1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước

314 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
Tác giả Phùng Văn Thành
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương, TS. Lê Thị Minh Hằng
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 314
Dung lượng 26,14 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của luận án (15)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • 5. Đóng góp khoa học của luận án (21)
  • 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (22)
  • 7. Kết cấu của Luận án (32)
  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH (33)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề (33)
      • 1.1.1. Khái niệm về làng nghề (33)
      • 1.1.2. Khái niệm về làng nghề truyền thống (35)
      • 1.1.3. Các đặc điểm làng nghề truyền thống (38)
      • 1.1.4. Phân loại làng nghề (40)
      • 1.1.5. Vai trò làng nghề đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương 27 1.2. Cơ sở lý luận về cụm liên kết ngành (41)
      • 1.2.1. Khái niệm cụm liên kết ngành (41)
      • 1.2.2. Phân loại cụm liên kết ngành (47)
      • 1.2.3. Đặc điểm cụm liên kết ngành (47)
      • 1.2.4. Sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành (54)
      • 1.2.5. Lợi ích của cụm liên kết ngành (55)
    • 1.3. Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành (57)
      • 1.3.1. So sánh đặc điểm làng nghề truyền thống và cụm liên kết ngành 43 1.3.2. Kết luận rút ra từ cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống 47 1.4. Phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành (57)
      • 1.4.1. Khái niệm phát triển (65)
      • 1.4.2. Khái niệm phát triển làng nghề truyền thống (66)
      • 1.4.3. Nội dung phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành (66)
      • 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống (67)
    • 1.5. Kinh nghiệm phát triển làng nghề (69)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới (69)
      • 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề một số địa phương trong nước58 1.5.3. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước (72)
    • 1.6. Các điều kiện phát triển làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành và các tiêu chí đánh giá (75)
      • 1.6.1. Sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý (83)
      • 1.6.2. Sự liên kết của của làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm (85)
      • 1.6.3. Lợi thế cạnh tranh (87)
      • 1.6.4. Đổi mới sáng tạo (89)
      • 1.6.5. Cơ chế chính sách của nhà nước (92)
  • CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (96)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu và khung nghiên cứu (96)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (99)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (99)
      • 2.2.2. Phân tích định tính (100)
      • 2.2.3. Phân tích định lượng (101)
      • 2.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi (102)
      • 2.2.5. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng (103)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC (106)
    • 3.1. Tổng quan về làng nghề (106)
      • 3.1.1. Sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ (106)
      • 3.1.2. Vị trí vai trò làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước (107)
    • 3.2. Phân tích tình hình phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ở các cơ sở điều tra (109)
      • 3.2.1. Đánh giá quy mô loại hình sản xuất kinh doanh ở làng nghề (109)
      • 3.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực tại làng nghề (112)
      • 3.2.3. Đánh giá nhận định tình hình kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề (117)
      • 3.2.4. Nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề (119)
      • 3.2.5. Đánh giá những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh (124)
      • 3.2.6. Thực trạng xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch ......... 121 3.2.7. Cơ chế chính sách của nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất (135)
      • 3.2.8. Một số tác động của sự phát triển làng nghề với môi trường và xã hội (140)
    • 3.3. Thực trạng đánh giá các điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành (142)
      • 3.3.1. Đối với sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp 128 3.3.2. Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề (142)
      • 3.3.3. Thực trạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong làng nghề (151)
      • 3.3.4. Thực trạng đổi mới sáng tạo (153)
      • 3.3.5. Thực trạng cơ chế chính sách của nhà nước (155)
    • 3.4. Kết luận rút ra từ việc đánh giá điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành (160)
      • 3.4.1. Đánh giá tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp khu vực địa lý 146 3.4.2. Đánh giá sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề (160)
      • 3.4.3. Đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong làng nghề hiện nay (163)
      • 3.4.4. Đánh giá về đổi mới sáng tạo (166)
      • 3.4.5. Đánh giá về cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước (167)
  • CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THEO HƯỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH (170)
    • 4.1. Quan điểm, bối cảnh dự báo và định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước (170)
      • 4.1.1. Bối cảnh và dự báo về sự thay đổi làng nghề trong tương lai (170)
      • 4.1.2. Quan điểm phát triển (170)
      • 4.1.3. Định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đến năm 2030 (171)
      • 4.2.1. Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề (0)
      • 4.2.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề (0)
      • 4.2.3. Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất làng nghề (179)
      • 4.2.4. Giải pháp đổi mới sáng tạo (0)
      • 4.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý cho sự phát triển làng nghề (188)
    • 4.3. Các nhóm giải pháp khác (193)
      • 4.3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề (193)
      • 4.3.2. Giải pháp về thương mại và thị trường (0)
      • 4.3.3. Chính sách về đất đai (196)
      • 4.3.4. Phát huy vai trò của Hội làng nghề (197)
      • 4.3.5. Giải pháp xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch (0)
    • 4.4. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp (199)
      • 4.4.1. Mục đích khảo nghiệm (199)
      • 4.4.2. Nội dung khảo nghiệm (199)
      • 4.4.3. Kết quả khảo nghiệm (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Việc tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định bằng việc hình thành cụm liên kết ngành là mộ

Tính cấp thiết của luận án

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là một làng nghề nổi tiếng trong khu vực và quốc tế, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bức tranh toàn cảnh về làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong giai đoạn năm 2015-

2019 có nhiều điểm sáng, nhiều thành tựu nổi bật như làng nghề đã được thành phố đầu tư quy hoạch vào khu sản xuất tập trung với diện tích 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải, giáp ranh phường Hòa Quý, kết cấu hạ tầng làng nghề được đầu tư đồng bộ cơ bản giải quyết một phần nhu cầu về đất sản xuất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, số lượng cơ sở sản xuất được thu hút vào khu sản xuất tập trung đến thời điểm này là gần 400 cơ sở sản xuất, mặc dù vẫn còn hơn

150 cơ sở sản xuất chưa được quy hoạch vào khu sản xuất tập trung, vẫn còn sản xuất trong khu dân cư Số lao động làng nghề hiện nay là hơn 4.000 lao động (gồm lao động trong khu sản xuất và lao động làm việc tại các cơ sở chuyên kinh doanh sản phẩm làng nghề), nhiều sản phẩm làng nghề đã được đa dạng về mẫu mã và cung cấp cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước

Tuy nhiên, hiện nay làng nghề còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập gồm các vấn đề lớn sau đây: (1) Chưa thực sự đột phá trong khai thác, sử dụng các tiềm năng về nguồn nhân lực Theo thống kê số lượng lao đông tại làng nghề năm 2019 thì lao động trung bình mỗi cơ sở sản xuất tại làng nghề chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể trung bình là 6,5 người/cơ sở, đây là tỷ lệ khá lớn so với số lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận (số lao động năm 2019 dưới 5 người có 8.127 doanh nghiệp theo Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020), trong khi đó lao động chưa qua đào tạo nghề tại các trường mỹ thuật, điêu khắc là 93,05% và đa số được gia đình truyền nghề lại với tỷ lệ học nghề truyền lại từ gia đình chiếm tỷ lệ 55,30% và học từ người khác chiếm 44,70% Lực lượng lao động này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và năng suất lao động tại làng nghề Bên cạnh đó, làng nghề chưa khai thác lợi thế vị trí nằm cạnh Danh thắng di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn hàng năm đón nhiều du khách đến tham quan, số lượt khách tăng đều qua từng năm từ giai đoạn 2015-2019 (năm 2015 đón 884.077 lượt khách, năm 2016 đón 1.225.858 lượt khác, năm 2017 đón 1.487.144 lượt khách, năm 2018 đón 1.990.514 lượt khác, năm 2019 đón 2.104.296 lượt khách, bên cạnh đó nằm gần các địa danh du lịch lớn Huế, Hội An Tuy nhiên, số lượt đoàn khách đến tham quan khu sản xuất làng nghề hầu như không có Các lợi thế về đất đai, cơ sở hạ tầng làng nghề chưa được sử dụng hiệu quả, xuất hiện nhiều bất cập về hạ tầng làng nghề như bố trí diện tích đất cho các cơ sở sản xuất theo hình thức chia lô dạng ống với kích thước chưa phù hợp với chiều ngang hẹp chỉ 5m, chiều dài đến 20-25m nên bất tiện cho bố trí máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất đặc thù của các cơ sở sản xuất làng nghề; (2) Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang diễn ra theo xu hướng tăng như: tiếng ồn, bụi đá và nước thải đã ảnh hưởng tiêu cực đến khu sản xuất và cuộc sống của người dân gần làng nghề; (3) Số lượng cơ sở sản xuất nhiều nhưng còn nhỏ lẻ, sản xuất nhỏ, ít cơ sở sản xuất lớn, cụ thể loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể chiếm tỷ lệ rất lớn đến 98,34%, trong khi các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,66%, không có các loại hình hoạt động khác như Hợp tác xã/Tổ hợp tác, Công ty Cổ phần Bên cạnh đó nguồn vốn huy động thấp nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề trong đó có vấn đề cạnh tranh đối với các sản phẩm tương tự của nước ngoài như sản phẩm mỹ nghệ của Trung Quốc có mẫu mã đẹp, tinh xảo được sản xuất theo công nghệ hiện đại, giá cạnh tranh, các sản phẩm lưu niệm nhỏ và vừa của làng nghề hiện nay không cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc Những vấn đề hạn chế, bất cập của làng nghề phân tích trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề trong giai đoạn toàn cầu hoá, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết

Qua nghiên cứu, tổng hợp và phân tích đánh giá các mô hình lý thuyết cũng như các bài học kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới và các làng nghề tại các địa phương ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu chứng minh ứng dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào phát triển làng nghề là phù hợp với tình hình hiện nay Người đưa ra quan niệm về cụm ngành đầu tiên là Alfred Marshall (1890) được trình bày trong tác phẩm kinh điển với chủ đề ―Các nguyên tắc kinh tế học- Principles of Economics‖, trong tác phẩm này Marshall sử dụng thuật ngữ ―khu vực công nghiệp- industrial district‖ để mô tả sự tập trung và gần kề về địa lý của các doanh nghiệp trong nội ngành, nhờ đó tạo ra tác động tích cực và lợi thế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó Tiếp theo là các nghiên cứu của Porter (1990, 1998, 2000, 2003, 2007, 2008), Benner (2012), Andersson và Hansson (2004), Kuchiki (2007) về cụm liên kết ngành Các nghiên cứu có chung nhận định cụm liên kết ngành có 5 đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, sự tích tụ tập trung các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý; Thứ hai, sự liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp tham gia vào cụm; Thứ ba, lợi thế cạnh tranh do các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành; Thứ tư, đổi mới sáng tạo trong môi trường cụm liên kết ngành rất lớn; Thứ năm, sự tham gia của nhà nước qua cơ chế chính sách Nghiên cứu của Vo et al (2012) đánh giá rằng làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai nên cần phải được phát triển theo hướng cụm liên kết ngành để phát triển bền vững Việc tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định bằng việc hình thành cụm liên kết ngành là một xu hướng khách quan của quá trình phát triển và được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công thông qua ứng dựng lý thuyết cụm liên kết ngành Điển hình là ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với nhiều làng nghề truyền thống phát triển đã chú trọng phát triển theo hướng cụm liên kết ngành Đối chiếu với làng nghề truyền thống có các đặc điểm: (i) tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương và tập trung trong khu vực địa lý; (ii) làng nghề tuy có sự liên kết nhưng rất lỏng lẻo, ít có sự hỗ trợ giữa các hộ kinh doanh trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan Doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển,… Do đó, để làng nghề phát triển phải nâng cao các điều kiện nêu trên Từ những phân tích đó, chúng ta có thể thấy rằng làng nghề truyền thống nếu bổ sung đẩy đủ các điều kiện cơ bản của cụm liên kết ngành: tăng sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong một khu vực địa lý; tăng sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề, khuyến khích đổi mới sang tạo, tăng khả năng cạnh tranh và có chính sách phù hợp

Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành là hướng đi đúng đắn nhất cả về lý luận và thực tiễn để giúp làng nghề phát triển bền vững Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu đó là :“Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước” theo cách tiếp cận cụm liên kết ngành sẽ giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay của địa phương, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trong khu vực và trên thế giới, giúp làng nghề làng nghề phát triển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của Luận án là trên cơ sở lý luận về cụm liên kết ngành và làng nghề, phân tích đánh giá thực trạng phát làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành

- Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cụm liên kết ngành và đặc điểm làng nghề, làm rõ sự cần thiết và điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, qua đó góp phần phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong bối cảnh hiện nay

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ

Non Nước từ giai đoạn 2015-2019

- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành

Phạm vi nội dung: Từ những nội dung chung về bản chất, đặc điểm của cụm liên kết ngành, các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá sự cần thiết, khả năng, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành để phát triển bền vững làng nghề Từ đó, luận án làm rõ luận cứ khoa học cơ bản của định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước và các giải pháp thực hiện định hướng ấy

Phạm vi không gian nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) và các tổ chức liên quan tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong nhiều năm, chủ yếu trong giai đoạn 2015-2019; các tư liệu sơ cấp thu thập từ điều tra phỏng vấn sâu các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, các chuyên gia, các tổ chức liên quan được thực hiện trong năm 2019; 2021-2022

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thực hiện theo các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường

Trong đó, đặc biệt chú trọng tiếp cận nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng phát triển thành cụm liên kết ngành theo những góc độ khác nhau Để phù hợp với tính chất chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trên góc độ doanh nghiệp và quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Nghĩa là, nghiên cứu các điều kiện để hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua việc nghiên cứu quá trình tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp trong làng nghề để tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một số nội dung liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu để làm rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành làng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới

Trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu với sự tham gia và theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề cũng như tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội môi trường Nghiên cứu được thiết kế và tiến hành dựa theo đánh giá tổng hợp từ phía người sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ quản lý và kết hợp các nguồn thông tin để phân tích Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, các báo cáo của các Sở, ban ngành thành phố và quận Ngũ Hành Sơn Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các chuyên gia, các nhà quản lý TW và địa phương

Các số liệu đã thu thập được mã hoá và nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel; phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn giải kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS Phương pháp phân tích, thống kê mô tả và so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu

5 Đóng góp khoa học của luận án

5.1 Những đóng góp về lý luận

- Từ nghiên cứu lý thuyết cụm liên kết ngành, dựa trên tích tụ, tập trung hoá các doanh nghiệp vào khu vực địa lý lãnh thổ và quan hệ liên kết theo chiều dọc, theo chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm cùng với việc kết hợp kế thừa các nghiên cứu về làng nghề đi trước để xây dựng cơ sở lý luận phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, luận án đã làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành với sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống

- Xây dựng các tiêu chí, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành để đảm bảo làng nghề phát triển bền vững Luận án đã chỉ rõ 5 điều kiện cơ bản có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề: (1) Sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp theo khu vực địa lý lãnh thổ; (2) Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; (3)Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước

