1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo án gia đình

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gia đình
Tác giả Nguyễn Thị Vân
Trường học Trường Mầm Non Quảng Phú
Chuyên ngành Mầm non
Thể loại Kế hoạch thực hiện chủ đề
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 564 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG PHÚ

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀCHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

(Thời gian hoạt động 4 tuần: Từ ngày 31/10/2022 đến 25/11/2022 )

Giáo viên: Nguyễn Thị VânLớp: C2

Khối: Mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)

Trang 3

-Tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, phấn khởi khi đến lớp

- Trẻ hiểu thêm về chủ đề “Gia đình” qua trò chuyện cùng cô

2 Chuẩn bị:

- Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ.

- Trang trí lớp theo chủ đề “Gia đình tôi ”

3 Tiến hành:

- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định Hướng trẻ vào các góc Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Gia đình tôi ” - Rèn luyện kĩ năng và các cơ toàn thân

- Giáo dục trẻ tính kỉ luật và tinh thần đoàn kết trong hoạt động.

3.Chuẩn bị:

- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ - Kiểm tra sức khoẻ, trang phục cho trẻ.

4 Tiến hành:

Tập kết hợp với nhạc bài hát: cả nhà thương nhau

* Khởi động

Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân (đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân), chạy nhanh chạy chậm Sau đó về đội hình tập bài tập thể dục phát triển chung

* Trọng động

Tập theo nội dung của bài hát: Cả nhà thương nhau - Hô hấp: Hít vào thở ra

- Tay 1: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên - Lưng bụng lườn 1: Cúi về phía trước

- Chân 2: Co duỗi chân

- Bước đầu trẻ biết phân vai, nhập vai và

- Đồ chơi gia đình, nấu ăn,

* Hoạt động 1: ổn

định tổ chức, hướng

Trang 4

thể hiện vai chơi theo gợi ý của cô.

- Trẻ biết tô màu theo HD của cô, biết nối các đối tượng đúng với số

Trang 5

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ

- Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.

- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô về nội dung bài thơ, phát âm đúng một số từ khó trong bài

2 Kỹ năng:

- Phát triển khả năng chú ý lắng nghe, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua trả lời câu hỏi của cô, đọc thơ diễn cảm.

3 Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.

- Trẻ yêu quý và kính trọng ông bà Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác.

2 Chuẩn bị:

- Cô: Tranh minh họa bài thơ.

- Trẻ: Trang phục gọn gàng, trẻ hứng thú học bài.

3 Tổ chức thực hiện :

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô cùng trẻ hát vận động bài “cháu yêu bà” - Chúng mình vừa hát bài gì?

- Trong bài hát nói về ai?

=> Bà là người luôn yêu thương các con và chăm sóc cho các con những lúc mẹ vắng nhà Chính vì thế các con phải biết yêu quý vâng lời bà nhé.

Hoạt động 2: Nội dung

* Cô đọc diễn cảm bài thơ

- Cô đọc thơ lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ

- Cô vừa đọc bài thơ Thăm nhà bà do tác giả Như Mao sáng

Trang 6

* Đàm thoại, giảng giải giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?

- Khi thấy đàn gà, bạn nhỏ đã gọi đàn gà như thế nào? Các con cùng gọi gà như bạn nhỏ nào “Bập bập bập”

“Chúng lật đật Chạy nhanh nhanh

Xúm vòng quanh Kêu chiếp chiếp”

- Đàn gà xúm vòng quanh bạn nhỏ và kêu như thế nào? Các con cùng bắt chước tiếng kêu của những chú gà con nào? - Những chú gà con thì mải miết nhặt gì nào? “Mải miết”

- Vậy bạn nhỏ là người như thế nào?

- Các con còn nhỏ thì các con sẽ làm gì để giúp ông bà, bố

Trang 7

bà chăm sóc đàn gà khi bà vắng nhà Các con còn nhỏ giúp ông bà làm những việc vừa sức, ngoan ngoãn nghe lời ông

- Các con đọc thơ rất giỏi rồi, bây giờ cô muốn dành cho các con một trò chơi, đó là trò chơi “Về đúng nhà”

- Cách chơi: Cô sẽ phát cho các con mỗi bạn 1 thẻ màu: màu đỏ, màu xanh hoặc màu vàng Các con vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi” khi cô có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà” các con hãy tìm đúng ngôi nhà có màu giống với thẻ màu của con có.

- Luật chơi: Bạn nào về sai nhà sẽ bị nhảy lò cò - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

- Trong khi trẻ chơi cô quan sát Cô kiểm tra kết quả sau khi trẻ chơi xong

Hoạt động 5: Kết thúc

- Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ - Cho trẻ hát “Cháu yêu bà” và ra ngoài

- Quan sát cây vú sữa

- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ

- Chơi tự chọn: Cầu trượt, đu quay, phấn, lá, sỏi

2 Yêu cầu

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Biết nói lên những suy nghĩ của mình để nói về cây vú sữa - Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Biêt cách chơi sao cho an toàn

3 Chuẩn bị:

- Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, an toàn cho trẻ hoạt động - Cô và trẻ trang phục gọn gàng, dễ vận động

- Xắc xô

Trang 8

4 Tiến hành

a Quan sát cây vú sữa

Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát bằng cách đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời - Đây là cây gì?

- Bạn nào có nhận xét về cây vú sữa?

- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây, không bẻ cành ngắt lá

b TCVĐ: Dung dăng dung dẻ

- Cô nêu cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi

- Sau mỗi lượt chơi cô nhận xét.

