1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

c, lập lịch trình và kiểm soát sản xuất cho một công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lên kế hoạch, lập lịch trình và kiểm soát sản xuất cho một công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn
Tác giả Chu Tấn Đạt, Lê Hồng Quyên, Võ Trọng Duy, Trần Thiên Phúc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Mạnh Huy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Chuyên ngành In và Truyền thông
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,1 MB

Cấu trúc

  • 1. Lời mở đầu (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thực hiện (5)
  • 4. Lý do chọn đề tài (6)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (8)
    • 1. Tìm hiểu về tổ chức sản xuất cho công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn.8 Khái niệm, đặc điểm về tổ chức sản xuất (8)
      • 1.2. Mục đích của tổ chức sản xuất (9)
      • 1.3. Nguyên tắc (9)
    • 2. Khái niệm chung về lên kế hoạch sản xuất (0)
      • 2.1. Khái niệm (0)
      • 2.2. Mục đích lên kế hoạch sản xuất (0)
      • 2.3. Tầm quan trọng trong việc lên kế hoạch sản xuất (0)
    • 3. Khái niệm chung về lập lịch trình và kiểm soát sản xuất (0)
      • 3.1. Khái niệm (0)
      • 3.2. Mục tiêu, vai trò của việc lập lịch trình và kiểm soát sản xuất (0)
  • CHƯƠNG 2: LÊN KẾ HOẠCH, LẬP LỊCH TRÌNH VÀ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT CHO MỘT CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ QUY MÔ LỚN (0)
    • 1. Lên kế hoạch sản xuất cho công ty (0)
      • 1.1. Giới thiệu về hoạt động sản xuất của công ty in kỹ thuất số quy mô lớn15 1.2. Cơ sở hạ tầng và quy mô sản xuất (0)
      • 1.3. Xây dựng kế hoạch sản xuất (0)
    • 2. Lập lịch trình sản xuất cho công ty (31)
      • 2.1. Danh sách công việc cần thực hiện (32)
      • 2.2. Xác định phương án và sắp xếp thứ tự thực hiện công việc (34)
    • 3. Kiểm soát sản xuất cho công ty (36)
      • 3.1. Tổng quan về quy trình kiểm soát (36)
      • 3.2. Các yếu tố cần kiểm soát (37)
      • 3.3. Tiêu chí an toàn trong sản xuất (46)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)

Nội dung

Mục tiêu, vai trò của việc lập lịch trình và kiểm soát sản xuất...13CHƯƠNG 2: LÊN KẾ HOẠCH, LẬP LỊCH TRÌNH VÀ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT CHO MỘT CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ QUY MÔ LỚN...1

Mục tiêu nghiên cứu

- Lên kế hoạch và thiết lập quy trình sản xuất cho công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn

- Lập lịch trình, và sắp xếp khối lượng công việc.

- Xây dựng được quy trình kiểm soát sản xuất.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp quy nạp và diễn giải

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tìm hiểu về tổ chức sản xuất cho công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn.8 Khái niệm, đặc điểm về tổ chức sản xuất

1.1 Khái niệm, đặc điểm về tổ chức sản xuất

Khái niệm về tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là một khái niệm liên quan đến cách một doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức thiết lập và quản lý các hoạt động sản xuất để tạo ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ Tổ chức sản xuất tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình, tài nguyên và nhân lực để đạt được mục tiêu sản xuất một cách hiệu quả và lợi nhuận.

Tổ chức sản xuất là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu Việc hiểu và quản lý tổ chức sản xuất là quan trọng để đảm bảo sự cạnh tranh và sự thành công của các tổ chức trong thị trường. Đặc điểm về tổ chức sản xuất Đặc điểm của tổ chức sản xuất có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành công nghiệp, quy mô, mục tiêu kinh doanh và sự phát triển công nghệ Dưới đây là một số đặc điểm chung về tổ chức sản xuất:

- Quy trình sản xuất: Tổ chức sản xuất đòi hỏi xác định quy trình sản xuất, từ việc tạo ra nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm hoặc dịch vụ đầu ra. Quy trình này có thể được tổ chức thành từng bước cụ thể để đảm bảo sự hiệu quả và hiệu suất cao.

- Máy móc và thiết bị: Tùy thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty có thể cần sử dụng máy móc và thiết bị đặc biệt Điều này bao gồm máy sản xuất, máy công cụ, thiết bị kiểm tra và quy trình tự động hóa.

- Nhân lực: Nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất. Các công nhân, kỹ thuật viên, quản lý sản xuất và chuyên gia chất lượng đều cần được tuyển dụng và đào tạo để thực hiện công việc của họ.

