1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kiến thức về ô tô điện, các loại trạm sạc, hệ thống trạm sạc của các hãng xe

41 16 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kiến thức về ô tô điện, các loại trạm sạc, hệ thống trạm sạc của các hãng xe
Tác giả Nhóm 3, Lớp 1OTO21A2, Khóa 46
Người hướng dẫn Võ Văn Cà
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,23 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (10)
    • 1. Lí do chọn đề tài (10)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (11)
    • 6. Giới hạn đề tài (11)
    • 7. Nội dung đề tài (11)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ Ô TÔ ĐIỆN (12)
    • 1. Sơ lược về lịch sử phát triển của ô tô điện (12)
    • 2. Khái niệm về ô tô điện (12)
    • 3. Ưu điểm về ô tô điện (12)
    • 4. Nhược điểm về ô tô điện (13)
    • 5. Các thiết bị lưu trữ điện năng (13)
      • 5.1 Khái niệm về ắc quy (13)
      • 5.2 Khái niệm về pin xe điện (13)
      • 5.3 Pin lithium – ion (13)
      • 5.4 Nguyên lý hoạt động của pin Lithium – ion (14)
    • 6. Công nghệ sạc trên ô tô điện (15)
      • 6.1 Công nghệ sạc nhanh (15)
      • 6.2 Công nghệ sạc siêu nhanh (16)
      • 6.3 Công nghệ sạc không dây “Đường sạc hộ” (17)
    • 7. Kết luận chung (18)
  • CHƯƠNG 2: CÁC HÃNG SẢN XUẤT XE ĐIỆN VÀ CÁC LOẠI TRẠM SẠC CHO XE ĐIỆN (19)
    • 1. Các hãng sản xuất và trạm sạc xe điện trên thế giới (19)
      • 1.1 Tesla (19)
        • 1.1.1 Hãng xe Tesla (19)
        • 1.1.2 Trạm sạc của Tesla (20)
      • 1.2 BYD (20)
        • 1.2.1 Hãng xe BYD (20)
        • 1.2.2 Trạm sạc điện của BYD (21)
      • 1.3 BMW (21)
        • 1.3.1 Hãng xe BMW (21)
        • 1.3.2 Trạm sạc điện của BMW (22)
      • 1.4 General Motors (22)
        • 1.4.1 Hãng xe General Motors (22)
        • 1.4.2 Trạm sạc điện của General Motors (23)
      • 1.5 Hyundai Motor Group (23)
        • 1.5.1 Hãng xe Hyundai (23)
        • 1.5.2 Trạm sạc điện của Hyundai (25)
    • 2. Các loại trạm sạc cho xe điện (25)
      • 2.1 Sạc AC (25)
      • 2.2 Sạc DC (25)
      • 2.3 Trạm sạc ô tô điện được triển khai tại Việt Nam (27)
        • 2.3.1 Bộ sạc di động 2,2kW (27)
        • 2.3.2 Bộ sạc di động theo xe công suất 3,5 kW (27)
        • 2.3.3 Bộ sạc treo tường VinFast tại nhà AC công suất 7,4 kW (28)
        • 2.3.4 Sạc thường 11kW (29)
        • 2.3.5 Sạc nhanh 30kW (29)
        • 2.3.6 Sạc nhanh 60kW (30)
        • 2.3.7 Sạc siêu nhanh 250kW (31)
        • 2.3.8 Sạc siêu nhanh 360kW (33)
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN TẠI VIỆT NAM (34)
    • 1. Khái niệm về trạm sạc (34)
    • 2. Cấu tạo trạm sạc xe điện phổ biến (34)
      • 2.1 Không gian đậu xe (34)
      • 2.2 Cảnh quan trạm sạc (35)
      • 2.3 Lối đậu xe (35)
      • 2.4 Khu vực cho người đi bộ (36)
      • 2.5 Khu sạc xe điện (36)
      • 2.6 Hạ tầng điện (37)
      • 2.7 Hệ thống liên lạc (38)
      • 2.8 Ánh sáng (38)
    • 3. Phát triển trạm sạc xe điện VinFast (39)
      • 3.1 Đầu tư trạm sạc chỉ với 0 đồng, gia tăng giá trị bền vững (39)
      • 3.2 VinFast hỗ trợ xây dựng trạm sạc chất lượng (40)
      • 3.3 Tiêu chí lựa chọn mặt bằng trạm sạc xe điện VinFast (40)
        • 3.3.1 Vị trí (40)
        • 3.3.2 Nhận diện (40)
        • 3.3.3 Thời gian vận hành (41)
        • 3.3.4 Nguồn điện (41)
        • 3.3.5 An ninh, an toàn (41)
        • 3.3.6 Phòng cháy chữa cháy (PCCC) (41)