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi, đu quay, cầu trượt… - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: Gia đình, bán hàng, nấu ăn - Góc XD - LG: Ngôi nhà của bé

- Góc AN: Múa hát có nội dung về chủ đề "gia đình tôi" - Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

* Yêu cầu:

- Biết chọn vai chơi và thể hiện hành động chơi theo hướng dẫn của cô - Chơi ngoan, đoàn kết vơi bạn

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

* Làm quen truyện: Nhổ củ cải - Yêu cầu:

+ Trẻ bước đầu nhớ truyện, nhớ các nhận vật trong truyện + Bước đầu hiểu nội dung câu chuyện

- Cô kể cho trẻ nghe

Trang 9

- Trẻ biết tên và thực hiện tốt vận động “Trườn theo hướng thẳng” - Phát triển tố chất dẻo dai và bền bỉ

- Trẻ biết cách chơi trò chơi

b Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo - Phát triển các nhóm cơ chân, cơ tay vai

c.Giáo dục

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô

Chuẩn bị:

- Sân tập, khăn cho trẻ chơi trò chơi - Quấn áo cô và trẻ gọn gàng

3 Tổ chức hoạt động:

*H Đ1 Gây hứng thú

- Giới thiệu các đội chơi.

Để tham gia các phần chơi của chương trình được tốt sau đây xin mời các đội chúng ta cùng bước vào màn khởi động.

*H Đ2 Dạy “Trườn theo hướng thẳng”

a Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh Các kiểu đi được đan xen với kiểu đi thường.

- Chuyển đội hình thành 4 hàng cách đều nhau Sau đây xin mời 2 đội đến với phần mở màn của chương trình đó là phần “Đồng diễn”

b Trọng động

Trẻ nhún theo bài hát

Trẻ thực hiện

Trang 10

* Tập bài tập phát triển chung.

- Tay, vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao

+ N3: Ngược lại với nhịp 2

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Bụng, lườn: Cúi người về trước, ngửa người ra

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Chân: Đứng lần lượt chân co cao đầu gối ( 6L –

+ N1: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống vào hông

+ N2: Co cao đầu chân trái lên + N3: Co cao đầu gối chân phải lên + N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Bật: Bật chân trước chân sau sau ( 4L – 4N)

+ N1: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông

+ N2: Nhún chân bật chân trái lên trước, chân phải ra sau

+ N3: Ngược lại

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Khen trẻ, chuyển sang phần chơi tiếp theo Phần “Đội nào nhanh, khỏe”.

* Bài tập vận động cơ bản

- Cho trẻ chuyển thành đội hình 2 hàng ngang đối

Trẻ tập bài phát triển chung

Trẻ quan sát

-Trẻ quan sát và nghe cô hướng dẫn

Trang 11

- Để thực hiện tốt phần chơi xin mời các bé quan sát lên cô thực hiện trước nhé.

+ Lần 1: cô làm mẫu không giải thích

+ Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động tác - Tư thế chuẩn bị cô sẽ nằm xấp người xuống sàn, khi có hiệu lệnh “bắt đầu” cô sẽ sử dụng cẳng tay và cẳng chân trườn sát người xuống mặt sàn, mắt luôn nhìn thẳng và thực hiện trườn về phía trước + Cô mời 1-2 trẻ lên làm mẫu

- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng để tham gia chưa

+ Cô cho lần lượt từng trẻ của 2 đội lên thực hiện - Khen trẻ.

- Bây giờ xin mời 2 đội sẽ thi đua nhau từng bạn một của 2 đội sẽ trườn theo hướng thẳng đến đích và lấy 1 lá cờ mang về cho đội mình Đội nào hết số bạn trước và không phạm luật như trườn ra khỏi đường thẳng hay chưa đến đích mà đứng dậy Các bé rõ chưa.

+ Cho trẻ thực hiện lần 2 - nhận xét, khen ngợi trẻ.

- Xin mời các đội đến với phần chơi tiếp theo “Đội nào khéo”

Hoạt động 3: Trò chơi “Lộn cầu vồng’

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Kiểm tra, nhận xét, khen ngợi trẻ cơ thể

3 Kết thúc:

- Vừa rồi các đội đã rất xuất sắc trườn rất nhanh nhẹn và khéo léo đưa những trái bóng về đích, 2 đội đều dành được phần quà của chương trình.

Trang 12

2 Yêu cầu

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, của một số loại rau

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ

- Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời.

a Quan sát vườn rau

Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ - Đây là vườn gì?

- Cây rau dùng để làm gì?

- Chúng ta phải làm gì để chăm sóc bảo vệ vườn rau

- Giáo dục trẻ: Không được đi vào vườn rau, không được nhổ rau, thích ăn các món ăn từ rau

b TCVĐ: Kéo co

- Cô nêu cách chơi luật chơi

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp.

- Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Tổ chức trò chơi “kéo co” Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi - Vệ sinh, nêu gương bé ngoan.

Trang 13

- Trẻ biết được của các thành viên trong gia đình (ông bà nội ngoại, bố mẹ, anh chị…) biết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Trẻ biết được trong gia đình có 1-2 con là gia đình ít con, từ 3 con trở lên là gia đình đông con, gia đình nhiều thế hệ, biết số lượng các thành viên trong gia

* HĐ1: Gây hứng thú: Hát bài cả nhà thương nhau

- Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” sau đó hỏi trẻ - Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về gì?

=> Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình Gia đình là nơi có những người thân yêu cùng chung sống, mọi người trong gia đình luân yêu thương , quan tâm và chăm sóc lẫn nhau vậy giờ học hôm nay cô và các con cùng trò truyện về gia đình mình nhé.

* HĐ1: Trò chuyện về gia đình bé.

- Các con có muốn nghe cô kể về gia đình cô không?

- Cô kể về gia đình: Gia đình cô có 3 người đó là cô, chồng cô và con trai cô Cô làm nghề giáo viên, chồng cô làm nghề bộ đội, con trai còn nhỏ đang học lớp nhà trẻ, sở thích của gia đình cô là đi chơi công viên vào những ngày nghỉ cuối

Trang 14

- Cho 1 số trẻ kể về gia đình mình ( gia đình có những ai? công việc của từng người)

-Trong gia đình con có những ai? - Bố, mẹ con làm nghề gì?

- Gia đình con có mấy người?

- Ở nhà con giúp mẹ những công việc gì?

- Vào những ngày nghỉ gia đình con thường đi chơi ở đâu? => Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình cùng chung sống với nhau, yêu thương quan tâm và chăm sóc lẫn nhau Có những gia đình không sống chung với ông bà nhưng có gia đình sống chung cùng ông bà.

- Cô đố các con biết Ông bà nội là người sinh ra ai? - Ông bà ngoại là người sinh ra ai?

=> Mỗi chúng ta ai cũng có 2 ông bà đó là ông bà ngoại và ông bà nội ông bà nội là người sinh ra bố còn ông bà ngoại là người sinh ra mẹ.

- Cô còn có rất nhiều những hình ảnh về gia đình nữa cô và các con cùng quan sát nhé

* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận tranh:

+ Tranh 1: Gia đình 1 con

- Các con có nhận xét gì về gia đình này? - Gia đình này có mấy người?

=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ + Tranh 2 : Gia đình có 3 con

- Cô cho trẻ xem hình ảnh gia đình?

- Các con có nhận xét gì về gia đình? - Gia đình này có mấy người?

- Gia đình này có mấy con?

- Các con suy nghĩ xem gia đình này thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?

=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ + Tranh 3: Gia đình nhiều thế hệ.

- Các con có nhận xét gì về gia đình này?

- Gia đình này có bao nhiêu người? ( Cô cho trẻ đếm) - Các con biết không có gia đình có 1 con, gia đình có 2 con, gia đình có nhiều con và có gia đình thì sống chung cùng ông bà, có gia đình sống chung với ông bà Vì vậy mà người ta chia ra các kiểu gia đình : Gia đình đông con , gia đình ít con và gia đình nhiều thế hệ

+ Những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình này có cuộc sống khá hơn đỡ vất vả hơn.

+ Gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, cuộc sống sẽ vất vả hơn và khó khăn hơn.

+ Gia đình sống chung với ông bà gọi là gia đình nhiều thế

Trang 15

hệ hay còn gọi là gia đình lớn, còn gia đình không sống chung cùng ông bà gọi là gia đình nhỏ.

=> Giáo dục: Cho dù mỗi gia đình có số lượng thành viên khác nhau, nhưng mọi người trong gia đình đều thương yêu chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau biết kính trọng yêu thương ông bà cha mẹ, các con chăm ngoan học giỏi.

+ So sánh gia đình đông con và gia đình ít con

- Giống nhau: Cố bố mẹ và con

- Khác nhau: Gia đình có ít con và gia đình có đông con

* Hoạt động 3: Kết thúc:

- Các con có yêu quý gia đình của mình không?

- Các con hát vang bài '' Niềm vui gia đình” cho trẻ hát và đi

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây hoa bách nhật

- Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời - Biết cách chơi trò chơi

a Quan sát góc thiên nhiên của lớp.

- Cô gợi ý cho trẻ quan sát góc thiên nhiên bằng cách đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời.

- Đây là cây hoa gì? - Bông hoa có màu gì? - Là hoa có màu gì?

- Vườn hoa ở góc thiên nhiên dùng để làm gì?

- Giáo dục: Trẻ không bẻ cành ngắt lá, không giẫm vào vườn hoa.

b TCVĐ: Về đúng nhà

- Cách chơi:

Cô chia trẻ thành các nhóm khác nhau Vừa đi vừa hát bài cả nhà thương nhau Khi có hiệu lệnh của cô về ngôi nhà nào thì trẻ về ngôi nhà đó.

c.Chơi tự do:

Trang 16

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: bán hàng, nấu ăn, gia đình - Góc XD-LG: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc sách: Làm anbum ảnh gia đình

- Góc KPKH: phân biệt hình vuông, hình tròn - Góc Tạo hình: Dán bức tranh ngôi nhà của bé

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Làm quen bài hát “Cháu yêu bà” Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả Cô hát cho trẻ nghe hai lần

Cho trẻ hát cùng cô

- Cho trẻ hoạt động tự chọn ở các góc

Cô cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ chơi đúng vai - Vệ sinh, nêu gương bé ngoan.

Trang 17

3 Tổ chức thực hiện:

HĐ1: Ổn định- gây hứng thú

- Cho trẻ trò chuyện về chủ đề gia đình tôi Giáo dục trẻ: yêu quý gia đình của mình

* Dạy hát:

- Dẫn dắt cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Cháu yêu bà” - Cô hát mẫu cho trẻ nghe

+ Lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ + giới thiệu tên nhạc sĩ.

