1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

XÃ HỘI TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI: MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths Võ Thị Kim Ngân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thảo Vi

Trang 2

ĐỀ TÀI: MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths Võ Thị Kim Ngân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thảo Vi

Trang 3

II, Đặc trưng văn hóa Việt Nam 2

IV, Tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội ngày nay 3

CHƯƠNG 2: MARKETERS TRONG VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM 4

I, Vai trò của Marketers 4

II, Trách nhiệm của Marketers 5

1 Trách nhiệm của Marketers 5

2 Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc lịch sử 6

III, Thách thức và giải pháp giải quyết thách thức trong quá trình giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing 7

1 Thách thức của văn hóa 7

2 Giải pháp thông qua Marketing để giải quyết các thách thức của văn hóa 7

IV, Việc quảng bá, giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing hiện nay 8

1 Nhà nước đối với việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Marketing, Trường Đại học Tài Chính – Marketing, đặc biệt là ThS Võ Thị Kim Ngân đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và hoàn thành đề tài tiểu luận này Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì bài tiểu luận này rất khó có thể hoàn thiện được Bên cạnh đó tác giả cũng cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào các phần của bài tiểu luận này dưới dạng cung cấp thông tin Đóng góp của mọi người đã góp phần tạo sự thành công của nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này sẽ tiến hành nghiên cứu, tập trung vào khám phá và đánh giá vai trò và trách nhiệm của marketers trong việc duy trì, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa lịch sử của Việt Nam thông qua các chiến lược quảng bá

Kết quả của đề tài nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào lĩnh vực quảng bá và tiếp thị mà còn hỗ trợ tốt trong việc duy trì và phát triển giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam, giúp xây dựng một hình ảnh tích cực và bền vững cho quốc gia trong thời đại ngày nay

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc các mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu như hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kì dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới (TS Trịnh Thị Thủy, 2021) Hiện nay việc suy ngẫm lại vai trò và ý nghĩa của di sản văn hóa là ở chỗ, không chỉ cố gắng giữ gìn di sản văn hóa đó ở dạng ban đầu, mà còn phải nỗ lực gắn di sản đó vào nền móng của đời sống xã hội, giúp những cái cũ vẫn phát triển được trong cái mới như quá trình phát triển cái mới trong cái cũ

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp hiện nay thì marketing đã và đang là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu Vai trò của những người làm marketing không chỉ giới hạn trong việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ mà còn mở rộng ra việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử truyền thống Việc này không chỉ đơn giản là nhiệm vụ kinh tế mà nó còn nằm ở khía cạnh trách nhiệm xã hội Chính vì vậy, tìm hiểu và thấu hiểu đúng về truyền thống và văn hóa là một việc vô cùng quan trọng đặc biệt là khi marketers đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và lan tỏa những giá trị này trong cộng đồng Vì vậy mà đây là lý do tôi chọn đề tài về “MARKETERS VÀ VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM”

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA LỊCH SỬ VIỆT NAM

I, Các khái niệm

- Văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác

nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa Nhưng chung quy có thể hiểu theo

hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng: thì văn hóa là trình độ phát triển về

tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kì đồ đá,

thời kì đồ đồng,… văn hóa Đông Sơn, văn hóa lúa nước,…) Nghĩa hẹp: thì văn hóa là

Trang 6

những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người, ) Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,…) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương,…) (Phạm Minh Tuấn, 2021)

- Khi nhắc đến văn hóa truyền thống chính là nhắc đến những hiện tượng văn

hóa xã hội đã được định hình, tuy độ dài lịch sử chưa phải là yếu tố cốt lõi của văn hóa truyền thống, những cái cốt lõi chính chính là ý nghĩa xã hội của nó Trong văn hóa truyền thống có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, phản giá trị Vì vậy khi nói đến giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, chúng ta chỉ nói đến những hiện tượng văn hóa – xã hội có ích, có ý nghĩa tích cực, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội Tựu chung lại, văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa truyền thống chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam để làm nên bản sắc riêng, được truyền lại cho các thế hệ sau và theo thời gian sẽ được bổ sung các giá trị mới (Bùi Tuấn An, 2023)

II, Đặc trưng văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại (Phạm Minh Tuấn, 2021) Vì vậy mà văn hóa Việt mang nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật 4 trặc trưng cơ bản sau:

- Tính hệ thống: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa vật chất, xã hội và tinh thần của cộng đồng người Từ những thành tố căn bản này đã nảy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú

- Tính giá trị: Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân bản của xã hội con người Trong lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển

Trang 7

- Tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên – xã hội sáng tạo và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị

- Tính nhân sinh: Văn hóa là hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn người Điều đó cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm của văn hóa (PGS, TS Lê Văn Toan, 2016)

IV, Tầm quan trọng của văn hóa trong xã hội ngày nay

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết (Bùi Tuấn An, 2023)

Văn hóa với vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quạn trọng trong sự điều tiết, vận động mọi măt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người Văn hóa phải cùng với chính trị, kinh tế, xã hội… tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự phát triển dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Lê Thị Thanh, 2022)

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao, chiều sâu của trí tuệ và trình độ phát triển Những giá trị của văn hóa có sức sống bền vững và lan tỏa, làm nên sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc Kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của văn hóa, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cùng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam luôn nhất quán, không ngừng phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy các nguồn lực xây

Trang 8

dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học” (Nguyễn Trọng Nghĩa, 2024)

CHƯƠNG 2: MARKETERS TRONG VIỆC GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Marketer là gì? – Marketer là thuật ngữ chỉ những người làm về lĩnh vực Marketing

trong các doanh nghiệp hiện nay, đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường và lên các kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị, mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra tại Việt Nam cũng như trên thế giới (Hồng Nguyễn, 2022)

I, Vai trò của Marketers

Trong thời đại ngày nay, vai trò của những người làm marketing không chỉ giới hạn trong việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ mà còn mở rộng ra việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử truyền thống Vai trò của marketers trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam rất quan trọng và đa chiều Vì vậy mà người làm marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam

• Vai trò tích hợp văn hóa vào chiến lược tiếp thị: Những thay đổi của xã hội đã làm cho việc phát triển và giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam trở nên cần thiết vì vậy mà những người làm Marketing cần kết hợp văn hóa truyền thống vào chiến lược tiếp thị của họ Điều này bao gồm sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và thông điệp phù hợp với giá trị văn hóa, giúp tạo ra được sự kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm dịch vụ với khách hàng mục tiêu

• Vai trò bảo tồn và lan truyền văn hóa thông qua nghệ thuật tiếp thị: Sự sáng tạo trong nghệ thuật tiếp thị của những người làm marketing có thể được sự dụng để bảo tồn và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam Như tạo ra các chiến dịch quảng cáo, video hay nội dung truyền thông sáng tạo với mục đích tôn vinh và giới thiệu văn hóa truyền thống

Trang 9

• Vai trò tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ phản ánh văn hóa: Những nhà marketers có thể thiết kế và quảng bá các sản phẩm hoạch dịch vụ thể hiện được đặc trưng của văn hóa Việt Nam Việc này không chỉ làm tăng giá trị thương hiệu mà còn giúp duy trì, lưu giữ những giá trị truyền thống ngoài ra còn giúp truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam dễ dàng tiếp cận với những người nước ngoài từ đó giúp văn hóa truyền thống lịch sử Việt Nam được truyền bá rộng rãi

Qua những vai trò này, marketers không chỉ đóng góp vào kinh doanh mà còn giúp bảo tồn và lan truyền những giá trị văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam

II, Trách nhiệm của Marketers

1 Trách nhiệm của Marketers

Một thực trạng đang diễn ra mà ai cũng cảm nhận được đó là con người chúng ta ngày càng được hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên đôi lúc chúng ta lại dường như quên đi nét đẹp truyền thống văn hóa hóa của chính đất nước mà chúng ta lớn lên Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ lại càng ít quan tâm và tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó (Bùi Tuấn An, 2023) Vì vậy mà trách nhiệm của người Marketers đối với truyền thống văn hóa Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ nghệ thuật để tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả mà còn là trách nhiệm đạo đức xã hội để bảo vệ và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc Marketers không chỉ là những người xây dựng hình ảnh thương hiệu mà còn là những người gìn giữ và lan tỏa những đặc trưng tinh thần của cộng đồng

Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị, marketers cần có trách nhiệm với sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam Họ không chỉ đơn thuần là những người sáng tạo ra quảng cáo mà còn là những người nắm bắt tinh thần cộng đồng đồng thời tôn trọng và duy trì những giá trị truyền thống

Một trách nhiệm quan trọng của marketers là đảm bảo rằng mọi chiến lược tiếp thị không chỉ phản ánh đúng bản sắc văn hóa mà còn không gây xúc phạm hay biến chất hình ảnh truyền thống Họ cần tiếp xúc chặt chẽ với cộng đồng để hiểu rõ hơn những giá trị, niềm tin và quan điểm của người Việt Nam từ đó xây dựng những chiến lược phù hợp và tích cực

