1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) bài tập lớn cơ sở văn hóa VIỆT NAM tên đề tài VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG đối với VIỆC GIỮ gìn bản sắc văn hóa VIỆT NAM

17 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 40,18 KB

Nội dung

Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc ngườ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-BÀI TẬP LỚN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD: Hoàng Thị Mai Sa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Yến

Lớp: 19STH1

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ở mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng, cách giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa cũng luôn có cách riêng Sự ra đời văn hóa, tạo nên những nét văn hóa riêng ở các thời kì khác nhau, còn tùy thuộc vào những nơi sinh sống, sự sáng tạo của các tộc người khác nhau, nằm rải rác khắp nơi trên thế giới

Ở Việt Nam, nền văn hóa được tìm thấy ở thời đồ đá khoảng 10.000 năm trước, các giai đoạn văn hóa được chia làm 3 giai đoạn chính: Vào thời kì đồ đá (khoảng 10.000 năm về trước) -> Cuối thời đá mới tới đầu thời đại đồ đồng (khoảng 5.000 năm về trước) -> Việt – Mường (thế kỉ VII – VIII) Văn hóa Việt Nam rất là đa dạng và phong phú bởi Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, phần đông chiếm đông nhất

đó là dân tộc Kinh (người Việt) Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa

có tính đa dạng Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành từ những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ

sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hoá tạo nên bản sắc văn hóa luôn được giữ gìn và phát huy, là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Bản sắc văn hóa được lưu giữ đến hiện nay có công không nhỏ của ông cha ta đã lưu giữ và sáng tạo nên văn hóa của người Việt Qua thời gian có những phong tục, tập quán được loại bỏ vì không còn phù hợp với cuộc sống nữa Muốn lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc Việt thì một người bảo tồn thì không thể cần sức của nhiều người lưu truyền, gìn giữ qua các thế hệ để không bị mai một những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa đó Từ nét văn hóa vật thể và phi vật thể, vì vậy vai trò của cộng đồng người Việt giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam không thể thiếu và rất quan trọng để bảo tồn nét văn hóa bản sắc người Việt

2

Trang 3

NỘI DUNG

1 Khái quát tiến trình lịch sử về sự phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam (Qua các hình thái: ngôn ngữ, trang phục, ngôn ngữ)

a Văn hóa Việt Nam thời Tiền sử và Sơ sử [1]

Giai đoạn bản địa của văn hóa Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỷ I.TCN Đây là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định, là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời Tiền sử từ buổi đầu đến cuối thời đại đá mới; thời Sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm

* Thời Tiền sử

Là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại, tức là trước khi hình thành nhà nước/ quốc gia (từ buổi đầu thế kỉ I TCN – cuối thời đại đá mới), trên đất nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hóa lâu dài Với những vết tích còn lại là các di cốt người – vượn trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và hang Thẩm Ồm (Nghệ An) và những phát hiện di cốt người hiện đại trong hang Hùm (Yên Bái) và hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) đã chứng tỏ ở Việt Nam, con người đã có mặt từ rất sớm và 13 đã trải qua sự tiến hóa từ dạng người vượn đến dạng người hiện đại (người khôn ngoan – Homo sapien)

Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là:

Văn hóa Núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ (cách đây

khoảng 300.000 năm) phát hiện ở núi Đọ - Thiệu Hóa – Thanh Hóa)

Sau văn hóa Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học

thuộc hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam, đó là văn hóa Sơn Vi – Lâm Thao, Phú Thọ

(tồn tại trong khoảng từ 20.000 đến 15.000 năm trước công nguyên

Trang 4

Văn hóa Hòa Bình (Hòa Bình) là văn hóa thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài khoảng

từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay, xuất hiện một nền nông nghiệp sơ khai trong lòng văn hóa Hòa Bình

Văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn) là văn hóa thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng từ

11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay Cùng với nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng đá mới Để đến cuối thời đại đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thủy đã tiến sang giai đoạn nông nghiệp trồng lúa, cũng tức là chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh cực sáng tạo văn hóa

