1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về con người và sự vận dụng trong việc phát huy nguồn lực con người ở việt nam hiện nay

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác- Lênin Về Con Người Và Sự Vận Dụng Trong Việc Phát Huy Nguồn Lực Con Người Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Châu Thành Khoa, Trần Nguyễn Đăng Khoa, Lê Phúc Khang, Nguyễn Lê Tấn Kiệt, Nguyễn Tiến Hữu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thiên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuPhân tích các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất, vị trí và vai trò của con người trong xã hội.Đánh giá việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI

VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON

NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: 231LLCT130105_45

NHÓM THỰC HIỆN: 05 Thứ 7 - tiết: 7-9

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Văn Thiên

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1,NĂM HỌC: 2023-2024

Nhóm 05 Thứ 7 tiết 7-9 Tên đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người và sự vận dụng trong việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay

STT HỌ VÀ TÊN SINH

VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN THÀNH SĐT 1 Châu Thành Khoa 23144236 100% 0333701023 2 Trần Nguyễn Đăng Khoa 23144241 100% 0333480468 3 Lê Phúc Khang 23144225 100% 0908984205 4 Nguyễn Lê Tấn Kiệt 23144245 100% 0908318373 5 Nguyễn Tiến Hữu 23144223 100% 0348254600 Ghi chú:  Tỷ lệ % = 100%  Trưởng nhóm: Châu Thành Khoa Nhận xét của giáo viên:

Ngày tháng năm

Giáo viên chấm điểm

Trang 3

MỤC LỤ

C

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỚI BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2

1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội 2

1.2 Bản tính về tự nhiên của con người 2

1.3 Bản tính về xã hội của con người……… ……… 3

1.4 Bản chất con người là sự hòa hợp giữa những quan hệ xã hội: 3

1.5 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 3

CHƯƠNG 2 : SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI ĐỂ PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở HIỆN NAY 5

2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị - xã hội 5

2.2 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ 5

2.3 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 6

2.4 Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội 6

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM 8

3.1 Những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập 8

3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 9

KẾT LUẬN 11

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đề tài liên quan trực tiếp đến chủ nghĩa Mác-Lênin - một trường phái triết học quan trọng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam Viết về chủ đề này sẽ cho phép bạn thể hiện hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác

Chủ đề liên quan mật thiết tới vấn đề con người - một vấn đề triết học cơ bản Bạn

có thể vận dụng những hiểu biết triết học để phân tích các khía cạnh liên quan tới bản chất, vai trò, vị trí của con người

Đề tài gắn với thực tiễn Việt Nam hiện nay Bạn có cơ hội áp dụng lý thuyết triết học để phân tích và đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho xã hội Điều này sẽ thể hiện tính thuyết phục và giá trị ứng dụng của triết học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất, vị trí và vai trò của con người trong xã hội

Đánh giá việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước ở Việt Nam hiện nay Phân tích kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát huy nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam

Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm vận dụng sáng tạo hơn nữa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người để phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1

Trang 5

CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỚI BẢN CHẤT CON NGƯỜI 1.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội là một quan điểm triết học được C Mác và Ph Ăng-ghen đưa ra Quan điểm này khẳng định rằng con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một sinh vật xã hội Hai mặt này không tách rời nhau mà tác động qua lại, bổ sung cho nhau, tạo nên một con người toàn diện

1.2 Bản tính về tự nhiên của con người:

Bản tính tự nhiên của con người là những đặc điểm chung, vốn có của con người, được

hình thành trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài người Bản tính tự nhiên của con người là cơ sở vật chất của bản chất xã hội của con người Con người là một tạo hóa của giới tự nhiên Cơ thể con người được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học giống như các loài động vật khác Sự tiến hóa của giới tự nhiên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho

sự ra đời và phát triển của loài người, được chứng bằng chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên Cụ thể học thuyết về sự tiến hóa của Đácuyn Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, gắn bó mật thiết với giới tự nhiên Con người sinh ra, tồn tại và phát triển trong giới tự nhiên Giới tự nhiên cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết cho sự sống, bao gồm: không khí, nước, thức ăn, chỗ ở,

1.3 Phân tích về xã hội của con người:

Bản tính về xã hội của con người là :

Con người không phải có duy nhất nguồn gốc từ sự tiến hóa của tự nhiên mà còn có nguồn gốc từ xã hội Từ lý luận của Mác ông đã so sánh con người với một số loài động vật khác có một số khả năng gần với con người , ông đã chỉ ra những sự khác, đặt biệc chỉ

có con người mới biết tạo ra công cụ lao động góp phần năng cao năng suất sản xuất phục

vụ đời sống, con người biết những thay đổi của tự nhiên, từ đó con người được xem là thước đo của vạn vật,…Trong đó nhân tố đầu tiên và cơ bản là lao động, nhờ lao động mà con người tạo nên của cải vật chất, sự khác biệt,có tri thức , và vượt lên các loài khác để tiến hóa hơn được xem là một loại động vật cao Qua đây hoàn học thuyết về nguồn gốc con người của chủ nghĩa Mác-Lênin dần hoàn chỉnh Suy ra bản tính xã hội của con người

là cơ sở của sự phát triển xã hội Bản tính xã hội của con người được hình thành và phát

2

Trang 6

triển trong quá trình con người sống và hoạt động trong xã hội.