+ Lần 2: Kết hợp với nhạc

+ Cô vừa hát bài gì? Ai sáng tác? + Cô giảng nội dung bài hát: … * Cô bắt nhịp và cho cả lớp hát 2 lần - Cho trẻ hát theo lớp, nhóm, tổ, cá nhân

Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ vận động đúng, đẹp.

* Nghe hát: “ Khúc hát ru người mẹ trẻ ”

- Dẫn dắt và hát cho trẻ nghe - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả - Giảng nội dung bài hát.

- Cô hát kết hợp minh hoạ bằng điệu bộ - Cô hát kết hợp với nhạc

- Cho trẻ hưởng ứng hát cùng cô 1 lần

*Trò chơi: Ai đoán giỏi

- Cô nêu cách chơi và luật chơi

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của một số loại rau trong vườn - Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ

3 Chuẩn bị:

Trang 18

- Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng, an toàn cho trẻ hoạt động - Cô và trẻ trang phục gọn gàng, dễ vận động

- Cô cho trẻ xếp hàng đi tham quan - Xắc xô

4 Tiến hành

a.Quan sát vườn rau

Quan sát vườn rau của nhà trường MN

- Câu hỏi: + Đây là nơi nào?

+ Vườn rau có những loại rau gì? + Các cô thường nấu những món canh nào cho các con ăn?

Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, kính trọng các cô, bác trong trường mầm non b TCVĐ: Dung dăng dung dẻ - Cô nêu cách chơi luật chơi Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét c.Chơi tự do: - Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi… - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ * Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh tay chân rồi cho trẻ vào lớp III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc: - Góc PV: Gia đình, bán hàng, nấu ăn - Góc XD-LG: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc AN: Hát các bài hát có trong chủ đề - Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây… - Góc tạo hình: Tô màu bức tranh gia đình * Yêu cầu - Trẻ biết nhận vai chơi ở các góc - Biết chơi đoàn kết cùng với bạn IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1 Hướng dẫn trẻ hoàn thiện bài trong vở bé làm quen với toán.

Trang 19

- Trẻ biết cầm bút tô màu bức tranh gia đình theo mẫu của cô - Trẻ biết gia đình đó là gia đình đông con hay ít con

- Tranh mẫu của cô

- Bàn ghế, bút mầu, vở tạo hình cho trẻ

Tổ chức thực hiện:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hát bài cả nhà thương nhau - Các con vừa hát bài gì ?

- Trong bài hát nhăc đến những ai?

- Ai kể về gia đình nhà mình cho cô và các bạn biết nào ?

*Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu

- Các bạn đã rất là giỏi cô cũng có một gia đình mà hôm nay cô giới thiệu với chúng mình đấy

- Chúng mình cùng xem gia đình của cô có những ai?

- Mọi người trong bức tranh có tình cảm như thế nào với nhau?

- Bức tranh cô tô mầu như thế nào ? - Cô tô bố mắc áo màu gì?

- Mẹ mặc áo gì?

- Con mặc áo mầu gì ?

- Các bạn có muốn tô được bức tranh gia đình mình đẹp như của cô không?

- Các con ngồi đẹp xem cô tô mẫu trước nhe.

+ Cô làm mẫu lần 1 vừa tô vừa giải thích cách tô, kỹ năng tô

+ Lần 2: vừa tô vừa hỏi trẻ kỹ năng

- Để tô được bức tranh đẹp phải ngồi như thế nào? - Cầm bút bằng tay nào?

- Tô từ phía nào ?

- Làm thế nào để vở không bị di chuyển ?

Từ trái sang phải Giữ tay lên vở

Không, vì không đẹp

Trang 20

- Có tô chờm ra ngoài không? Vì sao? - Tô xong cô làm gì?

- Bây giờ chúng mình đã sẵn sang tô chưa? Hát Mẹ yêu không nào đi về chỗ ngồi

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cô cho trẻ lấy vở về vị trí để tô màu

- Cô bao quát trẻ và khuyến khích động viên trẻ

* Hoạt động 4: cho trẻ trưng bày sản phẩm

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Biết suy nghĩ để tìm đựoc câu trả lời đúng - Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ biết được một số đặc điểm của cây hoa nhài

a.Quan sát cây hoa bách nhật

Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ trả lời - Đây là cây hoa gì?

- Cây hoa này để làm gì ? - Bông hoa có màu gì ? - Lá hoa có mầu gì ?

- Giáo dục trẻ: Biết yêu qúy chăm sóc cây hoa

b.TCVĐ: Về đúng nhà

- Cô nêu cách chơi luật chơi

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

Trang 21

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: nấu ăn, bán hàng, gia đình - Góc XD - LG: Ngôi nhà của bé

- Góc AN: Múa hát có nội dung về chủ đề “Gia đình tôi” - Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1 Cho trẻ làm quen hoạt động tiếng anh.

2 Tổ chức văn nghệ cuối tuần cho trẻ theo chủ đề “Gia đình tôi” 3 Vệ sinh, nêu gương, cho trẻ bình cờ BN.

-Tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, phấn khởi khi đến lớp

- Trẻ hiểu thêm về chủ đề “Gia đình sống chung một ngôi nhà ” qua trò chuyện

- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định Hướng trẻ vào các góc Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “ Gia đình sống chung - Rèn luyện kĩ năng và các cơ toàn thân

- Giáo dục trẻ tính kỉ luật và tinh thần đoàn kết trong hoạt động.

3.Chuẩn bị:

- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ - Kiểm tra sức khoẻ, trang phục cho trẻ.