Nội dung

NỘI DUNG

1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ô tô điện

- Ô tô điện được ra đời lần đầu tiên vào năm 1834 Trong suốt những thập kỷ nửa sau thế kỷ 19, nhiều công ty đã sản xuất ô tô điện ở Hoa Kỳ, Anh, và Pháp Những xe ô tô đầu tiên mà con người sử dụng là ô tô điện Tuy nhiên, do những hạn chế về công nghệ ắc quy và đặc biệt là do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ động cơ đốt trong, ô tô điện đã dần bị thay thế và hầu như không còn tồn tại từ sau những năm 1930.

- Tới những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, hai vấn đề lớn của nhân loại là ô nhiễm môi trường do khí thải và an ninh năng lượng do sự hữu hạn của các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, và khí đốt) đã dần trở nên bức thiết Người ta bắt đầu quan tâm trở lại đến ô tô điện như một giải pháp hiệu quả cho các vấn đề này Thời gian đầu, ô tô điện vẫn chỉ là một đối tượng nghiên cứu; các mẫu xe điện đều là sự chuyển đổi từ xe ô tô thông thường dùng động cơ đốt trong Ngày nay, các nhà sản xuất ô tô lớn đều đã và đang cho ra đời các sản phẩm ô tô điện được thiết kế và chế tạo với những công nghệ đặc thù cho xe điện, chứ không phải là một sản phẩm hoán cải như trước.

2 Khái niệm về ô tô điện

- Ô tô điện là phương tiện di chuyển sử dụng động cơ điện thay vì động cơ đốt trong truyền thống Năng lượng cho động cơ điện được cung cấp bởi pin lithium-ion được tích hợp trong xe.

3 Ưu điểm về ô tô điện

- Thân thiện với môi trường: Lợi ích lớn nhất của dòng xe ô tô điện chính là khả năng bảo vệ môi trường của mình Xe ô tô điện sẽ không cần phải sử dụng động cơ đốt trong nên sẽ không thải ra khí C02 như các loại động cơ xăng/dầu thông thường.

TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ Ô TÔ ĐIỆN

Sơ lược về lịch sử phát triển của ô tô điện

- Ô tô điện được ra đời lần đầu tiên vào năm 1834 Trong suốt những thập kỷ nửa sau thế kỷ 19, nhiều công ty đã sản xuất ô tô điện ở Hoa Kỳ, Anh, và Pháp Những xe ô tô đầu tiên mà con người sử dụng là ô tô điện Tuy nhiên, do những hạn chế về công nghệ ắc quy và đặc biệt là do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ động cơ đốt trong, ô tô điện đã dần bị thay thế và hầu như không còn tồn tại từ sau những năm 1930.

- Tới những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, hai vấn đề lớn của nhân loại là ô nhiễm môi trường do khí thải và an ninh năng lượng do sự hữu hạn của các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, và khí đốt) đã dần trở nên bức thiết Người ta bắt đầu quan tâm trở lại đến ô tô điện như một giải pháp hiệu quả cho các vấn đề này Thời gian đầu, ô tô điện vẫn chỉ là một đối tượng nghiên cứu; các mẫu xe điện đều là sự chuyển đổi từ xe ô tô thông thường dùng động cơ đốt trong Ngày nay, các nhà sản xuất ô tô lớn đều đã và đang cho ra đời các sản phẩm ô tô điện được thiết kế và chế tạo với những công nghệ đặc thù cho xe điện, chứ không phải là một sản phẩm hoán cải như trước.

Khái niệm về ô tô điện

- Ô tô điện là phương tiện di chuyển sử dụng động cơ điện thay vì động cơ đốt trong truyền thống Năng lượng cho động cơ điện được cung cấp bởi pin lithium-ion được tích hợp trong xe.

