DẠY HỌC HÌNH THÀNH CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH CÁC HÌNH HỌC LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM KHÁM PHÁ. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Để đạt được điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo con người phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực, phẩm chất tốt, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong công cuộc đổi mới này, cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy, trong đó dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Toán là một yếu tố quan trọng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Đề tài: DẠY HỌC HÌNH THÀNH CÔNG THỨC
TÍNH DIỆN TÍCH CÁC HÌNH HỌC LỚP 5 THEO
QUAN ĐIỂM KHÁM PHÁ
Cán bộ giảng dạy: PGS – TS Nguyễn Thị Châu Giang
NGHỆ AN - 2023
Trang 2MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1 Cơ sở lí luận 3
1.1 Dạy học theo quan điểm khám phá 3
1.2 Lợi ích của phương pháp khám phá 5
1.3 Phương pháp khám phá trong dạy học toán ở tiểu học 6
2 Thực trạng việc dạy học hình thành công thức diện tích hình học lớp 5 theo quan điểm khám phá 7
3 Tăng cường tổ chức dạy học hình thành công thức tính diện tích hình học lớp 5 theo quan điểm khám phá 8
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
1 Kết luận 18
2 Kiến nghị 18
Trang 3Phương pháp dạy học Toán học phổ thông nói chung và phương pháp dạyhọc Toán Tiểu học nói riêng đang tập trung đổi mới theo định hướng phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh Trong đó dạy học theo quan điểm khám phá làmột trong những phương pháp dạy học nhằm phát triển tối đa các năng lực toánhọc của học sinh Trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho họcsinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc để từng học sinh(hoặc từng nhóm học sinh) tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tựchiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo nănglực cá nhân của học sinh Quan điểm này có thể hiểu vắn tắt là dạy học với tưtưởng chủ đạo là: lấy học sinh làm trung tâm; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khámphá ra kiến thức; tăng cường giao lưu giữa trò và trò.
Môn Toán nói chung và chương trình môn Toán tiểu học nói riêng hìnhthành, phát triển ở học sinh năng lực toán học với các thành tố: tư duy và lậpluận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toánhọc; sử dụng công cụ, phương tiện học Toán Đồng thời, môn Toán góp phầnhình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã
Trang 42
quy định trong Chương trình tổng thể; giúp học sinh bước đầu xác định đượcnăng lực, sở trường
Trang 5của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách đểtrở thành người lao động và người công dân có trách nhiệm.
Mặc dù vậy, do nhiều lí do khác nhau mà thực trạng dạy học Toán ở Tiểuhọc nói chung và ở lớp 5 nói riêng cho thấy đa số giáo viên chỉ quan tâm tới việctruyền thụ lý thuyết, ít phát huy được sự chủ động, sáng tạo ở học sinh, ít hìnhthành được năng lực tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học;thiếu thực hành và liên hệ kiến thức với thực tiễn
Trong bốn mạch nội dung của môn Toán ở Tiểu học là: Số học, Yếu tốhình học, Yếu tố đại lượng và Giải toán có lời văn, mạch kiến thức Yếu tố hìnhhọc ở lớp 5 là yếu tố phát huy thế mạnh hoạt động khám phá của học sinh
Nhận thức tầm quan trọng trên, tôi chọn đề tài: “Dạy học hình thành
công thức tính diện tích hình học lớp 5 theo quan điểm khám phá” nhằm
giúp phát triển năng lực học Toán, rèn tư duy suy luận lôgic cho học sinh, gópphần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Tiểu học