5.2 Những đóng góp về thực tiễn

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về cụm liên kết ngành phù hợp với đặc điểm của làng nghề truyền thống, từ phân tích những nét khái quát thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề, thực trạng các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức có liên quan tại làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và những khó khăn cản trở trong quá trình phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Luận án đề xuất 6 giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành đó là: Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề; Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề và các chủ thể hữu quan (liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang) theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; Giải pháp thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề thông qua các giải pháp như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ; Giải pháp đổi mới sáng tạo; Giải pháp về cơ chế chính sách, sự quản lý của nhà nước; Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề, về thương mại và thị trường, Chính sách về đất đai, phát huy vai trò của Hội làng nghề

Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp làng nghề, các nhà hoạch định chính sách phát triển làng nghề trong việc nghiên cứu phát triển thành các cụm liên kết ngành góp phần thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ngành tiểu thủ công nghiệp trong đó có các công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề truyền thống ngày càng phong phú và đa dạng theo các đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau Tác giả đã chọn lọc các nội dung có liên quan gần nhất với đề tài nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, là nhóm các công trình nghiên cứu trên thế giới

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thực hiện theo các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường

Trong đó, đặc biệt chú trọng tiếp cận nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng phát triển thành cụm liên kết ngành theo những góc độ khác nhau Để phù hợp với tính chất chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trên góc độ doanh nghiệp và quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Nghĩa là, nghiên cứu các điều kiện để hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua việc nghiên cứu quá trình tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp trong làng nghề để tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một số nội dung liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu để làm rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành làng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới

Trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu với sự tham gia và theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề cũng như tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội môi trường Nghiên cứu được thiết kế và tiến hành dựa theo đánh giá tổng hợp từ phía người sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ quản lý và kết hợp các nguồn thông tin để phân tích Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, các báo cáo của các Sở, ban ngành thành phố và quận Ngũ Hành Sơn Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các chuyên gia, các nhà quản lý TW và địa phương

Các số liệu đã thu thập được mã hoá và nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel; phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn giải kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS Phương pháp phân tích, thống kê mô tả và so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ngành tiểu thủ công nghiệp trong đó có các công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề truyền thống ngày càng phong phú và đa dạng theo các đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau Tác giả đã chọn lọc các nội dung có liên quan gần nhất với đề tài nghiên cứu, tổng hợp, phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, là nhóm các công trình nghiên cứu trên thế giới

Công trình nghiên cứu của Das và Das (2011), trong nghiên cứu: Liên kết kinh tế ở cụm công nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Barpeta, Ấn Độ Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu này là phát triển các làng nghề ở nông thôn Ấn Độ Tác giả đã sử dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào việc nghiên cứu sự liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của làng nghề bởi sự liên kết trong cụm công nghiệp làng nghề Barpeta chưa được mạnh, nhiều doanh nghiệp sản xuất độc lập, chưa có liên kết trong sản xuất kinh doanh nên năng lực cạnh tranh chưa cao Do đó, để thúc đẩy liên kết chính quyền đã có những chính sách khuyến khích sự liên kết trong cụm, nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn, tài chính cho doanh nghiệp như cho vay trung hạn và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp để đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực, hướng dẫn tư vấn dịch vụ và hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nghiên cứu của Thünen và Heinrich (1826), tổng tổng hợp các lý thuyết địa điểm, lý thuyết cụm công nghiệp của Marshal (1919), lý thuyết phức tạp công nghiệp của Weber (1909), lý thuyết cụm công nghiệp của Porter (1990, 1998) Trên cơ sở các lý thuyết này các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và áp dụng như một chiến lược quan trọng cho phát triển nông thôn mà cụ thể là các hộ gia đình, các làng nghề truyền thống địa phương

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự liên kết giữa các chủ thể trong cụm công nghiệp làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đem lại các lợi thế cạnh tranh cho làng nghề, các lợi thế đạt được như: tận dụng công nghệ sản xuất, nguồn lao động, kinh nghiệm sản xuất và đổi mới sáng tạo Hạn chế của nghiên cứu: tiến hành đơn lẻ ở một số địa phương, hạn chế về quy mô nên không đại diện cho khu vực rộng lớn Bên cạnh đó thiếu sự tiếp cận tổng thể về kinh tế, xã hội và môi trường mà mới chỉ đánh giá lợi thể của việc tập trung, tích tụ sản xuất

Nghiên cứu của các tác giả Roostika, Wahyuningsih, và Haryono (2015), đánh giá tác động của các nhân tố cạnh tranh bên ngoài đối với ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Bantul tỉnh Yogyakarta Indonesia Ngành thủ công mỹ nghệ ở Bantul đã đóng góp thành công đến 80% xuất khẩu hàng thủ công ở tỉnh Yogyakarta Là một ngành công nghiệp vừa và nhỏ, nơi sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề địa phương Tuy nhiên, hiện nay nghề thủ công này đối mặt nhiều thách thức về cạnh tranh trên thị trường Tác giả đã sử dụng mô hình Kim cương của Porter để đánh giá khả năng cạnh tranh của làng nghề truyền thống này Dữ liệu được thu thập từ 98 doanh nghiệp vừa và nhỏ và được phân tích bằng cách sử dụng hồi quy nhiều lần Trong số bốn yếu tố cạnh tranh của Porters, chỉ ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan ít có ý nghĩa đóng góp vào khả năng cạnh tranh của cụm Điều kiện nhân tố, điều kiện nhu cầu và chiến lược - cấu trúc - sự cạnh tranh có tác động tích cực đến sức cạnh tranh trong cụm ngành Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn bản chất của cạnh tranh từ đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Bantul, Indonesia Tuy nhiên, do nghiên cứu này hạn chế về nguồn số liệu dẫn đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề chưa đáp ứng được kỳ vọng

Nghiên cứu của Sakata (2010), phân tích đánh giá các làng nghề ở Việt Nam như là cụm công nghiệp địa phương So với cụm công nghiệp hiện đại thì làng nghề là cụm công nghiệp địa phương rõ ràng nhất với sự kết tụ của của hàng trăm đến hàng nghìn hộ gia đình cùng nghề trong một làng tham gia vào hoạt động kinh tế Với những việc kế thừa các nghiên cứu trước đó cũng như kết hợp thực tiễn tại các làng nghề, tác giả đã phân tích những hạn chế, yếu kém của các sản phẩm làng nghề để cạnh tranh trên thị trường hiện nay Tác giả đã khuyến nghị, cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng Lý thuyết cụm liên kết ngành của Porter (1980) được sử dụng để phân tích đánh giá tầm quan trọng của liên kết trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hạn chế của nghiên cứu đó là chưa đánh giá hết được những thuân lợi và khó khăn của các làng nghề của Việt Nam hiện nay, ngoài yếu tố liên kết trong sản xuất, làng nghề cần phải tổng hòa các yếu tố về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường để phát triển bền vững Nghiên cứu chỉ đơn thuần là giới thiệu sơ về yêu cầu phải sử dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào định hướng phát triển làng nghề, chưa chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để đánh giá phân tích và xây dựng mô hình tổng thể để phát triển cho làng nghề

Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp giày dép của làng nghề ở thành phố Mojokerto Indonesia của tác giả Ardhala, Santoso, và Sulistyarso (2016), đặt mục đích chính là xác định các khó khăn hạn chế của sản phẩm giày dép của làng nghề cũng như xác định các tiềm năng sẵn có Để xác định mục tiêu cho nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề Kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề gồm: nhóm yếu tố (vốn, công nghệ, lao động, đào tạo, kỹ năng, chính sách, cơ sở hạ tầng điện, thông tin liên lạc); nhóm yếu tố về thu hút khách du lịch (yếu tố tự nhiên của làng nghề, yếu tố lượng khách tham quan, yếu tố sự hiếu kỳ); nhóm yếu tố tiếp cận thông tin (thông tin về lượng người đến tham quan làng nghề, khoảng cách thành phố với các nơi, hạ tầng giao thông, liên kết với các điểm du lịch khác); nhóm yếu tố sản phẩm (gồm tính sáng tạo của sản phẩm, giá trị sản phẩm) Tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố ảnh hưởng, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố tới phát triển làng nghề

Các nghiên cứu sau này của Taylor và Adelman (2006) đã phác họa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như nguồn lực, thể chế, thương mại cũng như sự đa dạng của quá trình sản xuất bên cạnh nét đặc trưng của làng nghề đồng thời đánh giá cao mối liên kết giữa làng nghề với các bên hữu quan bên ngoài Các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như: vốn, lao động, đất đai, giá trị thu thập của các hộ làng nghề Đóng góp của nghiên cứu là tác giả đã xây dựng được mô hình khung lý thuyết về kinh tế làng xã đồng thời khẳng định kinh tế làng nghề chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn nhân lực, yếu tố sản xuất, yếu tố thương mại, chính sách và đặc trưng của vùng đó Bên cạnh đó nghiên cứu đưa ra mô hình cân bằng tổng thể (CGE-computable general-equilibrium), hàm sản xuất Cobb- Douglas đã được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của làng nghề Những tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị gia tăng của các hộ sản xuất trong làng nghề như: cơ sở hạ tầng, thị trường và giá cả, sự liên kết,

Nghiên cứu của Noace (1928) phân tích mô hình sản xuất làng xã, đã đưa ra các kết luận về làng nghề, làng nghề truyền thống, sự phát triển của các làng nghề cụ thể là ở các nước Châu Á đã góp phần vào việc phát triển kinh tế ở vùng nông thôn như ở Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nghiên cứu đưa ra các kết luận về phát triển làng nghề ở nông thôn không chỉ giúp bảo tồn những sản phẩm nghệ thuật nghề thủ công truyền thống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương Kết quả nghiên cứu đánh giá sự phát triển làng nghề ở nông thôn có giá trị to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương, giúp giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động làng nghề Những tồn tại, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như: yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa, yếu tố chính sách, vốn, nguyên liệu

Nghiên cứu của Niedderer và Townsend (2014) cùng với nghiên cứu của Peilin (1988) đã đưa ra khái niệm về nghề thủ công truyền thống, nghiên cứu đánh giá cao sự sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm thủ công mang tính nghệ thuật cao, giàu cảm xúc, có giá trị văn hóa cao và đề xuất cần thiết phải khuyến khích tính sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề, cần khuyến khích và khơi dậy sự sáng tạo của các nghệ nhân làm nghề để tạo ra các sản phẩm thủ công nghệ thuật có bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương Hạn chế của nghiên cứu đó là chưa xây dựng được mô hình tổng thể để phát triển làng nghề, chỉ chú trọng bảo tồn văn hóa, khuyến khích sáng tạo mà chưa đánh giá hết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề

Nghiên cứu của tác giả Suzuki (2007) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề ở các quốc gia đang phát triển đó là: chính sách của nhà nước, nguồn nhân lực, các yếu tố sản xuất, sự liên kết của các cơ sở sản xuất trong làng nghề đồng thời đề xuất chính sách hổ trợ để phát triển làng nghề Kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề như: giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho làng nghề, tăng sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề với các bên hữu quan và hình thành các chuổi giá trị cho làng nghề, các yếu tố về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, bảo tồn nghề truyền thống Hạn chế đó là nghiên cứu chưa đánh giá đa chiều các yếu tố như nguồn vốn phát triển, các yếu tố về môi trường, về thương hiệu

Thứ hai, là nhóm các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Nguyen, Nguyen, và Vo (2013) đánh giá thực hiện mỗi làng một sản phẩm OVOP (One Village One Product), trường hợp làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội Nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình ―One Village One Product‖ mỗi làng một sản phẩm được khởi xướng từ thành phố Oita (Nhật Bản) năm 1979 đã đem lại nhiều thành công cho Nhật Bản cho đến hôm nay Nghiên cứu đanh giá rằng những thuân lợi khi thực hiện OVOP đó là sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất Tác giả đã sử dụng khung lý thuyết lợi thế quốc gia của Porter để đánh giá khả năng thực hiện OVOP gồm sáu nhóm chính: năng lực địa phương, chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của làng nghề thủ công, nhu cầu điều kiện, ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ, chính phủ và cơ hội Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng việc áp dụng khung lý thuyết để đánh giá năng lực cạnh tranh của các làng nghề truyền thống là bước đi phù hợp với đặc điểm điều kiện của các làng nghề ở Việt Nam Hạn chế của nghiên cứu đó là mới chỉ đánh giá yếu tố cụm liên kết ngành trong làng nghề mà chưa nghiên cứu hết được tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề, chưa tổng quát được tất cả các yếu tố cần có, còn bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng trong phát triển làng nghề hiện nay

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2015), đánh giá khái quát thực trạng phát triển, khả năng hình thành cụm liên kết ngành, từ đó đưa ra gợi ý giải pháp để có thể áp dụng phát triển các khu, cụm công nghiệp Việt Nam theo mô hình cụm liên kết ngành Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào phát triển các cụm công nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đổi mới hoạt động của các cụm công nghiệp hiện hiện nay Kết quả nghiên cứu đó là nhận dạng làng nghề là cụm liên kết ngành đồng thời vận dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào việc phát triển các làng nghề ở Việt Nam Tác giả đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên cơ sở xây dựng một cụm liên kết ngành đủ mạnh Những hạn chế đó là chưa đưa ra được mô hình phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành mà mới chỉ nhận dạng làng nghề là cụm liên kết ngành và đề xuất chính sách phát triển chung

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tài (2017), dựa trên cơ sở phân tích các lý thuyết về cụm liên kết ngành của Porter (1990), đề xuất việc sử dụng một cách phổ biến việc hoạch định các chính sách công và chính sách công nghiệp, mô hình kim cương với bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp: (i)các điều kiện nhà máy; (ii) nhu cầu trong nước; (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; và (iv) chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh Kết quả nghiên cứu với các điều kiện hình thành cụm liên kết ngành gồm: (1)sự tích tụ của các doanh nghiệp cùng ngành trong một giới hạn về địa lý; (2) sự liên hệ, chia sẻ trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan; (3) tạo ra lợi thế cạnh tranh; (4) đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách của nhà nước Theo tác giả các làng nghề ở Việt Nam đang mang dáng dấp của cụm liên kết ngành như các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt La Phù, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, thép Đa Hội đã có dáng dấp của cụm liên kết ngành Tác giả đề xuất giải pháp phát triển làng nghề đó là cần hoàn thiện theo hướng củng cố hạ tầng kỹ thuật và môi trường để phát triển thành những cụm liên kết ngành bền vững và hiệu quả hơn Hạn chế của nghiên cứu đó là mới dừng lại ở cụm liên kết ngành làng nghề, chưa nghiên cứu tìm ra các tiêu chí của các điều kiện phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Nghiên cứu tổng quát hơn có tác giả Vo et al (2012) đề xuất phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành ở Việt Nam Tác giả cho rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức do năng lực cạnh tranh còn rất yếu kém Trong khi đó, các lợi thế so sánh - nhân tố chủ yếu của tăng trưởng trong những năm qua đang dần cạn kiệt Lý thuyết cụm liên kết ngành là cần thiết để nghiên cứu phát triển các cụm liên kết ngành ở Việt Nam Tác giả cho rằng ở Việt Nam các cụm liên kết ngành đang tồn tại, phát triển ở dạng sau: (1) Các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai; (2) Các khu phố nghề (36 phố phường cũ) của Hà Nội cũng là hình thức sơ khai của cụm liên kết ngành về sản xuất - thương mại ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của tác giả đó là phân tích chi tiết các làng nghề truyền thống ở

