH HH HH 62
3.1.2.2 Hoàn thiện pháp luật về dịch vu logistics phải đáp ứng yêu cầu của tự do hóa
CHƯƠH MAM nen nốnnhng61064116051000065 834 11138000483061455193115SXEESSKSSKSIAREEESKAXSREXYEESSXEESAEESSEXSSEESKEESE 63
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ
lOGISTIES ¿:issszsscinnnnnsi1iSE táng gần ta emma oman aT 64
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vu logisties 64 3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dich vụ logistics 69
KET LUAN 00757 ‹-(A4£äÂâậâ,L.L HHĂA ÔỎ 70
Trang 5PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng củahoạt động xuất khẩu và đầu tư, dịch vu Logistics tại Việt Nam đang có nhữngbước phát triển mạnh mẽ và khang định được vai trò quan trọng của minh trongviệc là cầu nối cho sự phát triển, mở rộng giao lưu thương mại không chỉ trongphạm vi quoc gia mà còn vươn ra tâm quôc tê.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ Logistics với nên kinh tế, Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Mục tiêu nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước
5 năm 2016-2020, về Phát triển khu vực dịch vụ cũng đã nêu rõ: “Tap trung phattriển một số ngành dịch vụ có lợi thé, có hàm lượng tri thức và công nghệ caonhư: du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dau khi, hàng không, viễn thông, côngnghệ thông tin Hiện đại và mở rộng các dịch vụ giả trị gia tăng cao như tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dich vụ hỗ trợ sảnxuất kinh doanh khác ” Chính vì vậy ngày 14 tháng 02 năm 2017, xét đề nghịcủa Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển địch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 Đây được coi làbước đột phá mới đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam, một lĩnh vực dangnhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanhnghiệp Kế hoạch hành động được cho rằng sẽ mang lại luồng gió mới cho sựphát triển dich vụ Logistics Việt Nam trong thời gian tới
Bên cạnh sự tác động của việc xây dựng và hoàn thiện thé chế chính sách,chuẩn hóa quy trình dịnh vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhânlực thì một hành lang pháp lý đủ mạnh mẽ sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho sựphát triển của dịch vụ Logistics tại Việt Nam Có thé thay pháp luật Việt Nam
về dịnh vụ Logistics đã và đang được xác định là một vấn đề cần thiết phải quan
Trang 6tâm nghiên cứu và phân tích nhằm mục đích nâng cao hơn hiệu quả, vai trò củahoạt động kinh doanh dịch vu Logistics với nên kinh tế Vì vậy, em lựa chọn đềtài: “Pháp luật về Logistics — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, hi vọng việcnghiên cứu va bảo vệ thành công đê tài sẽ giup em:
e _ Nghiên cứu một cách có hệ thống và day đủ không chỉ những quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về logistics ma còn những công ước, điều ướcquốc tế mà Việt Nam tham gia
e Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật Việt Nam về Logistics
để tìm ra những hạn chế trong quy định của pháp luật từ đó đưa ranhững đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trongviệc điều chỉnh lĩnh vực này nhằm góp phần tạo nên một hành langpháp lý vừa tương thích với pháp luật Quốc tế vừa phù hợp với điềukiện Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Dich vụ Logistisc mới bước đầu được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005
và Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chỉ tiết về điều kiện kinh đoanh dịch
vụ Logistisc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụLogistisc tuy nhiên đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, đã có không ít các công trình nghiên cứu, bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp vềvan dé này, tuy nhiên các công trình này mới chủ yếu tiếp cận ở góc độ kinh tế.Dưới góc độ pháp luật, có một sô công trình tiêu biêu sau:
- Vt Thị Nhung, Pháp luật về dịch vụ logistisc ở Việt Nam — những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học
- Bui Thái Hà, Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ Logistics,Luận văn thạc sỹ luật hoc.
- Ngo Thi Hong Ngọc, Pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logistisc tạiViệt Nam theo Luật Thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp
Trang 7- Nguyễn Huyén Trang, Những khía cạnh pháp lý về dich vụ Logistisc,Khóa luận tốt nghiệp.
- Lé Thanh Chung, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật dịch
vu Logistics ở Việt Nam.
- TS.Bui Ngoc Cường, Pháp luật vé dich vu Logistics ở Việt Nam
- Vt Thị Nhung, Hoàn thiện Pháp luật về dịch vụ Logistics ở Việt Nam
- ThS Đào Thi Cam, Cần sửa đổi một số quy định dé minh bach hóahoạt động Logistics ở Việt Nam
- Dinh Duy Bang, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềdịch vụ Logistics ở Việt Nam.
Đây là nguồn tài liệu rất hữu ích dé tác giả tham khảo khi nghiên cứu dé tài
“Pháp luật về Logistics-Thực trạng và giải pháp”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sang tỏ những vấn đề lý luận về dịch vụLogistics và pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics, từ đó đánh giá thực trangpháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh dịch vụ LogIstics và đề xuất giảipháp hoàn thiện pháp luật.
Dé đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn giải quyết các nhiệm vu
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về dịch vụ Logistics - thực trạng
và giải pháp hoàn thiện.
Trong khuân khô của một luận văn thạc sỹ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
“Pháp luật về Logistics — thực trang và giải pháp” chỉ giới hạn trong lĩnh vựcpháp lý của dịch vu Logistics, chứ không nghiên cứu Logistics dưới góc độ kinh
tế, quản trị, các thông số kỹ thuật khác
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về dich vụ Logistics, luận văn chủyếu tập trung vào các quy định về dịch vụ logistics trong pháp luật Việt Namhiện hành Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụLogistics ở Việt Nam.
5 Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn đó là dựa trên
cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước vàPháp luật, các định hướng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về pháttriển nền kinh tế thị trường, về xây dựng hệ thống pháp luật thương mại nóichung và pháp luật về dịch vụ Logistics nói riêng Luận văn cũng sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu truyền thống chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích nhằm làm rõ những van dé lý luận và thực tiễn vềkinh doanh dich vu Logistics.
Phuong phap so sanh, đối chiếu với quy định về dịch vụ Logistics một SỐnước trên thé giới với Việt Nam nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm khi dua
ra đề xuất, giải pháp
Phương pháp tông hợp dé tổng hợp các van dé đã được nghiên cứu dé đưa ranhững nhận định và kết luận chung
Trang 96 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu dé tai có thé đạt được những ý nghĩa như:
- _ Nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch
vụ Losgistics và kinh doanh dich vu Logistics.
- Luan văn làm rõ một số van dé lý luận về pháp luật kinh doanh dịch
vu Logistics góp phần thống nhất cách hiểu và áp dụng trong thực tiễn,
- _ Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về kinh doanh dich vụ Logistics của ViệtNam luận văn sẽ làm rõ những điểm bat cập của pháp luật, nhữngvướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về dịch
vu Logistics.