- Quản lý sản xuất: Quản lý sản xuất là trung tâm của tổ chức sản xuất Họ đảm bảo rằng quy trình diễn ra một cách suôn sẻ, nguồn lực được quản lý hiệu quả và sản phẩm hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

- Kho lưu trữ: Tổ chức sản xuất thường cần quản lý kho lưu trữ để lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm trung gian và sản phẩm hoàn thành cho việc giao hàng.

- Tối ưu hóa quy trình: Các tổ chức sản xuất thường tìm cách tối ưu hóa quy trình để tăng năng suất, giảm lãng phí và tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên.

- Kiểm soát chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ là quan trọng Tổ chức sản xuất thường phải thực hiện kiểm tra và kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm hoàn hảo và đáp ứng các yêu cầu.

- An toàn và môi trường: Tổ chức sản xuất cũng cần tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng quy trình sản xuất không gây hại cho con người và môi trường.

1.2 Mục đích của tổ chức sản xuất

Mục đích của tổ chức sản xuất là tạo ra các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ có giá trị để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đạt được lợi nhuận, mục tiêu cụ thể của tổ chức sản xuất có thể đa dạng và bao gồm những điểm sau: tạo giá trị cho khách hàng thông qua các sản phẩm, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, tối ưu hóa năng suất và đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp, tạo việc làm và phát triển kinh tế khu vực,…

Có 5 nguyên tắc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:

Nguyên tắc 1: Chuyên môn hóa doanh nghiệp

Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân, nhóm đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó Đứng đầu các bộ phận chuyên môn hóa là các nhà quản trị chức năng, họ thường giám sát một bộ phận riêng biệt như: marketing, kế toán, nguồn nhân lực,…Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động và giúp cho người quản lý quản lý công việc được chặt chẽ.

Nguyên tắc 2: Tập trung vào quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải cân đối giữa các khâu sản xuất, duy trì cũng như đảm bảo các bộ phận được triển khai một cách ổn định và trơn tru, cần giám sát để quản lý các yếu tố trong quy trình sản xuất từ đó đưa ra đánh giá hoặc cải tiến cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Sắp xếp nhân sự phù hợp

Việc sắp xếp nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng liên quan rất nhiều đến việc hoạt động ổn định và lâu dài của công ty, cần phân chia, sắp xếp vị trí nhân sự phù hợp để công việc không bị quá tải, đạt chất lượng tốt nhất cho công ty.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo sản xuất liên tục

Trong quá trình sản xuất có thể sẽ gặp trường hợp thiếu nguyên vật liệu, hư hỏng thiết bị, thiếu nhân lực, lúc này việc lập kế hoạch tổ chức sản xuất cần có bước tính toán đến các tình huống để đảm bảo quá trình sản xuất được tiếp tục, không để “thời gian chết” xảy ra quá lâu.

Nguyên tắc 5: Sản xuất gắn liền với quản trị

LÊN KẾ HOẠCH, LẬP LỊCH TRÌNH VÀ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT CHO MỘT CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ QUY MÔ LỚN

Lập lịch trình sản xuất cho công ty

2.1 Danh sách công việc cần thực hiện

Bước đầu tiên trong lập lịch trình sản xuất cũng như là tất yếu trước tiên đó là chúng ta phải xác định được các công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành mỗi công việc đó Sau đó sẽ lập danh sách các công việc cần làm trong một khoảng thời gian nào đó (giờ, ngày, tuần,…) Việc lên danh sách công việc sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc Các công việc càng ghi đầy đủ thì sẽ giúp việc thực hiện chủ động dễ dàng hơn.

Tên sản phẩm Nhãn nước hoa Flower BOMB

Vật liệu in Giấy semi-gloss

Thiết bị in L-6534VW (30m/min)

Số màu in CMYK + spot varnish

Phương pháp gia công Bế

Số con/ chiều ngang cuộn 5

Công việc Thời gian thực hiện (phút)

Nhãn nước hoa Flower BOMB

Chuẩn bị nguyên vật liệu 30

Kiểm tra máy in và vật liệu 15

Dựa theo bảng công việc cũng như thời gian thực hiện của từng công việc chúng ta có được lịch trình sản xuất theo biểu đồ Gantt như sau:

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Kiểm tra máy in và vật liệu

Series1 Thời gian thực hiện (phút)

2.2 Xác định phương án và sắp xếp thứ tự thực hiện công việc

Trong một công ty quy mô lớn thì số lượng công việc được giao cho mỗi bộ phận là rất lớn Việc sắp xếp công việc có ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn giao hàng cũng như việc tối ưu nguồn lực của công ty

Do vậy, việc xác định phương án bố trí là rất cần thiết Tuy nhiên, có rất nhiều phương án sắp xếp khác nhau Nếu có n công việc thì số phương án sắp xếp là n!, do đó rất khó có khả năng xác định tất cả mọi phương án sắp xếp thứ tự công việc Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên Những nguyên tắc ưu tiên này có thể giúp chúng ta linh hoạt