1.4 Bản chất con người là sự hòa hợp giữa những quan hệ xã hội:

Theo một luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người thì con người tạo

ra sự khác biệt với thế giới loài vật trên cả ba mặt quan hệ: con người với tự nhiên, con người với xã hội và với chính bản thân Cả ba mối quan hệ trên đều thiên về mặt xã hội, đặc biệt quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người vì con người có nhu cầu và hoạt động xã hội Con người có nhu cầu sinh lý, nhu cầu tinh thần và nhu cầu

xã hội Các nhu cầu này là động lực thúc đẩy con người hoạt động Một luận điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất con người Luận điểm này đã được C.Mác khẳng định trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc: "Bản chất con người không phải là một cái

gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" Luận điểm này đã giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa bản chất tự nhiên và bản chất xã hội của con người Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng con người cũng là sản phẩm của xã hội Bản tính tự nhiên của con người là cơ sở vật chất của bản chất xã hội Bản chất xã hội của con người là cái làm nên sự khác biệt căn bản giữa con người và các loài động vật khác.1.5 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người.Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử -xã hội C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục" Trong tác phẩm

“Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu

3

Trang 7

theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu" Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người tham gia hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện

có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo

mục đích của mình

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điêu kiện lịch sử

xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất

kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người

4

Trang 8

CHƯƠNG 2 : SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

VỀ CON NGƯỜI ĐỂ PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở HIỆN NAY 2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị - xã hội

Trong Bản luận cương nổi tiếng về L Phoi ơ bắc, Các Mác viết “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” Luận điểm trên của chủ nghĩa Mác về bản chất con người đã khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về con người của chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy tâm, đồng thời đã đặt nền tảng cho quan điểm duy vật lịch sử trong việc xem xét con người Lần đầu tiên trong lịch

sử triết học, Mác đã xem xét vấn đề bản chất con người từ hoạt động thực tiễn, từ quan hệ hiện thực của con người Như vậy, quan điểm của C.Mác đã cho chúng ta một phương pháp luận khoa học trong việc nhìn nhận, đánh giá con người trong tổng hoà các quan hệ

xã hội hiện thực Khẳng định vai trò của con người, C.Mác viết: “Xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế ấy” Kế thừa tư tưởng của C Mác, Lênin cũng khẳng định vai trò quyết định của con người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, người lao động” Tư tưởng cơ bản

về con người của các nhà kinh điển nêu trên đến Hồ Chí Minh được phát triển thành luận điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”

Đó cũng là những luận điểm có tính nền tảng của chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.Vâ }n dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn về chiến lược phát triển con người và khẳng định bằng Nghị quyết, chủ trương và chính sách thật sự coi trọng con người, coi con người là nhân tố có tính quyết định để xây dựng thành công xã hội mới Đảng ta rất chú trọng đến việc phát huy nhân tố con người và coi đây là mục tiêu động lực của toàn bộ sự nghiệp cách mạng

2.2 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ

Từ Đại hội VI – Đại hội đổi mới, Đảng ta đã chú trọng đến quyền làm chủ của nhân dân lao động “thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”, đào tạo con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực mạnh mẽ nhất để xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ

5

Trang 9

nghĩa xã hội Trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu

để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp của sự phát triển”

2.3 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với Đại hội VIII của Đảng, đất nước chuyển hẳn sang thời kỳ phát triển mới Những thành tựu to lớn, nhiều mặt của hơn 10 năm đổi mới đất nước không chỉ đưa đất nước ta

ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn tạo nên những điều kiện và tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tư tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển con người của Đại hội VIII là thực hiện “chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” Vấn đề con người và chiến lược phát triển con người

đã được Đại hội VIII của Đảng cụ thể hoá thành các quốc sách lớn thích ứng với những yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đó là các chính sách nhằm phát huy nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội Mục đích cao nhất của hệ thống chính sách này nhằm phát triển trí tuệ của người Việt Nam, nguồn vốn quyết định nhất, quý giá nhất của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khi công cuộc đổi mới đất nước đang đi dần vào chiều sâu và phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức to lớn và phức tạp thì Đảng ta chủ trương bằng mọi giá phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ”

2.4 Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Các chủ trương chính sách nhằm phát huy nhân tố con người theo tinh thần Đại hội IX

là xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân thực

sự của xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội và mục tiêu của toàn

bộ sự nghiệp cách mạng là phục vụ nhân dân Quan điểm đúng đắn đó được thể hiện ở chủ trương “phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người –

6

Trang 10

yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Tiếp nối tinh thần Đại hô }i IX, Đại hội X, XI, XII khẳng định: mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện… văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người

tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc “Xây dựng con người Viê }t Nam phát triển toàn diê }n phải trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển”

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt Nam

đã và đang được phát huy mạnh mẽ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, với những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như là những quan điểm và chủ trương đúng đắn của Đảng về chiến lược phát triển con người thời kỳ đổi mới, tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt Nam đang ngày càng được khơi dậy, được nhân lên và phát triển, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta hiện nay, khi mà nguồn lực tài chính và vật chất còn nhiều hạn hẹp và trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nguồn lực con người với tiềm năng và năng lực sáng tạo vô cùng phong phú đang ngày càng trở thành nguồn gốc quan trọng nhất của sự giàu có và phát triển toàn diện đất nước

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM

7

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w