Trang 10

Bên cạnh đó marketers cũng có trách nhiệm thúc đẩy và tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa Việc tổ chức sự kiện hay hỗ trợ các dự án xã hội và đóng góp vào việc duy trì các di sản văn hóa chính là cách để họ đóng góp và thể hiện trách nhiệm của mình đối với truyền thống văn hóa Việt Nam

Tóm lại, trách nhiệm của marketers không chỉ nằm ở việc tạo ra những chiến lược tiếp thị thành công mà còn là nhiệm vụ bảo vệ, tôn trọng và phát triển văn hóa Việt Nam Trách nhiệm của họ là làm thế nào để giúp truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam được truyền tải một cách tốt nhất, đặc biệt tránh việc truyền thông bẩn gây thu hút bằng cách xuyên tạc lịch sử Tài năng và cách truyền đạt của họ sẽ giúp duy trì và phát huy những giá trị truyền thống đồng thời hỗ trợ trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực và bền vững

2 Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc lịch sử

Trách nhiệm của Marketers đối với hành vi xuyên tạc, làm trái với truyền thống văn hóa là một khía cạnh quan trọng không chỉ đối với sự thành công của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến xã hội nó phục vụ Marketers không chỉ là người giới thiệu sản phẩm mà còn là người xây dựng hình ảnh thương hiệu tác động đến ý thức người tiêu dùng Đối với vấn đề xuyên tạc lịch sử, làm trái với truyền thống văn hóa thì:

• Đầu tiên Marketers cần hiểu rằng họ không chỉ đang bán sản phẩm mà còn đang tạo ra một tác động đến cộng đồng Hành vi xuyên tạc thông tin hoặc làm trái với giá trị truyền thống văn hóa có thể tạo ra hậu quả tiêu cực

• Thứ hai, trong khi đưa ra chiến lược tiếp thị, Marketers cần xem xét cẩn thận về ảnh hưởng, tác động của chiến lược đó đến với văn hóa, lịch sử không chỉ của một quốc gia mà còn tác động đến văn hóa toàn cầu Một chiến dịch quảng cáo có thể thành công tại một quốc gia nhưng lại gặp phản đối mạnh mẽ ở nơi khác do việc không tôn trọng giá trị và quan niệm văn hóa địa phương

• Thứ ba, người làm marketing phải ý thức được trách nhiệm của họ đối với việc bảo tồn và bảo vệ văn hóa, phải có sự chẩn đoán thông tin trước khi đưa ra một quyết định thiết kết chiến lược marketing, tránh việc sử dụng các hình ảnh độc

Trang 11

hại hay lợi dụng sự đau buồn của lịch sử Đặc biệt quản lý không để bài quảng cáo đặt trên các môi trường quảng cáo độc hại (Môi trường quảng cáo độc hại là những nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng như: nội dung chống phá nhà nước Việt Nam, nội dung xuyên tạc lịch sử, nội dung thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, nội dung dâm ô, đồi trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, nội dung xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…) (Quan Dinh H., 2023)

• Cuối cùng, Marketers cần nhận thức về sức mạnh và trách nhiệm của họ trong việc hình thành ý thức xã hội, trách nhiệm của người marketers không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa doanh thu mà còn nằm trong việc thúc đẩy môi trường kinh doanh tích cực, tôn trọng giá trị văn hóa và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội

III, Thách thức và giải pháp giải quyết thách thức trong quá trình giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử Việt Nam thông qua Marketing

1 Thách thức của văn hóa

Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa Việt Nam đứng trước những thách thức, đặc biệt khi hiện nay vai trò của văn hóa ngày càng được đề cao Dưới đây là một số thách thức mà văn hóa Việt Nam đang gặp phải:

• Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và văn hóa hiện đại đã dẫn đến các giá trị truyền thống ngày càng mất đi do sự chú trọng vào những giá trị mới và hiện đại

• Giới trẻ ngày càng giảm sự quan tâm đến văn hóa lịch sử: Hiện nay giới trẻ thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến nền tảng giải trí và văn hóa hiện đại hơn là lịch sử và truyền thống

• Khó khăn trong việc truyền đạt các thông điệp văn hóa: Sự khó khăn trong việc truyền đạt này có thể cho độ phức tạp của thông điệp hoặc là sự thiếu hiểu biết về lịch sử

2 Giải pháp thông qua Marketing để giải quyết các thách thức của văn hóa

Marketing ngày càng trở nên quan trọng, một trong những yếu tố giúp sản phẩm/ dịch vụ dễ dàng len lỏi vào tâm trí, cuộc sống của người dân Vì thế mà người làm marketing có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và quan tâm đến các

Ngày đăng: 07/04/2024, 12:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w