- Luan văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của phápluật về kinh doanh dịch vụ Logistics của Việt Nam
7 Bo cục của luận văn
Ngoài phân mở đâu, kêt luận, luận văn gôm 3 chương:
- Chương 1: Một số van dé lý luận chung về dịch vu logistics và phápluật về dịch vụ logistics
- Chuong 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về dich vụ logistics
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụLogistics ở Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE DỊCH VỤ
LOGISTICS VÀ PHÁP LUẬT VE LOGISTICS
1.1 Khái quát về dịch vụ Logistics
1.1.1 Lịch sử hình thành Logistics
Lúc dau, Logistics ra đời và được áp dụng chủ yếu cho mục đích quân sự,hoàn toàn không mang lợi ích thương mai Logistics được coi là một “điều kiệncần” trong chiến đấu, đó chính là việc vận chuyên và cung cấp lương thực, thựcpham, trang thiết bị đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu
Từ đó, Logistics đã gián tiếp giúp quân đội các nước tham chiến đạt được nhữngthành công.
Trong thời kỳ Hy Lạp cô đại, dé chế Roman va Byzantine hùng mạnh, đã
có những sỹ quan với tên gọi “logistikas” là người chịu trách nhiệm đến các van
đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối Có thể xem đây là trong giai đoạn
sơ khai của dịch vu Logistics.
Ngày nay thuật ngữ "Logistics" đã được phát triển mở rộng và được hiểu
với nghĩa là quản lý (management) Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của
nguyên vật liệu và sản pham đi vào - qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâuphân phối tới tay người tiêu dùng
Từ sau thế chiến thứ nhất, lượng hàng hóa phục vụ cho sự khôi phục kinh
tế sau chiến tranh không ngừng tăng cao Điều này dẫn đến việc tồn đọng hànghóa, gây ra cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933) Không lâu sau, thế chiến thứhai bùng n6 và kết thúc vào thánh 9 năm 1945, khi Nhật đầu hàng Lúc bay giờ,các nhà kinh tế lo ngại rằng lượng hàng hóa tăng nhanh sau chiến tranh sẽ gây racuộc khủng hoảng thừa, nên đã sử dụng dich vu Logistics như một biện pháp phòng ngừa.
Trang 11Thật vậy, Logistics bắt đầu được sử dụng trong kinh doanh từ những năm
1950 Điều này chủ yêu là do sự gia tăng hàng hóa cần lưu thông, từ đó tạo nênsức ép về việc cung cấp, vận chuyền trong một thế giới toàn cầu hóa, đòi hỏiphải có những nhà chuyên gia trong lĩnh vực này.
Trước đây, hàng hóa được vận chuyền từ nước người bán đến nước củangười mua phải qua tay nhiều người vận tải, qua nhiều phương thức vận chuyểnkhác nhau (tàu thủy, máy bay, tàu hỏa, ô tô, ), đồng thời phải thông qua các thủtục thông quan khác nhau tùy theo quy định của mỗi nước; đối với từng ngườivận tải, hàng hóa lại được vận chuyên thông qua một hoặc một SỐ hợp đồng vậntải riêng biệt Do đó, các công đoạn trên phát sinh các rủi ro như:
Thứ nhất, vì hàng hóa được vận chuyên thông qua hợp đồng cụ thể nênquyên và nghĩa vụ của mỗi nhà vận tải này đều khác nhau (về không gian, thờigian, địa điểm, trách nhiệm vận tải chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịchvụ, đã ký kết) Tuy nhiên, các hợp đồng này lại diễn ra theo một trình tự thờigian, mà khi chuỗi hợp đồng này được thực hiện thì người chủ sở hữu khó có thểgiám sát toàn bộ các giai đoạn Do đó, thời điểm phát hiện rủi ro thường là lúchàng hóa đã được mang đến nơi đến cuối cùng, nên rất khó xác định thời gian,địa điểm phát sinh thiệt hại dé có thể truy cứu, yêu cầu bồi thường
Thứ hai, dé vận chuyên hàng hóa đến được nước của người mua khôngthé tránh khỏi nhiều trường hợp phải thông qua nhiều nước khác nhau dẫn đếnviệc phát sinh các thủ tục thông quan kèm theo Từ đó, đòi hỏi người có tráchnhiệm lo việc vận tải (tùy theo thỏa thuận mà có thé là người bán hoặc ngườimua) phải có một mức am hiểu nhất định về các thủ tục trên Việc đòi hỏi này sẽtạo nên rào cản trong việc mua bán hàng hóa giữa các nước có vị trí địa lý cách
xa nhau, đặc biệt là giữa các châu lục với nhau.
Xuât phát từ rủi ro trên, các nhà buôn cân một biện pháp có thê làm giảm
Trang 12ra là cần một người, hay một tô chức thực hiện mọi công việc ở tất cả các côngđoạn dé tiết kiệm thời gian, tối thiểu hoá chỉ phí, từ đó nâng cao lợi nhuận.Những người làm nghề này không chỉ là làm giao nhận mà còn làm cả các công
việc về lưu kho, dan nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận chuyên,
làm thủ tục hải quan và có thể mua giúp bảo hiểm cho chủ hàng nữa, người nàygọi la Logistics Service Provider (Người cung cấp dich vụ tiếp vận)
Qua đó cho thấy, sự vận dung dịch vu Logistics đã đánh dấu một bướctiến mới trong tiến trình lưu thông hàng hóa trên thé giới
1.1.2 Khái niệm về dịch vu Logistics
Logistics có nguồn gốc từ hai chữ Logis và stic, có nghĩa là tính toán mộtcách "hợp lý" Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọingười cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất Từ “Logistics” đượcgiải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary ofCurrent English, A.S Hornby Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” nhưsau: "Logistics có nghĩa là việc tô chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạtđộng phức hợp nào đó”.
Logistic gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận va vận chuyển Côngviệc cụ thé là quan lý hàng tồn, giao hang và nhận tiền theo don đặt hang, phânphối hàng đến các đại lý Công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh
hoạt, nhạy bén về kinh doanh, điều phối tốt Ngoài ra cần có một SỐ kỹ năng
tổng quát như: ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng tính toán và khả năng giao tiếp tốt
Mặt khác, Logistics bao gồm hai cấp độ Cấp độ thứ nhất bao trùm cácvan dé lay nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dich vụ ở đâu, như thénao và vận chuyển đi đâu Cấp độ thứ hai quan tâm đến việc làm thé nào dé duacác yêu tô đâu vào từ diém đâu đên diém cuôi dây chuyên cung ứng.
Trang 13Các công ty giao nhận kho vận trên thế giới nói chung, và ở các nướcASEAN nói riêng, ngày càng nhận thấy rang chi phi của các dịch vụ lập kếhoạch, sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hoá dé sẵn sàng chuyên chở và chiphí vận tải đơn thuần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trênnhiều khía cạnh, theo một trình tự nhất định Nếu biết tận dụng công nghệ tinhọc dé tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu này, thì giá thành của hang hoá sẽ giảmđáng ké, do vậy năng lực cạnh tranh được nâng cao Vi vay, Logistics khôngphải là một dich vụ đơn lẻ (do đó thuật ngữ này bao giờ cũng ở dang số nhiều:Logistics).
