TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI HABECO Ngành: Quản trị kinh doanh TRẦN CHÍ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
Ngành: Quản trị kinh doanh
TRẦN CHÍ ANH
Hà Nội, 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Trần Chí Anh Người hướng dẫn: TS Trần Thị Phương Thảo
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO)” dưới đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu được thu thập có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và đã được kiểm tra kỹ lưỡng Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ Những đánh giá, nhận định, phân tích trong đề tài nghiên cứu này được tôi đúc kết trong suốt quá trình tự nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu
Tác giả Trần Chí Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS Trần Thị Phương Thảo, các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cho tôi những lời khuyên quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại thương đã cho tôi cơ hội được học tập và rèn luyện trong môi trường rất bổ ích
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ, nhân viên và các khách hàng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đã tư vấn, giúp
đỡ, giải đáp các khúc mắc của tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề án tốt nghiệp
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình
Tác giả Trần Chí Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của đề án 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6
1.1.1 Cạnh tranh 6
1.1.2 Năng lực cạnh tranh 7
1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 7
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành 8
1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp 9
1.1.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm 9
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 12
1.2.1.1 Môi trường vĩ mô 12
1.2.1.2 Môi trường ngành 15
Trang 61.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 17
1.2.2.1 Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp 17
1.2.2.2 Năng lực tài chính 18
1.2.2.3 Nguồn nhân lực 18
1.2.2.4 Năng lực Marketing 19
1.2.2.5 Năng lực công nghệ và sản xuất 19
1.2.2.6 Trách nhiệm xã hội 20
1.2.2.7 Năng lực liên kết và tạo lập mối quan hệ 20
1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 20
1.3.1 Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp 21
1.3.2 Năng lực tài chính 21
1.3.3 Nguồn nhân lực 22
1.3.4 Năng lực Marketing 23
1.3.5 Năng lực công nghệ và sản xuất 23
1.3.6 Trách nhiệm xã hội 24
1.3.7 Năng lực liên kết và tạo lập mối quan hệ 24
1.4 Mô hình phân tích SWOT 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) 26
2.1 Tổng quan về HABECO 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 27
2.2.1 Môi trường vĩ mô 27
2.2.2 Môi trường ngành 29
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) 32
Trang 72.3.1 Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp 32
2.3.2 Năng lực tài chính 34
2.3.3 Nguồn nhân lực 40
2.3.4 Năng lực Marketing 43
2.3.5 Năng lực công nghệ và sản xuất 51
2.3.6 Trách nhiệm xã hội 53
2.3.7 Năng lực liên kết và tạo lập mối quan hệ 54
2.4 Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của HABECO 55
2.4.1 Những kết quả đạt được 55
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) 60
3.1 Định hướng phát triển của HABECO 60
3.1.1 Xu hướng phát triển ngành bia ở Việt Nam 60
3.1.2 Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 62
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HABECO 64
3.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HABECO 64
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HABECO 64
3.2.2.1 Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp 64
3.2.2.2 Năng lực tài chính 66
3.2.2.3 Nguồn nhân lực 67
3.2.2.4 Năng lực Marketing 68
3.2.2.5 Năng lực công nghệ và sản xuất 73
3.2.2.6 Trách nhiệm xã hội 75
3.2.2.7 Năng lực liên kết và tạo lập mối quan hệ 76
3.3 Kiến nghị 77
Trang 83.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 77
3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam 78
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC i
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc các kênh phân phối của HABECO 46 Hình 2.2: Thị phần ngành bia Việt Nam năm 2021 50
