1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao công tác bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

55 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA DO THỊ

NANG CAO CONG TAC BAO HIEM THAT NGHIEP TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Ho va tén sinh vién : Nguyễn Thị Như Quỳnh

Lớp : Kinh té và Quản lý Đô thị 60 Mã sinh viên : 11184259

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Kim Hoàng

Hà Nội, tháng 04 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Kết cấu của đề tài

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE BẢO HIEM THAT

1.1 Thất nghiệp ở đô thị

1.1.1 Khái niệm về Thất nghiệp

1.1.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở đô thị

1.1.3 Phân loại Thất nghiệp

1.1.4 Tác động của Thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2 Thực trạng công tac BHTN trên địa bàn Hà Nội

2.2.1 Những quy định pháp lý về BHTN 2.2.3 Tình hình chỉ BHTN

2.2.4 Tình hình giới thiệu việc làm cho NLĐ được hưởng BHTN

2.3 Đánh giá thực tế triển khai BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 3

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về BHTN 43

3.2.2 Giải pháp về phát triển nhân lực về BHTN 45

3.2.3 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác BHTN 46

KET LUẬN 47

TAI LIEU THAM KHAO 48

DANH MUC TU VIET TAT

NGHIA DAY DU

TIENG ANH TIENG VIET

BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế

CNTT Công nghệ thông tin

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Regional Domestic

os | no | International Labour Tổ chức Lao động Quốc tếOrganization

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

Trang 4

Tình hình bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng của Hà Nội năm 2020

LOI CAM ON

Trang 5

Đề tài “Nông cao công tác Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành pho

Hà Nói” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản

thân cũng như sự giúp đỡ, chỉ dẫn và khích lệ của thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các anh chị tại phòng Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ Giới thiệu Việc làm Hà Nội dé tôi có thé hoàn thiện được Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị Qua trang viết này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề

thực tập này.

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn Kim Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, trực tiếp chỉ bảo và cung cấp những định hướng, những tài liệu tham khảo cần thiết trong suốt quá trình thực hiện đề tài Trong thời gian làm việc với thầy, tôi không chỉ

tiếp thu được nhiều kiến thức bé ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái

độ nghiên cứu nghiêm túc từ thay - đây là nền tang cho tương lai của tôi.

Tiếp theo, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân và ban lãnh đạo khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã tạo điều kiện cho tôi

hoàn thành chuyên đề này.

Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị hướng dẫn tại phòng Bảo hiểm thất nghiệp

thuộc Trung tâm Dịch vụ Giới thiệu Việc làm Hà Nội đã định hướng cũng như

cung cấp những số liệu và thông tin quan trọng dé bài chuyên đề được hoàn thành Trong suốt thời gian thực hiện chuyên dé tốt nghiệp tôi đã cố găng hết sức mình nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy

cô dé bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Như Quỳnh

LỜI CAM ĐOAN

Trang 6

Tôi xin cam đoan nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp về “Nang cao công tác

Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” là do bản thân thực hiện

trong quá trình thực tập và nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong

bài đều được thực hiện tại phòng Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ

Giới thiệu Việc làm Hà nội và không sao chép từ nguồn nao khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Vào thế kỉ XIX, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được ra đời mới mục đích bảo vệ cho NLD bị thất nghiệp khỏi tinh trạng thiếu thốn sau khi mắt việc làm Từ

lúc mới hình thành 6 một vài quốc gia ở Châu Âu như Thuy Điền, Italia, Đức đến nay, loại hình bảo hiểm này đã được triển khai ở nhiều vùng quốc gia và lãnh thổ, từ các nước phát triển đến các nước kém phát triển đều đã xuất hiện BHTN với những quy định về luật pháp rõ ràng, chặt chẽ BHTN không chi có ý nghĩa to lớn đối với NLD mà còn tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của những quốc gia

sử dụng, áp dụng nó.

Từ khi Việt Nam chuyên từ cơ chế cạnh tranh Sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều chuyên biến tích cực Tuy nhiên, điểm hạn chế của cơ

chế này cũng được thê hiện khá rõ thông qua tình trạng thất nghiệp Điều đó đòi hỏi nhà nước phải giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, tạo điều kiện giúp NLD tham gia vào thị trường lao động họ có cơ họ mới về việc làm Ngày

01/01/2009, nước ta chính thức cho thi hành Luật BHTN và đến ngày 01/01/2010 chính sách này mới thực sự đi vào triển khai Việc đưa BHTN vào triển khai tại

Việt Nam thể hiện một bước tiến mới của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và trong nỗ lực đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, phát triển nền kinh tế xã hội của nước ta nói chung Đặc biệt sự hình thành này là vô cùng cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức khi nhiều doanh nghiệp gặp khủng hoảng tài chính dẫn đến phá sản, hàng nghìn NLD trở nên thất nghiệp, nhu cầu về việc làm dé đảm bảo đời sống của NLD cao hơn bao giờ hết.

Trong những vừa năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ké và cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chính sách đối với người thất nghiệp Đề việc thực hiện chính sách về BHTN đạt hiệu quả, các cơ quan hữu quan thiết lập các chính sách hay pháp lệnh về BHTN, tạo hành lang pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện một cách quy củ, đầy đủ trong quá trình tổ chức thực hiện Với mong muốn nghiên cứu rõ hơn về những chính sách, quy định trong công tác BHTN tai Hà Nội cũng như tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế mà ngành BHTN đang vướng mắc từ đó đề xuất giải pháp chính là lý do dé em lựa chọn dé tai “Nâng cao công tác BHTN trên địa bàn thành phó Hà Nội”

làm chủ đề nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng đến các mục đích nghiên cứu cơ bản:

Trang 8

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản, cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến thất nghiệp và BHTN.

Thứ hai, đánh giá hiệu quả quá trình triển khai BHTN ở Hà Nội cũng như những tổn tại và nguyên nhân

Thứ ba, kiến nghị những định hướng, đưa ra những giải pháp thiết thực dé

khắc phục những hạn chế còn ton tại qua đó thực hiện hiệu quả hơn chế độ BHTN

ở Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi sâu vào tìm hiểu cụ thể những cơ sở lý luận chung về vấn đề thất nghiệp và việc triển khai chế độ BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội Qua đó đưa ra những giải pháp cụ thé để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế độ BHTN trên

địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 4 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm ba phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHTN

Chương 2: Thực trạng triển khai BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác BHTN trên địa bàn Hà Nội

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

VE BẢO HIẾM THAT NGHIỆP 1.1 Thất nghiệp ở đô thị

1.1.1 Khái niệm về Thất nghiệp

J.M Keynes được coi nhà “người bảo hộ thất nghiệp” bởi ông là một trong số ít những nhà kinh tế học nồi tiếng nghiên cứu thành công về đề tài thất nghiệp đầu tiên Ông cho rằng: “Vấn đề thất nghiệp không phải là hiện tượng độc lập của nền kinh tế mà đó là kết quả của các quy luật nhất định dé đạt được sự cân bằng của hệ thống kinh tế” Theo ông, “nạn thất nghiệp tồn tại dưới dạng bắt buộc mà trong đó tổng cung về lao động của những NLD muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có”.