Trang 6II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
1.1 Dạy học theo quan điểm khám phá
Theo từ điển Tiếng Việt: Khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái ẩn giấu, bí mật.Dưới góc độ tâm lý học, có thể quan niệm: Khám phá là một quá trình tưduy mang tính sáng tạo của con người gồm hoạt động quan sát, phân tích, đánhgiá, phán đoán, nêu giả thuyết, suy luận, … để đưa ra những khái niệm; phát hiệnnhững thuộc tính mang tính quy luật của đối tượng; tìm ra các mối liên hệ bản chấtgiữa các sự vật, hiện tượng, … mà chủ thể nhận thức chưa biết trước đó
Nói đến khám phá, ta thường hiểu đó là quá trình hoạt động tư duy tích cựcmang tính phân kỳ của chủ thể nhằm kiếm tìm những cái mới bên trong của vấn đềnghiên cứu Một vấn đề có tính khám phá trước hết đó là những vấn đề mở, vấn đề
mà tính đúng đắn chưa kiểm chứng, mục tiêu không rõ ràng hoặc ẩn chứa trongvấn đề đó những vấn đề khác
Theo Jakcc Richarchs và John Platt: Khám phá chỉ xảy ra khi một cá thểtham dự vào quá trình tư duy để tìm ra một khái niệm hoặc một quy luật nào đó
“DHKP là phương pháp tổ chức và hướng dẫn người học tự hoàn thiệnnhiệm vụ nhận thức nhằm đạt được mục tiêu dạy học thông qua các hoạt động
Trang 7thức mới thông qua thuyết trình, giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạtđộng khám phá để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới.
Trang 8Như vậy trong DHKP, HS khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới chủyếu qua các hoạt động khám phá do GV tổ chức Do đó việc thiết kế, tổ chức cáchoạt động khám phá quyết định thành công của tiết học chính vì vậy GV phải hếtsức chú trọng việc tạo cũng như tổ chức hoạt động học tập khám phá của HS.
Một hoạt động khám phá là một hoạt động được thiết kế sao cho HS thôngqua quá trình tư duy riêng của mình nhằm tìm tòi ra các khái niệm, quy tắc, tínhchất…
Để HS có thể đưa ra một khám phá riêng của mình, HS đó phải tư duy thôngqua các hình thức như: quan sát, phân loại, đánh giá, tiên đoán, mô tả, suy luận
Ở các chương trình, tài liệu trong các trường tiểu học hiện nay được thiết kếsao cho HS có thể tham dự vào các hoạt động khám phá
Khám phá là một hoạt động tư duy để từ đó đưa ra các khái niệm, các quyluật… Như vậy, các hoạt động ở cấp tiểu học nên thiết kế theo định hướng khámphá Thành công của các bài dạy này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển tư duy của
HS và năng lực dạy học của GV
Tóm lại: Dạy học khám phá là GV tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm
phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho HS
- Trong dạy học khám phá đòi hỏi người GV gia công rất nhiều để chỉ đạocác hoạt động nhận thức của HS Hoạt động của GV bao gồm: định hướng pháttriển tư duy cho HS, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức vớiHS; tổ chức HS trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cầnthiết… Hoạt động chỉ đạo của GV như thế nào để cho mọi thành viên trong cácnhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực- Ðó là việc làm không dễ ràng, đòi hỏingười GV đầu tư công phu vào nội dung bài giảng
- Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông quacon đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn
đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên kếtluận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểmtra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại
Trang 9- HS có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềmdẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triểnbản thân người học.