34 sắp xếp công việc nào làm trước, công việc nào làm sau Một số nguyên tắc ưu tiên thường dùng: Đến trước làm trước (FCFS – First Come First Served)

Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất (EDD – Earliest Due Date) Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước (SPT – Shortest Processing Time)

Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (LPT – Longest Processing Time) Để áp dụng một trong những nguyên tắc ưu tiên này, cần xác định trước độ dài thời gian cần thiết để hoàn thành và thời hạn phải hoàn thành của từng công việc Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Thời gian hoàn thành trung bình của một công việc

- Dòng thời gian trung bình

- Số công việc chậm trễ trung bình

- Số ngày chậm trễ trung bình

Chúng ta có thể so sánh kết quả giữa các nguyên lý ưu tiên trên để chọn phương án quyết định phân giao thứ thự các công việc phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra.

Kiểm soát sản xuất cho công ty

3.1 Tổng quan về quy trình kiểm soát

Quy trình kiểm soát là một chuỗi các bước cụ thể được thiết kế để đảm bảo rằng một tổ chức hoặc một hệ thống hoạt động theo các tiêu chuẩn, chất lượng và tuân thủ các quy định Quy trình kiểm soát thường áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, sản xuất, quản lý dự án đến y tế và công nghệ.

Dưới đây là một số bước cơ bản trong quy trình kiểm soát:

Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn: Bước đầu tiên là xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn mà tổ chức cần tuân thủ Điều này có thể bao gồm các chỉ số hiệu suất, quy định pháp luật, quy trình nội bộ, v.v.

Xác định nguy cơ và kiểm soát: Phân tích và đánh giá các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu Sau đó, xác định các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ này.

Thiết lập quy trình kiểm soát: Xác định các quy trình cụ thể, gồm các bước và hướng dẫn rõ ràng để thực hiện kiểm soát Quy trình này cần được thiết kế sao cho dễ áp dụng và hiệu quả.

Triển khai kiểm soát: Bước tiếp theo là triển khai các biện pháp kiểm soát, đảm bảo rằng tất cả các bộ phận liên quan trong tổ chức đều áp dụng chúng.

Giám sát và đánh giá: Liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát Điều này đòi hỏi việc thu thập dữ liệu, kiểm tra hiệu suất và thực hiện đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng quy trình kiểm soát vẫn hiệu quả.

Cải tiến: Dựa trên kết quả đánh giá, tổ chức cần điều chỉnh và cải tiến quy trình kiểm soát để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp và hiệu quả với mục tiêu ban đầu.

Quy trình kiểm soát không chỉ giúp tổ chức duy trì chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn mà còn giúp tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và quản lý.

3.2 Các yếu tố cần kiểm soát

Trong quá trình in kỹ thuật số, việc kiểm soát nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng Dưới đây là một số yếu tố cần kiểm soát về nguyên vật liệu trong in kỹ thuật số:

Chất lượng của mực in (mực in số): Mực in là yếu tố cực kỳ quan trọng trong in kỹ thuật số Cần kiểm soát chất lượng của mực in để đảm bảo màu sắc chính xác, độ tương phản tốt và khả năng lâu bền của hình ảnh.

Loại giấy và vật liệu in: Chất lượng của giấy hoặc các vật liệu in khác cũng cần được kiểm soát Điều này bao gồm độ bền, độ dày, cấu trúc bề mặt và khả năng hấp thụ mực in một cách hiệu quả. Điều kiện lưu trữ và xử lý: Đảm bảo rằng nguyên vật liệu được lưu trữ ở điều kiện thích hợp để tránh hỏng hóc do ẩm ướt, nhiệt độ cao hoặc ánh sáng mặt trời.

Kiểm tra định kỳ chất lượng nguyên vật liệu : Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng nguyên vật liệu (mực in, giấy, vật liệu in khác) vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra Điều này bao gồm kiểm tra mẫu, đánh giá kỹ thuật và so sánh với các thông số kỹ thuật.

Quản lý số lượng và đặt hàng thông minh: Điều chỉnh quản lý lượng hàng tồn kho và đặt hàng thông minh để đảm bảo rằng luôn có đủ nguyên vật liệu sẵn có và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí hàng tồn kho.

Kiểm soát quá trình sản xuất : Trong quá trình in, cần kiểm soát từng bước để đảm bảo rằng nguyên vật liệu được sử dụng một cách chính xác và tuân thủ các thông số kỹ thuật.

Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng và hiệu suất trong quá trình in ấn kỹ thuật số Việc kiểm soát cẩn thận đối với nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm in.

3.2.2 Máy móc và thiết bị

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w