Thật vay, Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vu về giao nhận hànghoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tô chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu,lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địachỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sảng trong trạng thái có yêucầu của khách hàng là có thể đáp ứng, bất kỳ lúc nào Chính vì vậy, nói tớiLogistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ Với hệ thốngchuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng có thể
tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyên, lưu kho, lưu bãi
và phân phát hang hoá (nguyên liệu, bán thành pham, hoặc thành phẩm)
Trên thé giới, dịch vu Logistics rất phát triển và đóng một vai trò quantrọng trong nền dịch vụ, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, gia tăng lợinhuận cho các nhà cung cấp và thúc đây các ngành khác phát triển Vì vậy, kháiniệm Logistics được đề cập bởi nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khác nhau vớinhiều khía cạnh :
- Uy ban Quản lý Logistics của Hoa Ky: Logistics là quá trình lập kế hoạch,chọn phương an tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc đi chuyên
và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyênvật liệu, bán thành pham và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng
Trang 14từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùngcuối cùng dé đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Theo Hội đồng Quan tri Logistics Hoa ky (CLM)': Logistics là quá trìnhhoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt độngvận chuyên, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từđiểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhucầu của khách hàng
- _ Trong lĩnh vực quân su, Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập
kế hoạch và tiến hành di chuyên và tập trung các lực lượng, các mặttrong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại,lưu kho, di chuyền, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyền khí tài, trangthiết bi Định nghĩa này được tạo ra do nguồn góc hình thành của Logistics
- Tai liệu giảng day của Dai hoc World Maritime’: Logistics la qua trinh tôi
ưu hóa về vi trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu t6 đầu vào từđiểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người buôn bán,bán lẻ, đến tay người tiêu dung cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt cáchoạt động kinh té
- _ Luật Thuong mại Việt Nam nam 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại
2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa Luậtquy định “Dịch vu logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân
tô chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vậnchuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tưvấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng dé hưởngthù lao”.
a Douglas M Lambert, Jame R Stock, Lisa M Ellram (1998) Fundamentals of Logistics management.
McGrawhill, tr.
? Ma Shuo (1999) Logistics and Supply Chain Management Tài liệu giảng dạy của World Maritime
University
Trang 151.1.3 Đặc điểm của dịch vụ Logistics
Với tính chất đa dạng và phức tap, Logistics mang các đặc điểm co bản
sau:
e Logistics có thé coi là tong hợp các hoạt động của doanh nghiệp trêncác khía cạnh chính, gồm Logistics sinh ton; Logistics hoạt động vaLogistics hé thong
Logistics sinh ton là hoạt động đáp ứng các nhu cầu cơ ban, thiết yếu Cu thé
là người kinh doanh dịch vụ Logistics luôn có thé biết một cách khái quát nhất,chủ doanh nghiệp cần gì, cần như thế nào, khi nào cần và cần ở đâu; để từ đó có
thể chuẩn bị trước một số hoạt động ban đầu Chang hạn, người kinh doanh dich
vụ Logistics có thể chuẩn bị cơ sở vất chất như phương tiện vận chuyền, cácchứng từ mau, Hay nói cách khác, dé sinh tồn, Logistics luôn luôn có nhữngtrang bị thiết yêu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tại bất cư thời điểm nào,trong bat cứ môi trường nào Do đó, Logistics sinh tồn cũng tương đối 6n định
và có thé dự đoán được, có vai trò cung cap nên tảng cho Logistics hoạt động.Logistics hoạt động là hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liênkết các hệ thống sản xuất các sản phẩm Logistics liên kết các nguyên liệu thô
mà doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các công cụ sử dụng nguyên liệuthô đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được trong quá trìnhsản xuất Khia cạnh này của Logistics cũng tương đối 6n định và có thé dự đoánđược Nhung Logistics hoạt động lại không thê dự đoán được khi nào máy móc
có sự có, để sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa như thế nào Như vậyLogistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệuvào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho Logistics hệ thống.Logistics hệ thong liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thốnghoạt động Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân lực
Trang 16và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng Các yếu
tố này không thê thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạtđộng của một hệ thống sản xuất hay lưu thông
Đề hiểu và phân biệt rõ 3 khía cạnh này, ta sẽ tìm hiểu thông qua một vùngchuyên sản xuất cao su Nếu kinh doanh dịch vụ Logistics tại đây, ta phải dựđoán xem các doanh nghiệp cao su cần gi, dé từ đó có những bước đầu chuẩn bị.Chang hạn như, nếu có nhu cau về vận chuyền hàng hóa thì cần chuẩn bị phươngtiện vận tải, hoặc chuẩn bị thêm về kho bãi nếu có nhu cầu về việc lưu kho Đây
là bước đầu thuộc khía cạnh Logistics sinh tồn Trong quá trình sản xuất, cáchoạt động mang tính dây truyền sẽ diễn ra, các nguyên liệu thô được đưa vào chếbiến, sau khi thành phâm sẽ được đưa đến người tiêu dùng Các hoạt động này sẽlàm phát sinh nhiều nhu cầu như đóng gói, in bao bì, phân phối thành phẩm đếncác đại lý, Các hoạt động này thuộc khía cạnh Logistics hoạt động.
Sau khi đã đi vào hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất cao su này sẽ cầnmột hệ thống có khả năng hoạt động liên tục Điều này tạo ra nhu cầu đối với cácyếu tố mang tính chất dé phòng sự cô như thiết bị, phụ tùng thay thế, thiết bịkiểm tra và hỗ trợ, khả năng xử lý các van đề về kỹ thuật, Đây là Logistics hệthống
Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rờinhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau và tạo thành chuỗi dâychuyền Logistics Day là đặc điểm cơ bản tạo nên tính liên tục và hệ thống củaLogistics.
e Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp
Đặc điểm này thé hiện ở chỗ nó tồn tại chi dé cung cấp sự hỗ trợ cho các bộphận khác nhau của doanh nghiệp Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (Logisticshoạt động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người
Trang 17sản xuất sang người tiêu dùng (Logistics hệ thống), sản xuất được Logistics hỗtrợ thông qua quản ly sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào và thànhphẩm đi ra trong doanh nghiệp.
e Logistics là một dich vụ rất đa dạng
Logistics thé hiện tu cách dịch vụ của mình thông qua việc thực hiện các hoạtđộng nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của doang nghiệp Chính vi vậy,hoạt động của Logistics đối với từng loại yêu cầu cụ thể khác nhau sẽ khác nhau,hoàn toàn không theo một khuôn khổ nhất định nào
e Logistics là sự phát triên cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận; vận tải và giao nhận gan liên trong một hệ thông mang tính đồng bộ cao
Qua các giai đoạn phát triển, Logistics đã làm cho khái niệm vận tải giaonhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm Từ chỗ thay mặtkhách hàng đề thực hiện các công việc đơn lẻ như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bihàng, đóng gói, làm thủ tục thông quan cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụvận chuyền từ kho người bán đến kho người mua đúng nơi đúng lúc dé phục vụnhu cầu khách hàng Từ chỗ đóng vai trò là người được uỷ thác trở thành mộtbên chính, nhân danh chính minh, trong các hoạt động vận tải giao nhận vớikhách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh đối với nhữnghành vi của mình Nếu trước kia, chỉ cần dim ba xe tải, một vài kho chứa hàng
là có thé triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng, thì ngàynay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cungcấp dich vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải,cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trongkho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc
Trang 18Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần như trước mà đượcphát triển ở mức độ cao với đầy tính phức tạp Người vận tải giao nhận trở thànhngười cung cấp dịch vụ Logistics.
e Logistics là sự phát triển hoàn thiện dich vụ vận tải đa phương thứcNhững năm 60 - 70 của thế kỷ XX, sự xuất hiện container trong ngành vậntải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyên hàng hoá, là tiền đề và cơ
sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Theo đó, người gửi hàngchỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người kinh doanh vận tải đa phương thức —gọi tắt là MTO MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vậnchuyền hàng hoá từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duynhất, là chứng từ vận tải đa phương thức Tuy nhiên, chủ sở hữu hàng hóa vẫncần một biện pháp đảm bảo cao hơn cho hợp đồng mua bán của mình nên vẫncần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyểncủa hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian.Vai trò dam bao này thuộc lĩnh vực hoạt động cua dịch vu Logistics Dich vuLogistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng caohiệu quả trong kinh doanh.
Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ
các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là
cơ sở phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức Đây chính lànhững đặc điêm cơ bản của Logistics.
1.1.4 Phân loại dịch vụ Logistics
1.1.4.1 Can cứ vào phương thức khai thác hoạt động Logistics
Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạnkhác nhau nên hiện nay một số nhà kinh tế căn cứ vào phương thức khai tháchoạt động Logistic, phân loại như sau:
Trang 19* Logistics tự cung cấp (FPL- 1PL): Các công ty tự thực hiện các hoạt độngLogistics của mình Cụ thé là những công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhàxưởng, thiết bị xếp đỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người dé thực hiệncác hoạt động Logistics Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới vớimạng lưới Logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hop với từng địaphương Đối với Việt Nam, loại hình này không phù hợp cho các doanh nhiệptrong nước vì có sự đòi hỏi quy mô lớn cùng với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên
môn cao.
* Second Party logistics (SPL- 2PL): Là việc quản lý các hoạt động Logisticstruyền thống như vận tải hay kho vận Công ty không sở hữu hoặc có đủ phươngtiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhamcung cap phương tiện thiết bị hay dich vu cơ bản Ly do của phương thức nay là
dé cat giảm chi phí hoặc von đâu tư.
* Third party Logistics hay Logistics theo hợp đồng (TPL- 3PL): Phuongthức nay có nghĩa là sử dung các công ty ngoài dé thực hiện các hoạt độngLogistics, có thé là toàn bộ quá trình quản ly Logistics hoặc chỉ một số hoạt động
có chọn lọc Cách giải thích khác của 3PL là các hoạt động do một công ty cungcấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ Đây đượccoi như một sự hợp tác chặt chẽ giữa một doanh nghiệp cần sự cung ứng dịch vụ
và doanh nghiệp cung cấp dịch vu Logistics Nó không chi nhằm thực hiện cáchoạt động Logistics ma còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợpđồng dài hạn
*Four party Logistics hay Logistics chuỗi phân phối (FPL- 4PL): là một kháiniệm phát triển trên nền tảng của TPL FPL quản lý và thực hiện các hoạt độngLogistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và cácchức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics FPL bao gồm lĩnh vựcrộng hơn gồm cả các hoạt động cua TPL , các dịch vụ công nghệ thông tin, va
Trang 20quản lý các tiễn trình kinh doanh FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất ,nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năngTPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiếnlược và các môi quan hệ lâu bên.
*Gần đây cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đã hinh thành nênmột hình thức Logistics mới, Five party Logistics (SPL) Hình thức này nhằm
phục vụ cho thương mại điện tử, đứng ra quản lý toàn chuỗi cung ứng Nói cách
khác,đây là sự tổng hợp chức năng của hai hình thức 3PL và 4PL trên nền tangthương mại điện tử.
1.1.4.2 Căn cứ vào chủ thé thực hiện dịch vụ logistics
Theo chủ thê thực hiện dịch vụ logistics, chúng ta có các nhóm sau:
*Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải:
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức (Công ty cung cấpdịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển);
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức;
- Các công ty môi giới vận tải.
* Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Phân Phối:
- Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi;
- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối
* Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Hàng Hoá:
- Các công ty môi giới khai thuê hải quan;
- Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ;
- Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm;
Trang 21- Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyền.
* Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành:
- Các công ty công nghệ thông tin;
- Các công ty viễn thông:
- Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm;
- Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đảo tạo
1.1.4.3 Căn cứ vào các loại dịch vu logistics
Theo điều 3 nghị định số 163/2017/NĐ-CP, logistics được phân loại thànhcác dịch vụ cụ thê như sau:
1 Dịch vụ xếp đỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
2 Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biên
3 Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải
4 Dịch vụ chuyền phát
5 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6 Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)
7 Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môigiới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lay mẫu và xác định trọnglượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ van tai
8 Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hànglưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hang hóa và giao hàng.
9 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển
10 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
Trang 2211 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12 Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13 Dịch vụ vận tải hàng không.
14 Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15 Dịch vu phân tích và kiểm định kỹ thuật
16 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
17 Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dich vu logistics và kháchhàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại
Trong WTO phân loại logistics một cách khái quát như sau:
* Dịch vu logistics chủ yếu (core logistics service): Là các dich vụ bao gồm:
dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ
khác Day là loại dich vụ không thể thiếu trong hoạt động Logistics
* Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp cóhiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi chohoạt động cua Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đườngbiển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phươngtiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụlogistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dich vụ chuyển phát,
dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bản lẻ
* Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bồ trợ (non core logistics service): Gồmdịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vanquan ly.
1.1.5 Vai trò của dich vu Logistics
* Logistics la công cụ liên kết các hoạt động kinh té quốc té như cung cap,sản xuất, lưu thông phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế
Trang 23Khi thị trường toàn cầu phát triển, Logistics trở thành công cụ, phương tiệnliên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sựhữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Mặtkhác, trong giai đoạn hiện nay, yếu tố quốc gia không còn là trở ngại quan trọng,các rào cản về chính trị đang từng bước được cải thiện, quyền tự do giao dịchcủa các doanh nghiệp được mở rộng Vi vay, Logistics với hoạt động van tảigiao nhận sẽ đây mạnh sự lưu thông hàng hóa trên trường quốc tế.
* Logistics có vai tro quan trọng trong việc tôi wu hod chu trình lưu chuyên cua san xuat kinh doanh từ khâu dau vào nguyên vật liệu, phụkiện tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng
Nhà sản xuất muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao hơn,phải hạn chế tất cả những chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cảtrong những lĩnh vực khác như vận tải, lưu kho phân phối hàng hoá Cụ thể làphải cắt giảm được những chi phí nay trong chu trình lưu chuyển của sản xuấtkinh doanh Tat cả những hoạt động này chỉ có thé kiểm soát băng hệ thốngLogistics tiên tiễn có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại Công nghệ kiểm soátcàng hiện đại thì chu trình lưu chuyên càng được khép kín, càng hạn chế đượccác chi phí thừa.
* Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xúc tronghoạt động sản xuất kinh doanh
Đề đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lýphải đưa ra những hoạch định trong tương lai Hoạch định càng chính xác, hiệuquả càng cao Với vai trò hé trợ,Logistics giúp người quan lý kiểm soát và ra
quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, lưu trữ trong kho, thời
gian địa điểm cung ứng, phương thức vận chuyển để giảm tối đa chi phí phátsinh đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Trang 24* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch
vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tô đúng thời gian - địa điểm
Nền kinh tế toàn cầu ngày càng phong phú và phát tiên phức tạp hơn, đòi hỏi
sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Yêucầu này đòi hỏi hàng hóa phải được phân phối một cách linh hoạt, đồng thời phảitìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất (để tránh hàng tồn đọng)
Do đó, hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung,phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (JIT), và phải tăng cường vậnchuyền thực hiện mục tiêu không dé hàng tồn kho Dé đáp ứng yêu cầu này, giaonhận vận tải phải nhanh, thông tin kip thời chính xác va có sự ăn khớp giữa cácquá trình trong vận chuyên giao nhận.Vì vậy, dịch vụ vận tải giao nhận phảikhông ngừng thay đổi, không ngừng hoàn thiện
* Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp cácdịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần.Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưuchuyên của hàng hoá qua các giai đoạn - cung ứng - sản xuất - lưu thông phânphối Hoạt động vận tai giao nhận thuần tuý trước kia đã dần chuyển sang hoạtđộng quản lí toàn bộ dây chuyên phân phối vật chất và trở thành một bộ phậncủa chuỗi mắt xích "cung - cầu" Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phốihợp liên hoàn các phương thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phương thức) mà cònphải kiểm soát được các lượng thông tin, luồng hàng hoá
1.2 Khái quát pháp luật về dich vụ Logictics
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về dịch vu logistics
Thuật ngữ logistics đã xuất hiện trên thé giới từ rất lâu, nhưng đến nhữngnăm 1990 logistics mới phát triển trong lĩnh vực kinh tế và trở thành ngành dich
vụ toàn cầu Tùy theo sự phát triển của các quốc gia trên thé giới về logistics màpháp luật điều chỉnh có sự thu hẹp hoặc mở rộng, bởi lẽ pháp luật điều chỉnhhoạt động cua thi trường dịch vu logistics có tác động trực tiếp đến khả năng của
Trang 25một quốc gia trong sử dụng mạng lưới logistics toàn cầu, thông qua đó kết nốivới thị trường thế giới.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ logisticsthường rất phức tạp, do đó đòi hỏi tất cả những người liên quan đến dịch vụlogistics đều phải nắm vững pháp luật Sự hiểu biết pháp luật sẽ giúp các nhàkinh doanh thu được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro, đồng thời giúp nhữngngười hoạt động trong lĩnh vực logistics thực hiện công việc chuyên môn vàquản lý tài chính ở mức độ tối ưu
Ở Việt Nam, những kiến thức về logistics và pháp luật về hoạt độnglogistics mới thâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế,trước hết thông qua các hoạt động của các công ty giao nhận vận tải nước ngoài
và những người được dao tạo ở nước ngoài Hoạt động này phát triển sau khiViệt Nam gia nhập Tổ chức Thương mai thế giới (WTO) Trong những năm gầnđây, khi khối ASEAN tăng cường hội nhập, Việt Nam đã tham gia lộ trình hộinhập ngành logistics trong ASEAN và đạt được những kết quả bước đầu Tại kỳhọp thứ 7 Quốc hội khóa XI, LTM 2005 được thông qua, lần đầu tiên dịch vụlogistics được thừa nhận tại Việt Nam và là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệpnghiên cứu triển khai địch vụ này
Có thê đưa ra khái niệm pháp luật về dịch vụ logistics như sau: Pháp luật
về dịch vụ logistics là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệphat sinh trong lĩnh vực hoạt động dich vu logisctics.
Pháp luật vê dich vụ logistics mang các đặc điêm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về dich vu logistics là khái niệm tổng hop bao gồmcác quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc cáclĩnh vực khác nhau Điều này xuất phát từ các quan hệ thương mại phát sinhtrong hoạt động logistics trải rộng trên nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh
vực của chuỗi dịch vụ logistics
Thứ hai, pháp luật về dịch vu logistics ngày càng được quốc tế hóa nhanhchóng Xuất phat từ đặc thù của hoạt động logistics luôn mang tính quốc tế,không thể thiếu trong quan hệ quốc tế nên pháp luật điều chỉnh dịch vụ logisticskhông chỉ là lĩnh vực pháp luật riêng biệt của quốc gia, mà từ lâu nó đã trở thànhđối tượng của các điều ước quốc tế như Quy tắc Hamburg năm 1978 có hiệu lựcngày 1/11/1992 về vận tải biển; Công ước quốc tế về vận tải đường sắt ký giữacác nước Châu Âu năm 1980 tại Burn
Trang 261.2.2 Cau trúc, nội dung pháp luật về dịch vu logistics
1.2.2.1.Cau trúc pháp luật về dịch vu logistics
* Các quy định pháp luật quốc gia về dịch vụ logistics
Ở Việt Nam, dich vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản phápluật thuộc nhiêu lĩnh vực cu thê:
Thứ nhất, LTM 2005 từ điều 233 đến điều 240, ND140/2007/ND-CPngày 5/9/2007 quy định chỉ tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Thứ hai, các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics, bao gồm: Một là, các quy định chung liên quan như: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 và các van bản hướng dẫn; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13
và các văn bản hướng dẫn; Luật Dau tư số 67/2014/QH13 và các văn bản hướngdẫn; Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 và các văn bản hướng dẫn; Luật Hảiquan SỐ 54/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn; Luật Kinh doanh bảo hiểm số24/200/QHII1 và các quy định về bảo hiểm thương mại; Luật Phá sản SỐ51/2014/QH13 va các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định pháp luật vềphòng chống tham những và minh bạch hóa chính sách; các quy định của phápluật về bảo vệ môi trường; các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nỗ;các quy định khác Hai là, các quy định chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải số95/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Đường sắt số
35/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Hang không dân dụng
Việt Nam số 66/2006/QHI Ivà các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Giao thôngđường bộ số 23/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Giao thôngđường thủy nội địa số 48/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành; LuậtBưu chính số 49/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thé lệ bốc dỡ,giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam ban hành kèm theoquyết định số 2106/QDGTVT ngày 23/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngVận tải; các quy định khác
*Các quy định pháp luật quốc tế về dịch vu logistics
Các điều ước quốc điều chỉnh sự dịch chuyên hàng hóa quốc tế, mặc dùchưa hoàn thiện, nhưng là bộ phận rất quan trọng của pháp luật về dịch vụlogistics Ở một số khu vực như ASEAN, NAFTA có quy định pháp luật vềvận tải xuyên biên giới giữa các nước trong khu vực Một số quy định pháp luậtquốc tế cơ bản về dich vụ logistics có thé kế đến như:
Thứ nhát: Các điêu ước quôc tê vé vận tải đường sắt như: Công ước quôc
tê vê vận chuyên hang hóa băng đường sat (Convention internationale du
Trang 27transport des marchandises par chemins de fer — Công ước CIM) ký kết giữa cácnước Châu Au năm 1890 tai Bern, sửa đổi bố sung năm 1950 thành công ướcCOTLE (có hiệu lực ngày 1/5/1985); Công ước quốc tế về vận chuyên hang hóabằng đường sắt, có hiệu lực ngày 1/11/1951, sửa đổi, bổ sung năm 1953, 1997(còn gọi là Hiệp định SMGS) Việt Nam tham gia công cước này năm 1956.