Samuelson - một trong số khác các nhà kinh tế nổi tiếng đã đưa ra lý luận riêng của mình về van đề thất nghiệp: “Đó là hiện tượng người có năng lực lao

động không có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất Và trong nên kinh tế thi trường, luôn luôn tồn tại một bộ phan NLD bị that nghiép Ty

lệ that nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào kha năng giải quyết việc làm của Chính Phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối với giới chủ”.

Tại Điều 20 Công ước số 102 (1952) của tô chức lao động Quốc tế (ILO)

về Quy phạm tối thiêu về an toàn xã hội định nghĩa: “Thất nghiệp là sự ngừng thu

nhập do không có khả năng tìm được một công việc làm thích hợp trong trường

hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sảng làm việc”, theo định nghĩa này dé xac dinh tinh trang that nghiép cần hai điều kiện “có khả năng làm việc” và “sẵn sàng làm việc”; sau đó Công ước số 168 (1988) bổ sung thêm vào định nghĩa này khái niệm “tích cực tìm kiếm việc làm”.

Một định nghĩa khác được đưa ra trong hội nghị Quốc tế về thống kê lao động lần thứ XIII tại Genéve năm 1982 như sau: “Thất nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuôi quy định trong thời gian điều tra có kha năng làm việc, không có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm”.

Ở Pháp, khái niệm này lại khá đơn giản là: “Thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc, đang di tìm việc làm”.

Tại Thái Lan, “thất nghiệp” được khăng định là: “Thất nghiệp là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.

Còn tại Trung Quốc người ta cho rằng: “Thất nghiệp là người trong tuôi lao

động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm đang di tìm việc làm,

đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”.

Trang 10

Các định nghĩa trên tuy có đôi chút khác nhau về phạm vi, mức độ, giới han do đặc điểm điều kiện về kinh tế xã hội mỗi nước khác nhau nhưng đều thong nhat chung ở 3 điểm đặc trưng phải có ở người that nghiệp đó là: (1) Người có khả năng

lao động; (2) đang trong tình trạng không có việc làm; và (3) đang tìm công việccho bản thân.

Tại Việt Nam, thất nghiệp chỉ mới nảy sinh do sự chuyên đôi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, các văn bản quy định về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp cơ bản đã được hình thành và triển khai, nhưng những công trình nghiên cứu nhất định về thất nghiệp thì chưa thực sự sâu sát Những nghiên cứu bước đầu khăng định thất nghiệp là những người không có việc làm,

đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Định nghĩa về thất nghiệp ở Việt Nam được đưa ra như sau: “That nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cau việc làm,

đang không có việc làm).

1.1.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở đô thị

Thất nghiệp xuất hiện như một lẽ tat yéu của nền kinh tế và cũng do nhiều

nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra Thất nghiệp có thể diễn ra ở mọi nền

kinh tế, mọi điều kiện kinh tế, và vì vậy, thất nghiệp ở đô thị là điều không thê tránh khỏi Tuy nhiên có 3 nguyên nhân chính khiến cho diễn ra thất nghiệp ở đô thị mà các nhà chính sách cần lưu ý, đó là:

Thứ nhất, do sự thay đôi của chu kỳ sản xuất kinh doanh

Chu kỳ kinh tế theo 3 giai đoạn: suy thoái - phục hồi - hưng thịnh Theo chu kỳ phát triển kinh tế (suy thoái, phục hồi và hưng thịnh) Trong thời kỳ hưng thịnh, toàn bộ nguồn nhân lực được tập trung trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ do đó cau lao động tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết Ngược lại trong thời kỳ suy thoái sản xuất bị đình trệ khiến cho cầu lao động giảm, không những không làm tăng thêm nguồn lao động mà còn bị dư thừa lao động (do quá trình đào thải) gây ra hiện tượng thất nghiệp trên diện rộng Các chuyên gia kinh tế tính toán, thất nghiệp sẽ tăng lên 2% nếu như năng suất sẽ giảm 1% so với khả năng.

Thứ hai, do sự tiễn bộ của khoa học kỹ thuật

Tự động hóa là một bước tiễn trong sự nghiệp khoa học kỹ thuật giúp làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, năng suất lao động tăng Khi chi phi được giảm, doanh nghiệp có kha năng dé đầu tư vào chất lượng sản phẩm dé sản phẩm

được tốt hơn khi đến tay người tiêu dùng và với giá thành rẻ hơn Chất lượng tốt

cùng với giá thành rẻ hơn là những điểm cộng làm khả năng cạnh tranh của sản

4

Trang 11

phẩm vượt trội hơn các sản phẩm khác Chính vì vậy, các nhà sản xuất luôn nỗ lực tìm cách tối ưu và phát triển công nghệ, sử dụng những dây truyền tự động tân tiến vào sản xuất, thiết bị máy móc được sử dụng nhiều hơn thay thế cho lao động thủ công Tuy nhiên, khi máy móc dan thay thé người lao động thì số lao động này bị dư thừa và do đó, thất nghiệp gia tăng.

Thứ ba, do áp lực về dân số gia tăng dân số và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao

Đây là áp lực lớn mà các cơ quan chính quyền phải tìm cách giải quyết tại đô thị Ở nước đang phát triển như Việt Nam hay các nước kém phát triển có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ đồi dao, nhân lực của chúng ta trong sản xuất là không thiếu song vì hạn chế tiềm lực về kinh tế, đặc điểm chung các quốc gia này là không sử dụng được triệt để chính nguồn nhân lực của mình, gây lãng phí hay chảy máu chất xám, không thé nâng cao đào tạo dé phát triển kinh tế được.

1.1.3 Phân loại Thất nghiệp

Dé phân loại thất nghiệp, người ta có thé sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau

ví dụ như phân loại theo độ tuổi, giới tính, khu vực, Các nhà chính sách cần

phải phân chia một cách rõ ràng dé hiểu rõ về từng loại thất nghiệp, trên cơ sở đó

mới có thê đưa ra các chính sách phù hợp đề giải quyết tình trạng thất nghiệp a, Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp.