1.2 Lợi ích của phương pháp khám phá
J.Bruner, một nhà giáo dục Mỹ, giảng dạy tại ĐH Haward, là người đi đầutrong việc sử dụng PPDH khám phá Ông chỉ ra cho 4 lý do sử dụng phương phápnày như sau:
- Thức đẩy tư duy
- Phát triển động lực bên trong hơn là động lực bên ngoài
- Học cách khám phá
- Phát triển trí nhớ
* Đối với lý do thứ nhất: Ông cho rằng, một HS chỉ có thể học và phát triểntrí óc của mình bằng việc dùng nó HS chỉ có thể có tiềm lực trí tuệ khi và chỉ khihọc bằng cách sử dụng trí óc của mình
* Đối với lý do thứ hai: Khi đã thành công với phương pháp khám phá, HS
sẽ cảm thấy thoải mái với những gì mình đã làm HS nhận được sự kích động trítuệ thỏa đáng, phần thưởng bên trong, đó chính là động lực bên trong Thường thì
GV tác động bên ngoài bằng những lời khen, phần thưởng bên ngoài Nhưng nếu
họ muốn HS tìm được động lực hoặc hứng thú thực sự trong việc học tập, họ phảixây dựng những tình huống dạy học để HS có được phần thưởng bên trong hoặcnhằm mang lại những sự thỏa mãn của bản thân chứ không phải là động cơ bênngoài Nội lực có vai trò quyết định sự thành bại trong việc học tập của HS
* Đối với lý do thứ ba: HS học được cách khám phá Theo ông, cách duynhất người học học được các kỹ thuật khám phá đó là họ phải có cơ hội đượckhám phá Thông qua khám phá người học dần dần sẽ học được cách tổ chức vàthực hiện các nhiệm vụ học tập của mình
* Đối với lý do thứ tư: Một trong những kết quả tốt nhất của phương phápkhám phá là nó hỗ trợ tốt hơn trí nhớ của HS HS duy trì trí nhớ bền lâu Chúng tahãy nghĩ về một điều gì chúng ta đã nghĩ trong một chốc lát và so sánh với những
Trang 10thông tin mà bạn đã được cung cấp trong một khóa học, những gì mà bạn đã tư duy
và đã kết luận thì vẫn rõ ràng trong đầu của bạn cho dù bạn đã học cách đây rấtnhiều năm, trong khi đó, những kiến thức mà bạn được người khác cung cấp đãmất đi Những kiến thức bạn tự tìm tòi khám phá thường bạn nhớ rất lâu, hơn nữa
sẽ gợi lại được những kiến thức khác mà bạn đã lãng quên
Như vậy: Ưu điểm của dạy học khám phá là:
- Phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trongquá trình học tập
- Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếplòng ham mê học tập của HS Ðó chính là động lực của quá trình dạy học
- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn trithức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học Ðó chính là động lựcthúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống
- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của HS được tổ chức thường xuyêntrong quá trình học tập, là phương thức để HS tiếp cận với kiểu dạy học hình thành
và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn
- Ðối thoại trò - trò, trò - thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tíchcực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội
1.3 Phương pháp khám phá trong dạy học toán ở tiểu học
Cấu trúc dạy học khám phá:
GV (nêu vấn đề học tập) - HS hợp tác giải quyết vấn đề
Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữathầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học.PPDH khám phá có mối liên hệ với dạy học nêu vấn đề
+ Ðặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạtđộng tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề
+ Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài Dạyhọc nêu vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, có mốiliên quan logic với nội dung kiến thức cũ
Trang 11+ Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh,chưa hình thành hoàn chỉnh khả năng tư duy lôgic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
+ Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đềthuận lợi cho việc vận dụng dạy học nêu vấn đề
Dạy học khám phá có thể thực hiện lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề củakiểu dạy học nêu vấn đề
2 Thực trạng việc dạy học hình thành công thức diện tích hình học lớp 5 theo quan điểm khám phá
Việc dạy học hình thành công thức diện tích hình học trong chương trìnhmôn Toán lớp 5 có thể dễ dàng phát huy khả năng sáng tạo, khám phá, tìm tòi,phát triển tư duy Toán học của học sinh một cách triệt để Tuy nhiên có nhiều lý
do, trong những năm qua, việc dạy học hình thành công thức diện tích hình họctrong chương trình môn Toán lớp 5 chưa thực sự phát huy và khơi dậy tối đa cácnăng lực của học sinh Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau:
- Không phát huy được việc khơi gợi động cơ trong học tập cho học sinh
- Dạy học còn nặng về cung cấp kiến thức; chưa chú trọng kĩ năng; tínhsáng tạo của học sinh; coi nhẹ việc thực hành và áp dụng kiến thức vào cuộcsống của học sinh
- Chưa làm cho học sinh chủ động trong việc tìm tòi kiến thức; chưa làmcho học sinh có thái độ tích cực với việc học hình học
- Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực còn mangtính hình thức
Mặc dù giáo viên đã thực hiện việc thay đổi phương pháp dạy học, thayđổi cách thức tổ chức tiết học, song kết quả đạt được chưa như mong muốn mànguyên nhân là:
+ Phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thựchiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, cung cấp
Trang 12kiến thức cho học sinh Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học
Trang 13cũng hạn chế - mặc dù trang thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ nhưng để sửdụng vào việc dạy học hình học là rất khó bởi kĩ năng vẽ hình trên Powerpointcủa giáo viên còn hạn chế và tốn nhiều thời gian.