4 Tiến hành:

Trang 22

Tập kết hợp với nhạc bài hát: Nhà của tôi

* Khởi động

Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân ( đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân), chạy nhanh chạy chậm Sau đó về đội hình tập bài tập thể dục phát triển chung

* Trọng động

Tập theo nội dung của bài hát : Nhà của tôi - Hô hấp: Hít vào thở ra

- Tay 1: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên - Lưng bụng lườn 2: Quay sang trái sang phải

- Chân 1: Ngồi xổm đứng lên

- Bước đầu trẻ biết phân vai, nhập vai và thể hiện vai chơi theo gợi ý của cô.

- Trẻ biết tô màu theo HD của cô, biết nối các đối tượng đúng với số

Trang 23

- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện - Trẻ bước đầu hiểu nội dung câu chuyện

b.Kĩ năng:

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và ghi nhớ có chủ định cho trẻ

c Thái độ:

Giáo dục trẻ biết yêu thương chăm sóc những người thân trong gia đình của mình.

2.Chuẩn bị:

- Tranh minh họa câu chuyện - Sa bàn minh họa câu chuyện

- Trong bài hát có những ai?

- Trong bài hát cả nhà có thương yêu nhau không? - Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe 1 câu chuyện kể về 1 gia đình đã yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau để

Trẻ hát cùng cô

Trang 24

cùng nhau hoàn thành công việc ntn nhé.

* HĐ2: Bài mới

* Cô kể lần 1

( Trẻ ngồi xúm xít quanh cô nghe cô kể) - Cô vừa kể cho câu chuyện gì?

- Bây giờ chúng mình cùng nhẹ nhàng về chỗ nghe cô kể ại nhé

* Cô kể lần 2

( Cô kể theo trình chiếu) + Đàm thoại và kể trích dẫn - Cô vừa kể chuyện gì?

- Trong câu chuyện có những ai? - Vào mùa thu ông già đã mang gì về?

( cho trẻ xem slide ông già mang củ cải về trồng và chăm sóc cho cây)

- Cây cải có phụ lòng ông già không?

- À cây cải đã không phụ lòng ông già lớn nhanh như thổi, nó đã trở thành cây cải to chưa từng thấy

- Ông già định ra nhổ cây củ cải về cho bà già nhưng có nhổ được không? Và ông đã gọi ai?

( cho trẻ cùng gọi bà già với ông)

- Bà già ra giúp ông già nhổ có nhổ được không? Bà già đã gọi ai?

( lần lượt hỏi trẻ gọi tiếp cô cháu gái , chó con, mèo và chuột)

- Khi mọi người trong nhà đều giúp thì ông già có nhổ được không?

* Giáo dục

- Ông già đã nhổ được củ cải nhờ có sự gíup đỡ của mọi người trong gia đình đây Vậy ở lớp chúng mình có yêu thương và giúp đỡ nhau có tranh giành đồ chơi của nhau không? vậy chúng mình phải ntn?

* Cô kể lần 3 ( kẻ bằng sa bàn)

3 Kết thúc

Cô cho trẻ cùng bắt trước đọc câu: “Nhổ cải lên!nhổ cải lên!

Ái chà chà! nhổ được rồi

Trẻ trả lời tên chuyện

Trang 25

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Trẻ quan sát đặc điểm của ngôi nhà một tầng

- Biết nói lên những suy nghĩ của mình để nói về ngôi nhà một tầng - Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Biêt cách chơi sao cho an toàn

Cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện Cô đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời - Cô đố lớp mình ngôi nhà này to hay nhỏ?

- Ngôi nhà này có đẹp không?

- Bạn nào tinh mắt nhìn xem ngôi nhà này có mấy tầng? - Con có yêu ngôi nhà của mình không?

b TCVĐ: Bánh xe quay

Cách chơi:

Chia trẻ làm 2 – 3 nhóm, cho trẻ xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau (chạy theo nhịp gõ của xắc xô) làm bánh xe quay Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ xắc xô chậm dần để trẻ dừng hẳn mà không bị chóng mặt Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng theo đúng nhịp) Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xo thì trẻ phải dừng lại ngay.

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi, đu quay, cầu trượt… - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: Gia đình, bán hàng, nấu ăn - Góc XD - LG: Ngôi nhà của bé

- Góc AN: Múa hát có nội dung về chủ đề "ngôi nhà gia đình ở" - Góc TH: Vẽ và tô màu ngôi nhà

- Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

* Yêu cầu:

- Biết chọn vai chơi và thể hiện hành động chơi theo hướng dẫn của cô - Chơi ngoan, đoàn kết vơi bạn

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

* Làm quen bài thơ: Chiếc quạt nan

Trang 26

- Yêu cầu:

+ Trẻ bước đầu nhớ bài thơ

+ Bước đầu hiểu nội dung bài thơ - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ hai lần

- Trẻ tham gia hoạt động hứng thú, tích cực Có ý thức luyện tập thể thao để có cơ thể cân đối, khoẻ mạnh.

- Giới thiệu các đội chơi.

Để tham gia các phần chơi của chương trình được tốt sau đây xin mời các đội chúng ta cùng bước vào màn khởi động.

*H Đ2 Dạy “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”

Trẻ hứng thú tham gia cùng cô

Trang 27

a Khởi động

- Cho trẻ đi các kiểu đi: Đi mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh Các kiểu đi được đan xen với kiểu đi thường.

- Chuyển đội hình thành 4 hàng cách đều nhau Sau đây xin mời 2 đội đến với phần mở màn của chương trình đó là phần “Đồng diễn”

b Trọng động

* Tập bài tập phát triển chung.