Ưu điểm về ô tô điện

- Thân thiện với môi trường: Lợi ích lớn nhất của dòng xe ô tô điện chính là khả năng bảo vệ môi trường của mình Xe ô tô điện sẽ không cần phải sử dụng động cơ đốt trong nên sẽ không thải ra khí C02 như các loại động cơ xăng/dầu thông thường.

- Tiết kiệm chi phí: Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp hơn so với xe chạy xăng hoặc dầu diesel.

- Vận hành êm ái: Hoạt động êm ái hơn nhiều so với xe sử dụng động cơ đốt trong, mang đến trải nghiệm lái xe thoải mái và thư giãn.

- Công nghệ tiên tiến: Thường được trang bị các công nghệ tiên tiến nhất, mang đến trải nghiệm lái xe hiện đại và tiện nghi.

Nhược điểm về ô tô điện

- Giá thành cao: Giá thành hiện nay vẫn cao hơn so với xe chạy xăng hoặc dầu diesel.

- Hạ tầng trạm sạc: Hạ tầng trạm sạc còn hạn chế, đặc biệt là ở các khu vực ngoại thành.

- Quãng đường di chuyển: Quãng đường di chuyển sau mỗi lần sạc còn thấp hơn so với xe chạy xăng hoặc dầu diesel.

Các thiết bị lưu trữ điện năng

5.1 Khái niệm về ắc quy

- Đây là một nguồn điện thứ cấp, được dùng để tích trữ năng lượng và cấp điện cho các thiết bị điện nhờ quá trình chuyển đổi hóa năng thành điện năng Khi bình ắc quy hết điện, có thể sử dụng máy sạc ắc quy để nạp điện và tái sử dụng như bình thường.

5.2 Khái niệm về pin xe điện

- Pin trên điện là loại pin sạc, pin có dung lượng lớn, thường được sử dụng để cung cấp năng lượng điện cho các phương tiện giao thông chạy bằng điện như ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện Pin có thể lặp đi chu trình sạc bằng cách cắm pin và bộ sạc vào nguồn điện Loại pin phổ biến nhất cho xe điện hiện nay là pin lithium-ion (Li-ion).

- Pin Lithium ion hay còn gọi là pin li-on, viết tắt là LIB Đây là công nghệ pin tiên tiến có ion lithium là thành phần chính, điều đặc biệt là loại pin này có thể sạc được.

- Pin Lithium thường dùng cho các thiết bị như: Điện thoại, máy tính, máy chụp hình… Hiện nay, pin lithium còn được chú trọng phát triển trên những ứng dụng phương tiện di chuyển chạy bằng điện như:

Xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện hoặc kỹ thuật ở các ngành quân đội, hàng không

Hình 1 Pin lithium-ion là loại pin có thể sạc được

5.4 Nguyên lý hoạt động của pin Lithium – ion

- Pin Lithium – ion với cực dương là LiCoO2, cực âm là graphite C6, chính là than Khi nạp, dưới điện áp nạp, electron bị buộc chạy từ điện cực dương LiCoO2, ion

Li + tách khỏi cực dương di chuyển trở về điện cực âm graphite C6.

Hình 2 Chiều của dòng electron và Li + khi pin đang nạp

- Phương trình phản ứng cực dương:

- Phương trình phản ứng cực âm:

- Khi xả, diễn ra quá trình ngược lại, ion Li + di chuyển từ cực âm LiC6, qua chất điện phân, sang cực dương và phản ứng với CoO2

Hình 3 Chiều của dòng electron và Li + khi pin đang xả

- Phương trình phản ứng tại cực dương:

- Phương trình phản ứng tại cực âm:

- Phản ứng của cả pin:

Công nghệ sạc trên ô tô điện

- Công nghệ sạc nhanh ô tô điện là kỹ thuật làm tăng cường độ dòng điện hoặc điện áp, từ đó đẩy nhanh tốc độ nạp năng lượng cho các khối pin của ô tô Điều này đồng nghĩa với việc thời gian sạc cho ô tô điện sẽ được rút ngắn lại.

- Sạc nhanh thông thường tốn 3 - 4 giờ mới có thể sạc đầy một chiếc xe điện loại nhỏ thì sạc nhanh DC 50 KW có thể sạc điện từ 10% lên 80% cho pin 40kWh chỉ trong vòng 30 phút

6.2 Công nghệ sạc siêu nhanh

- Sạc siêu nhanh không chỉ tiết kiệm thời gian sạc mà còn cả số lần sạc cho khách hàng Với những xe ô tô điện hiện đại ngày nay có khả năng chạy hơn 300 km trong một lần sạc thì khách hàng chỉ cần sạc điện một hoặc hai lần mỗi tuần nếu chỉ di chuyển trong thành phố.