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mô hình phân tích SWOT 25 Bảng 2.1: Hãng bia - phân phúc, thị trường và sản phẩm 29 Bảng 2.2: Doanh thu và Lợi nhuận của HABECO giai đoạn 2018 - 2022 34 Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận của HABECO và SABECO giai đoạn 2018 - 2022 35 Bảng 2.4: Khả năng thanh toán ngắn hạn của HABECO và SABECO 2018 - 2022 36 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn và tài sản của HABECO giai đoạn 2018 - 2022 37 Bảng 2.6: Cơ cấu vốn của SABECO giai đoạn 2018 - 2022 38 Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động của HABECO và SABECO giai đoạn 2018 - 2022 39 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của HABECO giai đoạn 2019 - 2022 41 Bảng 2.9: Chi phí truyền thông của HABECO và SABECO giai đoạn 2018 - 2022 48 Bảng 2.10: Ưu điểm và nhược điểm của Sabeco, Heineken và HABECO 51 Bảng 3.1: Mô hình SWOT của HABECO 64
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
-Nước giải khát Hà Nội
Trang 11TÓM TẮT
Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều
cơ hội mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, gia tăng thu nhập Tuy nhiên cũng gặp phải không ít thách thức và một trong số đó là sự cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực mạnh mẽ hơn về tài chính, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng thường xuyên thay đổi, các vấn đề về lạm phát, biến động tỷ giá, chiến tranh đã tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đặt trong bối cạnh đó, nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là cấp bách để các doanh nghiệp có thể tận dụng được cơ hội để phát triển đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy đến đối với doanh nghiệp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là một doanh nghiệp lớn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường trong ngành Đồ uống Trước sức ép mạnh
mẽ đến từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cùng với sự suy giảm kết quả kinh doanh, thị phần trong những năm gần đây, đặt ra vấn đề là HABECO phải cải thiện năng lực cạnh tranh để lấy lại vị thế vốn có, một “ông lớn” trong ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Vì vậy, mục đích của đề tài này sẽ làm sáng tỏ bức tranh về năng lực cạnh tranh của HABECO trên thị trường để có thể đề xuất các phương án, chiến lược tối ưu nhất giúp công ty này nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Để làm được như vậy, đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như thống kê,
mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được Từ kết quả nghiên cứu của đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công
ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO)”, tác giả đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HABECO bao gồm các giải pháp nâng cao: (1) Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp; (2) Năng lực tài chính; (3) Nguồn nhân lực; (4) Năng lực Marketing; (5) Năng lực công nghệ và sản xuất; (6) Trách nhiệm xã hội; (7) Năng lực liên kết và tạo lập mối quan hệ
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát (BRNGK) đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN, thứ 3 Châu Á về sản lượng tiêu thụ bia, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại Việt Nam được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm kể từ năm
2023 với tốc độ 11%/năm, nhờ sự phục hồi của du lịch và kinh tế sau Covid Theo
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương trong Hội thảo “Hoàn thiện
chính sách quản lý về hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu bia” năm 2023, thu
ngân sách nhà nước đến từ ngành công nghiệp BRNGK mỗi năm khoảng 60.000 tỷ đồng, đồng thời tạo cơ hội làm việc cho rất nhiều người có nhu cầu việc làm trong nước Tại thị trường nội địa, HABECO là một thương hiệu bia rất nổi tiếng và lâu đời Các sản phẩm (SP) như Bia Hà Nội, Bia Trúc Bạch hay Bia hơi Hà Nội đã gắn
bó từ rất lâu với đời sống của người tiêu dùng (NTD), mang giá trị văn hoá sâu sắc của người Hà Nội xưa Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh nghiệp (DN) này
đã đánh mất vị thế của mình, thị phần lần lượt rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh (ĐTCT), kết quả kinh doanh ngày càng sa sút Mạng lưới phân phối của DN tỏ ra yếu kém, thị trường truyền thống miền Bắc của DN đang bị đe doạ bởi nhiều hãng bia trong và ngoài nước Hoạt động truyền thông của DN cũng đem lại hiệu quả không cao Đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các DN có
cơ hội lớn để mở rộng thị trường, gia tăng thu nhập, thị phần nhưng cũng gặp rất nhiều thách thức bởi xuất hiện thêm nhiều ĐTCT hay các SP mới có chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn Đồng thời kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN, đặc biệt
là các DN hoạt động trong lĩnh vực Đồ uống cả trong nước và quốc tế, tạo áp lực buộc các DN phải có những thay đổi nhất định để có thể đứng vững được trên thị trường Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của HABECO là rất cần thiết để DN này có thể lấy lại được vị thế trên thị trường