- Tay, vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao

+ N3: Ngược lại với nhịp 2

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Bụng, lườn: Cúi người về trước, ngửa người ra

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Chân: Đứng lần lượt chân co cao đầu gối ( 6L –

+ N1: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống vào hông

+ N2: Co cao đầu chân trái lên + N3: Co cao đầu gối chân phải lên + N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Bật: Bật chân trước chân sau sau ( 4L – 4N)

+ N1: Hai chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông

Trẻ thực hiện

Trẻ tập bài phát triển chung

Trang 28

+ N2: Nhún chân bật chân trái lên trước, chân phải ra sau

+ N3: Ngược lại

+ N4: Thu chân về tay để dọc theo người

- Khen trẻ, chuyển sang phần chơi tiếp theo Phần “Gia đình nhanh - khỏe”.

* Bài tập vận động cơ bản

- Cho trẻ chuyển thành đội hình 2 hàng ngang đối diện

- Để thực hiện tốt phần chơi xin mời các bé quan sát lên cô thực hiện trước nhé.

+ Lần 1: cô làm mẫu không giải thích

+ Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động tác

Từ đầu hàng cô bước lên trước vạch xuất phát 2 tay cô thả xuôi măt nhìn thẳng về phía trước Khi có tiếng trống vang lên cô bắt đầu đi phối hợp chân nọ tay kia Tiếng trống chậm cô đi chậm tiếng trống nhanh cô đi nhanh, tiếng trống chậm cô lại đi chậm cho tới khi về đích, để báo mình về tới đích cô giơ 2 tay lên sau đó cô đi về cuối hàng.

+ Cô mời 1-2 trẻ lên làm mẫu

- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng để tham gia

Trang 29

II HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, của một số kiểu nhà

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ

- Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời.

a Quan sát ngôi nhà hai tầng

Cô cho trẻ quan sát ngôi nhà Cô đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời - Bạn nào có nhận xét về các ngôi nhà?

- Ngôi nhà này có mấy tầng? - Ngôi nhà này có đẹp không? - Nhà của con có đẹp không?

b TCVĐ: Bánh xe quay

- Cô nêu cách chơi luật chơi

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

- Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Hướng dẫn trẻ hoàn thiện bài trong vở lqcc - Hoạt động tự chọn ở các góc

- Tổ chức trò chơi “bịt mắt bắt dê”

Trang 30

- Vệ sinh, nêu gương bé ngoan.

- Rèn khả năng chú ý, quan sát, nghi nhớ có chủ định cho trẻ - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ

- Hình vuông, hình tròn giống của cô

- Một số đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn: cái đồng hồ, cái gương, cái đĩa bưu thiếp

* NDTH: - Âm nhạc: Bài hát “Cả nhà thương nhau”

- MTXQ: Trò chuyện về gia đình của bé

- Cô và các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì?

- Trò chuyện về gia đình của bé cô giới thiệu bạn búp bê tặng quà

- Bài hát Cả nhà thương nhau - Bài hát nói về gia đình thương yêu nhau

- Trẻ trò chuyện cùng cô

Trang 31

- Cô giơ hình tròn màu đỏ cho trẻ xem

+ Đây là hình gì? cho trẻ chọn hình giống cô

+ C/c có nhận xét gì về hình tròn? + Hình tròn có màu gì?

+ Hình tròn có đặc điểm gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra khi cô lăn hình tròn ? cô cho trẻ lăn hình

+ Cô cho trẻ sờ hình

+ Vì sao hình tròn lăn được?

+ Cô cho cả lớp chọn hình tròn cầm trên tay

+ Trên tay của con đang cầm hình gì? + Hình tròn của con có màu gì?

( Cô gọi 2-3 trẻ trả lời)

+ Hình vuông có lăn được không? +Cô cho trẻ cầm hình vuông lăn?

+ Cô cho cả lớp sờ vào đường bao quanh hình vuông

+ Vì sao hình vuông không lăn được? + Cho trẻ đếm góc, cạnh

=> Cô bao quát lại hình tròn, hình vuông * Mở rộng: C/c tìm xung quanh lớp xem có những đồ vật, đồ dùng đồ chơi nào có dạng hình vuông, hình tròn

Hoạt động 3 : Luyện củng cố

- Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh hơn Cô nói tên hình hoặc đặc điểm của hình,trẻ chọn nhanh các hình theo yêu cầu của cô sau đó giơ lên và gọi tên hình đó

+ Chọn cho cô hình tròn - hình vuông + Chọn cho cô hình có màu đỏ - xanh + Chọn cho cô hình lăn được - hình không lăn được

- Không lăn được

- Trẻ nhận thấy hình vuông không

Trang 32

đường bao tròn, không góc cạnh - Trò chơi 2: Về đúng nhà

* Kết thúc: Nhận xét: tuyên dương

những cháu học tốt động viên những

II HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây hoa cúc

- Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời - Biết cách chơi trò chơi

a Quan sát vườn hoa cúc

- Cô gợi ý cho trẻ quan sát vườn hoa bằng cách đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời - Đây là cây hoa gì?

- Bông hoa có màu gì? - Là hoa có màu gì?

- Vườn hoa cúc dùng để làm gì?