Mỗi người đều có những đặc điểm riêng của mình dé phân biệt với những

người khác Người thất nghiệp cũng có những đặc trưng riêng với những mức độ ảnh hưởng đến kinh tế khác nhau Nhìn chung, sẽ có 5 đặc trưng chính dé phan loại thất nghiệp đó là:

Thất nghiệp theo giới tính: Người thất nghiệp là nam hay nữ Ở mối giới sẽ có sự đánh giá khác nhau về tình trạng thất nghiệp Theo nghiên cứu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nam nhiều hơn nữ giới nhưng cũng vì vậy mà tỷ lệ nam giới thất nghiệp lại cao hơn nữ giới.

That nghiệp theo lứa tuôi: Từ độ tuổi chính thức tham gia lực lượng đến khi NLD nghỉ hưu, ở bat cứ độ tuổi nào cũng có thể diễn ra tình trạng thất nghiệp Vì vậy, việc phân chia thất nghiệp theo lứa tuổi sẽ đem đến cái nhìn tổng quan cho các nhà chính sách về độ tuổi thường xảy ra tình trạng thất nghiệp dé tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp khắc phục vấn đề đó.

Thất nghiệp theo vùng, lãnh thd: Theo các nghiên cứu, khu vực có lực lượng

lao động càng cao càng dé xảy ra tình trạng thất nghiệp do đòi hỏi càng cao của xã

hội khu vực đó Thất nghiệp ở vùng núi, vùng biển, vùng hải đảo, vùng khó khăn

Trang 12

thường rất ít mà hầu hết tập trung tại các đô thị, những trung tâm văn hóa chính trị

Thất nghiệp theo ngành nghề: Có những ngành nghề đặc trưng đòi hỏi rat ít lao động hoặc chỉ cần lao động trình độ không cao, nhưng cũng có những ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn sâu, kỹ năng tay nghề cao hoặc

có những ngành nghề chỉ theo mùa, theo vụ, theo điều kiện tự nhiên do đó tình trang thất nghiệp ở những ngành nghề khác nhau cũng diễn biến khác nhau.

Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia vẫn còn tư tưởng phân biệt chủng tộc, đặc biệt là ở một vải quốc gia 0 Châu Mỹ và Châu Âu Những người da đen thường phải làm những công việc nặng nhọc, vat vả trong khi người da trắng được làm trong điều kiện, môi trường tốt dẫn đến sự bất bình đăng trong nghề nghiệp.

b, Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp.

Trong định nghĩa về thất nghiệp, không có sự phân biệt về thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện Nói cách khác khi phân loại thất nghiệp cần phải phân

biệt NLD chủ động xin thôi việc hay NLD bị động, bắt buộc phải nghỉ việc Trong

điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, NLD sẽ được trả tiền công ở những

mức độ khác nhau tùy thuộc vào nhóm, ngành, công ty hay công việc mà NLD

đang làm việc NLD có thé quyết định việc đi làm hay nghỉ việc của mình nên

NLD sẽ có sự cân nhắc về mức lương, về môi trường làm việc, về đồng nghiệp dé

đưa ra sự lựa chọn nơi làm việc của mình Do đó dẫn đến 2 tình trạng:

Thất nghiệp tự nguyện: “Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nao đó NLD không muốn làm việc hoặc vi lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con ) Thất nghiệp loại này thường là tạm thời” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ

Thất nghiệp không tự nguyện là: “Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó NLD chấp nhận nhưng van không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động): “là hiện tượng xuất hiện khi NLD được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường NLD sẵn sàng làm việc Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian

lao động” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

Trang 13

c, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp.

Có 4 loại nguồn gốc dẫn đến hiện tượng thất nghiệp Tìm hiểu rõ nguồn gốc

này có ý nghĩa nghiên cứu to lớn lý giải về hiện tượng thất nghiệp qua đó các nhà chính sách có điều kiện dé giải quyết triệt dé những van đề tôn đọng.

Thất nghiệp tam thời: “Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không

ngung cua NLD giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác

nhau của cuộc sống Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có

sự chuyên động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc di chuyền chỗ ở từ nơi này sang nơi khác; phụ nữ có thé quay lại lực lượng lao động

sau khi sinh con.” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

Thất nghiệp có tính cơ cấu: “Xay ra khi có sự mắt cân đối giữa cung và cầu lao động (giữa các ngành nghé, khu vực ) Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đôi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải Chính vì vậy, thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp công nghệ Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy ra Khi sự biến động này là mạnh và kéo đài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyên sang thất nghiệp dài hạn” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

Thất nghiệp do cầu kéo: “Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tinh trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp moi noi, mọi ngành nghề.” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

Thất nghiệp do yếu tô ngoài thị trường: “Loại thất nghiệp này còn được gọi theo lý thuyết cô điển Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều nhiều quốc gia (Chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiêu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động), dẫn đến một bộ phận mắt việc làm hoặc khó tìm việc làm” (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Vĩ mô)

1.1.4 Tác động của Thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội đã tồn tại qua nhiều giai đoạn của kinh tế, qua nhiều nền văn hóa xã hội nhưng đặc biệt, nó là vấn đề mau chốt của kinh tế - xã hội ngày nay Thất nghiệp trong mối quan hệ với phát triển kinh tế

7

Trang 14

có tác động qua lại với nhau trong đó có những mối quan hệ vừa nhân quả sâu sắc.

Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt

của đời sống kinh tế xã hội.

a Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tức là khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì GDP sẽ thấp và ngược lại Điều này có thể được nói như sau: Thất nghiệp dẫn đến hoạt động sản xuất ít hơn, lực lượng

lao động không được sử dụng gây lãng phí nguồn nhân lực, bỏ qua khả năng nâng

cao sản phẩm va dich vụ Do đó làm sản xuất theo quy mô bị giảm tính hiệu quả Thất nghiệp khiến cho các nhu cầu trong cuộc sống cũng giảm Hàng hóa, sản

phẩm và dịch vụ được sản xuất ra thì không có người tiêu dùng, hoạt động trao đôi

hàng hóa dịch vụ theo đó cũng ít hơn Cầu giảm, sản lượng giảm thì giá cả cũng giảm theo và chất lượng sản phẩm cũng ít được dam bảo hon Và khi nhu cầu tiêu dùng giảm đi, cơ hội đầu tư cũng sẽ ít hơn Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế.

