1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế vĩ mô cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu á 1997 1998

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện tượng này xuất hiện khi thị trường tài chính sụp đổ, các tài sản tài chính bị mất giá trị đáng kể, các nhà đầu tư đồng loạt rút tài sản, kéo theo sự sụp đổ của thị trưởng chứng khoá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

KINH TẾ - TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998 Giáo viên hướng dẫn : Huỳnh Thị Ly Na

Trang 2

Nguyễn Tường Vy - K184131511 Nguyễn Thị Thảo Vy - K224050688 Trần Như Cẩm Ly - K224060795

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 6

4 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……….… 16

Trang 7

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khủng hoảng tài chính:

Khủng hoảng tài chính ( Financial Crisis) là khái niệm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn bới mất cân đối về tài chính,gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại thời điểm đó Hiện tượng này xuất hiện khi thị trường tài chính sụp đổ, các tài sản tài chính bị mất giá trị đáng kể, các nhà đầu tư đồng loạt rút tài sản, kéo theo sự sụp đổ của thị trưởng chứng khoáng, khủng hoảng ngân hàng….Thông thường, một cuộc suy thoái kinh tế xảy ra sau khi thị trường tài chính gặp

Khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi khách hàng đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng do mất niềm tin vào hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, khủng hoảng ngân hàng xuất hiện khi các ngân hàng cho vay quá mức nhưng không thu hồi lại được dẫn đến nợ quá hạn cao, ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ đến hạn.

Khủng hoảng quốc gia :

Một quốc gia sử vay nợ nước ngoài quá nhiều, sử dụng và đầu tư không hiệu quả dẫn dến việc không thể trả nợ không đúng hạn, rơi vào khủng hoảng nợ buộc phải xin bên quốc gia ‘’chủ nợ’’ hoãn nợ, xóa nợ hoặc thậm chí tuyên bố vỡ nợ.

Khủng hoảng tiền tệ :

Ngân hàng trung ương của một quốc gia có đủ ngoại hối để duy trì tỷ giá hối đoái cố định của quốc gia được gọi là khủng hoảng tiền tệ

Nói cách khác, khủng hoảng tiền tệ gây ra hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu thực tế, đầu cơ buộc chính phủ phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỉ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng.

Trang 8

Trong mọi trường hợp, khủng hoảng tiền tệ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế.

Khủng hoảng thị trường tài chính :

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi hệ thống tài chính gặp phải sự cố hoặc khó khăn, dẫn đến tình trạng suy giảm đáng kể trong hoạt động của thị trường tài chính, các ngân hàng và doanh nghiệp, gây ra tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và đời sống của mọi người, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu và đôi khi còn gây ra các khủng hoảng khác như khủng hoảng chính trị và xã hội Khủng hoảng tài chính gây ra sự rối loạn nặng nề trên thị trường vốn, ồ ạt rút tiền gửi từ các ngân hàng thương mại, thu hẹp đáng kể quy mô tín dụng, tăng số vụ phá sảng,giá chứng khoán biến động mạnh ngoài tầm kiểm soát hay do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị bán đổ bán tháo; thu hẹp phát hành Hậu quả, xảy ra khi thị trường bị “đóng băng” vì không có giao dịch, tạo ra sự mất cân đối giữa tiền vào, ra thị trường chứng khoán.

Khủng hoảng tài chính quốc tế :

Khi bong bóng đầu cơ tài chính bị vỡ, dẫn tới phá giá tiền tệ và khủng hoảng cán cân thanh toán Lúc này, các quốc gia không thể duy trì cơ chế tỷ giá cố định được nữa, đồng nội tệ bị mất giá, chính phủ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ quốc gia Tình trạng này diễn ra tại nhiều nước sẽ tạo thành cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế 1.3 Đầu cơ và bong bóng đầu cơ:

Đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,hàng hoá, tiền tệ, bất động sản… nhằm thu lợi từ sự biến động giá Hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động,có rủi ro rất cao Lợi ích của hoạt động đầu cơ là cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn,tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá đểl loại trừ rủi ro

Tuy nhiên, đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu ảo" Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao

Trang 9

Bong bóng đầu cơ là hiện tượng nhiều người đổ xô mua một loại tài sản nào đó với mục đích đầu cơ, thổi giá trị của tài sản lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó Khi giá tăng lên quá cao, không có người mua hay các nhà đầu cơ đồng loạt bán ra, giá trị tài sản bị giảm mạnh (rớt giá) Lúc này, người mua và ngân hàng sẽ chịu thiệt hại nặng nề, tạo ra khủng hoảng tài chính.

1.4 Tăng trưởng nóng:

Tăng trưởng nóng là khi một nền kinh tế đã trải qua một thời gian dài kinh tế hoạt động tốt và tăng trưởng liên tục, dẫn đến mức lạm phát cao

Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định.

Có 4 dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát, giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng đột biến.

1.5 Chính sách tiền tệ: Định nghĩa:

Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái tác động đến việc cung ứng tiền cho nền kinh tế nhắm tới các mục tiêu như ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế,…

Phân loại:

- Chính sách tiền tệ mở rộng: chính sách mở rộng mức cung tiền làm cho lãi suất giảm xuống nhằm làm tăng tổng cầu Từ đây sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động và thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh - Chính sách tiền tệ thắt chặt: một loạt các hành động được ngân hàng trung

ương thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay kiềm chế lạm phát đang leo thang.

Công cụ:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: tỷ lệ lượng tiền phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, số tiền này phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ giá hối đoái: tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, nó tác động tới xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ.

Trang 10

Lãi suất chiết khấu: lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng thương mại vay đối với các khoản vay đáp ứng nhu cầu tiền mặt bất thường Hạn mức tín dụng: mức dư nợ tối đa Ngân hàng Nhà nước quy định mà các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Nghiệp vụ thị trường mở: việc Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán các loại chứng khoán trên thị trường mở.

Tái cấp vốn: việc Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại thông qua việc mua bán giấy tờ có giá, từ đó cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho Ngân hàng thương mại.

1.5.1 Tỷ giá hối đoái:

Định nghĩa về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này được biểu thị thông qua đồng tiền của một quốc gia khác Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của nước khác mà một đơn vị tiền tệ của nước này có thể mua ở thời điểm nhất định.

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi xác định dựa trên mối quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối, thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của thị trường, không có bất kỳ một sự can thiệp nào từ phía nhà nước.

Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá được ngân hàng nhà nước thiết lập và duy trì

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết biến động theo mối quan hệ cung – cầu trên thị trường nhưng vẫn có sự can thiệp của ngân hàng trung ương.

1.5.2 Lạm phát:

Khái niệm:

Trong một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây gọi là lạm phát Theo đó, có thể hiểu, lạm phát là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ So với quốc gia khác, lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.

Trang 11

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian, làm mất giá của một loại tiền tệ nào đó.

Phân loại:

Lạm phát tự nhiên ( tỷ lệ lạm phát 0 - 10%/năm): các hoạt động của nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro, đời sống nhân dân diễn ra ổn định.

Lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát từ 10% - dưới 1000%/năm): nền kinh tế của quốc gia biến động nghiêm trọng; đồng tiền bị mất giá trầm trọng, thị trường tài chính bị phá vỡ.

Siêu lạm phát (tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm): nền kinh tế của quốc gia này lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ,khó khôi phục lại tình trạng bình thường.