+ Về phía học sinh: Học sinh ngay từ lớp dưới đã không có sự yêu thích hìnhhọc; học sinh cảm thấy khó trong những bài tập hình học và trở nên chán nản
Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới cả ở người dạy và ở người học để sau mỗibài dạy - học sinh không chỉ có được hiểu biết kiến thức mà còn phải phát triểnđược năng lực bản thân, có như vậy mới áp dụng được nhu cầu về đổi mới giáodục
3 Tăng cường tổ chức dạy học hình thành công thức tính diện tích hình học lớp 5 theo quan điểm khám phá
Mỗi hoạt động dạy học khi thực hiện cần dựa trên các nguyên tắc nhấtđịnh nào đó Việc dạy học Toán ở tiểu học quan điểm khám phá cần dựa trênnhững nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Học sinh phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượngcủa thế giới thực tại xảy ra hằng ngày, gần gũi với đời đống, dễ cảm nhận đốivới các em; các em sẽ thực hành để qua đó tiếp nhận kiến thức mới
- Học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa
ra tranh luận trước tập thể những ý nghĩ và lập luận của mình, từ đó các em tựđiều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới
- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theomột tiến trình dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo củacác em Các hoạt động này phải làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên
và dành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh
- Qua các hoạt động, học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm toán học
và kĩ năng thực hành, kèm theo đó là sự củng cố và phát triển ngôn ngữ viết vànói Khuyến khích các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ riêng của mình
Trang 14Từ những nguyên tắc này, tôi xây dựng các bước tiến hành các hoạt độngdạy học hình thành công thức tính diện tích hình học lớp 5 (bài mới) theo quanđiểm khám phá gồm các bước sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
Giáo viên tùy từng trường hợp kiến thức bài học, chủ động đưa ra tìnhhuống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề để dẫn nhập vào bài học Tình huốngxuất phát này lồng ghép các câu hỏi nêu vấn đề Tình huống xuất phát cần ngắngọn, rõ ràng Tình huống xuất phát rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn
đề càng dễ dàng
Câu hỏi nêu vấn đề thường là câu hỏi lớn nhằm tìm ra kiến thức bài học.Câu hỏi nêu vấn đề cần phải phù hợp với trình độ, kích thích tính tò mò, tìm tòicủa học sinh để chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi khám phá, lĩnh hội kiếnthức mới Câu hỏi nếu vấn đề này có thể được dùng để các em giải quyết trongbước giải quyết vấn đề trong khi tìm hiểu bài mới
Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu
Khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mìnhtrước khi học kiến thức mới Để hình thành ý tưởng ban đầu này, giáo viên cóthể nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học hoặc tìm những cách
để khơi gợi suy nghĩ Học sinh có thể trình bày bằng lời nói (phát biểu) hoặctrình bày bằng cách viết, vẽ,…
Bước 3: Đề xuất phương án thực hiện
Ở bước này, giáo viên có thể khéo léo chọn lựa một số ý tưởng ban đầukhác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt những câuhỏi liên quan đến bài học nhằm giải quyết vấn đề đặt ra
Giáo viên cũng có thể gợi mở một số phương án nhằm giúp học sinh thảoluận tìm cách thực hiện
Bước 4: Thực hành giải quyết vấn đề