That nghiệp và lam phát là hai hiện tượng kinh tế vĩ mô cần được chú trọng hàng đầu vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với cuộc sống con người và sự cân bằng của nền kinh tế thị trường Mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và thất nghiệp được thé hiện trên đồ thị đường Phillips dốc xuống được chứng minh bởi nhà kinh tế học A.W.Phillips Tuy nhiên về mặt lâu dài, đường Phillips có dạng thắng đứng thể hiện trong dài hạn, thất nghiệp luôn ở trạng thái tự nhiên

cho dù mức lạm phát có liên tục tăng Như vậy, không có sự đánh đôi giữa thất

nghiệp với lạm phát trong dài hạn mà thất nghiệp sẽ là một đường thăng đứng Phát hiện này đã chia đường Phillips thành hai dang là “Duong cong Phillips ngắn

hạn” và “Đường cong Phillips dài hạn”.

b Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của NLĐ

Thất nghiệp có tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập và cả đời sống của NLD Nguồn thu nhập của LCD sẽ bi mat theo khi NLD bị mất việc làm hay thất nghiệp Như vậy, cuộc sống của bản thân NLD va gia đình của họ sẽ gặp van dé khi không có thu nhập dé chi trả cho cuộc sống Và như vậy khả năng chuyền đổi nghề nghiệp hay nâng cao tay nghé dé tìm kiếm công việc tốt hơn cũng trở nên

khó khăn, việc quay lại thị trường lao động làm việc không dễ dàng; con cái họ sẽ

không có điều kiện day đủ dé đến trường; thiếu kinh tế dé bồi dưỡng, chăm sóc y

tế khiến sức khỏe NLD sẽ giảm sút Như vậy, tình trạng thất nghiệp lâu dai hay

không có thu nhập có thé khiến NLD gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, dẫn

đến chán nản với xã hội và có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

8

Trang 15

c Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn xã hội

Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự bất 6n xã hội; các hiện tượng xã hội tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hut, mại dam,

cũng phát sinh nhiều hơn Thất nghiệp gia tăng sẽ khiến cho NLĐ không còn tin tưởng đối với nhà cầm quyên Từ đó, có thé làm mất cân bằng xã hội, nghiêm trọng hon sẽ làm bat ôn về kinh tế - chính trị.

Thất nghiệp mang đến những ảnh hưởng, ton thất nghiêm trọng đến con người và xã hội như vậy nhưng đề một xã hội không còn thất nghiệp là điều không thưởng Vẫn luôn tồn tại một trạng thái thất nghiệp tự nhiên dé cân bằng nền kinh tế Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp gia tăng có thể được giải quyết nhưng không thể trong “một sớm, một chiều”, không thé chỉ bang một biện pháp hay một chính sách

là có thé giải quyết mà phải là sự huy động cả một bộ máy với hệ thống nguyên tắc đồng bộ, các quy định chặt chẽ và phải luôn được nghiêm túc thực hiện xuyên suốt Trong những giải pháp được đưa ra dé khắc phục tinh trạng thất nghiệp, BHTN xuất hiện đóng vai trò quan trọng dé làm giảm thất nghiệp.

1.2 BHTN ở đô thị

1.2.1 Khái niệm

BHTN “là quá trình tổ chức va sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quỹ BHTN

-được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (NLĐ, người sử dụng lao

động và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo 6n định đời sông cho NLD và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm BHTN không những là sự đóng góp chung rủi ro mat việc làm cùng tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ đó hỗ trợ tài chính cho một bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp; mà còn

là sự góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với nhau”.

1.2.2 Sự ra đời và phát triển của BHTN

BHTN được xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX ở Châu Âu dưới những hình thức sơ khai và chưa phải là do chính quyền quốc gia tổ chức.

Từ cuối thé ky XIX, BHTN đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của quỹ công đoàn Dan dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ dé 6n định đội ngũ công nhân lành nghề đã thành lập Quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời Số người được nhận các quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời chỉ đóng khung trong doanh nghiệp Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành

lập quỹ BHTN với phương thức tự nguyện Với phương thức này, quỹ BHTN chỉ

thu hút được những NLĐ trong phạm vi thành phố đó Trên thực tế, đa số người

đóng cho quỹ là những người có việc làm không ôn định, người có thu nhập thấp

mới tham gia, dẫn đến quỹ thu không đủ dé chi Ở những thành phố mà chính

9

Trang 16

quyền không đứng ra thành lập quỹ BHTN thì chính quyền tài trợ cho các quỹ bảo hiểm tư nhân, quỹ công đoàn dé tăng thêm mức trợ cấp thất nghiệp va dam bảo

cho quỹ được an toàn Đề làm giảm được hiện tượng trên và muốn duy trì, phát

triển quỹ BHTN dé bảo vệ NLD thì đòi hỏi khách quan là phải mở rộng BHTN ở phạm vi quốc gia.

Chính phủ một số quốc gia bắt tay vào tổ chức, hình thành quỹ BHTN

Vào năm 1883, quỹ BHTN do chính quyền tô chức đầu tiên đã xuất hiện ở Bern (Thụy Sĩ) nhằm bảo vệ cho tất cả công nhân, không phân biệt là thành viên

công đoàn hay không Trong khi Thuy Si cho ra đời quỹ BHTN thì ở Bi và Pháp,

Chính quyền chủ trương viện trợ cho các quỹ công đoàn và giới chủ dé hỗ trợ cho những NLÐ bị mất việc.

Luật hóa việc tổ chức BHTN ở một số nước Châu Âu

Vào những năm đầu của thé kỷ XX, có 11 nước đã đưa ra hệ thống pháp luật về BHTN Sớm nhất phải kể đến hai nước ở Châu Au đó là Nauy va Dan Mạch Hai nước này đã đưa ra Đạo luật quốc gia về BHTN tự nguyện trong đó có

sự đóng góp về mặt tài chính của Nhà nước lần lượt vào các năm 1900 và 1910.

Năm 1911, BHTN bắt buộc đầu tiên của nước Anh được ban hành, tiếp sau

đó là Italia - năm 1919 - cũng thực hiện theo hình thức này.

Ngoài ra, các nước Hà Lan, Tây Ban Nha, Bi, Áo, Công hòa liên bang Đức,

Nam Tư cũng tiếp nối với chủ trương bắt đầu băng viện trợ của Nhà nước cho các quỹ BHTN tự nguyện.