CHƯƠNG 2 : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998

.1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng :

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là một trong những sự kiện kinh tế đáng chú ý nhất của thế kỷ 20 Nó đã gây ra sự sụp đổ của nhiều thị trường tài chính và làm suy yếu nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này rất phức tạp, nhưng có thể được tóm tắt thành những yếu tố chính sau:

Sự thiếu ổn định chính trị và kinh tế: Trong những năm 1990, các nước châu Á đang trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng và cải cách thị trường, nhưng hầu hết các quốc gia đều còn mắc các vấn đề chính trị và kinh tế cơ bản Ví dụ, nhiều quốc gia châu Á vẫn có các tình trạng tham nhũng, chính sách tài khóa không bền vững, và các mối quan hệ không rõ ràng giữa chính phủ và các doanh nghiệp.

Thất bại trong chính sách kinh tế vĩ mô: Nhiều nước tại Đông Nam Á, điển hình là Thái Lan đã tham lam trong việc áp dụng nhiều chính sách gây mâu thuẫn lẫn nhau Chính quyền Thái Lan vừa neo giá đồng

Bath so với đô la Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn gây nên sức ép tăng giá nội tệ rồi kéo theo cung tiền tăng nhanh chóng Giai cấp lãnh đạo lúc bấy giờ chọn cách dùng đến dự trữ ngoại hối với hy vọng giữ giá đồng bath Sau cùng khi nguồn lực cạn hết, đồng bath đã rơi tự do Dễ dàng thấy được sự yếu kém trong xử lý khủng hoảng của nhiều chính quyền châu Á Sự tăng trưởng không bền vững: Từ năm 1980, các quốc gia châu Á đã

tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, nhưng tăng trưởng này thường không được bền vững Các nước châu Á đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, nhưng không đầu tư đủ vào phát triển nội địa và đa dạng hóa kinh tế Do đó, khi các quốc gia này bị ảnh hưởng bởi khủng

Trang 12

hoảng kinh tế, họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn thu nhập khác để thay thế.

Bong bóng đầu cơ vỡ : Nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 chính là sự phát nổ của bong bóng đầu cơ, cụ thể là ở lĩnh vực bất động sản Các nhà đầu tư dần nhận thấy sự yếu kém trong hệ thống tài chính châu Á bây giờ, họ lo sợ và mất lòng tin Sau cùng là cơn bão rút vốn ào ạt khỏi thị trưởng châu Á.

Khủng hoảng tín dụng: Trong suốt những năm trước đó, các ngân hàng châu Á đã cho vay quá nhiều và không kiểm soát được rủi ro, khiến cho hệ thống tín dụng của châu Á trở nên không ổn định Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế và rút vốn, các ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn trong việc đáp ứng các khoản nợ.

.2 Diễn biến cuộc khủng hoảng:

2.2.1 Thái Lan :

Trước giai đoạn khủng hoảng:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Đông Á năm 1997 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, chính trị và xã hội của các nước thuộc khu vực Trong đó, quốc gia bị tác động sâu sắc nhất đó chính là Thái Lan, nói cách khác, Thái Lan chính là tâm điểm Cuộc khủng hoảng này khiến nền kinh tế Thái Lan và các nước trong khu vực sụt giảm đáng kể, đây cũng là sự kiện làm chấm dứt giai đoạn “Sự thần kỳ Đông Á”

- Trong gia đoạn 1985-1995, Thái Lan phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, chủ yếu nhờ 2 nhân tố chính: Thứ nhất là xuất khẩu giai đoạn này tăng trưởng mạnh mẽ, thứ 2 là do dòng vốn đầu tư quốc tế nhanh chóng rót vào thị trường này để tìm kiếm lợi nhuận Các nước đang phát triển được nhận số vốn gấp 5 lần trong khoảng thời gian năm 1990-1997 (42 tỷ-250 tỷ đô), trong đó Đông Á chiếm hơn 60% tổng số vốn Có 2 nguyên nhân mà Thái Lan hay cả Đông Á nhận được nhiều nguồn vốn quốc tế là vì lãi suất các nước Đông Á cao, và ở thời điểm đó, chính phủ Đông Á thực hiện chính sách tỷ cố định, giúp loại bỏ rủi ro tỷ giá.