Về nghệ thuật: để lại những dấu vết như những hiện vật xương có vết khắc tinh hình cá, hình thú và người trên vách hang Đồng Nội Trong sự nhận thức về thiên nhiên của người Hòa Bình, còn thấy rõ những cảm nhận về những nhịp điệu vốn có trong tự nhiên, được thể hiện bằng những nhóm vạch 3 vạch một trên các hòn đá cuội trong hang động Tư duy về thời gian vũ trụ được con người thể hiện bằng những hoa văn kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ…

* Thời Sơ sử

Cách đây 4.000 năm, các cộng đồng cư dân từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí/ thời đại đồ đồng Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam có ba trung tâm văn hóa:

Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc) được coi là cốt lõi của người Việt, gắn với sự ra

đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua

An Dương Vương Về mặt văn hóa thì từ những tiền đề của văn hóa thời Tiền sử

đã hình thành nên nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ là văn minh sông Hồng – quá trình văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương để hòa chung vào một nền văn hóa thống nhất trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt – Trung cho đến

bờ sông Gianh (Quảng Bình) với chủ nhân là một cộng đồng cư dân

Trang 5

nhiều thành phần tộc người (54 tộc người) thuộc 4 ngữ hệ lớn: Nam Á, Thái, Tạng – Miến, Nam Đảo

Về trang phục: sau một thời kỳ dùng vỏ cây làm áo, người Việt cổ tiến tới trồng gai, đay, trồng dâu chăn tằm, ươm tơ, dệt vải lụa Từ các chất liệu đó, người xưa làm ra khố, váy, yếm, thắt lưng, khăn đội đầu…

Về nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa thời Đông Sơn khá phát triển Nhạc khí phong phú và đa dạng như trống các loại, chiêng, cồng, chuông, sênh, phách, khèn… Nghệ thuật múa gồm có múa hóa trang và múa vũ trang

Văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền tố của người Chăm và vương

quốc Chăm Pa, tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4.000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những thế kỉ 7-6 T.CN tới thế kỉ 1-2 S.CN) Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với chủ nhân văn hóa Bàu Tró là người tiền Mã Lai – Pôlinêdi và chủ nhân của văn hóa sơ kì đồng thau miền cao nguyên Lâm Đồng là người tiền Môn – Khơme hay tiền Nam Á

Về ngôn ngữ: tình hình nghiên cứu cũng chưa thật khả quan nhưng với quan điểm hiện nay đa số ý kiến cho rằng cư dân Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo (Malayo - Polynesiens) Tài liệu khảo cổ học cho thấy trong nội dung văn hóa Sa Huỳnh có các yếu tố văn hóa thời đại kim khí vùng Đông Nam Bộ và Thái Lan

Và ngược lại, các yếu tố văn hóa Sa Huỳnh cũng có mặt ở các nơi trên và trên các vùng khác của cư dân nói ngữ hệ Nam Á (Austro - Asiatic) Rõ ràng địa bàn phân

bố của người Sa Huỳnh đã có pha trộn ngữ hệ Nam Đảo và Nam Á cổ Tuy nhiên

cư dân Sa Huỳnh không hẳn nói thứ tiếng không hẳn thuần Nam Đảo mà là ngôn ngữ giao thoa giữa Nam Đảo và Nam Á đó là ngữ hệ Nam Phương (Austric) (Ngô Thế Phong, 1995).[3] [4] [5]

Về trang phục: nhờ có sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực nên đồ trang sức như: khuyên tai 3 mấu được làm bằng chất liệu đá ngọc, thủy tinh, đá quý; gồm 2 loại: hình ovan vát hẹp ở phần mấu và loại hình thân tròn, có ba mấu nhô ra sắc cạnh và ngắn; khuyên tai hai đầu thú; hạt chuỗi văn hóa Sa Huỳnh [6]

Trang 6

Văn hóa Đồng Nai (miền Nam) là một trong những cội nguồn hình thành văn

hóa Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai – Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ Văn hóa Óc Eo gắn với vương quốc Phù Nam, một nước tồn tại từ thế kỉ II đến thế kỉ VII ở châu thổ sông Cửu Long Cư dân Đồng Nai có mặt ở vùng đồng bằng Nam Bộ cách ngày nay khoảng 4.000 – 5.000 với không gian sinh sống gắn chặt với vùng đất cửa sông, giáp biển

Về nghệ thuật: đời sống người dân còn nặng tín ngưỡng bái vật giáo được thể hiện qua nghệ thuật tạo hình như các di vật tượng lợn rừng, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng … Ngoài ra còn phải kể tới sưu tập đàn đá hơn 60 thanh

