BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT HÃNG HÀNG KHÔNG BAMBOO AIRWAYS NGÀNH: QUẢN TRỊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-o0o -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT (HÃNG HÀNG KHÔNG BAMBOO AIRWAYS)
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THU HUYỀN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-o0o -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT (HÃNG HÀNG KHÔNG BAMBOO AIRWAYS)
Ngành: Quản Trị Kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Phạm Thu Huyền Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Hạnh
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết rằng luận văn về "Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt" là công trình nghiên cứu cá nhân của mình Các dữ liệu và kết quả được trình bày trong luận văn đều là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi cũng xác nhận rằng tôi đã được giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này và tôi đã ghi rõ nguồn gốc của tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn
Tác giả luận văn
Phạm Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Vũ Thị Hạnh
đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong Khoa sau đại học của trường Đại học Ngoại Thương, nhờ sự truyền đạt kiến thức quý báu từ họ mà tôi
có thể hoàn thiện luận văn này
Tôi cũng cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt, những người đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu và đóng góp ý kiến thực
tế, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bamboo Airways Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 10
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh 13
1.1.3 Quy trình hoạch định chiến lược 14
1.1.4 Vai trò của chiến lược 15
1.2 Nội dung chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp 17
1.2.3 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 22
1.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược 25
1.2.5 Triển khai, thực hiện chiến lược 28
1.2.6 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT 31
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 31
2.1.3 Tình hình kinh doanh của của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt trong giai đoạn 2020 – 2022 33
2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt trong giai đoạn 2020 – 2022 36
Trang 72.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược kinh doanh 36
2.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của Bamboo Airways 38
2.2.3 Phân tích môi trường bên trong của Bamboo Airways 45
2.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược 51
2.2.5 Triển khai, thực hiện chiến lược 54
2.2.6 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược 83
2.3 Đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 85
2.3.1 Ưu điểm 85
2.3.2 Nhược điểm 88
2.3.3 Nguyên nhân 90
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT 94
3.1 Dự báo sự phát triển của thị trường hàng không và định hướng mục tiêu, chiến lược dài hạn của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 94
3.1.1 Dự báo sự phát triển thị trường hàng không Việt Nam 94
3.1.2 Mục tiêu và chiến lược của Bamboo Airways tới năm 2030 94
3.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 95
3.2.1 Hoàn thiện các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh 95
3.2.2 Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh 109
3.3 Kiến nghị 113
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 113
3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam 114
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 122
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 122
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG 126
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Khung nội dung của ma trận QSPM 27
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022 của Bamboo Airways 34
Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 2021 - 2022 của Bamboo Airways 36
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 37
Bảng 2.4: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) đối với dịch vụ vận tải hàng không của Bamboo Airways 51
Bảng 2.5: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) đối với dịch vụ vận tải hàng không của Bamboo Airways 52
Bảng 2.6 Ma trận SWOT của Bamboo Airways 53
Bảng 2.7 Các hạng vé bay của Bamboo Airways 56
Bảng 2.8 So sánh giá vé của Bamboo Airways với các hãng khác 58
Bảng 2.9 Đánh giá chiến lược marketing triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 68
Bảng 2.10 Đánh giá Chiến lược phát triển thị trường triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 71
Bảng 2.11 Đánh giá chiến lược khách hàng triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 74
Bảng 2.12 Đánh giá chiến lược tài chính triển khai chiến lược cạnh tranh của Bamboo Airways 77
Bảng 2.13 Đánh giá chiến lược nhân sự triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 79