Nhân rộng việc thực hiện BHTN trên toàn thé giới.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làn sóng thất nghiệp đã thúc đây sự ra đời BHTN của một số quốc gia Trong những năm 30, nạn thất nghiệp đã tới mức trầm trọng khiến cho các quốc gia phải quan tâm đến người thất nghiệp một cách có tô chức và hệ thống hơn do hậu quả nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thé giới (1929 - 1933) Từ năm 1934, có thêm một số nước ở Bắc Mỹ và Châu Âu tiếp tục đưa ra các Đạo luật khác về bảo hiểm (Mỹ năm 1935, Canada năm 1939) thiết lập chế độ BHTN bắt buộc Ngoài ra còn có Thụy Điền và Tân Tây Lan thiết

lập chế độ BHTN tự nguyện.

Những năm đầu của thập kỷ 40, bốn nước Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Australia và Hy Lạp cũng đã ban hành trợ cấp thất nghiệp áp dụng chế độ bắt buộc.

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, khi có công ước số 102 được ban hành vào

năm 1952 cua ILO, hàng loạt các quốc gia đã thực hiện chế độ BHTN và tiến hành

việc trợ cấp thất nghiệp.

10

Trang 17

Năm 1955, thế giới đã có 29 nước triển khai chính sách BHTN, trong số đó

có 7 quốc gia: Tiệp Khắc (cũ), Liên Xô (cũ), Ba Lan, Ireland, Iran, mặc dù đã

đưa ra các pháp luật và chính sách về BHTN nhưng không áp dụng hoặc áp dụng một thời gian rồi bỏ Trong đó Ba Lan bỏ BHTN vì Nhà nước cho rằng họ đã đạt được sự toàn dụng nhân công không còn tình trạng thất nghiệp; 15 nước thực hiện BHTN bắt buộc (trong đó riêng Thụy Sỹ có 23 bang thiết lập BHTN bắt buộc, còn 2 bang thiết lập BHTN tự nguyện); 3 nước (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điền) thực hiện BHTN tự nguyện; 4 nước (Pháp, Luxembourg, Tay Ban Nha, Australia) thiết

lập chế độ trợ cấp bảo hiểm mắt việc làm do Nhà nước tai trợ hoàn toàn.

Đến năm 1989 có thêm 8 nước thực hiện BHTN, đưa tổng số các nước trên thế giới thực hiện BHTN lên 37 nước, chủ yếu là các nước có nền kinh tế thị trường Trong số 37 nước nói trên, có gần 30 nước có chế độ BHTN bắt buộc Tùy theo mỗi nước, việc chi trả trợ cấp được tiến hành trong thời gian xác định từ 6 tháng đến 2 năm Tuy nhiên, khi người thất nghiệp hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa có việc làm có thể hưởng chế độ trợ cấp từ xã hội.

BHTN triển khai phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nhưng trong hai thập kỷ gần đây, BHTN cũng được áp dụng ở một số nước đang

phát triển do nhu cầu của công cuộc cải cách như các nước Trung Quốc, Nhật Bản,

Han Quốc,

Ở Việt Nam

Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và sự chuyên biến kinh tế thị trường đang có sự tác động sâu sắc đến nền kinh tế cả nước, nhất là khu vực công nghiệp; thương mại mà các doanh nghiệp sản xuất — kinh doanh chiếm đa phần tỷ

trọng tăng trưởng Tuy nhiên, song song với những tác động tích cực của hội nhập

kinh tế quốc tế, trong giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đang đem lại những tác động xấu đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là hiện tượng thất nghiệp của NLĐ Mỗi năm có đến hàng triệu người bắt đầu vào độ tuôi lao động, tuy nhiên nền kinh tế còn nhiều hạn chế đã không thu hút được nhiều lao động Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thé giới (WTO), việc kiếm được một công việc ôn định suốt đời trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho NLĐ trong quá trình hội nhập quốc tế song nó cũng sẽ mang đến nhiều thách thức không nhỏ cho các cơ quan chuyên trách khi tình trạng giải thể, phá sản ngày càng nhiều của các doanh nghiệp của Việt Nam và năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn

11

Trang 18

thấp, không đủ sức dé đánh bại các doanh nghiệp nước ngoài, việc giải quyết van đề việc làm cho NLD càng trở nên khó khăn.

Năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đã có khá nhiều đơn vị gặp các

vấn đề về tài chính, đình đốn sản xuất, rất nhiều NLĐ thiếu viéc, mat viéc Trong

năm 2020 tinh trạng này còn tiếp tục với quy mô va mức độ trầm trong hơn, có nhiều lao động bị mất việc làm khiến không có nguồn thu nhập, đời sống kinh tế

bị ảnh hưởng, vấn dé an sinh xã hội mat cân bằng.

Với tình trạng mất việc, thiếu việc làm của NLĐ, để đảm bảo an sinh xã

hội, đảm bảo đời sống cho NLD, hỗ trợ cho NLD trong học nghề, tìm kiếm việc

làm, sớm dua NLD trở lại với công việc, giảm gánh nặng cho xã hội, cho nhà nước,

doanh nghiệp, gia đình và bản thân NLD thì chính sách BHTN được đưa ra là hết sức cần thiết Chế độ BHTN sẽ giúp ôn định cuộc sống cho NLD khi xu hướng chuyên dịch công việc, tình trạng mắt việc làm đang ngày càng gia tăng.

1.2.3 Nội dung BHTN

BHTN là một chính sách hiệu quả trong việc hỗ trợ NLD nhưng nó đang

gặp nhiều vấn đề trong công tác quản lý trong hệ thống các chế độ BHXH hiện nay Nhiều đối tượng vẫn có thể đăng ký thất nghiệp trong khi vẫn đi làm và hưởng

thu nhập từ một công việc không được đăng ký khác trong khu vực không chính

thống Hơn nữa, vẫn diễn ra hiện tượng trốn tránh đóng góp BHXH, vì vậy trước hết phải quy định BHTN là một loại bảo hiểm được quy định bắt buộc.

Nội dung BHTN được quy định rõ trong Chương 6, Luật Việc làm số

38/2013/QH-13 ngày 16/11/2013 như sau:

1.2.3.1 Nguyên tắc, đối tượng, chế độ BHTN a Nguyên tắc BHTN

Theo Điều 41, Luật Việc làm năm 2013 quy định:

#1 Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN.

2 Mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của NLD.

3 Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN.

4 Việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và

đầy đủ quyên lợi của người tham gia.

5 Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm

an toàn và được Nhà nước bảo hộ”.

b Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN

Cũng theo Điều 43 của Luật này quy định:

“1 Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

12

Trang 19

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thi NLD và người sử dung lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

2 Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều nay đang hưởng lương hưu, giúp

việc gia đình thi không phải tham gia BHTN.