Về trang phục: vì có sự giao lưu văn hóa với các nước láng giềng nên có phần nào bị ảnh hưởng như: khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hóa Sa Huỳnh…

b Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên [2]

* Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc

Vào những thế kỷ cuối của thiên niên kỷ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách lớn Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc

và dân tộc hầu như vừa mới được xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ Năm 179 T.CN, Triệu Đà vua nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông - Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân Năm 111 T.CN, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận, với chức quan đầu châu là Thứ sử, đầu quận là Thái thú Thời kỳ này kéo dài từ năm 179 T.CN tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền mở đầu cho kỷ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt Trong thời kì này văn hóa Việt đấu tranh bảo vệ để không mất đi bản chất vốn có, không bị phai mờ khi trở thành thuộc địa của phong kiến phương Bắc

Trang 7

Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao văn hóa Việt – Hán: giai cấp thống trị Hán đã

tiến hành những chính sách đồng hóa văn hóa Việt trên mọi phương diện như: chính trị - xã hội, tư tưởng, qua cách ăn mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, tiếng nói, nhưng Hán hóa với mục đích đồng hóa thì bọn xâm lược phương Bắc không thành công

Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn: từ thời Đông Sơn, người Việt cổ đã tiến

hành giao lưu rộng rãi với nhiều vùng trong khu vực Trong giai đoạn thiên niên

kỉ I sau công nguyên, bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, luồng ảnh hưởng văn hóa phương Nam mà tiêu biểu là văn hóa Ấn Độ Ở đời Hán, có 3 trung tâm Phật giáo, trung tâm Luy Lâu được hình thành do sự viếng thăm của thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sông Đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống Thương gia Ấn Độ đến Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ gió mùa Đông Bắc để trở về Ấn Độ Một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy Lâu Họ sống với người Việt và Hoa kiều, và đã ảnh hưởng tới những người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật Người Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa vật chất, ngôn ngữ và tinh thần Ấn Độ trong đó có Phật giáo

* Văn hóa Chăm Pa

Người Chăm lập quốc vào khoảng thế kỉ thứ II, sau khi thoát khỏi ách độ

hộ của phong kiến Trung Quốc, và cho đến tận thế kỉ XV, vương quốc Chămpa tan rã Trong quá khứ, vương quốc này trải dài dọc theo Trung Bộ

Về ngôn ngữ: người Chăm tiếp thu hệ thống văn tự Ấn Độ cổ (chữ Phạn -Sancrit) để tạo ra chữ viết riêng của họ

Về nghệ thuật: âm nhạc và múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần, nhất là những nghi lễ và hội lễ mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo như lễ Tết Katê, lễ mở cửa thánh, lễ cầu đảo, các lễ Chà Và lớn và nhỏ, những buổi lên đồng Trống Baranưng và trống Kynăng là hai loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ

Trang 8

gõ của người Chăm Trong nhạc cụ hơi, 21 chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng Người Chăm có các loại múa như múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể và độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng

Về trang phục: đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải Khăn đội theo lối chữ nhân Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai Nam mặc áo

có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần sọc, ngoài quấn váy Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quấn lên đầu, khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng,

có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc

áo dài màu trắng Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong

bố cục của dải băng Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi làm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc [7]

* Văn hóa Óc Eo

Óc Eo là tên một di tích khảo cổ học ở cánh đồng Giồng Cát – Giồng Xoài, nơi lần đầu tiên phát hiện ra di chỉ của một nền văn hoá, được người Pháp tiến hành khai quật vào năm 1944 Hiện nay, địa danh này thuộc tỉnh An Giang Một

số học giả cho rằng, chủ nhân của nền văn hoá này là thuỷ tổ của người Khơ-me ngày nay, một số quan điểm khác lại coi đây là nền văn hoá của giống người thuộc chủng Indonesia, sử dụng tiếng Nam Đảo là chủ yếu Nền văn hoá rực rỡ này đã tàn lụi vào khoảng thế kỉ thứ VIII Người Óc Eo ảnh hưởng mạnh văn hoá