- Để có thể sạc đầy một chiếc xe điện loại nhỏ thì sạc siêu nhanh DC

250 kW có thể sạc điện từ 10% lên 80% cho pin 40kWh chỉ trong vòng 15 phút hoặc ngắn hơn.

- Bên cạnh đó, với công nghệ sạc siêu nhanh, quãng đường đi được của xe cũng dài hơn Cùng một thời gian sạc, năng lượng được nạp vào pin của sạc siêu nhanh gần như gấp 3 lần so với sạc nhanh, điều này đồng nghĩa quãng đường đi được của xe cũng sẽ dài hơn gấp 3 lần.

Hình 4 Công nghệ sạc siêu nhanh

6.3 Công nghệ sạc không dây “Đường sạc hộ”

- Cuối năm 2019, công ty Electreon bắt đầu xây dựng dự án thí điểm đầu tiên trên đường công cộng ở Gotland, Thụy Điển Giai đoạn đầu tiên được hoàn thành vào tháng 11, bao gồm 1/4 dặm đường được thiết lập để sạc không dây cho một chiếc xe buýt điện.

- Đối với một chiếc xe điện chỉ có một bộ thu, khả năng sạc không dây có thể so sánh với bộ sạc cắm cấp 2 Nó có thể sạc pin từ lúc hết pin lên đến 80% trong vòng 4 đến 10 giờ.

- Một chiếc xe lớn hơn với nhiều bộ thu hơn có thể có tốc độ tương tự như bộ sạc nhanh cấp 3, có thể sạc đầy pin tới 80% trong 15 phút đến một giờ.

- Nó có hai “cuộn dây”, tương tự như cách sạc cảm ứng khác Đặt cuộn dây bên dưới mặt đường, liên kết với “cabinet” có kết nối điện toán lưới và đám mây Dưới xe của bạn cũng có một cuộn dây thứ cấp.

Hệ thống sẽ phát hiện ra phương tiện và sạc cho xe Điều đó có thể xảy ra khi bạn đang đứng yên trên cuộn dây đó hoặc nó có thể xảy ra khi bạn đang lái xe và có chạm lên cuộn dây.

Hình 5 Xây dựng đường sạc không dây

Kết luận chung

- Nhìn chung, dòng xe ô tô điện mang đến cho người dùng khá nhiều lợi ích khi sử dụng, ngoài tiết kiệm chi phí nuôi xe còn giúp bảo vệ môi trường sống Vấn đề phạm vi di chuyển và trạm sạc chỉ là vấn đề về thời gian, tất cả vấn đề này sẽ được giải quyết trong vòng vài năm sắp tới.

- Ô tô điện đang dần khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và hạ tầng, ô tô điện hứa hẹn sẽ trở thành phương tiện di chuyển chủ đạo trong tương lai.

CÁC HÃNG SẢN XUẤT XE ĐIỆN VÀ CÁC LOẠI TRẠM SẠC CHO XE ĐIỆN

Các hãng sản xuất và trạm sạc xe điện trên thế giới

- Tesla là nhà sản xuất ô tô điện tiên phong và nổi tiếng nhất thế giới Hãng có trụ sở tại California, Hoa Kỳ và được thành lập vào năm

2003 Tesla nổi tiếng với các dòng xe Model S, Model X, Model 3 và Model Y với thiết kế sang trọng, hiệu suất cao và công nghệ tự lái tiên tiến.

Hình 6 Model S phiên bản Long Range Plus

Hình 7 Trạm sạc điện của Tesla

- BYD là một tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất ô tô điện BYD có trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông và được thành lập vào năm 1995 BYD cung cấp đa dạng các dòng xe điện từ xe phổ thông đến xe cao cấp, và đang dần trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Tesla.