3 Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập, đơn vi vũ trang nhân dân; tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tô chức nước ngoài, tô chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tô hợp tác, tô chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp

đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này” c Các chế độ BHTN

“1 Trợ cấp thất nghiệp

2 Hỗ trợ tư van, giới thiệu việc làm 3 Hỗ trợ Học nghề

4 Hỗ trợ đảo tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm

cho NLĐ” (Theo Luật Việc làm 2014)1.2.3.2 Quỹ BHTN

Mỗi quốc gia sẽ thiết lập một hệ thống các quy định về quỹ BHTN khác nhau, tuy nhiên đều hướng vào ba đối tượng chính: (1) NLĐ, (2) người sử dụng lao động và (3) Nhà nước Nhiều quốc gia đang thực hiện chế độ BHTN cho thấy rằng các nước hầu như đều có sự giúp đỡ hoặc trợ giúp trực tiếp từ ba bên là phù hợp, nhất là thời kỳ đầu mới áp dụng chính sách BHTN.

Điều 57 Luật Việc làm quy định về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng

Quỹ BHTN như sau:

“1 Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLD

đang tham gia BHTN;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLD

đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.

13

Trang 20

2 Nguồn hình thành Quỹ BHTN bao gồm:

a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

d) Hỗ trợ tư van, giới thiệu việc làm;

đ) Đóng bảo hiểmy tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

e) Chi phí quản lý BHTN thực hiện theo quy định của Luật BHXH;

ø) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.”

1.2.3.3 Mức hưởng và thời gian hưởng

a Mức hưởng:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với một người thụ hưởng chuẩn (một vợ, một chồng và hai con) theo Công ước quốc tế về BHXH của ILO số 102 được

ban hành năm 1952 đó là tối thiêu bằng 45% mức thu nhập trước đó Mức hưởng này được nâng lên là 50% theo Công ước số 168 năm 1988.

Theo Điều 50 của Luật Việc làm: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng

tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLD đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.” Tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp được thiết lập dựa vào hai tiêu chí sau:

Một là, dựa trên mức bình quân của tiền lương NLD Tỷ lệ tiền trợ cấp sẽ đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của NLD.

Hai là, dựa trên mức tiền lương tối thiêu được Nhà nước quy định.

b Thời gian hưởng

Điều 24 Công ước ILO số 102 quy định: “Trong 1 năm, tông thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp có thê hạn chế trong vòng 13 tuần Còn theo Công ước ILO

số 168 thì khoảng thời gian này là 26 tuần”.

Tại Việt Nam, “thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng

đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ

14

Trang 21

cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng

trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.” và “thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tinh từ ngày thứ 16, ké từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp that nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

c Điều kiện hưởng BHTN

Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đóng BHTN sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp khi đạt các tiêu chí sau đây:

“1, Cham dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc

trải pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mat sức lao động hăng tháng:

2 Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng

trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với

trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật nay;

3 Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4 Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ

các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

đ) BỊ tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Chết.”

1.2.4 Tác dụng của BHTN

Một NLD bị mat việc làm thì nguồn thu nhập từ lao động của họ sẽ bị mat Do đó, tăng đầu tư để tạo ra thêm chỗ làm việc mới là một trong những giải pháp hữu hiệu được đưa ra Nhưng theo các nhà kinh tế, điều này cũng còn nhiều bất

hợp lý Đặc biệt, khi nền kinh tế vốn đang không mạnh, việc bơm thêm tiền vào

rất có thê gây ra tình trạng lạm phát, thậm chí là và khủng hoảng kinh tế và như vậy, tình trạng thất nghiệp sẽ càng nghiêm trọng hơn Xã hội cần tạo một khoản thu nhập bù đắp khoản thu nhập bị mất của những người bị mất việc, do đó BHTN

15

Trang 22

ra đời dé bảo vệ cho NLD khỏi những cú sốc khi bị mat việc làm đó Giải pháp

này được nhiều nước quan tâm bởi tính hữu hiệu của nó khi nó giúp cho cá nhân người bị thất nghiệp đảm bảo cuộc sông và làm xã hội 6n định.

Như vậy có thay, BHTN có hai vai trò đó là bảo vệ và khuyến khích Với chức năng bảo vệ, BHTN bảo đảm cho NLD có cuộc sống ôn định, tạo điều kiện

thuận lợi cho NLD tìm công việc mới va quay trở lại thị trường lao động Với chức

năng khuyến khích, BHTN là công cụ kích thích NLD chủ động tìm kiếm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc Qua hai vai trò này, BHTN đã cho thấy ý nghĩa quan trọng của mình đối với NLĐ, chủ sử dụng lao động và cả cơ quan Nhà nước.

Đối với chủ sử dụng lao động, khi có BHTN nếu thất nghiệp xảy ra đối với NLD, người sử dung lao động không phải mắt thêm chi phí dé chi cho trợ cấp thất nghiệp cua NLD nữa Hơn nữa, điều này làm tăng niềm tin của NLD đối với doanh nghiệp hơn khi NLD biết ho sẽ được tiền BHTN khi bị mat việc làm Điều này sẽ

kích thích việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hơn, các

doanh nghiệp có điều kiện dé mở rộng sản xuất.

Đối với Nhà nước, BHTN là công cụ đắc lực làm giảm bớt thâm hụt ngân

sách hơn khi tình trạng thất nghiệp diễn ra Hơn nữa khi có trợ cấp thất nghiệp,

những van đề bất 6n xã hội sẽ ít xảy ra hơn và do đó, én định kinh tế xã hội.

Tóm lại BHTN đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần làm cân bằng trong nền kinh tế, là phiến băng làm sự căng thang trong xã hội do tình trang that nghiệp gây ra được hạ nhiệt và là một trong những phương tiện hữu ích dé ôn định

tình hình an sinh xã hội của các nước.