- Giáo dục: Trẻ không bẻ cành ngắt lá, không giẫm vào vườn hoa.

b TCVĐ: Dung dăng dung dẻ

- Cách chơi:

Cô cho trẻ đi vòng tròn và đọc bài đồng dao dung dăng dung dẻ, khi hết bài trẻ nào không ngồi thì sẽ thua và phải nhảy lò cò quanh các bạn

c Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi……

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: bán hàng, nấu ăn, gia đình - Góc XD - LG: Xây dựng ngôi nhà của bé

Trang 33

- Toán: Sắp xếp theo quy tắc, tô nối các đối tượng giống nhau - Góc Sách: Tạo anbuml gia đình

- Góc Tạo hình: Dán bức tranh ngôi nhà của bé, làm dép, làm mũ

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Làm quen bài hát “Cho con” Cô hát cho trẻ nghe lần 1

Dạy vđ: Cả nhà thương nhau Nghe hát: Cho con

TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát1.Mục đích yêu cầu:

a Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả Trẻ biết vận động theo bài hát - Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài hát “cho con”

b Kĩ năng:

- Trẻ vỗ tay đúng theo nhịp bài hát

- Hứng thú chơi trò chơi qua đó rèn luyện và phát triển tai nghe, khả năng nhanh

Trang 34

- Các con ơi cô có một bài hát rất hay nói về tình cảm gia

đình đấy, cô mời các bạn cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát nào nhé.

- Các con ơi, đây là giai điệu của bài hát gì? Các bạn thật là giỏi, khen các bạn nào.

- Bây giờ cô mời các bạn về chỗ và đứng lên hát bài hát: cả nhà thương nhau của nhạc sĩ Phan Văn Minh nào - Trẻ hát 1 lần

Cảm con các con, cô mời các bạn ngồi xuống - Chúng ta vừa hát bài hát gì nhỉ?

- Các con ạ, bố mẹ luôn là người yêu thương gần gũi và chăm lo cho chúng ta Vậy nên chúng mình phải ngoan ngoãn vâng lời ông bà bố mẹ, các con có đồng ý với cô không?

- Các con ơi, bài hát cả nhà thương nhau sẽ còn hay hơn nữa nếu chúng ta vận động theo giai điệu của bài hát đấy Và hôm nay cô sẽ dạy lớp mình múa kết hợp với lời bài hát nhé.

- Cô múa mẫu

+ Lần 1: Kết hợp với nhạc

+ Lần 2: Cô phân tích và giải thích động tác

Câu 1: Ba thương mẹ: Tay trái cô để lên ngực, sau đó cô để tay phải lên và nhún

Câu 2: Mẹ thương ba: Cô vuốt từng tay lên cao, nhún chân theo nhịp bài hát

Câu 3: Cả nhà nhau: Cô guộn hái đào bên trái, rồi chuyển sang phải, mỗi bên một lần, chân nhún theo nhịp Câu 4: Xa là cười: Ngón trỏ hai tay cô để lên miệng

- Các con ơi, còn rất nhiều vận động khác cho bài hát được hay hơn như dùng dụng cụ âm nhạc, vỗ tay theo nhịp bài hát Và bây giờ cô mời các bạn chúng ta sẽ vỗ tay theo nhịp 2/4 của bài hát nhé.

* Nghe hát: Cho con

- Các con ơi, trong gia đình mình có những ai, các bạn nói cho cô biết nào?

Cô cảm ơn các con Trong gia đình của chúng mình có rất nhiều thành viên Vậy chúng mình có yêu thương các thành viên trong gia đình không.

Và hôm nay cô biết một bài hát rất là hay mà cô sẽ tặng

Trang 35

cho các bạn, đó là bài hát cho con Cô mời các bạn cùng lắng nghe cô hát nhé.

- Cô hát lần 1

- Các con ơi, cô vừa hát bài hát gì nào?

- Các con ạ, bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc các con, cho dù khó khăn, vất vả bố mẹ vẫn luôn che chở và bao bọc các con Vậy nên mai này khôn lớn các con phải luôn ghi nhớ công ơn của bố mẹ nhé.

- Bây giờ các con có muốn hát và vận động cùng cô bài hát này không?

*Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

- Cách chơi: Cô mở nhạc không lời các bài hát và các con sẽ lắng nghe và đoán xem đây là bài hát gì Đoán đúng sẽ được hát lại bài hát đó theo nhạc, nếu đoán sai sẽ không được hát và nhường quyền chơi cho đội khác

- Luật chơi: Mỗi đội sẽ lắc xắc xô và đội nào nhanh sẽ được chơi

- Trẻ chơi

HĐ3: Kết thúc

Cô thấy hôm nay các bạn tham gia buổi học rất là vui vẻ và tích cực, nên cô sẽ thưởng cho các bạn một chuyến tham quan khu nhà của bạn Thỏ, các bạn có thích không

Quan sát vườn rau TCVĐ: Mèo đuổi chuột

Chơi tự chọn: Cầu trượt, đu quay, phấn, lá, sỏi

2 Yêu cầu

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, tác dụng của một số loại rau trong vườn - Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ

a.Quan sát vườn rau

Quan sát vườn rau của nhà trường MN

Trang 36

- Câu hỏi: + Đây là nơi nào? + Vườn rau có những loại rau gì?

