HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNBÀI THI GIỮA KỲMÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHU CẦU, CÁCH THỨC SINH VIÊN TIẾP NHẬN THÔNG TINCỦA TRƯỜNG
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI THI GIỮA KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHU CẦU, CÁCH THỨC SINH VIÊN TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN HIỆN NAY
Họ và tên Học viên: Trần Trung Kiên
Mã số: 2988080079
Lớp, khóa: Quản trị Truyền thông, khóa 29.2
Hà Nội, 2024
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng dược nâng cao, thì nhu cầu về thông tin là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết Truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cũng như trong trường Đại học Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng
đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành và truyền dẫn đã ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội
Với sự biến chuyển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với việc đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu về thông tin của người dân cũng ngày một gia tăng Phương tiện thông tin là một bộ phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày của các cá nhân, gia đình cũng như toàn xã hội Là một nguồn lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa không ngừng tăng nhanh về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội, sinh viên Việt Nam nói chung không đứng ngoài quy luật đó
Xét ở góc độ giáo dục Đại học, trong mối quan hệ với sinh viên, các
cơ quan truyền thông của trường có vai trò đặc biệt quan trọng, có chức năng thỏa mãn nhu cầu thông tin cho sinh viên, cũng như là công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Nhà trường Với các cách triển khai khác nhau như: Website, Fanpage của Nhà trường, thông qua các phương tiện báo chí, truyền hình, v.v… sinh viên có thể dễ dàng tiếp nhận những thông tin cần thiết được Nhà trường cung cấp Để đáp ứng các nhu cầu của sinh viên trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội và thay đổi phương thức học tập, cách thức tiếp cận thông tin của sinh viên cũng có sự thay đổi Vì vậy, các cơ quan truyền thông của các trường Đại học cần không ngừng cải tiến và phát triển nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của sinh viên
Trang 3Trường Đại học Công đoàn, với 75 hình thành và phát triển, qua từng thời kỳ, Nhà trường đều chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm các tòa giảng đường mới, các phòng học được trang bị thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu số lượng sinh viên tăng qua từng giai đoạn Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, năm 2021, Nhà trường đã thành lập Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng, ngoài chức năng quảng bá, khẳng định thương hiệu, tên tuổi, giới thiệu toàn bộ hoạt động và quá trình phát triển của trường Nhà trường, còn là cầu nối giữa Nhà trường với những người quan tâm, đặc biệt là sinh viên nhà trường Tuy nhiên, do mới thành lập từ năm 2021, cho đến nay, hệ thống truyền thông của Nhà trường vẫn chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của sinh viên trong học tập, giải trí của sinh viên Chính vì vậy, việc khảo sát nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin của sinh viên trường Đại học Công Đoàn, ở khía cạnh định lượng và định tính, có cơ
sở khoa học, khách quan là một nhu cầu cấp thiết không chỉ với các cơ quan truyền thông nhà trường mà còn đối với Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của Trường Đại học Công Đoàn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp ngành Xã hội học của mình
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu truyền thông đại chúng nói chung, cách thức tiếp nhận thông tin nói riêng đã được tiến hành từ lâu và thường xuyên ở nhiều quốc gia phát triển; trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học: xã hội học, báo chí, tâm lý học, văn hóa học, … Tiêu biểu như:
Đỗ Thu Hằng (2000), Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh viên hiện nay, Luận văn khoa học báo chí, khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội Trong luận văn này, tác giả
đã khảo sát, nghiên cứu, mô tả và lý giải những đặc điểm cơ bản, những vấn
đề có tính quy luật trong tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay; như nhu cầu, thị hiếu, sở thích, nguyện vọng… của thanh niên sinh viên trên bình diện cá nhân cũng như nhóm công chúng đặc thù trong điều kiện môi trường đặc thù Tuy nhiên, khác với đề tài của tác giả, khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng và cách
Trang 4thức tiếp nhận thông tin của sinh viên, không tập trung vào đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên
Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và tuyên truyền (2003), Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ Đề tài nghiên cứu, bàn luận về nhu cầu của đối tượng sinh viên Hà Nội ở các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình (trong đó chủ yếu là báo in) Vì vậy, đề tài chỉ nghiên cứu một cách tổng thể nhu cầu của sinh viên với các loại hình báo chí, chưa phải là nghiên cứu sâu về cách thức tiếp nhận thông tin (chủ yếu thông qua mạng Internet)
Nguyễn Văn Dững (2003), Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên khu vực Hà Nội (nghiên cứu một số trường Đại học, cao đẳng ở Hà Nội), Đề tài khoa học cấp Bộ Trên cơ sở nghiên cứu, mô tả, phân tích thực trạng, tiến tới tìm kiếm các giải pháp kiến nghị cải thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên, từ đó định hướng nhu cầu và tăng tính hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí của nhóm công chúng này nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên – nguồn lực lao động tri thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng hiện nay (khảo sát công chúng tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn,