Thứ hai: Các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ như: Vận tải đường bộxuyên biên giới theo quy định của Hiệp định NAFTA và các thỏa thuận ASEAN;Các nước Tây Âu đã ký tại Geneva Công ước về hợp đồng vận chuyên hàng hóabằng đường bộ ngày 19/5/1956, có hiệu lực ngày 2/7/1961 (Công ước CMR).Ngoài ra các nước này còn ký Công ước về thủ tục hải quan (Công ước TIR)năm 1949, sửa đổi bổ sung năm 1959
Thứ ba: Các điều ước quốc tế về vận tải biển như: Quy tắc La Haye(Hague Rules) - đây là Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đườngbiển ký ngày 25/8/1924 tại Bruxelles, còn gọi là Công ước Bruxelles, có hiệu lựcnăm 1931, có khoảng 90 nước tham gia công ước này; Quy tắc Hague — Visby(Hague-Visby Rules) - đây là Nghị định thư Visby năm 1968 sửa đổi công ướcBruxelles năm 1924, có hiệu lực ngày 23/6/1977; Quy tắc Hamburg (HamburgRules) - đây là Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằngđường biển ky tại Hamburg năm 1978, có hiệu lực ngày 1/11/1992; Công ướcquốc tế thống nhất một số quy tắc có liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm củacác chủ tàu biển thông qua năm 1924, có hiệu lực ngày 2/6/1931; Công ướcquốc tế liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm của các chủ thé tàu biển thôngqua năm 1957, có hiệu lực ngày 31/5/1986 với trên 50 nước tham gia; Công ước
về giới hạn trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải, ký tháng 9/1976 viết tắt làLLMC76, có hiệu lực ngày 1/12/1986.
Thứ tư: Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không như: Công ước thànhlập Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thành lập năm 1947 với trên
185 thành viên, Việt Nam là thành viên của ICAO từ năm 1980; Công ước thànhlập hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) trên 220 thành viên chính thức,Vietnam Airlines là thành viên năm 2007; Công ước thành lập Hiệp hội các hãnghàng không Châu A — Thái Bình Dương (AAPA), thành lập năm 1965 vớikhoảng 20 hãng hàng không là thành viên, trong đó có Vietnam Airlines; Công ước thống nhất một số quy tắc điều chỉnh vận tải hàng không quốc tế, ký tại Vac-xa-va ngày 12/10/1929 (công ước Vac-xa-va 1929) với khoảng 130 nước là thành viên Việt Nam tham gia công ước này ngày 11/10/1982; Nghị định thưsửa đổi Công ước Vac-xa-va 1929 ký ngày 28/9/1955 tai La Haye (La HayeProtocol); Công ước bổ sung Công ước Vac-xa-va 1929 ký tại Guadalajara ngày18/9/1961 (Công ước Guadalajara), áp dung trong trường hợp van tải hàng
Trang 28không được tiễn hành bởi một người không phải là người vận chuyên theo hopđồng: Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-xa-va năm 1929 vàNghị định thư La Haye 1955, ký tai Montreal ngày 13/5/1966 (Hiệp địnhMontreal 1966; Nghị định thư sửa đôi Công ước Vac-xa-va 1929, ký năm 1971;các Nghị định thư Montreal bố sung công ước Vac-xa-va 1929 (các Nghị địnhthư số 1,2,3,4).
Thứ năm: Các điều ước quốc tế về vận tải đa phương thức như: Công ướccủa Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hóa quốc tế đa phương thức năm 1980; Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức có hiệu lực ngày 1/1/1992.
Thứ sáu: Các điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán quốc tế như: Côngước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Cácnguyên tắc của hop đồng thương mai quôc tế của tô chức UNIDROIT (viết tắt làPICC); Quy tắc chính thức của ICC về các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm)
Thứ bảy: Các điều ước quốc tế về hoạt động thông quan như: Công ướcTokyo; Hiệp định của WTO về xác định giá tính thuế hải quan
Thứ tam: Hợp tác về dich vụ logistics trong ASEAN như: Kế hoạch hànhđộng ASEAN về giao thông vận tải (1994-1996); Thỏa thuận cấp Bộ trưởngASEAN về hợp tác vận tải (1996); Hiệp định khung ASEAN về thuận lợi hóahàng quá cảnh (Hà Nội, 1998); Thỏa thuận cấp Bộ trưởng ASEAN về dự án phát triển mạng lưới đường cao tốc ASEAN (1999); Bản ghi nhớ ASEAN về dịch vụ vận tải hàng không (Jakarta, 2002); Kế hoạch hành động ASEAN 2005-2010; Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Trung Quốc về hợp tác vận tải (Vientiane, 2004); Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (2005); Tuyên bố cấp Bộ trưởng giữa ASEAN và Nhật Bản về an ninh vận tải (Bangkok 2007); Nghị định thư ASEAN về lĩnh vực dịch vụ logistics (Makati- Philippines, 2007); Hiệp định
về vận tải biển giữa ASEAN và Trung Quốc (Singapore, 2007)
1.2.2.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vu logisticsCho dù nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, nhìn chung phápluật về dich vu logistics bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Một là, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vu logistics: Dé kinh doanhdich vu logistics, điều kiện tiên quyết mà pháp luật đặt ra là “thuong nhân kinhdoanh dịch vu logistics là doanh nghiệp có du diéu kiện kinh doanh dịch vulogistics theo quy định của pháp luật" (khoản 1 điều 234 LTM 2005) Do đó,dịch vu logistics là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện Theo điều 4ND140/2007/ND-CP, dịch vu logistics được phân loại thành: các dịch vụlogistics chu yéu, các dich vu logistics liên quan đến vận tải va các dịch vụ
logistics liên quan khác Đối với từng loại dich vu logistics có quy định về điềukiện kinh doanh khác nhau.
Trang 29Hai là, quy định về chủ thé kinh doanh dịch vu logistics: Chủ thé kinhdoanh dịch vụ logistics theo quy định bắt buộc phải là thương nhân; chủ thé sửdụng dịch vụ logistics có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân.
Ba là, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụlogistics, gồm:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vu logistics: ngoàinhững quyên và nghĩa vụ cơ bản của người làm dịch vụ (quyền được hưởng thù lao và các chi phí khác, nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng trong thời gian hợp lý, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn có một quyên đặc biệt đó là quyên câm giữ một số lượng hàng hóa nhất định
và các chứng từ liên quan để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: khách hàng có quyền và nghĩa vụtrong việc kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng, cung cấp các chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dich vu logistics, thanh toán thù lao và chi phi hợp lý cho thương nhân kinh doanh dich vu logistics
Bồn là, quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanhdịch vụ logistics: Giới hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dich vu logisticsliên quan đến vận tải được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan vềgiới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thuộc phạm vi trên do các bên thỏa thuận.
Năm là, quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh dịch
vụ logistics: Bao gồm quản lý của các Bộ ngành, Chính quyền địa phương thông qua việc ban hành chính sách pháp luật, quy định; kiến tạo cơ sở hạ tang cũngnhư môi trường kinh doanh; hoạt động kiểm tra giám sát, cấp phép chuyênngành và các hoạt động khác.
1.2.3 Vai trò của pháp luật về dịch vụ logistics
Thứ nhất, pháp luật về dịch vụ logistics là cơ sở pháp lý để các chủ thểthực hiện quyền của các chủ thé tham gia trong hoạt động dịch vụ logistics
Thứ hai, pháp luật về dịch vụ logistics là hành lang pháp lý bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong hoạt động dich vu logistics
Thứ ba, pháp luật về dich vu logistics góp phần bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.