+ Các cô thường nấu những món canh nào cho các con ăn? Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, kính trọng các cô, bác trong trường mầm non

b TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Cô nêu cách chơi luật chơi

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

III HOẠT ĐỘNG GÓC* Tên các góc:

- Góc PV: Gia đình, bán hàng, nấu ăn - Góc XD-LG: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc AN: Hát các bài hát có trong chủ đề - Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

- Góc tạo hình: Vẽ và tô màu bức tranh ngôi nhà của bé

* Yêu cầu

- Trẻ biết nhận vai chơi ở các góc - Biết chơi đoàn kết cùng với bạn

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1 Làm quen bài mới: Vẽ cái làn

- Rèn kĩ năng chú ý, quan sát cho trẻ - Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay

c Thái độ:

- Qua bài giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập - Trẻ biết tạo ra sản phẩm và giữ gìn sản phẩm

Trang 37

2.Chuẩn bị

Tranh mẫu của cơ

Sáp màu, vở tạo hình cho trẻ

3 Tiến hành

HĐ1: Ổn định- gây hứng thú

- Hằng ngày ở nhà ai đi chợ nấu cơm cho con ăn? - Khi đi chợ mua đồ thường đựng vào đâu? - Mở máy cho trẻ xem các hình ảnh cái làn.

- Cơ giáo dục cho trẻ cái làn này giúp cho chúng ta đựng rất nhiều các loại đồ dùng vì vậy mà các con phải biết - Quai làn được cơ vẽ như thế nào? - Quai làn gắn vào đâu?

- Thân làn cĩ dạng hình gì?

- Đế làn được cơ vẽ ở đâu các con nhỉ

* Cơ làm mẫu

- Cơ làm mẫu vừa làm vừa hướng dẫn kỹ năng và đàm thoại cùng trẻ: Đầu tiên cơ vẽ một đường cong làm quai làn Tiếp theo cơ vẽ thân làn là dạng hình trịn và cuối cùng cơ vẽ đế làn Sau khi vẽ xong cơ tơ má bức tranh * Cơ hỏi ý định của trẻ:

- Cái làn gồm cĩ những phần nào?

- Con sẽ vẽ cái làn này như thế nào? con chọn màu gì để tơ ?

* Trẻ thực hiện

- Cho trẻ ngồi vào bàn để thực hiện.

- Mở nhạc khơng lời ‘Nhà của tơi” tạo hứng thú cho trẻ trong khi thực hiện

- Cơ quan sát, hướng dẫn kỹ năng để trẻ vẽ sáng tạo - Nhắc trẻ hồn thành sản phẩm để trưng bày

Trang 38

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Biết suy nghĩ để tìm được câu trả lời đúng - Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ

- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Trẻ biết được một số đặc điểm của cây hoa mười giờ

a.Quan sát cây hoa mười giờ

Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ trả lời - Đây là cây hoa gì?

- Cây hoa này để làm gì? - Bông hoa có màu gì? - Lá hoa ntn?

- Giáo dục trẻ: Biết yêu qúy chăm sóc cây hoa

b.TCVĐ: bánh xe quay

- Cô nêu cách chơi luật chơi

Cho trẻ chơi, sau mỗi lượt chơi cô nhận xét

c.Chơi tự do:

- Đồ dùng: Phấn, lá, sỏi…

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô bao quát trẻ, chú ý an toàn cho trẻ.

* Kết thúc: Hết giờ chơi cô nhận xét chung, kiểm tra lại sĩ số cho trẻ đi vệ sinh

tay chân rồi cho trẻ vào lớp

- Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây…

IV HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1 Cho trẻ làm quen hoạt động tiếng anh

2.Tổ chức văn nghệ cuối tuần cho trẻ theo chủ đề “Gia đình sống chung trong

Trang 39

Chủ đề nhánh 3: Nhu cầu gia đình – Ngày 20/11

(Từ ngày 14/11/2022 – 18/11/2022)

I ĐÓN TRẺ

1 Yêu cầu:

-Tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, phấn khởi khi đến lớp

- Trẻ hiểu thêm về chủ đề “Nhu cầu của gia đình” qua trò chuyện cùng cô

2 Chuẩn bị:

- Vệ sinh phòng lớp sạch sẽ.

- Trang trí lớp theo chủ đề “Nhu cầu của gia đình”

3 Tiến hành:

- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định Hướng trẻ vào các góc Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Nhu cầu của gia đình” - Rèn luyện kĩ năng và các cơ toàn thân

- Giáo dục trẻ tính kỉ luật và tinh thần đoàn kết trong hoạt động.

3.Chuẩn bị:

- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ - Kiểm tra sức khoẻ, trang phục cho trẻ.

4 Tiến hành:

Tập kết hợp với nhạc bài hát: Nhà của tôi, Bố là tất cả

* Khởi động

Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân ( đi bằng mũi bàn chân,đi bằng gót bàn chân),chạy nhanh chạy chậm.Sau đó về đội hình tập bài tập thể dục phát triển chung

* Trọng động

Tập theo nội dung của bài hát : Bố là tất cả - Hô hấp: Hít vào thở ra

- Tay 2: Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay trước ngực - Lưng - Bụng - lườn 2: Quay sang trái – quay sang phải - Chân 2: Co duỗi chân

- Bật nhảy 2: Bật về phía trước

- Bước đầu trẻ biết phân vai, nhập vai và

- Đồ chơi gia đình, nấu ăn,

* Hoạt động 1: ổn

định tổ chức, hướng

Trang 40

thể hiện vai chơi theo gợi ý của cô.

- Trẻ biết tô màu theo HD của cô, biết nối các đối tượng đúng với số lượng

- Biết phân loại đồ dùng theo dấu hiệu theo chủ đề “ nhu cầu của gia đình” Cho trẻ đi tham quan từng

Ngày đăng: 06/04/2024, 23:11

w