1.2.2 Trạm sạc điện của BYD

Hình 9 Trạm sạc điện của BYD

- BMW đang đầu tư mạnh mẽ vào xe điện và đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xe điện hạng sang hàng đầu thế giới BMW cũng đang phát triển công nghệ pin mới cho xe điện với mục tiêu tăng phạm vi hoạt động và giảm thời gian sạc Hãng cũng đang đầu tư vào mạng lưới trạm sạc xe điện để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng xe

Hình 10 BMW i7 1.3.2 Trạm sạc điện của BMW

Hình 11 Trạm sạc điện của BMW

- General Motors là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới Hãng có trụ sở tại Detroit, Michigan và được thành lập vào năm 1908 General Motors đang đầu tư mạnh mẽ vào xe điện và đã ra mắt nhiều mẫu xe điện mới như Chevrolet Bolt EV và Bolt EUV.

- General Motors đang hợp tác với EVgo nhằm thúc đẩy việc áp dụng xe điện và thuận tiện cho người tiêu dùng bằng cách thêm 2700 trạm sạc nhanh mới trên khắp Hoa Kỳ vào cuối năm 2025.

Hình 12 Bolt EUV 1.4.2 Trạm sạc điện của General Motors

Hình 13 Trạm sạc điện của General Motors

- Hyundai Motor Group là tập đoàn ô tô lớn thứ 5 thế giới với hai

Quốc và được thành lập vào năm 1967 Hyundai Motor Group đang đẩy mạnh phát triển xe điện và đặt mục tiêu bán 1 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2025.

- Hyundai trước đó đã lên kế hoạch triển khai hệ thống trạm sạc mang tên E-pit, E-pit được triển khai tại Hàn Quốc với nguồn sạc 800V cho phép sạc lại 80% ắc quy Hyundai Ioniq 5 chỉ trong 20 phút hoặc

100 km quãng đường trong 5 phút Mỗi trạm sạc E-pit theo thiết kế sẽ có 6 buồng sạc khác nhau và chúng được bố trí chủ yếu trên cao tốc, sau đó mới tới trung tâm thành phố

1.5.2 Trạm sạc điện của Hyundai

Hình 15 Trạm sạc điện của Hyundai

Các loại trạm sạc cho xe điện

- Sạc AC là loại sạc đơn giản nhất và bộ sạc AC cấp 2 (Level 2 AC charger) có ở hầu hết các gia đình, văn phòng, công viên, trung tâm mua sắm, v.v Các bộ sạc này có thể được cắm vào các ổ cắm bình thường.

- Sạc cấp độ 1 có thể cắm vào các ổ cắm 120 volt ở hộ gia đình và sẽ mất khoảng 8-12 giờ để sạc đầy pin xe điện có tầm chạy trung bình

250 km Bộ sạc cấp 2 cần nguồn điện 208-240V và thường ở dạng bộ sạc âm tường được lắp đặt tại nhà hoặc trạm sạc Bộ sạc Cấp 2 mất khoảng 3-8 giờ để sạc đầy một bộ pin EV trung bình.

- Hầu hết các chủ sở hữu xe điện đều chọn bộ sạc Cấp độ 2 để lắp đặt tại nhà vì họ có thể sử dụng nguồn điện ngay trong nhà và sạc xe nhanh hơn gấp 10 lần so với sạc Cấp độ 1.

- Sạc nhanh DC hoặc chính là sạc Cấp độ 3 bỏ qua tất cả các giới hạn của bộ sạc thông thường và cung cấp nguồn DC trực tiếp cho pin.Điều này làm tăng tốc độ sạc và giảm đáng kể thời gian sạc Thời gian sạc phụ thuộc vào kích thước pin và đầu ra của bộ phân phối nhưng nhiều xe điện có thể sạc 80% pin trong một giờ hoặc chưa đến một giờ, bằng cách sử dụng bộ sạc nhanh DC hiện có sẵn.

- Các xe điện cũ hơn có hạn chế là chỉ cho phép sạc ở 50kW trên các bộ sạc DC EV hiện đại không có giới hạn đó nữa và một số EV thậm chí chấp nhận lên đến 270kW Kích thước pin đã tăng lên đáng kể từ khi các bộ sạc EV đầu tiên ra đời, và hiện nay ngày càng có nhiều đầu ra cao hơn phù hợp với một số bộ sạc hiện đang cung cấp 350kW.

- Tuy nhiên, hầu hết các xe điện hiện có trên thị trường đều sạc tối đa 50 kW, nhưng vẫn có các mẫu xe điện hiện đại có khả năng sạc trên

200 kW, bao gồm cả Porsche Taycan và một số mẫu xe Tesla.