Bảng 2.14 Đánh giá Chiến lược công nghệ triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 81
Bảng 2.15 Đánh giá Chiến lược vận hành triển khai chiến lược kinh doanh của Bamboo Airways 82
Bảng 2.16 Đánh giá về hoạt động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược cạnh tranh 85
Trang 9DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 16
Sơ đồ 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong một ngành - Mô hình của Michael Porter 20
Sơ đồ 1.3: Mô hình 7S của McKinsey 23
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt 32
Danh mục hình Hình 2.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019 - 2022 của Bamboo Airways 35
Hình 2.2 Chất lượng sản phẩm của Bamboo Airways 62
Hình 2.3 Mức độ đa dạng trong chủng loại sản phẩm của Bamboo Airways 62
Hình 2.4 Đánh giá về giá sản phẩm của Bamboo Airways 63
Hình 2.5 Đánh giá về chất lượng chăm sóc khách hàng 64
Hình 2.6 Đánh giá thế nào về mức độ thuận tiện khi tiếp cận với các điểm bán hàng 64
Hình 2.7 Đánh giá về không gian bán hàng của Bamboo Airways 65
Hình 2.8 Hoạt động truyền thông về Bamboo Airways và sản phẩm 66
Hình 2.9 Phương tiện tìm kiếm thông tin về công ty và sản phẩm 66
Hình 2.10 Lý do mua và sử dụng sản phẩm Bamboo Airways 67
Hình 2.11 Các đợt tăng vốn của Bamboo Airways 76
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đã và đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, mỗi một công ty muốn tồn tại và phát triển được thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải vạch ra cho mình hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự phát triển bền vững Để đạt được điều này, các công ty phải có những chiến lược phát triển hợp lý bởi đây chính là cơ sở và cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty Chiến lược đóng một vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp bởi vì nó xác định hướng đi và mục tiêu dài hạn của tổ chức Bằng cách thiết lập một kế hoạch chiến lược, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung vào việc phát triển và tận dụng tối đa cơ hội trong môi trường kinh doanh cạnh tranh Chiến lược giúp định rõ vị trí cạnh tranh, xác định phân đoạn thị trường mục tiêu, và xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng Vấn đề chung và chủ yếu của các công ty hiện nay là cần hoàn thiện chiến lược kinh doanh (CLKD) phù hợp với môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Để đảm bảo sự thành công, doanh nghiệp cần áp dụng các CLKD thật tốt và thực hiện nó một cách hiệu quả Hiện nay, môi trường kinh doanh không chỉ biến đổi
mà còn diễn ra với tốc độ nhanh chóng Các yếu tố như công nghệ, quy định pháp lý, thị trường và tập quán tiêu dùng đang thay đổi liên tục Ngoài mở ra nhiều cơ hội, sự thay đổi này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành hàng không, nơi cần phải theo kịp xu hướng và sáng tạo để tồn tại và phát triển Các doanh nghiệp cần một chiến lược kinh doanh linh hoạt và cập nhật liên tục Tuy nhiên, để xây dựng CLKD tốt, doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, đồng thời đối mặt với thách thức về việc thay đổi tổ chức để đảm bảo hiệu quả của CLKD Môi trường kinh doanh thay đổi nhanh cũng tạo ra khó khăn trong việc duy trì và điều chỉnh chiến lược theo thời gian Do đó, việc xây dựng, triển khai CLKD trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều doanh nghiệp
Trang 11Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không đang đứng trước những cơ hội rất lớn khi giao thông vận tải, du lịch đã trở lại bình thường sau khoảng thời gian tạm dừng do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid – 19 Đồng thời, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành hàng không đòi hỏi Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt phải tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và duy trì sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh Việc tạo
ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh
và giữ vững vị trí của mình trên thị trường Thêm vào đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mà còn đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không Điều này đặt nặng trách nhiệm và áp lực lên việc phải nghiên cứu và thực hiện một chiến lược kinh doanh xuất sắc để đại diện cho ngành hàng không Việt Nam trên sân chơi quốc tế Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt phải nhận thức đầy đủ mục tiêu, sứ mạng của mình, tận dụng mọi khả năng để có thể phát triển Để đạt được kết quả như mong muốn, vấn đề cấp thiết đặt ra là khi môi trường đang có chiều hướng biến đổi phức tạp, công ty phải hoàn thiện CLKD của mình để mang lại sự phù hợp cao nhất
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng đó tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Gui Lohmann & Bojana Spasojevic (2018) chỉ ra một số chiến lược tạo sự khác biệt của hãng hàng không, chủ yếu là các hãng vận chuyển thuê chuyến và giải trí Ngoài ra, nghiên cứu đã hoàn thiện các chiến lược kinh doanh tăng trưởng và xem xét các phương pháp tăng trưởng chiến lược kinh doanh khác nhau, bao gồm tăng trưởng tự nhiên, sáp nhập và mua lại, hợp tác ngành và nhượng quyền thương mại Nghiên cứu cũng đưa ra từng phương pháp chiến lược kinh doanh và ý