Việt Nam hiện nay đang mang dáng dấp một cụm liên kết ngành thực thụ để đầu tư và phát triển Những hạn chế của nghiên cứu đó là chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu, tiêu chí đánh giá các điều kiện để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được trình bày theo kết cấu 4 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH

Cơ sở lý luận về làng nghề

1.1.1 Khái niệm về làng nghề

Làng nghề là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khác quan như: vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thu rộng lớn trên bình diện vùng và cả nước các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng (Phan Huy Lê, 1995)

Khái niệm về làng nghề được thể hiện trong cuốn sách Làng nghề Việt Nam và Môi trường thì ―Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông‖ (Đặng Kim Chi, 2005)

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương (Phạm Côn Sơn, 2004)

Làng nghề là những làng ở nông thôn có các nghề không phải là nông nghiệp nhưng chúng chiếm ưu thế về số lượng, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông (Trịnh Kim Liên, 2013)

Nghiên cứu của Lê Quốc Doanh (2003) cho rằng Làng nghề là tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng‖

Theo Dương Bá Phượng (2001) thì Làng nghề là làng ở nông thôn có một

(hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập"

Nghiên cứu của Trần Công Sách (2003) cho rằng Làng nghề là một cụm cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng một làng (thôn), có một hay một số nghề được hình thành có tính chất phi nông nghiệp và trước hết là tiểu thủ công nghiệp Thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của những ngành nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập và lao động của làng‖

Theo nghiên cứu của Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, và Vũ Văn Phúc (2003) thì Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng

Từ những khái niệm về làng nghề ở trên có thể nhận xét rằng làng nghề quan niệm về làng nghề dần có sự thay đổi không còn bó hẹp ở phạm vi làng, hay chỉ sản xuất nông nghiệp là chính và có một vài hộ sản xuất một nghề phụ trong làng khi nông nhàn mà ở đây khái niệm làng nghề đã mỡ rộng và dần có thay đổi lớn đó là Làng nghề không chỉ có nhiều sơ sở sản xuất tập trung với sự liên kết trong quá trình sản xuất với các sở dịch vụ phục vụ cho sản xuất, giải quyết lao động địa phương đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp tác giả có cách tiếp cận cho việc nghiên cứu luận án của mình

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay với quá trình đô thị hoá lớn, nhiều thị trấn, làng trước đây trở thành các đô thị và thành phố thì làng nghề vẫn tiếp tục phát triển trong khu vực thành phố đó

Tóm lại có thể rút ra khái niệm làng nghề:“Làng nghề là nơi tập trung nghề thủ công được hình thành ở nông thôn hoặc thành phố trong phạm vi địa lý rõ ràng và tách khỏi nông nghiệp, có tầng lớp thợ thủ công chuyên làm nghề thủ công, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu, có mối liên kết về sản xuất kinh doanh trong làng nghề”

1.1.2 Khái niệm về làng nghề truyền thống

Theo Đinh và cộng sự (2010), ―Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời có một hay nhiều nghề thủ công được truyền từ đời này qua đời khác, trải qua thời gian của lịch sử nó vẫn được bảo tồn gìn giữ và phát triển Có sản xuất tập trung, có nhiều nghệ nhân, có quy trình công nghệ nhất định Sản phẩm làm ra tinh xảo có tính mỹ thuật nổi trội, chứa đựng các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần và trở thành hàng hoá có giá trị đặc thù trên thị trường

Theo Trần Quốc Vượng (2012), Làng nghề truyền thống là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như gốm sứ, đan lát song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định ―sinh ư nghệ, tử ư nghệ‖, ―nhất nghệ tinh, nhất thân vinh‖, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài, nhiều làng nghề tồn tại và phát triển có tuổi đời hàng trăm đến hàng nghìn năm

Theo Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính và giữa họ có sự liên kết về kinh tế-xã hội và văn hóa

Các làng nghề thường được coi là nơi sản xuất các sản phẩm đơn giản, có tính chất truyền thống, với cách thức thủ công chủ yếu bằng tay hoặc sử dụng những công cụ sản xuất, máy móc thiết bị hết sức thô sơ Chính vì vậy, các làng nghề thường được gọi tên là làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề thủ công truyền thống (Trần, 1996; Bùi, 1998)

Nhiều làng nghề trước đây ở khu vực nông thôn, tuy nhiên do quá trình phát triển, đô thị hoá ngày càng mạnh nên nhiều làng nghề phát triển cả trong thành phố

Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành

1.3.1 So sánh đặc điểm làng nghề truyền thống và cụm liên kết ngành Đề đánh giá mối liên quan giữa Làng nghề truyền thống và Cụm liên kết ngành, tác giả đi so sánh các đặc điểm của Làng nghề và cụm liên kết ngành Thông qua liệt kê các đặc điểm của Làng nghề truyền thống và Cụm liên kết ngành để đánh giá, so sánh các điểm tương đồng, những điểm khác biệt để từ đó đưa ra các đánh giá, giải pháp để để có thể phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Bảng 1.4 So sánh các đặc điểm cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống

Cụm liên kết ngành Làng nghề truyền thống Điểm giống nhau

Sự khác biệt Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Sự tích tụ các doanh nghiệp tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực trong khu vực địa lý

Có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cụm

(đó là mối liên hệ, chia sẻ trong cụm gồm các doanh nghiệp cùng ngành trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan)

Tạo lợi thế cạnh tranh do các doanh

Tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương trong khu vực địa lý nơi có các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề quần tụ có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh

Có sự liên kết nhưng rất lỏng lẻo giữa các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp với nhau trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan

Mặc dù có sự tương

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng quần tụ trong khu vực địa lý

Có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi quần tụ trong khu vực địa lý

Có sự đổi mới sáng tạo do học hỏi, cải tiến để thích nghi và phát triển

Liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các bên hữu quan

Năng lực cạnh tranh thấp do không tận dụng được nguồn nhân lực dùng chung, cơ sở hạ tầng ít đầu tư phát triển, tiếp cận vốn khó khăn, các ngành hỗ trợ ít phát

Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các bên hữu quan

Năng lực cạnh tranh cao do tận dụng được cơ sở hạ tầng dùng chung, nguồn nhân lực cùng ngành, tiếp cận vốn thuận lợi, các ngành hỗ trợ phát triển Đối với sự tích tụ Cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để tích tụ doanh nghiệp làng nghề Đối với sự liên kết: Bản thân làng nghề đã có sự liên kết còn lỏng lẻo cần phải được nâng cấp hơn nữa để đảm bảo liên kết được chặt chẽ hơn theo chuỗi giá trị

Lợi thế cạnh tranh Cần nâng cấp hạ

Cụm liên kết ngành Làng nghề truyền thống Điểm giống nhau

Sự khác biệt Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Cụm liên kết ngành nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành

Sự đổi mới sáng tạo bởi qua cụm liên kết ngành, các doanh đồng về ngành nghề là một lợi thế, tuy nhiên làng nghề còn yếu về cạnh tranh như chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển Sự phát triển của làng nghề gắn liền quá trình cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo ra đời

Tuy nhiên vẫn tự phát, chưa có sự đầu tư hỗ trợ để giúp đổi mới sáng triển

Cơ chế chính sách chưa rõ ràng

Cơ chế chính sách rõ ràng tầng, nguồn nhân lực, công nghệ, để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề Đổi mới sáng tạo

Sự đổi mới sáng tạo phải được đầu tư hơn nữa, hỗ trợ nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự sáng tạo cao trong làng nghề

Cơ chế chính sách cần được cụ thể hóa hơn nữa, được ưu tiên hơn nữa để phát triển làng

Cụm liên kết ngành Làng nghề truyền thống Điểm giống nhau

Sự khác biệt Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Cụm liên kết ngành nghiệp quần tụ trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, sản xuất, mẫu mã sản phẩm và các vấn đề về mặt thương mại nên là xúc tác để đổi mới - sáng tạo

Nhà nước quan tâm hỗ trợ cụm liên kết ngành phát triển thông qua cơ chế, chính sách cụ thể tạo và phát triển

Cơ chế chính sách chưa cụ thể về hỗ trợ làng nghề nghề

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng so sánh đặc điểm giữa làng nghề truyền thống (gọi chung là làng nghề) và cụm liên kết ngành, có thể thấy có sự tương đồng nhau về các đặc điểm như: (1) đó là sự quần tụ, tích tụ các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh có sự tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực trong khu vực địa lý; (2) Làng nghề và cụm liên kết ngành đều có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành (đó là mối liên hệ, chia sẻ trong cụm gồm các doanh nghiệp cùng ngành trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan) Tuy nhiên ở Cụm liên kết ngành có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong cụm và với các chủ thể ngoài cụm có liên quan nên dẫn đến khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển là lớn hơn nên giúp phát triển bền vững hơn, còn đối với làng nghề tuy có sự liên kết nhưng liên kết còn lỏng lẻo giữa các chủ thể trong làng nghề với nhau và với các chủ thể có liên quan nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển; (3) đó là mặc dù làng nghề và cụm liên kết ngành đều có các doanh nghiệp quần tụ nhau Tuy nhiên ở cụm liên kết ngành phát huy được năng lực cạnh tranh lớn hơn như sử dụng chung hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực được chia sẻ, công nghệ tương đồng và luôn có sự đổi mới hiện đại,… nên giúp cụm liên kết ngành nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Còn đối với làng nghề do công nghệ lạc hậu, hạ tầng kém phát triển, chưa tận dụng được nguồn nhân lực, nên yếu kém trong cạnh tranh; (4) Ở cụm liên kết ngành khả năng sáng tạo, đổi mới luôn là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của cụm Vì vậy luôn có các chính sách, cơ chế giúp cho sự đổi mới, sáng tạo luôn phát huy tác dụng giúp các doanh nghiệp trong cụm phát triển bền vững Đối với làng nghề mặc dù có đội ngũ nghệ nhân lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, có những đóng góp cho sáng tác, đổi mới sáng tạo những mẫu mã sản phẩm mới ra đời nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do chưa phát huy cũng như khuyến khích sự sáng tạo đổi mới, còn ở hình thức truyển nghề trong hộ, cơ sở sản xuất gia định nên gặp nhiều khó khăn trong đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển

1.3.2 Kết luận rút ra từ cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống

Qua phân tích trên ta thấy rằng cụm liên kết ngành luôn có nhiều ưu việt vượt trội hơn so với làng nghề truyền thống bởi cụm liên kết ngành sẽ thúc đẩy tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyên môn hoá cao cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Nhiều cụm công nghiệp làng nghề hiện nay đang hình thành nhưng sự phát triển nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế Ở Việt Nam, một làng hiện nay được coi là làng nghề khi hội tụ hai điều kiện:

(1) có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; và ( 2) thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng Đinh Xuân Nghiêm (2010) thì cho rằng làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp Theo nghiên cứu của Vũ Hoàng Nam (2008) thì cụm công nghiệp làng nghề là sự tập trung về mặt địa lý, thường trong phạm vi một làng, của các cơ sở sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan với nhau Đặc điểm của các cụm công nghiệp làng nghề có nhiều nét tương đồng với cụm công nghiệp như vị trí địa lý, ngành nghề, và lao động nhưng cụm công nghiệp làng nghề cũng có những đặc thù riêng biệt Tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các cụm công nghiệp làng nghề Trên thế giới, cụm công nghiệp làng nghề cũng đã được nghiên cứu Theo Murdoch (2000), các doanh nghiệp ở nông thôn cần liên kết theo chiều ngang với doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực để phát triển Nghiên cứu của Cohen (1995) thì đúc kết hai mô hình du lịch làng nghề ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công và chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp trung tâm du lịch Nghiên cứu của Suzuki (2007) khẳng định rằng phát triển nghề thủ công sẽ thúc đẩy kinh tế vùng ở các nước đang phát triển Ông cũng đề xuất cần có chính sách rõ ràng, thành lập các tổ chức hỗ trợ và quan tâm phát triển thị trường cho nghề thủ công

Trong cụm liên kết ngành sự liên kết được phát huy cao độ Theo cách tiếp cận của Hirschman thì trong cụm liên kết ngành có liên kết ngược và liên kết xuôi

Liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu được cung cấp đầu vào từ các doanh nghiệp/hộ gia đình khác Liên kết xuôi được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp/hộ gia đình khác Theo Hirschman các liên kết xuôi và ngược luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản xuất Để xem xét đâu là liên kết ngược và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn tồn tại hai mối liên kết cùng lúc Trong cụm liên kết ngành liên kết kinh tế liên quan đến khu vực địa lý nhấn mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp tác động đến sự tăng trưởng của một khu vực hay một vùng địa lý Cụ thể những doanh nghiệp trong cùng một khu vực thường có xu hướng sản xuất các sản phẩm giống nhau, kéo theo những liên kết thuận chiều và ngược chiều trong khu vực, tạo nên những khu vực có nhiều mối liên kết kinh tế hơn các khu vực địa lý khác Venables (1996) đánh giá những mối liên kết kinh tế tại một khu vực là điểm mạnh giúp thu hút các doanh nghiệp, giảm chi phí giao thương trong khu vực, tăng lợi ích kinh tế theo quy mô dẫn đế sự hình thành các khu vực liên kết mạnh Còn theo nghiên cứu của Tambunan (2005) thì cho rằng liên kết ngành gồm liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng và kiên kết giữa chúng với các tổ chức đào tạo, ngân hàng, doanh nghiệp lớn, tổ chức cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hỗ trợ ở bên ngoài Gibbs và Bernat (1997), cho rằng liên kết công nghiệp là chiến lược phổ biến để phát triển kinh tế nông thôn Và qua đó các ông khẳng định rằng sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý

Từ những phân tích đánh giá trên ta thấy rằng việc phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành luôn là hướng đi đúng đắn để giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững

Cụm liên kết ngành ở Việt Nam hiện mới đang trong giai đoạn manh nha hình thành và phát triển một cách tự nhiên Ví dụ như các làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai và trường tồn với thời gian Các khu phố nghề của

Kinh nghiệm phát triển làng nghề

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới

Các nước trên thế giới rất quan tâm đến sự phát triển các ngành thủ công truyền thống và đặc biệt là các làng nghề Nhiều nước chú trọng phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm tại nông thôn, các quan tâm về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, vốn vay để phát triển, nhiều giải pháp thúc đẩy làng nghề phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm làng nghề…Một số kinh nghiệm phát triển làng nghề trên thế giới được phân tích như sau:

1.5.1.1 Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở tỉnh Oita-Nhật Bản