Hà Nội Luận văn nghiên cứu thực trạng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Nghệ An hiện nay và sự đáp ứng nhu cầu công chúng của các cơ quan truyền thông đại chúng, từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thông tin của báo chí nói chung, báo chí Nghệ An nói riêng
Trần Đại Lượng (2015), Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ thông tin thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên, từ đó đề xuất mô hình và các giải pháp phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam
Trang 5Hồ Thị Thương Huyền, Trương Thị Hồng Quyên, Nguyễn Thị Thu Phương (2020), Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên
số hóa của Trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook, Hội thảo khoa học “Phát triển mô hình trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam” Bài viết chỉ ra, trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vai trò của truyền thông đối với việc tiếp cận nguồn lực thư viện của sinh viên ngày càng phải được chú trọng Trên cơ sở đó, bài viết phân tích vai trò của hoạt động truyền thông trong công tác tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số của Trung tâm Thông tin – Thư viện thông qua mạng xã hội Facebook
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Trần Hữu Quang (1998), Truyền thông đại chúng và công chúng- trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ xã hội học; Trần Bá Dung (2007), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí, Luận án tiến sỹ xã hội học Đây là hai công trình mang tính đại diện về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hay tác giả Bành Tường Chân (1999), Nhu cầu đọc báo của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ; Lý Hoàng Ngân (2000), Sinh viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện
tử, Luận văn thạc sĩ Báo chí – Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm công chúng ở một số địa phương tiêu biểu
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đều là cơ sở để người viết tham khảo và soi chiếu vào khóa luận của mình, cũng như có thể học hỏi các thao tác, kỹ năng nghiên cứu, phân tích để hỗ trợ cho khóa luận của mình thêm đầy đủ, toàn diện hơn khi có sự so sánh đối chiếu từ các nguồn khác nhau Như vậy, có thể thấy đề tài nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, cách thức tiếp cận thông tin của công chúng nói chung, sinh viên nói riêng đã không còn xa lạ Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông ở các trường Đại học, mà chủ đạo là sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin
Trang 6của trường Đại học Công đoàn hiện nay” là vô cùng cần thiết, có giá trị khoa học cao và không trùng lắp với các công trình đi trước
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu “Nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn hiện nay” sẽ hệ thống hóa, cung cấp một số khái niệm, lý thuyết và lý luận về cách thức, nhu cầu tiếp nhận các dạng thông tin của sinh viên trên các nền tảng truyền thông đại chúng hiện nay, cũng như đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả, tăng khả năng thông tin tiếp cận được với sinh viên
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua những nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thực trạng cách thức, nhu cầu sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn hiện nay và sự đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên của Nhà trường, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thông tin truyền thông của Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng trường Đại học Công Đoàn nói riêng, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: (1) Phân tích nhu cầu và cách thức tiếp nhận thông tin của sinh viên; (2) Làm rõ một số yếu tố tác động đến việc tiếp nhận thông tin về trường của sinh viên; (3) Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng và đáp ứng nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin, từ đó góp phần giúp cho Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng nói riêng, Ban giám hiệu nhà trường và các nhà hoạch định chính sách định hướng xây dựng các chuyên mục, các chương trình đa dạng với những nội dung phong phú, cụ thể, thiết thực, hình thức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên, Ban giám hiệu, giảng viên và người lao động nhà trường
Trang 7- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2022
+ Phạm vi không gian: Tại trường Đại học Công Đoàn
+ Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng cách thức, nhu cầu sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn hiện nay và sự đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên của Nhà trường, từ đó đề
ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thông tin truyền thông của Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng trường Đại học Công Đoàn nói riêng, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung
6 Câu hỏi nghiên cứu
- Các đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên trường Đại học Công Đoàn hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến việc tiếp nhận thông tin về trường của sinh viên trường Đại học Công đoàn hiện nay?
- Giải pháp nào có thể cải thiện cách thức và nhu cầu tiếp nhận thông tin về trường của sinh viên trường Đại học Công đoàn?