Trang 12vì mang lại lợi nhuận đầu tư thấp hơn so với các tập đoàn khác Mô hình hãng hàng không giá rẻ bắt đầu với ví dụ của Southwest Airlines tại Mỹ vào cuối những năm
1970, sau đó lan rộng đến châu Âu vào thập kỷ 1990 và lan tỏa sang nhiều quốc gia khác trên thế giới trong những năm 2000.Trong số nhiều mô hình kinh doanh hàng không khác nhau, một mô hình hoạt động trong môi trường ít quy định hơn và không tuân theo lịch trình cụ thể là dịch vụ vận chuyển thuê chuyến Các quyết định chiến lược kinh doanh có tác động sâu rộng đến nhiều khía cạnh của quản lý và hoạt động của các hãng hàng không Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào quản lý chiến lược tổng thể mà không đi sâu vào các vấn đề chi tiết trong các lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp hàng không, chẳng hạn như quản lý hoạt động bay, quản lý nhân
sự hay quản lý khách hàng
Nghiên cứu của Sevda Ahmadian (2019) nhằm thiết lập một khung tổng quan cho các kế hoạch chiến lược của các tổ chức đào tạo phi công cho ngành hàng không đang phát triển nhanh ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời trình bày cách Thổ Nhĩ Kỳ đã định hình kế hoạch chiến lược phù hợp với mục tiêu của mình Nhiệm vụ của nghiên cứu này là cung cấp một tầm nhìn tổng quan cho các nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo phi công và đề xuất giải pháp Trong phạm vi này, mô hình nghiên cứu của tác giả dựa trên hai biến độc lập được cho là có ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch chiến lược cho tổ chức huấn luyện bay: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát với 81 giám đốc điều hành đang làm việc tại các tổ chức đào tạo phi công Kết quả nghiên cứu về yếu tố bên trong cho thấy việc xây dựng kế hoạch chiến lược bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như bí quyết, quản lý, nguồn nhân lực, tài sản vật chất, lợi nhuận và dòng tiền Khảo sát SWOT dựa trên ý kiến từ các tổ chức đào tạo phi công cho thấy họ thường tập trung vào các yếu điểm và điểm mạnh hơn là cơ hội và rủi ro Nghiên cứu còn cho thấy rằng các yếu tố bên ngoài, nhất là các yếu tố chính trị, kinh tế và tiếp thị, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược cho các tổ chức đào tạo phi công Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập một cách chi tiết đến các khía cạnh khác của quản lý chiến lược trong ngành hàng không
Nghiên cứu của Zsolt Kelemen (2006) đã phân tích chi tiết về một số vấn đề
Trang 13quan trọng liên quan đến quản lý chiến lược dịch vụ hành khách trong ngành hàng không không lưu Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng không, đặc biệt là việc phát triển hệ thống thông tin,
áp dụng công nghệ mới, quản lý nhân sự, chiến lược tiếp thị hàng không và cuối cùng
là những lợi ích và khả năng của việc hình thành các liên minh hàng không Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa cũng như doanh thu từ các hoạt động khác của các hãng hàng không Nghiên cứu này có hạn chế trong việc thảo luận về các vấn đề chiến lược kinh doanh rộng hơn như quản lý doanh thu và chi phí, mở rộng đường bay, hoặc đối thủ cạnh tranh Đáng chú ý rằng nghiên cứu này đã khá cũ (được xuất bản vào năm 2006) và không bao gồm các xu hướng mới nhất trong ngành hàng không
Nghiên cứu của Myeonghyeon Kim và cộng sự (2022) đã phân tích và định hình các vấn đề đang tồn tại cùng phản ứng của ngành hàng không trước sự biến đổi, từ
đó thực hiện dự báo tương lai và đề xuất các kế hoạch đổi mới và phát triển Việc thúc đẩy đổi mới và phát triển trong ngành hàng không được coi là rất quan trọng để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.Nghiên cứu này đề xuất một loạt chiến lược như phát triển mô hình kinh doanh, mở rộng cả thị trường lẫn mạng lưới đường bay, áp dụng các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và giảm tiếng ồn, thúc đẩy sự phát triển của máy bay VTOL và máy bay lai, cũng như
sử dụng drone để cung cấp dịch vụ mới Ngoài ra, để hỗ trợ những chiến lược này, cần thiết phải có các chính sách để tăng cường tự do hàng không, nâng cấp hạ tầng
cơ sở và đầu tư vào đào tạo nhân viên hàng không Nghiên cứu cũng tập trung vào việc định nghĩa và thể hiện ý nghĩa của đổi mới và phát triển trong ngành hàng không,
và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sự phát triển trong ngành công nghiệp drone và các ngành liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào khía cạnh đổi mới mà chưa đề cập đầy đủ đến các khía cạnh khác của quản lý chiến lược trong lĩnh vực hàng không
Nghiên cứu của Sevgi & Selcan (2022) đã đưa ra hiệu quả của các chiến lược đổi mới trong ngành Hàng không Dân dụng của Thổ Nhĩ Kỳ Trong bài nghiên cứu