Làng nghề truyền thống ở tỉnh Oita được khôi phục và phát triển từ năm 1979 với phòng trào OVOP (One villge one product), là điển hình thành công để nhân rộng áp dụng cho các làng nghề truyền thống ở Nhật Bản phát triển mạnh cho đến ngày nay Phong trào ―Mỗi làng một sản phẩm‖ với ý tưởng khai thác nguồn nhân lực địa phương để khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống được phát động từ quận Oita vào năm 1979 Phong trào đề ra 3 phương châm gồm: sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, khuyến khích người dân thực hiện các dự án phù hợp với năng lực và chú trọng đào tạo kỹ năng chế tác và quản lý sản xuất cho người dân Từ thành công của quận Oita, cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng sau 5 năm phát động với các dự án tương tự như: ―Sản phẩm của làng‖ hay ―Chương trình phát triển thành phố quê hương‖ Số lượng sản phẩm bán ra khi phong trào bắt đầu là 143 loại với thu nhập là 35,9 tỷ yên, đã tăng lên 336 loại với thu nhập 141 tỷ yên vào năm 2001 Nhiều làng nghề bị mai một được khôi phục, có 200 nghề mới được tạo dựng Các chính sách hổ trợ cho các làng nghề truyền thống phát triển cần tham khảo đó là: hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống, giúp định hướng để thành lập Hiệp hội nghề truyền thống, Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề, thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia như: Trung tâm thực hiện thông tin về nghề thủ công truyền thống với các hoạt động như tổ chức triển lãm, cung cấp tài liệu, sách báo, phim về làng nghề truyền thống Bên cạnh đó, trung tâm còn thường xuyên tổ chức giao lưu giữa người sản xuất và người tiêu dùng qua đó giúp người tiêu dùng tìm hiểu về nghề truyền thống, đồng thời cũng giúp người sản xuất nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng Các hoạt động khác như xây dựng phim giới thiệu công nghệ truyền thống: kỹ thuật chế tạo hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống để truyền lại cho thế hệ sau, sử dụng phim giới thiệu cho người dân những nét đặc sắc của các mặt hàng thủ công truyền thống Điều này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa và là tài sản quý của dân tộc Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản là 1 tỷ yên, trong đó hỗ trợ cho sản xuất khoảng 200 triệu yên và hỗ trợ phát triển cho các cơ sở nghề thủ công truyền thống là 800 triệu yên

1.5.1.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan

Làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan có lịch sử phát triển hơn trăm năm tuổi, sản phẩm bình bát được làm bằng đá, sành, hoặc đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, và ngày nay nhiều sản phẩm bình bát làm bằng kim loại thông thường như nhôm hoặc thiếc đang được phát triển Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề truyền thống bình bát Baan Baat-Thái Lan có phần kế thừa bài học kinh nghiệm của phong trào OVOP (―One villge one product‖) ―Mỗi làng một sản phẩm‖ đã thành công của Nhật Bản Thái Lan kế thừa kinh nghiệm OVOP từ năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2001 với tên gọi mới là ―One Tambon, One Product‖ hay còn gọi là ―Thai Tambon Project‖ (tiếng Thái ―Tambon‖ nghĩa là ―làng‖) ―Mỗi làng một sản phẩm‖ đã giải quyết một vấn đề khó ở nông thôn Thái Lan bởi năm 1990, lao động ở nông thôn chiếm đến 82,7%, và tỷ lệ thất nghiệp cao hàng năm, chênh lệch thu nhập và mức sống khá xa giữa nông thôn và thành thị, hệ quả hàng vạn người lao động nông thôn di cư vào thành thị để kiếm sống bằng đủ mọi ngành nghề Dó đó, phong trào ―Mỗi làng một sản phẩm, mỗi làng một triệu Baht‖ đã minh chứng việc đi đúng hướng của Chính

Phủ Thái Lan khi đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn trong đó có làng nghề tiêu biểu bình bát Kinh nghiệm thành công ở làng nghề bình bát và các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đó là: sự hỗ trợ của chính phủ vào khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân, tổ chức hội chợ ở cả trong nước và quốc tế để tiếp thị, quảng bá sản phẩm làng nghề, hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại Kết quả là năm 2002, một cuộc triển lãm bước đầu các sản phẩm của phong trào (chủ yếu là tô đồng, khăn trải bàn, vải tơ tằm dệt tay, tượng gỗ, rổ mây) đã được tổ chức tại tỉnh Nonthaburi và Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chương trình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân Với sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ nhằm "kết nối các địa phương Thái Lan với toàn cầu" Các làng nghề được tổ chức tốt và được đưa vào các chương trình tour du lịch của Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình như tờ bướm giới thiệu chương trình OTOP du lịch

1.5.1.3 Làng nghề theo mô hình Xí nghiệp Hương Trấn-Trung Quốc

Trung Quốc với phong trào thành lập các hợp tác xã tại các làng nghề được Trung Quốc chú trọng vào những năm 80 của thế kỹ XX và điển hình thành công nhất đó là xí nghiệp rất nổi tiếng Hương Trấn với chủ trương ―Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành‖, kết quả là xí nghiệp hương trấn đã thu hút hơn

100 triệu lao động ở nông thôn Với xu hướng phát triển đó các cơ sở sản xuất, xí nghiệp nhỏ của các làng nghề ở Trung Quốc phát triển mạnh trong giai đoạn này với đóng góp đến 68% về giá trị công nghiệp nông thôn (Lê Thị Minh Lý, 2003) Trong những năm trở lại đây mà cụ thể bắt đầu từ năm 1990, Trung Quốc có nhiều chính sách để phát triển làng nghề cụ thể là tăng mạnh xuất khẩu, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các xí nghiệp Hương Trấn tăng từ 48,6 tỷ NDT lên 235 tỷ NDT từ năm 1990 đến năm 1993, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 69%/năm trong đó tỷ trọng xuất khẩu của xí nghiệp Hương Trấn trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm

1990 đạt 15,5% và năm 1993 là 41,5% vào năm 1997 là 45,8%

Bên cạnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu thì Trung Quốc còn thực hiện các chính sách khác như chính sách miễn giảm thuế cho các xí nghiệp Hương Trấn, các chính sách bảo hộ hàng nội địa như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thủ công truyền thống mà Trung Quốc có thế mạnh, các chính sách với khẩu hiệu ―đốm lửa‖ nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại đến những vùng nông thôn Với những chính sách trên Trung Quốc đã giúp các làng nghề truyền thống có sự phát triển mạnh mẽ đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc làm thay đổi diện mạo kinh tế ở các vùng nông thôn, nơi các làng nghề truyền thống có quá trình lịch sử hình thành và phát triển, kết quả trong năm

2006 thì GDP của ngành công nghiệp nông thôn mà chủ yếu ở đây là các làng nghề chiếm tới 20% và giải quyết 160 triệu lao động ở nông thôn

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề một số địa phương trong nước 1.5.2.1 Kinh nghiệm phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh hàng gốm sứ Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Nhật Bản, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Làng nghề hiện nay có 140 nghệ nhân và thợ giỏi đóng vai trò quan trọng trong phát triển làng nghề Làng nghề gốm sứ Bát Tràng hàng năm thu hút gần 200.000 lượt/năm du khách du lịch đến tham quan để chiêm ngưỡng, trải nghiệm quy trình chế tác, sản xuất đồ gốm, sứ Kế thừa kinh nghiệm của Nhật Bản về OVOP (One villge one product), làng nghề gốm sứ Bát Tràng thực hiện tốt chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) Đột phá của làng nghề đó là sự ra đời của tập đoàn thủ công mỹ nghệ 1102, đây là đơn vị có nhiều năng lực trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống làng nghề trong đó có sản phẩm chủ lực là gốm sứ Bát Tràng, đây là một trong những thành công của làng nghề bởi làng nghề cần một đơn vị đầu tàu để dẫn dắt, là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở sản xuất làng nghề Sự ra đời của tập đoàn 1102 (trước đây là dự án 1102) đã giải quyết bài toán khó cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm làng nghề, định hướng mẫu mã, giá cả sản phẩm phù hợp Tập đoàn 1102 có những giải pháp tiếp thị, xây dựng thương hiệu và bán sản phẩm làng nghề dựa trên nền tảng truyền thông và thương mại điện tử, các khâu thiết kế cũng như giới thiệu và quảng bá các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp đến cộng đồng được chú trọng, thông qua môi trường điện tử này, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ làng nghề được hưởng nhiều lợi ích, trong đó được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ giải pháp tiếp thị số; được trao đổi trực tiếp với khách hàng, nhà đầu tư; được trưng bày sản phẩm tại bảo tàng số, đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm các đơn đặt hàng cho cơ sở sản xuất; Bên cạnh đó chuỗi cửa hàng gốm sứ có tên gọi Bat Trang Family Mart với siêu thị đầu tiên tại trung tâm làng nghề gốm sứ Bát Tràng giúp làng nghề có được kênh đưa sản phẩm gốm sứ chính hãng đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, đồng bộ hóa về sản phẩm, hệ thống các cửa hàng, công nghệ quản lý, chính sách bán hàng và phong cách phục vụ trên toàn quốc

1.5.2.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề sơn mài Duyên Thái

Làng nghề Sơn mài Duyên Thái có 7 công ty, 35 cơ sở sản xuất và 250 hộ tham gia sản xuất kinh doanh, thu hút hơn 4000 lao động địa phương Sản phẩm mỹ nghệ truyền thống của làng nghề gồm: đồ thờ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sơn mài, cụ thể như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như: gốm, sứ Sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như: Ý, Nhật, Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha,…Doanh thu của làng nghề mỗi năm trung bình từ 20 đến trên 30 tỷ đồng Trong đó, doanh thu từ thị trường quốc tế đạt 70% và trong nước đạt 30% Thành phố Hà Nội có nhiều chính sách hỗ trợ cho làng nghề phát triển như tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, hỗ trợ đưa các sản phẩm làng nghề tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; quy hoạch vào 6 điểm làng nghề du lịch để quảng bá sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước

1.5.2.3 Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp làng nghề dệt kim La Phù

Làng nghề La Phù là làng nghề lớn với nhiều ngành nghề, tuy nhiên ngành nghề chính vẫn là nghề dệt kim có lịch sử hình thành và phát triển hơn trăm năm, làng nghề đã giải quyết nhiều lao động địa phương và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương Làng nghề có 95% là hộ sản xuất kinh doanh, hàng trăm doanh nghiệp có quy mô lớn Sản phẩm của làng nghề phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hàng năm doanh thu của các cơ sở tại làng nghề này rất cao, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân Sự liên kết trong sản xuất giữa các doanh nghiệp tại làng nghề hiện nay chặt chẽ Làng nghề đã thành lập được hiệp hội doanh nghiệp và đã giúp đỡ nhiều doanh nghiệp làng nghề trong việc hợp tác, trao đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh; thông qua hiệp hội làng nghề đã giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề có sự liên kết tốt với chính quyền địa phương, nhiều ứng dụng về công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, quảng bá sản phẩm và tìm kiến thị trường được chú trọng nên đã góp phần giúp làng nghề phát triển; Nhiều doanh nghiệp lớn trong làng nghề đóng vai trò rất quan trọng dẫn đầu trong việc kết nối, đầu tàu về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhiều đơn hàng lớn được chia sẻ giữa doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo thành một mạng lưới chặt chẽ và hiệu quả; Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp làng nghề có sự liên kết với các trường đại học nên được hỗ trợ đào tạo về nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp, xây dựng các mô hình kinh doanh

1.5.3 Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Kinh nghiệm thành công của một số làng nghề trên thế giới như làng nghề ở tỉnh Oita-Nhật Bản, làng nghề phát triển theo mô hình xí nghiệp Hương Trấn-Trung Quốc và làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan cho thấy làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương Bài học rút ra là ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi làng nghề thì vai trò định hướng, giúp đỡ của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng như: thành lập cơ quan quản lý làng nghề và hỗ trợ làng nghề phát triển; hỗ trợ thành lập Hiệp hội làng nghề quốc gia; có chương trình đào tạo nghề và bảo tồn nghề truyền thống; chính sách mỗi làng một nghề và nhân rộng làng nghề có thế mạnh; chính sách hỗ trợ vốn, thuế, tín dụng, đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại cho làng nghề, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất làng nghề; chú trọng các ngành nghề hỗ trợ cho làng nghề phát triển, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; khuyến khích tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong nước và tăng xuất khẩu Trong các làng nghề trên, nhiều hướng đi để phát triển làng nghề theo hướng tích tụ, tập trung hoá để hình thành các cụm ngành, điển hình là từ ở các nước Châu Á Tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc trong việc phát triển cụm liên kết ngành Trung Quốc đã và đang tập trung phát triển 3 loại hình cụm liên kết ngành là: cụm liên kết ngành cho các ngành có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao; cụm liên kết ngành cho các ngành thông thường, những ngành thâm dụng vốn kết hợp với thâm dụng kỹ thuật; và cụm liên kết ngành cho các ngành truyền thống (Phạm, 2011)

Bài học kinh nghiệm của một số làng nghề ở Việt Nam như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề sơn mài Duyên Thái và cụm công nghiệp làng nghề dệt kim La Phù đã có những thành công với nhiều bước đi hợp lý có thể áp dụng cho làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đó là: chú trọng công tác đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật cho lao động làng nghề là cơ sở để sáng tạo ra sản phẩm mới đa dạng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; chính quyền địa phương có những giải pháp để hỗ trợ làng nghề về vốn, thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo mặt bằng sản xuất, công nghệ, tổ chức triễn lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư, quản lý môi trường làng nghề, bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.