Thứ tư, pháp luật về dich vụ logistics định hướng cho phát triển ngànhdich vu logistics của Việt Nam trong từng giai đoạn phát trién
Thứ năm, pháp luật về dịch vụ logistics tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việcđiều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa
diễn ra mạnh mẽ hiện nay
Trang 30CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VE DỊCH VU LOGISTICS2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động Logistics
Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành
và hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997,trong đó thuật ngữ ”logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia Năm
2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luậtquốc tế Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiệnthuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65) Đồng thời với Bộ luật Hànghải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải
quan, Luật Các tô chức tín dụng, Luật Bảo hiểm cũng ra đời
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định SỐ163/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2018 đã thay thếcho Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chỉ tiếtLuật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn tráchnhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
2.1.1 Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều 234 LTM 2005 chỉ quy định chung về điều kiện kinh doanh dịch vụlogistics, cụ thé: thương nhân kinh doanh dich vu logistics là doanh nghiệp có đủ
Trang 31điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật Nghị định140/2007/NĐ-CP yêu cầu thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếuphải có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và
có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu nhưng khi Nghị định 163/2017/NĐ-CPđược ban hành thì không nêu yêu cầu này mà để các văn bản pháp luật chuyênngành của từng loại địch vụ quy định chỉ tiết
Theo Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP thi: “J 7hương nhân kinhdoanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistic quy định tại Diéu 3 Nghị địnhnày phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luậtđối với dịch vụ đó
2 Thương nhán tiễn hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanhlogistics bằng phương tiện điện tử có kết noi mạng Internet, mạng viên thông diđộng hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ung theo quy định của phápluật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Diéu 3 Nghị định nay, con phải tuánthủ các quy định về thương mại điện tw.”
Nghị định 163/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các điều kiện đối vớinhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dich vụ logistics như sau:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4
ND 163/2017/NĐ-CP này, nhà dau tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thé làthành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dich vu logistics theocác điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biên (trừ vận tải nội địa):
Trang 32- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc gópvốn, mua cô phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp củanhà đầu tư nước ngoài không quá 49% Tổng số thuyền viên nước ngoài làmviệc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam)thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu.Thuyén trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc gópvôn, mua cô phân, phân vôn góp trong doanh nghiệp.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗtrợ vận tải biển (có thé dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc
áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệphoặc góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó ty lệvốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% Nhà đầu tư nước ngoàiđược phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồnghợp tác kinh doanh.
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗtrợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lậpdoanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp trong doanh nghiệp,trong đó ty lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dich vụ hỗ trợ vận tải
biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phần, phần vốn góptrong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tưnước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mai tại Việt Nam dưới hìnhthức hợp đồng hợp tác kinh doanh
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau:Kiêm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiêm định hàng hóa, dịch
Trang 33vụ lay mau và xác định trong lượng; dịch vu nhận và chấp nhận hàng; dịch vụchuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua côphần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư
hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp
trong doanh nghiệp, trong đó ty lệ vốn góp của nhà dau tư nước ngoài không quá51% 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về hàng không
i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Đối với những dich vụ được cung cấp dé thực hiện thấm quyền củaChính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp củanhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đókhông hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cungcấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó
- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận chocác phương tiện vận tai.
- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạtđộng tại các khu vực địa lý được cơ quan có thâm quyền xác định vì lý do an
Trang 34Như vậy, các điều kiện này đều đáp ứng các cam kết quốc tế của ViệtNam Nghị định cũng để khoảng mở là "7zường hợp nhà dau tư nước ngoàithuộc đối tượng áp dụng của các diéu ước quốc tế có quy định khác nhau về diéukiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đâu tư được lựa chọn áp dụng diéu kiệndau tư quy định tại một trong các diéu ước đó".
2.1.2 Quy định về chủ thé của dich vụ logistics
Chủ thé của dịch vu logistics bao gồm:
- Nhà cung cấp dich vu logistics: phải là thương nhân, có đăng ký kinhdoanh dé thực hiện dịch vụ logistics Điều kiện dé được kinh doanh ngành nghềdịch vu logistics đã nêu ở mục 2.1.1 Thủ tục dang ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành và thương nhân này sẽ được cơ quan đăng ký kinhdoanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) Theo quy định thương nhânkinh doanh dịch vụ logistics có thé tô chức thực hiện dịch vụ cho khách hàngbăng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặcnhiêu công đoạn của dịch vụ logistics.
- Khách hàng: là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và cónhu cầu sử dụng dich vu logistics Khách hàng có thé là người vận chuyên hoặcthậm chí có thé là người làm dịch vu logistics khác Nhu vậy, khách hàng có thê
là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóahoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.
2.1.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụlogistics
2.1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics năm rảirác trong các quy định của hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngànhđiều chỉnh dịch vụ này
Trang 35Thứ nhất, về quyền của thương nhân kinh doanh dich vụ logistics
Theo quy định tại Điều 235 LTM 2005, các chủ thể kinh doanh dịch vụlogistics có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ nhưng không tráipháp luật Trường hợp các chủ thể không thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của họđược quy định tại điều 235 LTM 2005, cụ thể:
Một là: Quyền được hưởng thù lao và các chi phí khác từ việc thực hiệndich vụ Mức thù lao dich vụ do các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng.Mức thù lao này có thể được xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trêngiá trị hàng hóa Mức thù lao do các bên thỏa thuận và phụ thuộc vào nội dung, mức độ phức 27 tạp của công việc mà khách hàng ủy thác cho thương nhân kinh doanh dịch vu logistics thực hiện.
Ngoài thù lao, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thê yêu cầukhách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiệndịch vụ nếu điều này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng Nếu không cóthỏa thuận, việc xác định chi phí hợp lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thé.Chi phí hợp lý có thé là những chi phí phát sinh như: tiền cầu đường, chi phi bảo
quản hàng hóa, chi phí phát sinh do thực hiện chỉ dẫn của khách hang , trừ khi
những chi phí đó đã được tính vào tiền thù lao và quy định trong hợp đồng
Hai là: Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa Theo điều 239 LTM 2005,thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hanghóa nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó dé đòi tiền nợ
đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng Tuynhiên quyền cầm giữ hàng hóa chi phát sinh khi có các điều kiện sau: (i) Kháchhàng không thanh toán nợ đã đến hạn thanh toán cho người làm dịch vụlogistics; (ii) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được quyền cầm giữ
số lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa
Trang 36dịch vụ logistics phải thông báo bằng văn bản ngay cho khách hàng về việc cầmgiữ hàng hóa.
Quyền định đoạt hàng hóa cầm giữ của người làm dịch vụ logistics chỉphát sinh nếu sau thời han 45 ngày ké từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa hoặcchứng từ liên quan đến hàng hóa mà khách hàng không trả tiền nợ Trong trườnghợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn của kháchhàng Việc định đoạt hàng hóa cầm giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luậthiện hành, cụ thé, trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó.Trường hợp cầm giữ và định đoạt hàng hóa sai trái gây thiệt hại cho khách hàng,thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải bồi thường theo quy định củapháp luật.