Hình 16 Bộ sạc AC và DC.

2.3 Trạm sạc ô tô điện được triển khai tại Việt Nam

2.3.1 Bộ sạc di động 2,2kW

- Bộ sạc di động công suất 2.2 kW giúp khách hàng chủ động sạc xe ô tô điện VinFast tại nhà hoặc tại các địa điểm thuận tiện khác Bộ sạc này được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo xe Thời gian sạc cho mức pin đạt 10%-70% khoảng 11 tiếng.

Hình 17 Bộ Sạc Di Động Ô Tô Điện 2.2 kW

2.3.2 Bộ sạc di động theo xe công suất 3,5 kW

- Được thiết kế dạng dây sạc, với 1 đầu ra công suất 3,5 kW, mang được theo xe (hiện nay là mẫu xe VF 8), có thể điều chỉnh dòng sạc lên tối đa 16A, thời gian sạc khoảng 13,3h cho từ 10% đến 100% dung lượng pin.

Hình 18 Bộ sạc di động theo xe công suất 3,5 kW 2.3.3 Bộ sạc treo tường VinFast tại nhà AC công suất 7,4 kW

- Là bộ thiết bị phải mua riêng, được thiết kế dạng tủ treo gắn tường và không thể mang theo xe Nó cung cấp nguồn điện xoay chiều cấp cho xe với công suất 7,4 kW.

Hình 19 Bộ sạc treo tường AC 7,4 kW

- Đây là hệ thống sạc cho mức công suất thấp nhất trong các loại sạc ô tô điện được VinFast triển khai tại thị trường Việt Nam Sạc ô tô 11kW mang thiết kế gọn gàng với phần chân dạng chữ L giúp tối ưu diện tích lắp đặt VinFast cho biết, hệ thống sạc này sử dụng điện áp đầu vào là loại ba pha, 304-456VAC.

Hình 20 Trụ sạc AC 11kW

- Mỗi trụ sạc có một cổng ra với công suất khoảng 1,2kW Tùy từng dòng xe, thời gian sạc đầy 0-100% dao động từ 6-8 tiếng Sạc 11kW được hãng lắp đặt tại những nơi có thể đỗ xe trong thời gian dài như bãi giữ xe, chung cư, trung tâm thương mại.

- Nếu như sạc thường 11kW được bố trí ở những nơi có thể đỗ xe lâu, loại sạc nhanh 30kW được VinFast hướng đến lắp đặt ở những địa điểm công cộng trong khoảng thời gian ngắn Theo kế hoạch, hệ thống sạc nhanh 30kW sẽ được bố trí song song với sạc thường 11kW tại các trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, bến xe… Sạc nhanh 30kW có hai dạng thiết kế là treo tường và tủ đứng Dù điện áp đầu vào giống loại sạc 11kW, nhưng công suất của loại sạc này lại có thể đạt mức khoảng 30kW.

- Loại trạm sạc nhanh này có khả năng sạc 0-80% trong thời gian ngắn chỉ từ 40-120 phút tùy từng loại xe VinFast cho biết tất cả hệ thống sạc của hãng đều được trang bị các tính năng an toàn như tự ngắt khi xảy ra quá tải nguồn điện hay quá tải nhiệt, tiêu chuẩn chống nước và chống bụi IP54.

Hình 21 Trụ sạc nhanh DC 30kW 2.3.6 Sạc nhanh 60kW

- Bên cạnh loại sạc nhanh 30kW, VinFast còn cung cấp thêm loại sạc nhanh 60kW Thiết bị này có thiết kế dạng khối tương tự loại sạc dành cho xe máy điện của VinFast Do cấu tạo lớn, sạc nhanh 60kW chỉ có duy nhất thiết kế tủ đứng Không chỉ có công suất gấp đôi loại

30kW, sạc nhanh 60kW còn có khả năng sạc hai phương tiện cùng lúc nhờ bố trí hai cổng ra.

Hình 22 Trụ sạc nhanh DC 60kW

- Điện áp đầu ra là loại một chiều với hiệu điện thế 200-500V Hệ thống sạc nhanh 60kW sẽ được VinFast triển khai tại các cửa hàng xăng dầu và trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ Thời gian trung bình để sạc 0-80% là từ 30-90 phút tùy từng dòng xe, tiết kiệm 10-30 phút so với loại sạc nhanh 30kW.

HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Khái niệm về trạm sạc

- Trạm sạc xe điện là nơi cung cấp năng lượng điện cho các phương tiện giao thông vận hành bằng điện như xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện…

- Trạm sạc có vai trò cung cấp điện năng cần thiết cho các phương tiện điện trong trường hợp cạn kiệt năng lượng trong quá trình di chuyển Nhờ những trạm sạc này mà các phương tiện được nạp đầy pin và tránh được tình trạng gặp sự cố hết pin giữa đường trong quá trình đi lại.

Cấu tạo trạm sạc xe điện phổ biến

- Để có thể xây dựng và lắp được một trạm xe điện thì cần phải chọn một không gian đủ rộng và phù hợp Các bãi đậu xe công cộng trong các thành phố lớn đang là sự lựa chọn hàng đầu Nhờ có sẵn không gian đậu xe đủ rộng cho nhiều phương tiện và có thể lắp đặt được các trụ sạc Ngoài ra cũng có thể xây dựng các trạm sạc ở bãi xe khu dân cư, tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng hay bãi xe của bến xe, trường học …

- Việc lựa chọn một không gian đậu xe phù hợp sẽ giúp lắp đặt được nhiều thiết bị sạc hơn, đảm bảo cung cấp được năng lượng cho nhiều phương tiện cùng một lúc Tuy nhiên những không gian này yêu cầu phải bằng phẳng, có thể thi công để lắp đặt được hệ thống điện cung cấp cho các trụ sạc với mức chi phí thấp nhất và đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Hình 25 Không gian đậu xe thoải mái, thoáng mát

- Cách bố trí cảnh quan trong trạm sạc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố khác như là: xác định thiết kế được lối di chuyển của người đi bộ, trạm thu phí, bố trí trạm sạc …

- Việc bố trí cây xanh ở phía trước hay bên cạnh của một quầy đỗ xe có thể giúp định hướng được người đi bộ về phía sau xe Các bãi cỏ sẽ thu hút được các hoạt động của người dùng đến trạm điện.

- Ngoài ra những cảnh quan tiếp giáp bãi đậu xe trên mặt đất còn cung cấp những không gian để lắp đặt thiết bị sạc điện mà không làm ảnh hưởng trực tiếp đến vỉa hè và lòng đường

Hình 26 Cảnh quan xung quanh trạm sạc

- Khi khai thác các bãi đậu xe để lắp đặt trạm sạc, cần phải thiết kế tính năng tìm kiếm và hướng dẫn tới trạm sạc nhanh nhất giúp nhanh nhất Tuy nhiên, cần phải lưu ý các vị trí tránh xâm phạm không gian an toàn của lối đậu xe và di chuyển của người đi bộ.

- Thông thường lối đậu xe sẽ có kích thước an toàn để lùi xe ra khỏi vị trí đậu và tạo khoảng cách đủ an toàn với xe đang đậu ở phía sau để tránh được tình trạng va chạm có thể xảy ra.

2.4 Khu vực cho người đi bộ

- Ngoài các lối đi đậu xe thì phần đường di chuyển của người đi bộ, khu vực di chuyển hàng hóa lên xuống cũng là các yếu tố để kiểm tra và xác định được vị trí đặt trạm sạc có đảm bảo an toàn hay không.

- Trong các bãi đổ xe sẽ có phần đường riêng cho người đi bộ để đảm bảo an toàn cho xe khi ra vào trạm Khi thiết kế trạm sạc điện nên thiết kế đường đi bộ không cùng đường với trạm sạc để tránh tò mò của người dùng hay gây ra các hỏng hóc không nên có như: vô tình chạm hay đụng vào các thiết bị sạc.

- Khu vực sạc cần phải được thiết kế dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi người dùng Bảng điện phải được hiển thị thông tin chính xác rõ ràng, đảm bảo được sự an toàn trong quá trình sử dụng Ống dẫn điện cần được đi dẫn trong tường, dưới nền đất hoặc ẩn trên trần tường Sàn ở khu vực sạc điện phải được làm bằng bê tông cốt thép để đảm bảo được độ bền, độ an toàn nhất định đối với mọi người và cho tòa nhà.