- Trước 1996, dòng tiền nước ngoài đổ vào quá nhiều nên giá chứng khoán, bất động sản tăng vọt Các doanh nghiệp nhìn ra cơ hội quý giá này nên muốn vay vốn để đầu tư lớn, bên cạnh đó các ngân hàng nội địa Thái cũng mạnh tay chi tiền cho các doanh nghiệp bất động sản vay để cùng hưởng lợi Các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Mỹ cũng muốn đầu tư nên họ cho Thái Lan vay một lượng vốn lớn với điều kiện hoàn trả trong vòng 6

Trang 13

tháng Trong khoảng thời gian này, các quỹ đầu tư nước ngoài ra sức mua đồng Baht, vì họ tin rằng khi một quốc gia đang trên đà phát triển, thì đồng tiền quốc gia đó sau này sẽ được định giá

- Sau khi giữ trong tay một lượng vốn khổng lồ, các doanh nghiệp bất động sản Thái Lan mở ra hàng loạt dự án mới, bao gồm cả các bất động sản xa xỉ Tính đến đầu năm 1997, khi một lượng lớn đồng Baht được lưu thông, luân chuyển ra ngoài thì lúc này lượng cung tiền tăng nhưng không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế vì dòng tiền này không đầu tư vào dịch vụ, công nghệ, sản xuất, mà chỉ tập trung vào chứng khoán, bất động sản, dễ dẫn đến tình trạng trượt giá đồng Baht, khó để tiếp tục neo 25 Baht/USD Nhận ra tình hình đang xấu đi, ngân hàng trung ương Thái Lan liền bán dự trữ ngoại tệ để thu mua lại đồng Baht để giảm nguồn cung đồng Baht trên thị tường quốc Tháng 5-7/1997, lãi suất Thái Lan tăng từ 8,5% lên tới 1 18%, nhìn thấy sự bấp bênh của thị trường Thái Lan, hơn nữa họ cũng đánh giá rằng giá trị đồng Baht đang cao hơn giá trị thực nên các quỹ đầu tư nước ngoài nhanh chóng bán đồng Baht để giảm thiểu rủi ro Đỉnh điểm là 2/7/1997, ngân hàng Thái Lan chính thức chịu thua, không thể kiểm soát sự rớt giá đồng Baht nên quyết định bán lại đồng Baht cho Mỹ với giá gấp đôi: 50 Baht/USD Trong giai đoạn khủng hoảng:

- GDP năm 1995 trên 6%, giảm 4,5-5,5% vào năm 1998, và cuối cùng là dưới 1% cho cả năm 1997 và 1998 Đồng thời, tốc độ tăng tiêu dùng cá nhân năm 1998 đạt mức âm 15,1% Đây là thiệt hại lớn trong nền kinh tế và xã hội Thái Lan.

- Chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, đánh dấu sự bùng phát của cơn bão tài chính, tiền tệ Đông Á Đồng Baht liên tục bị mất giá, thị trường tài chính Thái Lan bị rối loạn Từ cuối năm 1995 đến cuối năm 1997, chỉ số thị trường chứng khoán ở Thái giảm mạnh từ mức 1280 xuống 372; Tháng 8/1997, đồng Baht bị mất giá tận 28% Đồng tiền bị trượt giá hơn 50% (24,53Baht/USD giảm xuống 53,75Baht/USD từ 4/1997 - 1/1999) làm cho tài chính, tiền tệ của quốc gia mất ổn định và bị tổn thất nặng nề Hầu hết các công ty tài chính phải đóng cửa, trong đó bao gồm công ty tài chính lớn nhất ở Thái – Finance One cũng bị phá sản.

- Việc huy động nguồn vốn trong nước của các ngân hàng trở nên khó khăn, chính sách lãi suất cao để bảo vệ đồng nội tệ đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, do đó chỉ số chứng khoán và tỷ giá càng giảm mạnh, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w