Đặt trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn chọn đề tài: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Trang 132 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài về NLCT được rất nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng như quốc tế đón nhận và nghiên cứu Sau đây là một số nghiên cứu về NLCT của DN:
Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, Ambastha và Momaya (2004) đã chỉ ra NLCT của các DN nói chung chịu tác động bởi 3 yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, trình độ công nghệ); (2) Quy trình (quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, phát triển SP mới) Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở NLCT của các DN nói chung mà không phân biệt về quy mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động
Chang và cộng sự (2007) đã xây dựng mô hình và chứng minh các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các cửa hàng ở Đài Loan bao gồm: Marketing, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính Cevik và Ponat (2010) khi nghiên cứu về các DN niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra kết quả tương tự, ngoài ra còn bổ sung thêm các nhân tố: Năng lực quản trị, Năng lực sản xuất, Quản trị công nghệ, đổi mới, Dịch vụ (DV) chăm sóc khách hàng (KH), Năng lực bán hàng Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến NLCT của DN như: Năng lực tiếp cận các nguồn lực, Năng lực làm việc của nhân viên, Năng lực kinh doanh (Sauka, 2014); Năng lực phân phối, Công nghệ, Năng lực phát triển và đổi mới SP (Thompson và cộng sự, 2017)
Về tình hình nghiên cứu trong nước, Nguyễn Văn Đạt (2016), Nguyễn Thành Long (2016) đều chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN gồm: Năng lực marketing, Thương hiệu, Năng lực quản trị, Nguồn nhân lực, Môi trường thể chế, chính sách Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2016), tác giả còn tìm thấy thêm các nhân tố đối với DN cà phê: Năng lực tài chính, Năng lực sản xuất và công nghệ, Văn hoá DN, Năng lực xử lý tranh chấp thương mại Nguyễn Thành Long (2016) xác định thêm các nhân tố đối với DN ngành du lịch: Trách nhiệm xã hội; Chất lượng SP, DV; Cạnh tranh về giá
Ngoài các nhân tố chung ảnh hưởng đến NLCT của các DN như nhân lực, quản trị, tài chính, marketing, trong mỗi nghiên cứu các tác giả lại tìm ra các nhân tố khác
Trang 14ảnh hưởng đến NLCT tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của DN Trần Thế Hoàng (2011) chỉ ra nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN xuất khẩu thuỷ sản: Năng lực nghiên cứu và phát triển, Năng lực xử lý tranh chấp thương mại, Thương hiệu, Trình
độ công nghệ, sản xuất Hoàng Nguyên Khai (2016) chỉ ra các yếu tố mới ảnh hưởng đến NLCT của ngân hàng thương mại: Năng lực về SP, DV; Năng lực marketing, nỗ lực xúc tiến bán hàng Bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực, Năng lực marketing, Năng lực tài chính, Nguyễn Cao Trí (2011), Nguyễn Mạnh Hùng (2013) lần lượt khi nghiên cứu về NLCT của DN du lịch, DN viễn thông còn đóng góp thêm các nhân tố: Cơ sở vật chất; Thị trường; Chủ trương chính sách Khi nghiên cứu đến NLCT của các công
ty vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả Phạm Thu Hương (2017) xác định các nhân tố tác động đó là: Năng lực marketing, Năng lực tài chính, Năng lực tổ chức và quản lý DN, Năng lực tiếp cận và đổi mới, Năng lực tổ chức DV, Năng lực tạo lập các mối quan hệ
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đều xác định NLCT của DN bị tác động bởi từng yếu tố cụ thể trong những hoàn cảnh cá biệt, từ đó đã đúc kết ra từng giải pháp riêng biệt để giúp các DN nâng cao NLCT để qua đó hoạt động có hiệu quả hơn Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít công trình chuyên sâu về NLCT của các DN kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù là BRNGK nói chung, đồng thời chưa có một công trình nghiên cứu nào kể cả về lý luận và thực tiễn về NLCT của HABECO
nói riêng Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty
Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO)” sẽ góp phần bổ sung
vào khoảng trống nghiên cứu này
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đề án thực hiện đánh giá thực trạng NLCT của HABECO,
từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao NLCT của HABECO
- Mục tiêu cụ thể: Đề án xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cạnh tranh, NLCT, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và xây dựng các tiêu chí để đánh giá NLCT của DN