- Hệ thống trạm sạc điện sử dụng năng lượng điện nên cũng phải có thiết kế xây dựng các trạm thu lôi trong điều kiện thời tiết có sấm chớp.

Hình 27 Khu sạc xe điện tại trung tâm thương mại

- Trong việc đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng của trạm sạc, hạ tầng nguồn điện cũng là điểm mấu chốt trong cấu tạo trạm sạc xe điện Việc đi hệ thống điện phải đảm bảo được 2 yếu tố là phù hợp với từng loại xe về công suất hay các thông số khác, bên cạnh đó cần phải đảm bảo yếu tố an toàn tuyệt đối.

- Yêu cầu chung của hạ tầng điện là cần phải đi ngầm hết hệ thống này dưới sàn bê tông, hiểu theo cách khác có nghĩa là hệ thống hạ tầng cần được ẩn sau lớp bê tông Luôn phải đảm bảo hệ thống điện được lắp đặt kín đáo và không gặp sự cố khi có thiên tai hay thời tiết bất lợi xảy ra.

- Phải đảm bảo được người dùng có thể thấy được hotline hay cách thức liên lạc với chủ trạm hoặc nhân viên kỹ thuật trong những trường hợp cần thiết nhất.

- Có rất nhiều phương pháp trong việc lắp đặt hệ thống liên lạc này như là nút bấm liên lạc trên trạm sạc hay thông tin hotline cần thiết được dán hoặc in trên các trụ sạc, giúp người dùng có thể nhìn thấy và liên lạc ngay khi có trường hợp cần hỗ trợ hay khẩn cấp.

Phát triển trạm sạc xe điện VinFast

3.1 Đầu tư trạm sạc chỉ với 0 đồng, gia tăng giá trị bền vững

- Khi lựa chọn trở thành đối tác trạm sạc VinFast, chủ mặt bằng không cần chi bất kỳ khoản kinh phí nào mà sẽ được VinFast hỗ trợ 100%. Tất cả các trạm dừng nghỉ, các cửa hàng tiện lợi có mặt bằng rộng, các cây xăng truyền thống còn dư diện tích sử dụng… đều có thể trở thành đối tác của VinFast và chia sẻ doanh thu.

- Việc đặt trạm sạc sẽ góp phần nâng cao tiện ích, gia tăng giá trị bất động sản và chất lượng sống của cư dân đang sinh sống tại khu vực lân cận Các địa điểm có sẵn hệ sinh thái vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực,

… được đặt trạm sạc sẽ thu hút thêm khách hàng đang sở hữu xe điện.Chủ xe có thể vừa chờ sạc, vừa sử dụng các tiện ích tại khu vực lân cận,

3.2 VinFast hỗ trợ xây dựng trạm sạc chất lượng

- VinFast cam kết hỗ trợ bài bản, đồng hành cùng đối tác trong suốt quá trình vận hành điểm sạc:

+ VinFast chịu trách nhiệm xây dựng trụ sạc, bổ sung trang thiết bị nhằm đảm bảo quy định PCCC cho các trạm sạc.

+ Việc lắp đặt trạm sạc hoàn toàn không làm thay đổi công năng bãi đỗ xe, không ảnh hưởng tới nhu cầu đỗ xe hiện tại của khách hàng.

+ VinFast sẽ phụ trách hoàn toàn việc bảo trì, bảo dưỡng trạm sạc theo đúng quy trình và tiêu chuẩn cao.

+ VinFast phụ trách hoàn toàn việc mua phí bảo hiểm cho trạm sạc (giá trị bảo hiểm lên tới 50 tỷ đồng).

3.3 Tiêu chí lựa chọn mặt bằng trạm sạc xe điện VinFast

- Nằm trên quốc lộ/tỉnh lộ hoặc các trục đường chính trong nội thành.

- Không nằm trong khu vực úng/ngập nước.

Hình 29 Tiêu chuẩn về kích thước vị trí đỗ xe và trụ sạc tại trạm sạc điện VinFast

- Biển vẫy: Có vị trí treo/đặt biển vẫy với kích thước tối thiểu 1,2 x 0,6 (m) Mép dưới của biển vẫy cách mặt đất tối thiểu 2m.

- Đối với trạm sạc có tường phía sau: Cho phép VinFast sơn màu

Ngày đăng: 06/04/2024, 17:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w