1.3 Kinh nghiệm một số nước về triển khai BHTN

Có thê thấy, ngày nay, từ “thất nghiệp” đã không còn quá xa lạ đù là ở nước phát triển, nước đang phát trién hay nước kém phát triển Nó đã trở thành một van đề mà bất cứ quốc gia nào cũng gặp phải Lao động bị thất nghiệp sẽ gặp phải thách thức không nhỏ dé đảm bảo việc chi tiêu cho cuộc sống, cho đời sống sinh hoạt Không những vậy, thất nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến toàn nên kinh tế và toàn xã hội BHTN đã ra đời trong bối cảnh đó và đã trở thành một phần thiết yếu trong hệ thống an sinh xã hội của các nước trên thế giới, Việt Nam không ngoại lệ Hiện nay, BHTN được triển khai thực hiện rộng rãi với những bộ luật

quy định khá chặt chẽ và hoàn chỉnh tại các quốc gia Mỗi quốc gia có những quy

định riêng của mình và thực hiện dựa trên những quy định đó Hệ thống bảo hiểm

được triển khai trên phạm vi toàn quốc với quy trình quản lý linh hoạt, đa dạng các

loại bảo hiém nhăm đáp ứng các nhu câu khác nhau của con người.

16

Trang 23

Kinh nghiệm về các chính sách BHTN tại một số nước hàng đầu trên thế giới, sẽ là đem lại nhiều bài học đối với việc triển khai chính sách BHTN ở Việt Nam.

1.3.1 Đúc

Năm 1919, chế độ BHTN được bat đầu triển khai tại Đức Đến năm 1927, một bộ luật về BHTN được ra đời đã chính thức hóa chế độ này ở Đức Hệ thống BHXH của Đức gồm nhiều loại hình: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế (BHYT), BHTN, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm chăm sóc Trong đó tham gia BHTN là bắt

buộc trong chế độ BHXH và dựa trên sự tham gia về mặt tài chính của NLD và

người chủ sử dụng lao động.

Bảng 1.1: Quy định về BHTN tại Đức

Đối tượng hưởng | (1) Người thất nghiệp tạm thời dưới 65 tuổi;

(2) Người đã đăng ký tham gia BHTN tai co quanphụ trách việc làm tại địa phương;

(3) Người đủ điều kiện về thời gian làm việc và đóng bảo hiểm;

(4) Người chứng tỏ được bản thân có nỗ lực tìm việc;

Điều kiện hưởng | (1) Có hợp đồng lao động trên 12 tháng trong giai BHTN đoạn xem xét (3 năm cuối trước khi đăng ký thất

nghiệp), trừ trường hợp đặc biệt và đã đóng BHTN

bắt buộc;

(2) Do đặc thù công việc làm dưới 1 năm cần 6 tháng

làm việc và đã đóng BHTN bắt buộc.

Mức hưởng chế độ | (1) 60% lương thực tế sau khi đã trừ đi các khoản BHTN (thu nhập | đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập, đóng góp BHXH,

từ BHTN không | BHYT);lương;

(3) Được đóng BHYT trong quỹ y tế công, và quỹ hưu trí bắt buộc trong thời gian thất nghiệp.

17

Trang 24

Thời gian hưởng

(1) Không có thời gian chờ áp dụng trước khi nhận

phúc lợi cho người thất nghiệp;

(2) Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời g1an làm việc

có đóng bảo hiểm trước đó và tuéi NLD.

(1) Bị tước quyền hưởng chế độ trong vòng 12 tuần nếu bị cham dứt hợp đồng do lỗi vi phạm hợp đồng

hoặc sai phạm trong công việc;

(2) Người thất nghiệp từ chối nhận công việc được đề nghị bởi cơ quan việc làm hoặc từ chối tham gia

các chương trình dao tạo;

(3) Người thất nghiệp đã từng bị tước quyền hưởng chế độ trong 12 tuần và đã nhận thông báo bằng văn

viễn bị tước nêu đối tượng vi phạm một van đề tương Mỹ là một quốc gia có đặc điểm về chính trị khá phức tạp gồm nhiều Liên bang và Tiểu bang Do đó, chính sách về BHTN cũng được phân theo nhiều hệ thống năm trong Luật BHXH của nước Mỹ được triển khai từ năm 1935 Chế độ

BHTN ở Liên bang sẽ quy định các chính sách chung, sau đó các cấp Tiểu bang sẽ

dựa trên các quy định của Liên bang để triển khai về bang của mình Mỗi Tiểu

bang cũng có công tác quản lý và thực hiện chương trình BHTN khác nhau: mức

hỗ trợ của các Tiểu bang có thê cao hoặc thấp tùy thuộc vào quy định của từng

Tiểu bang.

Hình 1.1: Quỹ bảo hiểm liên bang và các dòng tiền tại Mỹ

18

Trang 25

Bảo hiểm that nghiệp Bang/Lién bang

Quỹ bảo kiểm thất nghiệp liên bang và các dong tiểu

Tien thuế Đạo luật thuế Luật bãi thường

BHTN THỊ Liên bang THN Bang

Tải khoả Tài khoản

= | an sinh việc làm bang

Chi phi quản lý

Và cũng do đó, Mỹ là một nước có nhiều loại BHTN nhất trên thế giới Mỹ đã cho thấy tính hiệu quả trong việc chia bảo hiểm thành nhiều loại đối với nền

kinh tế nước mình, đặc biệt khi Mỹ ở trong những giai đoạn suy thoái Tuy nhiên, tồn tại sự không đồng tình của người dân khi mỗi bang lại có những điều luật riêng,

không có sự đồng nhất trên cả nước Họ muốn có một sự công bằng chung trên cả

nước với mức trợ cấp thông nhất Mặt khác, tại Mỹ, người dân đóng thuế để được đảm bảo an sinh xã hội như được hưởng trợ cấp từ BHTN Nhưng ở Việt Nam thì lại khó áp dụng vì nếu chỉ dựa vào thuế, nguồn trợ cấp này sẽ gặp phải khó khăn trong việc huy động từ thuế.

1.3.3 Chile

Vào năm 1937, Chile đã xây dựng hệ thống BHTN của mình Tuy nhiên sau đó Chile tiền hành cải cách hệ thong nay dé phù hop hon với quốc gia họ Chile là nước đầu tiên cải cách BHTN theo hướng tài khoản đầu tư cá nhân, đã tạo bước tiến mới trong việc sử dụng tai khoản cá nhân trong hoạt động thực hiện BHTN

quốc gia.