Các điều kiện phát triển làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành và các tiêu chí đánh giá

Phương pháp xác định khả năng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề liên quan đến 5 yếu tố có mối quan hệ tương hổ nhau gồm:

Sự tích tụ (quần tụ) các doanh nghiệp cùng ngành hoặc tương đồng nhau về ngành trong khu vực địa lý: các doanh nghiệp quần tụ gần nhau về mặt địa lý của các doanh nghiệp tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý Sự quần tụ đông đúc các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan, các hãng, những nhà cung ứng, các dịch vụ hổ trợ, kết cấu hạ tầng chuyên ngành

Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề có sự liên kết chặt chẽ từ đầu vào, trong quá trình sản xuất và đầu ra sản phẩm Bên canh đó cần có sự liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan

Tạo ra lợi thế cạnh tranh: khi các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, lao động cùng ngành, công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm ngành Đổi mới sáng tạo: sự sáng tạo luôn tồn tại trong cộng đồng, sự quần tụ nhiều doanh nghiệp sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh cao và để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp luôn chủ động trong sáng tạo để tạo sự khác biệt và vượt lên để phát triển

Cơ chế chính sách: Từ kinh nghiệm phát triển làng nghề của các nước trên thế giới và đặc thù làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thì việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành không thể không có yếu tố cơ chế chính sách của nhà nước Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2017) kết luận không nên ―thiết kế‖ một mô hình cụm liên kết ngành chung cho cả nền kinh tế Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, một số làng nghề, phố nghề như gạch Bát Tràng, dệt La Phù, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, thép Đa Hội đã có dáng dấp của cụm liên kết ngành Benner (2012) xác định cụ thể chủ thể chính quyền tham gia vào chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở các phạm vi khác nhau

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

SỰ TÍCH TỤ - Mức độ tích tụ

(quần tụ) tập trung hóa doanh nghiệp

- Mức độ tương đồng khu vực LQ (thương số vị trí)

- là thương số vị trí của ngành i hay còn gọi là mức độ tương đồng khu vực (location Quotient) về lao động

- là số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương k

- là tổng số lao động làm việc tại địa phương k

- là số lao động làm việc trong ngành i của cả nước

- là tổng số lao động làm việc của cả nước Ý nghĩa thương số vị trí (Location Quotient)

Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015)

Dữ liệu thứ cấp ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

- Xác định mức độ tập trung của lao động theo ngành tại địa phương

- So sánh giữa các ngành:

– LQ > 1: mức độ tập trung cao hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

– LQ < 1: mức độ tập trung thấp hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực ít có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

SỰ LIÊN KẾT - Quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư, nhà sản xuất và khách hàng

+ Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào

+ Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị

+ Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hang hóa, đóng gói bao bì, ngân hang, điện, thông tin, )

+ Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hàng tiêu thụ sản phẩm)

Tambunan (2005) Gibbs và Bernat (1997) Marshall (1926)

Porter (1990) Hass and Capella (2006), Mushi (2003)

Dữ liệu sơ cấp ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

- Quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và đối tác

- Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan

+ Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau

+ Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu

+ Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị + Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ

+ Liên kết giữa cơ sở sản xuất với các cơ quan quản lý nhà nước + Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội

+ Mức độ liên kết giữa CSSX với các tổ chức như các viện nghiên cứu, các trường đại học

Các yếu tố vượt trội + Chi phí

+ Các nguồn lực đầu vào: vốn, công nghệ, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực

+ Sự phát triển các ngành liên quan + Khác biệt

Porter (1990) Nguyễn Xuân Thành (2015) Nguyễn Đình Hòa (2010), Lê Xuân Tâm (2014), Hồ Kỳ Minh (2011)

Dự liệu sơ cấp ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

(sơ cấp/ thứ cấp) ĐỔI MỚI

SÁNG TẠO Đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh

+ Đổi mới sản phẩm: đánh giá về số lượng sản phẩm mới ra đời hàng năm ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất + Đổi mới qui trình, phương pháp sản xuất: quy trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn; cải tiến

+ Khai thác thị trường mới: tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu hàng năm

+ Đổi mới nguồn đầu vào

+ Đổi mới tổ chức kinh doanh + Đổi mới cách tiếp thị: sản phẩm được tiếp thị qua nhiều kênh; Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng, Sản phẩm bán qua các doanh nghiệp thương mại hoặc cả hai)

+ Đổi mới cách tổ chức, hoạt động: cách tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ,

Wang và Pervaiz (2007) Bjửrkdahl và Bửrjesson

- Đối với sự hỗ trợ và thực thi chính sách

+ Sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung + Sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề

Dữ liệu thứ cấp ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

- Đối với tiêu chí về tác động và mức độ phù hợp của các chính sách

+ Sự hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh

+ Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới-sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ + Đánh giá về cung cấp các dịch vụ công đối với các doanh nghiệp trong làng nghề

+ Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề

+ Mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề

+ Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển LN

+ Mức độ tác động của các chính sách cụ thể đến phát triển làng nghề (Chính sách về đất đai, lao động và phát triển

- Anbumozhi (2009) ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỨC TIÊU CHÍ NGUỒN THAM KHẢO DỮ LIỆU

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ làng nghề nhân lực, đầu tư và huy động nguồn vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, sản phẩm làng nghề, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường)

+ Mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề

+ Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.6.1 Sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý

1.6.1.1 Khái niệm sự tích tụ

Theo Weber (1909) đề cập đến cụm ngành như sau: ―Các ngành có xu hướng quần tụ tại một khu vực địa lý nhất định để tạo thuận lợi nhất trong việc giảm các chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đó là giảm chi phí vận tải, chi phí lao động, tính kinh tế nhờ cụm ngành‖ Nguyễn Văn Ngọc (2006), trong cuốn sách từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân thì tích tụ hay (quần tụ) khi các cửa hàng bán lẻ ở gần nhau, người tiêu dùng không phải đi xa để so sánh giá cả, người bán và người mua có thể sử dụng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả hơn, giảm chi phí chuyên chở, chi phí mua sắm khi các xí nghiệp thuộc các khâu khác nhau nằm kề nhau ―là khả năng tiết kiệm chi phí khi các doanh nghiệp có địa điểm ở gần nhau‖

Nghiên cứu của Krugman (1990a,b) đề cập trong thuyết địa lý mới được xem là cơ sở lý luận để giải thích sự phân bố của các hoạt động công nghiệp và trong đó yếu tố về chi phí vận chuyển và lợi ích kinh tế theo quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ tập tập trung hóa trong sản xuất Đầu tiên là một số doanh nghiệp tập trung tại một khu vực địa lý nhất định và qua quá trình phát triển khu vực này trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp và các bên hữu quan đầu tư vào Những doanh nghiệp trong cụm có những lợi ích chung trong việc tổ chức sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm bởi những lợi ích mang lại rất lớn từ tích tụ tập trung hóa như giảm chi phí vận chuyển, các lợi ích đầu vào tương đồng nhau do cùng ngành như nguồn nhân lực, công nghệ, kinh nghiệm, và gọi đây là lợi ích kinh tế nội tại theo quy mô

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015); Nguyễn Xuân Thành (2015) mức tương đồng khu vực (location quotient – LQ) được thể hiện để đánh giá mức độ tập trung doanh nghiệp Trong điều kiện về số liệu, thông tin cho phép, nghiên cứu này sử dụng phương pháp xác định cụm liên kết ngành làng nghề thông qua chỉ số về mức tương đồng khu vực (location quotient –LQ) để nhận diện khả năng hình thành cụm liên kết ngành làng nghề trong khu vực địa lý lãnh thổ nhất định Phương pháp mức tương đồng khu vực (location quotient –LQ)

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu và khung nghiên cứu

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Lý thuyết cụm liên kết ngành

Xây dựng tổng quan lý thuyết phát triển làng nghề theo hướng CLKN

Thu thập thông tin về làng nghề, các điều kiện để phát triển làng nghề theo hướng CLKN

Phân tích đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển làng nghề theo CLKN Đánh giá sự cần thiết, điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển làng nghề theo CLKN Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề theo hướng CLKN

Hình 2.2 Khung nghiên cứu của đề tài

Quy tình nghiên cứu gồm 5 bước

Bước 1: Nghiên cứu tổng quan và xây dựng cơ sở lý thuyết

Qua nghiên cứu một số tài liệu ban đầu và quan sát thực tế tác giả nhận thấy những hạn chế của việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong thời gian qua Sự tập trung các doanh nghiệp làng nghề vào một khu vực lãnh thổ nhất định như là một cụm liên kết ngành đã được nhiều nước trên thế giới ưu tiên ứng dụng để phát triển và lý thuyết cụm liên kết ngành là một trong những vấn đề cần nghiên cứu để phát triển làng nghề

Tác giả đã nghiên cứu hơn 250 tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu Tuy nhiên, tác giả đã chọn lọc ra 63 tài liệu tiếng anh, 47 tài liệu tiếng

Các điều kiện bảo đảm để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng

- Sự tích tụ của doanh nghiệp

- Sự liên kết theo chuỗi giá trị

Bản chất đặc trƣng CLKN làng nghề Đặc điểm của CLKN Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống

Thực trạng làng nghề việt là phù hợp, có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và được liệt kê ở phụ lục tài liệu tham khảo như các luận án tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, sách, báo cáo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo, các báo cáo của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định rõ nội hàm, nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc có hệ thống các tài liệu, tác giả đã viết tổng quan các tài liệu quan trọng thành các nhóm sau:

Các nghiên cứu về lý thuyết làng nghề; Các nghiên cứu về lý thuyết cụm liên kết ngành; Nhận dạng làng nghề là Cụm liên kết ngành; Xây dựng tổng quan lý thuyết phát triển làng nghề theo cụm liên kết ngành; Các bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam; Nghiên cứu xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Sau đó, tác giả phát triển một hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình với việc dẫn dắt từ nghiên cứu làng nghề, cụm liên kết ngành, so sánh đặc điểm làng nghề và cụm liên kết ngành từ đó nhận dạng làng nghề là một cụm liên kết ngành sơ khai, đánh giá sự cần thiết và hiệu quả của việc phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành, xác định các tiêu chí đánh giá để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Cuối cùng, trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết đã tổng hợp và hệ thống, tác giả thiết kế quy trình và khung nghiên cứu cho luận án

Bước 2: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính

Trên cơ sở khung nghiên cứu của luận án được thiết kế từ việc tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trước và cơ sở lý thuyết, nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm giới hạn phạm vi của nghiên cứu chính, hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí của các điều kiện bảo đảm để phát triển làng nghề theo hướng Cụm liên kết ngành

Bước 3: Nghiên cứu thực tiễn

Thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu chính Thông tin, tư liệu gồm: (1) thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, tài liệu của các Sở, ban, ngành thành phố và quận, tài liệu của các doanh nghiệp; (2) và thông tin sơ cấp thông qua điều tra khảo sát của tác giả

Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin phục vụ cho nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, các thông tin về làng nghề, sự phát triển làng nghề, đánh giá các tiêu chí của các điều kiện, các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

Bước 5: Định hướng và đề xuất giải pháp

Trên cơ sở phân tích tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của luận án, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề theo hướng Cụm liên kết ngành.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Trong Luận án này, thì thông tin thứ cấp được thu thập thông qua 5 bước:

 Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

 Bước 2: Xác định dữ liệu và thông tin cần thu thập

Luận án thu thập thông tin thứ cấp: các văn bản hiện hành, các kết quả nghiên cứu khảo sát trước đó Thông tin thứ cấp thu thập tập trung vào những nội dung chủ yếu liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

 Bước 3: Định vị nguồn thu thập thông tin

Tác giả nghiên cứu xác định nguồn thu thập thông tin từ các bài báo, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, chuyên khảo, các luận án tiến sĩ liên quan, số liệu thứ cấp thu thập từ Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Các Sở, ban ngành thành phố, các phòng chuyên môn thuộc quận Ngũ Hành Sơn, các công trình nghiên cứu về phát triển làng nghề của các tác giả,

 Bước 4: Đánh giá thông tin

Thực hiện việc đánh giá thông tin thứ cấp để xem xét tính phù hợp, tính chính xác và tính cập nhật của dữ liệu thông tin thứ cấp đối với mục tiêu nghiên cứu

 Bước 5: Sử dụng thông tin Đây là bước cuối cùng để sử dụng dữ liệu thông tin thứ cấp được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu thông tin và viết báo cáo

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn để thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu thông tin thứ cấp

Dựa trên mức độ tập trung của các cơ sở sản xuất kinh doanh của của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại các điểm: khu sản xuất tập trung của làng nghề; các cơ sở sản xuất còn trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Duy Trinh thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra tổng thể, mà chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích một số đủ lớn đại diện cho toàn bộ làng nghề, sau đó sử dụng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Trong luận án này có 2 vấn đề đặt ra để xây dựng bảng câu hỏi đó là: (1) thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại các cơ sở điều tra; (2) thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá các tiêu chí đo lường các điều kiện phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm Đối tượng phỏng vấn thảo luận gồm các chuyên gia liên quan đến làng nghề, cán bộ quản lý nhà nước tại các Sở, ban ngành, quận thuộc thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Các giảng viên, nhà khoa học tại các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý được thực hiện nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành Đồng thời, các chuyên gia đưa ra quan điểm định hướng phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Giải pháp? Đề tài được thực hiện trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu cụ thể về các nội dung tương tự ở Việt Nam nên ngoài các yếu tố đã được chứng minh trong một số nghiên cứu trước, cần xác định thêm một số yếu tố mới có liên quan đến cụm liên kết ngành Vì vây, những gợi ý có được từ phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan am hiểu làng nghề sẽ rất hữu ích và giúp tác giả xác định được đầy đủ và toàn diện các tiêu chí để đánh giá sự phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

2.2.3 Phân tích định lượng Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 2 nguồn số liệu chính: số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, các báo cáo của các Sở, ban ngành thành phố, các Viện nghiên cứu; số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các chuyên gia, các nhà quản lý Trung ương và địa phương Số liệu được phân tích chủ yếu thông qua các phương pháp thống kê mô tả

Nghiên cứu sử dụng các tiêu chí đánh giá của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành gồm: sự tích tụ của các doanh nghiệp trong khu vực địa lý, Sự liên kết giữa các chủ thể liên quan theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và cơ chế quản lý nhà nước đối với làng nghề Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự liên kết giữa các chủ thể liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường được phân tích, đánh giá cụ thể

Cách thức xác định đối tượng điều tra và cỡ mẫu điều tra khảo sát

Cỡ mẫu: Theo nghiên cứu của Anderson và Gerbing (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ Như vậy cỡ mẫu lớn hơn 150 là có thể chấp nhận được Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên cứu này là 150 Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao và sẽ giảm được những sai lệch do lấy mẫu

Mặt khác theo công thức Slovin (1984) để xác định quy mô số lượng Cơ sở sản xuất kinh doanh điều tra: n = N/(1 + Ne2) Trong đó: N là số quan sát tổng thể; e là sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý)

Dựa trên mức độ tập trung hóa sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước chỉ tập trung ở địa bàn phường Hòa Hải nên rất thuận lợi để điều tra nghiên cứu Đối với đối tượng là Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề (gọi chung là Cơ sở sản xuất kinh doanh) tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay với số lượng 550 cơ sở sản xuất kinh doanh với mức sai số cho phép là 5% cỡ mẫu được xác định là n >= 231 cơ sở Xác định khoảng cách cơ sở (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức: k = N/n Với N = 550; n = 231; ta có k=2 Để đảm bảo chất lượng phiếu khảo sát, phỏng vấn, nhóm khảo sát chọn kích cỡ mẫu khảo sát 302 phiếu và được đo lường bằng thang đo định khoảng có 5 mức giá trị tương ứng với các mức độ đánh giá với các điểm số trung bình từ thấp đến cao Đối với đối tượng là chuyên gia: gồm cán bộ quản lý nhà nước TW, Sở, ban ngành thành phố, quận, viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, ng và được đo lường bằng thang đo định khoảng có 5 mức giá trị tương ứng với các mức độ đánh giá với các điểm số trung bình từ thấp đến cao

2.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển làng nghề của các tác giả; bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghê Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành đã trình bày ở (Bảng 1.5) Tác giả xây dựng hệ thống bảng câu hỏi điều tra, khảo sát, phỏng vấn phù hợp với các đối tượng nghiên cứu là cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, đối tác, cán bộ quản lý nhà nước TW và địa phương, các nhà khoa học, các Hiệp hội làng nghề, viện nghiên cứu để thu thập ý kiến, làm cơ sở cho việc đánh giá việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành (Bảng chi tiết tại Phiếu số 1 và Phiếu số 2 ở Phần Phụ lục)