7 Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên trường Đại học Công Đoàn chiếm tỷ lệ cao liên quan đến các hoạt động của trường, tình hình học tập của sinh viên và qua Website, Fanpage và các trang Facebook liên quan đến Nhà trường
Các đặc điểm nhân khẩu học như kết quả học tập và sự hỗ trợ của các phòng, ban, trung tâm của trường Đại học Công Đoàn có ảnh hưởng nhiều nhất đến cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin
- Cần thực hiện các giải pháp như: đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban trong Nhà trường để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thông tin truyền thông của Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng trường Đại học Công Đoàn nói riêng, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Trang 8Đề tài nghiên cứu khoa học này dựa trên quan điểm của lý thuyết truyền thông đại chúng, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý và lý thuyết nhu cầu, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí làm cơ sở nghiên cứu, bởi đây là phương pháp luận phù hợp ứng dụng vào nghiên cứu các vấn đề của đời sống xã hội, và nó có thể giúp cho nhà khoa học nghiên cứu thực tại một cách khách quan
Những hiệu quả mà phương pháp này mang lại cho đề tài là giúp người nghiên cứu phản ánh được vấn đề xã hội cần nghiên cứu và xem xét
nó đúng với những gì nó đang tồn tại trong cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn Chính vì vậy tôi đã đặt đề tài nghiên cứu “Nhu cầu, cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Chính vì mong muốn nghiên cứu đi đến sự chính xác nhất có thể về thực trạng cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn, mà đề tài của tôi chọn phương pháp luận của lý thuyết truyền thông đại chúng, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý và lý thuyết nhu cầu làm cơ sở nghiên cứu 8.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp trưng cầu ý kiến là để thu thập thông tin
sơ cấp phục vụ mục đích nghiên cứu Khóa luận tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến với 03 nội dung chính:
- Các đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên trường Đại học Công Đoàn hiện nay
- Những yếu tố tác động đến việc tiếp nhận thông tin về trường của sinh viên trường Đại học Công đoàn hiện nay
- Giải pháp cải thiện cách thức và nhu cầu tiếp nhận thông tin về trường của sinh viên trường Đại học Công đoàn
Chọn mẫu trong nghiên cứu:
+ Xác định kích thước và dung lượng mẫu
Để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin thu được cỡ mẫu lựa chọn phải đủ lớn Khi đó phân phối của trung bình mẫu sẽ gần với phân phối chuẩn
Trang 9Trên cơ sở danh sách tổng thể số lượng giảng viên và sinh viên của trường Đại học Công Đoàn, nên để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu được cách chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu theo phân tầng
Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân tầng với công thức tổng quát: Công thức tổng quát được áp dụng cho nghiên cứu là
Nt * pq2
N + t * pqɛ2 2
Trong khóa luận này, tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau:
Yêu cầu đô Œ tin câ Œy là 95.0% [tra trong Bảng giá trị của hê Œ số tin câ Œy t được tính s•n theo hàm φ của Lia pu nốp thì giá trị t=1.96]t,
Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 7% ( = 0.07)ɛ
Với giả định tỷ lệ 50% sinh viên và giảng viên đánh giá cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin tốt và 50% sinh viên và giảng viên đánh giá cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin không tốt (xấu)
Do p+q=1, do đó tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 => p.q =0,25 => thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n)
Như vậy khóa luận sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 194 người để khảo sát Trong quá trình khảo sát, tác giả đã lấy mẫu số là 194 đơn vị mẫu, tương ứng với 194 sinh viên và giảng viên (được chia đều cho các khoa) trường Đại học Công Đoàn
+ Cách lấy mẫu
Đề tài lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, tác giả trực tiếp đến trường Đại học Công Đoàn để khảo sát và gửi qua google drive, facebook, zalo cá nhân để thu thập thông tin
+ Mô tả cơ cấu mẫu
Đề tài đã thực hiện điều tra 194 sinh viên và giảng viên các khoa trường Đại học Công Đoàn
Nguồn số liệu sử dụng dựa trên bộ câu hỏi thiết kế s•n để thu thập thông tin và phỏng vấn sinh viên và giảng viên (bằng cách hỏi trực tiếp
Trang 10bằng phiếu trưng cầu ý kiến, qua email, google drive, facebook, zalo…) và được xử lý dựa trên phần mềm SPSS 20.0
8.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng các tài liệu, văn bản về báo chí, truyền thông đại chúng… qua các năm cùng các số liệu thống kê kết quả đạt được Đồng thời tìm hiểu, phân tích tài liệu từ các nghiên cứu liên quan đến đề tài, các nguồn liên quan từ báo chí, báo mạng điện tử liên quan đến cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin
8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn 05 người, trong đó có 01 Phụ trách Trung tâm truyền thông và quan hệ công chúng;
01 giảng viên và 03 sinh viên đang học tại trường Đại học Công Đoàn với mục đích tìm hiểu sâu hơn về cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin của trường Đại học Công Đoàn
8.5 Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát việc thực hiện các đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu cách thức sinh viên tiếp nhận thông tin, quan sát biểu hiện thái độ, lời nói, hành vi của sinh viên đối với việc tiếp nhận thông tin từ Website, Fanpage, Facebook… của trường Đại học Công Đoàn Phương pháp quan sát này góp phần bổ trợ và làm minh chứng cho các thông tin thu thập được Đồng thời qua đó để bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu
9 Khung lý thuyết