Hệ thống chuyền đổi trong BHTN của Chile được triển khai lần đầu vào tháng 10 năm 2020 Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở nguồn đữ liệu là những tài khoản riêng của mỗi người cho việc mất việc làm và từ đó làm điều kiện cho

việc trả tiền trợ cấp thất nghiệp Chế độ BHTN mới sẽ được triển khai như sau:

19

Trang 26

“Cơ quan quản lý BHTN sẽ trích từ thuế lương dé NLD đóng góp 0.6% tiền lương của họ vào tài khoản riêng của NLĐ, đồng thời chủ sử dụng lao động đóng 2,4%

vào tai khoản riêng và tài khoản chung (trong đó: 1,6% vào tài khoản riêng cua

NLD và 0,8% vao tai khoản chung) Mỗi tài khoản riêng sẽ đại diện cho một NLD

và tài khoản này sẽ không được rút ra, cho tới khi NLĐ chủ của nó bị thất nghiệp hoặc về hưu Người lao động có thể rút tiền ngay khi họ chấm dứt công việc hoặc bị cho nghỉ việc từ công việc cuối cùng của họ từ nguồn tài khoản riêng Điều đó tạo cho NLD linh hoạt trong việc chuyển đôi chỗ làm việc Điều kiện về thời gian đóng BHTN vẫn phải kéo dài đủ 12 tháng Thời gian chờ đợi dé được nhận tiền thất nghiệp là 1 tháng Thời gian này được quy định, nhằm thực hiện một loạt các đặc trưng chỉ định nhằm thúc đây sự cần thiết tìm việc làm mới Thời gian chờ đợi này được coi như thời gian “đồng chỉ trả” trong hoạt động bảo hiểm Việc chỉ trả tháng đầu tiên của người thất nghiệp hoàn toàn do người thất nghiệp từ nguồn tiền riêng Một thang chờ đợi nay, NLD phải tích cực thực hiện các kế hoạch tái hòa nhập việc làm vì BHTN không trả tiền Thời gian hưởng thất nghiệp kéo dai nhiều nhất là 5 tháng, tháng đầu sẽ chỉ trả 50% tỷ lệ tiền lương (nhằm hạn chế sự kéo dài

tối đa) Các tháng kế tiếp sẽ giảm đi mỗi tháng là 5% cho tới 30% vào tháng thứ

Tai khoản so hữu ca nhân nay là công cụ tài chính hữu hiệu dựa trên nguyên

tắc về lập quỹ cá nhân của BHTN Thực chat NLD bảo vệ tài sản của họ thông qua việc đóng tiền và sử dụng tiền từ tài khoản này trong trường hợp họ bị mất việc làm Phần còn lại của tài khoản chưa được sử dụng được tính dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và sẽ được hoàn trả khi họ hết tuổi lao động Như vậy, BHTN giúp cho NLD bao quản số tiền của mình.

Ngoài ra, NLD mà khoản tiết kiệm cá nhân của họ không đủ dé chi trả khi thất nghiệp sẽ được trợ cấp bởi một nguồn quỹ dự trữ quốc gia do Chính phủ lập.

Có thể thấy, thực chất hệ thống BHTN mới này là hình thức tiết kiệm bắt buộc mà

NLD sẽ nhận được lợi ích riêng do phương pháp tài chính nay mang lại mà Chính

phủ muốn tiến hành nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo kinh tế quốc gia Người lao động nhận được nhiều lợi nếu như họ không bao giờ dé xay ra tinh trang that nghiệp vì khoản tiền mà họ đầu tư vào BHTN sẽ sinh lời Và điều đó khiến NLD sẽ cô gang tìm được việc làm mới nhanh hơn, cố gang không trong tinh trạng thất

nghiệp bởi số tiền họ nhận được từ BHTN sẽ cung cấp tài chính cho họ cuộc sống

sau này.

Điểm ưu việt của hệ thống BHTN mới này được thể hiện qua việc thu và chi được thé hiện rõ ràng, cu thể và chính xác từ các tài khoản cá nhân thông qua

20

Trang 27

hệ thống; các thông tin được cập nhật thường xuyên, kịp thời; người sử dụng nắm được tình trạng tài chính của mình theo mức độ đầu tư và sự luân chuyên của đòng tiền trong quỹ chung qua tài khoản Với những ưu điểm vượt trội trên, đây là mô

hình mà chúng ta nên nghiên cứu và học tập.

1.3.4 Những kinh nghiệm có thể vận dụng

Từ việc nghiên cứu các chính sách về BHTN của một số quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức và Chile, có thể thấy mỗi quốc gia lại có một chính sách riêng, các cách thức triển khai BHTN riêng và thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế thị trường và tình hình xã hội

của mỗi quốc gia đó Tuy nhiên, vẫn có một số điểm chung tương đối thống nhất có thể đúc kết lại từ đó đưa ra một số đề xuất, các định hướng cho nước ta như sau:

Một là, để BHTN mở rộng và phát triển, nó phải đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống đảm bảo an sinh xã hội, giúp phát triển hơn phạm vi của BHXH, nhằm mục đích triển khai BHXH toàn dân do đó, chính sách BHXH phải được cải cách thường xuyên; mở rộng hệ thống BHXH theo hướng phát triển hiện đại, linh hoạt

và hội nhập quốc tế dựa trên nguyên lý: công bằng, bình đăng, chia sẻ và bền vững: nâng cao công tác triển khai BHXH, công tác quản lý nhà nước và thi hành chế độ

BHXH một cách linh hoạt, đúng người, đúng mục đích, đảm bảo công bằng, minh

Hai là, dé giúp NLD sớm có cơ hội tìm được công việc mới đòi hỏi chính sách BHTN và chế độ của NLĐ cần được gắn chặt và kết hợp hơn nữa thông qua

các chương trình như các hoạt động giới thiệu việc làm, các khoá học nâng cao tay

nghé, trình độ cho NLD.

Ba là, các co quan chuyên trách cần tập trung hon nữa vào việc day nghề

cho người thuộc chế độ BHTN Các trung tâm, cơ sở dạy nghé, cơ sở dao tao cần

chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đảo tạo Ngoài ra, các tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hợp tac xã nông nghiệp, cần có sự kết hợp và hợp tác với nhau Các tô chức này phải đi đầu và có trách nhiệm tham gia hỗ trợ vào quỹ BHTN, tiến hành thu tiền đầy đủ cho

quỹ thất nghiệp của NLĐ, thực hiện nộp tiền đã thu và báo cáo cho các quỹ BHTN của chính phủ trung ương và địa phương nhanh chóng, đúng hạn dé dam bảo các thủ tục được diễn ra đúng quy trình Những báo cáo kịp thời, minh bạch tạo điều kiện cho người bị mất việc được nhận trợ cấp tương xứng với quá trình lao động,

làm việc và công sức ma NLD bỏ ra cho doanh nghiệp và giúp tránh được tinh

trạng sai sót trong việc chỉ trả cho người bị thất nghiệp và tình trạng trục lợi từ BHTN của các đối tượng khác.

21

Ngày đăng: 08/04/2024, 01:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w