2.2.5 Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay Xác định các điểm mạnh và hạn chế, những bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề (gọi chung là Cơ sở sản xuất kinh doanh) Từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC

Tổng quan về làng nghề

3.1.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề nổi tiếng ở khu vực và quốc tế có lịch sử phất triển hơn 400 năm từ những cơ sở nhỏ lẻ, các hộ gia đình sản xuất lúc nông nhàn và đến hôm nay đã phát triển mạnh Hiện nay theo thống kê làng nghề có hơn 550 cơ sở sản xuất kinh doanh (trong đó: 400 cơ sở sản xuất trong khu sản xuất tập trung của làng nghề; và hơn 150 cơ sở còn sản xuất kinh doanh ở ngoài, các cơ sở sản xuất kinh doanh phần lớn là loại hình hộ kinh doanh, thu hút hơn 4000 lao động (gồm lao động tại khu sản xuất tập trung làng nghề và tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề) Trong khi đó, tổng số lao động các hộ cá thể trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2020 là 12.161 người tham gia vào quá trình sản xuất (Tổng số hộ cá thể của tất cả các ngành nghề quận Ngũ Hành Sơn 2020 là 6.434 hộ cá thể, theo Niên giám thống kê Đà Nẵng 2020) Làng nghề hiện nay đã được thành phố quy hoạch tập trung vào khu sản xuất với diện tích hơn 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở khắp nới trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Năm 2014, làng nghề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Theo đó cùng năm 2014, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cùng được Bộ Văn hóa công nhận các làng nghề là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia theo bảng dưới đây

Bảng 3.1 Các nghề đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Tên di sản Loại hình Địa điểm Thời gian đƣợc công nhận

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Nghề thủ công truyền thống Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn)

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

Nghề thủ công truyền thống

Quảng Nam (các huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.1.2 Vị trí vai trò làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non nước đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương Theo số liệu báo cáo của Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng năm 2020, Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có doanh thu năm 2019 đạt khoảng 160-170 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 52% và doanh thu trong nước là 48% đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của quận Ngũ Hành Sơn Ngoài ra, sản xuất đá mỹ nghệ còn đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Từ sau năm 2010, làng nghề đã có sự phát triển đáng kể trong hoạt động sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất và doanh thu của làng nghề trong giai đoạn này đạt lần lượt là 15,35% và 17,6% giai đoạn 2010-2013 Trong năm 2014, tổng sản phẩm tạo ra chỉ đạt 105 nghìn sản phẩm, đạt 105% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ Đến năm 2015, tình hình hoạt động làng đá thủ công mỹ nghệ dần ổn định, đạt 69 nghìn sản phẩm, tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước và bằng 66,05% kế hoạch quận Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của làng đá mỹ nghệ với khối lượng sản xuất đạt 143 nghìn sản phẩm, đạt 119,2% kế hoạch, tăng 23,3% so với năm 2015, các năm tiếp theo từ

2017 đến 2019 làng nghề phát triển rất mạnh, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề nâng cấp xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc mới vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu

Bên cạnh đó, sự phát triển của Làng nghề gắn liền với hoạt động du lịch của quận Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là gắn với Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng hàng năm đón hàng vạn du khách đến tham quan Cụ thể trong 5 năm từ (2015 – 2019) đã đón 7.691.889 lượt khách (4.280.856 lượt khách nước ngoài) tham quan du lịch tại khu Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn, tổng thu ngân sách: 286.776.724.000 đồng, lượng khách tăng bình quân 29% Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ có 368.370 lượt khách đến tham quan, thu ngân sách chỉ đạt 17.024.914 đồng

Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước ngày càng tăng lên, thu hút nhiều lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề Làng nghề ngoài khu sản xuất tập trung đã được quy hoạch, có các khu trưng bày và bán sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước tập trung tại các tuyến đường lớn như:

Lê Văn Hiến, Huyền Trân Công Chúa, Non Nước, Nguyễn Duy Trinh, Trường Sa; đã hình thành các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ làng nghề, các doanh nghiệp thương mại thu mua sản phẩm, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đá, đã tạo nên một chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề

Bảng 3.2 Số lƣợt khách đến thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 2020

Nguồn: Ban quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có thuận lợi nằm ở khu vực có Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn nên khách du lịch khi đến tham quan di tích sẽ không bỏ qua làng nghề truyền thống này, rất nhiều thương gia, khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada, Hà Lan, Mỹ đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có có những hợp đồng trị giá hàng trăm ngàn USD, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tại địa phương và trở thành niềm tự hào của thành phố Đà Nẵng.

Phân tích tình hình phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ở các cơ sở điều tra

3.2.1 Đánh giá quy mô loại hình sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay theo thống kê với hơn 550 cơ sở sản xuất kinh doanh (trong đó: 400 cơ sở sản xuất trong khu sản xuất tập trung của làng nghề; và hơn 150 cơ sở còn sản xuất kinh doanh ở ngoài (gồm cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh và cơ sở chỉ kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ) loại hình chính là hộ cá thể, thu hút hơn 4000 lao động (trong khi tổng số lao động các hộ cá thể trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm

2020 là 12.161 người) tham gia vào quá trình sản xuất (Tổng số hộ cá thể của tất cả các ngành nghề quận Ngũ Hành Sơn 2020 là 6.434 hộ cá thể, theo Niên giám thống kê Đà Nẵng 2020)

Bảng 3.3 mô tả các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề chủ yếu tập trung tại khu sản xuất với quy mô 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải, giáp ranh Hòa Quý với các loại hình hoạt động hầu hết chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể chiếm tỷ lệ rất lớn đến 98,34%, trong khi các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,66%, không có các loại hình hoạt động khác như Hợp tác xã/Tổ hợp tác, Công ty Cổ phần

Bảng 3.3 Loại hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làng nghề ĐTV: %

Nhận định về loại hình hoạt động sản xuất của CSSX làng nghề

Cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể 297 98,34

Hợp tác xã/Tổ hợp tác 0 0,00

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022

Tuy nhiên, xét về quy mô lao động (Bảng 3.4) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề thì trung bình 6,5 người (gồm lao động thường xuyên là 5,7; lao động bán thời gian là 0,8; lao động nam là 6 và nữ là 0,5) đây là số lao động trung bình của một CSSX là tương đối khá so với loại hình hộ cá thể Nhiều hộ kinh doanh có lợi thế về lao động, vốn và công nghệ trong làng nghề hiện nay có điều kiện chuyển lên loại hình doanh nghiệp nhưng các hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp bởi thực tế hiện nay hộ kinh doanh có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp về nộp thuế và chế độ kế toán, thủ tục đăng ký thành lập và phần lớn hộ kinh doanh quen với tập quán kinh doanh nhỏ lẻ nên ngại thay đổi và đây là một trong những trở ngại cho phát triển của làng nghề

Bảng 3.4 Lao động trung bình của một CSSX tại làng nghề ĐVT: %

Quy mô bình quân người lao động của các cơ sở sản xuất tại làng nghề

Quy mô người lao động của cơ sở 6,5 100,00

Lao động bán thời gian 0,8 12,31

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022

Trong khi đó theo số liệu Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020 (bảng 3.5) thì số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thành phố Đà Nẵng dưới

5 người có 8.127 doanh nghiệp; từ 5 người đến dưới 9 người có 4.662 doanh nghiệp; từ 10 người đến dưới 49 người có 3.521 doanh nghiệp Quận Ngũ Hành Sơn lần lượt là 681, 482, 272 doanh nghiệp; Riêng Hợp tác xã trên địa bàn quận năm 2019 chỉ có 02 hợp tác xã

Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 phân theo quy mô lao động và phân theo huyện/quận ĐVT: Doanh nghiệp - Unit: Enterprise

Phân theo quy mô lao động Dưới 5 người Từ 5 người đến 9 người Từ 10 người đến 49 người

Phân theo đơn vị cấp huyện - By district

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020

Xét về quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các CSSX tại làng nghề (bảng 3.6) thì tương đối khá so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn Bảng 3.6 mô tả số vốn sản xuất kinh doanh của CSSX tại làng nghề tăng qua từng năm từ năm 2015 đến năm 2019, trong đó vốn cố định cao nhất là 35 tỷ đồng, vốn lưu động cao nhất là 25 tỷ đồng, vốn tự có 11,5 tỷ đồng, vốn đi vay là 13,5 tỷ đồng

Bảng 3.6 Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các CSSX tại làng nghề từ năm 2015 – 2019 ĐVT: triệu đồng

Phân theo quy mô và các hình thức vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022

Trong khi đó theo Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020 (bảng PL5- phần Phụ lục) thì loại hình doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm năm 2019 chiếm tỷ lệ cao nhất với số vốn trung bình từ 1 đến dưới 5 tỷ có 654 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ có 202 doanh nghiệp; từ 10 đến dưới 50 tỷ có

214 doanh nghiệp; từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng có 179 doanh nghiệp, điều này là rất quan trọng khi so sánh với mặt bằng chung của làng nghề hiện nay với số vốn của các CSSX là tương đối khá với vốn cố định cao nhất là 35 tỷ đồng Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề trong tương lai

Thực tế, nếu hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để đầu tư mỡ rộng quy mô sản xuất, thiết kế sản phẩm, tiếp cận vốn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thay thế lao động thủ công, tiếp cận thị trường Mặt khác hình thức doanh nghiệp có tính năng động và linh hoạt hơn nên sẽ là hạt nhân cho sự phát triển làng nghề

3.2.2 Đánh giá về nguồn nhân lực tại làng nghề

Phần này xem xét đến chất lượng nguồn nhân lực gồm chủ cơ sở và người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSX) của làng nghề Bảng 3.7 mô tả trình độ văn hoá và đào tạo của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, theo đó có đến 56,62% tốt nghiệp THPT và 32,12% tốt nghiệp THCS và chỉ có 11,26% là tốt nghiệp tiểu học, đây là tỷ lệ khá cao, Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng nghề cho người lao động tại các trường chuyên môn mỹ thuật, điêu khắc rất thấp có 93,05% chưa qua đào tạo, và đa số nghề được gia đình truyền lại với tỷ lệ học nghề truyền lại từ gia đình chiếm tỷ lệ 55,30% và học từ người khác chiếm 44,70% Với sự phát triển của xã hội ngày càng cao, sự cạnh tranh lớn thì việc nâng cao trình độ cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề là cấp thiết để đảm bảo năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh phục vụ cho sự phát triển làng nghề trong tương lai

Bảng 3.7 Nhận định về chất lƣợng của chủ CSSX làng nghề và nguồn gốc đƣợc truyền nghề ĐVT: %

Nhận định về chất lượng của chủ CSSX làng nghề và nguồn gốc truyền nghề

Phân theo trình độ về văn hoá 302 100

Phân theo trình độ đào tạo về nghề 302 100

Chưa qua đào tạo nghề tại các trường mỹ thuật, điêu khắc 281 93,05

Nguồn gốc truyền nghề của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh 302 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022 Đối với lực lượng lao động tại làng nghề, theo số liệu từ Bảng 3.8 cho thấy rằng trình độ của người lao động trong các cơ sở sản xuất của làng nghề trên góc độ trình độ văn hóa thì đa số lao động có trình độ THCS chiếm tới 69,23%, số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn còn rất ít chỉ chiếm 1,54%, số lao động tốt nghiệp THPT chiếm tới 18,46%

Bảng 3.8 Chất lượng người lao động tại các cơ sở sản xuất làng nghề ĐVT: %

Nhận định về chất lượng người lao động tại các CSSX của làng nghề

Phân theo trình độ về văn hoá 6,5 100

Chưa tốt nghiệp Tiểu học 0,1 1,54

Phân theo trình độ đào tạo về nghề 6,5 100

Chưa qua đào tạo nghề 6,32 97,23

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022

Trong khi đó, xét về trình độ đào tạo chuyên môn thì ta thấy rằng số lao động chưa được qua đào tạo có tới 6,32 người/cơ sở chiếm tới 97,23%, đã học qua Trung cấp chiếm tỷ lệ 2,00%, đào tạo qua Cao Đẳng 0,77% và không có trình độ Đại học Như vậy, với quy mô lao động của các cơ sở sản xuất đạt bình quân 6,5 người/cơ sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã đóng góp rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho địa phương Tuy nhiên, với 97,23% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn ở bất kỳ lĩnh vực nào thì sẽ dẫn đến những khó khăn không nhỏ đến chất lượng lực lượng lao động và làm ảnh hưởng đến chất lượng chung cho làng nghề bởi với trình độ này người lao động sẽ khó tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới trong sản xuất, tay nghề lao động trong quá trình sản xuất Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng lao động tại làng nghề

Việc nâng cao trình độ cho người lao động trong bất kỳ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Theo Bảng 3.9 mô tả kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động của CSSX tại làng nghề: chỉ có 14,9% doanh nghiệp có kế hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động, trong khi đó có đến 79,5% doanh nghiệp không có kế hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động

Thực trạng đánh giá các điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành

3.3.1 Đối với sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp Đánh giá sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề qua công thức tính mức độ tương đồng khu vực LQ Các số liệu thứ cấp được tổng từ

Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Hội làng nghề Việt Nam, các số liệu từ các Sơ, ban, ngành thành phố và quận Ngũ Hành Sơn, Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước

Công thức tính mức độ tương đồng khu vực LQ như sau:

- là thương số vị trí của ngành i hay còn gọi là mức độ tương đồng khu vực (location Quotient) về lao động

- là số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương k

- là tổng số lao động làm việc tại địa phương k

- là số lao động làm việc trong ngành i của cả nước

- là tổng số lao động làm việc của cả nước Ý nghĩa thương số vị trí (Location Quotient)

Xác định mức độ tập trung của lao động theo ngành tại địa phương

So sánh giữa các ngành:

– LQ > 1: mức độ tập trung cao hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

– LQ < 1: mức độ tập trung thấp hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực ít có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i

Số liệu về lao động năm 2019

- Tổng số lao động làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là 4.000 người (Theo số liệu điều tra tổng hợp của tác giả, kết hợp số liệu của BQL làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước)

- Tổng số lao động trong các doanh nghiệp quận Ngũ Hành Sơn năm 2018-

2019 là 18.082 người (Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn năm 2019-2020, trang 48) Tổng số lao động trên cả nước từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2018-

2019 là 54,8 triệu người (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội năm 2018-2019)

- Tổng số lao động làng nghề trên cả nước năm 2019 là 11 triệu người

(Theo số liệu Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2018-2019)

Suy ra LQ >1 nên khả năng tập trung cao về liên kết ngành Do đó là cơ sở để khẳng định tiềm năng hình thành cụm liên kết ngành tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Như vậy điều kiện về mức độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành đã đảm bảo tiền đề cơ bản để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành

3.3.2 Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề

Cụm liên kết theo chuỗi giá trị (Hình 3.4) của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Hình 3.4 Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Các điều kiện đầu vào

Khu sản xuất tập trung LN Đầu ra

- Vốn, nguyên liệu, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực

- Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất kinh doanh

Cơ sở kinh doanh thu mua, hoặc xuất khẩu

Các tổ chức, đơn vị hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi

- Ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Hình 3.5 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm làng nghề