Ấn Độ Cư dân theo Bàlamôn giáo, Phật giáo, thờ cúng Linga Hệ thống

Trang 9

đền đài và lăng tẩm khá quy mô, tất cả đều mang hơi hướng của nền văn hoá Ấn [8]

c Văn hóa Việt Nam thời tự chủ [2], [1]

Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài suốt gần một thiên niên kỉ, từ năm 938 cho đến năm 1858 Giai đoạn này có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng lại là thời kì có biến đổi nhiều từ ngoại cảnh

Văn hóa thời Lý – Trần

Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt

Về ngôn ngữ: Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển Văn học chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kì này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm Thơ ảnh hưởng hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, song lại lại có những ánh văn mang tính nhân văn và giá trị văn hóa sâu sắc như Nam quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)… Cùng với văn học là sự ra đời và phát triển các ngành nghệ thuật như chèo, tuổng

Kiến trúc và điêu khắc phát triển chủ yếu là các công trình chùa chiền như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Giạm,… Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và tay nghề khá thuần thục Từng chi tiết chú ý đến chạm trổ, đường con mềm mại, gợi tả nên rất thanh thoát và nhẹ nhàng

Về trang phục: kiểu tóc nữ giới: búi tóc thành một bọc tròn trên đỉnh đầu; búi tóc trên đỉnh đầu, uốn tóc thành hình rẻ quạt, tết tóc thành một dải rồi quấn quanh đầu; búi tóc thành hai bọc tròn hai bên đỉnh đầu; búi tóc trên đỉnh đầu, búi tóc thấp, rẽ mái sang hai bên Kiểu tóc nam giới: Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu, Buộc tóc đuôi ngựa; Búi thành búi tròn cao trên đỉnh đầu nhưng khác kiểu 1

ở chỗ người nam giới không giấu tóc thừa vào trong búi tóc mà để thừa ra

Trang 10

chừng 10cm; Cắt tóc ngắn; Cạo trọc đầu Mũ: mũ Quyển Vân (Thông Thiên), mũ Đinh Tự, mũ Đầu hổ Trang sức: trêntóc gồm có các dải hoa quấn quanh trán, thông thường một dải có 5 đến 6 bông hoa giống nhau về tạo hình Cắm vào búi tóc có loại trang sức hình bán nguyệt chạm hoa lá theo trục đối xứng; ngoài ra còn vòng cổ, gài trâm hình ph ượng, tai đeo khuyên ngọc, người đeo ngọc thơm. Áo giao lĩnh, áo viên lĩnh, giày, Minh quang giáp,…[9]

Văn hóa thời Minh thuộc và Hậu Lê

Cuối thời nhà Trần, nhà Hồ thay thế một khoảng thời gian rất ngắn (1400

- 1407) Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách có những mặt tiến bộ nhất định Tháng 4 năm 1407, sau khi chiếm được Đại Việt, nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ Nhà Minh thi hành chính sách cai trị tàn bạo nhằm thủ tiêu nền độc lập của Đại Việt Năm 1418, Lê Lợi tụ nghĩa, phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tổ chức cuộc kháng chiến 10 năm chống quân nhà Minh, giành lại độc lập cho Tổ quốc, trang sử mới của đất nước được mở ra, văn hóa dân tộc bước vào thời kì phục hưng lần thứ hai

Về văn hóa ngôn ngữ, nhiều tác phẩm chữ Nôm vẫn không ngừng ra đời và phát triển Với Quốc Âm thi tập (254 bài), Nguyễn Trãi được khẳng định là người mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam

Về nghệ thuật: sân khấu là tuồng và chèo, đạt được sự ổn định về mặt nghệ thuật được thể hiện trong cuốn Hý phường phả lục (Lương Thế Vinh) Về kiến trúc và điêu khắc, một phần thể hiện ở hình tượng con rồng

Về trang phục gồm các dạng trang phục Giao Lĩnh Thường, Giao lĩnh vạt ngắn, Giao lĩnh vạt dài, Viên Lĩnh Thường, Viên lĩnh vạt ngắn, Viên lĩnh vạt dài, Nội Y – Đối Khâm [10]

d Văn hóa từ thế kỉ XVI đến năm 1858

sự phân liệt về chính trị một cách gay gắt Sự xung đột giữ nhà Mạc và nhà

Lê rồi sự xung đột gay gắt giữa nhà Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa

10

Ngày đăng: 30/11/2022, 14:04

w