Thứ hai: VỀ nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dich vụ logisticsThương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có nghĩa vụ thực hiện các côngviệc theo đúng thỏa thuận với khách hang Đây được coi là nghĩa vụ cơ bản nhấtcủa thương nhân nhằm đảm bảo quyên lợi của khách hàng Các công việc mathương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thực hiện có thể đã được thỏathuận trong hợp đồng, hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thé trên cơ sở cácquy định chung của hợp đồng Người làm dịch vụ được quyên từ chối thực hiệnnhững hướng dẫn không phù hợp với điều kiện của hợp đồng dịch vụ đã ký kết
với khách hàng hoặc những hướng dẫn trái pháp luật
Về nguyên tắc thương nhân kinh doanh dịch vu logistics phải làm theođúng chỉ dẫn của khách hàng Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích cho khách hàng,điểm b, c khoản 1 điều 235 LTM 2005 quy định: “Trong quá trình thực hiện hợpđồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinhdoanh dich vu logistics có thé thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng
Trang 37phải thông báo ngay cho khách hàng Khi xảy ra trường hop có thé dan đến việckhông thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dan của khách hàng thìphải thông bdo ngay cho khách hàng dé xin chỉ dan” Quy định này nhằm phathuy quyền chủ động của thương nhân kinh doanh dich vụ logistics khi thực hiệnhợp đồng dịch vụ với mục đích đảm bảo lợi ích của khách hàng Lý do chínhđáng có thé do thời tiết hay vì một lý do khách quan nào khác dé dam bảo lợi íchcho khách hàng Như vậy, pháp luật dé cao nhiệm vụ của người làm dịch vụlogistics là phải lay lợi ích khách hang làm mục tiêu Thương nhân kinh doanhdich vu logistics có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho khách hang trong trường
hợp không thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng vì lợi ích của khách hàng,
hoặc vì lý do khách quan gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng khiến bênthực hiện dịch vụ không thể thực hiện được một phần hay toàn bộ chỉ dẫn củakhách hàng.
Ngoài ra, thương nhân kinh doanh dịch vu logistics còn phải có nghĩa vụ thực hiện các công việc cho khách hàng trong một thời gian hợp lý khi mà cácbên 29 không có thỏa thuận trước Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định như thénảo là thời hạn hợp lý cũng không đơn giản đối với mỗi trường hợp khác nhau
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn có nghĩa vụ đối với hànghóa cầm giữ, cụ thể là nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn hàng hóa; không được sử dụnghàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý Riêng đối vớidịch vu logistics liên quan dén van tai, thuong nhan kinh doanh dich vu logisticscòn phải có nghĩa vu tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành và tapquán vận tải Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định trong LTM 2005, cácthương nhân kinh doanh dịch vu logistics còn có các quyền và nghĩa vụ cụ théđược quy định trong luật chuyên ngành Chang hạn, đối với thương nhân kinhdoanh dịch vu logistics vận chuyển đường biến, theo Điều 150 Bộ luật Hàng hải2015:“Người vận chuyển phải man cán để trước và khi bắt dau chuyến di, tàu
Trang 38biển có đủ khả năng di biển, có thuyền bộ thích hop, được cung cấp đây đủ trangthiết bị và vật phẩm dự trữ; các ham hàng, ham lạnh và khu vực khác dùng dévận chuyển hàng hóa có đủ các diéu kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hànghóa phù hợp với tính chất của hàng hóa”
Như vậy, căn cứ từng lĩnh vực kinh doanh cụ thê cũng như việc thực hiệnmột hay nhiều công đoạn của chuỗi dich vu logistics mà thương nhân kinh doanhdịch vu logistics có các quyền và nghĩa vụ quy định trong các văn bản pháp luậtkhác nhau Ngoài các quyền và nghĩa vu được quy định trong các văn bản phápluật trong nước, quyền và nghĩa vụ của các thương nhân kinh doanh dich vụ nàycòn được quy định trong các Công ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên
2.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Với tư cách là khách hàng, họ có các quyền như: lựa chọn người làm dịch
vụ logIstics theo nhu cầu và năng lực của người làm dịch vụ; kiểm tra, giám satviệc thực hiện hợp đồng dịch vụ; yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm
dich vu logistics vi phạm hợp đồng Khách hàng khi sử dụng dich vu logistic,
với tư cách là một bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ được quyền thỏa thuậncác quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vu logistics Nộidung mà các bên thỏa 30 thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.Trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của khách hàngđược quy định tại điều 236 LTM 2005
2.1.4 Quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics
Khi một bên không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của hợp đồng gây ảnhhưởng đến quyền lợi của bên kia, sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng Theoquy định từ Điều 297 đến Điều 314 LTM 2005, trách nhiệm đặt ra có thể là buộcthực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại phát sinh
Trang 39từ hành vi vi phạm hop đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện
hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng LTM 2005 có một số quy định riêng về tráchnhiệm do vi phạm hợp đồng dich vụ logistics, cụ thé:
2.1.4.1 Về giới hạn trách nhiệm
Điều 238 LTM 2005 quy định: Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, toàn
bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá đốivới giới hạn trách nhiệm tốn thất toàn bộ hàng hóa trong trường hợp thươngnhân vô ý gây ra thiệt hại cho khách hàng Theo quy định này, giới hạn tráchnhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dich vụ logistics là mộtngoại lệ của chế tài bôi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chungkhi điều 302 LTM 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 quy định, giá trị bồi thườngthiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu
do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đượchưởng nếu không có hành vi vi phạm Tuy nhiên, nếu người có quyên và lợi íchliên quan chứng minh được sự mat mát hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm dothương nhân kinh doanh dich vụ logistics có tình hành động hoặc không hànhđộng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không được hưởng giới hạntrách nhiệm bồi thường thiệt hại
Đề cụ thé hóa các quy định này, Nghị định163/2017/NĐ-CP quy định vềgiới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau: “2.Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm củathương nhân kinh doanh dịch vu logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan ”
Một là: Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đên van tải
Trong lĩnh vực vận tải, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
Trang 40nhiệm của thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức được quy định tạiĐiều 198 Bộ luật Hàng hai 2015: “7rường hợp hàng hóa bị mat mát, hư hỏngxảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quyđịnh của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải daphương thức được áp dụng doi với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm củangười kinh doanh vận tải da phương thức”, tức là khi một người kinh doanh vậntải đa phương thức, họ sử dụng rất nhiều phương thức vận tải biển khác nhau.Trường hợp họ sử dụng tàu biển để vận chuyên hàng hóa thì giới hạn tráchnhiệm cụ thé được quy định trong Bộ luật Hàng hải, hay trong trường hợp họ sửdụng ô tô dé vận chuyên thì giới hạn trách nhiệm của họ theo Luật Giao thôngđường bộ
Trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa, theo Điều 93 Luật Giao thôngđường thủy nội địa năm 2011, người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hóakhai trong giấy vận chuyên và theo mức độ thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồithường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hóa đã ghi trong giấy vận chuyền.Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hóa thì mức béi thườngđược tính theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại, nhưng cũng không vượtquá mức bởi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, Điều 166 Luật Hàng không dân dụng
2011 quy định: Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồithường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyên chậm là
mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilogam hàng hóa; trường hợp người gửi
hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và phải trả một khoảnphí bố sung thì người vận chuyên phải bồi thường theo mức giá trị đã được kêkhai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị kê khai lớn hơngiá trị thực tế