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhà sản xuất và khai thác nguyên liệu trong nước

Nhà vận chuyển nguyên liệu

Nhà Kinh doanh nguyên liệu

Nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (hộ gia đình)

Khách hàng cá nhân, tổ chức trong nước trực tiếp sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ (khách du lịch, cá nhân, tổ chức có nhu cầu)

Doanh nghiệp, nhà bán lẻ nội địa (ngoài làng nghề)

Doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tại làng nghề

Nhà nhập khẩu nguyên liệu

Khách hàng cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ (khách du lịch, cá nhân, tổ chức có nhu cầu)

Các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đá Non Nước

Công ty vận chuyể n; các hãng vận tải quốc tế

Thực tiễn hiện nay làng nghề tồn tại những khó khăn về liên kết theo chuỗi giá trị bởi làng nghề phần lớn là các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm, sự liên kết rời rạc (Hình 3.4)

Những khó khăn ngày càng gia tăng trong các mắt xích như trong hoạt động của các thành phần tham gia trong chuỗi (Hình 3.5) Thực tế hiện nay có nhiều rào cản giữa khu vực cung cấp nguyên liệu và khu vực làng nghề Những khó khăn đó tập trung vào những vấn đề then chốt sau đây:

Nguồn nguyên liệu & nhà cung ứng

Trong những năm qua nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng từ nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đá được khai thác từ các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn Do đó, thiếu tính ổn định lâu dài Mặt khác, giữa khu vực làng nghề và khu vực cung cấp nguyên liệu có nhiều khâu trung gian nên dẫn đến giá thành nguyên liệu đến tay nhà sản xuất rất cao ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của làng nghề Khi thảo luận với các chuyên gia và đặc biệt là chủ doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu tại làng nghề, một chủ cơ sở đá cho rằng nguồn nghiên liệu đá phục vụ cho làng nghề gặp nhiều khó khăn như: giá cước tăng quá cao (có lúc tăng đến 50% ) so với trước đây Sở dĩ giá cước tăng cao ngoài các yếu tố về thị trường thì còn có yếu tố khác đó là do có sự độc quyền bến bãi Chỉ những loại xe ký kết hợp đồng với mỏ đá mới được phép chuyên chở đá vào Làng nghề Non Nước, những loại xe khác hầu như không được phép chở Chính vì vậy giá cước tăng do hãng xe độc quyền định giá, chủ cơ sở không được tự ý thuê xe khác vận chuyển nên đá nguyên liệu khi về đến Làng nghề đã tăng chóng mặt làm ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm làng nghề Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng còn liên quan đến lãi suất ngân hàng cao, nhiều thủ tục cho vay còn phức tạp nên nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề nghe ngóng, cầm chừng không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất Điều này là một lực cản rất lớn cho sự khai thác hết tiềm năng sản xuất, sáng tạo của làng nghề, làm giảm khả năng phát triển cho cả làng nghề

Những hạn chế về nguồn lực lao động

Nguồn lao động hiện nay có phần chuyển đổi nghề khác hoặc không mặn mà với nghề điêu khắc đá nữa, bởi nhiều lý do như: nghề điêu khắc đá rất vất vả xong chế độ đãi nghộ, bảo hộ lao động, các chính sách khác hầu như không có Phần lớn nhiều thợ thủ công chuyển đi xin làm bảo vệ, công ty… đã giảm đáng kể lực lượng lao động tại Làng nghề Nếu vấn đề này tiếp diễn liên tục thì trong vài năm tới nguồn nhân lực cho làng nghề thiếu hụt trầm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Làng nghề

Khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm

Theo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi cho ra thị trường Bên cạnh thiết kế mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường

Những hạn chế về đầu ra sản phẩm

Sản phẩm làng nghề là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống bằng đá, hiện nay gặp khó khăn trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm, nhiều sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc có mặt nhiều nơi trên thị trường và tại các khu mua sắm trưng bày ở Ngũ Hành Sơn, giá cả lại rẻ, nhiều mẫu mã hấp dẫn, lạ mắt nên là một lực cản cho dòng sản phẩm của Làng nghề chỉ ưu tiên sản xuất sáng tác những loại sản phẩm có kích thước lớn, ít có sản phẩm nhỏ gọn đồ lưu niệm nên đang là khoảng trống về hàng lưu niệm bằng đá tại Làng nghề Trung Quốc với công nghệ tốt đã có những sản phẩm bằng đá hoặc tương từ đá rất phong phú, nhỏ đẹp nên rất phù hợp với thị hiếu khách hàng, khách du lịch dễ mang đi, làm quà lưu niệm khi đến Ngũ Hành Sơn

Những hạn chế về nghiên cứu thị trường

Do công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng đa dạng

Cụ thể như đặc điểm của thị trường Nhật Bản rất quan tâm đến sản phẩm từ kích thước, kiểu dáng phù hợp với khí hậu, đặc trưng văn hoá, tập quán sinh hoạt, độ tuổi, mức thu nhập của các đối tượng dân cư, yêu cầu đa dạng phong phú trong mẫu mã, kết hợp với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo Do đó, Làng nghề cần chủ động trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp Chi phí vận chuyển, các loại giá cước cũng là một hạn chế cho Làng nghề: giá cước vận chuyển tăng liên tục cũng là rào cản cho sự phát triển bền vững tại Làng nghề

Liên kết hợp tác giữa các bên liên quan của chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

Thực tế hiện nay sự liên kết hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi từ nhà cung cấp đầu vào nguyên liệu, nhân lực kỹ năng tay nghề, đến khu vực sản xuất tại địa phương và các nhà phân phối, vận chuyển, nhập khẩu là chưa chặt chẽ, còn rời rạc Do đó, hiệu quả cuối cùng, lợi ích đem lại cho từng công đoạn, từng doanh nghiệp ở mỗi khâu chưa cao, không tạo ra được khả năng cạnh tranh Hiện nay, sự hợp tác liên kết ở làng nghề chủ yếu diễn ra ở khâu sản xuất như nhiều cơ sở có thể nhận và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có thế mạnh của cơ sở mình cho cơ sở khác hay doanh nghiệp khi cần, phần lớn tất cả các cơ sở quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề lao động không đồng đều, các cơ sở tự lo liệu tất cả từ nguyên liệu, sản xuất, lực lượng lao động, bán sản phẩm đến quảng bá thương hiệu, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chưa có sự gắn kết chặt chẽ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, khó khăn trong tiếp cận vốn khiến quy mô sản xuất của các cơ sở khó có thể mở rộng, tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra Nhiều cơ sở làng nghề ít chú trọng đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình nên chất lượng sản phẩm chưa cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, khiến năng lực tiếp cận các thị trường lớn, thị trường mới rất hạn chế, phần lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải xuất qua khâu trung gian

Kết quả đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp với nhau và với các đối tác trong làng nghề được thể hiện ở bảng 3.24 cụ thể như sau: Đối với quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư, thiết bị, nhà sản xuất và khách hang theo bảng 3.24, cho chúng ta kết quả điểm trung bình chung X = 3,37 nằm trong khoảng (2.61 ≤ X ≤ 3.40) đánh giá mức độ trung bình Trong đó, liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hàng, điện,thông tin, ) có điểm số đánh giá 3,74 ĐTB/5 xếp thứ 1 nằm trong khoảng (3.41 ≤ X ≤ 4.20) đánh giá mức độ khá, điều này thể hiện sự liên kết trong lĩnh vực này hiện nay khá phục vụ cho sự phát triển của làng nghề; Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị có điểm số đánh giá 3,69 ĐTB/5 xếp thứ 2 đánh giá mức độ khá, bởi hiện nay nhiều cơ sở sản xuất chủ động tìm kiếm các đơn vị cung cấp máy móc thiết bị tốt trên thị trường đảm bảo nhu cầu sử dụng cho sản xuất; Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hàng tiêu thụ sản phẩm) có điểm số đánh giá trung bình là 3,37 ĐTB/5 xếp thứ 3 đánh giá ở mức trung bình cần được quan tâm hơn để sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ nhanh chóng; Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào có điểm số đánh giá là 2,69 ĐTB/5 xếp thứ 4 đánh giá ở mức trung bình cần được chú trọng giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu, bởi nguyên liệu là đầu vào quan trọng của sản xuất

Bảng 3.24 Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp với nhau và với các đối tác trong làng nghề

Stt Các tiêu chí hình thức liên kết

Mức độ đánh giá Điểm

1 Quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tƣ, thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng

Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào

1.2 Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị 22 37 45 107 91 3,69 2

Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ

(vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hàng, điện,thông tin, )

Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hàng tiêu thụ sản phẩm)

2 Quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác

2.1 Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau 140 120 19 12 11 1,79 4

2.2 Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu 100 151 25 17 13 1,99 3

2.3 Liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị 44 61 75 67 55 3,09 1

2.4 Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ 48 68 70 59 57 3,03 2 Điểm trung bình X 3,3

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2021-2022 Đánh giá quan hệ liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác có điểm trung bình X = 3,3 đánh gia ở mức trung bình (2.61 ≤ X ≤ 3.40) Trong đó, liên kết giữa các nhà cung cấp thiết bị có điểm đánh giá là 3,09 ĐTB/5 xếp thứ bậc 1 đánh giá mức độ trung bình; Liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ có điểm số đánh giá 3,03 xếp thứ bậc 2 đánh giá mức độ trung bình; Liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu có điểm số đánh giá 1,99 ĐTB/5 xếp thứ 3 đánh giá mức độ yếu, điều này thể hiện sự canh tranh rất lớn giữa các đơn vị cung cấp nguyên liệu,; Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau có điểm số đánh giá 1,79 ĐTB/5 xếp thứ bậc 4 đánh giá mức độ kém, điều này thể hiện các cơ sở sản xuất tại làng nghề rất ít sự liên kết, mạnh ai nấy làm và ít hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và sẽ kéo theo nhiều khó khăn trong các khâu như thiết kế sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tính cạnh tranh cho làng nghề Do đó, để làng nghề phát triển cần có sự liên kết hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để phát triển Đối với liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan theo kết quả tại (bảng 3.25), cho chúng ta kết quả điểm trung bình chung X = 2,14 nằm trong khoảng (1.81 ≤ X ≤ 2.60) đánh giá mức độ yếu

Kết luận rút ra từ việc đánh giá điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành

Từ kết quả nghiên cứu các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành Thực trang kết quả phân tích các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành phải đảm bảo 5 điều kiện đó là: (1) Sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp trong khu vực địa lý nhất định; (2) Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; (3) Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo,

3.4.1 Đánh giá tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp khu vực địa lý 3.4.1.1 Những mặt tích cực

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm ở vị trí phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, đã được quy hoạch thành 02 khu chuyên biệt gồm: Khu chuyên doanh và Khu sản xuất; trong đó khu chuyên doanh chỉ chuyên kinh doanh, trưng bày và mua bán các sản phẩm đá mỹ nghệ nằm trên các trục đường Nguyễn Duy Trinh, Huyền Trân Công Chúa, Sư Vạn Hạnh, Non Nước, Lê Văn Hiến và đường Trường

Sa, trong lòng Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, xen kẽ cùng với các hộ dân; Khu sản xuất là khu tập trung các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp) chuyên sản xuất, chế tác đá nằm cách Khu chuyên doanh khoảng 2km về phía tây nam, giáp với phường Hòa Quý với diện tích 35,5 ha, có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mảng cây xanh, hệ thống xử lý nước thải và các yêu cầu kỹ thuật khác để bảo vệ môi trường

Như vậy, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay có sự tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại khu vực phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn có nhiều điều kiện để trở thành một cụm liên kết phát triển trong tương lai

Bên cạnh đó, qua phân tích khảo sát bởi công thức tính mức độ tương đồng khu vực LQ và theo đó có LQ = 1,102 >1, nên khả năng tập trung cao về liên kết ngành, giúp làng nghề tăng sự tích tụ để phát triển

Do mới thành lập khu sản xuất tập trung theo Đề án quy hoạch làng nghề: Quyết định số 4313/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết TL 1/500 Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước; hành Quyết định số 142/QĐ- UBND ngày 05/01/2013 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước và năm 2015 mới bắt đầu quy tụ các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp) vào khu sản xuất tập trung nên còn nhiều hạn chế về quản lý, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động

Bên cạnh đó công tác bố trí doanh nghiệp vào sản xuất còn nhiều bất cập như diện tích chia cho xây dựng nhà xưởng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cho doanh nghiệp Quỹ đất để bố trí cho các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước đã hết, nhưng còn hơn 100 cơ sở sản xuất chưa được bố trí vào làng nghề, vẫn còn sản xuất trong khu dân cư hoặc thuê lại những bãi đất trống để sản xuất hoặc thậm chí phải thuê lại diện tích của các cơ sở đã được bố trí đất trong khu làng nghề (với giá thuê cao hơn nhiều so với giá niêm yết); hơn nữa theo quá trình phát triển của làng nghề, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi phải được bố trí diện tích sản xuất rộng hơn

3.4.2 Đánh giá sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề

Sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng Đối với các doanh nghiệp lớn, liên kết kinh tế giúp giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất, chuyên môn hoá hơn và linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên kết mang lại những kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, học hỏi từ doanh nghiệp lớn hơn, khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng hơn và cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn hơn Đối với cộng đồng, liên kết kinh tế dẫn đến sự phát triển kinh tế của khu vực, kéo theo sự phát triển về dịch vụ và các bên cung cấp dịch vụ của khu vực, gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm và các lợi ích xã hội khác

Sức mạnh vượt trội của cụm liên kết ngành có thể qui một phần vào những mối liên kết đa dạng giữa các doanh nghiệp và sự hiệp lực mà các doanh nghiệp với nhau, sự liên kết đa dạng trong cụm như sự liên kết giữa các chủ thể vĩ mô, sự liên kết giữa các chủ thể vi mô và sự liên kết giữa các chủ thể vi mô với các chủ thể vĩ mô Cụm liên kết ngành phát triển hơn sẽ có nền tảng cung ứng sâu hơn và chuyên biệt hơn, phạm vi các ngành liên quan rộng hơn, và những tổ chức hỗ trợ chuyên sâu hơn Ranh giới của cụm liên kết ngành tiếp tục chuyển hóa khi các doanh nghiệp và ngành mới nổi lên, các ngành đã phát triển đầy đủ sẽ thu hẹp hoặc giảm đi, và các tổ chức địa phương sẽ phát triển và thay đổi Những phát triển về công nghệ và thị trường tạo ra nhiều ngành mới, các mối liên kết mới hoặc thay đổi thị trường phục vụ

Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra tại làng nghề ta cho ta đánh giá mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề, có điểm số đánh giá là 3.44 ĐTB/5 (mức khá) Điểm đánh giá thể hiện ở làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực thi các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề thể hiện ở việc hình thành nên khu sản xuất tập trung với diện tích 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải và khu sản xuất tập trung chuyên doanh tại các tuyến đường Non Nước, Huyền Trân Công Chúa, Trường Sa, Nguyễn Duy Trinh;

Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hàng hóa, đóng gói bao bì, ngân hàng, điện, thông tin, ) có điểm số đánh giá là 3,74 ĐTB/5 (mức khá) và Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị, có điểm số đánh giá là 3,69 ĐTB/5 (mức khá) Đây là điều kiện thuân lợi để làng nghề phát triển bởi các dịch vụ cung ứng cho làng nghề hiện nay rất phong phú, sự liên kết chia sẻ giữa các cơ sớ dịch này với các doanh nghiệp làng nghề rất thuận lợi, luôn đảm bảo hợp tác cùng có lợi và hỗ trợ nhau phát triển

Liên kết mạng lưới là yếu tố rất quan trọng đối với việc gia tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững của cụm liên kết ngành Theo đó mạng lưới liên kết giá trị của cụm liên kết ngành gồm: liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng; liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần và liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi

Bên cạnh sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề thì vẫn còn đó sự thiếu bền vững trong liên kết giữ các cơ sở, doanh nghiệp với nhau và tính liên kết còn yếu, không bền vững

Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra tại làng nghề trong (bảng 3.2) đánh giá mức độ của sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau có điểm số đánh giá là 1,79 ĐTB/5 (mức kém), điểm đánh giá giữa các nhà cung cấp nguyên liệu 1,99 ĐTB/5 (mức yếu) Điều này thể hiện sự liên kết rất yếu kém hiện nay ở các cơ sở sản xuất trong làng nghề, mạnh ai nấy làm và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản xuất của làng nghề Bên cạnh đó sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các chủ thể vĩ mô gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội có liên quan trong phát triển làng nghề Mức độ liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các cơ quan quản lý nhà nước có điểm số đánh giá là 1.68 ĐTB/5 (mức kém), Mức độ liên kết giữa CSSX với các hiệp hội có điểm số đánh giá là 2.34 ĐTB/5 (mức yếu) và Mức độ liên kết giữa các CSSX với các tổ chức như: các viện nghiên cứu, các trường đại học có điểm số đánh giá là 2.42 ĐTB/5 (mức yếu) Đây là các khâu rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề bởi nếu doanh nghiệp chủ động trong các mối liên kết quan hệ với các tổ chức vĩ mô trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong làng nghề

3.4.3 Đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong làng nghề hiện nay

Làng nghề truyền thống với thực trạng lợi thế cạnh tranh hiện nay gồm chi phí, các nguồn lực đầu vào, sự phát triển của các ngành liên quan, cơ chế chính sách và sự khác biệt

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC THEO HƯỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH

Quan điểm, bối cảnh dự báo và định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước

4.1.1 Bối cảnh và dự báo về sự thay đổi làng nghề trong tương lai

- Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do là cơ hội hội thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, tạo ra những động lực đổi mới trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

- Nhiều sản phẩm làng nghề cùng loại tương tự ở trong nước và nước ngoài ngày càng phong phú đa dạng là thách thức lớn đối với sản phẩm của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong cạnh tranh, bên cạnh đó nhu cầu và thị hiếu của khách hang ngày càng cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm là áp lực lớn đối với việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với làng nghề

- Nguy cơ nguồn nguyên liệu không ổn định và có sự thay đổi lớn trong tương lai khi các vùng nguyên liệu chính trong nước có sự thay đổi

- Trình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đến mức phải có những thay đổi lớn, dịch chuyển cơ sở sản xuất hiện nay đến khu sản xuất dự kiến tại khu công nghiệp Hoà Nhơn, Hoà Vang để hình thành một cụm làng nghề mới để bố trí cho các cơ sở sản xuất thô, lớn và Khu sản xuất làng nghề hiện nay chỉ dành cho sản xuất tinh, khu trưng bày sản phẩm, các không gian dịch vụ làng nghề

Căn cứ Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, Luận án phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo các quan điểm sau đây:

Một là, phát triển làng nghề phải phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố, trong đó chú trọng sự liên kết với các khu kinh tế, khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp trong thành phố và vùng

Hai là, phát triển làng nghề theo hướng cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại, nâng cao hệ số sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thành phố

Ba là, phát triển làng nghề theo hướng cụm công nghiệp bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Bốn là, làng nghề là một hệ thống trong đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ như các cơ sở sản xuất kinh doanh (theo hình thức hộ gia đình), các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp Các hệ thống nhỏ này liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển Làng nghề chỉ có thể phát triển dựa trên sự phát triển của hệ thống nhiều thành phần

Năm là, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước không phải là một hệ thống kép kín mà là hệ thống mở, chịu sự chi phối của bên ngoài như: các doanh nghiệp, các ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các hiệp hội làng nghề và cần phải phối hợp đồng bộ các cơ quan, các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển

Sáu là, đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước: các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ; chính sách phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề; chính sách hỗ trợ liên kết

4.1.3 Định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đến năm 2030

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội quận Ngũ Hành Sơn và thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 mà Đại hội Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025 và Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; Nghị Quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính Trị ―về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy hoạch phân khu phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng

Căn cứ Quyết định số 3386/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án Mở rộng làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn Mục tiêu của đề án là bố trí đất sản xuất cho các cơ sở sản xuất còn nằm trong khu dân cư, đề án còn thực hiện mục tiêu là cải thiện hạ tầng kỹ thuật, bố trí sắp xếp lại các cơ sở sản xuất khó khăn về diện tích đất sản xuất, hoán đổi các cơ sở có diện tích chưa phù hợp để giải quyết các bất cập về đất đai tại làng nghề ở giai đoạn I, trong đó bố trí các khu sản xuất, khu trưng bày sản phẩm, khu dịch vụ làng nghề, khu cây xanh, thoát nước nhằm hình thành cụm công nghiệp làng nghề theo hướng hiện đại và bền vững

4.1.3.1 Định hướng phát triển về kinh tế

Thứ nhất là, phát triển làng nghề theo hướng kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống đặc sắc nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề

Thứ hai, phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của quận Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Thứ ba về các chỉ số phát triển đó là: 100% các cơ sở sản xuất đáp ứng đủ điều kiện được đưa vào khu sản xuất làng nghề tập trung với diện tích và vị trí khu sản xuất được phân bổ hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phù hợp với những đặc trưng của quy trình sản xuất đá mỹ nghệ; 100% nhà xưởng sản xuất sản xuất của các cơ sở được xây dựng theo đúng quy hoạch, đồng bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong sản xuất

4.1.3.2 Định hướng phát triển về xã hội

Các nhóm giải pháp khác

4.3.1 Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển làng nghề đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các cấp chính quyền và địa phương Đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với đặc thù sản xuất điều khắc đá mỹ nghệ nên vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi đá, nước thải trong quá trình sản xuất luôn là bài toán nan giải cho địa phương Để khắc phục tình trạng này, cần nhiều biện pháp khoa học và cụ thể như sau: Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở sản xuất/doanh nghiệp tại làng nghề thực hiện tốt các quy định về Luật bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường và giảm ô nhiễm môi trường làng nghề Bên cạnh đó cần giải thích quyền lợi và trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề đối với vấn đề bảo vệ môi trường Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ phụ trách môi trường tại các cơ quan có chức năng, cán bộ quản lý làng nghề để nâng cao trình độ nhận thức cũng như năng lực xử lý ô nhiễm do quá trình sản xuất của các cơ sở sản tại làng nghề gây ra

Hai là, quy hoạch sắp xếp lại vị trí sản xuất của các cơ sở/doanh nghiệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hình thức liên kết, các cơ sở nhỏ có nhà xưởng với diện tích nhỏ có thể kết hợp thành tổ hợp tác, mỡ rộng nhà xưởng để bố trí máy móc thiết bị và người lao động hợp lý, khoa học để không ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và tránh tình trạng đưa đá ra vỉa hè sản xuất

Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề áp dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại giảm ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, cơ sở sản xuất/doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước tích cực phát minh, cải tiến, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí

Bốn là, các cơ quan quản lý về môi trường tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, công tác kiểm tra môi trường làng nghề để kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, để có hướng xử lý kịp thời Bên cạnh đó, thành phố cần quan tâm khuyến khích xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường trên cơ sở huy động vốn từ tư nhân, các tổ chức, doanh nghiệp có tiềm năng, điều kiện và kinh nghiệm về xử lý ô nhiễm môi trường để hợp tác xử lý môi trường tại làng nghề Mặt khác nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đầu tư để thực hiện các giải pháp, các đề án về môi trường tại làng nghề

Năm là, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, có kế hoạch từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Trong quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất tại làng nghề thì tất yếu sẽ phát sinh ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân đã phân tích ở chương thực trạng như diện tích sản xuất nhỏ hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc sử dụng hóa chất trong đánh bóng sản phẩm, chất phế thải sau quá trình sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường của chủ cơ sở cũng như của người lao động còn kém, đặc thù nghề đá với tiếng ồn, bụi đá trong quá trình sản xuất là không tránh khỏi,…Do đó, việc cần thiết phải thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề Khi đã có kết quả đánh giá hợp lý, phân loại ô nhiễm ở các mức độ khác nhau cũng như quy mô và hình thức ô nhiễm sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất cũng như các cơ quan quản lý có đánh giá chính xác Trên cơ sở đó, có kế hoạch và giải pháp phù hợp với thực tế tình hình, từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Sáu là, cần có chính sách cụ thể như các quy định thu phí bảo vệ môi trường và xem đây chế tài để xử phạt những người, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, cơ sở sản xuất thải chất thải bừa bãi không đúng quy định gây ảnh hưởng tới làng nghề, tới môi trường sống của khu dân cư xung quanh làng nghề Đối với doanh nghiệp làng nghề

Một là, doanh nghiệp làng nghề cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng nhà xưởng, bể thu gom nước thải nhiều ngăn thanh lọc trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của làng nghề

Hai là, đăng ký với công ty môi trường để vận chuyển phế thải sau quá trình sản xuất, đóng đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định

Ba là, từng bước thay thế máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm bằng các máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại ít ô nhiễm, cũng như thay đổi quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bốn là, tham quan, học hỏi các làng nghề trong nước để nâng cao hiểu biết cũng như kinh nghiệm bảo vệ môi trường của các làng nghề khác

4.3.2 iải pháp về thương mại và thị trường

Một là, cần nắm bắt nhu cầu thị trường, liên doanh liên kết với các đối tác ngoài làng nghề để phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm làng nghề Các doanh nghiệp làng nghề cần tiếp cận thông tin thị trường một cách chủ động hơn, bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp làng nghề đã tham gia vào xuất khẩu, song phần lớn doanh nghiệp tiếp cận kiến thức về thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng khá thụ động, nên nguồn thông tin thường không đầy đủ và không kịp thời

Hai là, các doanh nghiệp làng nghề cần đẩy mạnh xây dựng chính sách sản phẩm, chú trọng bảo tồn các giá trị truyền thống để tạo ra các sản phẩm có tính đặc thù riêng của làng nghề và đồng thời xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm của doanh nghiệp mình đang có ưu thế cao Tăng cường khâu thiết kế để đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng, sản xuất ra những gì mà thị trường cần, tránh gây tâm lý nhàm chán, mẫu mã quen thuộc

Ba là, các doanh nghiệp làng nghề chủ động nắm bắt cơ hội, xây dựng thương mại điện tử nhằm xúc tiến, tìm kiếm đơn đặt hàng; mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước Theo kết quả đánh giá sản phẩm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước bán qua mạng chiếm tỷ lệ 22,1% điều đó cũng thể hiện nhiều doanh nghiệp làng nghề có quan tâm đến hoạt động thương mại này để quảng bá và bán sản phẩm của doanh nghiệp mình Do đó, hình thức thương mại điện tử cần được doanh nghiệp làng nghề quan tâm hơn nữa bởi đây là con đường ngắn nhất để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đi xa nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất

Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một là, xây dựng chương trình hỗ trợ giới thiệu sản phẩm làng nghề thông qua hội chợ, triển lãm để qua đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, các nhà thương mại có điều kiện trao đổi và xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến các địa bàn khác nhau trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó, có chính sách cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề như ưu đãi về tín dụng, chính sách khuyến khích và hỗ trợ thị trường cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề để giúp các cơ sở tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triễn lãm Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề lên chợ điện tử, có chính sách hỗ trợ miễn phí mở gian hàng, miễn phí chương trình đào tạo bán hàng online, gói hỗ trợ về thiết kế hay thông tin, thủ tục xuất khẩu hàng hóa trên sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Tmall… Đồng thời, đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối thành lập một làng nghề ảo trên chợ điện tử, trong đó mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề sẽ là một sản phẩm

4.3.3 Chính sách về đất đai Đối với chính sách đất đai thì nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau đây để hỗ trợ làng nghề phát triển:

Thực hiện giải pháp thu hồi đất của các cơ sở sản xuất đã bố trí cho thuê ở khu sản xuất làng nghề nhiều năm nhưng để trống, không tổ chức sản xuất trong khi nhiều cơ sở không có đất sản xuất hoặc có đất sản xuất nhỏ hẹp không thể bố trí máy móc, thiết bị và đá nguyên liệu để sản xuất Đầu tư mỡ rộng khu sản xuất hiện hữu để bố trí các cơ sở sản xuất chưa có đất còn sản xuất ở khu dân cư Công khai chính sách về bố trí cho thuê đất sản xuất tại làng nghề Bên cạnh đó, cần miễn giảm thuế cho các cơ sở thuê đất trong những năm đầu để hỗ trợ các cơ sở này về chi phí để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, giảm bớt phần nào gánh nặng trong quá trình sản xuất làng nghề Thực hiện chính sách ưu đãi về giá thuê đất đối với các cơ sở đã sản xuất kinh doanh ổn định tại khu sản xuất tập trung làng nghề để khuyến khích các cơ sở này mỡ rộng quy mô sản xuất kinh doanh

4.3.4 Phát huy vai trò của Hội làng nghề

Các cơ sở sản xuất/doanh nghiệp nên tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Hội làng nghề Bởi nếu Hội làng nghề hoạt động tốt sẽ là cầu nối là đại diện để bảo vệ quyền lợi cho làng nghề

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp

Mục đích khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nhằm làm sáng tỏ tính khoa học và mối quan hệ của các giải pháp

Thực hiện khảo nghiệm mức độ khả thi của các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Thực hiện mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Cách thức thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Tác giả xây dựng mẫu phiếu thảo luận ý kiến với các chuyên gia Bước 2: Tác giả tiến hành xem xét phân tích để lựa chọn chuyên gia cần thảo luận

Các chuyên gia mà tác giả lựa chọn để lấy ý kiến gồm 67 người là cán bộ quản lý các Sở, ban, ngành thành phố, Quận Ngũ Hành Sơn và các nghệ nhân điêu khắc đá có tuổi nghề từ 10 năm trở lên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Các chủ doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm tại nghề, Các chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng

Bước 3: Trưng cầu ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả theo mẫu

Tác giả sử dụng đồng thời phương pháp dùng phiếu khảo sát ý kiến độc lập và

Ngày đăng: 08/04/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w